Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐIỆN TỬ TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP

mã tài liệu 301000400002
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 100 MB Bao gồm tất cả file ,.... thuyết minh, và nhiều tài liệu liên quan kèm theo đồ án này
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐIỆN TỬ TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH TỐC  ĐỘ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ VÀ ỨNG DỤNG  TRONG CÔNG NGHIỆP, thuyết minh ĐIỀU CHỈNH TỐC  ĐỘ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

Nội Dung

1.  Khái Quát Về Động Cơ Không Đồng Bộ Ba Pha

2.  Điều Chỉnh Tốc Độ Động Cơ Không Đồng Bộ Bằng Cách Thay Đổi Điện Trở Phụ Mạch Roto.

3.  Điều Chỉnh Tốc Độ Động Cơ Không Đồng Bộ Bằng Cách Thay Đổi Số Đôi Cực

4. Điều Chỉnh Tốc Độ Động Cơ Không Đồng Bộ Bằng Cuộn Kháng Bảo Hòa

5.  Điều Chỉnh Tốc Độ Động Cơ Không Đồng Bộ Bằng Cách Thay Đổi Điện Áp

6.  Điều Chỉnh Tốc Độ Động Cơ Không Đồng Bộ Bằng Cách Thay Đổi Tần Số

7. Điều Chỉnh Tốc Độ Động Cơ Không Đồng Bộ Bằng Phương Pháp Nối Tầng

.............................................................................

* Tên Đề Tài:

TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP

* Nội Dung:

  Tìm hiểu, trình bày về nguyên lý điều chỉnh, ưu và nhược điểm, phạm vi điều chỉnh và ứng dụng của các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ.

 

1.  Khái Quát Về Động Cơ Không Đồng Bộ Ba Pha

2.  Điều Chỉnh Tốc Độ Động Cơ Không Đồng Bộ Bằng Cách Thay Đổi Điện Trở Phụ Mạch Roto.

3.  Điều Chỉnh Tốc Độ Động Cơ Không Đồng Bộ Bằng Cách Thay Đổi Số Đôi Cực

4. Điều Chỉnh Tốc Độ Động Cơ Không Đồng Bộ Bằng Cuộn Kháng Bảo Hòa

5.  Điều Chỉnh Tốc Độ Động Cơ Không Đồng Bộ Bằng Cách Thay Đổi Điện Áp

6.  Điều Chỉnh Tốc Độ Động Cơ Không Đồng Bộ Bằng Cách Thay Đổi Tần Số

7. Điều Chỉnh Tốc Độ Động Cơ Không Đồng Bộ Bằng Phương Pháp Nối Tầng

..............................................................

MỤC LỤC

 

 

 

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA                                                                                                                    …………………………………………………………………………………………………..Trang 1

 

I.  Cấu Tạo Và Đặc Điểm     ………………………………………………………………….             Trang 1

                                                        

I.1 Cấu tạo

  1. Cấu tạo phần tĩnh ( Stato)
  2. Cấu tạo phần quay ( Roto)
  3. Khe hở

I.2 Đặc điểm            …………………………………………………………………………………………….      Trang 2

 

II.   Nguyên Lý Làm Việc Của Động Cơ Không Đồng Bộ Ba Pha .. ……………………………………………………………………………….. …………………………..      Trang 2

 

III. Các Đại Lượng Và Phương Trình Cơ Bản Của Động Cơ Không Đồng Bộ………………………………………………………………………………………………………………….                 Trang 5

 

 

1. Các đại lượng

2. Các phương trình cơ bản

IV. Ưu Và Nhược Điểm  ………………………………………………………………………………        Trang 13

  1. Ưu điểm
  2. Nhược điểm

CHƯƠNG 2:  ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ BẰNG CÁCH THAY ĐỔI ĐIỆN TRỞ PHỤ MẠCH ROTO  ……………………………………………………… Trang 14

 

 

