Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐÁ GRANITE VÀ MARBLE

mã tài liệu 301400500024
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 100 MB Bao gồm tất cả file..., thiết kế CAD ( mặt bằng, móng,khung, khung chính, kiến trúc, mặt đứng, xà gồ, cột tường,thi công cọt và đào đất, ván khuôn, thi công móng và bảng tiến độ công trình, ..... , file thuyết minh, hình ảnh...Ngoài ra còn cung cấp thêm nhiều tài liệu liên quan tham khảo của ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐÁ GRANITE VÀ MARBLE
giá 1,859,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐÁ GRANITE VÀ MARBLE

                                  A-PHẦN KIẾN TRÚC

 

                      

 

vNhiệm vụ :

 

-         Giới thiệu công trình.

 

-         Các giải pháp thiết kế về kiến trúc của công trình.

 

-         Các giải pháp kỹ thuật của công trình.

 

-         Thể hiện các bản vẽ kiến trúc.

 

vBản vẽ :

 

-   KT-01: Mặt bằng nhà và mái công trình.

 

-   KT-02: Mặt đứng bên và mặt đứng đầu hồi

 

-   KT-03: Mặt cắt ngang và dọc nhà

 

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Đồ án tốt nghiệp là một môn học tổng hợp của tất cả các môn học chuyên ngành đào tạo. Đây là giai đoạn tập dượt cuối cùng của người sinh viên trước khi ra trường, đòi hỏi người thực hiện có khả năng tư duy tổng hợp, sáng tạo, phát huy tối đa các kỹ năng suy luận và thực hành. Có nhiều đề tài cho người sinh viên lựa chọn cho thiết kế đồ án tốt nghiệp. Kết cấu thép là loại kết cấu được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của ngành xây dựng, đặc biệt là xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng cầu hầm, xây dựng thủy lợi, thủy điện… Trong những năm gần đây ở Việt Nam, cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế nói chung và của  ngành xây dựng nói riêng, kết cấu thép ngày càng phát triển rộng rãi, đa dạng và phong phú hơn. Kiến thức về kết cấu thép là cần thiết cho mọi kỹ sư công trình và cán bộ kỹ thuật xây dựng.

 

Nhà công nghiệp bằng thép được sử dụng rộng rãi và ngày càng phổ biến trong các công trình xây dựng dân dụng. Đề tài này được em chọn làm đồ án tốt nghiệp, với công trình có tên là “Nhà máy sản xuất đá granite và marble”.

 

Đề tài tốt nghiệp này được thực hiện trong khoảng thời gian hơn 03 tháng cùng với nhiệm vụ tìm hiểu kiến trúc , thiết kế kết cấu , tìm biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công công trình. Bằng những kiến thức được trang bị tại trường với sự nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của  thầy Nguyễn Quốc Cường và thầy Nguyễn Đình Thám, em đã hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp. Thông qua đợt làm đồ án này em đã được bổ sung thêm nhiều kiến thức, rút ra được nhiều kinh nghiệm qúy báu cho bản thân.

 

Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đồ án này. Em xin cảm ơn toàn thể các thầy, các cô và các bạn sinh viên trong trường, những người đã giúp đỡ em trong suốt 4,5 năm học vừa qua cũng như trong thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp.

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH

            1. Tên công trình:

            Nhà máy sản xuất đá MARBLR và GRANITE

2. Giới thiệu chung:

Kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở các thành phố lớn nên nhu cầu thương mại và căn hộ văn phòng cho thuê cao cấp là rất cần thiết cho nhu cầu phát triển kinh tế của thành phố. Hiện nay, công trình kiến trúc cao tầng đang được xây dựng khá phổ biến ở Việt Nam với chức năng phong phú: nhà ở, nhà làm việc, văn phòng, khách sạn, ngân hàng, trung tâm thương mại. Và khi những công trình này được xây dựng lên thì nhu cầu về thẩm mỹ trang trí nội thất lại được đẩy lên hang đầu vì vậy việc sử dụng các loại gạch ốp, đá lát như Marble, Granite, đá hoa cương luôn được các Kiến Trúc Sư, các nhà đầu tư chú trong và được chọn làm điểm nhấn cho công trình của mình. Do đó những công trình nhà máy sản xuất đá Marble và Granite  này đã giải quyết được phần nào nhu cầu của các nhà thiết kế và đầu tư xây dựng cũng như nhu cầu cao về thẩm mỹ của người dân.Ttrong khi quỹ đất ở các thành phố lớn của nước ta vốn hết sức chật hẹp và tính chất sản xuất công nghiệp thì việc xây dựng nhà máy ở các tỉnh ngoại thành là hết sức phù hợp.

Mặt chính (mặt ngang) công trình quay về hướng Bắc-Nam, phía Tây là đường quốc lộ 1A, phía Nam giáp tập đoàn Honda Lock, phía Bắc giáp tập đoàn Showa Denko, phía đông giáp công ty Vinawind. Diện tích đất xây dựng: 3240m2. Công trình cao 14 m, theo phương đứng công trình gồm 1 tầng, theo phương ngang công trình gồm 2 nhịp. Công trình có 2 khu vệ sinh.

3. Địa điểm xây dựng:

            Địa chỉ: Khu công nghiệp Đồng Văn 2 – Huyện Duy Tiên – Tỉnh Hà Nam

            Vị trí công trình được thể hiện trên bản đồ sau:

Công trình nhà máy sản xuất đá Marble và Granite nằm ở một vị trí thuận lợi, nằm ngay bên cạnh trục đường quốc lộ 1A,giáp với đường cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình. Do đặc thù là một công trình sản xuất đá công nghiệp nên với vị trí như trên tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho công trình:

-         Công trình nằm sát quốc lộ 1A, một tuyến giao thông vận chuyện hết sức thuận lợi để vận chuyện nguyên vật liệu cũng như sản phẩm đi đên các tỉnh khác đặc biệt là thủ đô Hà Nội.

-         Các trục đường đi qua và bao quanh công trình khá thông thoáng và rộng rãi rất phù hợp với tính chất sản xuất công nghiệp của công trình tạo điều kiện cho việc giao thông từ các nơi đến công trình cũng như từ công trình đến các nơi khác dễ dàng và thuận lợi.   

 

CHƯƠNG II. CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ

KIẾN TRÚC CỦA CÔNG TRÌNH

1. Giải pháp tổng mặt bằng:

-         Công trình là 1 quần thể kiến trúc liền khối với nhiều công năng khác nhau đối xứng qua trục giữa DD theo phương dọc nhà và đối xứng qua nhịp 8-9 theo phương ngang nhà. Công trình gồm một tầng được bố trí làm hai nhịp có chia công trình làm hai phần với hai cầu trục trên một khung, phần mái của công trình được bố trí cửa trời nhằm giả quyết vấn đề ánh sáng và thông gió cho công trình. Tổng thể công trình lấy nhu cầu sản xuất sơ đồ công năng của nhà là chính.

-         Công trình được chia làm nhiều khu vực với những chức năng khác nhau như khu để vật liệu đá nguyên liệu, khu máy cưa máy xẻ, khu máy cắt máy tiên, khu máy mài…Các khu chức năng này được bố trí theo trình tự phù hợp với dây chuyền sản xuất của công trình.

-         Đảm bảo giao thông theo phương ngang, do tính chất là nhà máy sản xuất đá công nghiệp nên giao thông đi lại chủ yếu trong công trình là giao thông dành cho xe cơ giới nhỏ và lớn.

2. Giải pháp mặt đứng:

-         Mặt đứng phía trước, phía sau không có sự thay đổi kích thước theo phương ngang mang tính đối xứng vừa tạo thêm không gian làm việc vừa tạo sự đồng nhất của hai cầu trục theo 2 chiều. Các cửa sổ được bố trí dọc hai bên nhà nhằm tạo sự thông thoáng về giá và ánh sang cho công trình.

MẶT ĐỨNG HỒI TRỤC 1-1

MẶT ĐỨNG HỒI TRỤC 16-16

3. Giải pháp cấu tạo mặt cắt:

-         Nền công trình gồm: đất tự nhiên, cát tôn nền tưới nước đầm kỹ (K=0.95), tấm polymer chống ẩm dày 0.2mm, nền bê tông mác M200 dày 150mm.

-          Mái nhà xưởng: sử dụng mái có xà gồ. Là mái dùng các xà gồ kê lên xà ngang để đỡ tấm mái là các tấm tôn dày 0.45mm, độ dốc là 15%. Khoảng cách các xà gồ được tính toán cụ thể, nhịp của xà gồ chính là bước của xà ngang B.

-         Nhà xưởng 1 tầng 2 nhịp:

  • Nhịp khung L1 = L2 = 18m.
  • Bước khung B = 6m
  • 2 cột biên cao 9,4m, cột giữa cao 12m.
  • Cao trình vai cột : 6m

-         Kết cấu khung ngang : cột và xà ngang. Cột là loại cột đặc, tiết diện không đổi theo chiều dài cột. Xà ngang là dầm, tiết diện thay đổi.

MẶT CẮT A-A

 

CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CỦA CÔNG TRÌNH.

1. Hệ thống thông gió và chiếu sáng:

-          Hệ thống thông gió:

  • Công trình được đảm bảo thông gió tự nhiên nhờ hệ thống cựa trời và cửa sổ,mỗi nhịp khung đều được bố trí cửa sổ có kích thước, vị trí hợp lí.
  • Công trình có hệ thống quạt đẩy, quạt hút, để điều tiết nhiệt độ và khí hậu, bụi đa đảm bảo yêu cầu thông thoáng cho làm việc và vệ sinh môi trường.
  • Tại các buồng vệ sinh có hệ thống quạt thông gió.

-         Hệ thống chiếu sáng đảm bảo độ rọi từ 20 ¸ 40 lux. Hệ thống chiếu sáng cả ban đêm và ban ngày để đảm bảo giao thông cho việc đi lại. Đối với các khu vực có thêm yêu cầu chiếu sáng đặc biệt để sản xuất cưa xẻ, khoan cắt tiện đá thì được trang bị các thiết bị chiếu sáng cấp cao.

Bên cạnh đó công trình cũng được chiếu sang tự nhiên khá thông thoáng nhờ hệ thống cửa sổ được bố trí đều giữa các bước khung nhẵm đảm bảo chiếu sang và thông gió tự nhiên cho công trình.

2. Hệ thống giao thông cho công trình :

-         Là phương tiện giao thông theo phương dọc nhà, có hai cửa chính được bố trí ở hai đầu hồi. Phương tiện vận chuyển và con người lưu thông theo phương ngang còn theo phương đứng chỉ có vật liệu và sản phẩm được vận chuyển nhờ cầu trục.

-         Trong nhà còn bố trí một hệ thống đường ray cho xe vận chuyển vật liệu cũng như sản phẩm sau chế tạo.

-         Đồng thời để đảm bảo an toàn khi có hoả hoạn xảy ra hai bên nhà còn bố trí một số cửa thoát hiểm.

3. Hệ thống cấp điện nước và thông tin :

a)     Hệ thống cấp điện.

-         Nguồn điện được cung cấp liên tục và ổn định được lấy từ tuyến điện cao thế 110KV đi gần ranh giới phía Nam của Khu công nghiệp Đồng Văn.

-         Mạng lưới điện cao thế được cung cấp dọc các đường giao thông nội bộ trong KCN. Công trình có trạm biến áp riêng, ngoài ra còn có máy phát điện dự phòng.

-         Trong công trình các thiết bị cần thiết phải sử dụng đến điện năng :

  • Các loại động cơ của máy xẻ, máy cưa, máy cắt, máy khoan, máy mài…
  • Các loại động cơ điện của xe con, các máy vận chuyển bằng điện
  • Các loại thiết bị chiếu sáng : bóng huỳnh quang, bóng sợi đốt…
  • Hệ thống thông gió, quạt hút bụi..

-         Các bảng điện, ổ cắm, công tắc được bố trí ở những nơi thuận tiện, an toàn cho người sử dụng, phòng tránh hoả hoạn trong quá trình sử dụng.

 

vPhương thức cấp điện

-         Toàn công trình cần được bố trí một buồng phân phối điện ở vị trí thuận lợi cho việc đặt cáp điện ngoài vào và cáp điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện bên trong công trình. Buồng phân phối này được bố trí ở phòng kỹ thuật.

-         Từ trạm biến thế ngoài công trình cấp điện cho buồng phân phối trong công trình bằng cáp điện ngầm dưới đất. Từ buồng phân phối điện đến các tủ điện các loại động cơ. Tại các tủ điện của các động cơ có các ổn áp và cầu dao điện để đóng mở ngồn điện.

-         Dùng Aptomat để khống chế và bảo vệ cho từng đường dây, từng khu vực, từng phòng sử dụng điện .

b)     Hệ thống cấp , thoát nước: 

-         Cấp nước:

  • Nhà máy cung cấp nước trong KCN được xây dựng với công suất 19000 m3/ngày.
  • Hệ thống cấp nước được đấu nối đến tận chân tường rào nhà máy.
  • Nước cung cấp cho nhà máy được lấy từ hệ thống này thong qua máy bơm bơm lên bể chứa nước.
  • Cấp nước bên trong công trình.

Theo qui mô và tính chất của công trình, nhu cầu sử dụng nước như sau:

  • Nước cung cấp cho máy cưa, máy xẻ, máy mài...
  • Nước dùng cho sinh hoạt, vệ sinh
  • Nước dùng cho phòng cháy, cứu hoả;

            Để đảm bảo nhu cầu sử dụng nước cho toàn công trình, yêu cầu cần có 1 bể chứa nước 100m3.

             Giải pháp cấp nước bên trong công trình: Sơ đồ phân phối nước được thiết kế theo tính chất và điều kiện kĩ thuật của nhà công nghiệp, hệ thống cấp nước có thể phân vùng tương ứng cho các khối, mô đun sản xuất. Đối với hệ thống cấp nước có thiết kế, tính toán các vị trí đặt bể chứa nước, két nước, trạm bơm trung chuyển để cấp nước đầy đủ cho toàn công trình.

-         Thoát nước và nước thải :

Hệ thống thoát nước mưa và nước thải (nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt) được xây dựng riêng biệt. Nước mưa được thu gom qua hệ thống cống và thoát ra các sông trong khu vực. Nước thải được thu gom về Nhà máy xử lý nước thải của KCN.

  • Lưu lượng thoát nước bẩn : 40 l/s.
  • Hệ thống thoát nước trên mái, yêu cầu đảm bảo thoát nước nhanh, không bị tắc nghẽn.
  • Bên trong công trình, hệ thống thoát nước bẩn được bố trí qua tất cả các ống thoát nước chạy ngầm trong nhà.
  • Những ống cấp nước : dùng ống sắt tráng kẽm có D =(15 - 50)mm, nếu những ống có đường kính lớn hơn 50mm, dùng ống PVC áp lực cao.

-         Vật liệu chính của hệ thống cấp , thoát nước:

-         Thoát nước: Để dễ dàng thoát nước bẩn, dùng ống nhựa PVC có đường kính 110mm hoặc lớn hơn, đối với những ống đi dưới đất dùng ống bê tông hoặc ống sành chịu áp lực.

            Thiết bị vệ sinh tuỳ theo điều kiện mà áp dụng các trang thiết bị cho phù hợp, có thể sử dụng thiết bị ngoại hoặc nội có chất lượng tốt, tính năng cao.

c)      Thông tin:

Hệ thống thông tin được lấy từ hệ thống cáp quang và mạng truyền thông FPT của địa phương.

4. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy :

            Giải pháp phòng cháy, chữa cháy phải tuân theo tiêu chuẩn phòng cháy-chữa cháy cho nhà công nghiệp của Việt Nam hiện hành. Hệ thống phòng cháy- chữa cháy phải được trang bị các thiết bị sau:

-         Hộp đựng ống mềm và vòi phun nước được bố trí ở các vị trí thích hợp của công trình

-         Máy bơm nước chữa cháy được đặt ở phòng kĩ thuật.

-         Bể chứa nước chữa cháy.

-         Hệ thống chống cháy tự động bằng hoá chất.

-         Hệ thống báo cháy gồm : đầu báo khói, hệ thống báo động.

5. Hệ thống chống sét và nối đất:

-         Hệ thống chống sét gồm: kim thu lôi, hệ thống dây thu lôi, hệ thống dây dẫn bằng thép, cọc nối đất ,tất cả được thiết kế theo đúng qui phạm hiện hành.

-         Toàn bộ trạm biến thế, tủ điện, thiết bị dùng điện đặt cố định đều phải có hệ thống nối đất an toàn, hình thức tiếp đất : dùng thanh thép kết hợp với cọc tiếp đất.

B-PHẦN KẾT CẤU

(45%)

vNhiệm vụ :

-         Chọn giải pháp kết cấu của công trình.

-         Xác định tải trọng tác dụng lên khung.

-         Tính toán tổ hợp nội lực (khung chính và đầu hồi)

-         Tính toán thiết kế khung trục 2.

-         Tính toán thiết kế cột sườn tường đầu hồi.

-         Xác định phương án và tính toán móng.

vBản vẽ :

-         KC-01: Mặt bằng và chi tiết móng

-         KC-02: Mặt bằng kết cấu

-         KC-03: Xà gồ và cột sườn tường

-         KC-04: Chi tiết khung chính

-         KC-05: Chi tiết khai triển khung chính

 

CHƯƠNG I- GIẢI PHÁP  KẾT CẤU –MẶT BẰNG KẾT CẤU

  1. Lựa chọn giải pháp kết cấu :

            Về mặt kết cấu, với đặc điểm là nhà công nghiệp sản xuất quy mô lớn, tuy công trình chỉ có một tâng nhưng lại cấu tạo hai nhịp với nhịp vượt lớn =18m. Chiều cao của công trình lại lớn lên tới 15,6m (tại vị trí đỉnh cửa trời). Khi đó độ bền vững và chuyển vị của nó do tải trọng ngang sẽ quyết định đến giải pháp kết cấu của toàn công trình. Từ đó đặt ra một nhiệm vụ quan trọng cho kĩ sư kết cấu trong việc lựa chọn giải pháp kết cấu chịu lực cho công trình. Việc chọn các hệ kết cấu chịu lực khác nhau, có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề về bố trí mặt bằng, hình khối, độ cao, yêu cầu kĩ thuật thi công, tiến độ thi công, giá thành xây dựng và công tác vần chuyển. Nhà công nghiệp chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau đây:

-         Ảnh hưởng của tải trọng ngang do gió.

