Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

THIẾT KẾ MÁY ĐÁNH NHÁM GỖ CẢI TIẾN

mã tài liệu 300600300056
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, 2D, 3D, thuyết minh, quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, thiết kế, các chi tiết trong máy, kết cấu, động học máy.....Bản vẽ chi tiết sản phẩm, lồng phôi, sơ đồ đúc, qui trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá. Bản thuyết minh Cung cấp thêm thư viện dao và đồ gá tiêu chuẩn.... Ngoài ra còn nhiều tài liệu như tra cứu chế độ cắt, tra lượng dư, hướng dẫn làm qui trình công nghệ và làm đồ gá.................
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY ĐÁNH NHÁM GỖ CẢI TIẾN, thuyết minh THIẾT KẾ MÁY ĐÁNH NHÁM GỖ, động học máy ĐÁNH NHÁM GỖ, kết cấu máy TIỆN , nguyên lý máy ĐÁNH NHÁM GỖ, cấu tạo máy ĐÁNH NHÁM GỖ, quy trình sản xuất ĐÁNH NHÁM GỖ,

MỤC LỤC

 

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP................................................

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................... 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN..................................... 4

Phần 1 : GIỚI THIỆU CHUNG.......................................................... 5

Phần 2 : MÁY ĐÁNH NHÁM GỖ...................................................... 7

2.1 Sơ lược về cấu tạo – tính chất và sản phẩm làm từ gỗ............. 7

2.2 Gới thiệu máy đánh nhám gỗ..................................................... 8

Phần 3 : TÍNH TOÁN – THIẾT KẾ CHI TIẾT MÁY............................. 10

3.1 Chọn động cơ điện................................................................. 10

3.2 Tính toán chi tiết máy.............................................................. 12

3.3 Tính trục và tính then............................................................... 36

3.4 Thiết kế gối đỡ trục................................................................. 64

Phần 4 : BẢN VẼ TÁCH CHI TIẾT MÁY ĐÁNH NHÁM GỖ............ 70

Phần 5 : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CÁC CHI

TIẾT ĐIỂN HÌNH................................................................................ 71

5.1 Quy trình công nghệ gia công chi tiết ống dẫn............................ 71

5.2: Quy trình công nghệ gia công chi tiết bánh đai thang ................107

KẾT LUẬN..................................................................................... 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 148

GIỚI THIỆU CHUNG

Như ta đã biết gỗ là vật liệu thiên nhiên được sử dụng khá rộng rải trong xây dựng và sinh hoạt vì những ưu điễm cơ bản sau : nhẹ, có cường độ khá cao, cách âm, cách nhiệt và cách điện tốt, dễ gia công ( cưa, xẽ, bào, khoan…) ngoài ra vân gỗ còn có giá trị thẩm mỹ cao.

Ở nước ta gỗ là vật liệu rất phổ biến, rừng Việt Nam chiếm 47% diện tích, có nhiều loại gỗ tốt và quý vào bậc nhất Thế Giới. Hằng năm nước ta có thể khai thác 6 – 8 triệu m3 gỗ và hàng tỷ cây tre nứa. Tuy nhiên gỗ khai thác đa phần chưa qua chế tạo đã được bán, xuất khẩu. Do đó có những nhược điểm lớn như : cấu tạo và tính chất cơ lí không đồng nhất thường thay đổi theo từng loại gỗ, từng cây, và từng phần trên cây ; dể hút và nhả hơi nước làm sản phẩm bị biến đổi về thể tích, cong vênh, nứt tách ; dể bị sâu nấm, mói mọt phá hoại, dể cháy ; có nhiều khuyết tật, gia công chế biến khó khăn.

Trên thực tế đó, cần thiết phải chế tạo ra các loại máy móc, liên quan đến việc chế tạo gỗ như máy cưa, xẻ, bào gỗ… sau khi qua gia công gỗ thướng được sơn để chống mói mọt, côn trùng, cũng như làm tăng giá trị thẫm mỹ của gỗ.

