Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY HÀN ĐIỆN TRỞ

mã tài liệu 300600300285
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 590 MB Bao gồm tất cả file thiết kế CAD , file 2D ( bản vẽ lắp), bản vẽ chi tiết, quy trình công nghệ gia công các chi tiết điển hình , thuyết minh pdf,....... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY HÀN ĐIỆN TRỞ
giá 1,995,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

Tên đề tài: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY HÀN ĐIỆN TRỞ

Với các yêu cầu sau:

A- PHẦN BẢN VẼ:

1. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý.

2. Bản vẽ lắp/cụm của máy.

3. Bản vẽ các chi tiết gia công của máy.

4. Bản vẽ sơ đồ nguyên công của qui trình công nghệ gia công

B- PHẦN THUYẾT MINH:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết.

Chương 3: Phương hướng và các giải pháp. Chương 4: Tính toán thiết kế máy.

Chương 5: Chế tạo thử nghiệm. Kết luận – kiến nghị.

Tài liệu tham khảo.

LỜI NÓI ĐẦU

Thiết kế máy là một nghành quan trọng trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống nói chung, vì vậy nếu chọn thiết kế chuyên về máy hàn thì cũng rất phong phú và đa dạng.

Sự phát triển của ngành cơ khí cùng với sự ứng dụng công nghệ mới đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.Từ đó chúng em đã chọn đề tài “ MÁY HÀN ĐIỆN TRỞ” với mục đích vận dụng những kiến thức đã học và tìm hiểu thêm về lĩnh vực hàn.

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu  thiết kế đồ án với sự chỉ bảo nhiệt tình của quý thầy cô giáo .Sự nhiệt tình tận tụy đó đã dẫn dắt em trong suốt thời gian qua, chúng em vô cùng biết ơn . Và càng quý hơn với sự hướng dẫn chỉ bảo của thầy trong suốt quá trình thiết kế MÁY HÀN ĐIỆN TRỞ(Đồ án tốt nghiệp) cũng như suốt thời gian chúng em học tại trường.

Trong quá trình thiết kế và tính toán còn nhiều thiếu sót do thiếu kinh nghiệm thực tế. Chúng em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy để hoàn thiện hơn.

Chúng em chân thành cảm ơn!

MỤCLỤC

LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................................ 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.................................................................. 4

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG............................................................................................. 5

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ MÁY HÀN ĐIỆN TRỞ .................................................. 6

1.1      SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH HÀN: .......................... 6

1.2      GIỚI THIỆU HÀN ĐIỆN TRỞ: ............................................................................ 8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................... 10

2.1.     ĐỊNH NGHĨA HÀN ĐIỆN TRỞ .......................................................................... 10

2.2.     ĐẶC ĐIỂM HÀN ĐIỆN TRỞ. ............................................................................. 10

2.3.     CÁC PHƯƠNG PHÁP HÀN ĐIỆN TRỞ............................................................ 10

2.4.     ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP HÀN ĐIỆN TRỞ ........................ 12

2.5.     BẢNG THÔNG SỐ HÀN THÉP CACBON THẤP ........................................... 14

2.6.     PHÂN LOẠI MÁY HÀN ĐIỆN TRỞ .................................................................. 14

2.7.     CẤU TẠO MÁY HÀN ĐIỆN TRỞ ...................................................................... 16

2.8.     NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG ................................................................................ 18

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP............................................... 20

3.1      PHƯƠNG HƯỚNG ............................................................................................... 20

3.2      CÁC GIẢI PHÁP. .................................................................................................. 20

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY .............................................................. 22

4.1      PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG. ................................................................. 22

4.2      TRA CHẾ ĐỘ CẮT ............................................................................................... 37

CHƯƠNG 5: ...................................................................................................................... 117

5.1      KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC....................................................................................... 117

5.2      KẾT QUẢ CHƯA ĐẠT ĐƯỢC.......................................................................... 118

5.3      HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI........................................................................ 118

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Nghiên cứu đề tài: Thiết kế và chế tạo máy hàn điện trở

1.1 Sơ lược về lịch sử phát triển của ngành hàn:

-     Khoảng đầu thời đại đồ đồng, đồ sắt, con người đã biết hàn kim loại.

-     Năm 1802, nhà bác học Nga Pê-tơ-rốp đã tìm ra hiện tượng hồ quang điện và chỉ rõ khả năng sử dụng nhiệt năng của nó để làm nóng chảy kim loại, mở ra thời kỳ hàn hồ quang tay trong ngành công nghiệp đóng tàu.

-     Năm 1882 Kỹ sư Bê-na-đớt đã sử dụng hồ quang điện cực than để hàn kim loại.

-     Năm 1886 Tôm-sơn đã tìm ra phương pháp hàn tiếp xúc giáp mối và được ápdụng rất nhiều trong lĩnh vực công nghiệp vào năm 1903.

-     Năm 1887 Bê-na-đớt đã tìm ra phương pháp hàn điểm.

-     Năm 1888, Sla-via-nốp đã áp dụng điện cực nóng chảy - điện cực kim loại vào hồ quang điện, đến năm 1907, kỹ sư Thụy Điển Ken-Be đã phát hiện ra phương pháp ổn định quá trình phóng hồ quang và bảo vệ vùng hàn khỏi tác động của không khí xung quanh bằng cách lắp lên điện cực kim loại một lớp vỏ thuốc. Việc ứng dụng que hàn bọc thuốc bảo đảm chất lượng của mối hàn.

