Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐIỆN THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH RỬA XE TỰ ĐỘNG

mã tài liệu 301200300002
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 100 MB Bao gồm tất cả file ..... thuyết minh (lưu đồ, mạch nguyên lý...), và nhiều tài liệu liên quan kèm theo đồ án này
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐIỆN THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH RỬA XE TỰ ĐỘNG, thuyết minh THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH RỬA XE TỰ ĐỘNG, MÔ HÌNH THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH RỬA XE TỰ ĐỘNG

LỜI MỞ ĐẦU

Nền công nghiệp thế giới đang trên đà phát triển ngày càng cao với tốc độ chóng mặt. Trong đó vấn đề tự động điều khiển được đặt lên hàng đầu trong quá trình nghiên cứu cũng như ứng dụng công nghệ mới vào trong sản xuất đời sống thay thế sức lao động con người . Nó đòi hỏi khả năng xử lý, mức độ hoàn hảo, sự tiện nghi, sự chính xác, tiết kiệm thời gian của hệ thống ngày một cao hơn, để có thể đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chất lượng, thẩm mỹ ngày càng cao của xã hội.

Ngành tự động hóa đã hỗ trợ và thay thế con người trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế, y tế, giáo dục, quốc phòng đến nhiều lĩnh vực khác như hàng không, vũ trụ. Với sự đòi hỏi của con người những nhà nghiên cứu không dừng lại ở đó, nhiều thiết bị, phần mềm ra đời chuyên phục vụ cho ngành công nghiệp, tính năng ưu việt luôn được nâng cao. Một trong những thiết bị phải kể đến đó là bộ PLC. Với khả năng ứng dụng và nhiều ưu điểm nổi bật, PLC ngày càng thâm nhập sâu rộng trong nền sản xuất. Nhận được tầm quan trọng đó, nên chúng ta cần nghiên cứu, tìm hiểu về PLC, nhằm góp phần vào công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Dựa vào tình hình thực tế hiện nay, nhu cầu sử dụng, bảo dưỡng và chăm sóc ô tô ngày càng tăng đặc biệt là vấn đề rửa xe. Tuy nhiên so với các nước trên thế giới thì ở Việt Nam vẫn áp dụng phương pháp thủ công là chủ yếu gây tốn nhiều thời gian và nhân công lao động hoặc đã cải thiện một số phương pháp rửa xe khác nhau nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả đối với điều kiện ở nước ta. Trước tình hình đó, nhằm nâng cao hiệu quả đã đưa ra các phương án ứng dụng các thiết bị cho hệ thống rửa xe tự động khác nhau và thiết lập một phương án tối ưu nhất phù hợp với điều kiện, môi trường ở Việt Nam. Nên chúng em đã tập trung nghiên cứu thiết kế mô hình rửa xe phù hợp với yêu cầu hiện nay.

MỤC LỤC

Mở đầu                                                                                                                                      Trang

Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI

  1. Tính cấp thiết về mô hình rửa xe tự động                                                                           1
  2. Các phương pháp rửa xe ôtô hiện nay                                                                                
  3. Giới thiệu một số thiết bị rửa xe trên thế giới                                                                    2
    1. Garage rửa xe tự động                                                                                                         2
    2. Thiết bị rửa xe tự động dạng cổng                                                                                     4
    3. Thiết bị rửa xe tự động dạng ống                                                                                       5
  4. Mục đích đề tài                                                                                                                         6
  5. Cấu trúc một hệ thống rửa xe trong thực tiễn                                                                   7
    1. Hệ thống cung cấp nước                                                                                                      8
    2. Hệ thống chổi lăn                                                                                                                 9
    3. Hệ thống vòi phun nuớc cao áp và chất tẩy                                                                     10
    4. Hệ thống đường rây và thanh dẫn hướng                                                                         
    5. Hệ thống sấy khô                                                                                                                

Chương 2 MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU                                                                                          12

2.1  Tầm quan trọng của máy điện một chiều (MĐMC)

2.2 Cấu tạo

2.2.1 Phần cảm (stator)                                                                                                                   13

2.2.2 Phần ứng (rotor)                                                                                                                     14

2.3 Nguyên lý làm việc                                                                                                                   16

2.4 Từ trường của MĐMC                                                                                                            19

2.4.1 Từ truờng chính

2.4.2 Từ trường phần ứng

2.4.3 Từ trường tổng

2.4.4 Phản ứng phần ứng

2.4.5 Máy điện một chiều với cực từ phụ

2.5 Phân loại máy điện một chiều                                                                                                20

2..5.1 Máy điện kích từ song song                                                                                                 21

2.5.1.1 Cấu tạo

2.5.1.2 Cách thức hoạt động như động cơ

2.5.1.3 Cách thức hoạt đông như máy phát

2.5.2 Máy điện kích từ nối tiếp                                                                                                      22

2.5.2.1 Cấu tạo

2.5.2.2 Cách thức hoạt động như động cơ

2.5.2.3 Cách thức hoạt đông như máy phát

2.5.3 Máy điện kích từ hổn hợp                                                                                                     24

2.5.3.1 Cấu tạo

2.5.3.2 Cách thức hoạt động như động cơ

2.5.3.3 Cách thức hoạt động như máy phát

2.6  Ưu nhược điểm của MĐMC                                                                                                  26

2.6.1 Ưu điểm

2.6.2 Nhược điểm

2.7  Các phương pháp mở máy đông cơ một chiều                                                                   28

2.7.1 Mớ máy trực tiếp

2.7.2 Mớ máy bằng biến trở

2.7.3 Mở máy bằng cách giảm điện áp

2.8  Đặt tính động cơ điện một chiều                                                                                           30

2.8.1 Đặt tính động cơ điện một chiều song song hoặc độc lập                                                            32

2.8.1.1 Điều chỉnh n bằng cách thay đổi

2.8.1.2 Điều chỉnh n bằng cách thay đổi Rf

2.8.1.3 Điều chỉnh n bằng cách thay đổi U

2.8.2  Đặc tính cơ động cơ điện một chiều kích thích nối tiếp                                                  35

2.8.2.1 Điều chỉnh n bằng cách thay đổi từ thông

2.8.2.2 Điều chỉnh n bằng cách thêm Rđc vào mạch phần ứng

2.8.2.3 Điều chỉnh bằng cách thay đổi điện áp

2.8.3 Đặc tính cơ động cơ kích thích hổn hợp                                                                             37

2.9 Các đặc tính làm việc của động cơ điện một chiều                                                            39

Chương 3: GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIẾT BỊ TRONG MÔ HÌNH                         41

3.1 Động cơ DC

3.2 RƠLE                                                                                                                                          43

3.2.1 Khái quát và phân loại

3.2.2 Tìm hiểu về rơle trung gian                                                                                                   49

3.2.2 1 Khái niệm và cấu tạo

3.2.2.2 Nguyên lý hoạt động

3.3 CÔNG TẮC                                                                                                                               51

