Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ máy đánh tương, máy đánh trứng, máy trộn chất với nước

mã tài liệu 300600300277
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 390 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D,...., , bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, bản vẽ chi tiết của máy ,tập bản vẽ các cụm trong máy, Thiết kế kết cấu máy, quy trình công nghệ gia công ............... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ máy đánh tương, máy đánh trứng, máy đánh đậu nành, máy trộn chất
giá 1,990,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ máy đánh tương, máy đánh trứng, máy trộn chất với nước 

Thiết kế máy: máy đánh tương, máy đánh trứng, máy trộn chất với nước

 

1.1 GIỚI THIỆU

Máy đồng hóa hiện nay được sử dụng rộng rãi trên thế giới đặc biệt ở các nước phát triển. Nhu cầu đồng hóa trên tất cả các sản phẩm dưới dạng lõng là cần thiết nhằm đạt tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn, bảo quản và tiên lợi trong việc sử dụng. Đồng hóa là một nhiệm vụ làm cho một hỗn hợp các chất có thể hòa tan hoặc không thể hòa tan được bố trí đồng nhất với nhau trên toàn thể tích chất lõng. Sự đồng nhất đó đạt trên cấp độ phân tử Với khả năng hòa tan cưỡng bứt đạt mức đồng hóa giữa : Lõng và Lõng, Lõng và rắn, Đa lõng và Đa rắn.  Máy đồng hóa của Khả Việt được thiết kế với một  tổ hợp chức năng nhằm đồng hóa hỗn hợp các thành phần rắn lõng, nhằm cho ra một qui chất nhất định về tính chất hóa học và vật lý của sản phẩm. 

Với vật liệu thép không rỉ và thiết kế sáng tạo, chúng tôi tự hào mang đến cho khách hàng sự tự tin về chất lượng và giá cả mang lại hiệu quả kinh tế cao, cung cấp một phương pháp để hòa tan nhiều loại vật liệu nhằm đáp ứng cho các ngành:

+  Công nghệ Thực Phẩm

+  Công nghệ Mỹ Phẩm

+  Công nghệ Dược Phẩm

+  Công nghệ Hóa Chất

+  Công nghệ Bê Tông

+  Công nghệ Nhưa Đường

+  Công nghệ khác

Tất cả những chức năng trên đạt được, khi tốc độ của rotor rút vật liệu lỏng và rắn trở vào đầu làm việc, nơi chúng phải chịu sức ép cực mạnh, trong khoảng cách chính xác giữa rotor và stator trước khi bị đẩy qua stator và quay trở lại khối chính của hỗn hợp. Với mỗi lần đi qua đầu làm việc, chất rắn được giảm kích thước, để lộ diện tích bề mặt tăng sự tiếp xúc cho chất lỏng xung quanh và đẩy nhanh quá trình hòa tan. Với mục tiêu đáp ứng chất lượng sản xuất cho khách hàng.

Phân loại máy:

-         Nhủ hóa nguyên liệu.

-         Đồng nhất tổ hợp phân tử.

-         Đồng nhất độ âm điện.

-         Đồng đều về mý quan cảm quan.

Các thông số chính 

ĐVT

SMG - 10

Bồn trộn  
 

Thể tích bồn trộn

L

50

Năng suất

Kg/ mẻ

2 - 5

Số vòng quay động cơ

vòng/phút

1450

Tốc độ cắt

vòng/phút

240-1450


Kích thước máy 
 
 
 

Chiều cao (C)

mm

1700

Chiều dài (D)

mm

1000

Chiều rộng (R)

mm

500

Khối lượng  

kg

100


Bảng 1.1: Một số thông số máy trộn siêu tốc

Hình 1.1: Máy trộn siêu tốc

Ngoài ra còn có thiết bị kèm theo: máy nén khí, thùng trộn 50l.

Sử dụng hệ thông nâng hạ bằng xilanh ( ben hơi).

Máy sản xuất với quy mô nhỏ.

Đặc điểm:

-         Nguyên liệu được xử lý theo cơ chế tuần hoàn khối.

-         Thay đổi tốc độ cắt tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu.

-         Thiết kế hợp vệ sinh.

-         Bảo trì dễ dàng.

-         Tiết kiệm điện.

-         Giảm kích thước hạt.

-         Làm tan nhanh chất rắn.

-         Tạo nhủ tương ổn định phân tầng.

2.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Trong nền công nghiêp sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa máy đồng hóa(máy trộn siêu tốc) ngày càng được cải tiến nhiều hơn để đáp ứng cho nhu cầu sản suất ngày càng hiện đại.

Bắt nguồn từ những máy trộn với cơ cấu đơn giản sử dụng 1 động cơ để tạo ra 1 chuyển động đánh tan vật liệu người ta đã dần dần cái tiến n thành những máy có khả năng đánh tơi cao tùy thuộc vào từng vật liệu, sử dụng hệ thông điện điều khiển bằng điện, nút nhấn sử dụng những vật liệu có tính hợp vệ sinh cao chống axit ăn mòn, mẫu mã gọn nhẹ.

Mỗi một cần cải tiến máy lại phát hiện ra nhiều đều mới giúp máy hoạt động tốt linh hoạt hơn. Vì vậy trong tương lai gần nhất nữa máy đông hóa(máy trộn siêu tốc) sẽ được cải tiến nhiều hơn nữa và ngày một hoàn thiện để đáp ứng quá trình sản xuất.

