Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN SẤY BÃ BIA ĐH BÁCH KHOA

mã tài liệu 300600100124
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 190 MB Bao gồm tất cả file thiết kế, thuyết minh ( pdf) , file 2D ( pdf) , ,...., , bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, bản vẽ chi tiết của cụm ,tập bản vẽ các cụm trong máy, Thiết kế kết cấu máy, ............. và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN SẤY BÃ BIA ĐH BÁCH KHOA
giá 995,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN SẤY BÃ BIA ĐH BÁCH KHOA 

tham khảo

Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Trường Đại học Bách Khoa Khoa Công nghệ Hoá học & Dầu khí BỘ MÔN MÁY & THIẾT BỊ ĐỒ ÁN MÔN HỌC Quá Trình &Thiết Bị (MSMH: 605040) THIẾT KẾ THIẾT BỊ SẤY KHAY BÃ THẢI TRÊN DÂY CHUYỀN NẤU BIA NĂNG SUẤT: 500KG/H GVHD: Thầy Hoàng Tiến Cường SVTH: Dương Công Vịnh MSSV: 60103328 Lớp: HC01TP1 Ngành: Hoá thực phẩm Năm học: 2004 LỜI NÓI ĐẦU Thiết bị sấy là thiết bị được ứng dụng rộng rãi . Nội dung bản đồ ấn môn học cũng trình bày cách thiết kế một thiết bị sấy thông dụng là buồng sấy. Vì đây là bản thiết kế dầu tiên nên em không ngoài mục đích làm quen và biết cách thiết kế một thiết bị trong ngành công nghệ hoá học. Đây là đồ án đầu tiên em thực hiện hẳn sẽ có những lỗi mắc phải . Vì vậy em xin thầy (cô) thông cảm cho những lỗi mà em mắc phải. Để thực hiên đồ ấn này có sự giúp đỡ rất lớn của thầy Hoàng Tiến Cường và các anh chị trên viện hoá học. Em chân thành cảm ơn thầy Hoang Tiến Cường , và các anh chị . Xin cảm ơn PHẦN MỞ ĐẦU I.Giới thiệu: Bã trấu là phần bã thải trên quy trình công nghệ sản xuất bia. Trong thành phần trấu có nhiều thành phần có giá tri dinh dưỡng như: hợp chất chứa nitơ, phi nitơ, khoáng… là nguồn thức ăn tốt cho heo và gia súc. Bã trấu (hèm) chiếm khối lượng khá lớn 130 kg bã trấu /100 kg malt nhưng có độ ẩm tương đối cao. Do đó ta tiến hành sấy để giảm độ ẩm, vừa tạo thành sản phẩm dễ vận chuyển và bán , vừa tạo ra cho gia súc có được nguồn thức ăn phong phú có giá trị dinh dưỡng cao. Sấy bã malt vừa tạo sản phẩm đem lại giá trị kinh tế vừa tận dụng nguồn bã thải trên qui trình sản xuất bia. Giới thiệu quy trình thu bã malt II.Thuyết minh quy trình công nghệ: Trước khi bắt đầu sấy , bã malt đựơc phân phối vào các khay, số lượng khay 92 khay , và đăt trên hệ thống xe goong ( 4 xe) được đẩy vào buồng sấy. Thời gian sấy 1 mẻ khoảng 4,5 giờ để làm giảm lượng ẩm bã từ 64% xuống còn 13%, lượng bã malt nhập liệu 2270 kg bã/ mẻ. Khi qúa trình sấy bắt đầu , ta sử dung hệ thống van điều chỉnh quá trình sấy : điều chỉnh lượng nhiên liệu vào buông đốt bằng van V2 , quan sát trên lưu lượng kế đo lưu lượng không khí vào buồng đốt và điều chình lưu lượng bằng van V1.Trong buồng đốt nhiên liệu cháy toả nhiệt lượng lớn làm không khí buồng đốt nóng lên và có nhiệt độ rất cao. Dòng không khí nóng này được hút qua buồng hoà trôn nhờ quạt hút. Trong buồng hoà trộn không khí đựoc làm giảm nhiệt độ đến nhiệt độ sấy 100oC nhờ lượng không khí bổ sung trong buồng hoà trộn.Ta điêu chỉnh lượng không khí vào buồng hoà trộn cũng bằng hệ thống lưu lượng kế và van V3 điều chỉnh gắn trên ống khí vào buồng hoà trộn. Dòng không khí nóng sau khi hoà trộn sẽ qua buồng sấy . Nhờ hệ thống lưới phân phối khí , dòng khí nóng sẽ phân phối đều trong buồng và thực hiện quá trình truyền nhiệt , truyền ẩm cho vật liệu. Không khí ẩm sau đó được hút ra ngoài nhờ quạt hút. Sau 4,5 giờ , mẻ sấy kết thúc . Bã sau khi sấy sẽ đạt độ ẩm 13%. PHẦN TÍNH TOÁN I.Tính cân bằng vật chất Năng suất thiết bị: G = 500 kg/h Độ ẩm ban đầu của vật liệu: = 64% ( theo vật liệu ẩm) Độ ẩm cuối của vật liệu: = 13% (theo vật liệu ẩm) Độ ẩm cân bằng của vật liệu: = K1 + 0,435K2  (công thức 4.2 , trang75 , TL[1] ) Trong đó : : Độ ẩm không khí ( Lấy 80%) Khi 10<(( 80% thì K1= 2,7 ; K2 = 19,5 Thay vào ta được:  = 2,7 + 0,435*19,5   = 9,5 (%) Độ ẩm tới hạn của vật liệu: =  (công thức 3.38 , trang 96, TL [2] )  Lượng ẩm tách ra trong 1 giờ:  ( công thức 7.5 ,trang 128 , TL[1] ) Lượng sản phẩm sấy được trong 1 giờ: 500- 293 = 207 kg/h Lượng ẩm tách ra trong giai đoạn sấy dẳng tốc:  Lượng ẩm tách ra trong giai đoạn sấy giảm tốc: Wgt = W – Wdt = 293- 173 = 100 kg/h II. Cân bằng nhiệt: 1. Trạng thái không khí trước khi vào buồng đốt: Lấy - nhiệt độ không khí bằng nhiệt độ môi trường t0 = 250C - độ ẩm tương đối = 80% Áp suất hơi bão hoà Pb0 của không khí (ở nhiệt độ t = 250C)  ( công thức 2.31 , trang 31, TL[1] ) Độ chứa ẩm d0:  ( công thức 2.18 , trang 28, TL [1] ) (kg ẩm/kg không khí) Trong đó :  P: áp suất làm việc của hỗn hợp khí - hơi nước , lấy bằng 760 mmHg P’: áp suất bão hoà ở nhiệt độ và áp suất xác định , lấy bằng 750 mmHg Enthapy của không khí Io : Io= 1,004t + do(2500+1,842to) ( công thức 2.25, trang 29 , TL [1] ) Trong đó: do : hàm ẩm của không khí ở nhiệt độ to to: nhiệt độ không khí lúc vào buồng đốt Thay vào , ta được: (kj/ kg không khí) 2) Trạng thái không khí trước khi vào buồng sấy: Lượng không khí cần thiết để đốt cháy 1 kg nghiên liệu:  ( công thúc 3.11, trang 55, TL [1] ) Trong đó: C, H, O, S là phần % theo khối lượng các thành phần trong nhiên liệu. Tỉ lệ hỗn hợp : C3H8: C4H10= 1:1 . Suy ra hàm lượng C= 0,82 ; H =0,18 (Lo= 11,6C+ 34,8H= 15,776 (kg không khí/ kg nhiên liệu) Lượng không khí thực đốt cháy hết 1 kg nhiên liệu:  (kg không khí/ kg nhiên liệu) ( công thức 3.16, trang 56, TL[1] ) Trong đó:  : Hệ số hiệu chỉnh buồng đốt Độ chứa ẩm của khói lò sau buồng đốt:  ( công thức 3.28 , trang 59, TL [1] ) với (bd= 1,2-1,3: hệ số thừa không khí  (kg ẩm / kg không khí khô) 3) Trạng thái không khí sau buồng hoà trộn: Hệ số thừa không khí chung của buồng đốt và hoà trộn  ( công thức 3.25 trang 57 ,TL[1] ) Trong đó: Enthapy của hơi nước ia: ia= 2500 + 1,842.t ( công thức 3.16 , trang 57, TL [1] )  (Kj/ kg không khí) : Hiệu suất buồng đốt ( kj/ kg không khí): Nhiệt dung riêng của nhiên liệu : Nhiệt độ của nhiên liệu vào buồng đốt. Tr=0: Hàm lượng tro A=0 : hàm lượng nước trong nhiên liệu. Hàm enthapy hơi đốt ở 25oC. (Kj/Kg không khí) t: Nhiệt độ không khí trước khi vào buồng sấy: 100oC. Kj/ kg: Nhiệt trị của nhiên liệu Thay vào , ta được   Lượng không khí khô sau buồng hoà trộn: ( công thức 4.24 , trang 59, TL[1] ) Lk=(27,77.15,776+1)-9.0,18 = 437,48 ( kg không khí/ kg nhiên liệu) Hàm ẩm không khí sau buồng hoà trộn d1:  Thay các giá