3.3.1 Khái quát  và công dụng

3.3.2 Phân loại và cấu tạo                                                                                                               52

3.3.2.1 Cấu tạo         

3.3.2.2 Phânloại

3.3.2.3 Các  thông số định mức của công tắc

3.3.4 Công tắt hành trình                                                                                                                53

CHƯƠNG 4 : THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH RỬA XE TỰ ĐỘNG                      56

4.1 Cấu trúc của mô hình rửa xe tự động

4.1.1  Mô hình tổng thể hệ  thống

4.1.2. Các mặt cắt của cầu trục

4.2. Chức năng của từng bộ phận trong mô hình                                                                     58

4.2.1. Bàn

4.2.2. Dàn khung ngoài

4.2.3. Cầu trục

4.2.4. Bể nước

4.3. Nguyên tắc vận hành của hệ thống                                                                                      59

4.4. Thiết kế hệ thống điện trong mô hình                                                                                 60

4.4.1. Bảng điều khiển

4.4.2. Sơ đồ đấu dây                                                                                                                                    61

4.4.2.1 Mạch động lực

4.4.2.2 Mạch điều khiển

4.5 Ảnh hệ thống rửa xe tự động sau khi hoàn thành                                                  64

KẾT LUẬN                                                                                                                                       67

TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                 

CHƯƠNG I

 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI

  1.  Tính cấp thiết về  mô hình rửa xe tự động:

Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam số lượng xe ô tô ngày càng tăng rất nhanh. Ngoài việc nâng cao tính công nghệ và các tính năng của xe để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng thì việc bảo dưỡng, sửa chữa và chăm sóc xe cũng hết sức cần thiết. Trong đó, việc giữ cho chiếc xe luôn được sạch sẽ là việc làm không thể bỏ qua. Bụi bẩn bám lâu ngày sẽ gây ăn mòn, hen rỉ các chi tiết kim loại của xe, hủy hoại lớp sơn trên bề mặt xe,… Do đó, việc thường xuyên rửa xe là cách tốt nhất mà bạn có thể bảo vệ và duy trì chiếc xe của bạn luôn giữ được trạng thái sạch và mới như ban đầu. Rửa xe thường xuyên không chỉ đơn thuần mang lại ngoại hình đẹp cho chiếc xe, mà nó còn giúp bảo vệ xe, kéo dài tuổi thọ của một số bộ phận trên xe. Tuy nhiên, hiện nay tại nước ta những phương pháp rửa xe vẫn chưa mang lại hiệu quả cao.

  1.  Các phương pháp rửa xe ô tô hiện nay:

Hiện nay trên thế giới có ba phương pháp chủ yếu:

 

Hình 1.1 Sơ đồ đặc điểm các phương pháp rửa xe.

Hiện nay, tại Việt Nam chúng ta hầu hết là sử dụng các phương pháp rửa xe thủ công là chủ yếu. Tuy nhiên, trong thời gian không xa với 3 phương pháp này sẽ được đan xen nhau và sẽ tìm ra được phương án hợp lý nhất và tối ưu nhất nhằm tiết kiệm được thời gian nhất, thiết bị hiện đại nhất với trình độ kỹ thuật cao là cần thiết.

  1.  Giới thiệu một số thiết bị rửa xe trên thế giới:

1.3.1 Garage rửa xe tự động  ( Tên sản phẩm : TEPO AUTO )

Hãng sản xuất : Autobase Washsyste  Bejing-China .

 

 

Hình 1.2: Thiết bị rửa xe tự động sử dụng chổi lăn

Sản phẩm  thuộc seri T với đầy đủ các tính năng rửa hiện đại, hơn thế nữa phương tiện sẽ được rửa dễ dàng, đơn giản, mềm mại và nhẹ nhàng. Công nghệ rửa xe bằng con lăn này đã được nhận giải thưởng và bằng sáng chế do đạt được hiệu quả tốt nhất trong công việc.Hơn nữa, sản phẩm còn có độ an toàn, vững chắc cao, thân thiện với cuộc sống.

T seri được chế tạo rất phù hợp với các công việc cọ rửa, sấy khô, làm sạch trục cho những xe bốn bánh hay xe tải hạng nhỏ v.v có thể lắp ghép cùng với các thiết bị cọ rửa gầm hay máy phun nước áp lực cao .. tùy theo yêu cầu của người sử dụng. Một bộ rửa xe bằng con lăn T seri hoàn chỉnh sẽ đạt tiêu chuẩn quốc tế với những mặt mạnh như chống gỉ sét ,phun bề mặt, an toàn …Hầu hết các dòng garage rửa sử dụng chổi lăn đều có thể bảo đảm chất lượng cho mọi dòng xe, kể cả những xe đời mới nhất .

Đặc điểm kỹ thuật của TEPO-AUTO

Thể tích : (Dài x Rộng x Cao) : 260 x 380 x 300 cm

Sức chứa : (Dài x Rộng) : 225 x 220 cm

Băng chuyền ( Dài ) : 1000cm

Diện tích yêu cầu : 1100 x 400 cm

Nguồn : 380V / 3 ; 16kW

Nước cung cấp : 4,5cm 2Pcs

Nước quay vòng : 70kg / chiếc ( không quay vòng nước) ; 12kg / chiếc ( quay vòng )

Tốc độ rửa : 30 chiếc / giờ

Chổi rửa sườn : 2 chiếc

Chổi rửa nóc : 1 chiếc

Chổi cọ bánh : 2 chiếc

Máy thổi khô : 1 chiếc

 1.3.2 Thiết bị rửa xe tự động dạng cổng :

 

Hình 1.3: Thiết bị rửa xe tự động dạng cổng

Model: ZD-W600A

Thiết bị rửa xe khung cổng,  W600A  sử dụng cho các loại xe buýt, ôtô, xe buýt hai tầng…

Những chi tiết tiếp xúc với nước đều được làm bằng inox.

Có thể lựa chọn 4 kiểu rửa xe phù hợp có máy tính điều khiển

Công nghệ tiên tiến từ Italia

Chổi rửa có thể sử dụng sau hơn 80,000 – 100,000 lượt xe.

Thông số kỹ thuật:

Kích thước ngoài: 2150 X 5780 X 5800 mm (D X R X C)

Chiều cao xe lớn nhất: 4200

Chiều dài xe tối đa: 2000mm

Thời gian rửa: 3-6 phút mỗi xe

Điện áp tiêu thụ: 42.5 kw

Lượng nước tiêu thụ trung bình: 150L mỗi xe

Công suất làm việc: 380V, 50Hz, 3 pha 

Trọng lượng tịnh: 3500Kg 

1.3.3 Thiết bị rửa xe tự động dạng ống:

 

Hình 1.4: Thiết bị rửa xe tự động dạng ống

Hãng sản xuất: Zond ; Model: ZD-W300A

Thiết bị rửa xe dạng ống sử dụng công nghệ tiên tiến của Ý, tiết kiệm điện và giảm thiểu tiếng ồn, tăng hiệu quả quá trình sấy khô.  Có các tính năng tự động như: kiểm tra, phun, rửa, làm khô và rửa gầm xe.

