Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MÁY UỐN NHÔM ĐỊNH HÌNH

mã tài liệu 300600300206
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 300 MB Bao gồm tất cả file CAD 2D, ........ , file DOC (DOCX), thuyết minh, hình ảnh, bản vẽ các chi tiết, bản vẽ lắp cụm và lắp tổng thể máy , .....Ngoài ra còn cung cấp thêm nhiều tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước tham khảo ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MÁY UỐN NHÔM ĐỊNH HÌNH
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MÁY UỐN NHÔM ĐỊNH HÌNH

TÓM TẮT ĐỒ ÁN

 

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY

 

- Nhôm là kim loại có nhiều đặc tính nổi trội. Nhôm là một kim loại khá mềm, dẻo, nhiệt độ nóng chảy cao và không bị oxy hóa do lớp oxit nhôm có dạng màng mỏng, không cho không khí và oxy lọt qua để tiếp tục quá trình oxy hóa nên các vật liệu làm từ nhôm có một độ bền đáng nể.

- Vìlý do về độ bền và dễ uốn dẻo đó nên nhôm được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày như lợp mái nhà, các vách trong các tòa nhà cao tầng, muỗng nĩa, đây dẫn điện…

- Dễ dát mỏng, nhẹ, dẫn điện tốt: Dùng làm dây dẫn điện cực tốt vì dây dẫn cần phải nhẹ để có thể chăng xa.

- Độ bền với thời tiết cao: Do lớp màng oxy hóa nên nhôm không bị oxy hóa tiếp, tính chất này thích hợp cho việc ứng dụng làm cửa, cửa sổ phải hứng chịu nắng mưa.

- Nhẹ: Có nhiều thiết bị, máy móc cần vật liệu nhẹ, do đó nhôm là một giải pháp tốt cho chúng như vỏ máy bay, vỏ tàu vũ trụ, vỏ điện thoại… (dĩ nhiên là hợp kim nhôm, nhôm nguyên chất không đáp ứng được về độ cứng.

- Dễ phản ứng với oxy: Do nằm trong nhóm kim loại kềm thổ, nên tính kim loại của nhôm khá cao, bột nhôm oxy hóa rất dễ và bốc cháy dưới ngọn lửa trắng nên được sử dụng trong pháo hoa. Ngoài ra với nhiệt độ đủ cao thì nhôm sẽ phản ứng với oxy tạo thành phản ứng nhiệt nhôm nổi tiếng dùng để nung chảy kim loại, điển hình là ứng dụng để hàn đường ray xe lửa.

- Chính vì những ưu nhược điểm tốt trên của nhôm nhóm chúng em quyết định làm đề  tài “Nghiên cứu, thiết kế và chế  tạo thử  nghiệm máy uốn nhôm định hình  nhằm khắc phục một số hạn chế nêu trên.

- Trong quá trình thực hiện, chúng em đã hiểu được các nguyên lý  uốn nhôm định hình , vận dụng những kiến thức liên quan để chế tạo mô hình của máy nhằm đánh giá kết quả  thực tế.  Kết quả  là, đề tài đã được nghiên cứu, thiết kế, tính toán. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc chúng em vẫn còn một số hạn chế về thiết kế. Những khâu thiết kế chưa tối ưu, mô hình chế tạo chưa đạt được sự tối ưu về vật liệu cũng như sự chính xác về gia công vì chúng em chưa đủ kinh nghiệm thực tế, tài chính và thời gian còn hạn hẹp.

- Trong tương lai, chúng em sẽ cố gắng thiết kế và chế tạo để đảm bảo sự hài hòa giữa yếu tố kinh tế và kỹ  thuật. Đồng thời, chúng em sẽ đẩy mạnh việc thăm dò thị trường và nhu cầu của khách hàng để có thể đưa sản phẩm vào ứng dụng trong đời sống.

