Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

Đồ án tốt nghiệp ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MÁY ÉP DẦU LẠC DÙNG TAY CHO GIA ĐÌNH

mã tài liệu 300600200019
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D, 3d ( pdf) ....., bản vẽ lắp, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ quy trình công nghệ bản vẽ chi tiết trục .............. và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến đồ án này. ( đồ án đang hoàn thiện khi thành viên cập nhật thêm bản vẽ 3D sẽ được hoàn tiền lại 50-100% đồ án ) Đồ án tốt nghiệp ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MÁY ÉP DẦU LẠC DÙNG TAY CHO GIA ĐÌNH
giá 1,500,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

LỜI NÓI ĐẦU  ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MÁY ÉP DẦU LẠC DÙNG TAY CHO GIA ĐÌNH

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY ÉP TINH DẦU LẠC,VỪNG

1.1. Tính cấp thiết

      Ngày nay, trên thị trường có tồn tại các loại dầu ăn bẩn, dầu ăn không rõ nguồn gốc, những loại dầu này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: Ung thư, bệnh đại tràng, các bệnh về tim mạch…

      Từ xa xưa, con người ta đã biết sử dụng dầu, mỡ trong quá trình chế biến thức ăn. Dầu ăn là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong cuộc sống của con người.

1.2. Các loại dầu mỡ

1.2.1. Mỡ lợn.

      Nhiều người quan niệm ăn nhiều mỡ sẽ dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, béo phì, xơ vữa động mạnh… nên đã dùng dầu trở thành nguyên liệu chính để chế biến các món xào, rán… Tuy nhiên, điều này chưa thực sự chính xác.

    Mỡ lợn có chất béo no 39%, chất béo không no một nối đôi 41,8%, chất béo không no nhiều nối đôi là 4% tương đương như mỡ gà,vịt, ngỗng.

    Trong 100g mỡ lợn có109mg cholesterol thì trong các loại mỡ gà, vịt ngỗng cũng có từ 95 – 102mg. Cholesterol thừa mới gây hại (khuyến cáo ăn dưới 300mg/ngày), còn bình thường thì cholesterol rất cần cho cơ thể. Mỗi ngày thường ăn khoảng 45g chất béo thì chỉ được ăn một phần ba là chất mỡ (15g) thì làm gì có cholesterol thừa mà không ăn mỡ có khi lại thiếu cholesterol là khác!

     Mỡ lợn có độ chảy không cao, dùng rán hay xào đều tiện vì khi rán hay xào ở nhiệt độ chảy không cao thì sẽ ít bị phân hủy thành chất độc, giữ nguyên mùi vị của thức ăn. Trong nhà nên có một ít mỡ lợn để rán.

Hình 1.1:Mỡ lợn

     Nhiều người quan niệm ăn nhiều mỡ sẽ dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, béo phì, xơ vữa động mạnh… nên đã dùng dầu trở thành nguyên liệu chính để chế biến các món xào, rán…

    Chính thói quen sử dụng dầu ăn thường xuyên đã vô tình gây hại cho cơ thể vì trong mỡ động vật có nhiều chất cholesterol cần thiết cho cấu trúc tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh. Hơn nữa, các acid béo no trong mỡ nếu được sử dụng ở mức độ vừa phải sẽ có tác dụng làm bền vững các mao mạch máu, bảo vệ hệ tuần hoàn của cơ thể, dự phòng các xuất huyết não. Mỡ tham gia tạo nên màng tế bào thần kinh, tham gia vào một số men chuyển hóa trong cơ thể và đặc biệt là nội tiết tố sinh dục, tuyến thượng thận… nên trẻ đang tuổi lớn và người ở tuổi trung niên nên ăn thịt, cá có thêm một chút mỡ.

-Công dụng.

     Mỡ lợn được dùng trong việc chiên xào. Mỡ có vai trò tương đối quan trong trong việc tạo nên tính chất cảm quan tốt cho sản phẩm. Ngoài tác dụng làm cho sản phẩm có cấu trúc mềm mại, tăng mùi thơm, vị béo, còn giúp tận dụng nguồn nguyên liệu và làm giảm giá thành tăng hiệu quả kinh tế.

-Ưu điểm của mỡ lợn.

+ Phổ biến, có nhiều trên thị trường, giá thành tương đối thấp phù hợp với điều kiện sống của con người.

+ Quá trình chế biến không bị biến chất .

- Nhược điểm.

+ Phải trải qua quá trình tách chít lipit

+ Nguồn gốc mỡ lợn không rõ ràng ,nhiều tạp chất có hại cho sức khỏe con người

+ Phải bảo quản trong môi trường hợp lý để tránh bị ôi thiêu.


