Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

THIẾT KẾ 3D Xe nâng CAT DP70 nâng được 7 tấn (cung cấp file step)

mã tài liệu 300601300034
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 150 MB Bao gồm file Xe nâng CAT DP70 nâng được 7 tấn được mô hình hóa với các bộ phận bên trong. .Các định dạng file được cung cấp: STEP, và nhiều tài liệu tham khảo khác. Có kèm theo một số file chi tiết. Phần mềm mở: SOLIDWORKS, CREO... , STEP nên mở được với nhiều phần mềm thiết kế 3D thông dụng
giá 1,495,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

Bạn đang tìm kiếm một chiếc xe nâng để mô phỏng quá trình vận chuyển trong dự án của mình,  chúng tôi quyết định xây dựng một cái với tính năng chuyển động hoàn toàn. Trong phạm vi Trong phạm vi tải đến 6-9 tấn, tôi đã chọn CAT DP70 với khả năng tải 7 tấn..
Tất cả các kích thước trong mô hình được lấy từ danh mục chính thức của CAT và bản vẽ chi tiết của chúng.
Trong mô hình SW, tất cả các chuyển động đều được thực hiện với trình quản lý phương trình. Trong cột "nhận xét" được cung cấp các giá trị giới hạn chuyển động.

Tham khảo: 

Kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng

Xe nâng hàng (Forklift) là một chủng loại thiết bị dùng để nâng, hạ, di chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, được sử dụng trong các kho, xưởng, nhà máy sản xuất... phục vụ đa dạng trong ngành công nghiệp, sản xuất, logistic, kho lưu trữ hàng hóa. Xe nâng hàng có thể nâng và di chuyển các kiện hàng hóa nặng từ hàng chục kg đến hàng tấn tùy theo mục đích của người sử dụng.

Hiện nay, xe nâng hàng là thiết bị không thể thiếu đối với ngành công nghiệp sản xuất, giúp di chuyển, nâng hạ hàng hóa dễ dàng, tiết kiệm thời gian, giảm việc sử dụng sức người, tối ưu chi phí và hiệu quả lao động.

Một số loại xe nâng phổ biến:

  • Xe nâng tay, tiếng anh gọi là hand pallet truck;
  • Xe nâng mặt bàn, tiếng anh gọi là table forklift truck;
  • Xe nâng phuy hay drum forklift;
  • Xe nâng điện, tiếng anh gọi là electrict forklift;
  • Xe nâng động cơ đốt trong là dòng xe nâng dùng động cơ đốt trong để tạo sự chuyển định của xe

Tại sao phải kiểm định xe nâng hàng?

Để đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất, vận chuyển và sử dụng xe nâng hàng. Và để đảm bảo yếu tố pháp lý liên quan quy định. Các doanh nghiệp phải thực hiện việc kiểm định an toàn xe nâng hàng.

Căn cứ pháp lý quy định việc kiểm định xe nâng hàng:

  • Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13, ngày 25 tháng 06 năm 2015;
  • Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, ngày 15 tháng 05 năm 2016
  • Mục số 18 phụ lục 01, thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH,ngày 30 tháng 12 năm 2019.

Trong mục này có nói rõ: “Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng từ 1.000 kg trở lên” bắt buộc làm công tác kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng.
Khi nào xe nâng hàng mới phải tiến hành kiểm định
Tất cả xe nâng hàng có tải trọng thiết kế từ 1 tấn trở lên và dùng động cơ đều phải kiểm định kể cả xe nâng mới xuất xưởng (không phân biệt xe nâng dầu hay xe nâng điện, đứng lái hay ngồi lái). Trước khi đưa một xe nâng vào làm việc thì đơn vị sử dụng phải tiến hành kiểm định để đánh giá tình trạng kỹ thuật hiện tại của xe nếu đảm bảo an toàn mới đưa xe vào sử dụng. doanh nghiệp phải căn cứ trên kết quả kiểm định xe nâng hàng để làm hồ sơ khai báo với sở lao động TBXH địa phương trước khi đưa vào sử dụng. người vận hành xe nâng phải được đào tạo vận hành, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, có quyết định phân công vận hành của người sử dụng lao động.
Hình thức kiểm định xe nâng hàng
– Kiểm định xe nâng lần đầu : là hình thức kiểm định khi xe nâng mới vừa xuất xưởng hoặc nhập về. Kiểm định lần đầu tương đối vất vả vì phải lập hồ sơ kỹ thuật cho xe, đo đạc các kích thước, vẽ hình…
– Kiểm định xe nâng định kỳ: khi hết thời hạn kiểm định lần đầu thì theo quy định phải tiến hành kiểm định định kỳ. Kiểm định định kỳ thông thường dựa vào các thông số của lần kiểm định trước đó để làm cơ sở đánh giá.
– Kiểm định xe nâng bất thường: được tiến hành khi ta vận chuyển thiết bị từ nơi này sang nơi khác và tháo lắp bộ phận công tác hoặc sau khi tiến hành sữa chữa lớn thì chúng ta tiến hành kiểm định bất thường. Kiểm định bất thường có thể tiến hành ngay cả khi kiểm định lần đầu hoặc định kỳ còn hiệu lực.