MỤC LỤC

 NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP.............................................................................I

 

LỜI CAM KẾT.............................................................................................................II

 

LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................III

 

LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................IV

 

MỤC LỤC HÌNH ẢNH................................................................................................V

 

MỤC LỤC BẢNG HIỆU.............................................................................................VI

 

 

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU..........................................................................................7

 

1.1 .Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................7

 

1.2 .Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:.............................................................8

 

1.3 .Mục tiêu nghiên cứu của đề tài :............................................................................8

 

1.4 .Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:........................................................................8

 

1.5 .Phương pháp nghiên cứu :.....................................................................................8

 

1.6 .Yêu cầu cơ bản đối với máy sản xuất:...................................................................9

 

1.7 .Kết cấu của đồ án tốt nghiệp:................................................................................9

   

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN......................................................................................10

 

2.1 .Giới thiệu:..............................................................................................................10

2.2 .Ly nhôm :...............................................................................................................11

2.3 .Sản phẩm của nhôm..............................................................................................13

2.4 .Các tồn tại của máy:.............................................................................................16

2.5 .Mục tiêu nghiên cứu:............................................................................................16

2.6 .Giới hạn đề tài:......................................................................................................16

2.7 .Phương pháp nghien cứu:....................................................................................17

Chương 3 :CƠ SỞ LÝ THUYẾT :..............................................................................18

3.1 .Khảo sát kích thước của nhôm:...........................................................................18

3.1 . Xác định lực cắt nhôm:........................................................................................18

3.2 .Thông số hình học của dao cắt :...........................................................................18

 

 

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP:...........................................19

4.1 .Yêu cầu của đề tài :...............................................................................................19

4.2 .Phương hướng và giải pháp thực hiện :..............................................................19

4.3 . Lựa chọn phương án:...........................................................................................21

4.4 . Trình tự công việc tiến hành :.............................................................................21

 

 

Chương 5 : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY UỐN NHÔM ĐỊNH HÌNH :.............22

5.1 . Tính kích thước của mâm dĩa và dao :...............................................................22

5.2 . Tính công suất :....................................................................................................22

5.3 .Tính toán bộ truyền đai :......................................................................................24

5.4 .Tính toán trục :......................................................................................................26
5.5 .Tính toán then :
.....................................................................................................30

5.6 .Tính toán ổ lăn :....................................................................................................31

 

CHƯƠNG 6 : CHẾ TẠO THỬ NGHIỆM:...............................................................33

6.1 . Chế tạo thử nghiệm máy uốn nhôm định hình :...............................................33

 

CHƯƠNG 7 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :..........................................................38

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

 

1.1   Tính cấp thiết của đề tài
  -
Khối lượng riêng nhỏ (2,7g/cm3), khoảng bằng 1/3 của thép. Chính nhờ ưu điểm này mà người ta ưu tiên xét sử dụng nó khi phải giảm nhẹ tối đa khối lượng của hệ thống hay kết cấu (như trong hàng không, vận tải để tiết kiệm năng lượng phải tìm cách giảm tải trọng không tải, tăng tải trọng có ích).

  - Tính chống ăn mòn nhất định trong khí quyển nhờ luôn luôn có lớp màng ôxyt (Al2O3), xít chặt bám chắc vào bề mặt. Để tăng tính chống ăn mòn trong khí quyển người ta làm cho lớp bảo vệ này dày lên bằng cách anod hóa, nhờ đó nhôm và các hợp kim nhôm có thể dùng trong xây dựng, trang trí nội thất mà không cần bảo vệ.

  - Dẫn điện cao, tuy chỉ bằng 62% của đồng nhưng do khối lượng riêng chưa bằng 1/3 nên với các đặc tính về truyền điện như nhau và truyền dòng điện có cường độ như nhau, dây dẫn nhôm chỉ nhẹ bằng nửa dây đồng, lại bị nung nóng ít hơn.

  - Tính dẻo rất cao, do kiểu mạng A1 rất dễ biến dạng dẻo nhất là khi kéo sợi, dây và cán mỏng thành tấm, lá, băng, màng (foil), ép chảy thành các thanh dài với các biên dạng (profile) phức tạp rất khác nhau.
Ngoài các ưu việt kể trên nó cũng có những đặc tính khác cần phải để ý.

