Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

THIẾT KẾ MÁY UỐN ỐNG KHÔNG LÕI

mã tài liệu 300600300117
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, thiết kế 2D(3D)..... , file DOC (DOCX), thuyết minh, quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong , Thiết kế kết cấu , Thiết kế động học ...............và nhiều tài liệu liên quan đến đồ án này.......... quy trinh công nghệ gia công các chi tiết trong máy: bản vẽ lồng phôi, sơ đồ đúc, quy trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

THIẾT KẾ MÁY UỐN ỐNG, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP, CHÂN GHẾ, KHÔNG LÕI, 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, thiết kế 2D(3D) MÁY UỐN ỐNG KHÔNG LÕI..... , file DOC (DOCX), thuyết minh MÁY UỐN ỐNG KHÔNG LÕI, quy trình sản xuất MÁY UỐN ỐNG KHÔNG LÕI, bản vẽ nguyên lý MÁY UỐN ỐNG KHÔNG LÕI, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong  , Thiết kế kết cấu MÁY UỐN ỐNG KHÔNG LÕI , Thiết kế động học MÁY UỐN ỐNG KHÔNG LÕI  ...............và nhiều tài liệu liên quan đến đồ án này.......... quy trinh công nghệ gia công các chi tiết trong máy: bản vẽ lồng phôi, sơ đồ đúc, quy trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá
 

MỤC LỤC ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY UỐN ỐNG CHÂN GHẾ KHÔNG LÕI

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY UỐN ỐNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY      1

1.1. Tầm quan trọng của ống thép:                                                          1

1.2. Tình hình sử dụng máy uốn ống trên thế giới và Việt Nam               2

1.2.1. Tình hình sử dụng máy uốn ống trên thế giới                                2

1.1.2. Tình hình sử dụng máy uốn ống ở nước ta                                  5

Chương 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ                                  8

2.1. Yêu cầu đối với máy cần thiết kế                                                     8

2.1.1. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng                                                 8

2.1.2. Khả năng làm việc                                                                        8

2.1.3. Độ tin cậy                                                                                      8

2.1.4. An toàn trong sử dụng                                                                  8

2.1.5. Tính công nghệ và tính  kinh tế                                                     9

2.2. Các phương án thiết kế                                                                   9

2.2.1. Phương án 1: Cơ cấu truyền lực bằng tay                                   9

2.2.2. Phương án 2: Cơ cấu truyền lực bằng cơ                                  10

2.2.3. Phương án 3: Cơ cấu truyền lực bằng thủy lực                          11

2.2.4. Phương án 4: Cơ cấu truyền lực bằng khí nén                           13

2.2.3. Lựa chọn phương án thiết kế                                                       14

Chương 3: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG                            15

3.1. Nguyên lí hoạt động:                                                                         15

3.2. Cấu tạo máy uốn ống 2 cần                                                             16

3.1.1Chi tiết quan trọng của máy:                                                           16

Chương 4: THIẾT KẾ KỸ THUẬT MÁY                                                   19

4.1. Tính toán các thông số động học                                                     19

4.1.1. Các khái niệm cơ bản                                                                    19

4.1.2. Khảo sát chuyển động của điểm trên ống                                     20

4.1.3. Cách xác định vị trí của lớp trung hòa biến dạng                          21

4.1.4. Bán kính nhỏ nhất cho phép khi uốn                                             24

4.1.5. Xác định kính thước của phôi uốn                                                24

4.1.6. Khắc phục hiện tượng đàn hồi sau khi uốn                                 29

4.2.Tính-toán-công-suất-truyền-động                                                    30

4.2.1. Tính toán công suất khi uốn                                                         30

4.2.2. Tính toán một số kích thước quan trọng                                     33

Chương 5   HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG                    47

5.1. Hướng dẫn sử dụng:                                                                      47

5.2. Bảo dưỡng máy:                                                                            48

Chương 6   LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH       49

6.1 .Chi Tiết Tay Đòn                                                                             49