I  .Nguyên Lý Điều Chỉnh Khi Thay Đổi Điện Trở Phụ Trên Mạch Roto ……………………………………………………………   …………………………………………………………………………  Trang 14

 

II. Phương Pháp Điều Chỉnh Điện Trở Phụ Mạch Roto Bằng Các Van Bán Dẫn  …………………………………………………………………………………………………………………………    Trang 15

III.Nhận Xét Và Ứng Dụng Trong Công Nghiệp ………………………..        Trang 19

 

 

CHƯƠNG 3:ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BẰNG CÁCH THAY ĐỔI SỐ ĐÔI CỰC …………………………………………………………… Trang 20

 

I.Nguyên Lý Điều Chỉnh ………………………………………………             Trang 20

  II. Các Phương Pháp Đổi Nối Dùng Để Điều Chỉnh Tốc Độ Động Cơ…………………………………………………………………………………………………………………………….    Trang 20

 

  1. Sơ đồ đổi nối cuộn stato từ sao Y sang sang sao kép YY
  2. Sơ đồ đổi nối cuộn stato từ sao Y sang sang sao nữa ngược Y1/2ng
  3. Sơ đồ đổi nối cuộn stato từ tam giác  sang sao kép YY

III.Nhận Xét Và Ứng Dụng Trong Công Nghiệp  …………… Trang 31

 

CHƯƠNG 4: ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ BẰNG CUỘN KHÁNG BẢO HÒA  ………………………………………………………………………………………………Trang 33

 

 

I. Khái Niệm Về Cuộn Kháng Bảo Hòa  …………………………     Trang 33

II. Phương Trình Đặc Tính Cơ…………………………………………………………            Trang 35

III. Phương Pháp Dùng Cuộn Kháng Bảo Hòa Để Điều Chỉnh Tốc Độ Động Cơ ………………….                     Trang 36

  1. Dùng cuộn kháng bảo hòa không có khâu phản hồi
  2. Dùng cuộn kháng bảo hòa có khâu phản hồi

a). Hệ thống cuộn kháng bảo hòa - Động cơ dùng khâu phản hồi âm tốc độ

b). Hệ thống cuộn kháng bảo hòa – Động cơ dùng khâu phản hồi dương dòng điện và âm điện áp.

IV. Nhận Xét Và Ứng Dụng Trong Công Nghiệp……………  Trang 40

CHƯƠNG 5: ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BẰNG CÁCH THAY ĐỔI ĐIỆN ÁP……. Trang 42

I. Nguyên Lý Điều Chỉnh ………………………………………………………………….         Trang 42

II. Dùng Bộ Điều Chỉnh Điện Ap Bằng Thyristor……………………        Trang46

III. Nhận Xét và ứng dụng……………………………………………………………………….    Trang48

CHƯƠNG 6: ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BẰNG CÁCH THAY ĐỔI TẦN SỐ……. Trang 49

  1. Nguyên Lý Và Quy Luật Điều Chỉnh……………………………………… Trang 49

II.Các Bộ Biến Tần Dùng Để Điều Chỉnh Tốc Độ Động Cơ…………………………         Trang 53

  1. Bộ biến tần dùng trực tiếp thyristor
  2. Bộ biến tần có khâu trung gian một chiều

III. Ứng Dụng Trong Công Nghiệp………………………………  Trang57

CHƯƠNG 7: ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỐI TẦNG…………….Trang 58

I.Phương Pháp Nối Tầng Dùng Hệ Thống Biến Đổi Van Máy Điện…………………………………               Trang58

II. Phương Pháp Nối Tầng Dùng Thyristor…………………………………        Trang 59

III.NhậnXét………………………………………………………………………………         Trang 61

KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………………….  Trang 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………………. Trang 64

Trong sản xuất công nghiệp hiện đại, để nâng cao năng suất, hiệu suất sử dụng của máy, nâng cao chất lượng sản phẩm và các phương pháp tự động hóa dây chuyền sản xuất thì hệ thống truyền động điện có điều chỉnh tốc độ là không thể thiếu. Vì vậy nhiều loại động cơ điện đã được chế tạo và hoàn thiện cao hơn. Trong đó động cơ điện không đồng bộ chiếm tỉ lệ lớn trong công nghiệp, do nó có nhiều ưu điểm nổi bật như: giá thành thấp, dể sử dụng, bảo quản đơn giản, chi phí vận hành thấp,..