 

Thông số kỹ thuật:

Kích thước ngoài (Dx RxC) mm: 15000 X 3760 X 3100

Kích thước ô tô tối đa (Rộng x cao) mm: 1950 X 2200
Tốc độ chuyển động (m/phút): 5-6

Công suất: 380V, 50Hz, 3 pha, 4 wires 

 Điện áp tiêu thụ: 42.5 kw
 Lượng nước tiêu thụ trung bình: 120L per car

 Hiệu suất rửa xe: 100 chiếc/1h

  1.  Mục đích đề tài :

Cuộc sống hiện đại luôn gắn liền với sự tiện lợi, được sử dụng các dịch vụ tốt nhất và nhanh nhất. Đối với các nước phát triển, công nghệ tự động hóa được áp dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có thể kể đến những ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày là “Nhà Rửa Xe Tự Động”. Một dịch vụ không thể thiếu ở các nước phát triển với mật độ xe ô tô rất lớn.

Nhà Rửa Xe ra đời góp phần mang lại sự chuyên nghiệp hơn trong dịch vụ rửa xe, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống công nghiệp là sự tiện lợi và nhanh chóng, nhưng cũng không kém phần hiệu quả so với các dịch vụ cổ điển.

Đối với nước ta thì dịch vụ này còn khá mới. Chưa được áp dụng rộng rãi, nhưng trong tương lai, cùng với xu thế phát triển chung trên thế giới. Nước ta sẽ ngày càng phát triển. Đất nước phát triển gắn liền với giao thông vận tải phát triển, đời sống vật chất nâng cao. Dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều xe ô tô, thay thế dần xe gắn máy, trả lại bộ mặt đường phố hiện đại và sạch đẹp.

Bên cạnh đó các thiết bị sử dụng trong dịch vụ rửa xe chuyên nghiệp hơn. Cuộc sống mọi người trở nên năng động hơn thì nhu cầu rửa xe nhanh là tất yếu, chỉ có nhà Rửa Xe Tự Động mới đáp ứng được vì cùng một thời điểm nó có thể rửa được nhiều xe. Tiết kiệm rất nhiều thời gian.

1.5 Cấu trúc của một hệ thống rửa xe trong thực tiễn:Hình 1.5: Mô hình phương án tối ưu

1.5.1 Hệ thống cung cấp nước :

Hình 1.6: Sơ đồ nguyên lý cung cấp nước cho hệ thống xe tự động.

Với hệ thống cung cấp nước cho hệ thống rửa xe tự động như trên thì chúng ta sẽ giải quyết được các vấn đề khi áp dụng hệ thống: giải quyết được việc ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguồn nước tiêu thụ.

 

 

1.5.2 Hệ thống chổi lăn:

Hình 1.7: Chổi lau bánh xe và mép dưới sườn xe           Hình 1.8:Chổi lau bánh xe,

                                                                                                            vành xe, mép sườn xe   

 

1.5.3 Hệ thống vòi phun nước cao áp và chất tẩy:

 

            Hình 1.10                               Hình 1.11                                           Hình1.12

  • Hình 1.10: Hệ thống phun nước làm sạch bánh xe loại vòi phun xoay tròn.
  • Hình 1.11: Vòi phun nước có đầu ra cố định.
  • Hình1.12: Xe đã được phun dung dịch chất tẩy.

1.5.4 Hệ thống đường rây và thanh dẫn hướng:

 

Hình 1.13  Kết cấu thanh dẫn hướng và đường ra

 

1.5.5 Hệ thống sấy khô:

 

Hình 1.14: Máy sấy có đầu ra cố định

Hình 1.15: Dàn sấy

CHƯƠNG 2

 MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU

2.1  Tầm quan trọng của máy điện một chiều (MĐMC):

 Trong đời sống con người, MĐMC được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực như :

 + Các bộ phận khởi động của ôtô, xe máy, máy kéo…      

 + Các hệ truyền động có công suất nhỏ như quạt điện, máy xay sinh tố, động cơ bơm nước…

Hình 2.1:  Ảnh động cơ DC công suất nhỏ

Lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy…. Trong công nghiệp, MĐMC có vai trò quan trọng, được ứng dụng trong các máy cắt kim loại, các máy công cụ, trong giao thông vận tải hay các thiết bị cầu trục, trong máy ép, máy bơm, máy nghiền, máy cán….

 

2.2  Cấu tạo MĐMC:

Máy điện một chiều có thể là máy phát hoặc động cơ điện và có cấu tạo giống nhau. Nhưng phần chính của máy điện một chiều gồm phần cảm ( stator ), và phần ứng

( phần quay, rotor ).

2.2.1  Phần cảm  (stator): gồm có các bộ phận chính sau

  • Cực từ chính:

Là  bộ phận sinh ra từ trường, gồm có lõi thép và dây quấn kích từ lồng ngoài lõi thép cực từ, dòng điện chạy trong dây quấn kích từ sao cho các cực từ tạo ra có cực tính liên tiếp luân phiên nhau. Cực từ chính làm bằng những lá thép kỹ thuật điện ép lại, tán chắc và gắn vào vỏ máy nhờ các bulông.

Hình 2.2:  Cực từ chính

  • Cực từ phụ :

Cực từ phụ đặc giữa các cực từ chính và dùng để cải thiện đổi chiều. Lõi thép cực từ phụ thường làm bằng thép khối và gắn vào vỏ máy nhờ các bulông.

  • Gông từ:

Gông từ dùng làm mạch từ, nối liền giữa các cực từ đồng thời dùng làm vỏ máy. Trong máy điện nhỏ thường làm bằng thép tấm uốn rồi hàn lại, trong máy điện lớn thường dùng thép đúc.

  • Các bộ phận khác gồm : nắp máy và cơ cấu chổi than.

               + Nắp máy: có tác dụng bảo vệ máy và đảm bảo an toàn trong vận hành.

               +Cơ cấu chổi than: để đưa điện từ phần quay ra ngoài gồm có chổi than đặt trong hộp chổi than và nhờ có lò xo ép chổi nên chổi than tì chặt lên cổ góp.

2.2.2 Phần ứng (Roto): của máy điện một chiều gồm lõi thép, dây quấn phần ứng, cổ góp và trục máy.

  • Lõi thép phần ứng:

Dùng để dẫn từ. Nó là hình trụ thường được làm bằng các lá thép kỹ thuật điện dày 0,5 mm, hai mặt có phủ sơn cách điện mỏng rồi ghép lại. Các lá thép được dập các lỗ để gắn rotor với trục và lỗ thông gió. Mặt ngoài lõi thép được dập các rãnh để đặt dây quấn phần ứng.

Hình 2.3 Lá thép rotor

 

Hình 2.4  Phiến đổi chiều và cổ góp

  • Dây quấn phần ứng:

Là phần sinh ra sức điện động và có dòng điện chạy qua. Dây quấn phần ứng thường làm bằng dây đồng có bọc cách điện, gồm nhiều phần tư mắc nối tiếp với nhau, đặt trong các rãnh của phần ứng tạo thành một hay nhiều vòng kín.

