Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

NGHIÊN CỨU PHẢN ỨNG CHUYỂN HÓA ESTER MỠ CÁ BASA THEO PHƯƠNG PHÁP THỦY PHÂN BẰNG XÚC TÁC KIỀM

mã tài liệu 300900200002
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả file báo cáo NGHIÊN CỨU PHẢN ỨNG CHUYỂN HÓA ESTER MỠ CÁ BASA THEO PHƯƠNG PHÁP THỦY PHÂN BẰNG XÚC TÁC KIỀM
giá 200,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

NGHIÊN CỨU PHẢN ỨNG CHUYỂN HÓA ESTER MỠ CÁ BASA THEO PHƯƠNG PHÁP THỦY PHÂN BẰNG XÚC TÁC KIỀM

NGHIÊN CỨU PHẢN ỨNG CHUYỂN HÓA ESTER MỠ CÁ BASA THEO PHƯƠNG PHÁP THỦY PHÂN BẰNG XÚC TÁC KIỀM

synthesiS of BIODIESEL FROM CATFISH BY ALKALI-CATALYZED TRANSESTERIFICATION METHOD

TÓM TẮT

Biodiesel được biết đến như là nhiên liệu thay thế đầy tiềm năng cho dầu diesel nhờ những tính chất tương tự như diesel đồng thời còn tích hợp nhiều ưu điểm vượt trội, cho hiệu quả cao về mặt kinh tế và môi trường như: dễ phân hủy, không độc, khí thải độc hại ít và là nguồn dễ tái sinh. Hiện nay biodiesel Việt Nam được nghiên cứu sản xuất từ rất nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau như dầu thực vật: đậu nành, dầu hạt cao su, dầu mè…và mỡ động vật: mỡ cá basa.  Bài báo cáo này trình bày kết quả nghiên cứu mà chúng tôi đã tiến hành tổng hợp biodiesel từ mỡ cá basa bằng phương pháp chuyển hóa ester xúc tác kiềm nhằm tìm điều kiện tối ưu của phản ứng.

ABSTRACT

Biodiesel is known as a potential alternative fuel for petroleum-based diesel fuel thanks to similar properties as the diesel, moreover it has many excellent advantages about economy and environment: non-toxic, biodegradability, reduction of most exhaust emission, renewable. Nowadays Việt Nam’s Biodiesel can be produced from a great variety of feedstocks such as vegetable oil  and animal fat: catfish fat… This report presents the results of our research about producing of biodiesel from catfish by alkali-catalyzed transesterification method to find optimal conditions.

Keywords: biodiesel, transesterification, fatty acid methyl esters.

1. Nguyên liệu và phương pháp kiểm tra đánh giá

Cá Basa đang là một mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Dự kiến trong năm 2007, công suất chế biến cá basa ở miền Tây Nam Bộ sẽ vào khoảng 700.000 tấn cá, tức là sẽ có khoảng 100.000 tấn mỡ cá basa. Phần lớn mỡ cá basa vì không có giá trị kinh tế cao nên phải bỏ đi hoặc trộn với mỡ lợn bán lên vùng cao. Như vậy nếu ta tận dụng tốt nguồn mỡ cá basa này vào việc sản xuất Biodiesel thì sẽ không lo thiếu hụt về nguồn nguyên liệu ban đầu. Đồng thời việc dùng mỡ cá để chế biến dầu diesel sinh học có tác động lớn về mặt kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên việc sử dụng trực tiếp dầu thực vật và mỡ làm nhiên liệu cho động cơ Diesel gặp những khó khăn như quá trình hóa hơi nhiên liệu ở nhiệt độ thấp kém gây trở ngại cho quá trình khởi động, quá trình cháy không hoàn toàn dẫn đến giảm công suất của động cơ, độ nhớt cao làm nghẽn bộ phận lọc, gây khó khăn cho hệ thống phun nhiên liệu. Để giảm độ nhớt của dầu và mỡ thì có thể sử dụng nhiều phương pháp: sấy nóng, pha loãng, nhũ tương hóa, cracking… Trong đó phương pháp chuyển hóa ester với xúc tác kiềm có nhiều ưu điểm như: phản ứng xảy ra nhanh ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thường, quy trình tiến hành đơn giản dễ thực hiện… Do đó chúng tôi đã chọn phương pháp chuyển hóa ester xúc tác kiềm để tổng hợp biodiesel từ mỡ cá basa.

Bên cạnh việc chọn mỡ cá basa làm nguyên liệu, qua phân tích đánh giá chúng tôi quyết định chọn rượu methanol làm tác nhân với xúc tác là NaOH và KOH để tổng hợp biodiesel.

Quá trình nghiên cứu bao gồm phần thực nghiệm và phần kiểm tra đánh giá chất lượng biodiesel thu được. Cụ thể như sau:

            - Thực nghiệm: chúng tôi đã thực hiện phản ứng tổng hợp biodiesel từ mỡ cá Basa và Methanol lần lượt với xúc tác NaOH và KOH với các điều kiện khác nhau về: thời gian phản ứng, tỷ lệ mol rượu/mỡ, nhiệt độ tiến hành phản ứng. Từ đó, xác định các thông số tối ưu của phản ứng tổng hợp biodiesel từ mỡ cá Basa.

