Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CƠ ĐIỆN tử HỆ THỐNG CHIẾT RÓT ĐÓNG NẮP CHAI TỰ ĐỘNG

mã tài liệu 301000300080
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 356 MB Bao gồm tất cả file... thuyết minh, báo cáo power point, clip mô tả, FILE lập trình liên quan, và nhiều tài liệu liên quan kèm theo ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài cải tiến hệ thống chiết rót đóng chai tự động điều khiển PLC S7 300
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CƠ ĐIỆN tử HỆ THỐNG CHIẾT RÓT ĐÓNG NẮP CHAI TỰ ĐỘNG

 

1       CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ PLC.. 2

1.1.     SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỀN.. 2

1.2.     CẤU TRÚC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PLC.. 3

1.2.1.         Cấu trúc: 3

1.2.2.         Phần cứng PLC. 4

1.2.3.         Bộ nhớ.. 5

1.3.     Nguyên lý hoạt động PLC.. 6

1.4       PLC S7-300. 8

2       CHƯƠNG 2. TỒNG QUAN VỀ VI ĐIỀU KHIỂN VÀ CẢM BIẾN.. 11

2.1.     Vi điều khiển. 12

2.2.     Cấu trúc. 12

2.2.1.         CPU.. 12

2.2.2          ROM... 12

2.2.3          RAM... 12

2.2.4          BUS. 12

2.2.5          Watchdog. 13

2.2.6          ADC. 13

2.3       Phân loại 13

2.3.1          Độ dài thanh ghi 13

2.3.2          Kiến trúc CISC và RISC. 13

2.3.3          Kiến trúc Harvard và kiến trúc Vonneumann. 13

2.4       VI ĐIỀU KHIỂN PIC 16F887. 14

2.4.1          Giới Thiệu Chung. 14

2.4.2          Bộ dao động  của PIC 16F887. 17

2.4.3          Các PORT I/O.. 18

2.4.4          Cấu Tạo Và Hoạt Động Của Bộ TIMER1. 19

2.5       Cảm Biến. 19

2.5.1          Cảm Biến Quang. 20

2.5.2          Cảm Biến Tiệm Cận Điện Dung. 20

3       CHƯƠNG 3 : HOẠT ĐỘNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT.. 22

3.1       GIỚI THIỆU.. 23

3.2       HOẠT ĐỘNG.. 23

3.2.1          TRẠM 1: 24

3.2.2          TRẠM 2. 27

3.2.3          TRẠM 3. 29

3.2.4          TRẠM 4. 31

3.2.5          TRẠM 5. 33

4       CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN TỬ VÀ LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN VÀ PLC   37

4.1       Các Linh Kiện Điện Tử.. 37

4.2       Bảng địa chỉ PLC.. 39

4.3       Lưu đồ giải thuật, mạch nguyên lý, code. 39

4.3.1          Trạm 1. 39

4.3.2          Trạm 2. 48

4.3.3          Trạm 3. 52

4.3.4          Trạm 4. 60

4.3.5          trạm 5. 65

5   CHƯƠNG 5: KẾT THÚC.. 77

1CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ PLC

  1.  SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỀN

            Thiết bị điều khiển lập trình đầu tiên (programmable controller) đã được những nhà thiết kế cho ra đời năm 1968 (Công ty General Moto - Mỹ). Tuy nhiên, hệ thống này còn khá đơn giản và cồng kềnh, người sử dụng gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành hệ thống. Vì vậy các nhà thiết kế từng bước cải tiến hệ thống đơn giản, gọn nhẹ, dễ vận hành, nhưng việc lập trình cho hệ thống còn khó khăn, do lúc này không có các thiết bị lập trình ngoại vi hổ trợ cho công việc lập trình.