Ngày nay, do ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật điện tử, sự phát triển của công nghiệp, kỹ thuật tự động hoá và mọi sinh hoạt của nhân dân mà phạm vi sử dụng động cơ động cơ không đồng bộ rộng rải hơn.

Trong thực tế, để đáp ứng yêu cầu sản xuất, làm việc của các nhà máy, phân xưởng với yêu cầu điều chỉnh tốc độ động cơ ở một phạm vi nào đó. Điều chỉnh tốc độ động cơ là các phương pháp điều chỉnh nhân tạo nhằm thay đổi tốc độ của hệ thống, của cơ cấu sản xuất theo yêu cầu công nghệ.

Đề tài này tìm hiểu các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ được trình bày như sau: Nguyên lý điều chỉnh, các sơ đồ và ứng  dụng  trong công nghiệp. Cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy NGUYỄN DƯ XỨNG, em đã rút ra được những vấn đề cần sử dụng với các phương pháp điều chỉnh thích hợp và kinh tế.

Nội dung tập luận án này gồm bảy chương:

 

Chương 1: Khái Quát Về Động Cơ Không Đồng Bộ Ba Pha

Chương 2: Điều Chỉnh Tốc Độ Động Cơ Không Đồng Bộ Bằng Cách Thay Đổi Điện Trở Phụ Mạch Roto.

Chương 3: Điều Chỉnh Tốc Độ Động Cơ Không Đồng Bộ Bằng Cách Thay Đổi Số Đôi Cực

Chương 4: Điều Chỉnh Tốc Độ Động Cơ Không Đồng Bộ Bằng Cuộn Kháng Bảo Hòa

Chương 5: Điều Chỉnh Tốc Độ Động Cơ Không Đồng Bộ Bằng Cách Thay Đổi Điện Áp

Chương  6: Điều Chỉnh Tốc Độ Động Cơ Không Đồng Bộ Bằng Cách Thay Đổi Tần Số

Chương  7: Điều Chỉnh Tốc Độ Động Cơ Không Đồng Bộ Bằng Phương Pháp Nối Tầng

Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu thực hiện đề tài, em đã cố gắng trình bày các vấn đề về phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ.

Nhưng vì thời gian và giới hạn của luận án tốt nghiệp, phạm vi nghiên cứu tài liệu cùng với kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên tập luận án này không tránh khỏi những thiếu sót. Mong thầy cô và các bạn đóng góp, giúp đỡ.

Qua đề tài luận án này em xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn     và các Thầy cô trong khoa điện cùng các bạn sinh viên đã tận tình giúp đỡ.

..................................

CHƯƠNG 1

 

 

KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

 

 

I.CẤU TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM

 

I.1 Cấu Tạo

1.Cấu tạo phần tĩnh (stato)

 

Gồm vỏ máy, lỏi sắt và dây quấn.

  1. Vỏ máy:

Thường làm bằng gang. Đối với máy có công suất lớn (1000 kw), thường dùng thép tấm hàn lại thành vỏ. Vỏ máy có tác dụng cố định và không dùng để dẫn từ.

  1. Lỏi sắt:

Được làm bằng các lá thép kỹ thuật điện dày 0,35 mm đến 0,5 mm ghép lại.

Lỏi sắt là phần dẫn từ . Vì từ trường đi qua lỏi sắt là từ trường xoay chiều, nhằm giảm tổn hao do dòng điện xoáy gây nên, mỗi lá thép kỹ thuật điện đều có phủ lớp sơn cách điện. Mặt trong của lỏi thép có xẻ rảnh để đặt dây quấn .