trị vào, ta được  Trong đó: A=0 ; Tr= 0 (d1= 0,0196 ( kg ẩm / kg không khí khô) Hàm enthalpy không khí nóng trước buồng sấy:  Thay các giá trị vào: chọn nhiệt độ không khí nóng trước khi vào buồng sấy bằng t1= 100oC. ( I1= 153 ( Kj / kg không khí khô) Độ bão hoà hơi nước của không khí nóng trước khi vào buông sấy (bar) Độ ẩm tương đối của khói lò: 4)Trạng thái không khí sau khi sấy ( theo lý thuyết ) Quá trình sấy lý thuyết, Ta có: Kj/ kg không khí Chọn nhiệt độ của không khí khi ra khỏi sấy bằng Lấy  Hàm ẩm của không khí sau khi sấy  d2=0,0438 (kgẩm/ kg kk) Độ ẩm tương đối của không khí sau khi sấy:  Với : (bar) Lượng không khí cần dung để tách ẩm:  (Kg KK) ( công thức 7.36 ,trang 139 ,TL [1] ) 5)Tổn thất nhiệt: Nhịêt lượng có ích:  Trong đó: W= 293 kg ẩm /h Nhiệt lượng riêng q:  (Kj/ kg ẩm) Nhiệt dung vật liệu khô: Cvl = 1,5(kj/kg ẩm K) : lấy bằng nhiệt dung lúa mì Nhiệt dung riêng hơi nước:  (Kj/ kg ẩm K): Nhiệt dung hơi nước Nhiệt dung hỗn hợp: Ca = Cvl (1- w1) + w1 Chn (công thức 7.40 trang 141, TL [1] )   ( KJ/ kg ẩm) Nhiệt lượng có ích:  (Kj/ h) Nhiệt lượng do tác nhân sấy đem ra:  Trong đó: Lkk: Lượng không khí ra khỏi buồng sấy (kg/h) ( Lkk =10502 kg kk /h) Cpk: Nhiệt dung không khí :4 (Kj/kgkk.K) Thay các gía trị vào , ta được ( Kj) Nhiệt lượng do vật liệu sấy đem ra:  Lấy nhiệt độ ra của sản phẩm : t2: nhiệt độ không khí ra khỏi buồng sấy mvl: khối lượng vật liệu sau khi sấy, mvl=207 kg Ca: nhiệt dung riêng vật liệu sau khi sấy Ca = Cvl(1-w2) + Chn. w2 = 1,5 (1-0,13) +4,178.0,13 Ca = 1,85 (kJ/ kg ẩm. K) (1: nhiệt độ vật liệu khi vào buồng sấy lấy bằng nhiệt độ môi trường, (25oC) Thay các gía trị trên vào: ( Qvl = 207. 1,85 .(35-25) =3829,5 (kJ/h) Lượng nhiệt tổn thất ra môi trường Qmt = (3(5)% Qhi Lấy : Qmt = 4 % Qhi = 4%.721527,15 =28861 (kJ/h) Nhiệt tổn thất do sản phẩm sấy mang đi và toả ra môi trường: Q’ = Qvl + Qmt =3829,5 +28861 =32691 (kJ/h) Tổn thất nhiệt (:  (kJ/kg ẩm) 6)Trạng thái không khí khi ra khỏi buồng sấy: Hàm enthalpy I2: (kJ/kg KK) (công thức 7.22 trang 136 TL [1] ) Trạng thái thực của không khí ra khỏi buồng sấy: Hàm ẩm khói ra khỏi buồng sấy:  ( kgẩm/kgKK) Độ ẩm tương đối (2:  với:  bar Lượng không khí thực tế cần dung tách ẩm trong 1 giờ: L = lo. w Trong đó: Lượng không khí riêng  (kgKK/ kg ẩm) ( L = 36,23 . 293 =10616 (kg KK/h) Hiệu suất nhiệt buồng sấy:  với Q: nhiệt lượng tiêu hao Q = L (I1 – Io) = 10616 (153 – 65,58) = 927838,4 (KJ/h) Tổng nhiệt lượng đã dung: Qt = Qhi + QTn + Qvl + Qmt = 721527,15 +158160 + 3829,5 +28861 = 912377,77 (KJ/h) Độ sai số giữa Q và Qt:  < 5% (chấp nhận kết quả) Lượng nhiên liệu cần dung trong 1 giờ:  (kg gas LPG/ h) Với Qc =50400 kj/kg ( thầy cho): nhiệt trị của Gas LPG 6)Tính thời gian sấy: Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu (1: Vận tốc dòng khí trong buồng sấy: v= (2 ( 2,5 ) m/s. Chọ v = 2 m/s Với dòng lưu chất có v < 5 m/s thì: (1 = 6,15 + 4,17.v = 6,15 + 4,17 .2=14,49 (w/ m2K) (công thức 7.46, trang 144 , TL [1] ) Mật độ dòng nhiệt trên bề mặt J1b: J1b = (1 (tk-tư) Trong đó: Dựa vào bảng Đồ thị của không khí ẩm tra tk và tư (PL9 trang 355 TL [1] ). Nhiệt độ bầu khô:  Nhiệt độ bầu ướt: tu = 35oC (tra) J1b = 14,49 ( 70-35) = 507,15 (w/m2) = 1825,72 (KJ/m2h) Cường độ bay hơi ẩm J2:  (Kg/ m2h) ( công thức 5.3 , trang 97 , TL [1] ) với : r =2333 kj/kg : nhiệt trở hoá hơi của hơi ẩm ở nhiệt độ tk. ( tra bảng I .250 , trang 312, TL [2] ) -Tốc độ sấy N: N= 100. J2 .f ( công thức 5.63 , trang 142 , TL [1] ) Trong đó: f: bề mặt riêng vật liệu f= 1,31 m2/kg.(Bảng 2.4 , trang 47 , TL[4] ) Thay các giá trị vào, ta được: N= 100.0,7826. 1,31 = 102, 52 (%/h) Thời gian sấy đẳng tốc: (h) Thời gian sấy giảm tốc:   trong đó: Wo: độ ẩm lúc đầu vật liệu theo vật liệu khô  Tương tự , tính cho các độ ẩm còn lại: Wth= 82 % W2= 14,94 % W* = 10 %  Tổng thời gian sấy: ( = (1+ (2 = 0,934 + 2,9 =3,834 (h) Thời gian nhập liệu : 0,67 h Thời gian sấy 1 mẻ: 3,834 +0,67 = 4,5 h III.Phần tính thiết bị: 1.Tính thiết bị chính: a)Tính kích thước khay: Khối lượng vật liệu nhập lịêu: m=G.( = 500. 4,5 = 2250 (kg) khối lượng vật liệu có hao hụt trong khi sấy vì vậy lượng nhập liệu m= 2267 kg Diện tích bề mặt bay hơi:  (m2 ) Trong đó: (o: khối lượng riêng vật liệu kg/m3 (400kg/m3) h: chiều cao lớp vật liệu (m) (0,07m) Số khay sử dụng: 92 Diện tích 1 khay: 0,88 m2/ khay Chọn khay chứa có kích thước sau: (1100 x 800) mm b)Kích thước xe goòng: Hệ thống buồng sấy gồm 4 xe gòong , mỗi xe có 23 khay Bố trí khoảng cách giữa 2 khay: 100 mm Chiều cao bánh xe goòng: 100mm Xe goong có kích thước: cao: 3000 mm Dài: 1190 mm Rộng: 930 mm c)Kích thước buồng sấy: Chọn khoảng cách giữa xe goòng đến thành buồng sấy 500mm Khoảng cách giữa các xe goòng : 100mm Khoảng cách từ xe gong đến trần buồng 100mm Bề dày thành buồng sấy: 100mm gồm 3 lớp: -Lớp thép trong 5mm -Lớp bông thuỷ tinh 90mm -Lớp thép ngoài 5mm Kích thước buồng sấy: Cao 3300 mm Dài: 5200 mm Rộng: 1500mm 2.Tính chi tiết phụ: a)Tính đường ống phân phối khí vào /ra khỏi buồng sấy : Lưu lượng dòng khí: L = 10616 (kgKK/h) Độ chứa ẩm không khí ở nhiệt đô 100oC: (= 1,07 m3/ kgKK ( Tra bảng PL5 trang 349 TL [1]) Lưu lượng thể tích không khí: 1,07.10616= 11359 (m3/h) Chọn ống có kích thước: ( 640/600 (bảng 9.1 , trang 76, TL [3] ) Vận tốc dòng khí trong ống:  (nhận) Vậy ống có kích thước như trên. b)Hệ thống giá đỡ khay vật liệu: Sử dung tấm thép CT3: V 30 x 30 x 5 được hàn với khung xe gong. c)Tay kéo khay vật liệu: Tay kéo có kích thước sau: dài 140mm, rộng 500mm , dày 20 mm được hàn liền với khay d)Lưới phân phối khí: Lưới phân phối khí là tấm thép mỏng có bề dày 4 mm, trên có đục lỗ khí có đường kính 3 mm Kích thước lưới phân phối khí bằng diện ích mặt đứng trong của buồng sấy: Cao: 3100mm Rộng: 1300 mm Dày : 4mm e)Cấu tạo thành buồng sấy: Gồm : Tấm thép trong dày 5mm Lớp bông thuỷ tinh dày 90mm Tấm thép ngoài dày : 5mm f)Tính quạt: Lưu lượng thể tích không khí: 11359 m3/ h Dựa vào lưu lượng thể tích trên ta chọ quạt: hướng trục số No6 (Bảng II.54 , trang 504, TL [2] ) có các thông số sau: Động cơ điện: 1 Kw. Số vòng quay: 1450vòng /phút Chiều cao cột áp: 14 mmH2O Hiệu suất quạt: 0,64 Công suất quạt: 0,73 Kw Lưu lượng: 12000m3/h 3) Tính bền: a)Tính bền cho xe goòng: Khối lượng xe goòng phải chịu: m= khối lượng khay trên xe + khối lượng vật liệu trên khay + khối lượng thanh V = 160 +567,5 +165,3 =892,8 kg/ xe =8928 (N/m2) Tru xe goong có kích thước : 50 x 50 mm Số trụ: 6 Tiết diện cắt ngang trụ: 0,5x0,5x6 =0,015 m2 Lực tác dụng trên đơn vị tiết diện xe goòng: 8928/0,015 = 595200 N/m2 = 0,595 N/mm2 < (t = 114 N/mm2 ( Hình 1.1 ,trang 18, TL [5] ) b) Áp lực trên thanh V: Lực áp trên thanh V: P = trong lượng khay + vật liệu trên khay = 69,56 + 246,74 = 316,3 N/ m2 = 3,16. 