3.1 THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG MÁY ĐỒNG HÓA HIỆN NAY

Trên thế giới hiện nay, có nhiều công ty chế tạo máy đồng hóa phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất nhẹ như đánh tơi, làm giảm kích thước các loại vật liệu trong thực phẩm như máy đánh tương, máy đánh trứng, máy đánh mayone, máy đánh đậu nành, máy trộn chất,…..Tuy nhiên, tính đa dạng trong việc sử dụng loại máy này không nhiều. Hầu hếtNên đa số các công ty chuyên sản xuất họ sử dụng máy theo một dây chuyền nhất định hoặt sử dụng sản phẩm do công ty họ yêu cầu. Điều này đã dẫn đến thực trạng nước ta chưa có công ty thiết kế máy đồng hóa. Do kinh nghiệm cũng như công nghệ là chưa đủ, Do đó,  mà các công ty chủ yếu là phân phối lại sản phẩm của các công ty nước ngoài hoặc nhận đơn đặt hàng tại Việt Nam rồi đưa về các công ty chính để chế tạo.

 CQua tìm hiểu các công ty chuyên sản xuất và chế tạo máy đông hóa ở việt nam chiếm số lượng rất ích do sản phẩm chưa có được tính sử dụng phổ biến. Tại Việt Nam có một số công ty sản xuất máy đồng hóa hay còn gọi là máy trộn siêu tốc như cty TNHH cơ khí Khả Việt, cty TNHH Song Hiệp Lợi, cty TNHH SaoBaCao,……và một số cty khác.

Dưới đây là mMột số loại máy đồng hóa đang có trên thị trường Việt Nam:

a. Máy đông hóa (Việt Nam)

b. Máy đồng hóa (Việt Nam)

Hình 1.2: Máy đông hóa

 

Đa số các loại máy đồng hóa đều xuất phát từ các cty cơ khí việt nam, nên việt áp dụng các công nghệ tự động tiên tiến từ nước ngoài vẫn còn hạn chế nhiều, chưa được sử dụng rộng rãi củng như xuất khẩu ra nước ngoài.

Ở Việt Nam rất nhiều khu củng như nơi sửa chữa máy đông hóa,đa số chung ta sẽ thay thế nhiều vì linh kiện của máy đông hóa giá cả trên thị trường củng không qua đắt như các mặt hàng khác, chúng ta cần cố gắng cải tiến và phát triển hơn nữa về loại máy này vì trong tương lai ta sẽ sử dụng nhiều trong sản xuất và góp phần làm đa dạng thiết bị sản xuất Việt Nam ra môi trường.

Đây là loại máy được sử dụng có giá cả hợp lý đối với các cá nhân, tư nhân có hoặt động chế biến sản phẩm tiêu dùng với số lượng tương đối.

  1. 1 KẾT CẤU VÀ PHÂN LOẠI CỦA MÁY.


          4.1.1 Kết cấu

Hình 1.3: Sơ đồ kết cấu của máy đông hóa

4.1.2 Phân loại

-      Người ta phân loại máy đồng hóa phụ thuộc vào công dụng và điều kiện làm việc của máy (Hình 1.2).

-      Thông số cơ bản của máy đông hóa: máy đông hóa hoặt động dựa vào công xuất của động cơ tùy vào loại máy tạo ra để sử dụng cho mục đích nào để tính toán lựa chon động cơ phù hợp tránh lãng phí.

-      Máy đồng hóa rất đa dạng. Với hệ thống nâng hạ bằng xilanh có thể nâng hạ dễ dàng, thiết kế máy hoặc động bằng bộ truyền đai giúp máy hoặc động êm ai không gây tiếng ồn, phần làm việc sử dụng inox 304 chông rỉ, sử dụng 2 cánh quạt linh động giúp đẩy và làm nhỏ kích thước vật liệu, điều chỉnh tốc độ cắt thông qua bộ điều khiển biến tầng giúp người sử dụng có thể có được kích thước vật liệu mà mình mong muốn. Máy đồng hóa gồm máy đánh tương, đánh trứng, đánh sốt,…..

-     Tính công nghệ của máy đông hóa phụ thuộc tốc độ của động cơ, tốc độ cắt càng cao độ mịn vật liệu đánh ra càng tốt. Đa số máy được thiết theo kiêu nâng hạ bằng xilanh sử dụng 1 động cơ 1 trục chính, di chuyển dể dàng thuận tiện.

5.1 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Với đề tài nghiên cứu và thiết kế máy đồng hóa để phục vụ cho các cửa hàng sản xuất tư nhân, doanh nghiệp về lĩnh vực thực phẩm, sản xuất bánh kẹo. Hiện nay các doanh nghiệp, cá nhân, tư nhân hầu như đều sử dụng loại máy này. Loại máy này sản xuất ra thực phẩm an toàn vệ sinh, máy móc đa dạng và năng xuất sản phẩm tạo ra cao, chi phí đầu tư cho một máy đồng hóa không qua đắt với mỗi ca nhân hay tư nhân kinh doanh. Tăng năng xuất làm việc.