  - Nhiệt độ chảy tương đối thấp (6600C) một mặt làm dễ dàng cho nấu chảy khi đúc, nhưng cũng làm nhôm và hợp kim không sử dụng được ở nhệt độ cao hơn 300 - 400oC.
  - Độ bền, độ cứng thấp, ở trạng thái ủ σb = 60MPa, σ0,2 = 20MPa, HB 25. Tuy nhiên do có kiểu mạng A1 nó có hiệu ứng hóa bền biến dạng lớn, nên đối với nhôm và hợp kim nhôm, biến dạng nguội với lượng ép khác nhau là biện pháp hóa bền thường dùng.

  - Để ký hiệu mức độ biến cứng đơn thuần (tăng bền nhờ biến dạng nguội) ở Hoa Kỳ, Nhật và các nước Tây âu thường dùng các ký hiệu H1x, trong đó x là số chỉ mức tăng thêm độ bền nhờ biến dạng dẻo (x/8):
8 - mức tăng toàn phần (8/8 hay 100%), ứng với mức độ biến dạng rất lớn (ε = 75%).
1 - mức tăng ít nhất (1/8 hay 12,5% so với mức toàn phần, ứng với mức độ biến dạng nhỏ.
2, 4, 6 - mức tăng trung gian (2/8, 4/8, 6/8 hay 25%, 50%, 75% so với mức toàn phần), ứng với mức độ biến dạng tương đối nhỏ, trung bình, lớn.
9 - mức tăng tối đa (bền, cứng nhất) ứng với mức độ biến dạng ε > 75%.
  - Như thế cơ tính của nhôm và hợp kim ở dạng bán thành phẩm phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái biến dạng này.


  - Trong sản xuất cơ khí thường dùng các hợp kim nhôm qua nhiệt luyện và biến dạng dẻo có độ bền không thua kém gì thép cacbon. Do vậy trong công nghiệp, nhôm nguyên chất được sử dụng chủ yếu để truyền tải điện nhất là ở các đường trục chính, để tăng độ bền trong dây dẫn người ta thường ghép thêm dây thép để chịu lực (được gọi là cáp nhôm). Nhôm nguyên chất cũng được sử dụng nhiều làm đồ gia dụng.

  - Căn cứ  vào nhu cầu thiết thực đó, nhóm em quyết định thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thử nghiệm máy uốn nhôm định hình”. Với đề tài này,chúng em hy vọng sẽ góp phần vào việc giảm tải sức lao động, thời gian, đảm bảo an toàn lao động và đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn và hiệu quả hơn.

1.2  Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài

- Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với sự hòa nhập của nền kinh tế của khu vực và quốc tế , nền công nghiệp nặng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế xã hội. Tự động hóa quá trình sản xuất ngày càng được sử dụng rộng rãi vào các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó cùng với những ứng dụng tin học đã tạo cho quá trình sản xuất phát triển hoàn thiện bằng những máy móc hiện đại có năng suất cao, chất lượng tốt và đạt độ chính xác cao. Vì thế các thiết bị máy móc ngày càng được phổ biến và đa dạng hơn theo yêu cầu một cách nhanh gọn, vận hành đơn giản, giảm bớt sức lao động cho con người, giá cả hợp lý. Vì thế việc thiết kế máy uốn nhôm định hình là hết sức cần thiết phục vụ cho công nghiệp.

 

1.3  Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

-Tìm hiểu chức năng nguyên lý cơ cấu và mô hình của máy uốn nhôm định hình.

-Tính toán và hoàn chỉnh thiết kế cho máy.

-Gia công lắp ráp mô hình máy.

1.4  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1.  Đối tượng nghiên cứu

   - Nhôm

1.4.2  Phạm vi nghiên cứu:

- Nghiên cứu thiết kế tính toán và chế tạo thử nghiệm máy uốn nhôm định hình trong phạm vi sản xuất loạt vừa

 

1.5   Phương pháp nghiên cứu

1.5.1. Cơ sở phương pháp luận

- Dựa vào như cầu sử dụng nhôm hiện nay.

- Dựa vào khả năng công nghệ có thể chế tạo được máy uốn nhôm định hình.

1.5.2.  Các biện pháp nghiên cứu cụ thể

- Phương pháp phân tích: Sau khi đã kham khảo, nghiên cứu tài liệu và có được số liệu cần thiết thì việc phân tích các số liệu cũng như các tài liệu có liên quan là điều cần thiết.