  1. Dây quấn :

Dây quấn được đặt vào các rảnh của lỏi sắt và cách điện tốt với lỏi sắt. Dây quấn stato gồm có ba cuộn dây đặt lệch nhau 120­­­­ o điện.

 

2. Cấu tạo phần quay (Roto)

  1. Trục :

Làm bằng thép, dùng để đở lỏi sắt roto.

  1. Lỏi sắt:

Gồm các lá thép kỹ thuật điện giống như ở phần stato. Lỏi sắt được ép trực tiếp lên trục. Bên ngoài lỏi sắt có xẻ rảnh để đặt dây quấn.

  1. Dây quấn roto:

 Gồm hai loại: Loại roto dây quấn và loại roto kiểu lồng sóc.

  • Loại roto kiểu dây quấn : Dây quấn roto giống dây quấn ở stato và có số cực bằng số cực stato. Các động cơ công suất trung trở lên thường dùng dây quấn kiểu sóng hai lớp để giảm được những đầu nối dây và kết cấu dây quấn roto chặt chẽ hơn. Các động cơ công suất nhỏ thường dùng dây quấn đồng tâm một lớp. Dây quấn ba pha của roto thường đấu hình sao (Y). Ba đầu kia nối vào ba vòng trượt bằng đồng đặt cố định ở đầu trục. Thông qua chổi than và vòng trượt, đưa điện trở phụ vào mạch roto nhằm cải thiện tính năng mở máy và điều chỉnh tốc độ.
  • Loại roto kiểu lồng sóc: Loại dây quấn này khác với dây quấn stato. Mỗi rảnh của lỏi sắt được đặt một thanh dẫn bằng đồng hoặc nhôm và được nối tắt lại ở hai đầu bằng hai vòng ngắn mạch đồng hoặc nhôm, làm thành một cái lồng, người ta gọi đó là lồng sóc.

Dây quấn roto kiểu lồng sóc không cần cách điện với lỏi sắt.

3. Khe hở:

Khe hở trong động cơ không đồng bộ rất nhỏ (0,2 mm ¸ 1mm). Do đó roto là một khối tròn nên roto rất đều.

I.2 Đặc Điểm Của Động Cơ Không Đồng Bộ.

  • Cấu tạo đơn giản.
  • Đấu trực tiếp vào lưới điện xoay chiều ba pha.
  • Tốc độ quay của roto nhỏ hơn tốc độ từ trường quay của stato n < n1.

Trong đó:

             n tốc độ quay của roto.

             n1 tốc độ quay từ trường quay của stato (tốc độ đồng bộ của động cơ )

 

II. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

 

Khi nối dây quấn stato vào lưới điện xoay chiều ba pha, trong động cơ sẽ sinh ra một từ trường quay. Từ trường này quét qua các thanh dẫn roto, làm cảm ứng trên dây quấn roto một sức điện động E2 sẽ sinh ra dòng điện I2 chạy trong dây quấn. Chiều của sức điện động và chiều dòng điện được xác định theo qui tắc bàn tay phải

Hình.1-1 Sơ đồ nguyên lý động cơ không đồng bộ.

Chiều dòng điện của các thanh dẫn ở nữa phía trên roto hướng từ trong ra ngoài, còn dòng điện của các thanh dẫn ở nữa phía dưới roto hướng từ ngoài vào trong.

Dòng điện I2 tác động tương hổ với từ trường stato tạo ra lực điện từ trên dây dẫn roto và mômen quay làm cho roto quay với tốc độ n theo chiều quay của từ trường.

Tốc độ quay của roto n luôn nhỏ hơn tốc độ của từ trường quay stato n1.  Có sự chuyển động tương đối giữa roto và từ trường quay stato duy trì được dòng điện I2 và mômen M. Vì tốc độ của roto khác với tốc độ của từ  trường quay stato nên gọi là động cơ không đồng bộ.

