Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY NÉN VIÊN THỨC ĂN GIA SÚC CẢI TIẾN

mã tài liệu 300600300229
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 459 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D, ....., bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong máy, Thiết kế kết cấu máy, ............... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY NÉN VIÊN THỨC ĂN GIA SÚC CẢI TIẾN
giá 1,995,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY NÉN VIÊN THỨC ĂN GIA SÚC

NỘI DUNG:

Thiết kế máy: MÁY NÉN VIÊN THỨC ĂN GIA SÚC CẢI TIẾN

Với các yêu cầu sau:

  1. PHẦN BẢN VẼ

-        Bản vẽ sản phẩm, dây chuyền sản xuất.

-        Bản vẽ sơ đồ nguyên lý.

-        Bản vẽ lắp/ cụm của máy.

-        Bản vẽ các chi tiết gia công của máy.

-        Bản vẽ sơ đồ nguyên công của qui trình công nghệ gia công (nếu khối lượng công việc ít).

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU.. 8

CHƯƠNG 1  TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY NÉN VIÊN THỨC ĂN.. 10

CHƯƠNG 2  PHÂN TÍCH NGUYÊN LIỆU CHẾ BIẾN  THỨC ĂN.. 12

CHƯƠNG 3  CÁC YÊU CẦU KHI THIẾT KẾ MÁY NÉN VIÊN THỨC ĂN.. 13

CHƯƠNG 4  LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ.. 14

4.1     Một số phương án thiết kế. 14

4.1.1     Phương án 1: Máy dập viên thủy lực.14

4.1.2     Phương án 2: Máy nén viên trục con lăn quay. 16

4.1.3     Phương án 3: Máy nén viên trục con lăn mâm quay. 18

4.2     Lựa chọn phương án thiết kế:20

CHƯƠNG 5  TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ ĐỘNG HỌC MÁY.. 21

5.1     Biện luận và chọn động cơ. 21

5.1.1     Tính trục quay:22

5.1.2     Tính sơ bộ:22

5.1.3     Tính gần đúng:22

5.1.4     Tính chính xác trục:24

5.1.5     Tính then:26

5.2     Tính trục cán:27

5.2.1     Tính sơ bộ:27

5.2.2     Tính gần đúng:27

CHƯƠNG 6  THIẾT KẾ CHI TIẾT MÁY.. 31

6.1     BẢN VẼ MÁY.. 31

6.2     BẢN VẼ LẮP CỤM NÉN.. 32

6.3     BẢN VẼ LẮP CỤM KHUNG.. 33

6.4     BẢN VẼ CHI TIẾT CỤM NÉN.. 34

6.4.1     TRỤC CÁN:34

6.4.2     CON LĂN:35

6.4.3     VÒNG NGOÀI Ổ BI. 36

6.4.4     BẠC.. 37

6.4.5     BẠC.. 38

6.4.6     BẠC.. 39

6.4.7     TẤM GHÉP DƯỚI:40

6.4.8     TẤM GHÉP TRÊN:41

6.4.9     TRỤC CHÍNH ( CỐT MÁY):42

6.4.10   MÂM QUAY.. 43

6.4.11   VỎ BUỒNG NÉN TRÊN:44

6.4.12   VỎ BUỒNG NÉN DƯỚI. 45

6.4.13   NẮP. 46

6.4.14   CHỐT ĐỊNH VỊ. 47

6.4.15   BUỒNG CHỨA.. 47

6.4.16   TẤM GHÉP GIỮA TRỤC CHÍNH.. 48

6.5     BẢN VẼ CHI TIẾT CỤM KHUNG.. 49

6.5.1     MẶT BÀN MÁY:49

6.5.2     KHUNG MÁY.. 50

6.5.3     ĐẾ BẮT ĐỘNG CƠ.. 51

6.5.4     MÁNG HỨNG SẢN PHẨM.. 51

6.5.5     BẠC.. 52

CHƯƠNG 7  SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN.. 53

7.1     SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN.. 53

CHƯƠNG 8  HƯỚNG DẪN DỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN MÁY.. 54

8.1     HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN MÁY.. 54

8.1.1     HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY.. 54

8.1.2     BẢO QUẢN MÁY.. 54

CHƯƠNG 9  HIỆU CHỈNH MÁY.. 55

CHƯƠNG 10......................................................... QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ.. 56

10.1   QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT CON LĂN:56

10.2   QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT MÂM QUAY:62

10.3   QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT TRỤC CHÍNH:71

CHƯƠNG 11......................................................... TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ CẮT.. 78

11.1   TÍNH CHẾ ĐỘ CẮT CHO CHI TIẾT TRỤC CHÍNH:132

11.2   TÍNH CHẾ ĐỘ CẮT CHO CHI TIẾT MÂM NÉN:101

11.3   TÍNH CHẾ ĐỘ CẮT CHO CHI TIẾT CON LĂN:78

CHƯƠNG 12.................................. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MÁY NÉN VIÊN.. 152

CHƯƠNG 13................................................................................... KẾT LUẬN.. 153

 