- Phương pháp mô hình hóa: Là mục tiêu chính của đề tài, tạo cho chúng em có cơ hội để ôn lại kiến thức đã học và học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn. Việc chế tạo mô hình giúp kiểm nghiệm đƣợc lý thiết và sữa chữa những chỗ sai mà phương pháp lý thuyết không thể thấy được

 

1.6  Nhu cầu cơ bản đối với sản xuất thực phẩm

- Khả năng thực hiện quá trình công nghệ tiên tiến .

- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao.

- Giá thành hạ ,máy có kết cấu đơn giản, vật liệu chế tạo rẻ tiền, dễ kiếm, chi tiết tiêu chuẩn hóa .

- Sữa chữa, bảo dưỡng dễ dàng, thuận lợi.

- Làm việc ổn định, tin cậy, đảm bảo môi trường làm việc an toàn, ít bụi, ít tiếng ồn.

- Tuổi thọ làm việc cao.

- Vốn đầu tư và chế tạo không lớn.

- Vận hành đơn giản .

- Ít tiêu hao năng lượng .

 

1.7  Kết cấu của đồ án tốt nghiệp

 

- Chương 1: Giới thiệu.

    - Chương 2: Tổng quan.

    - Chương 3: Cơ sở lý thuyết.

    - Chương 4: Các phương pháp gọt vỏ nâu dừa.

    - Chương 5: Tính toán thiết kế máy gọt vỏ nâu dừa.

    - Chương 6: Chế Tạo Mô Hình.

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN.

2.1  Giới thiệu

    Nhôm là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Al và số nguyên tử bằng 13. Nguyên tử khối bằng 27 đvC. Khối lượng riêng là 2,7 g/cm3. Nhiệt độ nóng chảy là 660oC. Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ 3 (sau ôxy và silic), và là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất. Nhôm chiếm khoảng 8% khối lớp rắn của Trái Đất. Kim loại nhôm hiếm phản ứng hóa học mạnh với các mẫu quặng và có mặt hạn chế trong các môi trường khử cực mạnh. Tuy vậy, nó vẫn được tìm thấy ở dạng hợp chất trong hơn 270 loại khoáng vật khác nhau.[4] Quặng chính chứa nhôm là bô xít. Nhôm có điểm đáng chú ý của một kim loại có tỷ trọng thấp và có khả năng chống ăn mòn hiện tượng thụ động. Các thành phần cấu trúc được làm từ nhôm và hợp kim của nó là rất quan trọng cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ và rất quan trọng trong các lĩnh vực khác của giao thông vận tải và vật liệu cấu trúc. Các hợp chất hữu ích nhất của nhôm là các ôxít và sunfat.

 

2.1.1.  Phân loại nhôm

2.1.1.1  Nhôm được phân thành hai hhóm lớn là biến dạng và đúc

2.1.1.1.1  Hợp kim nhôm biến dạng

+ Hợp kim nhôm biến dạng: là hợp kim với hàm lượng thấp nguyên tố hợp kim (bên trái điểm C, C’) tùy thuộc nhiệt độ có tổ chức hoàn toàn là dung dịch rắn nền nhôm nên có tính dẻo tốt, dễ dàng biến dạng nguội hay nóng. Trong loại này còn chia ra hai phân nhóm là không và có hóa bền được bằng nhiệt luyện.

+ Phân nhóm không hóa bền được bằng nhiệt luyện là loại chứa ít hợp kim hơn (bên trái F), ở mọi nhiệt độ chỉ có tổ chức là dung dịch rắn, không có chuyển biến pha nên không thể hóa bền được bằng nhiệt luyện, chỉ có thể hóa bền bằng biến dạng nguội mà thôi.

+ Phân nhóm hóa bền được bằng nhiệt luyện là loại chứa nhiều hợp kim hơn (từ điểm F đến C hay C’), ở nhiệt độ thường có tổ chức hai pha (dung dịch rắn + pha thứ hai), nhưng ở nhiệt độ cao pha thứ hai hòa tan hết vào dung dịch rắn, tức có chuyển pha, nên ngoài biến dạng nguội có thể hóa bền thêm bằng nhiệt luyện. Như vậy chỉ hệ hợp kim với độ hòa tan trong nhôm biến đổi mạnh theo nhiệt độ mới có thể có đặc tính này.