Quy trình kiểm định xe nâng

  • Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:

+  Kiểm tra việc ghi nhãn: Mã hiệu, chủng loại, hình dáng kích thước, Số động cơ, số khung, số xuất xưởng phù hợp với quy định của nhà sản xuất.

+ Khung, sàn, thân vỏ, đối trọng: Khung xe, Sàn, bệ, Thân vỏ, Đối trọng;

+ Buồng lái: Bàn đạp ga, phanh, côn, Thiết bị công tác:

  • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật kết cấu xe

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của khung nâng;

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu mang tải:

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật xích nâng hạ;

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật puly, trục cố định pul;

-  Kiểm tra tình trạng kỹ thuật hệ thống thủy lực:

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật xy lanh nâng hạ khung, xi lanh nghiêng khung, xy lanh điều chỉnh khoảng cách càng nâng;

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật hệ thống đường ống dẫn dầu thủy lực, đầu nối;

- Kiểm tra kỹ thuật hệ thống chiếu sáng, tín hiệu, quan sát:

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật hệ thống di chuyển: Bánh xe, vành xe; Kiểm tra tình trạng kỹ thuật cầu xe;

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật hệ thống phan;

-.Thử nghiệm không tải, Thử nghiệm có tải;

..........

Chu kỳ kiểm định xe nâng;
Thời hạn kiểm định xe nâng hàng:

  • Không quá 2 năm đối với xe nâng mới, được kiểm định lần đầu.
  • Không quá 1 năm đối với xe được kiểm định định kỳ, hoặc kiểm định lần đầu đối với các xe đã qua sử dụng.

Phí kiểm định xe nâng:

  • Phí sẽ được căn cứ theo Thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH, ngày 11/11/2016. Nhưng có thể điều chỉnh theo số lượng cũng như đặc tính kỹ thuật của mỗi xe nâng hàng.
  • Để nhận mức phí kiểm định xe nâng tốt nhất, thủ tục nhanh gọn. Quý khách hàng vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn kỹ thuật của Mastco. 
  • Điện thoại: 028.3636 0525 - 0922.66.1111,    email: safety@mastco.edu.vn

Các tiêu chuẩn kiểm định xe nâng hàng

– QCVN 25: 2015/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên;
– QTKĐ 17-2016/BLĐTBXH: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng

– TCVN 4244-2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
– TCVN 5206-1990: Máy nâng hạ- Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.
– TCVN 4755-1989: Cần trục- Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thuỷ lực.
– TCVN 5209-1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện.
– TCVN 5179-90: Máy nâng hạ- Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn.
– TCVN 5207-1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung.

Hướng dẫn lái xe nâng và vận hành đúng kỹ thuật

Việt Nam ngày càng thu hút các nhà đầu tư mở rộng sản xuất. Chính vì vậy nhu cầu bốc dỡ, sắp xếp hàng hóa tại các kho bãi, bến cảng ngày càng tăng cao, hứa hẹn tiềm năng phát triển ngành nghề cho những người lái xe nâng. 

Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có nhiều thông tin hướng dẫn cách lái xe an toàn và đúng kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động, tăng năng suất, độ bền sử dụng của xe nâng hàng, đó là lý do mà CNSG muốn đưa những thông tin này đến với quý khách hàng.

