Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

THIẾT KẾ MÁY XAY BỘT GẠO THÀNH NƯỚC CÔNG SUẤT LỚN CẢI TIẾN

mã tài liệu 300600300018
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, thiết kế 2D..... , file DOC (DOCX), thuyết minh, quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong máy, Thiết kế kết cấu máy, Thiết kế động học máy ...............và quy trinh công nghệ gia công các chi tiết trong máy: bản vẽ lồng phôi, sơ đồ đúc, quy trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá.
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

THIẾT KẾ MÁY XAY BỘT GẠO THÀNH NƯỚC CÔNG SUẤT LỚN CẢI TIẾN, thuyết minh, động học máy, kết cấu máy, nguyên lý máy, cấu tạo máy, quy trình sản xuất

NỘI DUNG

Thiết kế máy: Máy Xay Bột Nước

Với các yêu cầu sau:

  • PHẦN BẢN VẼ
  1. Bản vẽ  sản phẩm, dây chuyền sản xuất
  2. Bản vẽ  sơ đồ nguyên lý
  3. Bản vẽ lắp / cụm của máy
  4. Bản vẽ các chi tiết gia công của máy
  5. Bản vẽ sơ đồ nguyên công của qui trình công nghệ gia công (nếu khối lượng công việc ít)

THIẾT KẾ MÁY XAY BỘT GẠO THÀNH NƯỚC CÔNG SUẤT LỚN CẢI TIẾN

  • PHẦN THUYẾT MINH

1 - Tổng quan

+ Yêu cầu xã hội

+ Phân tích sản phẩm (Cơ lý tính)

+ Yêu cầu của máy

2 - Thiết kế máy

+ Lựa chọn nguyên lý làm việc

+Tính toán động học máy

+Tính toán động lực học máy

3. Kết luận

+ Nhận xét đánh giá máy

+Hướng dẫn sử dụng bảo quản

4 - Sản xuất thử mô hình, điều chỉnh, sửa chữa lại thiết kế (nếu có)

 

Ngày giao đề ……………, ngày hoàn thành ……………

Giám Hiệu duyệt                Khoa Cơ khí               GV hướng dẫn

 

Lời Nói Đầu

Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển rất mạnh trong các ngành , lĩnh vực . Đăc biệt là ngành cơ khí . Ngành cơ khí là một ngành then chốt thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước. Muốn đạt được điều đó thì vấn đề đặt ra là phải có nguồn nhân lực . Nguồn nhân lực có trình độ về chuyên môn mới có thể phân tích tổng hợp các yêu cầu kỹ thuật đặt ra từ đó có đường lối công nghệ hợp lý phục vụ cho sản xuất.Ngành cơ khí là ngành kỹ thuật có mặt ở tất cả các lĩnh vực , các ngành khác. Trong đó ngành công nghiệp thực phẩm chiếm một phần lớn phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người

          Hiện nay ngành cơ khí đã đi sâu vào phục vụ lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.Có rất nhiều máy móc ra đời phục vụ cho việc chế biến thực phẩm như : máy xay thịt,máy cắt củ mì,máy thái gọt rau tự động… và như chúng ta đã biết bún là tên một món ăn rất quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta đi từ Bắc Chí Nam đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp ven đường những quán bún phở hay hủ tiếu và nguyên liệu chính để làm những sợi bún sợi phở đều bắt nguồn từ tinh bột được xay nhuyễn ra từ những hạt gạo… được ngâm qua đêm.Theo cách truyền thống ngày xưa các cụ vẫn thường làm là ngâm gạo tẻ hơn một ngày rồi đem xay bằng cối đá, việc xay bằng sức người như vậy rất tốn sức  và năng xuất rất thấp, sau này được cải tiến bằng máy xay có hai miếng đá nhưng năng xuất cũng chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn khoảng 20 tới 30kg/giờ.Với năng xuất thấp như vậy thì không đáp ứng được cho những hộ gia đình sản xuất với số lượng lớn.Vì thế chúng em đã nghiên cứu và tìm hiểu thiết kế “ MÁY XAY BỘT NƯỚC “  với mục đích góp một phần nhỏ vào việc xay bột nhanh hơn , hiệu quả hơn.

          Do thời gian và sự hiểu biết về kiến thức của chúng em có hạn nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể không có nhiều sai sót , kính mong quý thầy cô và hội đồng nhà trường trong khoa cơ khí, và thầy hướng dẫn đồ án này chỉ dẫn thêm để đề tài chúng em được hoàn thành tốt hơn.Chúng em xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô trong khoa cơ khí và đăc biệt cảm ơn thầy ................................... đã tận tình hướng dẫn chúng em hoàn thành đồ án này.                                                       

                                                                    Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Phần I: TÌM HIỂU NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO.

      Đặc điểm cây lúa : Cây lúa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực đông nam châu Á và châu Phi.Lúa là loài thực vật sống một năm, có thể cao từ 1-1,8m, đôi khi cao hơn với lá mỏng, hẹp bản ( 2-2,5cm) và dài 50-100 cm.Các hoa nhỏ tự thụ phấn và mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 20-50cm.Hạt là loại quả thóc ( hạt nhỏ, cứng) dài 5-12mm và dày 2-3mm.Cây lúa non được gọi là mạ. Sau khi ngâm ủ, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm xuống ruộng lúa đã được cày bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng chính . Sản phẩm thu được từ cây lúa là thóc.

Gạo là lương thực phổ biển của gần một nửa dân số thế giới.Gạo được chế biến và sáng tạo trở thành nhiều món ăn ngon thong qua việc nấu, xay, ủ…

1.1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ BÚN VÀ SẢN XUẤT BỘT NƯỚC.