 

Hình 2.1: Thanh nhôm

2.1.1.1.2 Hợp kim nhôm đúc

Hợp kim nhôm đúc: là hợp kim với nhiều hợp kim hơn (bên phải điểm C, C’), có nhiệt độ chảy thấp hơn, trong tổ chức có cùng tinh nên tính đúc cao. Do có nhiều pha thứ hai (thường là hợp chất hóa học) hợp kim giòn hơn, không thể biến dạng dẻo được. Khả năng hóa bền bằng nhiệt luyện của nhóm này nếu có cũng không cao vì không có biến đổi mạnh của tổ chức khi nung nóng.

Ngoài các hợp kim sản xuất theo các phương pháp truyền thống như trên còn có các hợp kim nhôm được chế tạo theo các phương pháp không truyền thống, đó là các hợp kim bột (hay thiêu kết) và hợp kim nguội nhanh.

Hình 2.2: Vỏ hộp số

2.2  Ly nhôm

- Về mặt thực tiễn thì nhômmột kim loại khá mềm, dẻo, nhiệt độ nóng chảy cao và không bị oxy hóa do lớp oxit nhôm có dạng màng mỏng, không cho không khí và oxy lọt qua để tiếp tục quá trình oxy hóa nên các vật liệu làm từ nhôm có một độ bền đáng nể. Vì lý do về độ bền và dễ uốn dẻo đó nên nhôm được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày như lợp mái nhà, các vách trong các tòa nhà cao tầng, muỗng nĩa, đây dẫn điện…

Hình 2.2: Ly nhôm

2.2.1 Các thông số của nhôm

- Nhẹ và bền

- Độ thẩm mỹ cao

- Tính dẫn điện

- Tính dẫn nhiệt

- Nhiệt độ nóng chảy thấp

- Dễ gia công cơ khí

- Không độc hại

- Không từ tính

- Hệ số phản chiếu cao

- Không đánh lửa

- Độ chịu va đập lớn

- Dễ đàn hồi

Ngoài ra, với những sản phẩm anôt, sơn tĩnh điện hay phủ film đều có lớp bảo vệ trên bề mặt làm cho sản phẩm có tính chống ăn mòn cao và không phai màu.

 Bảng 1.1: Thành phần hóa học của hợp kim nhôm

Hợp kim Nhôm

Al

Mg

Si

Fe

Mn

Zn

Cu

Cr

Ti

Tạp chất khác

6005

99.8

0.40 - 0.65

0.50 -

0.90

0.30

0.15

0.10

0.10

0.10

0.10

0.05-0.15

6061

99.8

0.8 - 1.2

0.40 -

0.80

0.30

0.10

0.25

0.15-

0.30

0.05-

0.30

0.15

0.05-0.15

6063

99.8

0.45 - 0.9

0.20 -

0.60

0.30

0.10

0.10

0.10

0.10

0.10

0.05-0.15

6082

99.8

0.60 - 1.20

0.70 -

1.30

0.30

0.40 -

0.10

0.10

0.10

0.15

6005

0.05 - 0.15


 Cơ tính của hợp kim nhôm:

Hợp kim nhôm

Độ bền kéo (N/mm2)

Độ bền nén (N/mm2)

Độ giản dài (N/mm2)

6005

≥ 260

≥ 240

8 %

6061

≥ 240

≥ 205

8 %

6063

≥ 150

≥ 110

8 %

6082

≥ 205

≥ 115

8 %

 

2.3  Sản phẩm của nhôm

Sau đây là một vài đặc tính của nhôm và các ứng dụng liên quan:
  - Dễ dát mỏng, nhẹ, dẫn điện tốt: Dùng làm dây dẫn điện cực tốt vì dây dẫn cần phải nhẹ để có thể chặng xa.
  - Độ bền với thời tiết cao: Do lớp màng oxy hóa nên nhôm không bị oxy hóa tiếp, tính chất này thích hợp cho việc ứng dụng làm cửa, cửa sổ phải hứng chịu nắng mưa.