1.2.2. Dầu ăn.

                                                          Hình 1.2:Dầu ăn

       Dầu ăn được tinh lọc từ nguồn gốc thực vật hoặc động vật, tồn tại ở thể lỏng trong môi trường bình thường. Có khá nhiều loại dầu được xếp vào loại dầu ăn được gồm: dầu ô liu, dầu cọ, dầu nành, dầu canola, dầu hạt bí ngô, dầu bắp, dầu hạt hướng dương, dầu cây rum, dầu lạc, dầu hạt nho, dầu vừng, dầu argan và dầu cám gạo, mỡ lợn/heo, bơ sữa bò trâu. Nhiều loại dầu ăn cũng được dùng để nấu ăn và bôi trơn.

     Thuật ngữ "dầu thực vật" được sử dụng trên nhãn của sản phẩm dầu ăn để chỉ một hỗn hợp dầu trộn lại với nhau gồm dầu cọ, bắp, dầu nành và dầu hoa hướng dương.

     Dầu thường được khử mùi bằng cách nhúng vào hỗn hợp hương liệu thực phẩm chẳng hạn như thảo mộc tươi, tiêu, gừng trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, phải thật cẩn thận khi trữ dầu đã khử mùi để chống phát sinh Clostridiu  botulinum (một loại vi khuẩn sản sinh ra chất độc có thể gây ngộ độc tiêu hóa).

- Thành phần dinh dưỡng.

     Lượng chất béo vừa đủ trong lượng tiêu thụ thực phẩm hàng ngày là chủ đề thường xuyên của những tranh luận. Một vài chất béo được yêu cầu phải có trong khẩu phần ăn, và chất béo (trong dầu ăn) rất cần thiết cho nấu ăn. Cơ quan Quản lý Dược phẩm & Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo rằng nên có 30% hoặc ít hơn lượng calori tiêu thị hàng ngày từ chất béo. Những nhà dinh dưỡng học khác lại cho rằng lượng calori hàng ngày có nguồn gốc từ chất béo của một người không nên vượt quá 10%. Trong môi trường cực lạnh, chế độ ăn có 2/3 chất béo được chấp nhận và nên như vậy, vì lý do sinh tồn.

     Trong khi tiêu thụ lượng nhỏ chất béo bão hòa là rất cần thiết thì việc tiêu thụ một lượng chất béo vượt quá giới hạn cho phép được chứng minh là nguyên nhân dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim. Dầu ăn là một loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa cao gồm dầu dừa, dầu cọ và dầu nhân cọ. Dầu với lượng chất béo bão hòa thấp hơn và lượng chất béo không bão hòa (hay không bão hòa đơn) cao hơn thì được xem là có lợi cho sức khỏe hơn. Thứ tự dầu thực vật chứa nhiều axit béo không no: dầu ôliu, dầu mè (vừng), dầu ngô, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu cọ.

- Công dụng:

 Dầu ăn được sử dụng rộng rãi trong đời sống của con người như :được dùng trong quá trình chế biến thực phẩm, một số trường hợp dầu ăn còn dùng để bôi trơn.

- Ưu điểm.

+ Có sẵn trên thị trường rất nhiều.

+ Chủng loại đa dạng, giá thành ổn định phù hợn với nhu cầu tiêu dùng của con người.

- Nhược điểm.

+Do đặc tính có nhiều chủng lượn nên dầu ăn có thể được làm giả

+ Một số loại dầu ở điều kiện thường có tác dục rất tốt cho con người nhưng khi được đun nóng lại sinh tạp chất gậy hại cho sức khỏe.

+ Không kiểm soát được chất lượng của sản phẩm.

- Các loại dầu ăn và đặc tính của từng loại:

 

 

 

 

Dầu/chất béo

Bão hòa

Không bão hòa đơn

Không bão hòa đa

Điểm sôi

Sử dụng

66%

30%

4%

150 °C

Nấu ăn, nướng, nêm gia vị, làm nước sốt, ướp hương

Bơ sữa trâu lỏng, bơ lọc

65%

32%

3%

190-250 °C

Chiên chín, nấu ăn, chiên áp chảo, nêm gia vị, ướp hương

Dầu canola

6%

62%

32%

242 °C

Chiên, nướng, trộn salad

Dầu dừa

92%

6%

2%

177 °C

Nướng bánh, làm kẹo, đánh trứng, làm áo bánh, làm kem càphê không sữa, pha giòn

Dầu bắp

13%

25%

62%

236 °C

Chiên, nướng, trộn salad, làm macgarin, pha giòn

Dầu hạt bong

24%

26%

50%

216 °C

Macgarin, làm giòn, trộn salad, các sản phẩm chiên

Dầu hạt nho

12%

17%

71%

204 °C

Nấu ăn, trộn salad, macgarin

Mỡ lợn/heo

41%

47%

12%

138-201 °C

Nướng, chiên

Macgarin, mỡ

80%

14%

16%

150 °C

Nấu ăn, nướng, nêm gia vị

Dầu Diacyglycerol (DAG)

3,5%

37%

59%

215 °C

Chiên, nướng, dầu salad

Dầu ôliu (cực thô)

14%

73%

11%

190 °C

Nấu ăn, dầu salad, làm macgarin

Dầu ôliu (thô)