10-4 N/ mm2 (rất nhỏ) Mối hàn trên khay chịu lực không lớn nên bền. IV.Tính giá thành thiết bị: 1)Lượng thép CT3 chế tạo buồng sấy: Thể tích thép làm vách: V= số vách x bề dày 1 vach thép x chiều cao buồng x chiều dài buồng =0,005 x 2 x [ ( 3,11x (5,01+1,3) + 3,3 x (5,2 + 1,5) = 0,4173 m3 trong đó: 0,005 : bề dầy tấm thép 2 : số tâm thép / 1 vách 3,11: chiều cao thép trong 5,01: chiều dài thép trong 1,3 : chiều rộng thép trong 3,3: chiều cao thép ngoài 5,2: chiều dài thép ngoài 1,5 : chiều cao thép ngoài Khối lượng thép dung m=V.( = 3297 Kg (= 7900 kg/ m3 : khối lượng riêng thép Giá 1 kg thép : 10000đ Thành tiền: 32,97 triệu 2)Thể tích thép làm trần và nền buồng: V= tổng bề dày thép x chiều rộng buồng x chiều dài buồng = 0,005 x 4 x 1,3 x 5,2 = 0,1352 m3 Lượng thép dung m =0,1352 x 7900 = 1068,08 kg Trong đó: 4: số tấm thép 1,3: chiều rộng thép Thành tiền: 10,681 triệu 3)Lượng thép CT3 chế tạo xe goong: Thể tích thép chế tạo xe V= số xe x số trụ đỡ x kích thước 1 trụ + số xe x số thanh ngang đỡ x kích thước thanh đỡ = 4 x 6 (0,05 x 0,05 – 0,03 x 0,03 ) 3 + 4 x ( 0,052 - 0,032) ( 0,93-0,1+1,2-0,1) = 0,1152 + 0,0494 = 0,16461 m3 Lượng thép dung: 1300,4032 kg Thành tiền: 13,4032 triệu 4)Lượng thép tạo khay: Thể tích thép tạo khay V= số khay x thể tích thép chế tạo 1 khay = 92 x ( 0,8 x 1,1 x 0,07-0,796 x 1,096 x 0,0696)= 0,081m3 Lượng thép dùng: 640 kg Thành tiền: 6,4 triệu 5)Khối lượng thanh V M= số thanh V x khối lượng 1 thanh =186 x 7900 x 1,2 x (0,04 x 0,04- 0,035x 0,035)= 661,23 Kg Thành tiền: 6,6123 triệu 6)Khối lượng thép tạo khung buồng sấy: Số trụ đứng: 10 Số thanh ngang dài 1,1 m :8 Số thanh ngang dài 5m : 4 M=khối lượng riêng thép x tổng thể tich tép của khung = 7900 x 0,15296 =1208, 384 kg Thành tiền: 12,08384 triệu 7)Khối lượng bông thuỷ tinh: Thể tích bông thuỷ tinh cần : 5,0656 m3 Giá 1m3 bông thuỷ tinh/1,6 triệu Thành tiền: 8,1 triệu 8)Gía thành buồng đốt + hào trộn : 30 triệu 9)Gía thành quạt hút : 1 triệu 10)Các chi phí phát sinh khác :5 triệu Giá thành công chế tạo máy bằng tiền vật tư Giá thiết bị khoảng: 220 triệu TÀI LIÊU THAM KHẢO [1]. Trần Văn Phú, “ Tính toán và thiết kế hệ thống Sấy”, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội [2] Các tác giả, “Sổ tay quá trình và thiết bị trong công nghệ hoá học” , NXB KH và Kĩ thuật , Hà Nội,1992 [3] Trần Hùng Dũng, Nguyễn Văn Lục, Hoàng Minh Nam , Vũ Bá Minh ,”Các quá trình và thiết bị trong công nghệ hoá chất và thục phẩm” ,Tập 1, quyển 2, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. [4]Nguyễn Văn Lụa, “ Quá trình và thiết bị trong công nghệ thực phẩm” ,Tập 7, Kĩ thuật sấy vật liệu,, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. HCM. [5] Hồ Lệ Viên , “Thiết kế tính toán các chi tiết thiết bị hoá chất”, NXN khoa học kĩ thuật Mục Lục Trang Phần mở đầu: 2 I.Giới thiệu 2 II.Thuyết minh quy trình công nghệ 3 Phần tính toán 4 I.Tính cân bằng vật chất 4 II.Tính cân bằng nhiệt 5 1.Trạng thái không khí trước khi vào buồng đốt 5 2.Trang thái không khí trước buồng sấy 6 3.Trạng thái không ksau khi hoà trộn 6 4.Trạng thái không khí sau khi sấy 7 5.Tổn thất nhiệt 7 6.Trạng thái không khí ra khỏi buòng sấy 10 7.Thời gian sấy 11 III.Tính thiết bị 13 1.Thiết bị chính 13 2,Thiết bị phụ 14 3.Tính bền 16 IV.Tính giá thành 16 Tài liệu tham khảo 18 Mục lục 20

 

GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng SVTH: Phạm Văn Minh Phụ Lục CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DÂY TRUYỀN SẢN XUẤT CÀ PHÊ ............... 1 1.1 Quy trình sản xuất cà phê ........................................................................... 1 1.2 Vai trò hệ thống rang .................................................................................. 3 1.3 Lợi ích từ cà phê với sức khoẻ con người ................................................... 3 1.4 Giới thiệu đề tài.......................................................................................... 4 1.4.1 Nhu cầu của sản phẩm ......................................................................... 4 1.4.2 Sự cần thiết của cà phê xay .................................................................. 5 1.5 Khái niệm, yêu cầu khi rang ....................................................................... 6 1.5.1 Bắt đầu rang đến nhiệt độ trên 100 độ C .............................................. 7 1.5.2 Giai đoạn hạt cà phê chuyển sang ngã màu vàng nhạt .......................... 7 1.5.3 Giai đoạn vàng đậm ............................................................................. 7 1.5.4 Giai đoạn chuyển sang màu nâu nhạt ................................................... 8 1.5.5 Giai đoạn chuyển sang màu nâu. .......................................................... 8 1.5.6 Giai đoạn nổ lần thứ nhất ..................................................................... 9 1.5.7 Giai đoạn ngưng tiếng nổ ..................................................................... 9 1.5.8 Giai đoạn sau khi ngưng tiếng nổ lần một .......................................... 10 1.5.9 Giai đoạn chuẩn bị nổ lần hai............................................................. 10 1.5.10 Giai đoạn bắt đầu nổ lần hai –............................................................ 10 1.5.11 Giai đoạn nổ lần hai ........................................................................... 10 1.5.12 Giai đoạn sau khi ngưng tiếng nổ lần hai ........................................... 11 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGUYÊN LÝ MÁY .................................................... 13 2.1 Các nguyên lý Rang ................................................................................. 13 2.1.1 Các Phương án đưa ra ........................................................................ 13 2.1.2 Lựa chọn phương án .......................................................................... 18 2.2 Làm nguội sau khi rang ............................................................................ 