-         Ảnh hưởng của sự làm việc của cầu trục.

-         Chuyển vị ngang tải đỉnh cột và độ võng của xà ngang.

-         Ổn định tổng thể chống lật và chống trượt.

-         Độ ổn định của nền móng công trình.

            Do đó trong thiết kế nhà công nghiệp phải quan tâm đến  nhiều vấn đề phức tạp như xác định chính xác tải trọng, tổ hợp tải trọng, sơ đồ tính, kết cấu móng kết cấu chịu lực ngang, ổn định tổng thể và động học công trình.

Từ những yêu cầu trên em xin được đề xuất phương án kết cấu cho công trình như sau:

Hệ kết cấu khung ngangnhà 1 tầng 2 nhịp:

             Là hệ kết cấu được tạo thành từ các thanh đứng (cột) phía dưới liên kết ngàm với móng và phía trên liên kết cứng với các thanh ngang (xà) tại các chỗ giao nhau giữa chúng (nách khung ) tạo thành các khung phẳng chịu lực. Các khung phẳng lại được liên kết với nhau qua các thanh chống dọc, hệ thống xà gồ, cầu trục và hệ giằng cột, mái tạo thành các khối khung không gian có các mặt bằng vuông, hình chữ nhật.

            Với hệ kết cấu này, khung (cột và xà) chịu toàn bộ tải trọng đứng; còn dưới tác động của tải trọng ngang, các hệ dàn sẽ có vai trò phân phối lực dọc giữa các cột khung, cản trở chuyển vị xoay của cả hệ và làm giảm mô men uốn ở phần dưới khung.

             Ưu điểm của hệ kết cấu này là tạo được hệ không gian sử dụng lớn, bố trí mặt bằng dễ dàng và linh động trong việc khai thác sử dụng.

 Hệ giằng

Hệ giằng là bộ phận kết cấu liên kết các khung ngang lại tạo thành hệ kết cấu không gian. Hệ giằng bảo đảm sự bất biến hình và độ cứng không gian cho nhà; chịu các tải trọng tác dụng theo phương dọc nhà, vuông góc với mặt phẳng khung như gió thổi lên tường đầu hồi; bảo đảm ổn định cho các cấu kiện chịu nén của kết cấu: thanh dàn, cột. Hệ giằng còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho việc dựng lắp, thi công. Hệ giằng bao gồm hai nhóm: Hệ giằng mái và hệ giằng cột

Hệ giằng cột: bố trí hai lớp giằng cột: hệ giằng cột trên (từ mặt dầm hãm đến đầu cột) và hệ giằng cột dưới (từ mặt nền đến mặt dầm vai). Hệ giằng cột được bố trí ở giữa khối nhà và hai khối hai đầu nhà.

Hệ giằng mái: Hệ giằng mái được bố trí ở chỗ có hệ giằng cột. Theo chiều cao tiết diện xà, giằng mái bố trí lệch lên phía trên (để giữ ổn định cho xà khi chịu tải bình thường – cánh trên  của xà chịu nén); khi khung chịu tải gió, cánh dưới của xà.

Hệ sườn tường

Tường được xây xung quanh nhà, ngoài tác dụng bao che, còn có tác dụng chống ồn, bụi, cách nhiệt và chịu tải trọng gió thổi vào nhà để truyền vào khung. Tường được xây bằng gạch. Để đỡ các mảng tường này ta phải bố trí các hệ sườn tường : cột sườn tường, các thanh giằng chéo.

  1. Giải pháp về vật liệu :

Sử dụng vật liệu thép cho hệ kết cấu khung ngang.

Ưu điểm :

-         Có khả năng chịu lực lớn và độ tin cậy cao.

-         Trọng lượng nhẹ hơn bê tông.

-         Vận chuyển và lắp đặt dễ dàng.

-         Tính công nghiệp hóa cao.

Hệ kết cấu móng thì sử dụng bê tông cốt thép đổ tại chỗ.

            3. Sơ bộ chọn kích thước tiết diện

a.  Số liệu thiết kế

Thiết kế khung ngang nhà công nghiệp 1 tầng, 2 nhịp có cầu trục. Các số liệu TK:

-         Nhịp khung: L1 = L2 = 18 m.

-         Bước khung: B = 6 m; toàn bộ nhà dài 15B = 90 m.

-         Sức trục: Q = 5 tấn

-         Cao trình đỉnh cột biên: h1 = 9,4 m

-         Cao trình đỉnh cột giữa: h2 = 12 m

-         Cao trình vai cột: h = 6 m.

-         Chiều cao dầm cầu trục: hdct = 0,6 m

-         Tải trọng gió: Vùng gió: IIIB (Hà Nam), W0 = 125 daN/m2

b. Sơ đồ kết cấu khung ngang

Khung ngang gồm cột đặc, xà ngang tiết diện chữ I. Cột có tiết diện không đổi liên kết ngàm với móng, liên kết cứng với xà. Theo yêu cầu cấu tạo thoát nước, chọn xà ngang có độ dốc với góc dốc a = 8,50 ( tương đương i = 15%). Do tính chất làm việc của khung ngang chịu tải trọng bản thân và tải trọng gió là chủ yếu, nên thông thường nội lực trong xà ngang ở vị trí nách khung thường lớn hơn nhiều nội lực tại vị trí giữa nhịp. Cấu tạo xà ngang có tiết diện thay đổi, khoảng biến đổi tiết diện cách đầu cột một đoạn (0,35 ¸ 0,4) chiều dài nửa xà. Tiết diện còn lại lấy không đổi.

Cửa mái chạy dọc suốt chiều dài nhà, mang tính chất thông gió, chọn chiều cao cửa mái là 2,5m và chiều rộng cửa mái là 3m.

b.1. Kích thước theo phương đứng

-         Cột biên : tổng chiều cao h1 = 9,4 m

+ Chiều cao cột dưới: Hd = 6 m

+ Chiều cao cột trên: Htr

Htr = h1– Hd = 9,4 – 6 = 3,4m

-         Cột giữa : tổng chiều cao h2 = 12m

+ Chiều cao cột dưới: Hd = 6 m

+ Chiều cao cột trên: Htr

Htr = h2 – Hd = 12 – 6 = 6m

b.2. Kích thước theo phương ngang

-         Nhịp nhà (lấy theo trục định vị tại mép ngoài cột) là: L = 18m

Lấy gần đúng nhịp cầu trục là: S = 16 m, khoảng cách an toàn từ trục ray đến mép trong cột: Zmin = 180 mm.

-         Sơ bộ chọn kích thước tiết diện khung ngang:

vTiết diện cột

-         Cột biên

Chiều cao tiết diện : h = (1/10 ¸ 1/15)h1 = (63¸94)cm chọn h = 65cm

Bề rộng b = (0,3¸0,5)h = (21¸ 35) cm

chọn b=25cm

            Chiều dày bản bụng tw = (1/70 ¸ 1/100)h. Để đảm bảo điều kiện chống gỉ, không nên chọn tw quá mỏng: tw > 6mm.

            tw = (1/70 ¸ 1/100)h = (7¸10)mm chọn 10 mm

            Kích thước tiết diện cột thường chọn sơ bộ theo các điều kiện sau:

 Chiều dày bản cánh tf > tw =10mm. Chọn 12mm

Chọn sơ bộ kích thước tiết diện cột:

+ Chiều cao tiết diện:          h = 65 cm

+ Bề rộng tiết diện cột:        b = 25 cm

+ Chiều dày bản bụng:        tw = 10 mm

+ Chiều dày bản cánh:        tf = 12 mm

-         Cột giữa

Chọn sơ bộ kích thước tiết diện cột bằng tiết diện cột biên :

+ Chiều cao tiết diện:          h = 65 cm

+ Bề rộng tiết diện cột:        b = 25 cm

+ Chiều dày bản bụng:        tw = 10 mm

+ Chiều dày bản cánh:        tf = 12 mm

Kiểm tra lại khoảng cách an toàn từ ray cầu trục đến mép trong cột:

            Z = 0,5(L – (0,5hg + hb) – S) = 0,5(18 – 0,975 – 16) = 0,5125

Trong đó:

            L: là nhịp nhà.

            hb: là chiều cao tiết diện cột biên

hg: là chiều cao tiết diện cột giữa

            S: là nhịp cầu trục

Z = 0,5125m ³ Zmin = 0,18m. Thỏa mãn điều kiện an toàn.

vTiết diện xà mái

            Kích thước tiết diện cột thường chọn sơ bộ theo các điều kiện sau:

-         Chiều cao tiết diện nách khung không nhỏ hơn h = = 45 cm

Chọn td nách khung h1 = 65cm, td giữa khung h2 = 40cm

-         Bề rộng b = (0,2 ¸ 0,5)h1 và b ³ 180mm, thường lấy bề rộng cánh dầm bằng bề rộng cột. Chọn b = 25 cm

-         Chiều dày bản bụng tw nên chọn vào khoảng (1/70 ¸ 1/100)h. Để đảm bảo điều kiện chống gỉ, không nên chọn tw quá mỏng: tw > 6mm.

-         Chiều dày bản cánh tf =.

Chọn sơ bộ kích thước tiết diện dầm:

+ Chiều cao tiết diện xà tại nách khung:              h1 = 65 cm

+ Chiều cao tiết diện xà tại giữa khung:               h2 = 40 cm

+ Bề rộng tiết diện:                                                  b = 25 cm

+ Chiều dày bản bụng xà:                                       tw = 0,8 cm

+ Chiều dày bản cánh xà:                                       tf = 1,0 cm

-         Vị trí thay đổi tiết diện xà mái cách đầu cột một đoạn ( bằng = 0,35 ¸ 0,4 chiều dài nửa xà) L = 3.5m.

v Tiết diện vai cột

            Kích thước tiết diện vai cột phụ thuộc vào tải trọng cầu trục (lực tập trung do áp lực đứng của cầu trục và trọng lượng bản thân dầm cầu trục, trọng lượng ray, dầm hãm, dàn hãm và hoạt tải trên cầu trục) và nhịp dầm vai (khoảng cách từ điểm đặt lực tập trung đến mép cột). Sơ bộ chọn tiết diện dầm vai:

+ Chiều cao tiết diện vai cột:                     h = 45 cm

+ Bề rộng tiết diện vai cột:                         b = 25 cm

+ Chiều dày bản bụng vai cột:                   tw = 0,8 cm

+ Chiều dày bản cánh vai cột:                   tf = 1,0 cm

Đối với khung hồi: lấy tiết diện cột: h=45cm, b=25cm, tw=0,8cm, tf=1,2 cm. Tiết diện xà : h=40cm, b=25cm, tw=0,8cm, tf=1,2 cm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SƠ ĐỒ KHUNG

CHƯƠNG II – TẢI TRỌNG VÀ NỘI LỰC

  1. XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG

vVới khung điển hình

1. Tĩnh Tải

a.Tĩnh tải mái: (đưa về phân bố đều trên xà mái)

gc = (gc1 + gc2 + gc3) . B

Trong đó:       gc1 là trọng lượng tôn lớp trên 1m2 mái

gc1 = 8daN/m2

gc2là trọng lượng xà mái,hệ dàn quy trên 1m2 mái

gc2 = 1,2α . L = 1,2 . 0,5 . 6 = 3,6 daN/m2

gc3 là trọng lượng xà gồ quy đổi trên 1m2 mái

(dùng xà gồ C14, d = 1.5m => gc3 = 12,3/1,5= 8,2 daN/m2)

ðgc = (8 + 3,6 + 8,2) . 6 = 118,8 daN/m2

b.Trọng lượng dầm cầu trục

Gdct = αdct . L2dct   dct = 30; Ldct = 6m)

ðGdct  = 30 . 62 = 1080 daN

c.Trọng lượng bản thân dầm hãm

Gdh = 500 daN

d.Trọng lượng bản thân cánh cửa trời và bậu cửa trời.

Trọng lượng panel bậu ở chân mái: 100-150 daN/m dài bậu

ðGbc= 100 . 6 = 600 daN

­­            Trọng lượng cửa kính: 30 – 40 daN/m2 cánh cửa   (B = 6m; Hcm = 2m)

ðGck = 35 .6 . 2 = 420 daN

ðGbc + ck = 600 + 420 = 1020 daN

e.Trọng lượng kết cấu bao che

Trọng lượng tôn và xà gồ(tải trọng phân bố đều theo chiều cao cột)

gbc= gton + gxg = 8 + 8,2 = 16,2 daN/m2

ðgbc= 16,2 . 6 = 97,2 daN/m

2. Hoạt tải sửa chữa mái

 Hoạt tải sửa chữa mái lấy theo TCVN 2737-1995

Pc = 30 daN/m2

Mái dốc 8,5o nên hoạt tải sửa chữa là: P = 30 .6 .cos 8,5 = 178,02 daN/m

3. Hoạt tải cầu trục

Từ sức trục Q = 5T. Nhịp cầu trục Lc = 16m

Tra bảng số liệu cầu trục có:

-         Bề rộng cầu trục: Bct = 2LK = 2 . 1825 = 3690 m

-         Khoảng cách 2 bánh xe: R = 2700 m

-         Số lượng bánh xe trên 1 cầu trục: no = 2

-         Áp lực bánh xe trên ray:     Pmax = Rmax = 3530 daN

Pmin  = Rmin = 1030 daN

Trọng lượng xe con của cầu trục: Gxe = 0,51 T

a.Xác định áp lực thẳng đứng của cầu trục lên vai cột

Dmax = nc .Pmax . ∑yi

Dmin  = nc . Pmin  . ∑yi

Trong đó: nc là hệ số tổ hợp do cả 2 cầu trục chế độ làm việc nhẹ và trung bình

∑yi: tổng tung độ các đường ảnh hưởng tại vị trí các bánh xe,lấy với tung độ ở gối=1

ð∑yi = 0,55 + 0,835 + 0,385 + 1 = 2,77

ðDmax = 0,85 . 2,77 . 3530 = 8311,385 daN

ðDmin = 0,85 . 2,77 . 1030 = 2425.135 daN

b.Xác định lực xô ngang T (lực hãm ngang)

Khi xe con hãm phát sinh lực quán tính tác dụng ngang nhà theo phương chuyển động ngang nhà. Tại các bánh xe của cầu trục xuất hiện lực ngang tiêu chuẩn Tc1. Các lực này cũng di động như các lực P và do đó sẽ gây lực ngang tập trung T cho cột. Cách tính T cũng xếp bánh xe trên đường ảnh hưởng. Lực T truyền lên cột qua dầm hãm hoặc các chi tiết liên kết dầm cầu trục với cột nên điểm đặt tại cao trình mặt dầm cầu trục( hoặc mặt dầm hãm). Có thể hướng vào hoặc ra khỏi cột

Tc1 = 0,05 . ( Q + Gxe )/no = 0,05 . ( 5 + 0,51 )/ 2 = 0,138 T = 138 daN

ð    Lực hãm ngang : T = nc .Tc1 . ∑yi = 0,85 . 138 .2,77  = 324,92 daN

4. Tải trọng gió

Áp lực gió tác dụng lên khung được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 2737-1995

q =  Wo . k .C . B

Trong đó:       q là áp lực gió phân bố trên mét dài khung

o là áp lực gió tiêu chuẩn ( ở Hà Nam có Wo = 125 daN/m)

K là hệ số phụ thuộc vào độ cao

C là hệ số khí động phụ thuộc vào dạng kết cấu

B là bước khung

a.Gió thổi ngang nhà

Từ góc nghiêng α = 8,5ovà H/L = 10/36 = 0,278

        B/L = 6/36 = 0,167

ðCe1 = -0,249; Ce2 = -0.4; Ce3 = -0,4

Hệ số khí động K được tra từ phụ lục 1.Địa hình B

Sơ đồ khí động trường hợp gió thổi ngang nhà

Trong đó: h1= H = 10 m => K1 = K­8 = 1

        h2 = 2,475 m => K2 =K7 = 1,04

        h3 = 2,5 m => K3 = K6 = 1,07

        h4 = 0.225 m => K4 = K5 = 1,08

q> 0 ứng với gió có chiều đẩy vào

q< 0 ứng với gió có chiều hút ra

q = k .c .B .Wo

Bảng tính hoạt tải gió ngang

Vị trí

Wo(daN/m2)

K

c

B(m)

Q(daN/m)

q1

125

1

+0,8

6

600

q2

125

1,04

-0,25

6

-195

q3

125

1,07

+0,7

6

561,75

q4

125

1,08

-0,8

6

-648

q5

125

1,08

-0,6

6

-486

q6

125

1,07

-0,6

6

-481,5

q7

125

1,04

-0,5

6

-390

q8

125

1

-0,4

6

-300

b.Trường hợp gió thổi dọc nhà.

Hệ số khí động trên 2 mái là -0.7

Hệ số khí động trên cột là Ce3

 L/∑B = 36/90 = 0,4< 1 và  H/∑B = 10/90 = 0,09< 0,5

ðCe3 = -0,4 tức là gió có chiều hút ra cho cả 2 cột

Vị trí q1 và q8:   q1 =q8 =125 .1 . (-0,4) . 6 = -300 daN/m

Vị trí q2 và q7:   q2 =q7 =125 .1,04 . (-0,7) . 6 = -546 daN/m

Vị trí q3 và q6:   q3 =q6 =125 . 1,07 . (-0,4) . 6 = -321 daN/m

Vị trí q4 và q5:   q4 =q5 =125 . 1,08 . (-0,7) . 6 = 567 daN/m

Sơ đồ hệ số khí động trường hợp gió thổi dọc nhà

vVới khung đầu hồi

1. Tĩnh Tải

a. Tĩnh tải mái: (đưa về phân bố đều trên xà mái)

gc = (gc1 + gc2 + gc3) . B

Trong đó:       gc1 là trọng lượng tôn lớp trên 1m2 mái

gc1 = 8daN/m2

gc2là trọng lượng xà mái,hệ dàn quy trên 1m2 mái

gc2 = 1,2α . L = 1,2 . 0,5 . 6 = 3,6 daN/m2

gc3 là trọng lượng xà gồ quy đổi trên 1m2 mái

(dùng xà gồ C14, d = 1.5m => gc3 = 12,3/1,5= 8,2 daN/m2)

ðgc = (8 + 3,6 + 8,2) . 3 = 59,4 daN/m2

b. Trọng lượng dầm cầu trục

Gdct = αdct . (L/2)2dct   dct = 30; Ldct = 6m)

ðGdct  = 30 . 32 = 270 daN

c. Trọng lượng bản thân dầm hãm

Gdh = 250 daN

d. Trọng lượng bản thân cánh cửa trời và bậu cửa trời.