Sau một thời gian nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng nhóm em đã quyết định nhận đề tài thiết kế máy đông hóa(máy trộn siêu tốc) để làm đồ án tốt nghiệp.

6.1  NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

Để tài Thiết kế máy đồng hóa” có tải trọng 50 tấn bao gồm các chương:

Chương 1: TỔNG QUAN

Chương 2: PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

Chương 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG LÀM VIỆC CỦA MÁY TRỘN SIÊU TỐC

Chương 4: QUY TRÌNH GIA CÔNG MỘT SỐ CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH

Chương 5: KẾT LUẬN

Chương 6: THIẾT KẾ MÔ HÌNH, XEM XÉT SỬA LẠI BẢN VẼ ( NẾU CÓ)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

 

2.1         PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA MÁY ĐÔNG HÓA TẠI VIỆT NAM

2.1.1 Khái niệm

Đồng hoá là phương pháp được áp dụng để làm cho sản phẩm lỏng hoặc hơi lỏng có độ đồng nhất bằng cách xé nhỏ nguyên liệu có kích thước cỡ µm. Sản phẩm sau đồng hoá sẽ có độ mịn cao, tăng độ tiêu hoá khi ăn vào cơ thể và ít bị phân lớp, phân tầng khi bảo quản sau này.

Hình 2.1: Sản phẩm được nhủ đồng hóa

2.1.2 Ứng dụng

Trong công nghiệp thực phẩm, quá trình đồng hóa được thực hiện trên hệ nhũ tương hoặc huyền phù. Phương pháp này làm giảm kích thước các hạt thuộc pha phân tán và phân bố đều chúng trong pha liên tục để hạn chế hiện tượng tách pha dưới tác dụng của trọng lực.

Hình 2.2:Dầu thực vật được nhủ  hóa

2.1.3 Cách thức sản xuất

-      Chuẩn bị: trong một số trường hợp, quá trình đồng hóa có mục đích xử lý nguyên liệu để hỗ trợ cho các quá trình sản xuất tiếp theo được thực hiện tốt hơn.

Ví dụ, trong công nghệ sản xuất sữa tiệt trùng, quá trình đồng hóa có thể được thực hiện trước quá trình tiệt trùng. Khi đồng hóa, các hạt cầu béo sẽ được xé nhỏ và phân bố đều trong pha liên tục. Biến đổi này làm tăng hệ số truyền nhiệt của sữa. Do đó quá trình tiệt trùng sữa đã qua đồng hóa sẽ diễn ra tốt hơn. Cần lưu ý là quá trình đồng hóa trong sản xuất sữa tiệt trùng có nhiều mục đích công nghệ khác nhau. Một trong những mục đích công nghệ đó là chuẩn bị cho quá trình tiệt trùng.

-      Bảo quản: đồng hóa sẽ làm tăng độ bền của các thực phẩm dạng nhũ tương và huyền phù. Nhờ đó, thời gian bảo quản sản phẩm sẽ gia tăng.

Ví dụ: trong công nghệ sản xuất các sản phẩm nhũ tương như sữa cô đặc, mayonnaise, hoặc các sản phẩm huyền phù như nước trái cây dạng đục, puree… quá trình đồng hóa có mục đích có mục đích là bảo quản.

-      Hoàn thiện: đồng hóa làm phân bố đều các hạt thuộc pha phân tán trong pha liên tục của nhũ tương và huyền phù. Do đó, độ đồng nhất của sản phẩm sẽ gia tăng, đồng thời cải thiện một số chỉ tiêu cảm quan như trạng thái, vị…

Ví dụ: trong công nghệ sản xuất sữa đậu nành, đồng hóa sẽ làm cho sản phẩm trở đồng nhất. Mục đích công nghệ của quá trình là hoàn thiện sản phẩm.

-      Đối với quá trình đồng hóa các sản phẩm lỏng

Quá trình đồng hóa được sử dụng với mục đích ổn định hệ nhũ tương, chống lại sự tách pha dưới tác dụng của trọng lực nên còn được gọi là quá trình nhũ hóa.

Ngoài ra, quá trình đồng hóa còn được sử dụng với mục đích ổn định hệ huyền phù như nước quả đục… trong công nghệ chế biến rau quả.

-      Đối với quá trình đồng hóa các vật liệu nhão – quánh

Mục đích nhằm tạo một hỗn hợp đồng nhất giữa pha rắn và pha lỏng.
Trong công nghệ thực phẩm, quá trình đồng hóa được dùng để trộn các loại bột làm bánh mì, bánh kẹo bằng cách nhào bột để trộn hay khuấy khối bánh kẹo (kem, váng sữa, trướng…).

2.1.4 Vật liệu và các biến đổi.

-      Vật liêu: Quá trình đồng hóa thường được thực hiện chủ yếu ở hệ huyền phù và hệ nhũ tương.

+ Hệ nhủ tương: Trong công nghiệp thực phẩm, các hệ nhũ tương thường gặp gồm hai chất lỏng đại diện: nước và dầu. Có 2 dạng nhũ tương cơ bản:

Nước trong dầu: trong đó nước là pha phân tán, dầu là pha liên tục.
Dầu trong nước: dầu là pha phân tán, nước là pha liên tục.