19 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MÁY ............................................................................ 21 3.1 Số liệu tính toán thiết kế ........................................................................... 21 3.2 xác định công suất cần thiết ...................................................................... 21 3.3 Chọn động cơ điện ................................................................................... 27 3.3.1 LVTN Xác định công suất động cơ: .............................................................. 27 Đề Tài: TK Máy Rang Hạt Cà Phê i GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng 3.3.2 SVTH: Phạm Văn Minh Tính toán thiết kế bộ truyền đai thang ................................................ 28 3.4 Tính toán thiết kế trục chính ..................................................................... 30 3.5 Góc nghiêng cánh đảo khi rang ................................................................ 35 3.6 Tính chọn các chi tiết phụ ........................................................................ 36 3.6.1 Bộ phận làm nguội ............................................................................. 36 3.6.2 Chọn Cyclon lọc bụi: ......................................................................... 40 3.6.3 Chọn quạt hút .................................................................................... 42 CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NHIỆT & THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN ………………..………………………………………………………………… ……44 A) THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NHIỆT ............................................................ 44 4.1 Tính toán nhiệt cho quá trình rang ............................................................ 44 4.1.1 Thông số vật liệu sấy ......................................................................... 44 4.1.2 Thông số tác nhân sấy........................................................................ 44 4.1.3 Tổn thất nhiệt do vật liệu lấy đi.......................................................... 46 4.1.4 Tổn thất nhiệt vào môi trường............................................................ 46 4.2 Chọn điện trở gia nhiệt ............................................................................. 47 B) THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN .............................................................................. 48 4.3 Tổng quan mạch điện ............................................................................... 48 4.4 Lưu đồ giải thuật ...................................................................................... 48 4.5 Thiết kế mạch điện ................................................................................... 50 4.6 Hiển thị nhiệt độ rang ............................................................................... 52 4.7 Bảo trì, bảo dưỡng.................................................................................... 53 4.7.1 Chế độ bôi trơn ổ bi: .......................................................................... 53 4.7.2 Làm sạch thùng rang và thùng nguội định kì. ..................................... 54 4.7.3 Vệ sinh si lô lọc bụi. .......................................................................... 54 4.7.4 Kiểm tra, thay thế thanh điện trở nhiệt. .............................................. 54 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .................................................................................... 55 LVTN Đề Tài: TK Máy Rang Hạt Cà Phê ii GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng SVTH: Phạm Văn Minh Phụ lục hình Nôị dung STT Trang 1 Hình 1.1 quy trình chế biến cà phê khô 1 2 Hình 1.2 Vị thế xuất khẩu cà phê trên trường quốc tế. 5 3 Hình 1.3 Sản lượng cà phê qua các năm 6 4 Hình 2.1 Rang cà phê bằng chảo rang thường 14 5 Hình 2.2 Gia nhiệt theo nguyên lý dòng khí nóng 15 6 Hình 2.3 Máy rang dạng thùng quay 16 7 Hình 2.4 Cấu tạo nguyên lý máy rang cà phê thùng quay. 17 8 Hình 2.5 Tổng thể máy rang 19 9 Hình 2.6 Thùng làm nguội 20 10 Hình 3.1 Thùng chính của máy rang 21 11 Hình 3.2 Sơ đồ tính toán với cánh hướng tâm 24 12 Hình 3.3 Sơ đồ tính toán với cánh hướng tâm 25 13 Hình 3.4 Động cơ hộp giảm tốc hãng Watt 27 15 Hình 3.5 Các kích thước của động cơ hộp giảm tốc 28 14 Hình 3.6 Bộ truyền đai thang 28 16 Hình 3.7 Biểu đồ moment trục chính 32 17 Hình 3.8 Cánh đảo khi làm việc 35 18 Hình 3.9 Góc nghiêng cánh đảo 36 19 Hình 3.10 sơ đồ cấu tạo bộ phận làm nguội 37 20 Hình 3.11 động cơ hộp giảm tốc hãng Watt 38 21 Hình 3.12 các kích thước của động cơ hộp giảm tốc 38 22 Hình 3.13 : Các kích thước cơ bãn của nối trục vòng đàn hồi 39 23 Hình 3.14 xyclon lọc bụi 41 24 Hình 3.15 Kích thước quạt hút 42 25 Hình 4.1 Đồ thị I-d của quá trình rang 45 27 Hình 4.2 Lưu đồ giải thuật 49 28 Hình 4.3 Sơ đồ mạch điện tổng quát 50 LVTN Đề Tài: TK Máy Rang Hạt Cà Phê iii GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng SVTH: Phạm Văn Minh 29 Hình 4.4 Sơ đồ mắc điện trở R1 và biến trởR2. 50 30 Hình 4.5 Sơ đồ mạch động lực 51 31 Hình 4.6 Sơ đồ mạch điều khiển 52 32 Hình 4.7 Đèn led 7 đoạn và các chân của nó. 52 33 Hình 4.8 Sơ đồ nối dây. 53 34 Hình 4.9 Màn hình hiển thị. 53 LVTN Đề Tài: TK Máy Rang Hạt Cà Phê iv GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng SVTH: Phạm Văn Minh LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, các ngành, các doanh nghiệp Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ và đã đạt được những thành quả đáng khích lệ đặc biệt là trong ngành chế biến nông – lâm – ngư – nghiệp. Cùng với xu hướng đó xu hướng nâng cao chất lượng sản phẩm để xuất khẩu hay tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nước ta là nước nông nghiệp, có những mặt hàng xuất khẩu có vị thế cao trên thì trường quốc tế như: gạo, chè, cà phê… Cà phê là một trong những thức uống từ lâu đời có giá trị dinh dưỡng cao. Việt nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới (sau Brazil). Tuy nhiên giá trị cà phê của nước ta không cao vì xuất khẩu thô và chất lượng chế biến kém so với thế giới. Do đó muốn nâng chất lượng phải đầu tư nâng cao thiết bị chế biến. Nhưng giá cả trang thiết bị của nước ngoại lại quá đắt. Do đó với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, em đã cố gắng tìm