  • Cổ góp:  ( vành góp hay còn gọi là vành đổi chiều )

Dùng để đổi chiều dòng diện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Gồm nhiều phiến động hình đuôi nhan được ghép thành một khối hình trụ cách điện với nhau và cách điện với trục máy.

  • Các bộ phận khác như:cánh quạt, chổi than.

+ Cánh quạt : Dùng để quạt gió làm nguội máy

+ Trục máy : Là bộ phận trên đó đặt lõi sắt phần ứng, cổ góp, cánh quạt, ổ bi… Trục máy thường làm bằng thép cacbon tốt.

2.3 Nguyên lý làm việc:

Nguyên lý hoạt động của động cơ điện một chiều dựa trên định luật lực điện từ : Khi thanh dẫn mang dòng điện đặt thẳng góc với đường sức từ trường, thanh dẫn sẽ chịu một lực điện từ tác dụng có trị số là:

Fdt = B.i.l

                                    Trong đó:

B là từ cảm (T)

i  là dòng điện (A)

l   là chiều dài hiệu dụng thanh dẫn (m)

Fdt là lực điện từ (N), có chiều xác định theo quy tắc bàn tay trái

Hình 2.5 Mô phỏng định luật lực điện từ

 

Khi cung cấp điện cho động cơ, điện áp U của nguồn điện sẽ gây ra dòng điện I trong thanh dẫn. Dưới tác dụng của từ trường sẽ có lực điện từ Fdt = B.i.l  tác dụng lên thanh dẫn làm thanh dẫn chuyển động với tốc độ v có chiều như hình vẽ 2.5

 Lúc này công suất điện đưa vào động cơ :

Pd = u.i = e.i =B.i.l.v

Nên        Pd  = Fdt.v

Ta thấy công suất điện đưa vào động cơ đã được biến thành công suất cơ P= Fdt.v  trên trục động cơ, làm cho thanh dẫn chuyển động với vận tốc v.

 Ở động cơ điện một chiều, khi ta đặt một điện áp lên dây quấn kích từ Uk nào đó thì trong dây quấn kích từ sẽ xuất hiện dòng kích từ ik và do đó mạch từ của máy sẽ có từ thông Φ.

Theo định luật mạch từ ( ) thì mạch từ đã tạo ra từ trường.

 Để hiểu rõ nguyên lý hoạt động của động cơ một chiều, ta giả sử động cơ điện một chiều được mô phỏng một cách đơn giản qua việc làm quay khung dẫn abcd theo một chiều duy nhất.

(a)                                                                   (b)

Hình 2.6  Nguyên lý làm việc của động cơ điện một chiều

 Nếu ta đặt điện áp một chiều U vào hai chổi điện A và B thì trong dây quấn phần ứng sẽ có một dòng điện I ư chạy qua. Các thanh dẫn ab, cd có dòng điện nằm trong từ trường (từ trường tạo bởi phần kích từ của động cơ), sẽ tạo ra các lực Fdt ngựơc chiều nhau, tác dụng làm cho roto quay ( hình 2.6 a)

(Chiều lực xác định theo quy tắc bàn tay trái )

Khi phần ứng quay được nửa vòng, vị trí các thanh dẫn ab, cd đổi chỗ cho nhau, tuy nhiên do có phiến góp đổi chiều dòng điện nên chiều lực từ tác dụng không đổi, đảm bảo động cơ có chiều quay không đổi (hình 2.6b).

Và cứ như vậy , ta thấy năng lượng điện đã biến thành năng lượng cơ làm cho động cơ quay theo một chiều duy nhất.

2.4 Từ trường của MĐMC:

2.4.1 Từ trường chính:

Thông thường MĐMC, từ trường chính được tạo ra bởi nam châm điện. Cuộn dây từ trường chính là cuộn dây trong stator. Từ trừơng chính được đóng kín bởi vỏ bọc kim loại của phần ứng.

2.4.2 Từ trường phần ứng:

Mỗi dòng điện trong dây dẫn phần ứng cũng tạo ra từ tính. Nếu các dây dẫn song song dẫn điện cùng chiều, chúng tạo thành từ trường chung. Từ trường này chạy tác động theo chiều ngang đối với từ trường chính trong máy điện.

2.4.3 Từ trường tổng : ( từ trường cảm ứng chéo)

Bởi vì từ trường phần ứng tác động theo chiều ngang trong từ trường chính tạo ra từ trường cảm ứng chéo hay từ trường tổng. Điều này làm cho dòng điện lớn hơn, mạnh hơn. Từ trường chính và từ trường phần ứng chồng lên nhau tạo ra từ trường tổng cộng. Từ trường phần ứng nằm ngang gây ra sự đảo chiều dòng điện phụ thuộc của vùng trung tính. Càng nhiều dòng điện chạy xuyên qua phần ứng, càng làm cho vùng trung tính di chuyển mạnh

2.4.4 Phản ứng phần ứng:

Phản ứng của từ trừơng phần ứng lên từ trường cực từ tạo ra từ trường chính gọi là phản ứng phần ứng. Nó dịch chuyển vùng trung lập và làm méo từ trường chính. Với động cơ không tải từ trường chính được phân bố đối xứng trên đế cực. Tải càng lớn thì càng làm méo từ trường chính và duy chuyển vùng trung lập.

Cảm ứng từ đạt giá trị lớn nhất ở dưới cực từ và bằng không khi ở giữa cực từ. Vùng cảm ứng tự do là vùng trung tính. Do đó chổi than cung cấp cho phần ứng phải nằm trong vùng cảm ứng tự do.

Sự dịch chuyển của vùng trung tính gây ra tia lửa ở chổi do dòng điện cung cấp không còn trong vùng cảm ứng tự do. Tia lửa ở chổi gây ra mài mòn vành góp và chổi than. Để tránh điều này, phải điều chỉnh chổi than (phụ thuộc theo tải) để chúng luôn luôn ở trong vùng trung tính. Tuy nhiên, điều này không thể thực hiện đối với tải biến đổi liên tục. Sự dịch chuyển vùng trung lập có thể làm mất tác dụng bằng cách sử dụng cực từ phụ.

2.4.5 Máy điện một chiều với cực từ phụ

Cực từ phụ là cực từ hẹp đựơc đặt giữa các cực từ chính. Chúng đựơc liên kết nối tiếp với phần ứng và cân bằng từ trường phần ứng với từ trường phụ. Từ trường cảm ứng chéo mất tác dụng trong vùng trung tính.

2.5  Phân loại máy điện một chiều:

Dựa vào phương pháp kích từ, người ta chia động cơ điện một chiều thành các loại sau:

+ Máy điện một chiều kích từ song song

+ Máy điện một chiều kích từ nối tiếp

+ Máy điện một chiều kích từ hỗn hợp

2.5.1 Máy điện kích từ song song: (MĐKTSS)

MĐKTSS đựơc dùng như là máy phát và động cơ.