Trọng lượng panel bậu ở chân mái: 100-150 daN/m dài bậu

ðGbc= 100 . 3 = 300 daN

­­            Trọng lượng cửa kính: 30 – 40 daN/m2 cánh cửa   (B = 6m; Hcm = 2m)

ðGck = 35 .3 . 2 = 210 daN

ðGbc + ck = 300 + 210 = 510 daN

e. Trọng lượng kết cấu bao che

Trọng lượng tôn và xà gồ(tải trọng phân bố đều theo chiều cao cột)

gbc= gton + gxg = 8 + 8,2 = 16,2 daN/m2

ðgbc= 16,2 . 3 = 48,6 daN/m

 2.Hoạt tải sửa chữa mái

 Hoạt tải sửa chữa mái lấy theo TCVN 2737-1995

Pc = 30 daN/m2

Mái dốc 8,5o nên hoạt tải sửa chữa là: P = 30 .3 .cos 8,5 = 89,01 daN/m

3. Hoạt tải cầu trục

Từ sức trục Q = 5T. Nhịp cầu trục Lc = 16m

Tra bảng số liệu cầu trục có:

-          Bề rộng cầu trục: Bct = 2LK = 2 . 1825 = 3690 m

-         Khoảng cách 2 bánh xe: R = 2700 m

-         Số lượng bánh xe trên 1 cầu trục: no = 2

-         Áp lực bánh xe trên ray:     Pmax = Rmax = 3530 daN

Pmin  = Rmin = 1030 daN

Trọng lượng xe con của cầu trục: Gxe = 0,51 T

a.Xác định áp lực thẳng đứng của cầu trục lên vai cột

Dmax = nc .Pmax . ∑yi

Dmin  = nc . Pmin  . ∑yi

Trong đó: nc là hệ số tổ hợp do cả 2 cầu trục chế độ làm việc nhẹ và trung bình

∑yi: tổng tung độ các đường ảnh hưởng tại vị trí các bánh xe,lấy với tung độ ở gối=1

ð∑yi = 0,55 + 1+ 0,385 = 1,935

ðDmax = 0,85 . 1,935 . 3530 = 5805,9675daN

ðDmin = 0,85 . 1,935 . 1030 = 1694,0925 daN

b.Xác định lực xô ngang T (lực hãm ngang)

Khi xe con hãm phát sinh lực quán tính tác dụng ngang nhà theo phương chuyển động ngang nhà. Tại các bánh xe của cầu trục xuất hiện lực ngang tiêu chuẩn Tc1. Các lực này cũng di động như các lực P và do đó sẽ gây lực ngang tập trung T cho cột. Cách tính T cũng xếp bánh xe trên đường ảnh hưởng. Lực T truyền lên cột qua dầm hãm hoặc các chi tiết liên kết dầm cầu trục với cột nên điểm đặt tại cao trình mặt dầm cầu trục( hoặc mặt dầm hãm). Có thể hướng vào hoặc ra khỏi cột

Tc1 = 0,05 . ( Q + Gxe )/no = 0,05 . ( 5 + 0,51 )/ 2 = 0,138 T = 138 daN

ðLực hãm ngang:

T = nc .Tc1 . ∑yi = 0,85 . 138 .1,935  = 226,976 daN

4. Tải trọng gió

Áp lực gió tác dụng lên khung được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 2737-1995

q =  Wo . k .C . B

Trong đó:       q là áp lực gió phân bố trên mét dài khung

o là áp lực gió tiêu chuẩn ( ở Hà Nam có Wo = 125 daN/m)

K là hệ số phụ thuộc vào độ cao

C là hệ số khí động phụ thuộc vào dạng kết cấu

B là bước khung

a.Gió thổi ngang nhà

Từ góc nghiêng α = 8,5ovà H/L = 10/36 = 0,278

        B/L = 6/36 = 0,167

ðCe1 = -0,249; Ce2 = -0.4; Ce3 = -0,4

Hệ số khí động K được tra từ phụ lục 1.Địa hình B

 

Sơ đồ khí động trường hợp gió thổi ngang nhà

Trong đó: h1= H = 10 m => K1 = K­8 = 1

        h2 = 2,475 m => K2 =K7 = 1,04

        h3 = 2,5 m => K3 = K6 = 1,07

        h4 = 0.225 m => K4 = K5 = 1,08

q> 0 ứng với gió có chiều đẩy vào

q< 0 ứng với gió có chiều hút ra

q = k .c .B .Wo

Bảng tính hoạt tải gió ngang

Vị trí

Wo(daN/m2)

K

c

B(m)

Q(daN/m)

q1

125

1

+0,8

3

300

q2

125

1,04

-0,25

3

-97,5

q3

125

1,07

+0,7

3

280,875

q4

125

1,08

-0,8

3

-324

q5

125

1,08

-0,6

3

-243

q6

125

1,07

-0,6

3

-240,75

q7

125

1,04

-0,5

3

-195

q8

125

1

-0,4

3

-150

b.Trường hợp gió thổi dọc nhà.

Hệ số khí động trên 2 mái là -0.7

Hệ số khí động trên cột là Ce3

 L/∑B = 36/90 = 0,4< 1 và  H/∑B = 10/90 = 0,09< 0,5

ðCe3 = -0,4 tức là gió có chiều hút ra cho cả 2 cột

Vị trí q1 và q8:   q1 =q8 =125 .1 . (-0,4) . 3= -150 daN/m

Vị trí q2 và q7:   q2 =q7 =125 .1,04 . (-0,7) . 3 = -273 daN/m

Vị trí q3 và q6:   q3 =q6 =125 . 1,07 . (-0,4) . 3 = -160,5 daN/m

Vị trí q4 và q5:   q4 =q5 =125 . 1,08 . (-0,7) . 3 = 283,5 daN/m

Sơ đồ hệ số khí động trường hợp gió thổi dọc nhà

            II.LẬP SƠ ĐỒ TÍNH VÀ CHẤT TẢI

Mô hình hóa kết cấu khung trong phần mềm Sap2000

a)     Sơ đồ kết cấu

-         Tính toán kết cấu khung theo sơ đồ khung phẳng.

-         Nhịp tính toán khung lấy theo khoảng cách tim của hai trục cột; trục xà gãy khúc tại điểm đổi tiết diện (nối tâm của tiết diện nách xà với tâm của tiết diện tại chỗ đổi, đoạn còn lại lấy trùng với trục của tiết diện bé).

-         Liên kết giữa cột và cổ móng là liên kết cứng, liên kết giữa cổ móng với đài móng là liên kết ngàm, liên kết giữa cột và xà là liên kết cứng.

-         Vật liệu: Thép CCT34 có f= 2100 daN/cm2; E= 2.1x106 daN/cm2; ρ =7850 daN/m3

-         Mô hình tính toán:

b)     Sơ đồ chất tải trọng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III.XÁC ĐỊNH NỘI LỰC VÀ TỔ HỢP NỘI LỰC

  1. Nội lực

Sử dụng phần mềm kết cấu Sap2000 phân tích kết cấu khung, cho kết quả là giá trị nội lực của cấu kiện cột, xà theo các trường hợp tải trọng riêng biệt. Lấy kết quả nội lực tại các tiết diện đặc biệt của khung:

Tại cột: tiết diện chân cột ( ký hiệu là tiết diện A), đỉnh cột ( ký hiệu là tiết diện B), tiết diện phía trên vai cột ( ký hiệu là tiết diện Ct), và dưới vai cột (ký hiệu là Cd).

Tại xà: tiết diện hai đầu và giữa xà, tiết diện thay đổi.

  1. Tổ hợp nội lực

Có hai loại tổ hợp cơ bản 1 và tổ hợp cơ bản 2. Tổ hợp cơ bản 1 gồm nội lực do tải trọng thường xuyên và một hoạt tải (hệ số tổ hợp nc=1). Tổ hợp cơ bản 2 gồm nội lực do tải trọng thường xuyên và nội lực các hoạt tải gây ra (hệ số tổ hợp nc=0.9). 3. Chọn nội lực nguy hiểm

Tại mỗi tiết diện tìm được 3 cặp nội lực:

-         Tổ hợp gây mô men dương lớn nhất Mmax và lực nén, lực cắt tương ứng N, V.

-         Tổ hợp gây mô men dương nhỏ nhất Mmin và lực nén, lực cắt tương ứng N, V.

-         Tổ hợp gây lực dọc lớn nhất Nmax và mô men, lực cắt tương ứng M, V.

Kết quả nội lực và tổ hợp nội lực được thể hiện trong các bảng sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


BẢNG NỘI LỰC CỘT  BIÊN( đơn vị kN,kNm)

Cấu
kiện

Tiết
diện

Nội
lực

TTt

HTTt

HTPt

D1maxTt

D1maxPt

D2maxTt

D2maxPt

GIOTt

GIOPt

GIODt

n=1,1

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

Cột

A

M

-2397.6

-1646.3

-910.1

1083.2

-1422.8

1078.6

-1633.2

31974.1

-21089.1

3216.4

N

-5146.9

-2210.4

52.6

-9165.6

-2737.9

37.1

-101.7

2943.4

3385.7

6420.4

V

-833.3

-785.6

-71.3

-175.4

-312.2

136.1

-231.5

8132.7

-3488.2

298.3

Cd

M

2602.3

3067.2

-482.1

2135.6

450.1

261.7

-244.5

-3861.8

-6639.9

-5053.2

N

-3935.1

-2210.4

52.6

-9165.6

-2737.9

37.1

-101.7

2943.4

3385.7

6420.4

V

-833.3

-785.6

-71.3

-175.4

-312.2

136.1

-231.5

3812.7

-1328.2

2458.3

Ct

M

1999.4

3067.2

-482.1

-2435.7

-883.7

261.7

-244.5

-3861.8

-6639.9

-5053.2

N

-2711.7

-2210.4

52.6

-23.1

-70.2

37.1

-101.7

2943.4

3385.7

6420.4

V

-833.3

-785.6

-71.3

-175.4

-312.2

136.1

-231.5

3812.7

-1328.2

2458.3

B

M

5249.4

6131.0

-203.8

-536.4

333.7

-269.2

658.2

-13255.6

-4197.7

-17378.2

N

-1924.1

-2210.4

52.6

-23.1

-70.2

37.1

-101.7

2943.4

3385.7

6420.4

V

-833.3

-785.6

-71.3

-532.8

-312.2

136.1

-231.5

1004.7

75.8

3862.3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG NỘI LỰC CỘT GIỮA ( đơn vị kN,kNm)

CK

Tiết
diện

Nội
lực

TTt

HTTt

HTPt

D1maxTt

D1maxPt

D2maxTt

D2maxPt

GIOTt

GIOPt

GIODt

n=1,1

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

Cột

A

M

24.8

3239.7

-3189.6

1420.2

-1120.9

1120.9

-1420.2

18740.2

-19231.8

-374.1

N

-10442.6

-2473.7

-2128.1

-2542.9

-9109.3

-9109.3

-2542.9

9881.3

9162.2

12834.8

V

7.6

717.8

-702.5

300.5

91.4

-91.4

-300.5

2706.1

-2780.5

-66.0

Cd

M

-20.6

-1067.0

1025.2

-382.7

-1669.3

1669.3

382.7

2503.6

-2549.0

22.2

N

-9872.3

-2473.7

-2128.1

-2542.9

-9109.3

-9109.3

-2542.9

9881.3

9162.2

12834.8

V

7.6

717.8

-702.5

300.5

91.4

-91.4

-300.5

2706.1

-2780.5

-66.0

Ct

M

-20.6

-1067.0

1025.2

951.2

2901.9

-2901.9

-951.2

2503.6

-2549.0

22.2

N

-7425.5

-2473.7

-2128.1

124.8

33.2

33.2

124.8

9881.3

9162.2

12834.8

V

7.6

717.8

-702.5

300.5

91.4

-91.4

-300.5

2706.1

-2780.5

-66.0

B

M

-70.6

-5804.3

5661.4

-1032.0

118.4

-118.4

1032.0

-15356.7

15802.1

458.0

N

-6798.2

-2473.7

-2128.1

124.8

33.2

33.2

124.8

9881.3

9162.2

12834.8

V

7.6

717.8

-702.5

300.5

448.8

-448.8

-300.5

2706.1

-2780.5

-66.0

 

 

 

BẢNG NỘI LỰC XÀ 1 VÀ  2 ( đơn vị kN,kNm)

Cấu
kiện

Tiết
diện

Nội
lực

TTt

HTTt

HTPt

D1maxTt

D1maxPt

D2maxTt

D2maxPt

GIOTt

GIOPt

GIODt

n=1,1

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

Đoạn 1

I-I

M

-5249.4

-6131.0

203.8

536.4

-333.7

269.2

-658.2

13255.6

4197.7

17378.2

N

-1109.5

-1104.8

-62.8

-530.3

-319.1

140.1

-244.0

1430.2

577.2

4771.9

V

-1779.2

-2069.4

62.6

56.2

-23.2

16.5

-66.2

2761.8

3337.0

5776.5

II-II

M

-263.3

-240.6

-17.6

337.6

-251.8

210.8

-423.9

4946.5

-4681.6

1037.8

N

-999.9

-983.3

-62.8

-530.3

-319.1

140.1

-244.0

1430.2

577.2

4771.9

V

-1048.6

-1259.4

62.6

56.2

-23.2

16.5

-66.2

1933.7

1680.7

3457.6

Đoan 2

III-III

M

-263.3

-240.6

-17.6

337.6

-251.8

210.8

-423.9

4946.5

-4681.6

1037.8

N

-999.9

-983.3

-62.8

-530.3

-319.1

140.1

-244.0

1430.2

577.2

4771.9

V

-1048.6

-1259.4

62.6

56.2

-23.2

16.5

-66.2

1933.7

1680.7

3457.6

IV-IV

M

-2860.7

-2654.3

-810.1

-374.1

41.6

1.8

414.8

-771.0

11588.4

9820.2

N

-623.9

-548.3

-62.8

-530.3

-319.1

140.1

-244.0

1430.2

577.2

4771.9

V

1458.6

1640.4

62.6

56.2

-23.2

16.5

-66.2

-1031.2

-4248.9

-4843.9

 

 

 

 

 

 

BẢNG NỘI LỰC XÀ 3 ( đơn vị kN,kNm)

Cấu
kiện

Tiết
diện

Nội
lực

TTt

HTTt

HTPt

D1maxTt

D1maxPt

D2maxTt

D2maxPt

GIOTt

GIOPt

GIODt

n=1,1

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

nc=1,0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

Đoạn 3

I-I

M

-2860.5

-2653.4

-810.9

-373.7

41.6

2.2

414.4

-766.5

11583.4

9819.8

N

-623.9

-547.3

-63.8

-529.9

-319.4

140.4

-244.4

1435.8

571.5

4771.9

V

1458.6

1640.4

62.5

56.2

-23.2

16.5

-66.2

-1030.9

-4249.2

-4843.9

II-II

M

-8383.9

-6779.1

-810.1

-488.6

85.6

-32.8

543.5

5948.2

21039.5

21908.1

N

-577.3

-569.3

-190.7

-527.1

-318.1

141.8

-243.1

-93.1

2287.1

5759.4

V

3562.8

2388.4

132.7

60.3

-23.7

16.6

-71.0

-3754.0

-6367.1

-7555.4

 

 

 

BẢNG TỔ HỢP NỘI LỰC CỘT BIÊN ( đơn vị kN,kNm)

CK

Tiết
diện

Nội
lực

Tổ hợp cơ bản 1

Tổ hợp cơ bản 2

M+max
N,Vtu

M-max
N,Vtu

Nmax

M+max
N,Vtu

M-max
N,Vtu

Nmax

M+,Vtu

M-,Vtu

M+,Vtu

M-,Vtu

Cột

A

Tải trọng

4,11

4,12

-

4,7

4,7,9,11

4,5,6,8,10,12

-

4,5,7,10

M

30733.59

-23761.81

-1638.13

29319.35

-27090.85

-4977.02

N

-2224.30

-1713.88

-14324.06

-10737.80

-6562.22

-15492.49

V

7384.51

-4304.65

-1047.91

6518.21

-5261.42

-1974.92

Cd

Tải trọng

4,5

4,12

4,7

-

4,5,7,9

4,6,10,12

4,5,7,10

-

M

5493.68

-4413.88

4649.38

7370.59

-4417.50

6872.56

N

-6159.30

-502.10

-13112.28

-14158.12

-893.04

-14280.71

V

-1680.81

-2144.65

-1047.91

-1640.58

-2300.50

-1974.92

Ct

Tải trọng

4,5

4,20

4,5

-

4,5,9

4,6,7,10,12

4,5,8,10

-

M

4890.83

-5016.73

4890.83

4841.80

-7208.54

3520.70

N

-4935.90

721.30

-4935.90

-4682.80

306.71

-4867.67

V

-1680.81

-2144.65

-1680.81

-1477.81

-2463.27

-2096.68

B

Tải trọng

4,5

4,13

4,13

4,5,8,10

4,6,7,9,13

-

4,6,9,13

M

11446.00

-12140.15

-12140.15

11697.78

-11252.76

-10793.09

N

-4148.25

4498.30

4498.30

-4080.02

3907.36

3931.02

V

-1680.81

3035.16

3035.16

-2096.68

2211.22

2695.67

 

BẢNG TỔ HỢP NỘI LỰC CỘT GIỮA ( đơn vị kN,kNm)

 

 

Cấu
kiện

tiết
diện

nội
lực

Tổ hợp cơ bản 1

Tổ hợp cơ bản 2

 

M+max
N,Vtu

M-max
N,Vtu

Nmax

M+max
N,Vtu

M-max
N,Vtu

Nmax

 

M+,Vtu

M-,Vtu

M+,Vtu

M-,Vtu

 

Cột

A

Tải trọng

4,11

4,12

-

4,10

4,5,7,9,11

4,6,8,10,12

-

4,5,6,8,9

M

18692.00

-19136.10

-1435.55

22295.55

-22639.65

77.61

N

-587.03

-1306.04

-12966.10

-14273.01

-14609.09

-30946.74

V

2657.13

-2715.49

-294.08

3246.09

-3282.76

22.12

Cd

Tải trọng

4,11

4,12

-

4,8

4,6,9,11

-

-

4,5,6,8,9

M

2749.25

-2843.15

-1701.93

4804.86

-55.09

N

-16.77

-735.78

-18963.99

-11105.56

-30376.48

V

2657.13

-2715.49

101.72

1655.34

22.12

Ct

Tải trọng

4,8

4,9

-

4,5,6

4,6,8,11

4,5,9,12

-

4,5,6

M

2869.34

-2908.36

-59.04

5890.65

-6014.64

-59.04

N

-7374.68

-7374.68

-11993.09

-430.49

-1388.63

-11993.09

V

101.72

-86.04

23.71

1824.33

-1861.00

23.71

B

Tải trọng

4,12

4,11

-

4,5,6

4,6,8,10,12

4,5,7,9,11

-

4,5,6

M

15079.12

-14787.77

-215.46

19674.76

-19556.61

-215.46

N

2338.29

3057.30

-11365.81

-335.61

0.48

-11365.81

V

-2715.49

2657.13

23.71

-2961.09

2924.42

23.71

 

 ...................................