tòi, học hỏi để thiết kế ra chiếc máy rang cà phê đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong quá trình thiết kế do kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót, em mong thầy cô đóng góp và chỉ dẫn thêm để em bổ sung vào những phẩn thiếu xót ấy. Em gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Phạm Huy Hoàng, thầy đã giúp đỡ, chỉ bảo em rất nhiều trong quá trình làm để em có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Sinh viên Phạm Văn Minh LVTN Đề Tài: TK Máy Rang Hạt Cà Phê v GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng CHƯƠNG 1: SVTH: Phạm Văn Minh TỔNG QUAN VỀ DÂY TRUYỀN SẢN XUẤT CÀ PHÊ 1.1 Quy trình sản xuất cà phê Quy trình sản xuất cà phê bao gồm nhiều gai đoạn sử lý và chế biến khác nhau. Để có sản phẩm cà phê trên thị trường các gai đoạn này cần đảm bảo chất lượng đồng đều, không bị phế phẩm… Hình dưới cho biết quy trình tổng quát về dây truyền sản xuất cà phê theo phương pháp khô. Hiện tại chủ yếu cà phê được sản xuất theo phương pháp này. Tuy nhiên cà phê ở nước ta được chế biến thành cà phê nhân sau đó sẽ bán cho các đại lý thu mua về chế biến tiếp hay xuất khẩu, trừ 1 số chủng loại cà phê do đặc tính yêu cầu kĩ thuật cao nên sẽ trực tiếp cung cấp cho công ty ngay sau khi thu hoạch. Cuối cùng, sản phẩm cà phê có mặt trên thị trường sẽ được rang, xay, nghiền để tạo cà phê thành phẩm cung cấp cho người tiêu dùng. Hình 1.1 quy trình chế biến cà phê khô LVTN Đề Tài: TK Máy Rang Hạt Cà Phê 1 GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng SVTH: Phạm Văn Minh Trên thế giới hiện nay có 75 nước trồng cà phê với diện tích trên 10 triệu hecta và sản lượng hàng năm biến động trên dưới 6 triệu tấn. Năng suất bình quân chưa vượt quá 6 tạ nhân/ha. Trong đó ở châu Phi có 28 nước năng suất bình quân không vượt quá 4 tạ nhân/ha. Nam Mỹ đạt dưới 6 tạ nhân/ha. Bốn nước có diện tích cà phê lớn nhất đó là: Brazil trên 3 triệu hecta chiếm 25% sản lượng cà phê thế giới, CÔTE D'LVOIRE (CHẤU PHI), INDONESIA (CHẤU Á) mỗi nước khoảng 1 triệu hecta và Côlômbia có gần 1 triệu hecta với sản lượng hàng năm đạt trên dưới 700 ngàn tấn. Do áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới như giống mới và mật độ trồng dày nên đã có hàng chục nước đưa năng suất bình quân đạt trên 1 tấn/ha. Điển hình có Costa Rica ở Trung Mỹ với diện tích cà phê chè là 85.000 ha nhưng đã đạt năng suất bình quân trên 1.400 kg/ha. Do sự xuất hiện và gây tác hại của bệnh gỉ sắt cà phê tại nhiều nước Trung và Nam Mỹ từ năm 1970 trở lại đây đã gây thêm những khó khăn và tốn kém cho nghề trồng cà phê ở khu vực này. Cà phê chè hiện nay vẫn chiếm 70% sản lượng của thế giới. Diện tích cà phê chè được trồng tập trung chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ, một số nước ở Đông Phi như: Kenya, Cameroon, Ethiopie, Tanzania và một phần ở châu Á như: Indonesia, Ấn Độ, Philippines. Thị trường cà phê trên thế giới trong những năm vừa qua thường chao đảo, không ổn định nhất là về giá cả. Tổ chức cà phê thế giới (ICO) do không còn giữ được hạn ngạch xuất nhập khẩu, giá cả trôi nổi trên thị trường tự do cho nên có những giai đoạn giá cà phê xuống thấp chưa từng có so với vài chục năm trở lại đây. Tình trạng này đã dẫn đến hậu quả là nhiều nước phải hủy bỏ bớt diện tích cà phê, hoặc không tiếp tục chăm sóc vì kinh doanh không còn thấy có hiệu quả. Năm 1994 do những đợt sương muối và sau đó là hạn hán diễn ra ở Brazil, vì vậy đã làm cho sản lượng cà phê của nước này giảm xuống gần 50%, do đó đã góp phần làm cho giá cà phê tăng vọt, có lợi cho những người xuất khẩu cà phê trê thế giới. Cà phê là một loại nước uống cao cấp, nhu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng vẫn không ngừng tăng lên, chưa có những sản phẩm nhân tạo được chấp nhận để thay thế cho cà phê, vì vậy việc trồng, xuất khẩu, nhập khẩu loại hàng hóa đặc biệt này vẫn có một ý nghĩa kinh tế lớn đối với nhiều nước.Vấn đề quan trọng cần có nhận thức đầy đủ là: sản phẩm cà phê đem ra thị trường phải đảm bảo chất lượng. Trong cơ chế thị trường: Tiền nào - của nấy, lại càng đúng với mặt hàng CÀ PHÊ. LVTN Đề Tài: TK Máy Rang Hạt Cà Phê 2 GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng SVTH: Phạm Văn Minh 1.2 Vai trò hệ thống rang Theo quy trình sản xuất cà phê theo sơ đồ trên ta thấy: để có sản phẩm cà phê thành phẩm đều trải qua giai đoạn rang chín hạt cà phê. Từ xưa tới nay có nhiều phương thức, cách thức rang cà phê khác nhau đã được dử dụng. Những chuyên gia của bộ phận rang kết hợp sự kinh nghiệm về kiểm soát thời gian cùng với nhiệt độ khoa học, tài năng uyển chuyển. Nhiệt độ rang là một điều tiên quyết đến chất lượng của hạt cà phê. Có những người yêu thích cà phê có vị nhẹ bắt nguồn từ những đặc tính độc đáo của hạt cà phê nguyên thủy (Ví dụ: Kenya, Java, Jamaica.) Một số khác lại thích cà phê rang đậm hơn mà đặc tính của những hạt này mang lại mùi vị đậm đà. Màu “full city” được xem là màu hoàn hảo nhất, không qúa nhẹ hoặc qúa đậm. Rang cà phê là một quá trình mà trong đó những hợp chất chứa mùi vị của cà phê được giải phóng nhờ một loạt các phản ứng hoá học. Hương vị, độ chua, độ đậm nhạt và dư vị của cà phê phụ thuộc rất nhiều vào quá trình này. Quá trình rang cà phê bao gồm ba giai đoạn: 1.3 Lợi ích từ cà phê với sức khoẻ con người Giúp tỉnh táo: Vì sao mọi người tìm đến với cà phê? Họ tin rằng thành phần cà phêin có trong cà phê giúp kéo dài sự tỉnh táo và ngăn không cho cảm giác mệt mỏi xuất hiện, nhất là khi bạn phải làm việc đầu óc hoặc thực hiện một công việcnhàm chán. Trong khi điều khiển xe, cà phê in giúp ngườười lái phản xạ nhanh hơn và nhìn tốt hơn. Tăng cường trí nhớ: Uống cà phê sẽ có lợi cho trí nhớ bởi cà phê có tác dụng thúc đẩy hoạt động của não bộ. Sau khi uống cà phê được 20 phút, những người tham gia đã làm rất tốt các bài kiểm tra trí nhớ. Nguyên do là cà phê đã làm tăng hoạt động trong một khu vực của bộ não ở thùy trán - nơi chứa hệ thống trí nhớ và quản lý sự chú ý. Không gây béo: Cà phê chứa rất ít năng lượng - một tách cà phê chỉ mang lại 2-5 kcal (nếu không thêm đường). Hơn nữa, cà phê in có trong cà phê còn làm tăng tiêu hao năng lượng cơ bản! Với sự có mặt của cà phê in trong cơ thể, chi phí năng lượng cho hô hấp, việc duy trì tư thế và hoạt động trí óc sẽ tăng 16%. Kích thích tiêu hóa: Truyền thống này xuất phát từ một hiệu quả thực sự của cà phêin, đó là