            Để đơn giản hóa việc lập trình, hệ thống điều khiển lập trình cầm tay (programmable controller handle) đầu tiên được ra đời vào năm 1969. Điều này đã tạo ra một sự phát triển thật sự cho kỹ thuật điều khiển lập trình. Trong giai đoạn này các hệ thống điều khiển lập trình (PLC) chỉ đơn giản nhằm thay thế hệ thống Relay và dây nối trong hệ thống điều khiển cổ điển. Qua quá trình vận hành, các nhà thiết kế đã từng bước tạo ra được một tiêu chuẩn mới cho hệ thống, tiêu chuẩn đó là dạng lập trình dùng giản đồ hình thang (The diagroom format).Trong những năm đầu thập niên 1970, những hệ thống PLC còn có thêm khả năng vận hành với những thuật toán hổ trợ (arithmetic), “vận hành với các dữ liệu cập nhật” (data manipulation). Do sự phát triển của loại màn hình dùng cho máy tính (Cathode Ray Tube: CRT), nên việc giao tiếp giữa người điều khiển để lập trình cho hệ thống càng trở nên thuận tiện hơn.

            Sự phát triển của hệ thống phần cứng và phần mềm từ năm 1975cho đến nay đã làm cho hệ thống PLC phát triển mạnh mẽ hơn với các chức năng mở rộng: hệ thống ngõ vào/ra có thể tăng lên đến 8.000 cổng vào/ra, dung lượng bộ nhớ chương trình tăng lên hơn 128.000 từ bộ nhớ (word of memory). Ngoài ra các nhà thiết kế còn tạo ra kỹ thuật kết nối với các hệ thống PLC riêng lẻ thành một hệ thống PLC chung, tăng khả năng của từng hệ thống riêng lẻ. Tốc độ xử lý của hệ thống được cải thiện, chu kỳ quét (scan) nhanh hơn làm cho hệ thống PLC xử lý tốt với những chức năng phức tạp số lượng cổng ra/vào lớn.

 

...................................................

SƠ ĐỒ 1.1: Cấu trúc chung hệ thống điều khiển dùng PLC

                       

                        Trong đó:

                  – Thiết bị đầu vào: gồm các thiết bị tạo ra tín hiệu điều khiển thường là nút nhấn, cảm biến,…

                                          – Input/Output: các cổng nối phía đầu vào/ra của PLC.

                  – Cơ cấu chấp hành: gồm các thiết bị được điều khiển, thường là chuông, đèn, cuộn dây contactor, cuộn dây relay trung gian…

                  – Chương trình điều khiển (CTĐK): là chương trình định ra quy luật thay đổi tín hiệu output phía đầu ra của PLC theo sự thay đổi của tín hiệu input phía đầu vào theo như mong muốn. Các CTĐK được tạo ra bằng cách sử dụng bộ lập trình chuyên dụng cầm tay(hand-held programmer hay PG = programmer) hoặc chạy phần mềm điều khiển trên máy tính PC và được nạp vào PLC thông qua cáp, nối giữa PLC và PC hoặc PG.

      1.  
      2.  Phần cứng PLC
        1. Thành phần:

                  Cấu trúc cơ bản (nguyên thuỷ) của một PLC bao gồm:

                              - Rack.

                              - Power Module.

                              - CPU.

                              - Các Module chức năng.

Ngoài ra có các biến thể khác của cấu trúc PLC như Brick PLC hay “All inone PLC” (Các Micro PLC thường ở dạng này).

            Rack là thiết bị có chức năng kết nối tất cả các module PLC lại với nhau. Rack rất quan trọng ở tốc độ truyền, khả năng chứa các module (số lượng), kết cấu lắp ráp....Khi thiết kế hệ thống, lựa chọn loại rack và số rack là yếu tố quan trong để tối ưu hoá hệ thống phần cứng.

  1. Power Module:

            Power Module: là thành phần cấp nguồn điện điều khiển cho CPU và tất cả các Module chức năng, ngoài ra nó cũng cấp các nguồn cho thiết bị ngoại vi, chủ yếu là loại nguồn 24V. Power Module có nhiều loại phân biệt nhau bởi công suất,điện áp vào và điện áp ra. Khi lựa chọn Power Module, điều quan trong nhất là tínhvà chọn công suất để có thể cấp đủ cho toàn bộ hệ thống và các ngoại vi mà vẫn bảo đảm hệ số dự phòng cần thiết. Điện áp đầu ra của Power Module có nhiều loại tương ứng với các CPU và các Module nên cần tính công suất cho từng loại điện áp ra.