14%

73%

11%

215 °C

Nấu ăn, dầu salad, làm macgarin

Dầu ôliu (tinh)

14%

73%

11%

225 °C

Chiên áp chảo, chiên khuấy, nấu ăn, dầu salad, làm macgarin

Dầu ôliu (cực trong)

14%

73%

11%

242 °C

Chiên áp chảo, chiên khuấy, nấu ăn, dầu salad, làm macgarin

Dầu cọ

52%

38%

10%

230 °C

Nấu ăn, ướp hương, dầu thực vật, tạo độ giòn

Dầu lạc/dầu phộng

18%

49%

33%

231 °C

Chiên, nấu, dầu salad, làm macgarin

Dầu cám gạo

20%

47%

33%

254 °C

Nấu ăn, chiên khuấy, chiên chín

Dầu rum

10%

13%

77%

265 °C

Nấu ăn, trộn salad, làm macgarin

Dầu vừng (chưa tinh)

14%

43%

43%

177 °C

Nấu ăn, chiên chín

Dầu vừng (bán tinh)

14%

43%

43%

232 °C

Nấu ăn, chiên chín

Dầu đậu tương/dầu nành

15%

24%

61%

241 °C

Nấu ăn, trộn salad, dầu thực vật, macgarin, tạo giòn

Dầu hoa hướng dương

11%

20%

69%

246 °C

Nấu ăn, trộn salad, macgarin, tạo giòn

 

Bảng 1:Thành phần dinh dưỡng các loại dầu

1.3. Dầu lạc.

 

Hình 1.3:Lạc vừng

1.3.1. Giới thiệu chung.

      Đậu phộng là cây thực phẩm, cây có dầu quan trọng. Trong số các loại cây hạt có dầu trồng hàng năm trên thế giới, đậu phộng đứng thứ hai sau đậu tương về diện tích trồngcũngnhưsảnlượng.Hiệncóhơnmộttrămnướctrồngđậuphông.ChâuÁđứng hàng đầu thế giới về diện tích trồng đậu phộng cũng như sản lượng, tiếp theo là châu Phi, Bắc Mỹ rồi đến Nam Mỹ. Hiện nay châu Á và vùng Bắc Mỹ có chiều hướng mở rộng  diện tích trồng đậu phộng hơn các vùngkhác.

     Trong số 25 nước trồng đậu phộng ở châu Á, Việt Nam đứng hàng thứ năm, đậu phộng là một trong các loại cây xuất khẩu thu ngoại tệ của nước ta. Mặc dầu đậu phộng  có vai trò quan trọng như vậy nhưng nghiên cứu về đậu phộng ở nước ta nhìn chung còn ít. Tài liệu nghiên cứu cơ bản cũng như nghiên cứu ứng dụng các sách Việt về đậu phộng còn hạnchế.

     Đối với trẻ, dầu ăn rất quan trọng. Trẻ cần các loại dầu có giá trị dinh dưỡng cao như dầu vừng, dầu đậu phộng, đậu nành để phát triển trí óc. Đối với người già các loại  dầu thực vật trên có thể giúp chống chứng nghẽnmạch.

    Dầu thực vật có hàm lượng cholesterol thấp hơn so với các loại mỡ động vật nên ngày càng được dùng nhiều. 1g dầu cung cấp 9 kcalo trong khi các chất đạm, đường, bột chỉ cung cấp 4 kcalo/g.

1.3.2. Nguyên liệu.

     Cây lạc hay còn gọi là cây đậu phộng có tên khoa học là  Arachis hypogeal thuộc họ đậu. Lạc là một nguồn thúc ăn giàu về dầu (44-56%) và protein (25 – 34%).

1.3.3.Thành phần hóa học của hạt lạc.

     Nhìn chung, đậu phộng là một nguồn thức ăn giàu về dầu (44 - 56%) và protein  (25 -34%).

     Thành phần sinh hóa của cây đậu phộng phụ thuộc vào giống, sự biến đổi của điều kiện khí hậu, vị trí hạt trong quả, các yếu tố tác động từ bên ngoài như sâu bệnh. Các phương pháp phân tích khác nhau cũng ảnh hưởng đến thành phần sinh hóa củahạt.

      Dầu lạc là một hỗn hợp glicerid gồm: 80% acid béo không no và 20% acid béo no. Thành phần acid béo trong hạt dầu thay đổi tùy theo giống và điều kiện trồngtrọt.

Các glicerid trong dầu phộng chứa 3 acid béochính:

  • Acid oleic: 43 -65%
  • Acid linoleic: 20 -37%
  • Acid palmitic:14 -20%

Thành phần

Khoảng dao động %

Trung bình %

Ẩm

3,9-13,2

5,0

Protein

21,0-36,9

28,5

Lipid

38,5-54,2

47,5

Cellulose

1,2-4,3

2,8

Tro

1,8-3,1

2,9

Đường khử

0.1-0,3

0,2

Disaccharide

1,9-5,2

4,5

Tinh bột

1,0-5,3

4,0

pentosan

2,2-2,7

2,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2:Thành phần sinh hóa của hạt đậu phộng

     Dầu đậu phộng chứa các vitamin hòa tan trong dầu, trong đó nhiều nhất là vitamin E - một yếu tố quan trọng trong tổng hợp hormone sinh dục, chống lão hóa. Hai acid bão hòa có trong dầu đậu phộng làacidarachidic (C20) và acid lignoceric (C24)thấytrong bơ ca cao và trong bơ sữa bò . Đây là hai acid béo bão hòa dạng cis nên không gây nguy hiểm cho timmạch...