Đặc trưng cho động cơ không đồng bộ ba pha là hệ số trượt

IV.ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA

1.Ưu Điểm:

- Trong công nghiệp hiện nay phần lớn đều sử dụng động cơ không đồng bộ ba pha. Vì nó tiện lợi hơn, với cấu tạo, mẫu mã đơn giản, giá thành hạ so với động cơ một chiều.

- Ngoài ra động cơ không đồng bộ ba pha dùng trực tiếp với lưới điện xoay chiều ba pha, không phải tốn kém thêm các thiết bị biến đổi. Vận hành tin cậy, giảm chi phí vận hành, bảo trì sữa chữa. Theo cấu tạo người ta chia động cơ không đồng bộ ba pha làm hai loại.

- Động cơ roto dây quấn và động cơ roto lồng sóc

  1. Nhược Điểm:

Bên cạnh những ưu điểm động cơ không đồng bộ ba pha cũng có các nhược điểm sau:

- Dể phát nóng đối với stato, nhất là khi điện áp lưới tăng và đối với roto khi điện áp lưới giảm.

- Làm giảm bớt độ tin cậy vì khe hở không khí nhỏ.

- Khi điện áp sụt xuống thì mômen khởi động và mômen cực đại giảm rất nhiều vì mômen tỉ lệ với bình phương điện áp.

CHƯƠNG 2

ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BẰNG CÁCH THAY ĐỔI ĐIỆN TRỞ PHỤ MẠCH ROTO

I. NGUYÊN LÝ ĐIỀU CHỈNH KHI THAY ĐỔI ĐIỆN TRỞ PHỤ TRÊN MẠCH  ROTO

Đây là phương pháp điều chỉnh tốc độ đơn giản và được sử dụng rộng rải trong thực tế nhất là đối với các động cơ không đồng bộ roto quấn dây.

Sơ đồ nguyên lý và đặc tính cơ của động cơ khi thay đổi điện trở phụ mạch roto như hình 2-1.

...........................................................

 

Khi động cơ đang làm việc ở trạng thái xác lập với tốc độ n. Muốn điều chỉnh tốc độ của động cơ, ta đóng điện trở phụ vào cả ba pha của roto. Tại thời điểm bắt đầu đóng điện trở phụ vào thì tốc độ động cơ chưa kịp thay đổi, lúc này dòng và mômen giảm nên tốc độ động cơ giảm. Nhưng khi tốc độ giảm thì độ trượt sẽ tăng nên sức điện động cảm ứng trên mạch roto E2 tăng, do đó dòng ở mạch roto và mômen tăng làm cho tốc độ của động cơ tăng.

Khi đưa điện trở phụ vào mạch roto thì hệ số trượt ứng với mômen cực đại lúc này là:
Do đó, khi thay đổi điện trở phụ rf trong mạch roto thì hệ số trượt Stf  sẽ thay đổi và làm cho tốc độ động cơ thay đổi.

Từ các đường đặc tính trên hình vẽ (2-1), ta thấy với trị số phụ tải không đổi, rf càng lớn thì động cơ làm việc với tốc độ càng thấp.

                                           rf1 < rf2 < rf3

                                           ncb > n1 > n2 > n3

Khi Mc bằng hằng số  thì động cơ làm việc xác lập tương ứng với các điểm a, b, c, d.

Tốc độ của động cơ càng thấp thì tổn hao càng lớn, độ cứng của đường đặc tính cơ bị giảm. Khi cho điện trở phụ vào càng lớn thì phạm vi điều chỉnh tốc độ phụ thuộc vào trị số phụ tải và phụ tải càng lớn thì phạm vi điều chỉnh càng hẹp.

........................................