Hình 2.3:Hệ nước trong dầu và dầu trong nước

+ Hệ huyền phù: Nếu để yên dịch huyền phù, chất rắn có kích thước thích hợp (dựa vào sự khác nhau về tỉ trọng của chất rắn và của chất lỏng trong dung dịch) sẽ lắng xuống đáy tạo thành một lớp cặn (sa lắng). Hiện tượng này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng một số sản phẩm.

Do đó, người ta cần thực hiện quá trình đồng hóa đối với một số loại sản phẩm chẳng hạn như dịch quả… nhằm phân tán đều các cấu tử rắn lơ lửng vào dung dịch tạo một khối sản phẩm đồng nhất.

Để đồng hóa được hệ huyền phù, người ta cũng thực hiện các quá trình tương tự như ở hệ nhũ tương.

+ Hệ bọt và các dạng hỗn hợp nhão – đặc quánh: Trong các hệ này pha rắn có hàm lượng khá cao phân bố vào pha lỏng. Ví dụ: bột nhão trong sản xuất bánh, phô mai…


2.1.5 Sự ổn định hệ nhũ

Hình 2.3: Trạng thái ổn định hệ nh

Hệ nhũ sau quá trinh đồng nhất, sau đó xảy ra sự phá hủy nhũ tương như sau:

-     
Sự nổi lên hoặc lắng xuống của các giọt dưới ảnh hưởng của trọng lực, khối lượng riêng của giọt nào nặng hơn sẽ có xu hướng chìm.

Hình 2.4:Các dạng không bền của hệ nhũ

-      Sự kết tụ các giọt do sự giảm đột ngột các điện tích nên kéo theo làm giảm các lực đẩy tĩnh điện giữa các giọt, thường xảy ra khi thay đổi pH và lực ion. Sự kết tụ làm tăng kích thước bên ngoài của các giọt do đó làm tăng tốc độ phân lớp.

-      Sự hợp giọt một cách tự phát sẽ làm tăng dần kích thước các giọt và cuối cùng dẫn đến phân chia thành hai lớp ngăn cách nhau bằng bề mặt phân chia phẳng, điện tích lúc này sẽ cực tiểu.

-      Sự sa lắng, sự kết tụ và các va chạm do chuyển động Brown hoặc chuyển động khuấy khác sẽ làm cho các giọt gần lại nhau.

2.1.6 Biên đổi nguyên liêu sau đồng hóa

-      Vật lý: đồng hóa làm giảm kích thước của các hạt phân tán trong hệ nhũ tương hoặc huyền phù. Đây là biến đổi quan trọng nhằm hạn chế hiện tượng tách pha trong quá trình bảo quản sản phẩm. Kích thước của các hạt phân tán càng nhỏ thì khả năng bị tách pha của huyền phù hoặc nhũ tương càng khó xảy ra.

Số lượng hạt vật liệu rắn trong huyền phù tăng lên, hình dạng và độ lớn của các hạt vật liệu sẽ thay đổi làm ảnh hưởng đến tính chất dẻo cũng như độ nhớt của huyền phù.

Đối với hệ nhũ tương, sau khi đồng hóa các chất lỏng trong hệ thì độ nhớt của hệ sẽ lớn hơn độ nhớt của hệ ban đầu.

Kết quả đồng hóa chất lỏng làm cho sự tiếp xúc lẫn nhau giữa các cấu tử được tăng lên và các cấu tử này có thể xảy ra các phản ứng hóa học với nhau.

Việc sử dụng áp lực cao để thực hiện quá trình đồng hóa sẽ làm tăng nhiệt độ của nguyên liệu. Kết quả thực nghiệm cho thấy nếu như áp lực sử dụng tăng 40 bar thì nhiệt độ nguyên liệu sẽ tăng 1oC. Trong công nghiệp thực phẩm, giá trị áp lực sử dụng thường dao động trong khoảng 200 – 300 bar tương đương với khoảng tăng nhiệt độ nguyên liệu trong quá trình đồng hóa là 5,0 – 7.5oC. Như vậy, mức độ làm tăng nhiệt cho nguyên liệu là không lớn.

-      Hóa lý: đồng hóa làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc giữa hai pha phân tán và liên tục trong hệ nhũ tương hoặc huyền phù. Khi đó các giá trị như năng lượng bề mặt và sức căng bề mặt trong hệ phân tán sẽ thay đổi.

Khi có sử dụng chất nhũ hóa, chúng sẽ phân bố tại vị trí bề mặt tiếp xúc pha trong hệ phân tán, nhờ đó mà độ bền pha phân tán của sản phẩm sẽ gia tăng.

Hóa học, hóa sinh và sinh học: trong quá trình đồng hóa, các biến đổi này xảy ra không đáng kể.

2.2          PHÂN TÍCH SẢN PHẨM CHÍNH

2.2.1 Sản xuất sửa đậu nành

 

Hình 2.5: sản phẩm sữa đậu nành

-       Sữa đậu nành là một trong những thức uống khá phổ biến làm từ đậu tương, vị mát, hơi ngậy, khi uống có thể thêm chút đường. Ở các thành phố tại Trung Quốc và Việt Nam, sữa đậu làm theo phương pháp thủ công thường được rao bán các buổi sáng. Sữa đậu nành đóng hộp, được sản xuất theo quy trình công nghiệp, cũng rất thơm ngon. Chúng có thể có thêm hương vị như vani, sô-cô-lahoặc các hương vị khác. Một số nghiên cứu cho thấy thành phần dinh dưỡng trong sữa đậu nành cũng bổ dưỡng gần bằng sữa bò tươi.