Ở nhiệt độ bình thường, dầu phộng là một chất lỏng màu vàng nhạt, có độ nhớt thấp, có hương thơm và mùi vị như hạtdẻ.

      Trước đây, người ta thường chỉ chú trọng đến dầu trong hạt đậu phộng mà chưa chú ý đến lượng protein khá cao có chứa trong dầu, trong các bộ phận khác của cây đậu phộng. Tình trạng thiếu protein hiện nay trên thế giới đòi hỏi phải nghiên cứu sử dụng triệt để loại cây này, một cây cho dầu và chođạm.

 

Nhiệt độ nóng

chảy Chỉ số iod

Chỉ số xà phòng hóa

Độ acid tự do

Chỉ số khúc xạ (ND20)

Tỉ trọng ở 15oC

Tỉ trọng ở 25oC

Độ nhớt trung bình ở 20oC

Độ chuẩn

Nhiệt lượng nóng chảy

Màu sắc

Mùi vị và hương thơm

0 - 3oC

82 - 100

188 - 195

0,02 – 0,6%

1,4697 - 1,4719

0,917 - 0,921

0,91 - 0,915

71,07 - 86,15 centipose

26 - 320C

21,7cal/g (không hidro hóa) 24,7 cal/g (hidro hóa)

vàng nhạt

gần như hạt dẻ

 

Bảng 3:Một số tính chất chung của dầu phộng

    

 

     Ngoài những thành phần trên , Frampton và Boudreaux còn thấy một chất tan trong nước của hạt đậu phộng có tác dụng cầm máu . Các vitamin như thiamine (vitamin B1)  trong đậu phộng đãrangchiếm 0,23mg%.  Nó là một phần củacoenzymethiamin pyrophosphate rất quantrọngtrong phản ứng giải phóng năng lượngtừcarbohy drate, chất béo và alcohol (rượu, bia). Ngoài ra đậu phộng còn chứa vitamin B 2, vitamin B 6. Nghiên cứu của khoa điều trị thuộc trường đạihọcPurdue(Mỹ)  công bố:đậuphộng chứa magie, mangan, sắt, đồng, phospho, kali, kẽm, selen, canxi và đặc biệt là folate có  tác dụng bổnão.

      Rõ ràng, đậu phộng là một nguồn thức ăn giàu lipid, protein và vitamin. Bên cạnh đó, đậu phộng có hương thơm và mùi vị đặc biệt. Vị ngọt điển hình và mùi thơm nhẹ  được tạo nên bởi đường và một số chất hữu cơ bay hơi khác. Thành phần các chất bay   hơi có tới hơn 10 chất như pentan, octan, metylfomal, acetaldehyd, aceton, metanol, etanol, 2-butanol, pentanal vàhexanal.

1.3.4. Tác dụng của dầu lạc

 -Mát xa: Dầu lạc chứa nhiều vitamin E giúp nuôi dưỡng làn da, đồng thời tiếp thêm sinh lực cho cơ thể, giúp giảm đau cơ mỏi cơ.

- Tốt cho tim mạch: Dầu lạc chưa nhiều chất béo không bão hòa dạng đơn thể(omega 3), giúp làm sạch các cholesterol xấu, từ đó ngăn ngừa các bệnh như sơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn động mạch..

-Giảm nguy cơ bị cao huyết áp: Do có nhiều chất béo tốt nên sẽ giảm nguy cơ bị cao huyết áp. Resveratrol-chất chóng oxy hóa có thể tương tác với nhiều kích thích tố như angiotensin, giúp co mạch máu, giảm huyết áp.

-Trị mụn :Nó có tính chống viêm, giúp điều trị các bệnh về da nhu eczema.

-Điều trị táo bón :Rất có lợi cho người bị tiêu chảy

-Làm kem dưỡng da: Nó giúp giữ ẩm cho da, chứa nhiều vitamin E giúp da tránh lão hóa

-Chăm sóc tóc :Dầu đậu phộng giảm protein, làm dày tóc, tăng cường độ ẩm giúp tóc phục hồi.

-Dưỡng môi:Ngoài ra còn rất nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe.

1.3.5. Ưu điểm của dầu lạc.

- Là sản phẩm tự nhiên, không độc hại.

- Có thể tự chế biến đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tốt cho sức khỏe của con người.

- Chất lượng của sản phẩm được kiểm soát thông qua quá trình chế biến.

- Cách thức chế biến tương đối dể dàng.