       Trong ẩm thực Việt Nam bún là loại thực phẩm dạng sợi tròn được làm từ tinh bột gạo tẻ, tạo sợi qua khuôn và được tạo chín trong nước sôi.Là một nguyên liệu thành phần chủ yếu để chế biến nhiều món ăn, mà tên món ăn thường có chữ bún ở đầu ( như bún cá, bún mọc, bún chả..v.v...) . Quy trình làm bún khá cầu kì và mất thời gian . Gạo được chọn rất kỹ càng  đem đi vo đãi  sạch và  đem ngâm nước qua đêm.Sau đó mang gạo đã ngâm đem ra máy xay xay cùng với nước sản phẩm thu được chính là bột nước, quá trình này rất quan trọng và năng suất phụ thuộc hoàn toàn vào máy (vì thế, để giải quyết vấn đề trên việc máy móc ra đời là vấn đề cấp bách và cần thiết). Sau đó bột được ủ và chắt bỏ nước chua rồi đưa lên bàn ép , xắt  thành quá bột , tiếp tục nhào nặn với nước thành dung dịch lỏng rồi được đem đi lọc sạn và cuối cùng ta được tinh bột gạo…

1.2: CẤU TẠO MÁY.

1.2.1 Thân máy:

Một khung máy hình chữ nhật làm bằng  inox( không yêu cầu về vật liệu), được lắp ráp để đỡ cho cánh quạt quay.một trong những gối đỡ trục được cố định trên thân máy để đỡ cho cánh quạt quay làm việc.Ngoài ra còn để lắp ráp động cơ…

1.2.2 Cánh quạt quay:

Cánh quạt (dao) được chế tạo bằng các thanh inox ghép với nhau thông qua các mối ghép hàn.

  1. Động cơ:

Sử dụng động cơ điện xoay chiều ba pha

 

1.3: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY:

     Máy xay bột nước xay nhỏ vật liệu bằng vài tác dụng cơ học bao gồm: va đập, mài mòn, cắt.

     Trong quá trình xay nguyên liệu chịu tác dụng cơ học sẽ bị biến dạng đàn hồi, sau đó khi vượt qua biến dạng đàn hồi, nguyên liệu sẽ bị phá hủy thành nhiều phần mới với kích thước nhỏ hơn.Như vậy công cần thiết cho quá trình xay bao gồm công làm biến dạng vật liệu và công để làm nhỏ kích thước vật liệu.

................................................................................................................

Mô tả hoạt động của máy:

     Khi động cơ quay. Thông qua bộ truyền đai  làm  trục quay và cánh quạt quay theo ,quay theo chiều kim đồng hồ:

     Khi cánh quạt quay ổn định từ phễu chứa gạo , gạo chảy xuống cùng với nước theo một tỉ lệ nhất định ( gạo đã được ngâm 36h) , cánh quạt sẽ làm gạo nát thành bột và lượng gạo chảy xuống tuy thuộc vào van điều chỉnh số.  Thông qua lưới số bột được lọc và được dẫn theo máng dẫn  đưa ra ngoài.    

1.4: ƯU- NHƯỢC ĐIỂM:

  1. Ưu điểm:

Năng suất cao

Máy xay được 250Kg/h.

An toàn, dễ sử dụng và bảo quản.

  1. Nhược điểm:

     Có thể xảy ra khi xay bột là gạo xuống nhiều gây kẹt, bởi vậy khi mới xay nên đổ ít gạo lên máng điều chỉnh cho máy chạy êm xong giữ cố định van nước và họng gạo rồi mới cho gạo nhiều lên máng.

      Khi máy bị kẹt:

Cách 1: Chỉ cho nước chảy vào máy đồng thời mở van 27 cho máy chạy gạo sẽ thoát ra bằng đường van 27 ( chú ý nếu van bị kẹt phải dung thanh nhỏ chọc vào van hoặc tháo hẳn van ra)

Cách 2 : Tháo hẳn mặt bích để lấy hết gạo ra.

................................................................................................................

C. SÁCH, GIÁO TRÌNH CHÍNH

1. Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2004.

2. Nguyễn Ngọc Phương, Hệ thống điều khiển bằng khí nén, NXB Giáo dục, 2005.

3. Nguyễn Ngọc Phương, Hệ thống điều khiển bằng thủy lực, NXB Giáo dục, 2005.

4. Vũ Văn Hồi, Nguyễn Văn Chất, Nguyễn Thị Liên Anh, Trang bị điện – điện tử máy công nghiệp dung chung, NXB Giáo dục, 2002.

Tài liệu [1] sinh viên sử dụng để chọn tính các bộ truyền cơ bản, tính và chọn các mối ghép, và giải quyết các bài toán cơ bản trong tính toán trục…vv

Tài liệu [2], [3], [4] giúp sinh viên trong thiết kế cụm bộ phận điều khiển.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2004.

2. Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy tập 1, 2 NXB Giáo dục, 1998.

3. Nguyễn Hữu Lộc, Bài tập chi tiết máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2003.

4. Nguyễn Hữu Lộc, Độ tin cậy trong thiết kế kỹ thuật , NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2002.

5. Nguyễn Ngọc Phương, Hệ thống điều khiển bằng khí nén, NXB Giaó dục, 2005.

6. Nguyễn Ngọc Phương, Hệ thống điều khiển bằng thủy lực, NXB Giaó dục, 2005.

7. Vũ Văn Hồi, Nguyễn Văn Chất, Nguyễn Thị Liên Anh, Trang bị điện – điện tử máy công nghiệp dung chung, NXB Giáo dục, 2002.

 

Close