III. BIỆN PHÁP THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÔNG TÁC ÉP CỌC

1 . Chuẩn bị mặt bằng thi công và cọc.

Việc bố trí mặt bằng thi công ép cọc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công nhanh hay chậm của công trình. Việc bố trí mặt bằng thi công hợp lí để các công việc không bị chồng chéo, cản trở lẫn nhau có tác dụng giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, rút ngắn thời gian thi công công trình.

Cọc phải được bố trí trên mặt bằng sao cho thuận lợi cho việc thi công mà vẫn không cản trở máy móc thi công.

Vị trí các cọc phải được đánh dấu sẵn trên mặt bằng bằng các cột mốc chắc chắn, dễ nhìn.

Cọc phải được vạch sẵn các đường tâm để sử dụng máy ngắm kinh vĩ, ngoài ra cọc phải thỏa mãn đúng theo các yêu cầu khi thiết kế.

2 Giác đài cọc trên mặt bằng

a. Giác đài cọc trên mặt bằng

- Người thi công phải kết hợp với người làm công tác đo đạc trải vị trí công trình trong bản vẽ ra hiện trường xây dựng. Trên bản vẽ tổng mặt bằng thi công phải xác định đầy đủ vị trí của từng hạng mục công trình, ghi rõ cách xác định lưới ô tọa độ, dựa vào vật chuẩn có sẵn hay dựa vào mốc quốc gia, cách chuyển mốc vào địa điểm xây dựng.

- Trải lưới ghi trong bản mặt bằng thành lưới ô trên hiện trường và toạ độ của ngách nhà để giác móng nhà chú ý đến sự phải mở rộng hố móng do làm mái dốc.

- Khi giác móng dùng những cọc gỗ đóng sâu cách mép đào 2m, trên 3 cọc đóng miếng gỗ có chiều dày 2cm, bản rộng 15cm dài hơn kích thước móng phải đào 40cm. Đóng đinh ghi dấu trục của móng và 2 mép móng, sau đó đóng 2 đinh nữa vào vị trí mép đào đã kể đến mái dốc .Tất cả móng đều có bộ cọc và thanh gỗ gác này.

- Căng dây thép 1mm nối các đường mép đào.Lấy vôi bột rắc lên dây thép căng mép móng này làm cữ đào.

b. Giác cọc trong móng:

- Sau khi giác móng xong ta đã xác định được vị trí của đài, ta tiến hành xác định vị trí cọc trong đài .

- Ở phần móng trên mặt bằng ta đã xác định được tim đài nhờ các điểm 1,2,3,4. Các điểm này được đánh dấu bằng các mốc.

- Căng dây trên các mốc, lấy thăng bằng sau đó từ tim đo các khoảng cách xác định vị trí tim cọc theo thiết kế.

- Xác định tim cọc bằng phương pháp thủ công: Dùng quả dọi thả từ các giao điểm trên dây đã xác định tim cọc để xác định tim cọc thực dưới đất, đánh dấu các vị trí này lại bằng cách đóng 1 đoạn gỗ xuống.

3. Công tác chuẩn bị ép cọc.

- Vận chuyển và lắp ráp thiết bị ép cọc vào vị trí ép đảm bảo an toàn.

- Chỉnh máy để các đường trục của khung máy, đường trục kích và đường trục của cọc thẳng đứng và nằm trong một mặt phẳng, mặt phẳng này phải vuông góc với mặt phẳng chuẩn nằm ngang ( mặt phẳng chuẩn đài móng).

Độ nghiêng của nó không quá 5%.

- Kiểm tra 2 móc cẩu trên dàn máy thật cẩn thận kiểm tra 2 chốt ngang liên kết  dầm máy và lắp dàn lên bệ máy bằng 2 chốt.

- Khi cẩu đối trọng dàn phải kê dàn thật phẳng không nghiêng lệch, một lần nữa kiểm tra các chốt vít thật an toàn

Lần lượt cẩu các đối trọng đặt lên dầm khung sao cho mặt phẳng chứa trọng tâm 2 đối trọng trùng với trọng tâm ống thả cọc. Trong trường hợp đối trọng đặt ra ngoài dầm thì phải kê chắc chắn

Cắt điện trạm bơm dùng cẩu tự hành cẩu trạm bơm đến gần dàn máy. Nối các giác thuỷ lực vào giác trạm bơm bắt đầu cho máy hoạt động

-  Chạy thử máy ép để kiểm tra độ ổn định của thiết bị ( chạy không tải và có tải)

- Kiểm tra cọc và vận chuyển cọc vào vị trí cọc trước khi ép

* Kiểm tra khả năng chịu lực của cọc:

- Trước khi ép cọc đại trà, phải tiến hành ép để làm thí nghiệm nén tĩnh cọc tại những điểm có điều kiện địa chất tiêu biểu nhằm lựa chọn đúng đắn loại cọc, thiết bị thi công và điều chỉnh đồ án thiết kế. Số lượng cọc cần kiểm tra với thí nghiệm nén tĩnh từ (0.5-1)% tổng số cọc ép nhưng không ít hơn 3 cọc.

- Tổng số cọc kiểm tra là:

                        460 ´ 0.01 = 4.6 cọc.

- Lấy số cọc cần kiểm tra là 5 cọc.

* Chuẩn bị tài liệu:

- Phải kiểm tra để loại bỏ các cọc không đạt yêu cầu kỹ thuật.

- Phải có đầy đủ các bản báo cáo khảo sát địa chất công trình, biểu đồ xuyên tĩnh, bản đồ các công trình ngầm.

- Có bản vẽ mặt bằng bố trí lưới cọc trong khi thi công.

- Có phiếu kiểm nghiệm cấp phối, tính chất cơ lí của thép và bê tông cọc.

- Biên bản kiểm tra cọc.

- Hồ sơ thiết bị sử dụng ép cọc.

4. Tiến hành ép cọc.

-  Ép  đoạn cọc C1 đầu tiên.

Đoạn cọc C1 phải được lắp chính xác, phải căn chỉnh để trục của P1 trùng với đường trục của kích đi qua đi qua điểm định vị cọc độ sai lệch không quá 1cm.

 Đầu trên của cọc được gắn vào thanh định hướng của khung máy.

 Nếu đoạn cọc C1 bị nghiêng sẽ dẫn đến hậu quả là toàn bộ cọc bị nghiêng.

Khi đáy kích (hoặc đỉnh pittông) tiếp xúc với đỉnh cọc thì điều chỉnh van tăng dần áp lực, những giây đầu tiên áp lực dầu tăng chậm dần đều  đoạn cọc P1 cắm sâu dần vào đất với vận tốc xuyên 1m/s. Trong quá trình ép dùng hai máy kinh vĩ đặt vuông góc với nhau để kiểm tra độ thẳng đứng của cọc lúc xuyên xuống. Nếu xác định cọc nghiêng thì dừng lại để điều chỉnh ngay

- Khi đầu cọc C1 cách mặt đất 0,3 -0,5m thì tiến hành lắp đoạn cọc C2, kiểm tra bề mặt hai đầu  cọc C2 sửa chữa sao cho thật phẳng .

Kiểm tra các chi tiết nối cọc và máy hàn.

 Lắp đoạn cọc C2 vào vị trí ép, căn chỉnh để đường trục của cọc C2 trùng với trục kích và trùng với trục đoạn cọc C1 độ nghiêng 1%

Gia lên cọc 1 lực tạo tiếp xúc sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc khoảng 3-4KG/cm2 rồi mới tiến hành hàn nối 2 đoạn cọc C1 và C2 theo thiết kế.

Tăng dần áp lực ép để cho máy ép có đủ thời gian cần thiết tạo đủ áp lực thắng được lực ma sát và lực cản của đất ở mũi cọc giai đoạn đầu ép với vận tốc không qua 1m/s. Khi đoạn cọc C2 chuyển động đều thì mới cho cọc xuyên với vận tốc không quá 2m/s, khi đầu cọc C2 cách mặt đất một đoạn 0,3-0,5m ta sử dụng một đoạn cọc ép âm C3 dài 1,2m để ép đầu đoạn cọc C3 xuống một đoạn -0,7m so với cốt thiên nhiên, như vậy đoạn cọc hở trên mặt đất là 0,5m.  

Þ Kết thúc công việc ép xong một cọc.

Cọc được coi là ép xong khi thoả mãn 2 điều kiện :

+ Chiều dài cọc ép sâu trong lòng đất dài hơn chiều dài tối thiểu do thiết kế quy định

+ Lực ép tại thời điểm cuối cùng phải đạt trị số thiết kế quy định trên suốt chiều dài xuyên lớn hơn 3 lần cạnh cọc trong khoảng 3D vận tốc xuyên không quá 1m/s

Trường hợp không đạt 2 điều kiện trên người thi công phải báo cho chủ công trình và thiết kế để sử lý kịp thời khi cần thiết, làm kháo sát đất bổ xung, làm thí nghiệm kiểm tra để có cơ sở lý luận xử lý.

-Các điểm chú ý trong thời gian ép cọc:

+Ghi chép theo dõi  lực ép theo chiều dài cọc

+Ghi chép lực ép cọc đầu tiên khi mũi cọc đã cắm sâu vào lòng đất từ 0.3-0.5m thì ghi chỉ số lực ép đầu tiên sau đó cứ mỗi lần cọc xuyên được 1m thì ghi chỉ số lực ép tại thời điểm đó vào nhật ký ép cọc.

+Nếu thấy đồng hồ đo áp lực tăng lên hoặc giảm xuống đột ngột thì phải ghi vào nhật ký ép cọc sự thay đổi đó.

+Nhật ký phải đầy đủ các sự kiện ép cọc có sự chứng kiến của các bên có liên quan

5. Xử lý sự cố khi ép cọc.

-Cọc ép đủ chiều sâu thiết kế nhưng chưa đạt áp lực thiết kế.

Xử lý: ép tiếp 1 đoạn cọc có chiều dài bằng đoàn cọc C2.

-Áp lực đạt nhưng chiều sâu chưa đạt:

Xử lý: nếu là chối giả thì qua tầng chối sẽ xuống. Nếu là chối thật thì tiến hành ép thêm 1-2 cọc để có cơ sở báo cáo sửa thiết kế.

-Cọc bị nghiêng lệch khỏi vị trí thiết kế.

Xử lý: có thể do gặp chướng ngại, khi đó cần dừng ép, tìm cách phá bỏ chướng ngại hoặc dẫn hướng cho cọc .

-Cọc vừa xuống thì bị cong, xuất hiện vết nứt ở vùng giữa cọc:

Xử lý: dừng ép, nhổ cọc, tìm nguyên nhân, thăm dò dị vật, phá bỏ dị tật và thay cọc.

Ngoài ra còn rất nhiều sự cố khác đòi hỏi sự linh hoạt xử lý, những sự cố đòi hỏi phải thay đổi thiết kế thì người phụ trách thi công phải báo ngay cho chủ đầu tư và bên thiết kế để kịp thời xử lý, tránh làm ảnh hưởng tới tiến độ.

6. Theo dõi ép cọc :

- Ghi lực ép cọc đầu tiên:

+ Khi mũi cọc cắm sâu vào đất từ 30¸50cm thì ghi chỉ số lực đầu tiên. Sau đó cứ mỗi lần cọc đi xuống sâu được1m thì ghi lực ép tại thời điểm đó vào sổ nhật ký ép cọc.

+ Nếu thấy chỉ số trên đồng hồ đo áp lực tăng lên hoặc giảm xuống đột ngột thì phải ghi vào nhật ký cộng độ sâu và giá trị lực ép thay đổi đột ngột nói trên. Nếu thời gian thay đổi lực ép kéo dài thì ngừng ép và tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất phương pháp xử lý.

+ Sổ nhật ký được ghi một cách liên tục cho đến hết độ sâu thiết kế, khi lực ép tác dụng lên cọc có giá trị bằng 0.8giá trị lực ép giới hạn tối thiểu thì ghi lại ngay độ sâu và giá trị đó.

+ Bắt đầu từ độ sâu có áp lực P=0.8.Pép min=0.8x44 =35.2 T ta ghi chép ứng với từng độ sâu xuyên 20cm vào nhật ký, tiếp tục ghi như vậy cho đến khi ép xong 1 cọc.

7. Thời điểm khoá đầu cọc.

- Thời điểm khoá đầu cọc từng phần hoặc đồng loạt thiết kế qui định.

a. Mục đích khoá đầu cọc .

- Huy động cọc vào thời điểm thích hợp trong quá trình tăng tải của công trình không chịu những độ lún lớn hoặc lún không đều. Đối với cọc ép trước khi thi công đài do chủ công trình và người thi công quyết định.

b. Việc khoá đầu cọc phải thực hiện đầy đủ các công việc sau:

- Sửa đầu cọc cho đúng cao trình thiết kế.

- Trường hợp lỗ cọc ép không đủ độ cân theo qui định thì cần phải sửa chữa độ cân đánh nhám các mặt bên của lỗ cọc .

- Đổ bù xung quanh bằng cát hạt trung, đầm chặt cho tới cao độ của lớp bê tông lót

- Đặt lưới thép cho cọc, khi ép cọc thường tạo thành xung quanh cọc một phễu lún khá lớn.

- Bê tông khoá đầu cọc phải có mác bê tông của đài móng, có phụ gia trương nở phải đảm bảo độ trương nở 0,02 (có phễu kiểm nghiệm ).

8. Nghiệm thu cọc ép.

- Bên A và bên B phải cử kỹ thuật theo dõi và giám sát quá trình thi công ép cọc của mỗi tổ máy ép .

- Sau khi ép xong toàn bộ số cọc cho công trình thì bên A va bên B cùng tổ chức kiểm tra nghiệm thu tại chân công trình .

- Hồ sơ nghiệm thu công trình gồm có:

                        + Hồ sơ về chất lượng cọc.

                        + Hồ sơ về thiết kế cọc ép.

                        + Nhật ký ép cọc và kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc ép.

                        + Mặt bằng hoàn công.

                        + Biên bản nghiệm thu công trình.

9. Vấn đề an toàn lao động trong thi công ép cọc.

- Khi thi công cọc ép cần phải huấn luyện cho công nhân, trang bị bảo hộ và kiểm tra an toàn thiết bị ép cọc.

- Chấp hành nghiêm chỉnh qui định trong an toàn lao động về sử dụng vận hành kích thuỷ lực, động cơ điện cần cẩu, máy hàn điện, các hệ tời cáp và ròng rọc

- Các khối đối trọng phải được xếp theo nguyên tắc tạo thành khối ổn định, không được để khối đối trọng nghiêng, rơi đổ trong quá trình ép cọc.

- Phải chấp hành nghiêm chặt qui trình an toàn lao động ở trên cao, phải có dây an toàn thang sắt lên xuống.

- Việc sắp xếp cọc phải đảm bảo thuận tiện vị trí các móc buộc cáp để cẩu cọc phải đúng theo qui định thiết kế.

- Dây cáp để kéo cọc phải có hệ số an toàn > 6.

- Trước khi dựng cọc phải kiểm tra an toàn, người không có nhiệm vụ phải đứng ngoài phạm vi đang dựng cọc một khoảng cách ít nhất bằng chiều cao tháp cộng thêm 2m.

- Khi đặt cọc vào vị trí, cần kiểm tra kỹ vị trí của cọc theo yêu cầu kỹ thuật rồi mới tiến hành ép.

B . THIẾT KẾ VÀ LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐẤT HỐ MÓNG

I.Thiết kế hố đào móng

Để thuẩn lợi cho thi công ta lấy kích thước sang 2 bên của đài móng 1 khoảng là 0,5m. Với hố đào h =1,3m, đào vào lớp đất cát pha dẻo nên ta có hệ số mái dốc H/B=1:0,25 tức là hố đào được mở rộng ra về mỗi phía B=0,33m đối với hố đào móng, B=0,15m đối với hố đào giằng móng.

.............................