- Chất lượng dầu tốt, sánh. Không bị biến chất ở nhiệt độ cao nên có thể được sử dụng nhiều lần trong quá trình nấu ăn.

- Con người cso thể tự cung,tự cấp.

- Hàm lượng chất có ích cao.

- Nguyên liệu đầu vào ổn định, dể canh tác.

1.3.6. Nhược điểm.

- Giá thành tương đối cao, khó cạnh tranh được với các mặt hàng dầu ăn khác trên thị trường.

- Chưa phổ biến trong đời sống của con người.

1.3.7. Phạm vi ứng dụng

     Nhu cầu về dầu ăn trong cuộc sống của con người là rất cao. Dầu ăn luôn luôn là một thành phần không thể thiếu trong mỗi hộ gia đình, vì thế làm sao để tìm được một loại dầu ăn có thể phục vụ tốt cho gia đình, tiện lợi và quan trọng nhất là đảm bảo sức khỏe cho con người. Đó luôn là một vấn đề quan trọng.

    Ngày nay, trên thị trường tiêu thụ rất nhiều loại dầu ăn với giá cả phải chăng phù , hợp với điều kiện sống của mỗi gia đình. Tình toán cụ thể ta thấy mức độ tiêu thụ dầu ăn trong một gia đình bình thường với 4 thành viên là 2 lít dầu mỗi tháng. Tương đương với 80000 đồng. Tuy nhiên, loại dầu đó có thự sự tốt, có thể đảm bảo cho sức khỏe của con người hay không đó còn là một câu hỏi. Với công nghệ ép dầu lạc, mỗi gia đình có thể tự cung tự cấp cho mình mà không phải lo lắng về chất lượng của sản phẩm.tren thị trường hiện nay mỗi lít dầu lạc tương ứng với 120 nghìn đông,đắt hơn các loại dầu khác rất nhiều.Tuy nhiên đỗi với dầu lạc ta có chất lượng của sản phẩm rất tốt lượng tiêu thụ loại dầu này trong một tháng chỉ chỉ bằng một nữa các loại dầu khác. Có thể nói, sử dụng dầu lạc là một quyết định sáng suốt khi chỉ phải bỏ ra một lượng tiền không hơn nhiều so với các sản phảm khác trên thị trường .

 

CHƯƠNG 2 : KHẢO SÁT THIẾT KẾ MÁY ÉP DẦU LẠC

 

2.1.Giới thiệu tổng quan về máy ép dầu lạc

    Đa số dầu thực vật hiện nay có mặt trên thị trường đều sản xuất theo phương pháp tinh luyện trên dây chuyền máy móc hiện đại , có can thiệp xử lý bằng hóa chất … Để tìm được một loại dầu thực vật Nguyên Chất 100% theo phương pháp truyền thống ép cơ học thì lại rất ít.

    Các loại dầu thực vật đã qua tinh luyện thì các thành phần dinh dưỡng nguyên chất của nó đã bị biến đổi hoặc được tạo ra nhờ công thức hóa học không thể nào tốt bằng tự nhiên được.

    Trong thời điểm hiên nay, nhu cầu sử dụng dầu thực vật đang rất được ưa chuộng trên thế giới bởi nguồn dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe.Ở Việt Nam,nguồn nguyên liệu thực vật sẵn có là rất phong phú.Các loại thực vật chứa rất nhiều hàm lượng dầu như đậu lành, lạc vừng...là rất nhiều.Việc có một chiếc máy ép dầu thực vật là rất cần thiết, vừa đem lại lợi ích về sức khỏe vừa đem lại lợi ích kinh tế.Nắm bắt được điều đó, nhóm sinh viên ĐHCN Hà Nội chúng tôi quyết định đầu tư nghiên cứu , sáng tạo và lên kế hoạch chế tạo chiếc máy ép dầu lạc thật gọn nhẹ mà vô cùng tiện lợi.

   Máy ép dầu lạc là loại máy ép dầu thực vật, chuyên dùng để ép các loại hạt chứa dầu như lạc, vừng, cải…tạo ra những giọt dầu nguyên chất, đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe cho người dùng. Máy thích hợp dùng cho các hộ gia đình với thiết kế nhỏ gọn.

2.2 .Một số loại máy ép trên thị trường

     Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy ép dầu lạc với nhiều kích cỡ, kiểu dáng.Tùy vào nhu cầu của từng người mà có thể lựa chọn một chiếc máy thật phù hợp.

2.2.1.Máy ép dầu lạc công nghiệp

     I. Đặc tính kỹ thuật máy ép dầu thực vật công nghiệp :

-Thân máy kết cấu bằng nhựa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

-Máy ép dầu thực vật có ruột gà bằng thép không gỉ chịu được lực vặn xoắn cao
-Hệ thống nhiệt độ có thể cài đặt được, tùy theo loại hạt cần ép dầu có thể đặt mức nhiệt độ thích hợp, thường để nhiệt độ 150 độ C cho các loại hạt.
- Tốc độ đùn 50V/phút
-Tiết kiệm điện năng

-An toàn, và dễ dàng khi sử dụng

      II. Chức năng của máy ép dầu thực vật công nghiệp:

 - Dùng để sản xuất dầu thực vật các loại, hầu hết các loại hạt đều được dùng để ép dầu vì vậy mà máy ép dầu thực vật rất được ưa chuộng.        