6.1.1. Phân Tích Chi Tiết Gia Công                                                       49

6.1.2.Chọn Phôi, Phương Pháp Chế Tạo Phôi Và Xác (ịnh Lượng Dư 54

6.1.3. Lập Quy Trình Công Nghê                                                           59

6.2. Chi tiết trục                                                                                      72

6.2.1. Phân Tích Chi Tiết Gia Công                                                        72

6.2.2. Chọn Phôi, Phương Pháp Chế Tạo Phôi Và Xác Định Lượng Dư        77

6.2. 3. Lập Bảng Quy Trình Công Nghệ Gia Công Cơ.                          80

6.3. THÂN MÁY                                                                                        81

6.3.1.PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG (CTGC)                                     81

6.3.2.CHỌN PHÔI, PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI  VÀ XÁC ĐỊNH LƯỢNG DƯ.  85

6.3.3.BIỆN LẬN QUY TRÌNH GIA CÔNG CƠ CHI TIẾT THÂN HỘP       88

Chương 7   KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN                                          94

7.1. Kết luận                                                                                              94

7.2. Đề xuất ý kiến                                                                                    96

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY UỐN ỐNG

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY UỐN ỐNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY

 1.1. Tầm quan trọng của ống thép:

     - Ngày nay sắt, thép là một thiết bị, dụng cụ không thể thiếu đối với con người, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy chúng khắp mọi nơi, trên các thiết bị của ô tô, xe máy, tàu thủy, nhà cửa hay đồ dùng gia đình …Sắt, thép còn đóng góp trong sự tiến hóa của loài người. Có thể nói tầm quan trọng của sắt thép với con người là rất lớn.

     -Trong đó thép ống cũng chiếm 1 phần không nhỏ vào tầm qua trọng trong ngành công nghệ sắc thép của nước ta hiện nay. Các sản phẩm ống thép được sử dụng rộng rãi ở việt nam ta như: làm đường ống dẫn chất thải của các nhà máy xí nghiệp, làm đường ống dẫn nước, làm cầu đường, cung như làm trang trí một số vật dụng trong gia đình ví dụ như chân ghế, cầu thang, tay nắm cửa v.v…

Hình 1.2: Thép được sử dụng làm cầu đường

-Ngành sản xuất thép ống của việt nam ngày càng phát triển ví dụ như:

          Công  ty cổ phần sản xuất ống thép Dầu  Khí Việt Nam (PetroVietNam Steel Pipe Joint Stock Company) viết tắt là: PV PIPE được thành lập ngày 26/04/2010, với các cổ đông thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Nhà máy chế tạo ống thép sử dụng dây chuyền công nghệ đồng bộ 3 - RollBending hiện đại nhất khu vực, sản phẩm của Nhà máy là ống thép hàn thẳng, với đường kính từ 0,41-1,52m, chiều dày từ 6mm đến 34mm, chiều dài từ 8-12.2m, trọng lượng trung bình trên 3 tấn/ống. PV PIPE đã được Viện Dầu khí Hoa Kỳ cấp chứng chỉ API 5L-0911, API Q1-1487 và ISO/TS 29001 TS-1376. Có thể nói đây là sự phát triển mạnh của ngành công nghệ chế tạo ống của nước ta.

1.2. Tình hình sử dụng máy uốn ống trên thế giới và Việt Nam

1.2.1. Tình hình sử dụng máy uốn ống trên thế giới

     - Hiện nay trên thế giới, ống được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và trong xây dựng trang trí nội thất với rất nhiều chủng loại ống khác nhau có đường kính cũng như vật liệu làm ống rất đa dạng, nhận thấy được tầm quan trọng của sắt thép chính vì vậy việc chế tạo máy uốn phù hợp với nhu cầu rất cần thiết. Trên thế giới hiện nay máy uốn ống đa dạng từ bằng tay, đến động cơ rồi đến NC hay CNC có thể uốn ống với nhiều bán kính khác nhau với độ chính xác và năng suất rất cao.