5. Biện pháp thi công hệ mái

5.1 Lắp ghép xà mái (dần kèo) đầu tiên

a. Tổ hợp nối các xà 1 và xà 2 thành các modun xà AD và xa DG trên mặt nền
− Dùng dây đai choàng quanh cấu kiện ở 2 điểm cách đầu mút cấu kiện khoảng 0.18 chiều dài, cạnh bát xà gồ

Tuy nhiên, phần hẫng ngoài điểm treo phải ñược tính toán xác đáng để tránh tình trạng vặn xoắn cấu kiện do tải bản thân. Đoạn hẫng không ñược quá 1/3 chiều dài thanh cấu kiện. Góc nâng cũng cần được tính toán tránh xoắn do lực dọc khi cẩu. Để an toàn, khuyến cáo nên dùng nhiều hơn 2 điểm buộc đai cẩu

− Thiết bị cẩu: cần trục XKG-30 tấn cần dài 30m

− Khi tổ hợp, dùng hệ thống giá kich khuếch đại cấu kiện chuyên dụng

− Thiết bị xiết boulon cường độ cao: cờ lê lực (Torque wrench), lực xiết theo moment

xoắn tối thiểu đề nghị (xem bảng Moment Lực xiết)

− Bắt giằng tạm thời và giằng chống xà gồ vào dầm kèo

− Dùng giấy nhám và vải lau để lau chùi cấu kiện. Dặm vá sơn bị trầy bằng cọ lăn sơn,

với sơn dặm đúng hệ đã dùng.

b. Lắp 2 bán kèo lên cột

- Dùng dây đai choàng quanh cấu kiện ở 2 điểm cách đầu mút bán kèo khoảng 3m,

cạnh bát xà gồ ngoài cùng

- Dùng 2 cần cẩu XKG-30 L=30m

- Cẩu đổng thời 2 bán kèo đầu tiên ở hai nhịp AD và DG đặt vào vị trí gối lên trên đầu 2 cột và xà 3 liên tiếp, giữ ổn định bằng cầ cẩu

- Công nhân thao tác sẽ đứng trên dàn giáo, xỏ và xiết boulon mặt bích nối cột và dầm kèo tới trạng thái đủ chặt

- Dùng dây giằng tạm dầm kèo đặt cách khoảng 6m giữ chặt bán kèo đầu tiên này vào

các tổ boulon chân cột bằng các bát sắt 

- Nhả nhẹ dây cẩu thử xem bán kèo có ổn định không, trước khi nhả hẳn dây cẩu.

- Sau khi lắp xong dầm keo thi dung cần trục cẩu cửa trời lên và lắp vào vị trí, dùng

cáp chằng cố định tạm cửa trời từ hai nách cửa trời xuống chân cột.


5.2. lắp dầm kèo thứ hai

a. Làm tương tự {bước 2} cho 2 bán kèo của khung dầm kèo thứ nhì

• Chỉ dùng dây giằng tạm về 2 phía ở khoảng giữa mỗi bán kèo, giằng vào boulon chân cột bằng các bát sắt

b. Lắp đặt cách nhịp các xà gồ từ đỉnh xuống đuôi kèo để giữ các bán kèo đúng vị trí.

• Dùng cần cẩu sau khi đã cẩu xong dầm kèo để cẩu xà gồ lên mái

• Thiết bị vặn boulon xà gồ M12: cờ lê, ống tuýp, lực xiết bình thường

5.3. hoàn thành 100% gian khóa

a. Lắp đặt toàn bộ thanh giằng kèo, xà gồ, chống xà gồ – đủ 100% số lượng

b. Lắp đặt toàn bộ cáp giằng chéo vĩnh cửu của cột và dầm kèo cho gian khoá.

c. Để các giằng này ở trạng thái lỏng (chưa kéo căng)

d. Cân chỉnh dầm kèo

− Các điểm cần đo đạc là các bản mã liên kết. Sai số cho phép của chuyển vị giữa các điểm là 1/500

− Dùng các giằng tạm để cân chỉnh khung

− Xiết chặt hoàn toàn các giằng vĩnh cửu.

− Ký biên bản kiểm tra thông qua gian khoá

 

5.4 lắp đặt toàn bộ khung kèo và xà gồ

 Thực hiện tương tự [bước 3] và [bước 4] cho tất cả dầm kèo và xà gồ mái

+ Vì kết cấu có một cột ở giữa nên khi cẩu lắp hai cần trục hai bên phải chú ý thi công đồng thời để giữ nguyên trạng thái làm việc đối xứng của hai nhịp công trình không gây mất cân bằng khung, không làm thay đổi sơ đồ tính của cấu kiên sau khi đã được lắp vào vị trí, tránh trường hợp dập đổ công trình khi gặp thời tiết xấu.

5.5. lắp đặt dầm kèo đầu hồi

 Lắp đặt dầm kèo đầu hồi đầu tiên vào cột đầu hồi

- Dùng dây thừng với đầu móc có khoá an toán để kéo thủ công xà gồ lên mái

- Thiết bị vặn boulon xà gồ M12: cờ lê ống tuýp, lực xiết bình thường

- Nhả nhẹ dây cẩu thử xem cấu kiện dầm kèo có ổn định không, trước khi nhả hẳn xe cẩu

- Lập lại bước 4 cho các cấu kiện dầm kèo còn lại, tạo thành dầm kèo đầu hồi

5.6. Hoàn tất lắp đặt 100 % xà gồ và chống xà gồ

a. Lắp đặt toàn bộ thanh giằng kèo, xà gồ, chống xà gồ cho 2 gian đầu hồi– đủ 100% số lượng
b. Lắp đặt toàn bộ giằng chéo vĩnh cửu của cột và dầm kèo cho gian khoá.

c. Để các giằng này ở trạng thái lỏng (chưa kéo căng) 

d. Cân chỉnh dầm kèo

e. Xiết chặt hoàn toàn các giằng vĩnh cửu.

f. Tháo tất cả giằng tạm của công trình. 

g. Kiểm tra và thẩm định toàn bộ các mối liên kết, đảm bảo tất cả boulon đều được lắp. Tất cả boulon cường độ cao (boulon kết cấu) phải được xiết đến lực căng yêu cầu.

h. Kiểm tra toàn bộ khung kết cấu lần cuối: đúng phương vị mặt bằng và độ thẳng đứng

5.7. Cẩu tôn lên mái

- tôn được cẩu lên mái bằng hai cần trục đi hai bên công trình theo từng chồng tôn khóa trong các gông cẩu

- Sau khi tôn lợp lên đến kèo, dùng thủ công chuyển vào đặt trên xà gồ mái. 

- Khi kéo đủ tôn lợp cho gian đầu tiên, tổ lắp đặt sẽ bắt đầu công tác lợp tôn.

5.8. lợp tôn

a. Lắp đặt hệ thống dây cáp bảo vệ an toàn trên mái

b. Chuẩn bị hệ thống điện thi công

- Dây dẫn điện và các tủ cầu dao chống giật (ELCB) phải được đưa lên mái trong tình trạng đủ điều kiện an toàn. Hệ thống phải được chống cao khỏi mặt đất.
- Dây dẫn điện nên máng vào vị trí ống néo, tránh tiếp xúc trực tiếp vào tôn mái và xà gồ mái.

- Nối 2 đường dây cáp điện có ổ cắm 3 chấu vào tủ cầu dao chống giật, kéo đến vị trí lắp đặt để chuẩn bị sử dụng.

c. Chuẩn bị hệ thống dàn giáo thi công

- Phải lắp ít nhất 1 bộ dàn giáo leo lên mái ở đầu hồi, phục vụ lên/xuống mái hàng ngày
d. Lắp đặt tấm tôn lợp đầu tiên

- Định vị tấm tôn đầu tiên, canh sao cho khoảng lú vào máng xối rìa đều nhau. 

- Lắp đặt toàn bộ tôn lợp mái.

- Kiểm tra thường xuyên để các tấm tôn đã lợp được canh thẳng theo rìa máng xối. 
- Nếu khoảng hở từ tấm tôn nguyên sau cùng đến tường đầu hồi hoặc mặt dựng hông công trình mà nhỏ hơn bề rộng ½ tấm tôn, có thể che bằng flashing hoặc capping. Trong trường hợp này, tất cả các sóng dương phải được che phủ và bắt chặt,

 

 

IV. Kế hoạch giám sát và kiểm tra

1. Kiểm tra thử kéo bulon kết cấu và bulon neo:

- Chỉ huy trưởng công trình sẽ kiểm tra Chứng chỉ Xuất xưởng của toàn bộ boulon sẽ dùng, đảm bảo boulon được cung ứng là loại đúng cấp độ.

- Trường hợp boulon được cấp mà không có Chứng chỉ Xuất xưởng, lấy mẫu của từng lô để đưa đơn vị ngoài làm thí nghiệm cơ tính nhằm xác ñịnh tính chất cơ học một cách rõ ràng.

2. Kiểm tra gian khóa:

- Sau khi lắp đặt được 2 khung kèo đầu tiên của gian khoá, Giám sát công trình sẽ

dừng công việc và thông báo cho Giám ñốc Dự án để kiểm tra và ký thông qua.

- Chỉ huy trưởng công trình phải kiểm tra và ký thông qua về tình trạng giằng khoá, ghi lại để đảm bảo công trình không bị xê dịch không đúng hoặc bị sập đổ trong suốt quá trình lắp đặt.

3. Kiểm tra lực xiết bulon:

Toàn bộ 100% boulon kết cấu phải được đội trưởng kiểm tra lực xiết

Giám sát Công trường sẽ kiểm tra xác suất 10% và bác cáo cho Chỉ huy trưởng công trường.

Trước tiên xiết chặt các loại boulon cấp 4.6/S và 8.8/S

Ở những chỗ cần thiết, phải đặt thêm tấm đệm hoặc miếng chêm (chế tạo từ vật liệu cùng cấp), đảm bảo các mặt truyền lực tiếp xúc hữu hiệu khi mối liên kết được xiết chặt. Toàn bộ các miếng chêm cần được sơn phủ cùng màu theo vật liệu chính.

Công việc xiết boulon cũng như xiết căng sau cùng các boulon cần tiến hành từ phần cứng nhất của mối nối tới phần mép rìa của liên kết.

Nên tránh xiết căng lại boulon (vốn đã xiết căng trước đó rồi).

* Trường hợp ngoại lệ, khi mà phải thực thi việc xiết căng lại, chỉ cho phép thực hiện 1 lần ở những chỗ mà boulon vẫn còn nằm tại đúng lỗ boulon đó (nơi trước đó nó đã được xiết căng) và với cùng 1 chiều dài tay cần.

* Không cho phép xiết căng lại những boulon mạ kẽm.

* Trong bất kỳ trường hợp nào cũng nhông cho phép sử dụng boulon đã xiết căng hết cỡ để dùng lại vào chỗ khác.

* Việc xiết thêm hoặc xiết căng lại các boulon (đã xiết chặt) bị nới lỏng ra khi xiết căng những boulon bên cạnh thì không xem là trường hợp xiết căng lại.

Công việc Xíêt căng sau cùng các boulon chỉ được tiến hành sau khi thực hiện canh chỉnh phương vị và cao độ thoả yêu cầu. Đối với boulon loại S, dùng cờ lê lực để thử khi xiết căng. Lượng mẫu kiểm tra sẽ là 10% đối với boulon loại S, nhưng không dưới 2 boulon cho mỗi mối nối (lấy ngẫu nhiên)

Thứ tự xiết boulon


                             
Các hình trên thể hiện thứ tự cho phép xiết boulon ở mối nối bất kỳ.

Công tác xíêt được thực hiện qua 2 vòng, vòng nhì để đảm bảo tất cả boulon đều được xiết đều tay Moment cho phép dùng xiết boulon và kiểm tra

Ở những mối nối đã hoàn tất, toàn bộ boulon phải đạt lực căng tối thiểu quy định  dưới đây, khi tất cả boulon trong nhóm đã được xiết chặt:



Phương pháp khác kiểm tra lực xíêt boulon, gọi là xiết-ráng. Thực hiện: Trước hết toàn bộ boulon ở mối nối phải được xiết vừa chặt (do 1 công nhân xiết hết sức với 1 cờ lê tay

cần dài 300mm). Đánh dấu vị trí tương đối của đai ốc so với thân boulon, sau đó cho xiết ráng đai ốc thêm 1/3 vòng nữa. 

4. Kiểm Tra Phương Vị

Đội trưởng thi công có trách nhiệm tự kiểm tra phương vị của 100% các cấu kiện.

Giám sát công trường nhất định phải thẩm tra và có báo cáo chính thức về phương vị của 1 khung kèo chính và 2 khung dầm kèo đầu hồi.

Nếu khả thi, nên canh chỉnh ngay sau khi lắp đặt từng phần của kết cấu khung. Không thực hiện các liên kết vĩnh cửu nối các cấu kiện, cho đến khi nào có được 1 phần thích hợp của hệ khung nhà đã được canh chỉnh phương vị, cao độ, độ thẳng đứng, cũng như đã được liên kết tạm sao cho các cấu kiện này không xê dịch suốt  quá trình thi công và canh chỉnh phần còn lại của hệ khung.

5. Nghiệm thu

Việc nghiệm thu sơ bộ phải thực hiện trước, giữa Giám sát công trường và đội  trưởng lắp đặt. Việc nghiệm thu này nhằm đảm bảo các yêu cầu chất lượng, cũng  như để có kế hoạch tu chỉnh, lau chùi và sơn dặm. Biên bản nghiệm thu này phải có chữ ký thông qua, và được lưu vào hồ sơ chung về hợp đồng. 

Việc nghiệm thu chính thức được thực hiện với sự tham gia của đại diện Chủ đầu tư. Biên bản nghiệm thu này phải đủ chữ ký thông qua, và được lưu vào hồ sơ chung về hợp đồng.

V. Trang thiết bị thi công

1. Thiết bị máy móc di động

Máy móc di động gồm xe tải giao cấu kiện, xe cẩu thùng, cần trục, tời thủ công v.v...vào công trường thi công.

 Ở chỗ có nguy cơ máy móc di động có thể tiếp xúc với điện, tất cả dây dẫn điện  phải được rào chắn hoặc cắm cờ báo hiệu. Những dây điện có nguy cơ gây tai nạn phải được

ngắt điện, hay làm cho an toàn trước khi khởi sự bất cú công tác nào.

Không được có máy móc nào hoạt động ngay trên dây dẫn điện.

Không bao giờ vận hành máy móc nằm cách nguồn điện điện áp >220 Volt một khoảng dưới 4,5m. Chỉ được có duy nhất 1 người được chỉ định ra thủ hiệu cho thợ điều khiển máy, ngoại trừ trường hợp ra hiệu ngừng khẩn cấp.

Tránh đi lại gần hoặc ngay dưới 1 vật đang được cẩu lên.Tất cả vật nặng được cẩu lên phải có dây lèo (tag line) để lái vật.

Trước khi cẩu bất cứ thứ gì, phải xác định rõ vị trí đứng của cẩu và vị trí hạ vật cẩu trong khu vực thi công. Phải tiến hành công tác đảm bảo an toàn lao động và phân tích những nguy cơ có thể (dựa theo Quy trình ATLĐ trong Lắp đặt tại công trường).

Trước khi cẩu vật, cần cẩu phải được định vị và các tay cẩu gập phải ñược đẩy ra. Chiều dài tay cần, góc nghiệng cần, bán kính hoạt động và tải nâng an toàn trong xây dựng phải được ước tính dựa theo giản đồ nâng tải của nhà sản xuất. Trong mọi giai đoạn thi công, cần tránh hẳn hoặc giảm thiểu việc gây hư hỏng phần sơn hoàn thiện của vật liệu, bằng cách dùng dây choàng hoặc đai bằng nylon cùng với đệm bảo vệ ở những chỗ tiếp xúc trực tiếp vào cấu kiện thép; hoặc bằng cách dùng cùm xỏ xuyên các lỗ boulon để nâng.

2. Dây cẩu và dây treo buộc:

Nhất định phải có sự kiểm tra thật kỹ dây cáp cẩu và dây treo buộc. Những sợi cáp và dây treo bị hư hỏng phải được cắt bỏ và tiêu huỷ ngay lập tức. 

Khi tiến hành cẩu, tránh dùng dây cẩu một cách tùy tiện. Cần bảo vệ dây cẩu bằng cách lót những chỗ góc nhọn. Tuyệt đối không giật đột ngột khi cẩu, vì giật đột ngột sẽ làm tải tăng gấp 3 lần bình thường, nguy hiểm cho dây cẩu. Khi không sử dụng, cần bảo quản dây cẩu gọn gàng. Không bao giờ để dây cẩu bị quá tải.

3. Dàn Giáo Thi Công

Phải có kế hoạch sử dụng cũng như lắp đặt dàn giáo thi công sao cho không cản trở sự di chuyển của xe cẩu và khoảng vươn tay cần, cũng như không gây khó khăn cho các thao tác thi công. 

Luôn luôn kê dàn giáo trên chỗ nền đất cứng hoặc phải lót ván, kích thước tối thiểu 200 x 200 mm. Vì dung dàn giáo di động được trên công trường nên cần chuẩn bị dủ ván gỗ để lót làm đường di chuyển cho gian giáo khi di chuyển. luôn kê dàn giáo thẳng, cân bằng  sao cho đảm bảo an toàn. 

4. Dụng cụ cầm tay:

Tất cả dụng cụ cầm tay phải có dây buộc giữ chống rơi

Phải sử dụng thiết bị đúng mục đích. Không bao giờ dùng thiết bị cầm tay cho những công việc ngoài mục đích dự tính. Không bao giờ dùng những thiết bị thay thế tạm thời.

Nhất định không bao giờ dùng những công cụ đã bị hỏng, máy móc thiết bị mà dây quấn bị sờn hoặc có sai sót hay không có chụp bảo vệ.

Phải tắt máy và cách ly khỏi nguồn điện, đồng thời có cảnh báo đặc biệt khi tiến hành lau chùi hoặc điều chỉnh máy.

Phải đoán chắc rằng máy móc sẽ không vận hành trước khi tháo chụp bảo vệ để sửa chữa hoặc điều chình.

Phải báo cáo về tất cả những máy móc bị hư hỏng, gãy vỡ... cho đội trưởng.