            - Đánh giá chất lượng biodiesel: hai mẫu biodiesel tối ưu với tác nhân là Methanol và xúc tác là NaOH hoặc KOH được kiểm định theo tiêu chuẩn ASTM tại Phòng Thí nghiệm Lọc – Hóa dầu và Phòng hóa nghiệm thuộc Công ty xăng dầu Khu vực V.

2. Thực nghiệm

Quá trình tổng hợp biodiesel bao gồm hai bước:

- Tiến hành phản ứng: Lấy 100 ml mỡ cá đã sấy tách nước cho vào bình cầu ba cổ, gia nhiệt đến nhiệt độ đã chọn. Đong thể tích rượu tương ứng với tỷ lệ mol rượu/ dầu đã chọn vào bình tam giác và hòa tan với 0,49g NaOH (hoặc 1,1g KOH). Tiến hành khuấy trộn để xúc tác tan hoàn toàn trong rượu. Đổ mỡ đã gia nhiệt và hỗn hợp xúc tác và rượu vào bình cầu 3 cổ. Tiến hành phản ứng bằng cách gia nhiệt, khuấy trộn liên tục với các tỷ lệ mol Rượu/Mỡ, nhiệt độ, thời gian khác nhau để xác định điều kiện tối ưu cho phản ứng chuyển hóa Ester.

- Xử lý sản phẩm: sau khi phản ứng kết thúc, đổ hỗn hợp sản phẩm vào phễu chiết, lắng trong 6h. Hỗn hợp sẽ tách thành 2 pha, pha phía trên có màu vàng nhạt chính là Methyl Ester hoặc Ethyl Ester, pha màu sậm hơn phía dưới là glycerol. Chiết tách pha nhẹ, trung hòa bằng acid acetic rồi để lắng trong 1h. Sau đó rửa 3 lần bằng nước ấm, lắng rồi sấy.

3. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp biodiesel

3.1. Với xúc tác NaOH

3.1.1  Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ mol MeOH/Mỡ đến độ chuyển hoá ester

            Tiến hành phản ứng với tỷ lệ rượu/mỡ khác nhau trong thời gian 60 phút, ở 60oC. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 1.

Đồ thị 1. Ảnh hưởng của tỷ lệ mol MeOH/Mỡ đến độ chuyển hoá ester

Nhận xét: Độ nhớt của ester giảm (tức độ chuyển hóa tăng) khi tỷ lệ mol methanol/dầu tăng: Trong phạm vi từ 3/1 ¸ 6/1 thì độ chuyển hóa tăng nhanh, vượt quá tỉ lệ 6/1 thì ảnh hưởng của tỷ lệ mol MeOH/mỡ là không đáng kể.

Vậy theo kết quả khảo sát thì tỷ lệ mol MeOH/mỡ tối ưu là 6/1.   

3.1.2  Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ chuyển hoá ester

            Tiến hành phản ứng ở các nhiệt độ khác nhau trong thời gian 60 phút, với tỷ lệ rượu/mỡ 6/1. Kết quả khảo sát trình bày ở bảng 2.           

Đồ thị 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ chuyển hoá ester

            Nhận xét:  Ở khoảng nhiệt độ từ 40 ¸ 60oC thì độ chuyển hóa tăng chậm và nhiệt độ ảnh hưởng không đáng kể đến độ chuyển hóa cũng như độ nhớt của sản phẩm. Từ 60 ¸ 70oC thì độ chuyển hóa giảm chậm. Đến 70 ¸ 80oC thì độ chuyển hóa giảm nhanh hơn (là điều kiện thuận lợi cho phản ứng xà phòng hoá xảy ra). Hơn nữa lại vượt quá nhiệt độ sôi của MeOH (64,7oC), làm tăng lượng mất mát do bay hơi.

                Vậy theo kết quả khảo sát thì nhiệt độ tối ưu là 60oC.

3.1.3  Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến độ chuyển hoá ester

            Tiến hành phản ứng trong thời gian khác nhau ở 60oC với tỷ lệ mol rượu/mỡ 6/1. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.

Đồ thị 3. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến độ chuyển hoá ester

            Độ chuyển hóa tăng khi thời gian phản ứng tăng. Trong 60 phút đầu tiên độ chuyển hóa tăng nhanh. Từ 60 phút trở đi thì độ chuyển hóa tăng vô cùng chậm. Lúc này phản ứng đã đạt đến trạng thái cân bằng. Vậy theo kết quả khảo sát thì thời gian phản ứng tối ưu là 60phút.

3.2 Với xúc tác KOH

3.2.1.Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ mol MeOH/Mỡ đến độ chuyển hoá ester.

Tiến hành phản ứng với tỷ lệ rượu/mỡ khác nhau trong thời gian 60 phút, ở 60oC.