MĐKTSS thường dùng nhất trong trong động cơ DC. Và thường dùng khi tốc độ không đổi được yêu cầu cho những tải khác nhau như là: công cụ máy, cơ cấu nâng và máy bơm.

2.5.1.1 Cấu tạo:

MĐKTSS cơ bản bao gồm stator với cuộn dây kích từ, rotor với cuộn dây phần ứng và chổi than để cấp dòng điện cho phần ứng qua vành góp. Cuộn dây kích từ và cuộn dây phần ứng được nối song song và cùng một nguồn áp (hình 2.7)

  1.  Cách thức hoạt động như là động cơ:

MĐKTSS hầu hết có tốc độ độc lập với tải, tốc độ chỉ giảm nhẹ trên tải. Khi không tải động cơ tiến đến tốc độ lớn nhất và ổn định. Hai tính chất này được biết đến như là đặc tính của kích từ song song.

Cuộn dây kích từ tiêu thụ dòng điện như nhau đối với trường hợp không tải và đầy tải. Giá trị dòng điện phần ứng phụ thuộc vào tải của động cơ. Sự thay đổi trên tải sẽ gây ra sự thay đổi dòng điện phần ứng. Dòng điện phần ứng tỉ lệ trực tiếp vơí moment.(moment tăng tốc độ giảm rất ít)

Hình 2.9:  Đặc tính cơ

  1. Cách thức hoạt động như máy phát:

Nếu điện áp được cấp cho cuộn dây từ trường và phần ứng được quay, máy điện sinh ra điện áp và họat động như là máy phát.

2.5.2 Máy điện kích từ nối tiếp: (MĐKTNT)

MĐKTNT đựơc dùng như động cơ và máy phát.

MĐKTNT có moment khởi động rất cao. Động cơ không bao giờ đựơc hoạt động khi không có moment tải do có thể gia tăng tốc độ ở chế độ không tải.

2.5.2.1 Cấu tạo:

Trong MĐKTNT cuộn dây phần ứng được nối tiếp với cuộn dây kích từ, có nghĩa là dòng điện chạy qua cả hai cuộn dây. Sự tiêu thụ dòng điện cùa MĐKTNT rất cao trong quá trình khởi động do đó cần được giớ hạn bởi bộ khởi động.

MĐKTN Tcơ bản bao gồm stator với cuộn dây kích từ, rotor với cuộn dây phần ứng và chổi than để cấp dòng điện cho phần ứng qua vành góp.

Hình 2.10: Mạch tương đương của MĐKTNT

 

2.5.2.2 Cách thức hoạt động của động cơ:

Tốc độ của MĐKTNT phụ thuộc vào tải. Các tải khác nhau thì dòng điện sinh ra khác nhau. Nếu tải tăng lên thì dòng điện cũng tăng lên và giảm tốc độ. Trong suốt quá trình khởi động và chế độ tải lớn, MĐKTNT tiêu thụ dòng điện cao để sinh ra moment lớn.

MĐKTNT không thể hoạt động không tải ở bất kì trường hợp nào do sự gia tăng tốc độ sẽ dẫn đến phần ứng bị phá hủy.

2.5.2.3 Cách thức hoạt động như máy phát:

Hoạt động của MĐKTNT cũng đồng thời là máy phát. Có nghĩa là điện áp được cảm ứng trong cuộn dây phần ứng khi động cơ quay sẽ làm trung hòa điện áp cung cấp hay điện áp ở các đầu nối. Điện áp cung cấp và tốc độ sẽ tăng phụ thuộc và tải. Nếu dòng điện đi vào ngược chiều trong cuộn dây phần ứng và cuộn dây kích từ, cực tính của máy phát kích từ nối tiếp đổi chiều.

Máy phát kích từ nối tiếp chỉ có thể tự kích một cách hoàn toàn khi hoạt động ở dòng định mức, ngắn mạch trở nên nguy hiểm trong máy phát ở chế độ tải cao.

2.5.3 Máy điện kích từ hổn hợp: (MĐKTHH)

MĐKTHH  với cuộn dây kích từ nối tiếp cố định có thể được dùng như máy điện kích từ nối tiếp và song song phụ thuộc vào cuộn dây thiết kế. Do đó, MĐKTHH có thể dùng như động cơ hay máy phát.

MĐKTHH đựơc sử dụng đối với các phụ tải mà ở đó MĐKTSS không đáp ứng được moment, MĐKTNT            đáp ứng được moment nhưng độ sụt tốc độ quá lớn.

2.5.3.1 Cấu tạo:

MĐKTHH là kết hợp của máy điện kích từ song song và nối tiếp. Có hai cuộn dây kích từ. Một cuộn được nối tiếp với phần ứng, cuộn khác nối song song với phần ứng.

MĐKTHH cơ bản bao gồm stator với hai cuộn dây kích từ và rotor với cuộn dây phần ứng và chổi than cung cấp điện cho phần ứng thông qua vành góp. Cuộn dây được kết nối để từ trường kích từ của chúng xếp chồng lên nhau ảnh hưởng mạnh lên hay yếu đi.

Tính chất hoạt động của MĐKTHH có thể bị ảnh hưởng do kích thước khác nhau của cuộn song song và nối tiếp, vì thế  máy điện sẽ có đặc tính của MĐKTNT nhiều hớn hay song song nhiều hơn.

Hình 2.11: Mạch tương đương của động cơ kích từ hổn hợp

2.5.3.2 Cách thức hoạt động như là động cơ:

Đặc tính không tải của MĐKTHH giống như của MĐKTSS, không bị gia tốc. Sự gia tăng tốc độ xảy ra khi cả hai từ trường kích từ bị đổi hay khử lẫn nhau.

Nếu động cơ có tải, tốc độ sẽ không bị giảm nhiều như trong MĐKTNT.

Ở tốc độ thấp, động cơ sinh ra moment khởi động và có đặc tính giống như MĐKTNT

2.5.3.3 Cách thức hoạt động như là máy phát:

Máy phát kích từ hỗn hợp với tính chất của máy phát kích từ song song và nối tiếp. Nó có thể hoạt động với kích từ độc lập khi kết nối trực tiếp.

Các cuộn dây của máy phát kích từ hổn hợp có thể kết nối để các từ trường kích từ của hai cuộn dây là cùng chiều hoặc ngược chiều nhau. Máy phát kích từ hổn hợp giữ điện áp ở các đầu nối không đổi khi tải lớn. Nếu dòng điện chạy qua ngược chiều với cuộn dây, máy phát kích từ hổn hợp không đổi cực tính do từ tính lớn hơn tác dụng lên cuộn song song.

2.6  Ưu  nhược điểm của máy điện một chiều:

2.6.1 Ưu điểm của máy điện:

- MĐMC có phạm vi điều chỉnh tốc độ rộng :

 Vì MĐMC có thể điều chỉnh tốc độ thông qua việc thay đổi I ư, U ư, nên tốc độ động cơ có thể được chỉnh tốc trong miền dưới và trên tốc độ định mức.