Điện áp U2 được chỉnh lưu bởi cầu diode chỉnh lưu qua cuộn kháng lọc L được cấp vào mạch điều chỉnh gồm điện trở Ro nối song song với T1 sẽ được đóng ngắt một cách chu kỳ nhằm điều chỉnh giá trị trung bình của điện trở toàn mạch.

Hoạt động của mạch như sau:

Khi khóa T1 ngắt điện trở Ro được đóng vào mạch, dòng điện roto giảm với tần số đóng ngắt nhất định. Nhờ điện cảm L mà dòng điện roto coi như không đổi và khi T1 đóng thì điện trở R0 bị loại ra khỏi mạch, dòng điện roto tăng lên, ta có giá trị tương đương điện trở Rc và thời gian ngắt tn = T – tđ.

Nếu điều chỉnh tỉ số giữa thời gian ngắt và thời gian đóng tđ thì ta điều chỉnh được giá trị điện trở trong mạch roto.

.............................................

III. NHẬN XÉT VÀ ỨNG DỤNG

  1. Nhận Xét.

Phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ ba pha bằng cách thay đổi điện trở phụ mạch roto có các ưu điểm sau:

- Có tốc độ phân cấp.

- Tốc độ điều chỉnh nhỏ hơn tốc độ cơ bản.

- Tự động hóa trong điều chỉnh được dể dàng.

- Hạn chế được dòng mở máy.

- Làm tăng khả năng mở máy của động cơ khi đưa điện trở phụ vào mạch roto

- Các thao tác điều chỉnh đơn giản.

- Giá thành chi phí vận hành, sữa chữa thấp.

Mặc dù có các ưu điểm như trên nhưng vẫn còn các nhược điểm sau:

  • Tốc độ ổn định kém
  • Tổn thất năng lượng lớn. 
  1. Ứng Dụng

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rải, mặc dù không được kinh tế lắm. Thường được dùng đối với các hệ thống làm việc ngắn hạn hay ngắn hạn lặp lại và dùng trong các hệ thống với yêu cầu tốc độ không cao như cầu trục, cơ cấu nâng, cần trục, thang máy và máy xúc …

........................................................

CHƯƠNG 3

 

 

ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BẰNG CÁCH THAY ĐỔI SỐ ĐÔI CỰC

 

 

 

I.NGUYÊN LÝ KHI THAY ĐỔI SỐ ĐÔI CỰC

Trong nhiều trường hợp các cơ cấu sản xuất không yêu cầu phải điều chỉnh tốc độ bằng phẳng mà chỉ cần điều chỉnh có cấp.

Đối với động cơ không đồng bộ ba pha, ta có tốc độ của từ trường quay                                 n = n1(1-s)

Do đó khi thay đổi số đôi cực thì n1 sẽ thay đổi, vì vậy tốc độ của động cơ thay đổi.

Để thay đổi số đôi cực P ta thay đổi cách đấu dây và cũng là cách thay đổi chiều dòng điện đi trong các cuộn dây mỗi pha stato của động cơ.

Khi thay đổi số đôi cực ta chú ý rằng số đôi cực ở stato và roto là như nhau. Nghĩa là khi thay đổi số đôi cực ở stato thì ở roto cũng phải thay đổi theo. Do đó rất khó thực hiện cho động cơ roto dây quấn, nên phương pháp này chủ yếu dùng cho động cơ không đồng bộ roto lồng sóc và loại động cơ này có khả năng tự biến đổi số đôi cực ở roto để phù hợp với số đôi cực ở stato.

Đối với động cơ có nhiều cấp tốc độ, mỗi pha stato phải có ít nhất là hai nhóm bối dây trở lên hoàn toàn giống nhau. Do đó càng nhiều cấp tốc độ thì kích thước, trọng lượng và giá thành càng cao vì vậy trong thực tế thường dùng tối đa là bốn cấp tốc độ.

  1. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỔI NỐI DÙNG ĐỂ ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ.
  1. Đổi Nối Cuộn Stato Từ Sao Y Sang Sao Kép YY

Close