5. Cắt bằng lửa hàn:

Chỉ những nhân viên có tay nghề, được huần luyện đầy đủ và có chỉ dẫn mới được phép sử dụng các thiết bị oxygen, khí đốt, thiết bị hàn. Giám sát ATLĐ Dự án bắt buộc phải  tiến hành kiểm tra ban đầu và lưu bào cáo trườc khi cho phép sử dụng.

Tất cả bình khí nén phải được dán tem và duyệt chấp thuận cho sử dụng. Những chai khí nén cần được khuân vác cẩn thận, tránh gây va chạm, đụng mạnh hoặc làm rơi. Phải luôn luôn bảo quản các chai này ở tư thế đứng.

Những chai khí nén cần được di chuyển bằng xe đẩy, không được lăn. Khi cẩu phải dùng lồng hoặc thùng giữ, không bao giờ dùng nam châm nâng.

Trên chai khí nén phải có nắp chụp an toàn khi không sử dụng và khi đang vận chuyển.
Cần có biện pháp báo vệ chống cháy ngược bằng các dụng cụ đã được chuẩn thuận, tránh không cho lửa lan vào hệ thống chai khí đốt.

Mỏ hàn gió đá không được dùng làm búa để gõ xỉ hàn hoặc vẩy hàn. Trước khi tiến hành đốt, hàn hoặc làm nóng, công nhân có trách nhiệm kiểm traphía mặt kia hoặc phía dưới của vật để có thể tin chắc là tất cả những mối nguy hiểm do cháy hoặc sát thương đều đã được loại trừ. Phải có sẵn bình chữa cháy đúng quy cách.

Không bao giờ được đốt nóng một vật nằm bằng phẳng trên sàn bêtông. Cần bảo đảm là có một khoảng không khí giữa vật liệu và bêtông nếu không bêtông sẽ bị nứt khi nhiệt độ quá cao. Không được để mỏ hàn gió đá trong bình hoặc thùng chứa đóng kín. Rò rỉ có thể là khởi đầu của một vụ nổ tai hại.

Trước khi rời khỏi nơi làm việc, cần tắt bình gas bằng cách khoá van trên ống dẫn trước và tiếp theo là van trên mỏ hàn. Cần đoán chắc không có gas rò rỉ.

Tiến hành kiểm định thường xuyên toàn bộ mỏ hàn, ống dẫn khí, đồng hồ khí áp và các thiết bị đốt khác, các đồng hồ khí áp phải ñược dán nhãn theo mục tiêu sử dụng. Phải để ống dẫn khí tránh xa chỗ có lửa toé và xỉ nóng.

Mọi chỗ nối ống dẫn khí phải dùng loại đầu nối vặn răng.Không cho phép dùng dây buộc để buộc chỗ nối.

VI. Kĩ thuật an toàn lao động trong công tác lắp ghép.

    Công tác lắp ghép thường tiến hành ở trên cao,do đó những công nhân lắp ghép thường có sức khoẻ tốt,không bị chóng mặt,nhức đầu.Khi giao nhiệm vụ mới ở trên cao cho công nhân,cán bộ kĩ thuật phải phổ biến những biện pháp an toàn thật chu đáo.

- Cần cung cấp cho công nhân lắp ghép trên cao những quần áo làm việc riêng gọn gang,giày không trơn,găng tay,dây lưng an toàn.Những dây lưng và dây xích an toàn phải chịu được lực tĩnh tới 300kg.Nghiêm cấm việc móc dây an toàn vào những kết cấu chưa liên kết chắc chắn,không ổn định.

- Khi cấu kiện được cẩu lên cao 0,5m phải dừng lại ít nhất là 1-2 phút để kiểm tra độ an toàn của móc treo.

- Không đứng dưới cấu kiện đang cẩu lắp.

- Thợ lắp đứng đón cấu kiện phía ngoài bán kính quay.

- Các đường đi lại qua khu vực đang tiến hành lắp ghép phải được ngăn cản.Ban ngày phải cắm biển cấm đi lại,ban đêm phải thắp đèn bảo vệ(hoặc phải có người bảo vệ).

- Đường dây điện không được chạy qua khu vực đang tiến hành lắp ghép,nếu không tránh được thì dây bắt buộc phải đi ngầm.

- Nghiêm cấm công nhân đứng trên các cấu kiện đang cẩu lắp.

- Các móc cẩu lên có lắp an toàn để dây cẩu không bị tuột khỏi móc.Không được kéo ngang vật từ đầu cần bằng cách cuốn dây hoặc quay tay cần vì như vậy có thể làm đổ cần trục.

- Không được phép đeo vật vào đầu cần trong thời gian nghỉ giải lao.

- Chỉ dược phép tháo dỡ móc cẩu ra khỏi cấu kiện đã được cố định tạm,độ ổn định của cấu kiện đó được đảm bảo.

- Những sàn và cầu công tác để thi công các mối nối phải chắc chắn,liên kết vững vàng,phải có hang rào tay vịn cao 1m.Khe hở giữa mép trong của sàn tới cấu kiện không được vượt quá 10cm.

- Phải thường xuyên theo dõi,sửa chữa các sàn và cầu công tác.

- Nghiêm cấm việc đi lại trên thanh cách thượng của dàn vì kèo,dầm và các thanh giằng.Chỉ được phép đi lại trên thanh cánh hạ của dàn khi dây cáp đã đưa cấu kiện vào thẳng vị trí cao trên 1m.

- Cần có biện pháp bảo vệ chống sét tạm thời cho các công trình lắp ghép trên cao.Biện pháp dùng phổ biến nhất là dùng dây dẫn tạm,cột thu lôi bằng dây kim loại nối đất tốt

 

CHƯƠNG III.TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ LẬP TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG

A . LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG:

I. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG CÁC CÔNG VIỆC

   Khối lượng các công việc được thống kê căn cứ vào số lượng và kích thước của từng cấu kiện. Trên cơ sở khối lượng các công việc, dựa vào “ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1776:2007 – PHẦN XÂY DỰNG”ta tính được số nhân công hao phí cho từng công việc. Các bảng thống kê khối lượng công việc và nhân công hao phí chi tiết được tập hợp tại phụ lục, ở đây chỉ trình bày các bảng thống kê kết quả cuối cùng:

Do phạm vi đồ án không cho phép tính toán hết tất cả khối lượng của cả công trình nên em chỉ trình bày khối lượng của nhiệm vụ mình được giao là khối lượng thi công ép cọc, lắp ghép hệ mái, kết cấu bao che và khối lượng hoàn thiện. Còn khối lượng thi công những phần khác của công trinh thi được lấy từ nhiệm vụ của hai thành viên trong nhóm.

1. Công tác ép coc:

Cọc được thi công bang hai giá ép phục vụ cho việc cẩu lắp là hai cần trục đi theo, khối lượng thi công cọc:

 

Ký hiệu

Số lượng  cấu kiện

Số cọc   (1móng)

Số đoạn cọc (1móng)

Tổng số  đoạn cọc (dài 7m/1đoạn)

Tổng chiều dài

M1

28.00

5.00

10.00

280.00

1680

M2

14.00

4.00

8.00

112.00

672

M3

6.00

3.00

6.00

36.00

216

M4

8.00

2.00

4.00

32.00

192

Đoạn cọc âm

2 đoạn

Số lần ép = 230

0.7x230=161

.Tổng cộng

2921

2. Công tác đào hố móng và phá đầu cọc:

Phương án:

Quá trình đào đất được chia làm 2 đợt đào.

+  Đợt 1: Đào các hố móng và giằng bằng máy đến cao trình đáy giằng (từ cốt -1,5m đến cốt đáy giằng -2,1m).

+  Đợt 2: Đào thủ công từng hố móng từ cốt -2,1m đến -2,8m và sửa thủ công hố đào giằng móng. Độ sâu đào là 0,7m.

-         Khối lượng đất đào bằng máy:

+ Tính thể tích đào hố móng : V1

Móng

Số lượng

a             (m)

b             (m)

c             (m)

d             (m)

h             (m)

Vi

Tổng

M1

14

3.36

2.66

3.66

2.96

0.6

82.9

310.9

M2

24

3.56

2.86

3.86

3.16

0.6

160.9

M3

4

3.56

2.26

3.86

2.56

0.6

21.5

M4

2

3.56

2.26

3.86

2.56

0.6

10.7

M5

8

2.86

2.26

3.16

2.56

0.6

34.9

 +Tính thể tích đào giằng : V2

Giằng

a             (m)

b             (m)

c             (m)

d                 (m)

h             (m)

Vi

Tổng

Trục 1

21.55

1.42

21.85

1.72

0.6

20.45

192,0

Trục 16

21.55

1.42

21.85

1.72

0.6

20.45

Trục A

52.86

1.42

53.16

1.72

0.6

49.94

Trục D

55.66

1.42

53.16

1.72

0.6

51.22

Trục G

52.86

1.42

53.17

1.72

0.6

49.94

Tổng khối lượng đào đất bằng máy là:                       

                                   

-          Khối lượng đất đào thủ công

                        + Đào phần còn lại của các hố móng ( chiều sâu 0.7m)

Móng

Số lượng

a             (m)

b             (m)

c             (m)

d             (m)

h             (m)

Vi

Tổng

M1

14

3

2.3

3.36

2.66

0.7

77.4

290.6

M2

24

3.2

2.5

3.56

2.86

0.7

152.4

M3

4

3.2

1.9

3.56

2.26

0.7

19.7

M4

2

3.2

1.9

3.56

2.26

0.7

9.9

M5

8

2.5

1.9

2.86

2.26

0.7

31.3

            V1tc=290,6 m3

+ Đào thủ công để chỉnh sửa giằng móng ta lấy bằng 10% khối lượng đào bằng máy. Khối lượng đào là:            V2tc=10%V2=10%.192,0=19,2m3

Vtc = V1tc+ V2tc=290,6+19,2 =309,8 m3

3. Công tác bê tông móng:

Phương án:

Thi công bê tông theo phương pháp thi công bê tông cốt thép toàn khối. Sử dụng phương pháp đổ thủ công. Đổ làm 3 đợt :

- Đợt 1 : đổ bê tông đài móng

- Đợt 2 : đổ bê tông giằng, 1 phần cổ móng

- Đợt 3 : đổ bê tông cổ móng

Khối lượng:

Công tác ván khuôn :

Đợt TC

Cấu kiện

Kích thước (m)

Diện        tích

Số lượng                CK

Tổng            m2

Tổng            m2

Dài         

Rộng          

Cao            

1

Móng M1

1.8

1.1

0.7

4.06

14

56.84

212.8

Móng m2

2

1.3

0.7

4.62

24

110.88

Móng M3

2

0.7

0.7

3.78

4

15.12

Móng M4

2

0.7

0.7

3.78

2

7.56

Móng M5

1.3

0.7

0.7

2.8

8

22.40

2

Giằng G1

5.4

0.22

0.5

5.4

6

32.40

374.41

Cổ móng M1

1.08

0.5

0.5

0.86

14

12.04

Giằng G2

5.5

0.22

0.5

5.5

43

236.5

Cổ móng M2

1.3

0.5

0.5

1.58

24

37.92

Giằng G3

5.75

0.22

0.5

5.75

4

23.00

Cổ móng M3

0.995

0.575

0.5

1.35

4

5.40

Giằng G4

5.3

0.22

0.5

5.3

4

21.20

Cổ móng M4

0.7

0.575

0.5

1.055

2

2.11

Cổ móng M5

0.45

0.25

0.5

0.48

8

3.84

3

Cổ móng M1

1.08

0.5

1.5

4.74

14

66.36

221.70

Cổ móng M2

1.08

0.5

1.5

4.74

24

113.76

Cổ móng M3

0.7

0.45

1.5

3.45

4

13.8

Cổ móng M4

0.7

0.45

1.5

3.45

2

6.9

Cổ móng M5

0.62

0.25

1.5

2.61

8

20.88

Bê tông lót :

Đợt TC

Cấu kiện

Kích thước (m)

Thể        tích

Số lượng                CK

Tổng            m3

Tổng            m3

Dài      

Rộng          

Cao            

1

Móng M1

2

1.3

0.1

0.26

14

3.64

13.83

Móng m2

2.2

1.5

0.1

0.33

24

7.92

Móng M3

2.2

0.9

0.1

0.198

4

0.79

Móng M4

2.2

0.9

0.1

0.198

2

0.40

Móng M5

1.5

0.9

0.1

0.135

8

1.08

2

Giằng G1

5

0.42

0.1

0.21

6

1.26

11.74

Giằng G2

4.9

0.42

0.1

0.2058

43

8.85

Giằng G3

5.3

0.42

0.1

0.2226

4

0.89

Giằng G4

4.4

0.42

0.1

0.1848

4

0.74

Bê tông đài, giằng, cổ móng

Đợt TC

Cấu kiện

Kích thước

Thể        tích

Số lượng                CK

Tổng            m3

Tổng            m3

Dài          (m)

Rộng           (m)

Cao             (m)

1

Móng M1

1.8

1.1

0.7

1.39

14

19.40

74.06

Móng M2

2

1.3

0.7

1.82

24

43.68

Móng M3

2

0.7

0.7

0.98

4

3.92

Móng M4

2

0.7

0.7

0.98

2

1.96

Móng M5

1.3

0.7

0.7

0.64

8

5.10

2

Giằng G1

5.4

0.22

0.5

0.59

6

3.56

48.02

Cổ móng M1

1.08

0.5

0.5

0.27

14

3.78

Giằng G2

5.5

0.22

0.5

0.61

43

26.02

Cổ móng M2

1.3

0.5

0.5

0.33

24

7.80

Giằng G3

5.75

0.22

0.5

0.63

4

2.53

Cổ móng M3

0.995

0.575

0.5

0.29

4

1.14

Giằng G4

5.3

0.22

0.5

0.58

4

2.33

Cổ móng M4

0.7

0.575

0.5

0.20

2

0.40

Cổ móng M5

0.45

0.25

0.5

0.06

8

0.45

3

Cổ móng M1

1.08

0.5

1.5

0.81

14

11.34

35.48

Cổ móng M2

1.08

0.5

1.5

0.81

24

19.44

Cổ móng M3

0.7

0.45

1.5

0.47

4

1.89

Cổ móng M4

0.7

0.45

1.5

0.47

2

0.95

Cổ móng M5

0.62

0.25

1.5

0.23

8

1.86

4. Công tác cốt thép:

Đợt TC

Cấu kiện

Khối lượng thép (kg)

Số lượng CK

Tổng     (kg)

Tổng     (kg)

1

Móng M1

108.433

14

1518.1

7868.6

Móng m2

212.11

24

5090.6

Móng M3

108.433

4

433.73

Móng M4

108.433

2

216.87

Móng M5

76.167

8

609.34

2

Giằng

3384.04

1

3384

3384.0

5. Công tác lắp ghép cột và dầm cầu chạy:

Dùng 2 cần trục bánh xích MKG-10(l=18) để cẩu lắp cột và dầm cầu trục theo từng phân đoạn

Cột hồi trục 1 được lắp bằng cần trục XKG-30 ngay trước khi cần trục này lắp ghép hệ mái

Cột hồi trục 16 lắp bằng cần trục XKG-30 ngay sau khi cần trục này lắp ghép hệ mái

 

STT

Cấu kiện

Đơn vị

Số lượng

Khối lượng/ cấu kiện (tân)

Tổng khối lượng (tấn)

1

Cột trục A,G (C2)

Cái

28

0.812

22.74

2

Cột trục D (C4)

Cái

     14

1.331

18.63

4

Dầm cầu trục

Cái

40

0.416

24.96

5

Cột hồi C3

Cái

2

1.18

2.36

6

Cột hồi C1

Cái

4

0.694

2.776

7

Cột hồi C5

Cái

4

0.395

1.58

8

Cột hồi C6

Cái

4

0.429

1.716

Tổng

74.762

6. Công tác lắp ghép hệ mai:

Hệ lái được lắp ghép làm hai đợt: đợt 1 dùng hai cần trục XKG-30 cẩu lắp đồng thời dầm kèo cửa trời và xà gồ ở hai nhịp AD và DG cần trục đi trong nhà. Đợt hai cũng dung hai cần trục trên để cẩu láp tôn mái của hai nhịp, máy đi ngoài nhà.

Khối lượng cẩu lắp hệ mái:

 

STT

Cấu kiện

Đơn vị

Số lượng

Khối lượng/ cấu kiện (tân)

Tổng khối lượng (tấn)

1

Xà nhịp AD

Cái

16

1.173

18.77

2

Cửa trời

Cái

14

0.38

5.32

3

Xà gồ mái nhịp AD

Cái

236

0.0264

6.23

4

Xà nhịp DG

Cái

16

1.173

18.77

5

Xà gồ mái nhịp DG + xg của trời

Cái

288

0.0264

7.60

6

Tôn mái nhịp AD

Tấm

696

0.011

7.66

7

Tôn mái nhịp DG

Tấm

696

0.011

7.66

8

Xà gồ tường

Cái

192

0.0264

5.07

9

Tôn tường

Tấm

512

0.0264

13.52

Tổng

90.59

7. Công tác hoàn thiện trụ tường:

sau khi công tác lắp ghép được thực hiện xong thi tiến hành độ trụ tường, công tác cốt thép, ván khuôn và đổ bê tong trụ được thực hiện cùng một tổ đội.