 

 

Hình 2.1: Khung cửa sổ.


  - Nhẹ: Có nhiều thiết bị, máy móc cần vật liệu nhẹ, do đó nhôm là một giải pháp tốt cho chúng như vỏ máy bay, vỏ tàu vũ trụ, vỏ điện thoại… (dĩ nhiên là hợp kim nhôm, nhôm nguyên chất không đáp ứng được về độ cứng.)

Hình 2.2:Phim pha cafe.

Hình 2.3 : Vỏ điện thoại


  - Dễ phản ứng với oxy: Do nằm trong nhóm kim loại kềm thổ, nên tính kim loại của nhôm khá cao, bột nhôm oxy hóa rất dễ và bốc cháy dưới ngọn lửa trắng nên được sử dụng trong pháo hoa. Ngoài ra với nhiệt độ đủ cao thì nhôm sẽ phản ứng với oxy tạo thành phản ứng nhiệt nhôm nổi tiếng dùng để nung chảy kim loại, điển hình là ứng dụng để hàn đường ray xe lửa.

 

 

Hình 2.4 : Đường ray xe lửa

 - Có một điều thú vị về nhôm nữa là:Vào thời kì đầu tiên nhôm được điều chế (do nhôm là kim loại mạnh nên hợp chất củng như oxit của nhôm rất bền, trong tự nhiên ko có nhôm nguyên chất nên điều chế nhôm rất khó), Napoleon III khoảng thế kỷ 19 có những bộ dao nĩa, đồ ăn bằng nhôm để dành riêng cho các vị khách quý nhất của ông, những người khác chỉ được dùng các bộ đồ ăn bằng vàng hay bạc.

 

 

Hình 2.5 : Dao nĩa

2.4  Các tồn tại của máy

- Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại máy uốn nhôm định hình đủ với các mẫu mã , kích thước khác nhau . Hầu hết chúng được thiết kế tới ưu phụ thuộc vào cơ , lý , hóa của nhôm đem lại năng suất cao. Tuy nhiên, việc nhập khẩu các máy sản xuất ở nước ngoài về tiêu thụ ở thị trườngg nhỏ và lẻ ở Việt Nam thì tồn tại nhược điểm sau đây :

- Chi phí cho một máy uốn nhôm định hình từ nước ngoài về quá lớn.

- Kết cấu máy không phù hợp với cơ, lý, hóa của nhôm .

- Qui mô sản xuất ở Việt Nam chủ yếu là đơn lẻ và đầu tư thấp.

*Từ những yêu cầu về kỹ thuật của máy và cách khắc phục các nhược điểm các máy nhập khẩu cho phù hợp với thị trường Việt Nam, chúng em đề xuất các phương án cải tiến máy như sau :

- Thiết kế máy uốn nhôm định hình điều khiển bằng tay.

- Giảm giá thành máy cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.

- Thiết kế và chế tạo ở Việt Nam.

- Thuận tiện, an toàn khi sử dụng.

- Đạt năng suất cao.

2.5 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu nguyên lý uốn nhôm định hình.

- Phân loại được các phương pháp uốn nhôm định hình.

- Thiết kế nguyên lý máy uốn nhôm định hình dùng phương pháp cán nguội .

 2.6 Giới hạn đề tài

 

Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu :

  - Tìm hiểu đặc tính của nhôm

  - Nghiên cứu và thiết kế nguyên lý uốn định hình

  - Thiết kế chi tiết máy và thực hiện xây dựng bản vẽ chi tiết và chế tạo.

2.7  Phương pháp nghiên cứu

*Phương pháp phân tích tài liệu:

- Kham khảo tài liệu từ  nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, tạp chí, các trang web .

- Kham khảo, tìm hiểu các loại máy uốn, dập, cán nguội định hình đã có trên thực tế.

*Phương pháp tổng hợp :

- Trên cơ sở các thông tin có trên thực tế, tiến hành xây dựng nguyên lý uốn định hình.