Như vậy việc ra đời của  loại máy đánh nhám đem đến sự lựa chọn tốt nhất cho mọi người trong việc nâng cao giá trị về chất lượng cũng như giá trị thẫm mỹ của gỗ.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy đánh nhám gỗ, tứ các thiết bị cầm tay đến các thiết bị đánh nhám có diện tích lớn, điều đó cho thấy sự hữu ích củng như tầm quan trọng của máy đánh nhám trong quá trình chế biến và sản xuất gỗ, có thể biết đến mốt số loại như :

Máy chà nhám thúng 1300mm; điều khiển bằng PLC :Model : DW - 125RP
Thông số kỹ thuật
- Chiều Rộng làm việc : 1270 mm
- Chiều cao làm việc : 125 mm
- Môtơ trục nhám : 40/30 HP
- Môtơ đưa phôi : 05 HP
- Môtơ nâng hạ bàn : 1/2 HP
- Tốc độ đưa phôi : 4 ~ 16 m/ph
- Kích thước băng nhám : 51" x 75 "
- Độ nén khí yêu cầu : 6kg/cm3
- Trọng lượng máy : 4000/4500 kg
- Điều khiển nâng hạ bàn bằng số
* Xuất xứ : Yolets - Đài Loan

Hay các loại máy cầm tay như :

Phần 2 :

MÁY ĐÁNH NHÁM GỖ

2.1 Sơ Lược Về Cấu Tạo – Tính Chất Và Sản Phẩm Làm Từ Gỗ :

  1. Cấu tạo gỗ gồm các thành phần :

Vỏ : bảo vệ gỗ khỏi bị tác dụng cơ học

Libe : là lớp tế bào mỏng của vỏ, hức năng truyền và dự trử thức ăn nuôi cây

Lớp hình thành : gồm một lớp tế bào sống, mỏng, có khả năng sinh trưởng ra phía ngoài đẻ sinh vỏ, vào phía trong để tạo gỗ.

Lớp bìa gỗ ( giác ) : màu nhạt, chứa nhiều nước, dể mục nát, mềm và có cường độ thấp.

Lớp gỗ lỏi : màu sẩm và cứng hơn, chứa ít nước, khó bị mục mọt.

Lõi cây ( tủy cây ) : nằm ở trung tâm, là phần mềm yếu nhất, dể mục nát.

  1. Tính chất của gỗ ta xét đến các tính chất sau :

Cường độ chịu nén : nén dọc thớ, nén ngang thớ pháp tuyến (xuyên tâm) , nén ngang thớ tiếp tuyến và nén xiên thớ.

Cường độ chịu kéo : kéo dọc thớ, kéo ngang thớ pháp tuyến và tiếp tuyến.

Cường độ chịu uốn : cường độ chịu uốn gỗ khá cao ( nhỏ hơn cường độ kéo dọc và lớn hơn cường độ nén dọc )

Cường độ chịu trượt : trượt dọc thớ, ngang thớ

Cường độ chịu tách : gỗ chịu tách rất kém, vì khi tách liên kết giữa các thớ bị phá hoại không đồng thời.

  1. Sản phẩm làm từ gỗ :

Từ gỗ người ta sản xuất ra các sản phẩm chủ yếu sau : các chi tiết cửa đi, cửa sổ, vách ngăn, pa nô cửa cho nhà ở và cổng của nhà công nghiệp. phần lớn các sản phẩm này được dùng trong nhà, hoặc nơi không chịu ảnh hưởng trực tiếp của mưa nắng ngoài trời, các tấm cửa, vách ngăn và pa nô có thể sản xuất từ những tấm dâm bào, gỗ dán.Khuôn cửa sổ có thể được sản xuất từ các chi tiết gia công sẵn, dán lại bằng keo bền nước.