khả năng cải thiện tiêu hóa, thông qua tăng tiết nước bọt và các men tiêu hóa, kích thích nhu động ruột. LVTN Đề Tài: TK Máy Rang Hạt Cà Phê 3 GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng SVTH: Phạm Văn Minh Chống đau đầu: Cà phê in gây co thắt các mạch máu não, và nhờ đó làm giảm cường độ cũng như thời gian kéo dài của cơn đau đầu. Kết hợp với paracetamol hay aspirin, cà phêin cũng tạo được hiệu quả giảm đau mạnh hơn. Tăng cường sức lực khi chơi thể thao: Cà phê in tác động lên hệ thần kinh, khiến bạn tỉnh táo hơn và làm tăng nhịp tim. Ngoài ra, trong thời gian luyện tập, nó còn kích thích cơ thể sử dụng mỡ như nguồn năng lượng chính, cho phép tiết kiệm kho dự trữ glycogene của cơ, khiến bạn lâu bị mệt hơn. Cà phêin cũng trực tiếp làm tăng sức co của cơ. Chống sỏi mật: Theo kết quả nghiên cứu tiến hành đối với 7.800 y tá Mỹ, những người uống từ 4 chén cà phê mỗi ngày trở lên giảm được 25% nguy cơ sỏi mật. Những công trình khác lại cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ hơn của cà phê đối với nam giới: Đồ uống này làm giảm tới 45% nguy cơ mắc bệnh sỏi mật ở cánh mày râu. Giàu chất chống oxy hóa: Ngoài cà phêin, cà phê còn chứa các chất chống oxy hóa. Polyphenol trong cà phê bảo vệ cơ thể khỏi sự lão hóa của các tế bào bình thường và sự đột biến của các tế bào ung thư. Phòng ngừa bệnh Parkinson: Nhiều công trình khoa học cho thấy, những người thường xuyên dùng cà phê ít mắc bệnh Parkinson hơn những đối tượng khác. Hiệu quả bảo vệ là khoảng 30% với người dùng 2 chén cà phê mỗi ngày. Giúp ngủ ngon: Người ta đã chứng minh được rằng, nếu đi ngủ trong vòng 15 phút sau khi uống cà phê thì giấc ngủ sẽ sâu hơn, bởi máu trong não được lưu thông tốt hơn. Và một vài lợi ích khác… 1.4 Giới thiệu đề tài 1.4.1 Nhu cầu của sản phẩm Từ những lợi ích mà cây cà phê cũng như giá trị kinh tế mang lại, nhiều cá nhân, tổ chức đã chế biến cà phê để phục vụ cho đời sống kinh doanh. Một trong số những phương pháp ưu tiên hàng đầu là cà phê phục vụ cho lĩnh vực dịch vụ. Ngày nay chúng ta thấy quán cà phê ở mọi nơi, ở quán sang trọng hay bình dân thậm chí là quán cóc ven đường cũng xuất hiện những sản phẩm này. Hiện nay trên thị trường có 2 dòng cà phê chính là cà phê hoa tan và cà phê xay thông thường, với những người bận rộn hay tiết kiệm thời gian thì cà phê hoà tan là sự lựa LVTN Đề Tài: TK Máy Rang Hạt Cà Phê 4 GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng SVTH: Phạm Văn Minh chọn tuyệt vời. Tuy nhiên với những người muốn thưởng thức hương vị cà phê, vừa ngâm nghi ly cà phê và xem báo thì cà phê phin (cà phê xay) luôn là lựa chọn tối ưu. Nhu cầu sử dụng cà phê ngày càng cao và nó trở thành đồ uống được yêu thích, thành nước giải khát nhanh… 1.4.2 Sự cần thiết của cà phê xay Dễ dàng thấy cà phê xay ngày càng nhiều chủng loại, phong phú về hương vị và đặc sắc hơn giúp người tiêu dùng có thêm nhiều sự chọn lựa. Trong các nghành dịch vụ kinh doanh cà phê đại đa số đều sử dụng cà phê xay để pha chế thành ly cà phê phục vụ khách hàng. Thực tế cho thấy rằng kể từ những năm của thập kỷ 90, ngành cà phê nước ta đã có bước tăng trưởng vượt bậc và trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế nông nghiệp. Cà phê là nông sản xuất khẩu quan trọng đứng hàng thứ hai sau lúa gạo. Bên cạnh đó về mặt xã hội, ngành cà phê còn thu hút trực tiếp khoảng 600 ngàn lao động, chiếm xấp xỉ 3% tổng lao động nông nghiệp và cuộc sống của khoảng 1 triệu người chịu ảnh hưởng từ sự phát triển của ngành cà phê. Dù đã trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta vẫn hoàn toàn bị động trước những biến động của thị trường thế giới. Hàng năm, nước ta xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn cà phê (chủ yếu là robusta) tới 80 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có 10 nước là bạn hàng lớn. Có nhiều đầu mối và doanh nghiệp nước ngoài mua trực tiếp cà phê Việt Nam. Hình 1.2 Vị thế xuất khẩu cà phê trên trường quốc tế. LVTN Đề Tài: TK Máy Rang Hạt Cà Phê 5 GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng SVTH: Phạm Văn Minh Hình 1.3 Sản lượng cà phê qua các năm Dù những thành tích trên là rất đáng mừng nhưng thực tại chúng ta chưa có nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới để xứng tầm với vị thế là cường quốc thứ 2 về cà phê như Việt Nam. Để có sản phẩm cà phê cung cấp cho thị trường cần trải qua rất nhiều công đoạn để có một sản phẩm cà phê hoàn chỉnh: Từ quả cà phê -> hái, bảo quản -> say, sấy -> cà phê nhân -> rang cà phê -> xay, nghiền thành sản phẩm cà phê xay hay qua một vài khâu để trở thành cà phê hoà tan. Theo quy trình trên Em thấy giai đoạn rang cà phê cực kì quan trọng, cách rang khác nhau cho ta hương vị đặc trưng khác nhau. Xuất phát từ nhu cầu này đã hình thành ý tưởng “Thiết Kế Máy rang hạt cà phê”. 1.5 Khái niệm, yêu cầu khi rang Rang là quá trình gia nhiệt cho hạt cà phê nhằm làm chín hạt cà phê để sử dụng. Hạt cà phê rang là một quá trình cực kỳ biến đổi, liên quan đến quá trình thu nhiệt và tỏa nhiệt (sưởi ấm và phát hành nhiệt), kết quả phản ứng hóa học, và những thay đổi vật lý quyết liệt. Bắt đầu như là nhỏ, xuất hiện và hương thơm dường như không có bất cứ điều gì để làm với tất cả những gì chúng ta biết là một tách cà phê, hạt cà phê thay đổi từ màu xanh lá cây, màu vàng, ánh sáng màu nâu, và cuối cùng tối màu nâu. Rang cà phê là một quá trình mà trong đó những hợp chất chứa mùi vị của cà phê được giải phóng nhờ một loạt các phản ứng hoá học. Hương vị, độ chua, độ đậm nhạt và dư vị của cà phê phụ thuộc rất nhiều vào quá trình này. LVTN Đề Tài: TK Máy Rang Hạt Cà Phê 6 GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng SVTH: Phạm Văn Minh Lúc còn sống, gọi là cà phê nhân, bản thân hạt cà phê đã có một mùi thơm đặc trưng. Nhất là hạt cà phê Moka sống có một mùi thơm dễ chịu, tương tự như mùi thảo dược, mùi của thuốc nam, mùi của hoa cỏ khô... Quá trình rang cà phê gồm các giai đoạn: 1.5.1 Bắt đầu rang đến nhiệt độ trên 100 độ C Giai đoạn này cà phê có màu vàng nhạt. Khoảng thời gian đầu của quá trình rang là để truyền nhiệt cho hạt cà phê. Hạt cà phê từ từ nóng lên dần và bắt đầu bốc hơi nước chứa bên trong, hạt cà phê hơi teo lại và hầu như có rất ít sự thay đổi. Trong giai đoạn nầy, bí quyết rang cà phê ngon là tránh cho hạt cà phê chai cứng bằng cách rang thế nào để tạo ra dòng không khí nóng đối lưu tối đa