-      Cách thức chế biến: Chế biến sữa đậu nành không quá khó. Cách đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được là xay hạt đậu tương (bằng máy đồng hóa chăng hạn) với tỉ lệ 200 g đậu trên 0.5 lít nước.

-      Hạt đậu tương cũng có thể được rang chín lên, (tới lúc giòn và ăn vã ngay được) rồi mới xay, cách này làm cho các sản phẩm thu được thơm ngon hơn, và dễ hấp thụ hơn. Sữa đậu nành thường là một trong các sản phẩm có chung một quá trình chế biến từ hỗn hợp bột đậu tương và nước. Từ mỗi công đoạn, người ta thu được một sản phẩm khác nhau như:

+ Sữa đậu nành: phần nước của hỗn hợp, được lọc qua lưới mịn

+ Tào phớ: phần chất béo và chất rắn mịn nổi bên trên thu được sau khi lọc sữa đậu nành

+ Đậu phụ: phần chất rắn và chất béo thu được sau khi lọc vớt tào phớ và ép chặt

+Bã đậu: phần chất rắn thô nhất trong hỗn hợp

-      Hiện nay đã xuất hiện máy làm sữa đậu nành trong các gia đình ở phương Tây, khiến đồ uống này ngày càng trở nên thông dụng.

-      Dinh dưỡng: Thành phần dinh dưỡng của sữa đậu thành có nhiều điểm tương tự với sữa bò. Sữa đậu nành có lượng protein cao gần bằng sữa bò, nhưng ít canxi hơn sữa bò. Sữa đậu nành có ưu điểm là không có lactose, có thể thay thế sữa bò cho những người bị dễ bị đau bụng do lactose. Sữa đậu nành cũng chứa ít chất béo bão hòa hơn sữa bò, có thể có lợi cho tim mạch hơn. Nó không có casein, một protein của sữa bò có thể tạo ra histamine và tăng sản xuất chất nhầy trong cơ thể.

-      Sữa đậu nành có thể dùng thay thế sữa bò trong hầu hết các công thức nấu ăn. Do có nguồn gốc hoàn toàn thực vật, sữa đậu nành thích hợp cho nhiều người ăn chay.


2.2.2 Sữa bắp

Hình 2.6: sản phẩm sữa đậu nành

-      Sữa bắp hay còn gọi là sữa bột bắp là một loại thực phẩm ở dạng lỏng (có thể ở mức độ lỏng bỏng hoặc sệt hơn) được chế biến từ nguyên liệu là bắp bằng phương pháp nghiền nghiền nhỏ hạt ngô để thu bột bắp và thu thập các dư lượng sữa từ ngô sau đó nấu chín.

Xuất phát nguyên thủy của sữa bắp là từ nước Mỹ, tại đây, sữa bắp là các sản phẩm từ ngô ngọt và được chế phẩm ở dạng lỏng, sệt, nó được chế biến như là một món xúp hoặc nước sốt và là một phần quan trọng của ẩm thực miền Trung Tây Hoa Kỳ, thường được bán theo các đóng hộp (các công ty như Del Monte Foods). Ở Việt Nam, việc chế biến sữa bắp tương tự như cách chế biến sữa đậu nành và là sản phẩm xuất hiện trên thị trường trong thời gian gần đây.

Sữa bắp dễ uống và thơm ngon, bổ dưỡng, không chứa cholesterol đồng thời sữa bắp không có lactose nên không có mùi hôi như sữa bò. Sữa bắp từng được quảng cáo rộng rãi ở Thái Lan trong năm 1998, như một thức uống bổ dưỡng và có khả năng chống lão hoá tế bào.

2.2.3 Đông hóa một số dung dich lỏng khác       

Hình 2.7 sản xuất nước dung dịch

 

-      Ngoài ra máy đồng hóa còn có thể khoáy trộn nhũ hóa một số chất lỏng khác lại với nhau

-      Đảm bảo sự hòa trộn đều và trong thời gian ngắn với số lượng lớn.

-      Sử dụng đa dạng cho nhiều sản phẩm dung dịch,…….

2.3 CÁC YÊU CẦU KHI LỰA CHỌN MÁY ĐÔNG HÓA

-   Khi chọn máy đồng hóa cần phải cần đảm bảo những yêu cầu sau:

1-     Xác định được kích thước thùng có dung tích bao nhiêu lít.

2-    
Xác định trọng lượng làm việc của máy để xác định đường kính xilanh.

      2- Kiểu máy: Chon kiểu máy phù hợp với loại hình sản xuất.

3-   Giá thành của máy, kích thước bao của máy, hệ số an toàn.

4-     Máy đảm bảo hợp vệ sinh trong suốt quá trình hoặt động.

 

  1. 4CÁC PHƯƠNG ÁN THIệ sin MÁY


2.4.1 Phương án 1: Máy đông hóa đơn giản áp dụng sản xuất quy mô nhỏ.

 -   Ưu điểm:

+ Do kết cấu đơn giản nên giá thành thiết kế không cao và chế tạo tương đối đơn giản.