- Chất lượng điều chỉnh tốc tốt, dễ điều chỉnh tốc độ :

 Do MĐMC có đường đặc tính cơ dạng tuyến tính  

nên dễ dàng điều khiển tốc độ. Đặc biệt là với.

- Chất lượng điều chỉnh tốc độ tốt : vì bộ biến đổi của MĐMC có khả năng tạo ra sai số tốc độ nhỏ, độ trơn điều chỉnh mịn, dải điều chỉnh rộng…

-  ĐCĐMC có dòng mở máy và momen mở máy nhỏ, có khả năng quá tải về momen với

I ư mở =

Imở = (1.5-2)Idm

 M = K..I ư

- Công suất của phía kích từ động cơ kích từ độc lập nhỏ hơn công suất phần ứng động cơ. Chính vì vậy nó vẫn được sử dụng trong các dây truyền cán…

Ngoài những ưu điểm đó MĐMC còn có cấu trúc mạch lực, mạch điều khiển đơn giản hơn so với các loại động cơ khác. Chính vì vậy MĐMC được sử dụng rất phổ biến trong các nghành công nghiệp yêu cầu momen mở máy lớn hoặc yêu cầu điều chỉnh tốc độ chính xác, bằng phẳng, phạm vi điều chỉnh rộng như nghành cán thép, hầm mỏ …

2.6.2  Nhược điểm của MĐMC:

- Cần nguồn một chiều

- Bảo quản cổ góp phức tạp

- Dễ sinh tia lửa điện

- Giá thành cao…

Mặc dù có nhiều nhược điểm như trên, nhưng MĐMC vẫn có vai trò quan trọng trong việc sản xuất, phát triển công nghiệp và được sử dụng phổ biến trong cuộc sống…


2.7 Các phương pháp mở máy động cơ điện một chiều:

Các phương pháp mở máy cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

+ Mômen mở máy càng lớn càng tốt để dễ dàng thích ứng với tải.

            + Dòng điện mở máy càng bé càng tốt.

2.7.1 Mở máy trực tiếp:

          Theo phương pháp này khi cần mở máy ta chỉ việc đóng thẳng động cơ vào lưới.

          Đặc điểm của phương pháp:

                                                            Tại : t = 0,

khi đó  : n = 0

                                                            nên :  E = Cen = 0,

dòng điện mở máy lúc đó là:

                                                            Imm =     vì Rư rất bé,

                                                            thường  Rư = 0,2 – 0.1

nên  Imm = (5-10)Iđm

          Phương pháp này chỉ được áp dụng cho các động cơ có công suất bé, vì với các động cơ này Rư tương đối lớn.

* Phân loại theo giá trị và chiều của đại lượng đi vào Rơle.

-     Rơle cựcđại.

Hình 3.17

Rơle cực tiểu.

                      Hỉnh 3.18

- Rơle sail ệch.

- Rơlehướng...

  • Các bộ phận (các khối) chính của rơle

+ Cơ cấu tiếp thu( khối tiếp thu):

Có nhiệm vụ tiếp nhận những tín hiệu đầu vào và biến đổi nó thành đại lượng cần thiết cung cấp tín hiệu phù hợp cho khối trung gian.

+ Cơ cấu trung gian( khối trung gian)

Làm nhiệm vụ tiếp nhận những tín hiệu đưa đến từ khối tiếp thu và biến đổi nó thành đại lượng cần thiết cho rơle tác động.

+ Cơ cấu chấp hành (khối chấp hành)

Làm nhiệm vụ phát tín hiệu cho mạch điều khiển.

  • Ví dụ các khối trong cơ cấu rơle điện từ  ở hình minh hoạ dưới đây:

-Cơ cấu tiếp thu ở đây là cuộn dây.

-Cơ cấu trung gian là mạch từ nam châm điện.

-Cơ cấu chấp hành là hệ thống tiếp điểm.

Hình3.19: Hình minh họa  sơ đồ khối của rơle điện từ

3.2.2 Tìm hiểu về rơle trung gian :

3.2.2 1 Khái niệm và cấu tạo:

Rơle trung gian là một khí cụ điện dùng trong lĩnh vực điều khiển tự động, cơ cấu kiểu điện từ. Rơle trung gian đóng vai trò điều khiển trung gian giữ các thiết bị điều khiển (Contactor, Rơle thờ igian...).

Rơle trung gian gồm: Mạch từ của nam châm điện, hệ thống tiếp điểm chịu dòng điện nhỏ(5A), vỏ bảo vệ và các chân ra tiếp điểm.

3.2.2.2 Nguyên lý hot đng:

Nguyên lý hoạt động của Rơle trung gian tương tự như nguyên lý hoạt động của Contactor. Khi cấp điện áp bằng giá trị điện áp định mức vào hai đầu cuộn dây của Rơle trung gian (ghi trên nhãn), lực điện từ hút mạch từ kín lại, hệ thống tiếp điểm chuyển đổi trạng thái và duy trì trạng thái này (tiếp điểm thường đóng hở ra, tiếp điểm thường hở đóng lại). Khi ngưng cấp nguồn, mạch từ hở, hệ thống tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.

  • Điểm khác biệt giữa Contactor và Rơle có thể tóm lược như sau:

- Trong Rơle chỉ có duy nhất một loại tiếp điểm có khả năng tải dòng điện nhỏ, sử dụng cho mạch điều khiển (tiếp điểm phụ).

- Trong Rơle cũng có các loại tiếp điểm thường đóng và tiếp điểm thường hở, tuy nhiên các tiếp điểm không có buồng dập hồ quang (khác với hệ thống tiếp điểm chính trong Contactor hay CB).

  • Các ký hiệu dùng cho Rơle trung gian:

Trong quá trình lắp ráp các mạch điều khiển dùng Rơle hay trong một số mạch điện tử công nghiệp, ta thường gặp các ký hiệu sau đây:

-  Ký hiệu SPDT:

 

 
   

SPDT                          SPST                                                   DPSTHình 3.20: Các ký hiệu Rơle

  • Ký hiệu này được viết tắt từ thuật ngữ SING POLE DOUBLE THROW, Rơle mang ký hiệu này có một cặp tiếp điểm, gồm tiếp điểm thường đóng và thưòng hở, cặp tiếp điểm này có một đầu chung.

Ký hiệu này được viết tắt từ thuật ngữ SING POLE SINGE THROW, Rơle mang ký hiệu này gồm có một tiếp điểm thường hở.

-   Ký hiệu DPST  được viết tắt từ  thuật  ngữ  DOUBLE  POLE  SINGE THROW, Rơle mang ký hiệu này gồm có hai tiếp điểm thường hở.

Ngoài ra, các Rơle khi được lắp ghép trong tủ điều khiển thường được lắp trên các đế chân ra. Tuỳ theo số lượng chân ra có các kiểu khác nhau: Đế 8 chân, đế 11 chân, đế 14 chân...