Tiêu chí về an toàn lao động

  • Người vận hành phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu về sức khỏe và chịu trách nhiệm được cho hành vi của bản thân
  • Chứng chỉ lái xe nâng do cơ quan chức năng cung cấp phải còn hiệu lực.Ngoài ra còn phải được cấp thẻ an toàn lao động thông qua huấn luyện nhóm 3
  • Các nội quy an toàn phải được phổ biến cho người lao động, các phương tiện bảo vệ cá nhân phải đảm bảo chất lượng và số lượng tương ứng với quy mô lao động
  • Xe khi hoạt động phải có giấy kiểm định chất lượng xe nâng được cơ quan chức năng cung cấp
  • Xe nâng phải được bảo trì bảo dưỡng định kỳ tối thiểu cho 1000 giờ hoạt động hoặc 1 năm/ 1 lần
  • Không được bốc dỡ hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép theo quy định của nhà sản xuất

Hướng dẫn cách lái xe nâng hàn

Nếu như đã từng học lái xe tải thì việc tập lái xe nâng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng bởi vì ngoài việc các thao tác đều rất trực quan nên bạn có thể dễ dàng nắm bắt nếu như nắm đúng quy trình và các bước vận hành.Sau vài lần tập luyện chắc chắn bạn sẽ có thể vận hành trơn tru mà không gặp khó khăn nào. 

Để có thể tham gia hoặc nhận được một công việc CNSG khuyến khích bạn nên tham gia vào các khóa học để được nhận chứng chỉ về lái xe nâng. Bài viết này chỉ mang tính lý thuyết và cần được thực hành rất nhiều mới có thể đáp ứng nhu cầu công việc được

Thao tác điều khiển

Bước 1. Cố định vị trí ngồi và thắt dây an toàn

  • Ghế ngồi lái thường nằm phía bên trái do đó bạn sẽ lên xe từ hướng này sau khi ngồi xuống hãy thắt dây an toàn
  • Lưu ý không nắm vô lăng khi leo lên xe

Bước 2. Khởi động máy

  • Đưa cần số về vị trí trung tâm, xe trả về số 0
  • Kiểm tra chắc chắn phanh khẩn cấp đang hoạt động
  • Khởi động xe bằng cách xoay chìa khóa ngược kim đồng hồ

Bước 3. Nâng càng xe trước khi di chuyển

  • Cần gạt để nâng càng xe nằm ở phía bên tay phải. Đa phần được thiết kế để nâng càng khi kéo ngược về phía sau (một số loại xe có thể khác nhau)
  • Nâng càng lên sao cho cách mặt đất khoảng 10cm, tránh việc va đập khi di chuyển

Bước 4: Giữ chân phanh để nhả phanh khẩn cấp

  • Đạp chân phanh phía bên phải để tránh xe bị trôi sau khi đẩy cần gạt phanh khẩn cấp về phía trước
  • Đảm bảo không có vật cản hoặc người trong bán kính 3m 

Bước 5. Thay đổi hướng di chuyển khi lái

  • Đẩy thắng tay về phía trước để mở
  • Nếu muốn di chuyển về trước: đẩy cần số về phía trước và ngược lại
  • Nhớ giữ chân phanh khi đẩy cần số
  • Khi dừng xe nhớ đặt cần số (shifter) về số 0

Bước 6. Đạp chân ga và di chuyển xe

  • Đạp nhẹ nhàng chân ga và để xe di chuyển
  • Một số xe nâng có thiết kế chân ga lùi và chân ga tiến, nhớ đọc hướng dẫn
  • Bật còi cảnh báo khi lùi xe, đến những góc khuất, khúc cua

Bước 7: Dùng vô lăng để điều hướng

  • Trên vô lăng có một phần núm được thiết để để người lái có thế xoay một cách dễ dàng hơn

Thao tác khi nâng hàng

Kỹ năng lấy hàng của Người học lái xe nâng là đều cần thiết, nó được thể hiện theo quy trình nâng hạ hàng dưới đây

Bước 1. Di chuyển xe đến vị trí lấy hàng

  • Quan sát và di chuyển xe cách pallet hoặc hàng hóa 30cm để có thể đặt càng chính xác nhất

Bước 2. Điều chỉnh độ cao và độ rộng của càng xe

  • Sau khi xoay xe vào vị trí vuông góc với pallet, tiến hành điều chỉnh độ cao và độ rộng của càng xe cho phù hợp bằng cần gạt
  • Trong trường hợp phải xuống điều chỉnh hàng hóa cần phải tắt máy và cài thắng tay
  • Với người mới chỉ nên nâng 1 pallet và lấy hàng từ những vị trí cao

Bước 3. Đưa càng nâng vào lấy hàng

  • Sau khi điều chỉnh càng có thể đặt vừa vào pallet hoặc khe hở để nâng, từ từ cho xe tiến tới sát góc hàng hóa
  • Dùng cần gạt nâng pallet lên cách mặt đất khoảng 10cm, nghiêng khung nâng về phía người lái và bắt đầu di chuyển
  • Quá trình này phải hết sức từ từ và cẩn trọng, không để càng nâng va chạm vào pallet gây mất an toàn.