  1. CPU:

            Là thành phần quan trong nhất của hệ PLC. CPU đặc trưng bởi 1 số thông số cơ bản như:

                                                            – Số lượng Module mà nó quản lý được.

            – Số lượng các điểm (I/O Point) mà nó quản lý được.

            – Tốc độ của một số loại lệnh cơ bản: như lệnh Logic, lệnh số học..

            – Bộ nhớ chương trình, bộ nhớ dữ liệu và khả năng mở rộng bộ nhớ, khả năng

                                                hỗ trợ các thẻ nhớ.

                                                            – Các chuẩn truyền thông mà nó tích hợp sẵn.

  1.  Các Module chức năng:

            Các module chức năng rất đa dạng, có thể chia ra làm các loại đặc trưng sau:

                                                            –Module vào ra (I/O).

                                       –Module chức năng đặc biệt.

                                    * Module vào ra:

                                                Module vào ra chia làm 2 loại chính:

                                                            –Module vào ra số (Digital I/O).

                                                            –Module vào ra tương tự (Analog I/O).

                                    Các Module vào ra số: Có các loại

                                                            – Module DI

                                                            – Module DO

                                                            – Module hỗn hợp

 

Các tín hiệu vào số DI có thể là sink hoặc source, có thể là 24V hoặc 220VAC/110VAC và nhiều loại khác

Các tín hiệu ra số DQ: Có thể là Relay, có thể là PNP/NPN hoặc là  AC/DC220V/110V

 

                                    DQ dạng PNP hay NPN.

                                    Module tín hiệu Analog bao gồm:

                                                            – Module AI: 0..10V (+/-10V); 0..20mA(4..20mA)

                                                            – Module AQ:0..10V (+/-10V); 0..20mA(4..20mA)

                                                            – Module hỗn hợp AI/AO.

                                                            – Module cho cặp nhiệt, nhiệt điện trở.

                                                            – Module cho load cell...

 

  1. Bộ nhớ

         PLC thường yêu cầu bộ nhớ trong các trường hợp : Làm bộ định thời cho các kênh trạng thái I/O. Làm bộ đệm trạng thái các chức năng trong PLC như định thời, đếm, ghi các Relay.

         Mỗi lệnh của chương trình có một vị trí riêng trong bộ nhớ, tất cả mọi vị trí trong bộ nhớ đều được đánh số, những số này chính là địa chỉ trong bộ nhớ . Địa chỉ của từng ô nhớ sẽ được trỏ đến bởi một bộ đếm địa chỉ ở bên trong bộ vi xử lý. Bộ vi xử lý sẽ giá trị trong bộ đếm này lên một trước khi xử lý lệnh tiếp theo. Với một địa chỉ mới , nội dung của ô nhớ tương ứng sẽ xuất hiện ở đấu ra, quá trình này được gọi là quá trình đọc.

         Bộ nhớ bên trong PLC được tạo bỡi các vi mạch bán dẫn, mỗi vi mạch này có khả năng chứa 2000 - 16000 dòng lệnh , tùy theo loại vi mạch. Trong PLC các bộ nhớ như RAM, EPROM đều được sử dụng.

                         + RAM (Random Access Memory ) có thể nạp chương trình, thay đổi hay xóa bỏ nội dung bất kỳ lúc nào. Nội dung của RAM sẽ bị mất nếu nguồn điện nuôi bị mất . Để tránh tình trạng này các PLC đều được trang bị một pin khô, có khả năng cung cấp năng lượng dự trữ cho RAM từ vài tháng đến vài năm. Trong thực tế RAM được dùng để khởi tạo và kiểm tra chương trình. Khuynh hướng hiện nay dung CMOSRAM nhờ khả năng tiêu  thụ  thấp  và tuổi thọ lớn.

                         + EPROM (Electrically Programmable Read Only Memory) là bộ nhớ mà người sử dụng bình thường chỉ có thể đọc chứ không ghi nội dung vào được . Nội dung của EPROM không bị mất khi mất nguồn , nó được gắn sẵn trong máy , đã được nhà sản xuất nạp và chứa hệ điều hành sẵn. Nếu người sử dụng không muốn mở rộng bộ nhớ thì chỉ dùng thêm EPROM gắn bên trong PLC . Trên PG (Programer) có sẵn chổ ghi và xóa EPROM.