3.3  CÔNG TẮC:

3.3.1 Khái quát  và công dng:

Công tắc là khí cụ điện dùng để đóng ngắt mạch điện có công suất nhỏ và có dòng điện định mức nhỏ hơn 6A. Công tắc thường có hộp bảo vệ để tránh sự phóng điện khi đóng mở. Điện áp của công tắc nhỏ hơn hay bằng 500V.

Công tắc hộp làm việc chắc chắn hơn cầu dao, dập tắt hồ quang nhanh hơn vì thao tác ngắt nhanh và dứt khoát hơn cầu dao.

Ký hiệu một số công tắc thường gặp:

Côngtắc hànhtrình                           Công tắc ba pha          Công tắc ba pha hai ngả

Hình 3.21: Ký hiệu một số công tắc

3.3.2 Phân loi và cu to:

3.3.2.1 Cu to:

Cấu tạo của công tắc:  phần chính là tiếp điểm đóng mở được gắn trên đế

nhựa và có lò xo để  thao tác chính xác.

3.3.2.2 Phânloi:

Phân loại theo công dụng làm việc, có các loại công tắc sau:

-     Công tắc đóng ngắt  trực tiếp.

-     Công tắc chuyển mạch (công  tắc xoay, công tắc đảo, công tắc vạn năng), dùng để đóng ngắt chuyển đổi mạch điện, đổi nối sao tam giác cho động cơ.

-     Công tắc hành trình và cuối hành trình, loại công tắc này được áp dụng trong các máy cắt gọt kim loại để điều khiển tự động hoá hành trình làm việc của mạch điện.

Hình 3.22: Các loại công tắc thường gặp.

3.3.2.3 Các  thông số định mức của công tắc:

Uđm: Điện áp định mức của công tắc. Iđm: Dòng điện định mức của công tắc.

Ngoài ra còn có các thông số trong việc thử công tắc như: độ bền cơ khí, độ cách điện, độ phóng điện…

3.3.4 Công tắt hành trình:

            Công tắc hành trình và công tắc điểm cuối dùng để đóng, ngắt chuyển đổi mạch điện điều khiển trong truyền động điện tự động, theo tín hiệu “hành trình” ở các cơ cấu chuyển động cơ khí nhằm tự động điều khiển hành trình làm việc hay tự động, ngắt điện ở cuối hành trình để đảm bảo an toàn.

Tùy theo cấu tạo công tắc hành trình và công tắc điểm cuối có thể chia thành: Kiểu ấn, kiểu đòn, kiểu trụ và kiểu quay.

Ví dụ một loại công tắc hành trình thường gặp hiên nay :

Công tắc hành trình: Mini Micro Switch

Thông số kỹ thuật:

Model

Loại ổ cắm (A)

Loại ổ cắm (B)

Loại ốc vít (C)

 

P601A, L607A.B, R604A,B

P601A, L607A.B,
R604A,B

P601A, L607A.B,
R604A,B

 

Hình dạng

 

 

 

 

 
 
 
 

Tốc độ hoạt động

0,1 ~ 1mm/s

 

Tần số

240/phút

 

Điện

20/phút

 

Điện trở cách điện

Tối thiểu 100MΩ ở 500VDC

 

Điện trở tiếp xúc

Tối đa 15mΩ (ban dầu)

 

Chịu rung

10 ~ 55Hz biên độ kép 1,5mm

 

Shock

Độ bền

Tối thiểu 1000m/s² (tối  thiểu 100G)

 

Làm việc sai chức năng

Tối thiểu 300m/s² (tối  thiểu 30G)

 

Tối thiểu 1000m/s² (tối  thiểu 100G)

 

Tối thiểu 300m/s² (tối  thiểu 30G)

 

Sức bền điện môi

1000VAC (50/60Hz) trong 1 phút (between charging part)
1500VAC (50/60Hz) trong 1 phút (between dischsrging part)

 

Tuổi thọ

Tối thiểu 0,5 triệu hoạt động (tần số đóng cắt 60/phút)

 

Điện

Tối thiểu 0,1 triệu hoạt động (tần số đóng cắt 20/phút, ở tải định mức)

 

Nhiệt độ môi trường

-25 ~ 80ºC (không đóng băng)

 

Độ ẩm môi trường

Tối đa 80%RH

 

Trọng lượng tịnh

6,2 ~ 10,2g

 

 

Bảng 3.1: Thông số kỹ thuật một  số loại công tắc hành trình

  1. Dải hoạt động:

Điện áp
định mức (V)

Tải không cảm ứng(A)

Tải cảm ứng(A)

Tải cảm ứng

Tải đèn

Tải cảm ứng

Tải động cơ

NC

NO

NC

NO

NC

NO

NC

NO

AC

125

15

2

10

2

250

10

1,5

6

2

DC

8

10

3

6

3

14

10

3

6

3

30

6

3

6

3

125

0,6

0,1

0,6

0,1

250

0,3

0,05

0,3

0,05

                   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 3.2: Dải hoạt động

CHƯƠNG 4

THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH RỬA XE TỰ ĐỘNG

4.1. Cấu trúc của mô hình rửa xe tự động:

4.1.1  Mô hình tổng thể hệ  thống:

4.1.2. Các mặt cắt của cầu trục:

4.2. Chức năng của từng bộ phận trong mô hình:

Mô hình bao gồm: bàn, dàn khung ngoài, cầu trục, bể nước.

Bàn kích thước: (dài x rộng x cao)  100x80x80 cm

Dàn khung ngoài: (dài x rộng x cao)  80x50x50 cm

Cầu trục: (dài x rộng x cao) 40x30x20 cm

Bể nước: (dài x rộng x cao)  50x40x40 cm

4.2.1. Bàn: được dùng để đặt dàn khung ngoài và các chi tiết khác: bảng điều khiển, mô hình PLC, thùng chứa nước, xà bông, nước thải, bảng điều khiển mô hình,…Chân bàn được lắp bánh xe để có thể di chuyển dễ dàng.

4.2.2. Dàn khung ngoài: trên dàn khung ngoài được ráp các thanh ray dẫn hướng để nâng và định hướng cho cầu trục di chuyển. Ngoài ra trên dàn khung ngoài còn gắn thêm động cơ điều khiển cầu trục và cảm biến xác định vị trí xe. Động cơ điều khiển cầu trục giúp cho cầu trục có thể dịch chuyển trên một đường thẳng cố định được tạo bởi thanh ray dẫn hướng. Dàn khung được bọc một lớp nhựa trong suốt để chúng ta có thể dễ dàng quan sát được ở bên trong và hạn chế được nước văng ra ngoài khi hệ thống hoạt động.