     - Máy uốn ống bán tự động NC dùng để uốn ống có độ chính xác cao, kích thước ống tương đối lớn máy được sử dụng động cơ thủy lực vì vậy tạo ra lực uốn tác dụng lên ống đồng đều ít sinh ra khuyết tật trong khi uốn, điều kiển máy tương đối đơn giản sử dụng bằng bàn đạp chân, máy uốn có sử dụng đầu phân độ vì vậy ống được xoay theo các dạng khác nhau để uốn những ống có nhiều đoạn cong

- Máy uốn ống, ống tuýt tròn bán tự động sử dụng động cơ điện, điều khiển bằng bàn đạp chân hay nút điều khiển cho phép bạn uốn cong đến 1900, máy sử dụng puli và cử chắn dưới giúp cho ống uốn không bị bẹp, đạt độ chính xác cao. Máy có thiết kế thêm bộ phận tay dẫn ống phía sau giúp cho phần không uốn cong không bị biến dạng. Tay uốn của máy có cữ chắn linh hoạt giúp cho việc điều chỉnh góc uốn dễ dàng, máy làm việc với độ ổn định cao, linh kiện thay thế đơn giản

Hình 1.4: Máy uốn ống bán tự động

     - Ngoài ra có một loại máy hoạt động theo nguyên lý khác là không quay khuôn để uốn cong chi tiết mà dùng pittông thủy lực đẩy khuôn để uốn cong chi tiết đó là máy uốn ống điện thủy lực được dẫn động bằng động cơ RAPID T100M được lắp hộp giảm tốc điện thủy lực, điều khiển từ xa bằng bộ phân phối 2 chiều, là thiết bị được thiết kế cho độ chính xác đặc biệt. Hộp giảm tốc bao gồm các pittông với van giới hạn cho phép xả dầu tự động để đạt ứng suất làm việc lớn nhất và duy trì áp lực làm việc. Một trong những model này được lắp ráp với một bàn gia công 2 tầng chắc chắn. Hộp số thủy lực được lắp ở tầng dưới, trong khi máy uốn ống được lắp ở tầng trên. Loại máy RAPID T10/M là loại máy mới trên thị trường có thể vận hành bằng tay khi cần thiết.

          + Máy uốn có các chốt thay đổi vì vậy có thể thay đổi khuôn uốn một cách dễ dàng, máy uốn được dùng để uốn ống có kích thước lớn vì chế tạo khuôn uốn tương đối đơn giản hơn các loại khuôn uốn kiểu quay

1.1.2. Tình hình sử dụng máy uốn ống ở nước ta

      - Ở nước ta ống cũng được sử dụng rất nhiều không chỉ riêng trong công nghiệp mà trong trang trí nội thất, xây dựng cũng được sử dụng rộng rãi. Theo thống kê của ngành công nghiệp ô tô chỉ riêng hãng Toyota thì một loại ống dẫn nước làm mát cho động cơ hình dạng chỉ có 3 chỗ uốn với 3 bán kính cong khác nhau theo đơn đặt hàng thì phải đến 10.000sp/năm. Như vậy từ số liệu trên cho ta thấy ở Việt Nam hiện nay nhu cầu sử dụng ống là rất lớn, nếu lấy trung bình thì cả nước ta cần tối thiểu là 90.000sp/năm, cho 9 công ty lớn lắp ráp và sản xuất ô tô tại Việt Nam như izuzu, ford, misubisi, honda,... Nhưng số liệu này cũng cho ta thấy chỉ có một loại ống mà cần tới số lượng ống đáng kể như trên thì trong cả một chiếc ô tô có rất nhiều loại ống hình dạng và kích thước khác nhau, ngoài ra chúng ta chưa kể đến xe gắn máy hay tàu lửa, tàu thủy … thì lượng ống cung cấp cho các công ty này lớn đến mức nào  nhưng hiện nay theo thống kê của Bộ xây dựng thì các loại ống này chủ yếu là nhập khẩu.

     - Theo tư liệu của các nhà chế tạo máy công nghiệp thì trong một dự án chế tạo một thiết bị dây chuyền thì cần ít nhất 20 chủng loại ống khác nhau mỗi chủng loại có khoảng 4000 chi tiết cần uốn với các bán kính cong và góc uốn khác nhau, nếu đem ra nước ngoài gia công cũng như đầu tư máy uốn hiện đại thì chi phí đầu tư lớn do đó các nhà thiết kế sử dụng các máy móc sẵn có trên thị trường làm sản phẩm có độ chính xác rất thấp, chất lượng sản phẩm kém, không có thẩm mỹ vì vậy cho nên hầu hết các dự án có vốn đầu tư nước ngoài có chất lượng tốt hơn trong nước.