                         + EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read Only Memory) liên kết với những truy xuất linh động của RAM và có tính ổn định. Nội dung của nó có thể được xóa và lập trình bằng điện, tuy nhiên số lần là có giới hạn.

          Môi trường ghi dữ liệu thứ tư là đĩa cứng hoặc đĩa mềm, được sử dụng trong máy lập trình . Đĩa cứng hoăc đĩa mềm có dung lượng lớn nên thường được dùng để lưu những chương trình lớn trong một thời gian dài .

          Kích thước bộ nhớ :
                         + Các PLC loại nhỏ có thể chứa từ 300 -1000 dòng lệnh  tùy vào công nghệ chế tạo .
                         + Các PLC loại lớn có kích thước từ 1K - 16K, có khả năng chứa từ  2000 -16000 dòng lệnh.

          Ngoài ra còn cho phép gắn thêm bộ nhớ mở rộng như RAM,  EPROM.

 

  1.  Nguyên lý hoạt động PLC

         CPU điều khiển các hoạt động bên trong PLC. Bộ xử lý sẽ đọc và kiểm tra chương trình được chứa trong bộ nhớ, sau đó sẽ thực hiện thứ tự từng lệnh trong chương trình, sẽ đóng hay ngắt các đầu ra.Các trạng thái ngõ ra ấy được phát tới các thiết bị liên kết để thực thi.Và toàn bộ các hoạt động thực thi đó đều phụ thuộc vào chương trình điều khiển được giữ trong bộ nhớ.

         Hệ thống Bus là tuyến dùng để truyền tín hiệu, hệ thống gồm nhiều đường tín hiệu song song :
                                 + Address Bus : Bus địa chỉ dùng để truyền địa chỉ đến các Modul khác nhau. 
                                 + Data Bus : Bus dùng để truyền dữ liệu. 
                                 + Control Bus : Bus điều khiển dùng để truyền các tín hiệu định thì và điểu khiển đồng bộ các hoạt động trong PLC.

         Trong PLC các số liệu được trao đổi giữa bộ vi xử lý và các modul vào ra thông qua Data Bus. Address Bus và Data Bus gồm 8 đường, ở cùng thời điểm cho phép truyền 8 bit của 1 byte một cách đồng thời hay song song.

         Nếu một modul đầu vào nhận được địa chỉ của nó trên Address Bus , nó sẽ chuyển tất cả trạnh thái đầu vào của nó vào Data Bus. Nếu một địa chỉ byte của 8 đầu ra xuất hiện trên Address Bus, modul đầu ra tương ứng sẽ nhận được dữ liệu từ Data bus. Control Bus sẽ chuyển các tín hiệu điều khiển vào theo dõi chu trình hoạt động của PLC .Các địa chỉ và số liệu được chuyển lên các Bus tương ứng trong một thời gian hạn chế.

         Hệ thống Bus sẽ làm nhiệm vụ trao đổi thông tin giữa CPU, bộ nhớ và I/O . Bên cạch đó, CPU được cung cấp một xung Clock có tần số từ 1¸8 MHZ. Xung này quyết định tốc độ hoạt động của PLC và cung cấp các yếu tố về định thời, đồng hồ của hệ thống.

                        PLC có nhiều loại:

  • PLC Siemens
  • PLC Ormon
  • PLC Misubishi
  • PLC Alenbratlay…
  • ......................................................

PLC S7-300 cấu trúc dạng module gồm các thành phần sau:

CPU các loại khác nhau: CPU312IFM, CPU312C, CPU313, CPU313C, CPU314, CPU314IFM, CPU314C, CPU315, CPU315-2 DP, CPU317-2 DP, CPU319.

Module tín hiệu SM PLC S7-300 xuất nhập tín hiệu tương đồng /số: SM321, SM322, SM323, SM331, SM332,SM334, SM338, SM374 -Module chức năng FM -Module truyền thông CP.