trong trống rang và việc chuyển giao nhiệt diễn ra hiệu quả nhất và lan nhiệt đồng đều đến mỗi hạt cà phê … 1.5.2 Giai đoạn hạt cà phê chuyển sang ngã màu vàng nhạt Nhiệt độ trên 150 độ C Lúc này, hạt cà phê vẫn tiếp tục hấp thu nhiệt, bốc hơi nước và bắt đầu có sự thay đổi chút ít về thể tích. Trong giai đoạn nầy từ lò rang lan tỏa ra một mùi thơm nồng của cỏ tươi và rơm khô hòa quyện rất đặc trưng. Từ hạt cà phê nóng tỏa ra mùi hương của cây cỏ, của cánh đồng, vườn cây râm mát, làm ta nhớ đến quê nhà xa xôi, và thanh tịnh. Hạt cà phê đang trong giai đoạn thu nhiệt rất nhanh và thay đổi kích thước để chuẩn bị cho giai đoạn nổ đầu tiên. 1.5.3 Giai đoạn vàng đậm Nhiệt độ khoảng 180 độ C LVTN Đề Tài: TK Máy Rang Hạt Cà Phê 7 GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng SVTH: Phạm Văn Minh Hạt cà phê ngả sang màu vàng đậm, hình dáng bắt đầu thay đổi, thể tích gia tăng từ 2030%, bề mặt hạt bắt đầu có các gân nổi lên. Lúc nầy mùi hương tỏa ra giống như là mùi của bánh mì cháy, mùi gỗ cháy, mùi của đất mới sau cơn mưa đầu mùa, có cả mùi của củ khoai lang nướng từng làm ta hồi bé có lần thèm thuồng... 1.5.4 Giai đoạn chuyển sang màu nâu nhạt Nhiệt độ khoảng 200 độ C Chuẩn bị cho giai đoạn phát tiếng nổ đầu tiên của hạt cà phê. Hạt cà phê càng nở lớn nhanh chóng, mùi thơm đã chuyển qua mùi ngọt ngào giống như mùi quả chin, như mùi của mật ong, lại thoang thaong3 mùi của mạch nha. Tuy nhiên, lúc nầy các phản ứng hóa học vẫn chưa xảy ra hoàn tất, các phân tử hương vẫn chưa đước giải phóng và cấu trúc sợi của hạt cà phê vẫn rất bền chặc. Nếu lúc nầy lấy hạt ra và xay bột, và pha uống thì vị của cà phê lúc nầy khá là chua và mùi cà phê vẫn chưa tinh tế, và có mùi còn ngai ngái, nồng nồng. 1.5.5 Giai đoạn chuyển sang màu nâu. Nhiệt độ trên 200 độ C-Nhiệt độ khoảng 210 độ C Các tiếng nổ bắt đầu vang lên trong thùng quay của lò rang. Các phản ứng hóa học qua tác dụng nhiệt xảy ra bắt đầu đốt cháy các tinh thể đường trong hạt cà phê tạo ra màu nâu caramen, mùi của đường mạch nha càng lúc càng rõ, việc này xảy ra là do một phản ứng hóa nâu thực phẩm dưới tác dụng nhiệt được gọi là phản ứng Maillard. Qua phản LVTN Đề Tài: TK Máy Rang Hạt Cà Phê 8 GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng SVTH: Phạm Văn Minh ứng Maillard nầy thực phẩm trở nên thơm ngon hơn và bắt đầu biến đổi mầu sắc sậm hơn. 1.5.6 Giai đoạn nổ lần thứ nhất Nhiệt độ khoảng 210 độ C Tại thời điểm này, các tiếng nổ rộn rã của hạt cả phê đã vang lên nghe rất vui tai trong thùng quay. Người rang cà phê, với sự nhạy cảm, luôn mong chờ nghe tiếng nổ thân thương nầy. Nhiệt độ tăng lên nhanh. Hạt cà phê có nhiều biến đổi về hình thức, phẩm chất lẫn hương vị. Khói bắt đầu tỏa ra nhiều hơn, mùi thơm ngào ngạt tỏa ra, hấp dẫn. Từ thời điển nầy trở đi, quá trình rang trở nên sinh động, hạt cà phê bắt đầu bước vào giai đoạn chín để cho ra sản phẩm theo ý định của người thợ rang, còn người thợ rang thì vận dụng tất cả các giác quan lẫn tâm hồn say mê của mình để chăm sóc, nâng niu cho mẽ rang như nâng niu 1 công trình nghệ thuật của riêng mình... 1.5.7 Giai đoạn ngưng tiếng nổ Nhiệt độ khoảng 215 độ C Giai đoạn nổ đầu tiên là một phản ứng tỏa nhiệt. Sau 1 thời gian hấp thu nhiệt thì qua việc nở lớn đột ngột về thể tích, tăng lên đến khoảng 150%, trọng lượng giảm từ 10- 17 % và tạo ra hàng loạt tiếng nổ giòn tan rộn rã, nhiệt lượng bên trong hạt thoát ra nhanh chóng. Kế đó, ngay lập tức hạt cà phê lại bắt đầu giai đoạn thu nhiệt. Do đó trong quá trình rang, sau lần nổ thứ nhất, sẽ cần có thêm 1 giai đoạn ngắn để hạt cà phê thu thêm nhiệt lượng nhằm tiếp tục được nung nóng và được biến đổi. Vì thế, trong quá trình rang, tiếng nổ reo vui lần thứ nhất bỗng nhiên giảm xuống rồi ngưng lại. Lúc nầy phản ứng caramen xảy ra nhanh chóng. Các phản ứng hóa học làm phát sinh mùi vị thơm ngon của cà phê cũng xảy ra, khói bốc lên khá nhiều. Về hình thức hạt cà phê sau khi nở rộng kích thước thì hơi thu lại và xuất hiện các vết nhăn, nứt phía bên mặt dưới của hạt. LVTN Đề Tài: TK Máy Rang Hạt Cà Phê 9 GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng SVTH: Phạm Văn Minh 1.5.8 Giai đoạn sau khi ngưng tiếng nổ lần một Nhiệt độ khoảng 220 độ C Vào lúc này, hạt cà phê bắt đầu thoát ra một lượng khí carbon dioxide nên khói bốc nhiều hơn. Không gian lan tỏa mùi bánh nướng, mùi hạt rang đặc trưng…Trọng lượng hạt cà phê tiếp tục giảm xuống. 1.5.9 Giai đoạn chuẩn bị nổ lần hai Nhiệt độ khoảng 225 độ C Hạt cà phê tiếp tục thu nhiệt và thể tích càng nở lớn hơn, nhất là hạt cà phê Moka, thể tích có thể tăng trên 150%. Các phản ứng hóa học vẫn liên tục xảy ra trong hạt cà phê. Hạt cà phê có nhiều thay đổi và chuẩn bị bước vào giai đoạn nổ lần hai 1.5.10 Giai đoạn bắt đầu nổ lần hai – Nhiệt độ khoảng 225 độ C Lúc này từ trong hạt cà phê tiết ra nhiều chất dầu, bao phủ cả hạt cà phê, làm cho hạt cà phê trở nên sáng bóng, và nhìn có vẻ ẩm ướt. Mùi thơm càng lúc càng tinh tế, hấp dẫn lan tỏa cả không gian của vùng lò rang, làm ngây ngất những ai ở xung quanh… 1.5.11 Giai đoạn nổ lần hai Nhiệt độ khoảng 235 độ C Tiếng nổ lần thứ hai phát sinh từ sự là bẻ gãy vật lý của các cấu trúc celllose trong hạt cà phê. Mỗi một chủng loại hạt cà phê của các giống cà phê có các cấu trúc khác nhau, cho nên tiếng nổ lần thứ hai nầy, tùy theo giống cà phê mà chúng ta lắng nghe có âm thanh, tần suất, cường độ âm, và âm vực khác nhau. Tiếng nổ lần nầy không rộn rã như lần trước nhưng khô khốc, giòn và xảy ra LVTN Đề Tài: TK Máy Rang Hạt Cà Phê 10 GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng SVTH: Phạm Văn Minh nhanh chóng như tiếng bẻ gảy của các cành cây khô. Theo phương pháp rang thủ công tại việt nam với truyền thống rang lò than, rang củi… Việc quan sát, lắng nghe, phân biệt, nhận định được âm thanh của tiếng hai lần nổ từ hạt cà phê, mùi hương tỏa ra qua từng giai đoạn rang, màu sắc của khói, của hạt cà phê và cả cảm nhận tinh tế qua kinh nghiệm sẽ quyết định cho chất lượng của mẻ rang. Hiện nay có nhiều loại máy rang cà phê bán tự động hay hoàn toàn tự động rất hiện đại, rang theo các chương trình được đã lập trình hay theo chương trình tuyển chọn tối ưu của người thợ. Theo một số người qua việc thưởng thức, trãi nghiệm cà phê được rang bằng các máy móc tự động và so sánh với cà phê rang theo cách truyền thống của người thợ, cho rằng, tuy mỗi phương án đều có 1 kết quả tốt nhất định nào đó về phẩm chất của hạt cà phê. Thế nhưng, họ cảm thấy hạt cà phê rang thủ công ngon hơn rang bằng máy. Khá là thú vị. Có phải chăng vì nó thấm cả hồn đam mê của con người? Tuy nhiên, vì môi trường, vẫn nên chọn cách rang bằng máy với nhiên liệu ga hay điện. Có lẽ, rồi đây, công việc rang cà phê bằng lò than và củi nầy sẽ chỉ còn là kỷ niệm ngọt ngào với những ai mỗi lần đứng bên lò rang, nhìn từng mẻ cà phê đổ ra mà như nhìn thấy thêm một đứa con của mình ra đời. Thật vậy, đối với người đam mê, rang cà phê như thực hiện 1 tác phẩm nghệ thuật. 