-          khối lượng bê tông trụ tường:

Đợt

Khối Trụ

Trục

Số lượng

Kích thước

Diện tích (m2)

KL xây trục (m3)

Tổng KL xây  (m3)

Dài (m)

Rộng (m)

Cao (m)

1

tt

trục 1

7

0.22

0.22

5

7.70

1.69

10.65

tt

trục A

15

0.22

0.22

5

16.50

3.63

tt

trục 16

7

0.22

0.22

5

7.70

1.69

tt

trục G

15

0.22

0.22

5

16.50

3.63

-          Khối lượng cốt thép trụ tường:

Hàm lượng cốt thép trụ tường lấy =2% thể tích bê tông trụ tường

V thép =2x10,65/100 = 0.213m3 → m thép =0,213x7,85 = 1,6 tấn

-          Khối lượng ván khuôn trụ tường:

Đợt

Khối Trụ

Trục

Số lượng

Kích thước

Diện tích (m2)

Dài (m)

Rộng (m)

Cao (m)

1

tt

trục 1

7

0.22

0.22

5

15.40

tt

trục A

15

0.22

0.22

5

33.00

tt

trục 16

7

0.22

0.22

5

15.40

tt

trục G

15

0.22

0.22

5

33.00

Tổng

96.80

 

8. Công tác hoàn thiện giằng tường:

- Khối lượng bê tông giằng tường:

 

Đợt

Khối Giằng

Trục

Số lượng

Kích thước

Diện tích (m2)

KL xây trục (m3)

Tổng KL xây  (m3)

Dài (m)

Rộng (m)

Cao (m)

1

gt1

trục 1

1

36

0.22

0.2

7.20

1.58

11.09

gt1

trục A

1

90

0.22

0.2

18.00

3.96

gt1

trục 16

1

36

0.22

0.2

7.20

1.58

gt1

trục G

1

90

0.22

0.2

18.00

3.96

2

gt2

trục 1

1

28.3

0.22

0.2

5.66

1.25

9.37

gt2

trục A

1

73

0.22

0.2

14.60

3.21

gt2

trục 16

1

28.3

0.22

0.2

5.66

1.25

gt2

trục G

1

83.4

0.22

0.2

16.68

3.67

3

gt3

trục 1

1

7

0.22

0.2

1.40

0.31

1.23

gt3

trục A

2

7

0.22

0.2

2.80

0.62

gt3

trục 16

1

7

0.22

0.2

1.40

0.31

-          Hàm lượng cốt thép giằng tường:

Hàm lượng cốt thép giằng tường lấy =2% thể tích bê tông trụ tường

V thép =2x21,69/100 = 0.4338m3 → m thép =0,4338x7,85 = 3,4 tấn

-          Khối lượng ván khuôn giằng tường:

Đợt

Khối Giằng

Trục

Số lượng

Kích thước

Diện tích (m2)

Dài (m)

Rộng (m)

Cao (m)

1

gt1

trục 1

1

36

0.22

0.2

7.20

gt1

trục A

1

90

0.22

0.2

18.00

gt1

trục 16

1

36

0.22

0.2

7.20

gt1

trục G

1

90

0.22

0.2

18.00

2

gt2

trục 1

1

28.3

0.22

0.2

5.66

gt2

trục A

1

73

0.22

0.2

14.60

gt2

trục 16

1

28.3

0.22

0.2

5.66

gt2

trục G

1

83.4

0.22

0.2

16.68

3

gt3

trục 1

1

7

0.22

0.2

1.40

gt3

trục A

2

7

0.22

0.2

2.80

gt3

trục 16

1

7

0.22

0.2

1.40

Tổng

98.60

 

9. Công tác hoàn thiện tường xây:

- Khối lượng tường xây:

Đợt

Khối xây

Trục

Số lượng

Kích thước

Diện tích (m2)

KL xây trục (m3)

Tổng KL xây  (m3)

Dài (m)

Rộng (m)

Cao (m)

1

t1

trục 1

6

5.56

0.22

1.3

43.37

9.54

66.79

t1

trục A

15

5.56

0.22

1.3

108.42

23.85

t1

trục 16

6

5.56

0.22

1.3

43.37

9.54

t1

trục G

15

5.56

0.22

1.3

108.42

23.85

2

t2

trục 1

5

3

0.22

0.9

13.50

2.97

88.16

t2

trục A

13

3

0.22

0.9

35.10

7.72

t2

trục 16

15

3

0.22

0.9

40.50

8.91

t2

trục G

5

3

0.22

0.9

13.50

2.97

t3

trục 1

6

1.39

0.22

2.7

22.52

4.95

t3

trục A

20

1.39

0.22

2.7

75.06

16.51

t3

trục 16

6

1.39

0.22

2.7

22.52

4.95

t3

trục G

28

1.39

0.22

2.7

105.08

23.12

t4

trục A

4

1.6

0.22

2.7

17.28

3.80

t5

trục 1

2

1.7

0.22

2.7

9.18

2.02

t5

trục A

2

1.7

0.22

2.7

9.18

2.02

t5

trục 16

2

1.7

0.22

2.7

9.18

2.02

t5

trục G

2

1.7

0.22

2.7

9.18

2.02

t6

trục 1

1

1.88

0.22

2.7

5.08

1.12

t6

trục 16

1

1.88

0.22

2.7

5.08

1.12

t7

trục 1

1

1.63

0.22

2.7

4.40

0.97

t7

trục 16

1

1.63

0.22

2.7

4.40

0.97

3

t8

trục 1

6

5.56

0.22

0.58

19.35

4.26

29.80

t8

trục A

15

5.56

0.22

0.58

48.37

10.64

t8

trục 16

6

5.56

0.22

0.58

19.35

4.26

t8

trục G

15

5.56

0.22

0.58

48.37

10.64

Tổng

184.75

 

- Khối lượng trát tường xây:

 

Đợt

Khối trát

Trục

Số lượng

Kích thước

Diện tích (m2)

Dài (m)

Rộng (m)

Cao (m)

1

t1

trục 1

6

5.56

0.22

1.3

43.37

t1

trục A

15

5.56

0.22

1.3

108.42

t1

trục 16

6

5.56

0.22

1.3

43.37

t1

trục G

15

5.56

0.22

1.3

108.42

2

t2

trục 1

5

3

0.22

0.9

13.50

t2

trục A

13

3

0.22

0.9

35.10

t2

trục 16

15

3

0.22

0.9

40.50

t2

trục G

5

3

0.22

0.9

13.50

t3

trục 1

6

1.39

0.22

2.7

22.52

t3

trục A

20

1.39

0.22

2.7

75.06

t3

trục 16

6

1.39

0.22

2.7

22.52

t3

trục G

28

1.39

0.22

2.7

105.08

t4

trục A

4

1.6

0.22

2.7

17.28

t5

trục 1

2

1.7

0.22

2.7

9.18

t5

trục A

2

1.7

0.22

2.7

9.18

t5

trục 16

2

1.7

0.22

2.7

9.18

t5

trục G

2

1.7

0.22

2.7

9.18

t6

trục 1

1

1.88

0.22

2.7

5.08

t6

trục 16

1

1.88

0.22

2.7

5.08

t7

trục 1

1

1.63

0.22

2.7

4.40

t7

trục 16

1

1.63

0.22

2.7

4.40

3

t8

trục 1

6

5.56

0.22

0.58

19.35

t8

trục A

15

5.56

0.22

0.58

48.37

t8

trục 16

6

5.56

0.22

0.58

19.35

t8

trục G

15

5.56

0.22

0.58

48.37

Tổng

839.75

 10.Công tác lắp cửa:

Đợt

Loại cửa

Trục

Số lượng

Kích thước

Diện tích (m2)

Tổng DT cửa  (m2)

Rộng (m)

Cao (m)

1

cửa sổ

trục 1

7

3

1.8

37.80

237.60

cửa sổ

trục A

15

3

1.8

81.00

cửa sổ

trục 16

7

3

1.8

37.80

cửa sổ

trục G

15

3

1.8

81.00

cửa đi

trục 1

1

5.5

3.3

18.15

72.6

cửa đi

trục A

2

5.5

3.3

36.3

cửa đi

trục 16

1

5.5

3.3

18.15

11. Công tác lấp đất nền:

Phương án:

Đợt 1 : sau khi thi công xong đài móng, lấp đất đến mặt đài móng, để thi công giằng móng.( V1dap)

Đợt 2: sau khi thi công xong giằng móng, lấp đất đến cốt nền tự nhiên(V2dap)

Đợt 3: đắp đất tôn nền để thi công bê tông nền nhà xưởng (chiều dày nền bê bông là 15cm) (V3dap)

Khối lượng:

V1dap= 216.54 m3

      V2dap = 330,11 m3

V3dap = 4360,65 m3

 

12. Công tác bê tông nền:

Phương án:

Đổ bê tông nền bằng thủ công sau khi đã đắp đất tôn nền.

Khối lượng: V = 484.5 m3

13. Công tác sơn

Diện tích sơn trong và sơn ngoài được lấy bằng diện tích của công việc trát trong và trát ngoài

 

 

II. XÁC ĐỊNH HAO PHÍ NHÂN CÔNG VÀ THÔNG SỐ TỔ CHỨC

 

TÍNH THÔNG SỐ TỔ CHỨC

STT

Dây chuyền

Tầng

Đợt

phân đoạn

Công việc

Đơn vị

Khối lượng

Định mức

Nhu cầu

Chế độ          (ca)

Thông số tổ chức

Thời gian

Giờ công

Ca máy

Ngày công

Ca máy

Nhân công

Máy

Tính toán

Lịch

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

1

Phần ngầm

1

1

 

Công tác chuẩn bị

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

2

2

4

Ép cọc

100m

2760

5.03

1.0

138.8

27.6

1

10

2

13.8

14

3

 

Đào móng bằng máy

100 m3

5.0

 

0.372

 

1.9

1

2

1

 

2

4

6

Đào và sửa móng thủ công

m3

309.8

4

 

154.9

 

1

26

 

6.1

6

5

Phá bê tông đầu cọc

m3

4.6

5.76

 

3.3

 

6

 

Ghép VK, đổ BT lót đài

m3

13.8

5.2

 

9.0

 

1

9

 

1.0

1

7

6

Đặt cốt thép đài và cổ móng

1000kg

7.9

61.7

 

60.7

 

1

10

 

6.1

6

8

6

Ghép ván khuôn đài

m2

212.8

1

 

26.6

 

1

5

 

5.3

6

9

6

Đổ BT đài móng

m3

74.1

7.12

 

65.9

 

1

10

 

6.6

6

10

 

Tháo ván khuôn đài móng

m2

212.8

0.32

 

8.5

 

1

8

 

1.1

1

11

 

Lấp đất lần 1

100m3

2.2

 

0.175

 

0.4

1

2

1

1.0

1

12

2

 

Ghép VK, đổ BT lót giằng

m3

11.7

5.2

 

7.6

 

1

8

 

1.0

1

13

3

Đặt cốt thép giằng móng

1000kg

3.4

61.7

 

26.1

 

1

10

 

2.6

3

14

3

Ghép ván khuôn giằng

m2

374.4

1

 

46.8

 

1

17

 

2.8

3

15

3

Đổ BT giằng

m3

48.0

7.12

 

42.7

 

1

14

 

3.1

3

16

 

Tháo ván khuôn giằng móng

m2

374.4

0.32

 

15.0

 

1

14

 

1.1

1

17

 

Lấp đất lần 2

100m3

3.3

 

0.175

 

0.6

1

2

1

 

1

18

3

3

Ghép ván khuôn cổ móng

m2

221.7

1

 

27.7

 

1

9

 

3.1

3

19

3

Đổ bê tông cổ móng

m3

35.5

11.8

 

52.3

 

1

16

 

3.3

3

20

 

Tháo ván khuôn cổ móng

m2

221.7

0.32

 

8.9

 

1

8

 

1.1

1

21

Thân

1

1

3

Lắp cột trục 1,2,3,4,5,6

chiếc

18.0

6.5

0.55

14.6

1.2

1

13

 

1.1

3

22

3

Lắp cột trục 7,8,9,10,11

chiếc

15.0

6.5

0.55

12.2

1.0

1

13

 

0.9

23

3

Lắp cột trục 12,13,14,15,16

chiếc

15.0

6.5

0.55

12.2

1.0

1

13

1

0.9

24

2

3

Lắp dầm cầu trục nhịp 1-2, 2-3, 3-4, 4-5, 5-6

chiếc

20.0

2

0.40

5.0

1.0

1

5

1

1.0

3

25

3

Lắp dầm cầu trục nhịp 6-7, 7-8, 8-9, 9-10, 10-11

chiếc

20.0

2

0.40

5.0

1.0

1

5

1

1.0

26

3

Lắp dầm cầu trục 11-12, 12-13, 13-14, 14-15, 15-16

chiếc

20.0

2

0.40

5.0

1.0

1

5

1

1.0

27

3

 

Lắp xà nhịp AD

Cái

16.0

4.65

0.88

9.3

1.8

1

5

1

1.8

8

28

Lắp cửa trời

Cái

14.0

2

0.40

3.5

0.7

1

5

0.7

29

Lắp xà gồ mái nhịp AD

Cái

236.0

0.9

0.18

26.6

5.3

1

5

5.3

30

Lắp xà nhịp DG

Cái

16.0

4.65

0.88

9.3

1.8

1

5

1

1.8

8

31

Lắp xà gồ mái nhịp DG + xg của trời

Cái

288.0

0.9

0.18

32.4

6.5

1

5

6.5

32

4

 

Lợp tôn mái nhịp AD

Tấm

696.0

0.45

0.15

39.2

13.1

1

3

1

13.1

13

33

Lợp tôn mái nhịp DG

Tấm

696.0

0.45

0.15

39.2

13.1

1

3

1

13.1

13

34

Hoàn thiện

1

1

3

Cốt thép trụ tường

1000kg

1.6

59.16

 

11.8

 

1

13

 

0.9

3

35

3

Ván khuôn trụ tường

m2

92.4

0.9

 

10.4

 

1

13

 

0.8

36

3

Đổ BT trụ tường

m3

10.2

10.5

 

13.3

 

1

13

 

1.0

37

2

3

Xây tường đợt 1

m3

66.8

5.12

 

42.7

 

1

13

 

3.3

6

38

3

Cốt thép giằng đợt1

1000kg

1.7

50.88

 

11.1

 

1

13

 

0.9

39

3

Ván khuôn  giằng đợt1

m2

100.8

1

 

12.6

 

1

13

 

1.0

40

3

Đổ BT  giằng đợt1

m3

11.1

7

 

9.7

 

1

13

 

0.7

41

3

3

Xây tường đợt 2

m3

88.2

5.12

 

56.4

 

1

13

 

4.3

6

42

3

Cốt thép giằng đợt2

1000kg

1.5

50.88

 

9.7

 

1

13

 

0.7

43

3

Ván khuôn  giằng đợt2

m2

85.2

1

 

10.7

 

1

13

 

0.8

44

3

Đổ BT  giằng đợt2

m3

9.7

7

 

8.5

 

1

13

 

0.7

45

4

2

Xây tường đợt 3

m3

29.8

5.12

 

19.1

 

1

13

 

1.5

2

46

2

Cốt thép giằng đợt3

1000kg

0.2

50.88

 

1.2

 

1

13

 

0.1

47

2

Ván khuôn  giằng đợ3

m2

15.6

1

 

2.0

 

1

13

 

0.2

48

2

Đổ BT  giằng đợt3

m3

1.2

7

 

1.1

 

1

13

 

0.1

49

 

Đắp đất tôn nền

100m3

43.6

 

0.175

 

7.6

1

2

1

 

8

50

5

3

Lắp hệ thống điện nước

m2

3240

0.16

 

64.8

 

1

11

 

5.9

6

51

6

3

Lắp khuôn cửa

m2

310.2

1.84

 

71.3

 

1

12

 

5.9

6

52

7

2

Trát trong

m2

583.3

0.64

 

46.7

 

1

13

 

3.6

4

53

 

Đổ BT nền

m3

484.5

5

 

302.8

 

1

25

 

12.1

12

54

8

3

Trát ngoài

m2

986.8

0.64

 

78.9

 

1

13

 

6.1

6

55

9

 

Lắp xà gồ tường

Cái

192.0

0.9

0.18

21.6

 

1

4

 

5.4

5

56

10

 

Lợp tôn tường

Cái

512.0

0.45

0.15

28.8

 

1

5

 

5.8

6

57

11

2

Sơn trong

m2

583.3

0.336

 

24.5

 

1

12

 

2.0

2

58

12

3

Sơn ngoài

m2

986.8

0.368

 

45.4

 

1

12

 

3.8

4

59

13

3

Lắp cửa

m2

310.2

2

 

77.6

 

1

12

 

6.5

6

60

14

1

Vệ sinh bàn giao

m2

3240

0.04

 

16.2

 

1

16

 

1.0

1


B. TÍNH TOÁN TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG

  1. Tính toán nhà tạm
  2. Tính toán dân số công trường

-         Số lượng công nhân xây dựng cơ bản nhiều nhất tại công trường là 61 người

Þ A = 37 người.

-         Số công nhân làm việc ở các xưởng sản xuất và phụ trợ (Nhóm B):

                      B= m´A = 30% .37 = 11 người

-         Số cán bộ kỹ thuật ở công trường (Nhóm C):

                      C = (4¸8)% .(A+B) = 7%.(37+11) = 4 người

-         Số nhân viên hành chính (Nhóm D):

                 D = (5¸6)% .(A+B+C) =6%(37+11+4) = 3 người

-         Số nhân viên phục vụ công cộng (căng tin, nhà ăn - Nhóm E):

                       E = 5%.(A+B+C+D ) =5%(37+11+4+3) = 3 người.

Þ Tổng dân số trên trên công trường:

                       G = 1,06.( 37+11+4+3+3) = 62 người

Trong đó lấy 2% : nghỉ do ốm đau

                        4% : nghỉ phép.

Giả thiết công nhân không mang theo gia đình vào sống ở công trường trong quá trình thi công, do đó có thể lấy tổng dân số công trường là N = G = 62 người.

  1. Tính toán diện tích nhà tạm

Dựa vào số người ở công trường và diện tích tiêu chuẩn cho các loại nhà tạm, ta xác định được diện tích của các loại nhà tạm theo công thức sau:

Si = Ni .[S]i.

Trong đó: Ni:  Số người sử dụng loại công trình tạm i.

                [S]i: Diện tích tiêu chuẩn loại công trình tạm i

-         Nhà ở tập thể :

Tiêu chuẩn [S]=4m/người. Nên diện tích nhà ở cần thiết là :

S = 62 . 4.0,9 = 223 m2

-         Nhà làm việc của ban chỉ huy công trường :

Tiêu chuẩn :  [S] = 4 m2/người. Nên diện tích nhà ở cần thiết là :

S = 7 . 4 = 28 m2

-         Trạm y tế :

Tiêu chuẩn:  [S] = 0,04 m2/người.