Module nguồn PS307 của PLC S7-300 cấp nguồn 24VDC cho các module khác, dòng 2A, 5A, 10A

Module ghép nối IM: IM360, IM361, IM365 Các module được gắn trên thanh rây như hình dưới, tối đa 8 module SM/FM/CP ở bên phải CPU, tạo thành một rack, kết nối với nhau qua bus connector gắn ở mặt sau của module . Mỗi module được gán một số slot tính từ trái sang phải, module nguồn là slot 1, module CPU slot 2, module kế mang số 4…

PLC S7-300 CPU315-2DP thường sử dụng trong các hệ thống có dung lượng chương trình cỡ vừa và lớn.

- Thực hiện các phép toán dấu phẩy động và nhị phân với tốc độ cao

- Có giao diện PROFIBUS DP master/slave

- Quản lý được số lượng lớn các đầu vào/ra

- Dùng cho những hệ có cấu trúc vào ra phân tán

- Nguồn cấp: 24VDC

- Dải điện áp: 20.4 tới 28.8V

- Đầu vào dòng (không tải): 60mA

- Dòng tải: 2.5A

- Nên có cầu chì bảo vệ loại 2A

- Công suất tiêu thụ: 2.5W.

 

1CHƯƠNG 2. TỒNG QUAN VỀ VI ĐIỀU KHIỂN VÀ CẢM BIẾN

            Bộ Vi xử lý có khả năng vượt bậc so với các hệ thống khác về khả năng tính toán, xử lý, và thay đổi chương trình linh hoạt theo mục đích người dùng, đặc biệt hiệu quả đối với các bài toán và hệ thống lớn.Tuy nhiên đối với các ứng dụng nhỏ, tầm tính toán không đòi hỏi khả năng tính toán lớn thì việc ứng dụng vi xử lý cần cân nhắc. Bởi vì hệ thống dù lớn hay nhỏ, nếu dùng vi xử lý thì cũng đòi hỏi các khối mạch điện giao tiếp phức tạp như nhau. Các khối này bao gồm bộ nhớ để chứa dữ liệu và chương trình thực hiện, các mạch điện giao tiếp ngoại vi để xuất nhập và điều khiển trở lại, các khối này cùng liên kết với vi xử lý thì mới thực hiện được công việc. Để kết nối các khối này đòi hỏi người thiết kế phải hiểu biết tinh tường về các thành phần vi xử lý, bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi. Hệ thống được tạo ra khá phức tạp, chiếm nhiều không gian, mạch in phức tạp và vấn đề chính là trình độ người thiết kế.Kết quả là giá thành sản phẩm cuối cùng rất cao, không phù hợp để áp dụng cho các hệthống nhỏ.

 

            Một số đặc điểm khác nhau giữa vi xử lí và VĐK:

            Về phần cứng: VXL cần được ghép thêm các thiết bị ngoại vi bên ngoài như bộ nhớ, và các thiết bị ngoại vi khác, để có thể tạo thành một bản mạch hoàn chỉnh. Đối với VĐK thì bản thân nó đã là một hệ máy tính hoàn chỉnh với CPU, bộ nhớ, các mạch giao tiếp, các bộđịnh thời và mạch điều khiển ngắt được tích hợp bên trong mạch.

            Về các đặc trưng của tập lệnh: Do ứng dụng khác nhau nên các bộ VXL và VĐK cũng có những yêu cầu khác nhau đối với tập lệnh của chúng. Tập lệnh của các VXL thường mạnh về các kiểu định địa chỉ với các lệnh cung cấp các hoạt động trên các lượng dữ liệu lớn như1byte, ½ byte, word, double word,...Ở các bộ VĐK, các tập lệnh rất mạnh trong việc xử lýcác kiêu dữ liệu nhỏ như bit hoặc một vài bit.

 

            Do VĐK cấu tạo về phần cứng và khả năng xử lí thấp hơn nhiều soi với VXL nên giá thành của VXL cũng rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên nó vẫn đủ khả năng đáp ứng được tất cả các yêu cầu của người dùng.

              Vi điều khiển được ứng dụng trong các dây chuyền tự động loại nhỏ, các robot có chức năng đơn giản, trong máy giặt, ôtô v.v.