+ Làm việc ở chế độ cho trước tương đối chính xác.

+ Gọn nhẹ.

-   Nhược điểm:

+ Kết cấu kém vững chắc

+ Chưa có tính tự động hóa cao.

+Gây ra lực quán tính lớn, do đó gây ra rung động nên khó đạt được độ chính xác.

+ Năng suất thấp, dung tích thùng hoặt động không lớn.


2.4.2 Phương án 2: Máy đồng hóa loại trung sử dụng trong quy mô sản xuất vừa.

Hình 2.8: Máy đồng hóa loại trung

-  Ưu điểm:

  + Máy tạo ra lực cắt ổn định

  + Máy đơn giản, dễ chế tạo

  + Dễ cơ khí hóa và tự động hóa trong quá trình công nghệ

-   Nhược điểm:

  + Năng suất thấp, chỉ sản xuất hoạt động vừa và nhỏ

  + Tính vạn năng của máy chưa đa dạng


  + Giá thành chế tạo cao

Hình 2.9: Máy đồng hóa loại lớn


2.4.3 Phương án 3: Máy đồng hóa loại lơn áp dụng trong nhà máy sản xuất

-   Ưu điểm:

  + Có khả năng tạo ra lực làm việc lớn, cố định ở bất kỳ vị trí nào của hành trình làm việc

  + Làm việc ít tiếng ồn

  + Kết cấu máy vững chắc

  + Tính vạn năng máy cao

  + Không gian máy dễ thao tác

  + Năng xuất làm việc cao

  + Tự động hóa cao

-   Nhược điểm:

   + Máy thiết kế phức tạp

   + Giá thành cao

2.5 CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ


Dựa vào yêu cầu ban đầu của máy và ưu nhược điểm của 3 phương án. Nhóm em chọn phương án 2 “Máy đồng hóa cỡ trung”  làm kết cấu của máy. Vì với kết cấu này phù hợp với diện tích của các xướng sản xuất nhỏ vừa. Không gian của máy dễ thao tác. Giá thành thấp mà vẫn đảm bảo an toàn.

Nguyên lí hoạt động của máy:

 

Hình 2.10: Máy đồng hóa loại trung

-         Khi cấp nguồn điện cho tủ điên, tủ điện bắt đầu có điện cấp điện cho toàn bộ động cơ. Khi tủ điện có điện ta gạt cần gạt van khí nén 5/2 lúc này van có điện khí được cấp từ máy bom được dẫn qua ống khí qua van khí nén 5/2 đã được mở lúc này xilanh được cấp khí và đảy thân máy lên cao hết hành trình dừng lại, sau đó ta đẩy thung nguyên liệu vào và kep chặt. Khi đã có thùng nguyên liệu ta tắt van điều khiển xilanh 5/2 lúc này xilanh được ngưng cấp khí, khí được xã ra ngoài và được điều chỉnh nhờ van tiết lưu đường ra. Sau đó ta nhấn nút khởi động động cơ lúc này động cơ có điện và hoạt đông thông qua bộ truyền đai dẫn đến trục chính làm cho trục chinh quay, khi trục chính quay ta có thể điều chỉnh tốc độ cắt phụ thuộc vào bộ biến tầng tốc độ động cơ, máy hoặt động đến khi sản được nhu ta mong muốn. Thao tác tắc máy ta thực hiện theo quy cách vận hành máy.

-         Khi máy ngưng hoạt động ta phải dọn vệ sinh máy để tránh tình trạng sản phảm bám vào thân máy.

CHƯƠNG 3:TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG LÀM VIỆC CỦA MÁY TRỘN SIÊU TỐC

 

3.1         XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ TƯƠNG QUAN CỦA 2 BULLEY TRÊN TẤM TRÊN

Ta có: = 325N; = 800N;= 160N

  • Xét trong mặp phẳng YOZ:

⇒= = 325+800+160=1285N

  • Biểu đồ nội lực tấm trên
  • Tính toán thiết diện tại C 

Ta có :=610N/mm (TCVN 1765-75)

;

 tại C :

Ta có :  

⇒ == 29257,3 N.mm

Ứng suất tại C :

 =  =≤

⇒ h= =

Cho b =70mm ⇒ h =10,2mm

Chọn h=12mm

3.2         TÍNH BỀN CANH QUẠT DƯỚI 

  • kiểm tra bền mối hàn

-         Kiểu mối hàn ngang : Phương của mối hàn thẳng góc với phương tác dụng lực.