 - Khả năng ép được các loại như: Lạc, đậu lành và số số thưc vật có dầu khác.
 - Ứng dụng trong các nhà hàng hoặc khách sạn, trong doanh nghiệp có thể lắp dây  

     chuyền sản xuất với nhiều thiết bị.

     III. Thông số kỹ thuật của máy ép dầu thực vật công nghiệp
  -Tốc độ ép: 40-60r/phút
  -Công suất máy: 11KW
  -Chậu chứa dầu: 50Lx2
  -Năng suất: 200-250kg/h
  -Trọng lượng máy: 1000kg
  -Kích thước máy ép dầu: 2100x1300x1800 mm

  -Giá thành máy:260.000.000VNĐ


*Kết luận :Đây là máy với kích thước lớn,kết cấu phức tạp sản xuất với sản lượng lớn.Chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ.Sử dụng trong các khách sạn hay nhà hàng.

 

Hình 2.1:Máy ép dầu lạc công nghiệp

2.2.2.Máy ép dầu lạc gia đình (Chạy bằng động cơ điện):

I. Đặc tính kỹ thuật máy ép dầu thực vật:
    - Thân máy kết cấu bằng inox đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
    - Máy ép dầu thực vật có ruột gà bằng thép không gỉ chịu được lực vặn xoắn cao
    - Chạy đều và ổn định nhờ động cơ điện. Số vòng quay hợp lý tùy chỉnh ở hộp giảm tốc.
    - Tốc độ đùn 50V/phút
    - Tiết kiệm điện năng
    - An toàn, và dễ dàng khi sử dụng
II. Chức năng của máy ép dầu thực vật:
     -Dùng để sản xuất dầu thực vật các loại, hầu hết các loại hạt mang dầu đều được ép bằng máy ép dầu lạc nên rất được ưa chuộng hiện nay.

     - Thường dùng cho các hộ gia đình trong các khu khách sạn, khu trung cư.

III. Thông số kỹ thuật của máy ép dầu thực vật

    -Điện áp: 220V
    -Công suất: 2KW
    -Năng suất: ~10kg/h
    -Trọng lượng máy: 45kg
    -Kích thước máy: 40x21x58cm

Gía thành:23.500.000VNĐ

IV.Nguyên lý làm việc của máy ép dầu lạc sử dụng điện:

       Sau khi cắm điện, động cơ chạy truyền chuyển động cho hộp giảm tốc nhờ cặp bánh răng trụ răng nghiêng mà không cần bộ truyền ngoài.Nhờ hộp giảm tốc mà máy có thể quay với tốc độ quay hợp lý.Bộ phận xay lạc được ăn khớp với hộp giảm tốc để truyền chuyển động quay.Bộ phân xay lạc được làm nóng nhờ cấp nhiệt. Nguyên liệu cho vào máy từ từ bị xay nhỏ, ép bị nén dần về phía cuối máy, càng về sau thể tích  khoang ép càng nhỏ, áp suất sẽ tăng, dầu sẽ thoát ra khỏi nguyên liệu theo rãnh chảy ra  ngoàiở phía dưới,bã sẽ thoát ra ở cuối lòng ép

Hình 2.2.2.Sơ đồ động máy M1

Bảng 2.1. Cấu tạo chung

Stt

Cấu tạo

1

Giá đỡ

2

Đầu nhiệt

3

Lỗ thoát phoi

4

Ống dẫn hướng trục

5

Phểu

6

Trục chính

7

Khớp nối

8

Hộp giảm tốc

9

Động cơ

10

Lọ đựng dầu

11

Lỗ thoát dầu

 

 

*Kết luận:

     +Máy hoạt động với năng suất khá cao, mẫu mã đẹp

     +Tuy vậy, Máy có giá thành tương đối cao, không phù hợp với nền kinh tế Việt Nam còn tương đối nghèo nàn.


    + Kết cấu máy khá phức tạp bao gồm rất nhiều bộ phận như:Động cơ, hộp giảm tốc...Việc gia công bằng các phương pháp truyền thống là hết sức khó khăn.

Hình 2.2:Máy ép lạc dầu gia đình

2.2.3.Máy ép lạc dầu tự động:

I.Chức năng của máy ép dầu lạc thủ công:

 - Dùng để sản xuất dầu thực vật các loại, hầu hết các loại hạt đều được dùng để ép dầu vì vậy mà máy ép dầu lạc rất được ưa chuộng

 - Khả năng ép được hầu hết các loại hạt như : Lạc, vừng, đậu nành, hạt cải.
 - Ứng dụng trong các doanh nghiệp sản xuất lớn, mức độ tự động hóa cao.