- Thiết kế và tính toán một số cụm bộ phận chính của máy.

CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.1 Khảo sát kích thước của tấm nhôm

 - Khảo sát kích thước của tấm nhôm theo yêu cầu sản phẩm là Ø 120

(mm).

 - Chiều dày có thể 0,5 - 2 mm

3.2 Thông số hình học của con lăn tác dụng lên tấm nhôm

   - Trong quá trịnh cắt gọt , dao cắt đóng vai trò quan trọng đặc biệt , ở đây con lăn đóng vai trò như một con dao cắt . Vì dao cắt tạo ra mặt gia công của thành sản phẩm , chất lượng dao cắt không tốt lập tức ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm , năng suất lao động , tiêu hao năng lượng ... Do đó , dao cắt chế tạo phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau đây : gia công với năng suất cao , chất lượng gia công ( độ bóng bề mặt và độ chính xác gia công ), đáp ứng theo yêu cầu , có khả năng chống mài mòn mũi cắt để có tuổi thọ về số lần mài lẫn thời gian sử dụng , dễ chế tạo , lắp ráp đơn giả , gọn nhẹ

   - Trong quá trình uốn tấm nhôm con lăn ( dao cắt ) phải qua hệ thống trung gian của bộ gá dao , khi thiết kế dụng cụ cắt không những thiết kế lưỡi dao mà còn thiết kế cả bộ gá . Cho nên bộ gá dao cũng phải đơn giản hóa , gọn nhẹ , dễ chế tạo .... Và đặc biệt tính kinh tế

CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP

4.1  Yêu cầu của đề tài

- Máy uốn nhôm định hình phải nhanh hơn và hiệu quả hơn .

- Có thể cải tiến máy ,

- Kết hợp một cơ chế để thiết lập con lăn tùy thuộc vào độ dày của tấm nhôm

- An toàn cho môi trường xung quanh

- Gía cả hợp lý cho người tiêu dùng

- Năng suất sử dụng cho hộ gia đình , cơ sở sản xuất kinh doanh

- Ly nhôm sau khi gia công phải đẹp , phù hợp với nhu cầu của thị trường

4.2  Phương hướng và phương pháp thực hiện

4.2.1. Phương pháp cán nhôm :

  - Nguyên lý hoạt động : Gá tấm chi tiết tương đối l

.............................................................

 

CHƯƠNG 7 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

     Kết luận:

Sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, tính toán, thiết kế và chế tạo thử nghiệm hoàn thiện đến nay đồ án tốt nghiệp của chúng em đã được hoàn thành đúng thời hạn với các kết quả của đề tài như sau:

-Hoàn thành việc tìm hiểu về vật liệu làm bằng nhôm, xác định kích thước cơ bản và hình dáng của sản phẩm.

-Tìm hiểu cách gia công tấm nhôm và các máy hiện có trên thị trường.

-Hoàn thành thực nghiệm lực cán của con lăn vào tấm nhôm.

-Các clip động minh họa, tập bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp máy.

-Máy đã được chế tạo hoàn chỉnh.

-Hoàn thành nhiệm vụ tính toán thiết kế kết cấu.

Trong quá trình nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thử nghiệm đề tài còn gặp một sốhạn chế, khó khăn và nhược điểm sau:

-Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, chắc chắn không thể  tránh khỏi các thiếu sót trong quá trình gia công và tính toán, cũng như chi phí có hạn, nên máy làm ra mang tính chất mô hình tham khảo.

-Kiểm tra và cho máy chạy thử trong vòng 15 phút thấy máy hoạt động ổn định, êm,  do thời gian gấp rút việc thử nghiệm máy cũng không nhiều, chưa khắc phục một số hạn chế.

Kiến nghị:

 -Với đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thử nghiệm máy uốn nhôm định hình ”chúng em tin rằng đề tài có thể phát triển và đưa vào sản xuất 1 cách rộng rãi.

 -Với thời gian có hạn chúng em chưa khắc phục được những hạn chế của máy, nên chúng em đề nghị khóa sau nếu có ai theo đề tài chúng e sẽ bổ sung và hoàn thiện thêm , khắc phục những hạn chế đó.

 

Close