Thao tác dỡ hàng

Bước 1: Đưa khung nâng về vị trí thẳng đứng

  • Dừng xe cách vị trí dỡ hàng từ 30 – 40cm
  • Điều chỉnh khung nâng về vị trí thẳng đứng

 

Bước 2. Đưa hàng vàng vị trí dỡ tải

  • Đưa càng nâng lên cao hơn vị trí dỡ tải tối thiểu 15cm
  • Di chuyển xe tiến tới vuông góc với nơi đặt hàng, khi chưa có kinh nghiệm có thể nhờ người hỗ trợ quan sát. 
  • Cài đặt phanh tay

Bước 3. Hạ càng nâng xuống

  • Từ từ hạ càng nâng xuống sao cho hàng hóa tiếp xúc với mặt sàn và lùi xe về phía sau 
  • Tiếp tục quy trình cho lượt sau

Thao tác dừng đỗ xe

Bước 1. Đưa xe về nơi quy định 

  • Kiểm tra khu vực xung quanh xem có chắn lối đi hay tiếp xúc với phương tiện khác hay không
  • Đạp phanh cho đến khi dừng hẳn, tiến hành khóa phanh tay

 

Bước 2. Đưa xe về hiện trạng dừng

  • Đưa càng nâng về vị trí thẳng đứng, 
  • Hạ càng nâng xuống sát mặt đất

 

Bước 3. Khóa xe 

  • Trả cần số về vị trí trung tâm
  • Mở khóa phanh khẩn cấp
  • Rút chìa khóa, tháo dây an toàn và rời khỏi xe

 

Lưu ý khi vận hành xe nâng

Sau khi đã hiểu được các bước lái xe nâng, người vận hành cần lưu ý thêm những điều sau để có thể đảm bảo an toàn cho bản thân, đồng nghiệp và giúp xe nâng luôn ở trong tình trạng tốt nhất

Trước khi vận hành

  • Kiểm tra bánh xe, sàn kho hàng, hệ thống phanh
  • Kiểm tra hệ thống nâng hạ, nhiên liệu của xe, phát hiện các vấn đề rò rỉ dầu nhớt.
  • Kiểm tra bộ lọc gió, bộ lọc dầu, hệ thống làm mát, dầu thủy lực
  • Thắt dây an toàn, đưa tay cầm điều khiển về vị trí trung gian rồi mới bật công tắc
  • Bấm còi để cảnh báo xung quanh

Trong khi vận hành

  • Khi di chuyển nên để càng nâng gần sát với nền nhà
  • Khi lên hoặc xuống dốc cần điều chỉnh độ cao và độ nghiêng để tránh va đập và rơi rớt hàng hóa
  • Nhớ bật còi xe ở những khu vực khuất tầm nhìn như góc cua, ngã rẽ, chỗ giao nhau, khu vực có người đi lại
  • Giữ tốc độ chậm ở những địa hình trơn trượt, có độ dốc cao, luôn đảm bảo đủ ánh sáng trong khi điều khiển và tập trung cao độ để tránh tình huống bất ngờ
  • Tránh mang các loại hàng hóa che khuất tầm nhìn, trong trường hợp bắt buộc phải có người hỗ trợ điều hướng. 
  • Nếu sử dụng pallet cần đảm bảo hàng hóa không bị đặt lệch, không xê dịch khi nâng hàng. Cố định bằng dây buộc khi cần thiết
  • Không cho bất cứ ai đi qua dưới càng nâng khi đang vận hành xe nâng nâng tải
  • Đảm bảo xe tải, container được gài thắng và nêm bánh xe trước khi chất hàng hóa lên 

Sau khi vận hành

  • Sau khi đưa xe về vị trí quy định, tiến hành hạ càng xe, gài thắng, tắt máy 
  • Kiểm tra lại hệ thống bánh xe xem có bị cuốn rác vào hay không
  • Ghi chú lại thời gian sử dụng xe, tiến hành cắm sạc nếu dùng loại xe nâng điện
  • Các lỗi phát sinh nếu có cũng cần báo lại với đội kỹ thuật để xử lý gấp

Close