1.5.12 Giai đoạn sau khi ngưng tiếng nổ lần hai Nhiệt độ khoảng 240 độ C Lúc nầy hạt cà phê rang có màu nâu đậm, thể tích tăng tối đa, hạt cà phê nở lớn, nhất là hạt cà phê Moka có thể tăng kích thước gần gấp đôi, và trọng lượng có thể giảm từ 20-30%, hương thơm ngào ngạt theo khói bốc lên, lan tỏa khắp khu vực. Nhất là rang Cà phê Chồn, có thể nói mùi thơm của nó có cả mùi của động vật Cầy Hương. Theo kinh nghiệm, lúc nầy cà phê rang là ngon nhất, tất cả các phản ứng hóa học tạo nên hương vị thơm ngon trong hạt cà phê đã diễn ra xong. Hạt cà phê đã trãi xong quá trình biến đổi bởi tác động của nhiệt để cho ra một sản phẩm tuyệt vời, phục vụ cho niềm đam mê muôn đời của nhân loại. Canh thời đểm chính xác và tốt nhất để ngưng quá trình rang tùy theo chất lượng hạt cà phê sống của mỗi mẽ rang là cả bí quyết và kinh nghiệm của người thợ rang...Có thể nói vào lúc nầy, mỗi giây phút trôi qua hay mỗi vòng quay của trống LVTN Đề Tài: TK Máy Rang Hạt Cà Phê 11 GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng SVTH: Phạm Văn Minh (thùng) rang cà phê sẽ tạo ra hương vị và phẩm chất của hạt cà phê khác nhau. Cà phê rang càng đậm màu thì chất cà phêine càng giảm, vị chua càng giảm, vị đắng đậm đà và mùi carbon càng tăng.... Cà phê được đổ ra khỏi thùng quay, được làm nguội mau chóng, tránh việc làm bay mất hương thơm quyến rũ và mất vị đậm đà làm đắm say con người. Người thợ Việt sẽ còn biết cách pha chế, phối trộn các loại rượu thơm ngon khác nhau để tẩm vào hạt cà phê còn nóng vào lúc nầy, vì hiểu rằng dưới tác dụng nhiệt, các phân tử rượu sẽ nhanh chóng len lỏi vào cấu trúc phân tử của cà phê tạo thêm 1 phản ứng phụ sau rang, vừa làm giảm nhiệt nhanh chóng, và cung cấp thêm độ ẩm cho hạt cà phê (độ ẩm bảo quản (< 13 %) vì khi rang độ ẩm chỉ còn 0,5 %), vừa tạo ra phản ứng ester hóa có mùi thơm. cho ra sản phẩm độc đáo. Tuy nhiên phải ướp rượu (đôi khi có bơ hay caramen) làm sao để cà phê thêm phần hấp dẫn, ngất ngây mà không đánh mất hương vị nguyên thủy tuyệt vời của chính hạt cà phê rang là cả một bí quyết tinh tế. Ai ơi, uống cà phê, nhớ hãy uống với cả tâm hồn nhé! Lúc ấy, sẽ bạn có 1 cảm nhận khác hơn về cuộc sống. LVTN Đề Tài: TK Máy Rang Hạt Cà Phê 12 GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng CHƯƠNG 2: SVTH: Phạm Văn Minh THIẾT KẾ NGUYÊN LÝ MÁY 2.1 Các nguyên lý Rang Rang là giai đoạn quyết định chất lượng cà phê thành phẩm, trong quá trình rang xảy ra sự hao hụt mất nước, chất bay hơi. Nước mất 5.5%, các tổn thất khác 2%. Thiết bị rang: chảo hoặc thiết bị thùng quay hay dùng chảo rang hình cầu (rang gián đoạn) thiết bị rang hình tháp Nhiên liệu phục vụ cho quá trình rang: than- củi, gas, điện… Nguyên tắc khi rang cà phê: Phải đảo liên tục để các hạt cà phê được tiếp xúc độ nóng đều đặn, tránh bị tình trạng hạt còn sống, hạt đã chín khét. Khi cà phê đã được rang đến độ cần thiết, phải làm nguội cà phê ngay để tránh hơi nóng còn lại trong chính hạt cà phê làm cà phê bị rang quá đà. Khi rang cà phê sẽ có nhiều khói bạn nên chọn nơi thông thoáng hay có hệ thống máy hút khói tốt. Nếu không thì bạn mở cửa sổ hay dùng quạt máy để gần bên. Cà phê khi rang sẽ bị bong lớp vỏ lụa bên ngoài hạt. Khi rang xong, nên ra ngoài gió hoặc đứng trước quạt và sàng nhẹ rổ cà phê cho bay bớt vỏ lụa. Tuy nhiên, thật ra lớp vỏ lụa này cũng không có mùi vị gì, nếu vẫn còn dính chung cà phê sau khi rang và xay, hương vị li cà phê cũng không bị ảnh hưởng nhiều. 2.1.1 Các Phương án đưa ra Như đã phân tích trong quá trình sản xuất cà phê thành phẩm thì rang là giai đoạn quyết định chất lượng của sản phẩm. Rang theo nghĩa thông thường là cấp nhiệt cho sản phẩm cần rang để sản phẩm đạt nhiệt độ cần thiết để làm chín đối tượng cần rang. Các phương pháp chính rang cà phê a. Gia nhiệt trực tiếp (phương án 1) Áp dụng từ lâu, là phương pháp đầu tiên con người sử dụng để làm chín đối tượng. Ta chỉ dùng chảo gang hay sắt để rang cà phê trực tiếp trên lửa. Nên dùng một cái chảo không bị nhiễm các mùi khác như cà ri, cá, bò... để tránh ảnh hưởng đến mùi vị của cà phê khi rang xong. Cách rang này khá lâu và hương vị cà phê cũng bị bay đi ít nhiều LVTN Đề Tài: TK Máy Rang Hạt Cà Phê 13 GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng SVTH: Phạm Văn Minh nhưng đơn giản và rẻ tiền. Bạn nên có thêm một cái nhiệt kế để có thể đo được nhiệt độ khi rang. Hình 2.1 Rang cà phê bằng chảo rang thường Dụng cụ sử dụng để rang thường là chảo gang hay thép Gia nhiệt bằng trực tiếp bằng cách đốt cháy than, củi, khí gas… Ưu điểm của phương pháp này: - Đơn giản dễ thực hiện, chi phí ban đầu thấp. - Có thể áp dụng ở mọi nơi, không cần trang thiết bị hiện đại. Nhược điểm: - Chất lượng rang không đồng đều, phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề người rang. - Hàm lượng thành phần các chất biến dổi nhiều. - Khó áp dụng cho sản xuất lớn. - Dễ bị cháy xém. b. Gia nhiệt theo nguyên lý tầng sôi (phương án 2) Nhờ lớp không khí nóng cung cấp từ dưới lên làm cho hạt cà phê bay lơ lửng. Đồng thời cấp nhiệt cho hạt cà phê để đạt sản phẩm như mong muốn. LVTN Đề Tài: TK Máy Rang Hạt Cà Phê 14 GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng SVTH: Phạm Văn Minh Hình 2.2 Gia nhiệt theo nguyên lý dòng khí nóng. Cửa nạp Xyclon lọc bụi cửa xả liệu Quạt thổi khí nóng Nguồn khí nóng 1. 2. 3. 4. 5. Nguyên lý: cà phê được cho vào cửa số 1. Sau đó nguồn khí nóng 5 được máy hút khí 4 thổi vào thùng rang. Cà phê sẽ tiếp xúc trực tiếp với luồng khí nóng và gia tăng nhiệt độ. Si lô 2 sẽ lọc bụi và vỏ lụa ra. Sau rang xong, cà phê được lấy ra bằng cửa số 3. Ưu điểm: - Hạt cà phê chín đều dưới nhiệt độ cao của dòng khí nóng. - Dùng để rang cà phê với số lượng lớn, nhanh, hạt cà phê chín đều, chất lượng tốt. Nhược điểm: LVTN Đề Tài: TK Máy Rang Hạt Cà Phê 15

 

Close