     - Theo thống kê của ngành xây dựng trang trí nội thất, thiết bị phục vụ xây dựng thì nhu cầu uốn ống là rất lớn, hiện nay đang phát triển nhu cầu về xây dựng nhà, xây dựng cầu hay các công trình rất nhiều có tới hơn 100.000 chủng loại khác nhau từ các loại thép định hình, ống, dẹt, … được uốn theo nhiều kiểu hoa văn đa dạng, phong phú và số lượng ống này thay đổi từng ngày mà ta không thể thống kê hết được.

          - Hiện nay nước ta cũng có một số công ty cũng sản xuất máy uốn ống như xưởng cơ khí Lâm Quân – Tp HCM sản xuất máy uốn ống 6 đầu trục, được dùng để uốn ống thép, Inox… dùng trong dân dụng làm lan can, cầu thang, ban công,…và được dùng trong sản xuất công nghiệp. Một số đặc điểm kỹ thuật máy

Chương 2:       LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

 

2.1. Yêu cầu đối với máy cần thiết kế

2.1.1. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng

    - Máy thiết kế phải có năng suất và hiệu suất tương đối cao, ít tốn năng lượng, kích thước máy cố gắng thật nhỏ, gọn, chi phí đầu tư thấp, vận hành tương đối dễ dàng …

    - Để làm được điều này người thiết kế cần hoàn thiện về sơ đồ kết cấu của máy đồng thời chọn các thông số thiết kế và các quan hệ về kết cấu hợp lý.

2.1.2. Khả năng làm việc

    - Máy có thể hoàn thành các chức năng đã định mà vẫn giữ được đồ bền, không thay đổi kích thước cũng như hình dạng của máy, ngoài ra vẫn giữ được sự ổn định, có tính bền mòn, chịu được nhiệt và chấn động. 

    - Để máy có đủ khả năng làm việc cần xác định hợp lý hình dạng, kích thước chi tiết máy, chọn vật liệu thích hợp chế tạo chúng và sử dụng các biện pháp tăng bền như nhiệt luyện, …

2.1.3. Độ tin cậy

     - Độ tin cậy là tính chất của máy vừa thực hiện chức năng đã định đồng thời vẫn giữ được các chỉ tiêu về sử dụng (như năng suất, công suất, mức độ tiêu thụ năng lượng, độ chính xác, …) trong suốt quá trình làm việc hoặc trong quá trình thực hiện công việc đã quy định.

     - Độ tin cậy được đặc trưng bởi xác suất làm việc không hỏng hóc trong một thời gian quy định hoặc quá trình thực hiện công việc.

2.1.4. An toàn trong sử dụng

Một kết cấu làm việc an toàn có nghĩa là trong điều kiện sử dụng bình thường thì kết cấu đó không gây ra tai nạn nguy hiểm cho người sử dụng, cũng như không gây hư hại cho thiết bị, nhà cửa và các đối tượng xung quanh.

2.1.5. Tính công nghệ và tính  kinh tế

   - Đây là một trong những yêu cầu cơ bản đối với máy để thỏa mãn yêu cầu về tính công nghệ và tính kinh tế thì máy được thiết kế có hình dạng, kết cấu, vật liệu chế tạo phù hợp với điều kiện sản suất cụ thể, đảm bảo khối lượng và kích thước nhỏ nhất, ít tốn vật liệu nhất, chi phí về chế tạo thấp nhất kết quả cuối cùng là giá thành thấp.

   - Máy nên thiết kế với số lượng ít nhất các chi tiết, kết cấu đơn giản, dễ chế tạo và lắp ráp, chọn cấp chính xác chế tạo cho phù hợp nhưng vẫn đảm bảo được điều kiện và quy mô sản xuất cụ thể.

2.2. Các phương án thiết kế

2.2.1. Phương án 1: Cơ cấu truyền lực bằng tay

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY UỐN ỐNG KHÔNG LÕI

Close