 

    1.  Vi điều khiển

           Vi điều khiển là một máy tính được tích hợp trên một chíp, nó thường được sử dụng để điều khiển các thiết bị điện tử. Vi điều khiển, thực chất, là một hệ thống bao gồm một vi xử lý có hiệu suất đủ dùng và giá thành thấp (khác với các bộ vi xử lý đa năng dùng trong máy tính) kết hợp với các khối ngoại vi như bộ nhớ, các mô đun vào/ra, các mô đun biến đổi số sang tương tự và tương tự sang số,... Ở máy tính thì các mô đun thường được xây dựng bởi các chíp và mạch ngoài.

 

                       Vi điều khiển thường được dùng để xây dựng các hệ thống nhúng. Nó xuất hiện khá nhiều trong các dụng cụ điện tử, thiết bị điện,máy giặt, lòvi sóng, điện thoại, đầu đọc DVD, thiết bị đ phương tiện, dây chuyền tư động,…

  1.   Cấu trúc
    1. CPU

            Là nơi quản lí tất cả các hoạt động của VĐK. Bên trong CPU gồm:

                                                + ALU là bộ phận thao tác trên các dữ liệu.

                                                + Bộ giải mã lệnh và điều khiển, xác định các thao tác mà

                                                CPU cần thực hiện.

                                                + Thanh ghi lệnh IR, lưu giữ opcode của lệnh được

                                                thực thi.

                                                +Thanh ghi PC, lưu giũ địa chỉ của lệnh kế tiếp cần

                                                 thực thi.

                                                + Một tập các thanh ghi dùng để lưu thông tin tạm thời.

  1.  
    1.  
      1.  ROM

           ROM là bộ nhớ dùng để lưu giữ chương trình.ROM còn dùng để chứa số liệu các bảng, các tham số hệ thống, các số liệu cố định của hệ thống. Trong quárình hoạt động nội dung ROM là cố định, không thể thay đổi, nội dung ROM chỉ thay đổi khi ROM ở chế độ xóa hoặc nạp chương trình.

 

  1.  RAM

           RAM là bọ nhớ dữ liệu. Bộ nhớ RAM dùng làm môi trường xử lý thông tin, lưu trữ các kết quả trung gian và kết quả cuối cùng của các phép toán, xử lí thông tin. Nó cũng dùng để tổ chức các vùng đệm dữ liệu, trong các thao tác thu phát, chuyển đổi dữ liệu.

  1.  BUS

           BUS là các đường dẫn dùng để di chuyển dữ liệu. Bao gồm: bus địa chỉ, bus dữ liệu , và bus điều khiển.

  1.  Watchdog

           Bộ phận dùng để reset lại hệ thống khi hệ thống gặp “bất thường”.

  1. ADC

           Bộ phận chuyển tín hiệu analog sang tín hiệu digital. Các tín hiệu bên ngoài đi vào VDK thường ở dạng analog.ADC sẽ chuyển tín hiệu này về dạng tín hiệu digital mà VDK có thể hiểu được.

  1.    Phân loại
  1. Độ dài thanh ghi

          Dựa vào độ dài của các thanh ghi và các lệnh của VĐK mà người ta chia ra các loại VĐK 8bit, 16bit, hay 32bit....

           Các loại VĐK 16bit do có độ dài lệnh lớn hơn nên các tập lệnh cũng nhiều hơn, phong phú hơn. Tuy nhiên bất cứ chương trình nào viết bằng VĐK 16bitchúng ta đều có thể viết trên VDK 8bit với chương trình thích hợp.

 

  1. Kiến trúc CISC và RISC

           VXL hoặc VĐK CISC là VDK có tập lệnh phức tạp. Các VĐK này có một số lượng lớn các lệnh nên giúp cho người lập trình có thể linh hoạt và dễ dàng hơn khi viết chương trình.

           VĐK RISC là VĐK có tập lệnh đơn giản. Chúng có một số lương nhỏ các lệnh đơn giản. DO đó, chúng đòi hỏi phần cứng ít hơn, giá thành thấp hơn, và nhanh hơnso với CISC. Tuy nhiên nó đòi hỏi người lập trình phải viết các chương trình phức tạp hơn, nhiều lệnh hơn.