4.2.3. Cầu trục: trên đó được gắn các động cơ, van và các cảm biến gồm:

  • Một động cơ điều khiển hai động cơ chổi lăn đứng vào/ ra để lau hai bên hông, đầu, đuôi xe.
  • Một động cơ điều khiển một động cơ chổi lăn ngang lên/ xuống để lau mặt trên của xe.
  • Van cao áp điều khiển hệ thống cấp nước và chất tẩy cho hệ thống.
  • Một động cơ điều khiển ống hơi lên/ xuống để sấy khô xe sau khi rửa.
  • Các cảm biến để xác định hành trình của cầu trục, chổi lăn, ống hơi.

4.2.4. Bể nước: gồm có ba khoang. Khoang chứa nước sạch, khoang chứa chất tẩy, khoang chứa nước thải

4.3. Nguyên tắc vận hành của hệ thống:

Xe từ bên ngoài vào đúng vị trí đã định trước, hệ thống kiểm tra xem vị trí các thiết bị đã vào vị trí hay chưa, nếu đã vào hết vị trí cầu trục bắt đầu di chuyển tới, van nước mở. Sau khi xe đã được rưới đều nước, cầu trục di chuyển lùi, van chất tẩy mở và chổi lăn hoạt động: đầu tiên hai chổi lăn đứng lau phần đầu xe và di chuyển dần qua hai bên hông đến đuôi xe, đồng thời chổi lăn ngang lau phần mui xe trước, lên nóc xe rồi tới mui xe sau. Kết thúc hành trình trên van chất tẩy đóng, cầu trục di chuyển ngược lại và các chổi lăn hoạt động ngược lại với hành trình ban đầu. Sau khi đi hết hành trình chổi lăn, van nước ngừng hoạt động, ống thổi hơi cao áp đi xuống đồng thời van hơi mở, cầu trục di chuyển lùi. Hệ thống bắt đầu sấy khô từ đầu xe rồi đến đuôi xe. Kết thúc hành trình đèn báo xong và chờ xe tiếp theo vào.

4.4. Thiết kế hệ thống điện trong mô hình

4.4.1. Bảng điều khiển:

Hình 4.1: Bảng điều khiển bằng tay

4.4.2. Sơ đồ đấu dây:

4.4.2.1 Mạch động lực:

4.4.2.2 Mạch điều khiển:

Hình 4.2  Ảnh chụp mô hình

KẾT LUẬN

Tuy thời gian có hạn hẹp, nhưng với sự hướng dẫn tận tình của thầy Bùi Đông Hải cùng với sự cố gắng của cả nhóm, chúng em đã hoàn thành đề tài tốp nghiệp của mình đúng theo thời gian quy định.

Sau khi hoàn thành đề tài này, chúng em cũng đã tìm hiểu và nắm vững được phần nào kiến thức về MĐMC  và ứng dụng thực tế của chúng.

Với thời gian có hạn, hơn nữa đề tài này còn tương đối mới mẻ nên không khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thi công mô hình và hoàn tất đề tài. Chúng em mong rằng sau này đề tài này của sẽ được ứng dụng rộng rãi hơn vào trong thực tế, vì tính thiết yếu của nó trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay.

Thông qua đề tài này, ta thấy MĐMC  được ứng dụng rất rộng rãi và đa dạng trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất.

Cuối cùng, một lần nữa chúng em xin cảm ơn đến tất cả các thầy, cô của trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao thắng đã dạy dỗ và cung cấp cho chúng em nhiều kiến thức quý báu trong quá trình chúng em theo học tại trường. 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. Luận văn tốt nghiệp của Phạm Vũ Tiếng trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật 1995 – 2000
  2. Tuyển tập báo cáo hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 7 ĐH Đà Nẵng năm 2010.
  3. Giáo trình máy điện  ( ĐẶNG VĂN ĐÀO-TRẦN KHÀNH HÀ –NGUYỄN HỒNG THANH)

 

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐIỆN THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH RỬA XE TỰ ĐỘNG, thuyết minh THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH RỬA XE TỰ ĐỘNG, MÔ HÌNH THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH RỬA XE TỰ ĐỘNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

Chương 1

Hình 1.1 Sơ đồ đặc điểm các phương pháp rửa xe

Hình 1.2: Thiết bị rửa xe tự động sử dụng chổi lăn

Hình 1.3: Thiết bị rửa xe tự động dạng cổng

Hình 1.4: Thiết bị rửa xe tự động dạng ống

Hình 1.5: Mô hình phương án tối ưu

Hình 1.6: Sơ đồ nguyên lý cung cấp nước cho hệ thống xe tự động

Hình 1.7: Chổi lau bánh xe và mép dưới sườn xe

Hình 1.8: Chổi lau bánh xe, vành xe, mép sườn xe

Hình 1.9: Hệ thống phun nước làm sạch bánh xe loại vòi phun xoay tròn

Hình 1.10: Vòi phun nước có đầu ra cố định.

Hình1.11: Xe đã được phun dung dịch chất tẩy.

Hình 1.12  Kết cấu thanh dẫn hướng và đường ray

Chương 2 

Hình 2.1:  Ảnh động cơ DC công suất nhỏ

Hình 2.2:  Cực từ chính

Hình 2.3 Lá thép rotor

Hình 2.4  Phiến đổi chiều và cổ góp

Hình 2.5 Mô phỏng định luật lực điện từ

Hình 2.6  Nguyên lý làm việc của động cơ điện một chiều

Hình 2.7 Mạch tương đương của động cơ kích từ song song

Hình 2.8  Đặt tính tốc độ theo dòng kích từ

Hình 2.9:  Đặc tính cơ

Hình 2.10: Mạch tương đương của MĐKTNT

Hình 2.11: Mạch tương đương của động cơ kích từ hổn hợp

Hình 2.12. Mở máy nhờ biến trở

Hình 2.13 Quá trình mở máy nhờ biến trở mắc vào mạch phần ứng

Hình 2.15 Đặc tính cơ của động cơ

Hình 2.16 Điều chỉnh n bằng cách thay đổi

Hình 2.17  Điều chỉnh n bằng cách thay đổi Rf

Hình 2.18  Điều chỉnh n bằng cách thay đổi U

Hình 2.19  Đặc tính cơ động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp

Hình 2.20  Các sơ đồ điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp

Hình 2.21  Đặc tính cơ động cơ điện một chiều kích thích hỗn hợp với các loại động cơ

Hình 2.22  Các đặc tính làm việc của động cơ điện một chiều

Hình 2.23  Hiệu suất

CHƯƠNG 3

Hình 3.1: Động cơ DC 12V

Hình 3.2: Động cơ trong máy caset

Hình 3.3: Động cơ trong đĩa cứng máy tính

Hình 3.4 Rơle điện từ

Hình 3.5  Rơle từ điện

Hình 3.6: Rơle cảm ứng

Hình 3.7: Rơle trung gian

Hình 3.8: Rơle thời gian

Hình 3.9: Rơle nhiệt…..

Bảng 3.1: Thông số kỹ thuật một  số loại công tắc hành trình

Bảng 3.2: Dải hoạt động

CHƯƠNG 4

Hình 4.1: Bảng điều khiển bằng tay

Hình 4.2  Ảnh chụp mô hình

Close