Bên cạnh loại cánh cửa chỉ có một màu, người ta còn chế tạo loại cửa đi được hoàn thiện bằng loại giấy có vân giả, hoặc bằng loại sơn và vecni trang trí có nhiều màu sắc khác nhau.

Vát lát sàn củng là sản phấm được dùng để lát sàn cho nhà ở hoặc nhà công cộng. Mặt tấm lát củng được sơn hoặc đánh vecni.

2.2  Giới Thiệu Về Máy Đánh Nhám Gỗ :

  1. Các bộ phận chủ yếu :

                          Các bộ phận cơ bản của máy đánh nhám gỗ

Động cơ : truyền chuyển động cho các cơ cấu khác

Các bộ truyền : truyền chuyển động từ động cơ đến các cơ cấu chấp hành.

Trục cuốn gỗ : có hai trục với nhiệm vụ dẫn gỗ vào trục đánh nhám và kéo gỗ ra khi đã qua quá trình đánh nhám

Trục đánh nhám : đánh nhám gỗ đạt độ bóng cần thiết phục vụ cho các mụch đích – yêu cầu sau đó.

Ngoài ra còn có một số bộ phận – cơ cấu khác.

  1. Nguyên lý hoạt động :

Máy hoạt động theo nguyên lý mài, với trục đánh nhám có tiết diện tròn, có chiều quay ngược với chiều tiến của chi tiết.

Động cơ truyền động trực tiếp lên trục đánh nhám, thông qua bộ truyền đai thang, trục đánh nhám quay cùng chiều, cùng tốc độ với trục động cơ.

Gỗ được đưa vào trục đánh nhám thông qua hai trục cuốn, trục cuốn thứ nhất dẫn gỗ vào trục đánh nhám, sau khi đánh nhám được thực hiện và đưa ra thì trục cuốn thứ hai sẽ cuốn gỗ ra.

Trục cuốn và đánh nhám gỗ

Chiều cao của gỗ được điều chỉnh nhờ bàn nâng gỗ, bàn nâng gỗ gồm bốn con đội, bốn con đội sẻ nâng hoặc hạ cùng lúc nhờ vào cơ cấu các bánh răng côn, khi trục bánh răng quay, cơ cấu ren ăn khớp với nhau, trục bánh răng ăn khớp với con đội, và trục bánh răng chỉ quay như vậy con đội sẽ tịnh tiến lên xuống sau cho phù hợp với chiều cao gỗ đã được xác định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Sổ tay công nghệ chế tạo máy – tập 1.

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội - 1970

  1. Sổ tay công nghệ chế tạo máy – tập 2.

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội - 1970

  1. Hướng dẫn thiết kế đồ án môn học công nghệ chế tạo máy.

Lê Trung Thực – Đặng văn Ngìn

ĐH Bách Khoa Tp HCM – 1942

  1. Chế độ cắt gia công cơ khí .

Nguyễn Ngọc Đào – Trần Thế Sang – Hồ viết Bình

ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp HCM

  1. Sổ tay dụng cụ cắt và dụng cụ phụ.

GS,TS Trần Văn Địch

Nhà Xuất Bản Khoa Học – Kỹ Thuật

  1. Sổ tay dung sai – lắp ghép.

Ninh Đức Tốn - Nhà Xuất Bản Giáo Dục

  1. Công nghệ chế tạo máy.

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

  1. Đồ gá gia công cơ khí

Trần Văn Địch - Nhà Xuất Bản Khoa Học – Kỹ Thuật

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY ĐÁNH NHÁM GỖ, thuyết minh THIẾT KẾ MÁY ĐÁNH NHÁM GỖ, động học máy ĐÁNH NHÁM GỖ, kết cấu máy TIỆN , nguyên lý máy ĐÁNH NHÁM GỖ, cấu tạo máy ĐÁNH NHÁM GỖ, quy trình sản xuất ĐÁNH NHÁM GỖ,

Close