 

  1.  Kiến trúc Harvard và kiến trúc Vonneumann

           Kiến trúc Harvard sử dụng bộ nhớ riêng biệt cho chương trình và dữ liệu.Bus địa chỉ và bus dữ liệu độc lập với nhau nên quá trình truyền nhận dữ liệu đơn giản hơn.

            Kiến trúc Vonneumann sử dụng chung bộ nhớ cho chương trình và dữ liệu.

                                    Điều này làm cho VĐK gọn nhẹ hơn, giá thành nhẹ hơn.

           Một số loại VDK có trên thị trường:

  • VDK MCS-51: 8031, 8032, 8051, 8052, ...
  • VDK MCS-51: 8031, 8032, 8051, 8052, ...
  • VDK AVR AT90Sxxxx
  • VDK PIC 16C5x, 17C43...
  1.    VI ĐIỀU KHIỂN PIC 16F887
    1. Giới Thiệu Chung

           PIC 16F887A là dòng PIC phổ biến nhất hiện nay (đủ mạnh về tính năng, 40 chân, bộ nhớ đủ cho hầu hết các ứng dụng thông thường).

HÌNH 2.1: PIC 16F887A

 

            PIC 16F887 là vi điều khiển 8-bit có kiến trúc harvard của microchip có thông số  kỹ thuật như sau:

                                                + clock hoạt động tôi đa 20MHZ

                                                + chu kỳ máy  bằng bốn lần chu kỳ xung lock.

                        + chip có nhiều dạng vỏ khác nhau, loại chip được sử dụng trong bài là loại  40 chân PDIC.

                                                + Điện áp hoạt động từ 2v đến 5,5v.

                       + bộ nhớ dữ liệu và bộ nhớ chương trình tách biệt nhau,bus địa chỉ cũng như bus dữ liệu là riêng biệt. Bộ nhớ chương trình Flash 8K bộ nhớ chương trình cho phép ghi 100,000 lần.Mỗi ô nhớ có 14 bit.Bộ nhớ dữ liệu RAM có 512 byte gồm các thanh ghi đặc biệt và các thanh ghi mục đích.Ngoài ra PIC16F887 được tích hợp 256 byte EEFROM cho phép ghi đến 1,000,000 lần.

                       + 35 chân I/O của 5 pord điều khiển: pordA, pordB, pordC, pordD, pordE.

                                                + Bộ chuyển đổi ADC 10 bit với 14 kênh.

                        + 3 bộ timer. Bộ timer0 8-bit, bộ timer1 16-bit, bộ timer2 8-bit.

                                                + Module capture, Compare và PWM.

                       + Module enhanced USART hỗ trợ RS-485, RS-232.

HÌNH 2.2: SƠ ĐỒ KHỐI CHÂN CỦA PIC 16F887A

 

................................................................

       dc2=1;

        delay(5) ;

        dc2=0;

        delay(5);

        pt5=0;

        delay(3);

       kt=0;

 

     }

    if  ( kt==0)

    {

      pt1=0;

      pt2=0;

      pt3=1;

      pt4=1;

      pt5=0;

      dc1=1;

      dc2=0;

  1.  PLC

5   CHƯƠNG 5: KẾT THÚC

          Trong thời gian thực hiện đề tài nhóm chúng em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn .

            Nhóm chúng em đã cố gắng hoàn thành nhưng không tránh khỏi những thiếu sót khi thực hiện và trong cuốn báo cáo này chúng em vẫn còn thiếu sót. Kính mong quý thầy cô góp ý để nhóm được hoàn thiện hơn.

            Đề tài hệ thống chiết rót đóng chai này là một hệ thống thiết thực giúp chúng em có thêm kinh nghiệm hoạt động nhóm cùng kinh nghiệp thực tế về các linh kiện và các thiết bị công nghiệp trong sản xuất cũng như ứng dụng những gì đã được học tập tại trường.

            Lời cuối cùng nhóm xin chân thành cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn và giáo viên chủ nhiệm đã tạo điều kiện để chúng em hoàn thành đề tài. Và chúng em cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô bộ môn đã hết lòng giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu là nền tảng cho nhóm hoàn thành đề tài!

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

http:// all- datasheet.com

http:// www.misubishi-elevator.com

http:// www.otis.com

Close