            S = 62 . 0,04 = 2,48 m2 , lấy S = 18 m2

-         Nhà ăn : mỗi bữa ăn chia làm 2 đợt ăn. Số người 1 đợt là 62/2 = 31

Theo tiêu chuẩn :[S]=1m/1người. Nên diện tích nhà ăn cần thiết là :

            S = 30 m2

-         Phòng bảo vệ :

Diện tích 9 m2

-         Phòng chỉ huy công trường :

Diện tích 18 m2

-         Nhà tắm :

Tiêu chuẩn 25 người /1 phòng tắm 2,5  m2

            Số phòng tắm : 62/25 = 2,48. chọn 3 phòng tắm.

Diện tích nhà tắm : 3.2,5=7,5 m2

-         Nhà vệ sinh :

Tiêu chuẩn 25 người /1 phòng vệ sinh 2,5  m2

            Số phòng vệ sinh : 62/25 = 2,48. chọn 3 phòng vệ sinh.

Diện tích nhà vệ sinh : 3.2,5=7,5 m2

  1. Thiết kế kho bãi công trường

            Trong xây dựng có rất nhiều loại kho bãi khác nhau, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các loại vật tư đảm bảo đúng tiến độ thi công.

Để xác định được lượng dự trữ hợp lý cho tường loại vật liệu, cần dựa vào các yếu tố sau đây:

 - Lượng vật liệu sử dụng hàng ngày lớn nhất rmax.

 - Khoảng thời gian giữa những lần nhận vật liệu  t1= 1 ngày

 - Thời gian vận chuyển vật liệu từ nơi nhận đến công trường t2 = 1 ngày.

 - Thời gian thử nghiệm phân loại  t3 =1 ngày

 - Thời gian bốc dỡ và tiếp nhận vật liệu tại công trường  t4=1 ngày.

- Thời gian dữ trữ đề phòng  t5 = 2 ngày.

Þ Số ngày dự trữ vật liệu là:  Tdt=t1+t2+t3+t4+t5=  6 ngày > [Tdt]=5 ngày. 

Khoảng thời gian dự trữ này nhằm đáp ứng được nhu cầu thi công liên tục, đồng thời dự trữ những lý do bất trắc có thể xảy ra khi thi công.

Công trình thi công cần tính diện tích kho thép, cốp pha, bãi chứa cát, gạch.

        Diện tích kho bãi được tính theo công thức :   S = a.F 

        Trong đó :                 S : Diện tích kho bãi kể cả đường đi lối lại.

                   F : Diện tích kho bãi chưa kể đường đi lối lại.

                   a : Hệ số sử dụng mặt bằng :

                   a =1,5 -1,7 đối với các kho tổng hợp

                   a =1,4 - 1,6 đối với các kín

            a =1,1 - 1,2 đối với các bãi lộ thiên chứa vật liệu thành đống.

 Với     Q : Lượng vật liệu hay cấu kiện chứa trong kho bãi .  

            Q = q.T                      

q : Lượng vật liệu sử dụng trong một ngày

T : Thời gian dự trữ vật liệu.

P : Lượng vật liệu cho phép chứa trong 1m2 diện tích có ích của kho bãi.

  1.  Xác định lượng vật liệu sử dụng trong một ngày :

Khối lượng vật liệu sử dụng trong ngày là :

  • Công tác bê tông móng:

+ Cốt thép       :          1,3 Tấn

+ Ván khuôn :          124,8 m2

+ Bê tông  :         16 m3

            Theo định mức dự toán cơ bản:

Trong 1m3 bê tông mác 200 dùng xi măng PC40 có: 278 kg xi măng, 0,483m3 cát vàng, 0,86 m3 đá dăm.

            Khối lượng xi măng: 16.278 = 4,448 T

Khối lượng cát vàng: 16.0,483 = 7,728 m3

Khối lượng đá: 16.0,86 = 13,76 m3

  • Công tác xây tường :

Khối lượng tường xây lớn nhất trong 1 ngày là : 14,69 m3

Theo định mức cứ 1m3 khối xây tường gạch dày 220  cần 550 viên gạch; 0,3m3cát đen, 76 kg xi măng PC30

   Tổng khối lượng gạch cần thiết là:

RG = 14,69.550 = 8080 (viên)

   Tổng lượng xi măng cần thiết là:

RXM = 14,69.76 =1116,44 (Kg)=1,1T

   Tổng lượng cát đen cần thiết là:

RCV = 14,69.0,3 = 4,41 (m3)

  • Công tác trát : S =161,76m2

Giả sử vữa trát dày 1,5cm. Thể tích là : 2,43 m3

Định mức 1 m3 vữa trát tường là 36kg xi măng PC30, cát đen 1,05 m3, 0,2m3nước sạch.

   Tổng lượng xi măng cần thiết là:

RXM = 2,43.36 =87,48 (Kg)

   Tổng lượng cát đen cần thiết là:

RCV = 2,43.1,05 = 2.55 (m3)

  1. Xác định diện tích kho bãi :

Dựa vào khối lượng vật liệu sử dùng trong ngày, dựa vào định mức về lượng vật liệu trên 1m2 kho bãi và công thức trình bày ở trên ta tính toán diện tích kho bãi.

Kết quả tính toán được lập thành bảng và trình bày ở bảng

Bảng tính kho vật liệu dự trữ

STT

Vật liệu

Đơn   vị

q

Tgian DT (ngày)

Q=q.t

p  (đvvl/m2)

F=Q/p  (m2 )

α

S=α.F          (m2)

1

Xi măng

T

4,448

6

26,69

1,3

20,5

1,5

30,75

2

Cốt thép

T

1,3

6

7,8

4

1,95

1,5

2,93

3

V.khuôn

m2

124,8

6

748,8

45

16,64

1,5

24,96

4

Cát vàng

m3

7,728

6

46,37

4

11,59

1,1

12,75

5

Cát đen

m3

4,41

6

26,46

4

6.62

1,1

7,28

6

Đá

m3

13,76

6

82,56

4

20,64

1,1

22,7

7

Gạch xây

Viên

8080

6

48480

700

69,26

1,1

76

Vậy ta chọn diện tích kho bãi như sau :

+ Kho xi măng 30 m2

+ Kho chứa cốt thép 60 m2

+ Kho chứa ván khuôn 25 m2

+ Bãi cát vàng  15 m2

+ Bãi đá 25 m2

+Bãi gạch 80m2

+Bãi cát đen : 8 m2

3. Tính toán cấp nước

a. Tính toán lưu lượng nước yêu cầu

Nước dùng cho các nhu cầu trên công trường bao gồm:

-         Nước dùng cho sản xuất : Q1

-          Nước dùng cho sinh hoạt ở công trường: Q2

-          Nước phục vụ sinh hoạt ở khu nhà ở: Q3

-         Nước cứu hoả : Qch

  • Nước phục vụ cho sản xuất:

Lưu lượng nước dùng cho sản xuất tính theo công thức

Trong đó:

1,2 : hệ số kể đến lượng nước cần dùng chưa tính hết, hoặc sẽ phát sinh ở công trường.

Kg: hệ số sử dụng nước không điều hoà trong giờ Kg=2

N=8: số giờ dùng nước trong ngày

åAi Tổng khối lượng nước dùng cho các loại máy thi công hay mỗi loại hình sản xuất trong ngày.

+ Công tác bê tông 300 l/m3Þ 300.16 = 4800 (l)

+ Bảo dưỡng bê tông: 5000(l)

+Rửa đá sỏi :1000(l/m3) Þ 1000.25 = 25000 (l)

 Vậy tổng lượng nước dùng trong ngày 4800+5000+25000=34800(l)

  • Nước phục vụ sinh hoạt ở hiện trường:

Gồm nước phục vụ tắm rửa, ăn uống, xác định theo công thức sau:

Q2 =   (l/s).

Trong đó:

+ Nmax - số người lớn nhất làm việc trong một ngày ở công trường:

Theo tiến độ lập ra ta có: Nmax = 61 (người).

+ B :Tiêu chuẩn dùng nước cho một người trong một ngày ở công trường. Lấy B = 20 l/ngày.

+ kg: Hệ số sử dụng nước không điều hoà trong giờ. K=2.

Þ Q2 =   (l/s).

  • Nước phục vụ sinh hoạt khu nhà ở

 Trong đó:

Nc - số dân ở khu lán trại 102 người.

C = 50 l/người lượng nước tiêu chuẩn dùng cho 1 người ở khu lán trại

Kg = 1,6 hệ số sử dụng nước không điều hoà trong giờ

Kng =1,5 hệ số sử dụng nước không điều hoà trong ngày

  • Nước cứu hoả:

Theo tiêu chuẩn ® Qch = 10 (l/s) > Q1 + Q2+ Q3

Tổng lưu lượng nước cần cung cấp cho công trường là:

            Q = Qch + 70%(Q1 + Q2 +Q)= 12,19 (l/s)

b. Xác định đường kính ống dẫn chính

Đường kính ống dẫn nước được xác định theo công thức sau:

D =

Trong đó:

+ Qt - lưu lượng nước yêu cầu =12,19 (l/s).

Để đơn giản hóa tính toán, trong các mạng cấp nước tạm cho công trường có thể lấy:

         V =0,6m/s đối với ống có D.

          V =1m/s đối với ống có D

Theo tính toán sơ bộ ta thấy đường kính ống D>100 nên

+ v: vận tốc nước kinh tế, tra bảng ta chọn V=1,1 m/s.

® D ==0,12 (m)

Chọn D= 13 cm .

Ống dẫn chính được nối trực tiếp vào mạng lưới cấp nước thành phố dẫn về bể nước dự trữ của công trường. Từ đó dùng bơm cung cấp cho từng điểm tiêu thụ nước trong công trường.

4. Tính toán cấp điện

a. Công suất tiêu thụ điện công trường

- Tổng công suất điện cần thiết cho công trường tính theo công thức:

Pt =

+ a = 1.1 : hệ số tổn thất điện toàn mạng.

+ cosj = 0.65 ¸ 0.75: hệ số công suất.

+ K1,K2 , K3, K4: hệ số nhu cầu sử dụng điện phụ thuộc vào số lượng các nhóm thiết bị.

. Sản xuất và chạy máy: K1 = K2 = 0,75

. Thắp sáng trong nhà: K3 = 0,8

. Thắp sáng ngoài nhà: K4 = 1

+ Công suất điện tiêu thụ trực tiếp cho sản xuất:

Trong đó:

P1: Công suất danh hiệu của các máy tiêu thụ  điện trực tiếp. ở đây, sử dụng máy hàn để hàn thép thi công có công suất P1=18,5 KW.

K1: với máy hàn = 0,75

Cosj = 0,65

Þ

+ Công suất điện động lực:

Trong đó:

            P2: Công suất danh hiệu của các máy tiêu thụ điện trực tiếp

K= 0,75; Cosj = 0,68

STT

Máy tiêu thụ

Số lượng

Công suất 1 máy (kW)

Tổng công suất (kW)

1

Trộn bê tông

1

4

4

2

Đầm dùi

1

1,4

1,4

SP2 = 5,4 KW

®

+ Công suất điện dùng cho chiếu sáng: lấy bằng 10% công suất điện động lực và phục vụ sản xuất.

P3 = 10%. (21,34+5,96) = 2,73 KW

Vậy tổng công suất điện cần thiết tính toán cho công trường là:

PT = 1.1(++)=1,1.(21,34 + 5,96 + 2,73) = 30,03KW

b. Chọn máy biến áp phân phối điện

+ Tính công suất phản kháng:

Trong đó: hệ số cosjtb tính theo công thức sau:

+ Tính toán công suất biểu kiến phải cung cấp cho công trường:

5.AN TOÀN LAO ĐỘNG

Công nhân tham gia lao động phải đảm bảo sức khoẻ, đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động đã được huấn luyện về an toàn lao động. Phải chấp hành đúng các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Có các biển báo hiệu an toàn. Dưới đây là một số biện pháp cụ thể.

5.1. AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI THI CÔNG CỌC

Khi thi công cọc ép phải có phương án an toàn lao động để thực hiện mọi qui định an toàn.

Để thực hiện mọi qui định về an toàn lao động có liên quan .

+Chấp hành nghiêm ngặt qui định về an toàn lao động về sử dụng và vận hành các động cơ.

+ Phải đảm bảo an toàn về sử dụng điện trong  quá trình thi công

5.2. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG ĐÀO ĐẤT

a. Đào đất bằng máy đào gầu nghịch

-  Trong thời gian máy hoạt động, cấm mọi người đi lại trên mái dốc tự nhiên, cũng như trong phạm vi hoạt động của máy khu vực này phải có biển báo.

-  Khi vận hành máy phải kiểm tra tình trạng máy, vị trí đặt máy, thiết bị an toàn phanh hãm, tín hiệu, âm thanh, cho máy chạy thử không tải.

-  Không được thay đổi độ nghiêng của máy khi gầu xúc đang mang tải hay đang quay gần.

-  Trong mọi trường hợp khoảng cách giữa ca bin máy và thành hố đào phải >1m.

-  Khi đổ đất vào thùng xe ô tô phải quay gầu qua phía sau thùng xe và dừng gầu ở giữa thùng xe. Sau đó hạ gầu từ từ xuống để đổ đất.

b.  Đào đất bằng thủ công

-  Phải trang bị đủ dụng cụ cho công nhân theo chế độ hiện hành.

-  Đào đất hố móng sau mỗi trận mưa phải rắc cát vào bậc lên xuống tránh trượt, ngã.

-  Trong khu vực đang đào đất nên có nhiều người cùng làm việc phải bố trí khoảng cách giữa người này và người kia đảm bảo an toàn.

5.3.  AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC BÊ TÔNG

a. Công tác gia công lắp dựng cốt thép.

-  Gia công cốt thép phải được tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào chắn và biển báo.

-  Cắt, uốn, kéo cốt thép phải dùng những thiết bị chuyên dụng, phải có biện pháp ngăn ngừa thép văng khi cắt cốt thép có đoạn dài hơn hoặc bằng 0,3m.

-  Bàn gia công cốt thép phải được cố định chắc chắn, nếu bàn gia công cốt thép có công nhân làm việc ở hai giá thì ở giữa phải có lưới thép bảo vệ cao ít nhất là 1,0 m. Cốt thép đã làm xong phải để đúng chỗ quy định.

-  Khi nắn thẳng thép tròn cuộn bằng máy phải che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi mở máy, hãm động cơ khi đưa đầu nối thép vào trục cuộn.

-  Khi gia công cốt thép và làm sạch rỉ phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân.

b. Đổ và đầm bê tông.

-   Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra việc lắp đặt coffa, cốt thép, sàn công tác, đường vận chuyển. Chỉ được tiến hành đổ sau khi đã có văn bản xác nhận.

-  Công nhân làm nhiệm vụ trộn, đổ, đầm bê tông phải có găng, ủng.

- Khi dùng đầm rung để đầm bê tông cần:

+  Nối đất với vỏ đầm rung

+  Dùng dây buộc cách điện nối từ bảng phân phối đến động cơ điện của đầm

+  Làm sạch đầm rung, lau khô và quấn dây dẫn khi làm việc

+  Ngừng đầm rung từ 5-7 phút sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30-35 phút.

+  Công nhân vận hành máy phải được trang bị ủng cao su cách điện và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác.

5.4. Kĩ thuật an toàn lao động trong công tác lắp ghép.

    Công tác lắp ghép thường tiến hành ở trên cao, do đó những công nhân lắp ghép thường có sức khoẻ tốt, không bị chóng mặt, nhức đầu. Khi giao nhiệm vụ mới ở trên cao cho công nhân, cán bộ kĩ thuật phải phổ biến những biện pháp an toàn thật chu đáo.

-         Cần cung cấp cho công nhân lắp ghép trên cao những quần áo làm việc riêng gọn gang, giày không trơn, găng tay, dây lưng an toàn. Những dây lưng và dây xích an toàn phải chịu được lực tĩnh tới 300kg. Nghiêm cấm việc móc dây an toàn vào những kết cấu chưa liên kết chắc chắn, không ổn định.

-         Khi cấu kiện được cẩu lên cao 0,5m phải dừng lại ít nhất là 1-2 phút để kiểm tra độ an toàn của móc treo.

-         Không đứng dưới cấu kiện đang cẩu lắp.

-         Thợ lắp đứng đón cấu kiện phía ngoài bán kính quay.

-         Các đường đi lại qua khu vực đang tiến hành lắp ghép phải được ngăn cản. Ban ngày phải cắm biển cấm đi lại, ban đêm phải thắp đèn bảo vệ (hoặc phải có người bảo vệ).

-         Đường dây điện không được chạy qua khu vực đang tiến hành lắp ghép, nếu không tránh được thì dây bắt buộc phải đi ngầm.

-         Nghiêm cấm công nhân đứng trên các cấu kiện đang cẩu lắp.

-         Các móc cẩu lên có lắp an toàn để dây cẩu không bị tuột khỏi móc. Không được kéo ngang vật từ đầu cần bằng cách cuốn dây hoặc quay tay cần vì như vậy có thể làm đổ cần trục.

-         Không được phép đeo vật vào đầu cần trong thời gian nghỉ giải lao.

-         Chỉ dược phép tháo dỡ móc cẩu ra khỏi cấu kiện đã được cố định tạm, độ ổn định của cấu kiện đó được đảm bảo.

-         Những sàn và cầu công tác để thi công các mối nối phải chắc chắn, liên kết vững vàng, phải có hang rào tay vịn cao 1m. Khe hở giữa mép trong của sàn tới cấu kiện không được vượt quá 10cm.

-         Phải thường xuyên theo dõi, sửa chữa các sàn và cầu công tác.

-         Nghiêm cấm việc đi lại trên thanh cách thượng của dàn vì kèo, dầm và các thanh giằng. Chỉ được phép đi lại trên thanh cánh hạ của dàn khi dây cáp đã đưa cấu kiện vào thẳng vị trí cao trên 1m.

-         Cần có biện pháp bảo vệ chống sét tạm thời cho các công trình lắp ghép trên cao. Biện pháp dùng phổ biến nhất là dùng dây dẫn tạm, cột thu lôi bằng dây kim loại nối đất tốt

 

Close