Đồ thị 4. : Ảnh hưởng của tỷ lệ mol MeOH/Mỡ đến độ chuyển hoá ester

Vậy theo kết quả khảo sát thì tỷ lệ mol MeOH/mỡ tối ưu là 6/1         

            3.2.2  Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ chuyển hoá ester

Tiến hành phản ứng ở các nhiệt độ khác nhau trong thời gian 60 phút, với tỷ lệ rượu:mỡ = 6:1. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 5.

       Đồ thị 5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ chuyển hoá ester

            Vậy theo kết quả khảo sát thì nhiệt độ tối ưu là 50oC.

3.2.3  Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến độ chuyển hoá ester

Tiến hành phản ứng với thời gian phản ứng khác nhau ở 50oC và tỷ lệ mol rượu/mỡ là 6/1.

Đồ thị 6. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến độ chuyển hoá ester

Vậy theo kết quả khảo sát thì thời gian phản ứng tối ưu là 75phút.

4.Kết luận:

Sau khi khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến độ chuyển hóa phản ứng chuyển ester, chúng tôi đã thu được các thông số tối ưu cho phản ứng tổng hợp biodiesel:

 

Điều kiện tối ưu

Xúc tác NaOH

Xúc tác KOH

Tỷ lệ mol MeOH/Mỡ (mol/mol)

6/1

6/1

Nhiệt độ (oC)

60

50

Thời gian phản ứng (phút)

60

75

 

Ngoại trừ các chỉ tiêu: Điểm đông đặc, Glycerin tự do, Glycerin tổng không có điều kiện xác định được thì Biodiesel tổng hợp được từ mỡ cá Basa hoàn toàn thỏa mãn các chỉ tiêu về Biodiesel theo tiêu chuẩn ASTM-D6751 (Mỹ) và EN14214 (châu Âu).

Bảng tính chất của biodiesel thu được

Tên chỉ tiêu

Biodiesel

ASTM

D6751

Phương pháp

thử

Với xúc tác NaOH

Với xúc tác KOH

Điểm chớp cháy cốc kín, oC

130 min

ASTM-D93

170

182

Độ nhớt động học 40oC, cSt

1,9 ÷ 6

ASTM-D445

4,8

4,7

Nhiệt độ cất 90% thể tích, oC

360 max

ASTM-D86

347

344,5

Chỉ số Cetane

47 min

ASTM-D613

62

62

Hàm lượng nước, mg/kg

500 max

ASTM-D2709

0

0

Khối lượng riêng ở 15oC, kg/m3

_

 

880

870

Ăn mòn mảnh đồng 50oC, 3giờ

Loại 3 max

ASTM-D130

1a

1a

Hàm lượng lưu huỳnh, mg/kg

15 max

ASTM-D5453

vết

vết

Hàm lượng tro, % mass

0,02 max

ASTM-D130

0,0016

0,0025

Nhiệt độ tối ưu khi sử dụng xúc tác KOH thấp hơn 1 ít so với khi sử dụng xúc tác NaOH. Do phản ứng Ester hóa là phản ứng thu nhiệt nhẹ nên nhiệt độ ít ảnh hưởng đến độ chuyển hóa, khi sử dụng xúc tác KOH thì nhiệt độ tối ưu thấp hơn do KOH có hoạt tính mạnh hơn nên đòi hỏi lượng nhiệt cung cấp ít hơn.

Thời gian phản ứng tối ưu khi sử dụng xúc tác KOH lâu hơn 1 ít khi sử dụng xúc tác NaOH. Điều này có vẻ nghịch lý vì do KOH có hoạt tính mạnh. Nhưng thật ra phải xét thời gian phản ứng tối ưu ứng với độ nhớt tối ưu là bao nhiêu. Nếu xem ở kết quả khảo sát ta sẽ thấy ở điều kiện tối ưu khi sử dụng xúc tác NaOH độ nhớt của hỗn hợp sản phẩm là 4,80 cSt để đạt được giá trị độ nhớt này thì khi sử dụng xúc tác KOH chỉ cần 30 phút thay vì 60 phút. Thời gian phản ứng tối ưu khi sử dụng xúc tác KOH là 75 phút tương ứng với giá trị độ nhớt là 4,70 cSt.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. The Biodiesel Handbook; Gerhard Knothe, Jon Van Gerpen, Jürgen Krahl (2005).

2. Transesterification of Vegetable Oils: a Review; Ulf Schuchardt, Ricardo Sercheli, Rogério Matheus Vargas (1997).

3. Transesterification process to manufacture ethyl ester of rape oil; Roger A. Korus, Dwight S. Hoffman Narendra Barn, Charles L. Peterson, and David C. Drown.

4. Test Specifications for Biodiesel Fuel; Engine Manufacturers Association (2006)

5. Developing the rate-equation for biodiesel production reaction; A.K.Gupta and S.V.A.R.Sastry

6. Kinetics study on transesterification of palm oil; Cheng Sit Foon, Choo Yuen May, Ma Ah Ngan, Chuah Cheng Hock (2004)

7. Nguyên lý cháy của động cơ đốt trong; GS-TSKH Bùi Văn Ga (2002)

8. http://vietbiodiesel.blogspot.com/

    http://biodiesel.org

Close