II .Đặc tính kĩ thuật của máy ép dầu lạc:

 - Khối lượng và chất lượng của hai loại phương pháp đo lường được tự do chuyển đổi.

 - Thiết kế độc đáo của máy và sử dụng hệ thống chân không, đảm bảo không có giọt dầu còn sót lại, làm tốc độ quá trình tốc độ gấp đôi, tốc độ nạp được điều chỉnh, ngăn ngừa hiện tượng tràn dầu khỏi chai.

 - sử dụng hiệu quả hệ thống làm đầy mà không được trang bị nồi cao, đơn giản hóa quá trình cài đặt, nâng cao hiệu quả làm đầy.

 - Máy ổn định và không có tiếng ồn, không có máy nén khí.

 - Giao diện thân thiện với màn hình cảm ứng, hoạt động đơn giản, hệ thống điều khiển SIEMENS PLC, tốc độ máy tính nhanh, hiệu năng ổn định và chất lượng tuyệt vời.

 - Điện, khí thông qua các thành phần hàng chất lượng cao, đảm bảo vận hành máy ổn định.

Bảng 2.2.Thông số kĩ thuật của máy ép dầu lạc.

Thể tích chai(ML)

Đầu rót dầu

Công suất làm việc (chai / giờ)

Kích cỡ(mm)

Khối lượng(kg)

Điện áp và công suất

50-500

100-1000

500-2500

1000-5000

2

4

6

8

1000-3600

(chai / giờ)

2100x1500x2400mm

2000

Theo máy

 

Kết luận:

    -Máy hoạt động với năng suất cao.khả năng lọc dầu nhanh

    -Tự động hóa quá trình ép lạc

    -Sử dụng trong các doanh nghiệp lớn


   - Gía thành cao

 

Hình 2.3:Máy ép lạc dầu tự động

2.2.4.Máy ép lạc dầu thủ công:

I.Chức năng của máy ép dầu lạc thủ công:
   - Dùng để sản xuất dầu thực vật các loại, hầu hết các loại hạt đều được dùng để ép dầu vì vậy mà máy ép dầu lạc rất được ưa chuộng

   - Khả năng ép được các loại hạt như : Lạc, vừng, đậu nành, hạt cải.
   - Ứng dụng trong các hộ gia đình

II .Đặc tính kĩ thuật của máy ép dầu lạc:

   -Đây là một loại máy với kết cấu khá đơn giản, khả năng lọc dầu tương đối nhanh

   -Máy được làm bằng inox chống gỉ.

  -Máy sử dụng sức người để quay

III.Thông số kĩ thuật của máy ép dầu lạc:

  -Năng suất: Ép lạc 2(kg/h)

  -Trọng lượng máy: 3kg

   -Kích thước máy:400x300x300(mm)

IV.Nguyên lý làm việc của máy ép dầu lạc bằng tay:

     Dùng ép dầu ra khỏi các hạt có dầu.Nguyên tắc làm việc của máy ép dầu lạc quay tay là sử dụng 1 trục quay để ép nguyên liệu. Vít có hình dạng đặc biệt, lòng ép cũng được thiết kế có hình dạng đặc biệt sao cho thể tích rỗng giữa lòng ép và trục ép càng về sau càng nhỏ.Ta dùng cồn nung nóng trục khoảng 5 phút,sau đó cho lạc vào phễu. Lạc sẽ từ từ rơi vào trong ống chứa lạc.Khi ta quay tay quay với một tốc độ nhất định,. Nguyên liệu cho vào máy từ từ bị xay nhỏ, ép bị nén dần về phía cuối máy, càng về sau thể tích khoang ép càng nhỏ, áp suất sẽ tăng, dầu sẽ thoát ra khỏi nguyên liệu theo rãnh chảy ra ngoàiở phía dưới,bã sẽ thoát ra ở cuối lòng ép. Cuối lòng ép có bộ phận hình côn điều chỉnh khe hở ra (côn điều chỉnh). Nếu khe hở lớn, áp suất ép nhỏ và ngược lại.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY ÉP TINH DẦU LẠC,VỪNG.. 6

1.1. Tính cấp thiết

1.2. Các loại dầu mỡ. 6

1.2.1. Mỡ lợn.6

1.2.2. Dầu ăn.8

1.3. Dầu lạc.11

1.3.1. Giới thiệu chung.12

1.3.2. Nguyên liệu.13

1.3.3.Thành phần hóa học của hạt lạc.13

1.3.4. Tác dụng của dầu lạc. 15

1.3.5. Ưu điểm của dầu lạc.15

1.3.6. Nhược điểm.16

1.3.7. Phạm vi ứng dụng. 16

CHƯƠNG 2 : KHẢO SÁT THIẾT KẾ MÁY ÉP DẦU LẠC.. 17

2.1.Giới thiệu tổng quan về máy ép dầu lạc. 17

2.2 .Một số loại máy ép trên thị trường. 17

2.2.1.Máy ép dầu lạc công nghiệp. 17

2.2.2.Máy ép dầu lạc gia đình (Chạy bằng động cơ điện):. 19

2.2.3.Máy ép lạc dầu tự động:. 21

2.2.4.Máy ép lạc dầu thủ công:. 23

2.3.Các phương pháp ép hạt lạc:25

2.4.Công nghệ làm dầu lạc thủ công ở Việt Nam:40

2.5.Tác dụng của bã lạc. 43

CHƯƠNG III. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY TINH DẦU LẠC M1. 44