-         Mối hàn chịu uốn :

Xét điều kiện bền mối hàn :

= ≤

⇒ b ≥

Ta có :F= 250N ⇒= F.51 =250.51=12750N.mm

           = 0,6.190 N/   Bảng 1-2 trang 22 GT CTM

            mm

⇒ b ≥          chọn b= 8mm

3.3         TÍNH BỀN CANH QUẠT TRÊN

  • kiểm tra bền mối hàn

-         Kiểu mối hàn giáp mối

-         Mối hàn chịu uốn :

Xét điều kiện bền mối hàn :

= ≤

⇒ b ≥

Ta có :F= 170N ⇒= F.51 =170.47,5=8075N.mm

           = 0,6.190 N/   Bảng 1-2 trang 22 GT CTM

            mm

⇒ b ≥          chọn b= 4mm

3.4          TÍNH Ổ LĂN

Chọn kiểu 7000 thời gian 5 năm, 1 năm 300 ngày, ngày 2 ca, ca 8 giờ và đường kính ngỗng trục d=40 mm, n= 1450v/ph

h=5.300.2.8=24000 giờ

Hệ số: m=1,5    Bảng 8-2 trang 164 GT bài tập lớn chi tiết máy

Lực dọc trục: Pa = 160N

 = Pa = 160 N

Q = m..= 1,5.160.1.1= 240  daN

= Q. 240.daN

Dựa vào bảng 18P ta chọn ổ côn đỡ chặn cỡ nhẹ rộng có: d=40mm, ký hiệu: 7508, có có đường kính ngoài D=80mm, bề rộng B= 23,5mm

3.5 TÍNH TOÁN BỘ TRUYỀN ĐAI

3.5.1 Chọn loại đai

Giả sử vận tốc V > 10 m/s

Theo bảng 5 – 13 trang 93 sách TKCTM ta có thể chọn loại đai A, B, làm phương án loại nào có lợi ta lấy.

  • Tiết diện đai tra bảng 5 – 11                      A                        B
  • Kích thước tiết diện đai       a= 13, h=8                                  a= 17, h= 10,5
  • Diện tích tiết diện đai F.       F= 81 mm2                                 F= 138 mm2

3.5.2 Đường kính bánh đai D1 ( theo bảng 5-14)

D1(mm)                              (100 – 200) chọn 160                    (140 – 280) chọn 200

Kiểm nghiệm vận tốc của đai

V1= =

     = 0,0758.160 = 12,128  m/s

     = 0,0758.200 = 18,95 m/s

.................................

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

5.1 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ MÁY

Đề tài đồng hóa (máy trộn siêu tốc) của nhóm chúng em thực hiện đáp ứng một phần nào đó nhu cầu của thị trường nước ta hiện nay. Tạo ra một công cụ hỗ trợ phục vụ cho nghành dịch vụ, ăn uống, sản xuất thực phẩm,…… phục vụ nhu cầu ăn uống đảm bao hợp vệ sinh của người tiêu dùng.

Ưu điểm:

-   Máy có thiết kế đơn giản, gọn, dễ thao tác, an toàn.

-   Có thể thay thế phần làm việc, các bộ phận của máy một cách dễ dạng phù hợp với thao tác làm việc.

-   Máy được tính toán chế tạo đúng tiêu chuẩn nên giảm chi phí hơn việc tự chế.

-   Máy kết cấu an toàn hơn với máy tự chế vì không mua lại nhưng chi tiết phế liệu chế lại.

-   Máy sử dụng thiết bị tự động giúp thoải mái cho người sử dụng.

-   Giá thành thấp vi do sinh tự làm.

Nhược điểm:

- Máy còn hạn chế khi không sử dụng được khi mất điện.

- Chưa sử dụng những phần mềm tự động thông qua màn hình máy tính.

- Không thể dung cho nhiều sản phẩm.

5.2 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN

5.2.1 Hướng dẫn sử dụng

-   Trước khi sử dụng phải quan sát sơ bộ máy xem có chỗ nào có vấn đề không: quan sát xem các chỗ lắp ghép ren đã xiết chặt chưa, các bu-lông, đai ốc có bị lỏng hay mất không, đường ống có bị rỏ rỉ không, xem đường điện của động cơ…

-   Trước khi vận hành máy nên kiểm tra lại máy có vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toan không, nhằm đảm bảo an toàn khi đưa ra sản phẩm hoàn chỉnh. Kiểm tra đường khí từ máy bom xem có đủ áp không.

-   Khi nâng lên hạ xuống pistong chở vị trí đầu hành trình không.

5.2.2 Bảo Quản

-   Vệ sinh máy móc thường xuyên sẽ tăng tuổi thọ đáng kể cho máy và thiết bị.

-   Tránh để dầu tiếp xúc với lửa vàn nơi có nhiệt độ cao.

-   Tránh để máy hoạt động trong môi trường ẩm ướt.

-   Để máy hoặt động nơi khô ráo thoáng mát.

-   Thường xuyên kiểm tra an toàn hoạt động của máy.

-   Khi máy ngưng hoặt động phải tiến hành vệ sinh để tránh vật liệu bị đông cứng bám vào máy.

-   Thương xuyên kiểm tra các hệ thống nâng hạ xilanh, hệ thông cấp khí.

-   Tha nhớt hoặt mỡ bò vào ống trược để máy nâng hạ êm ái không bị rít.

5.3 HƯỚNG PHÁT TRIỂN MÁY

- Cải thiện vẻ bề ngoài đẹp hơn.

- Áp dụng các điều khiển tự động lên máy

- Làm tăng tuổi thọ và năng xuất làm việc của máy khi hoặt động liên tục

- Thiết kế máy gọn hơn.

- Xuất khẩu máy ra thị trường nước ngoài.

CHƯƠNG 6: SẢN XUẤT THỬ MÔ HÌNH, ĐIỀU CHỈNH, SỬA CHỮA LẠI THIẾT KẾ

-   Phân thân máy có chúc thay đổi với thiết kế của thị trường.