-     Thời kỳ phát triển cao của công nghiệp hàn đã được mở ra vào những năm cuối30 và đầu 40 thế kỷ XX, sau những công trình nổi tiếng của viện sĩ E. O. Pa-tôn về hàn dưới thuốc. Phương pháp hàn bán tự động và sau đó hàn tự động dưới lớp thuốc ra đời; sau đó nó được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, đó là thành tựu vô cùng to lớn của kỹ thuật hàn hiện đại. Cho đến nay, hàn dưới thuốc vẫn là phương pháp cơ khí hoá cơ bản trong kỹ thuật h àn, với những ưu điểm vượt trội về hiệu suất và chất lượng của mối hàn.

-     Từ những năm cuối 40, các phương pháp hàn trong khí bảo vệ được nghiên cứu và đưa vào sản xuất. Hàn trong khi bảo vệ làm tăng vọt chất lượng mối hàn và hiện nay là một trong những phương pháp hàn được sử dụng rộng rãi nhất, và đặc biệt là khả năng sử dụng dễ dàng ở nhiều tư thế hàn khác nhau.

-     Hàn xỉ điện là một phát minh nổi tiếng nữa của tập thể Viện Hàn điện B. O. Pa - tô(Ki-ép, Liên Xô). Quá trình hàn điện xỉ được các nhà bác học Xô Vi ết phát hiện năm1949, nghiên cứu và đưa vào sản xuất trong những năm 50. Phương pháp hàn điện xỉ ra đời và phát triển là một cuộc cách mạng kỹ thuật trong nghành chế tạo máy móc hạng nặng như lò hơi, tua bin, máy ép cỡ lớn, ….

-     Các phường pháp hàn ngày càng được nghiên cứu và cải tiến để nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng mối hàn, cũng như nâng cao khả năng tự động hóa. Hiện nay, có hơn 120 phương pháp hàn khác nhau, trong đó, các phương pháp hàn được sử dụng rộng rãi nhất là: hàn hồ quang tay, hàn b án tự động và tự

động dưới lớp thuốc (Submerged Arc Welding - SAW), hàn bán tự động trong

môi trường khí bảo vệ (MIG, MAG), hàn hồ quang dây hàn lõi thuốc (FCAW - Flux Cored Arc Welding), hàn hồ quang tự bảo vệ (Self -Shielded Arc Weld), hàn TIG. Một số phương pháp hàn mớiđang được nghiên cứu và đưa vào sản xuất như: hàn bằng tia điện tử (electron beam welding), laser beam, hàn siêu âm, hàn plasma hồ quang, v.v…

-     Nói chung, các phương pháp hàn ngày càng được hoàn thiện hơn và được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế quốc dân, kỹ thuật quốc phòng và đặc biệt là trong nghành du hành vũ trụ. Có thể nói hàn là một phương pháp gia công

kim loại tiên tiến và hiện đại.

-     Hàn ở Việt Nam cũng đã xuất hiện từ thời thượng cổ, hồi đó ông cha ta dã biết sử dụng hàn để làm ra những dụng cụ cần thiết phục vụ cho đời sống và cải tiến điều kiện lao động.

-     Trước cách mạng tháng tám, môn hàn rất ít được ứng dụng. Sau cách mạng tháng tám và trong thời kỳ kháng chiến, môn hàn được phát triển hơn, nó đã đóng góp vào nền công nghiệp quốc phòng mới mẻ của chúng ta. Sau hòa bình chúng ta đã sử dụng hàn rất nhiều trong cuộc cách mạng kỹ thuật và xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Nhiều công trình đồ sộ đã mọc lên sử dụng nhiều đến hàn như lò cao khu gang thép Thái Nguyên, nhà công nghiệp, tàu bè, nồi hơi v.v.... Tuy vậy việc nghiên cứu áp dụng các phương pháp hàn tiên tiến còn gặp nhiều khó khăn và chưa đủ điều kiện để phát triển mạnh mẽ.

-     Với lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật hàn, công nhân hàn lành nghề ngày càng đông đảo, chúng ta tin chắc rằng, kỹ thuật hàn ở Việt Nam sẽ ngày càng phát triển và được ứng dụng ngày càng nhiều vào sản xuất.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP

3.1 Phương hướng:

- Hiện nay có rất nhiều loại máy hàn điện trở, nhưng máy hàn điện trở cầm tay và máy

hàn điện trở có cần đạp được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất

- Phương hướng của nhóm chúng em là thiết kế và chế tạo máy hàn điện trở cầm tay. Vì máy hàn điện trở cầm tay dễ sử dụng, tính di động tốt, kích thước nhỏ gọn, trọng lượng thấp

3.2 Các giải pháp:

 Có 3 giải pháp hay được sử dụng nhất đó là:

-     Sử dụng tay cầm

+ Ưu điểm:

    Cơ cấu đơn giản dễ thiết kế

    Thích hợp để hàn vật nhỏ, nhẹ

    Có thể đứng ở mọi vị trí xung quanh máy để hàn

+ Nhượcđiểm

    Khó khăn trong việc hàn vật lớn, nặng vì chỉ cầm được 1 tay

 

-     Sử dụng cần đạp cơ

+ Ưu điểm

    Ta có thể cầm giữ vật hàn chắc chắn hơn, tiện lợi khi hàn chi tiết lớn hoặc nặng

    Thao tác dễ dàng

+Nhược điểm

    Thiết kế cơ cấu phức tạp

 

-     Sử cần đạp khí nén

+ Ưu điểm:

    Thích hợp cho máy cỡ lớn cần lực lớn để kẹp mỏ hàn

    Thao tác dễ dàng

+ Nhượcđiểm

    Chi phí thiết kế, sửa chữa cao

    Thiết kế cơ cấu phức tạp

 

 Lựa chọn giải pháp:

 

Close