3.1.Tính thông số động học của hệ dẫn động:44

3.1.1. Chọn động cơ điện:. 44

3.1.2. Phân phối tỷ số truyền:45

3.1.3. Tính toán các thông số động học :46

3.2. THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG.. 47

3.2.1. Chọn vật liệu:47

3.2.2. Bộ truyền cấp nhanh. 48

3.3. Tính toán cấp nhanh. 50

3.3.1. Xác định sơ bộ khoảng cách trục:. 50

3.3.2.Xác định các thông số ăn khớp. 51

3.3.3. Kiểm nghiệm răng về độ bền tiếp xúc. 52

3.3.4. Kiểm nghiệm độ bền uốn. 54

3.3.5. Kiểm nghiệm răng về quá tải56

3.4. Bộ truyền cấp chậm: Bánh trụ răng thẳng. 57

3.5.Tính toán cấp chậm.. 60

3.5.1. Xác định sơ bộ khoảng cách trục:. 60

3.5.2. Xác định các thông số ăn khớp. 61

3.5.3. Kiểm nghiệm răng về độ bền tiếp xúc. 61

3.5.4. Kiểm nghiệm về độ bền uốn. 63

3.5.6. Kiểm nghiệm răng về quá tải64

3.6. THIẾT KẾ TRỤC.. 66

3.6.1. Chọn vật liệu:. 66

3.6.2. Xác định sơ bộ đường kính trục:. 66

3.6.3. Xác định các khoảng cách. 67

3.6.4. Xác định các lực và sơ đồ đặt lực:. 69

3.6.5. Xác định chính xác đường kính và chiều dài các đoạn trục. 72

3.6.6.Tính chính xác các đường kính các đoạn trục:. 74

3.7. Tính mối ghép then :77

3.8. Kiểm nghiệm trục về độ bền mỏi78

3.9. CHỌN Ổ LĂN CHO CÁC TRỤC.. 81

3.9.1. Ổ lăn cho trục I. 81

3.9.2. Ổ lăn cho trục 2. 84

3.9.3. Ổ lăn cho trục 3. 87

3.10. Thiết kế vỏ hộp và các chi tiết khác…………………………………………..91

3.10.1. Tính kết cấu vỏ hộp. 91

CHƯƠNG IV.TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY TINH DÀU LẠC M2. 94

4.2. Thiết kế trục chính.95

4.3. Tính toán, thiết kế ống dẫn hướng trục.95

4.4. Ống xã phoi.96

4.5. Các chi tiết gá.98

4.6. Tay quay.99

4.7. Phân tích kết quả.100

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

     Hiện nay vấn đề công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang là vấn đề cấp bách và hàng đầu nhằm dần bắt kịp sự phát triển với các nước trên thế giới. Để giải quyết vấn đề đó thì Đảng và nhà nước ta đã đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghệ: Điện tử, Viễn thông, Công nghệ sinh học, Công nghệ chế tạo máy. Trong đó ngành công nghệ chế tạo máy đóng vai trò quan trọng trong nền kỹ thuật quốc dân, nó đảm nhiệm việc chế tạo ra các sản phẩm, những chi tiết cho các ngành liên quan như ô tô, cơ khí,…..

      Việc chế tạo ra một sản phẩm cơ khí, một chi tiết máy có độ chính xác cao, chất lượng tốt, giá thành thấp có ý nghĩa kinh tế rất lớn, thì đó là một công việc cần thiết của một người kỹ sư để lập ra quy trình công nghệ tốt ưu, một người công nhân tiến hành gia công theo công nghệ đó một cách tốt nhất. Để làm được các điều đó thì mỗi sinh viên cần phải nắm rõ kiến thức môn học liên quan và trong mỗi kỳ, năm kết thúc môn học hay khóa học để chuẩn bị ra trường thì tất cả mọi sinh viên đều phải làm ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP. Như vậy, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP có vai trò quan trọng và cần thiết trong mỗi sinh viên chúng ta. Ở đây ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP nhằm giúp chúng ta biết tổng hợp các kiến thức đã học của các môn như  Công nghệ chế tạo máy, Chi tiết máy, Nguyên lý cắt giúp chúng ta nắm vững hơn, biết hệ thống lại các kiến thức của các môn.

       Giáo trình công nghệ chế tạo máy, giáo trình chế tạo phôi, giáo trình máy cắt, chi tiết máy, đồ gá và các giáo trình có liên quan tới chuyên nghành chế tạo máy để giải quyết một vấn đề công nghệ cụ thể.

 

Close