-   Thanh dẫn hướng xilanh được thay thế bằng thanh trụ tròn

-   Sử dụng bộ tăng đai tự thiết kế.

-   Thùng nguyên liệu được đặt lên đế giúp tránh tiếp xúc với mặt đất và thuận tiện tháo lắp.

-   Thân máy được che phủ với dàn áo kẽm di trược.

Máy được sản xuất với trang thiết bị mới không qua việc tái sử dụng thiết bị cũ

.......................

Với các yêu cầu sau:

A-CÁC YÊU Cêu

  1. Bản vẽ  sơ đồ nguyên lý.
  2. Bản vẽ lắp / cụm của máy.
  3. Bản vẽ các chi tiết gia công của máy.
  4. Bản vẽ sơ đồ nguyên công của qui trình công nghệ gia công (nếu khối lượng công việc ít).
  5. Bản vẽ mô phỏng dòng chảy ( cơ lưu chất)

B-  PHẦN THUYẾT MINH

  1. Tổng quan về máy trộn siêu tốc.
  2. Cơ sở lý thuyết.
  3. Phương hướng và các giải pháp
  4. Tính toán thiết kế máy.
  5. Kết luật.
  6. Sản xuất thử mô hình, điều chỉnh, sữa chữa lại thiết kế (nếu có)

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU. 2

LỜI CẢM ƠN. 3

NHẬN XÉT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN. 4

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM.. 5

MỤC LỤC. 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN. 8

1.1 GIỚI THIỆU. 8

2.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN. 9

3.1 THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG MÁY ĐỒNG HÓA HIỆN NAY. 10

4.1 KẾT CẤU VÀ PHÂN LOẠI CỦA MÁY.11

        4.1.1 Kết cấu. 11

4.1.2 Phân loại11

5.1 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI12

6.1  NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI12

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ. 13

2.1       PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA MÁY ĐÔNG HÓA TẠI VIỆT NAM.. 13

2.1.1 Khái niệm.. 13

2.1.2 Ứng dụng. 13

2.1.3 Cách thức sản xuất14

2.1.4 Vật liệu và các biến đổi.14

2.1.5 Sự ổn định hệ nhũ. 16

2.1.6 Biên đổi nguyên liêu sau đồng hóa. 17

2.2       PHÂN TÍCH SẢN PHẨM CHÍNH.. 18

2.2.1 Sản xuất sửa đậu nành. 18

2.2.2 Sữa bắp. 19

2.2.3 Đông hóa một số dung dich lỏng khác. 20

2.3 CÁC YÊU CẦU KHI LỰA CHỌN MÁY ĐÔNG HÓA. 21

2.4 CÁC PHƯƠNG ÁN THÁC PHƯƠ.. 22

2.4.1 Phương án 1: Máy đông hóa đơn giản áp dụng sản xuất quy mô nhỏ.22

2.4.2 Phương án 2: Máy đồng hóa loại trung sử dụng trong quy mô sản xuất vừa.23

2.4.3 Phương án 3: Máy đồng hóa loại lơn áp dụng trong nhà máy sản xuất24

2.5 CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ. 25

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG LÀM VIỆC CỦA MÁY TRỘN SIÊU TỐC. 27

3.1       XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ TƯƠNG QUAN CỦA 2 BULLEY TRÊN TẤM TRÊN. 27

3.2       TÍNH BỀN CANH QUẠT DƯỚI28

3.3       TÍNH BỀN CANH QUẠT TRÊN. 29

3.4       TÍNH Ổ LĂN. 29

3.5 TÍNH TOÁN BỘ TRUYỀN ĐAI29

3.5.1 Chọn loại đai29

3.5.2 Đường kính bánh đai D1 ( theo bảng 5-14)30

3.5.3 Đường kính bánh đai D230

3.5.4 Chọn sơ bô khoảng cách trục A. 30

3.5.5 Tính chiều dài đai l theo khoảng cách trục A sơ bộ. 30

3.5.6 Xác định chính xác khoảng cách trục A theo L. 30

3.5.7 Tính góc ôm . 30

3.5.8 Xác định số dây đai Z  cần thiết31

3.5.9 Định các kích thước chủ yếu của bánh đai ( loại A)31

3.5.10 Tính lực căng ban đầu S0 và lực tác dung lên trục R. 31

3.6 TÍNH CHỌN PISTONG.. 32

3.7 CHỌN ĐỘNG CƠ ĐIỆN. 32

3.8 TÍNH BỀN TRỤC CHÍNH. 33

CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH GIA CÔNG MỘT SỐ CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH. 34

4.1 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG TY. 34

4.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG BẠC LÓT. 39

4.3 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG TRỤC CHÍNH. 41

4.4 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG Ổ TRỤC. 47

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN. 59

5.1 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ MÁY. 59

5.2 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN. 59

5.2.1 Hướng dẫn sử dụng. 59

5.2.2 Bảo Quản. 59

5.3 HƯỚNG PHÁT TRIỂN MÁY. 60

CHƯƠNG 6: SẢN XUẤT THỬ MÔ HÌNH, ĐIỀU CHỈNH, SỬA CHỮA LẠI THIẾT KẾ. 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 63

  

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

 

Close