LỜI NÓI ĐẦU
?&@

Trên thế giới, ngành chăn nuôi đã có từ rất lâu đời, đó là một trong những ngành quan trọng từ trước đến nay, cung cấp thức ăn cho con người để duy trì sự sống. Đây là một ngành kinh tế có hình thức phát triển rất đa dạng và hiện nay đang có xu hướng phát triển theo hướng công nghiệp hoá. Trong xu hướng phát triển như hiện nay thì nhu cầu, thị hiếu của con người càng được nâng cao. Vấn đề đầu tư khoa học công nghệ, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá là rất quan trọng, trong đó ngành chăn nuôi là không ngoại lệ. Ở các nước phát triển, người ta có các công nghệ hiện đại trong ngành chăn nuôi để nâng cao năng suất, tăng chất lượng cho thực phẩm. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay thì hình thức chăn nuôi gia súc đa số vẫn còn theo hướng cổ điển, nhưng do nhu cầu của con người ngày càng cao trong thời buổi hội nhập với thế giới thì yêu cầu áp dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành chăn nuôi của đất nước là rất quan trọng. Phát triển ngành chăn nuôi là áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng con giống, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt, nâng cao sản lượng chăn nuôi nhằm đáp ứng một lượng lớn nhu cầu về sử dụng thịt trên thị trường. Vấn đề này đòi hỏi ngành công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm cần phải có những dây chuyền công nghệ hiện đại để tạo ra được những thức ăn có chất lượng tốt, cân đối về nhu cầu dinh dưỡng và giảm được chi phí trong chăn nuôi, cung cấp đủ nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi.

Để giải quyết vấn đề đó, việc thiết kế- chế tạo máy sản xuất thức ăn để làm giảm thời gian lao động, sức lao động của con người, tăng năng suất, làm cho giá thành hạ, đáp ứng được nhu cầu của thị trường hiện nay là vấn đề cần giải quyết cấp thiết nhất.

Trên thị trường hiện nay thì có nhiều loại máy chế tạo thức ăn để phục vụ chăn nuôi, tuy nhiên nó chỉ mang tính tạm thời hoặc là không đạt được chất lượng tốt nhất, tiêu hao năng lượng,.. với các kiến thức đã được học tại Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng và các tài liệu chế tạo máy, cùng với sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong Khoa Cơ Khí, nhóm chúng em chế tạo ra máy Máy Nén Viên Thức Ăn Gia Súc để giải quyết vấn đề mà xã hội đang cần, đồng thời đó cũng là Đồ Án Tốt Nghiệp của chúng em. Do kiến thức của chúng em còn hạn hẹp, còn nhiều sai sót, những vấn đề chưa thể giải quyết được trong quá trình thiết kế máy, nhóm chúng em mong được sự góp ý và hướng dẫn của các Thầy, Cô trong Khoa Cơ Khí để lần sau chúng em thiết kế tốt hơn, cải tiến hơn và hoàn chỉnh hơn.

CHƯƠNG 1    TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY NÉN VIÊN THỨC ĂN

 

Ở nước ta,chăn nuôi là một ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao, những sản phẩm của chăn nuôi bao gồm thịt, trứng, sữa,.. là nguồn thức ăn hằng ngày của con người. Chăn nuôi tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, doanh nghiệp, giúp xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên nếu không biết cách chăn nuôi thì sẽ dẫn đến kinh tế bị tổn thất.

Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp ở nước ta, với đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Một xu hướng tiêu dùng có tính qui luật chung là khi xã hội phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng lên.

Để có được nguồn thực phẩm tốt cho con người thì thức ăn cho chăn nuôi là hết sức quan trọng. Thức ăn chăn nuôi bao gồm nhiều loại, có nguồn gốc khác nhau, về cơ cấu, thức ăn cho chăn nuôi phải đảm bảo đầy đủ và cân đối giữa các yếu tố: chất thô, chất bột, đạm và muối khoáng v.v... Tuỳ theo mỗi phương thức chăn nuôi và mỗi loại vật nuôi mà cơ cấu giữa các yếu tố này là khác nhau cho phù hợp. Vì vậy việc khai thác và sản xuất thức ăn cho chăn nuôi cần phải chú ý đảm bảo đủ cả lượng và chất của từng loại thức ăn cho từng loại vật nuôi.

Cùng với sự phát triển của xã hội, ngành chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi với quy mô nhỏ và quy mô hộ gia đình ngày càng phát triển. Tuy nhiên điểm hạn chế ở đây là họ vẫn phải phụ thuộc vào nguồn cấp thức ăn cho vật nuôi, phụ thuộc vào giá cả thức ăn... làm giảm thu nhập. Để tăng tối đa hiệu quả kinh tế cho chăn nuôi, có thể tận dụng những vật liệu có khắp xung quanh chúng ta như: bắp, cám, gạo... để làm thức ăn cho chăn nuôi. Nhưng vấn đề là làm sao để chế biến ra thức ăn giống như ngoài thị trường và có thể bảo quản lâu dài là một bài toán khó. Do đó, để giải quyết bài toán này là cần phải trang bị các loại máy chế biến thức ăn chăn nuôi phù hợp với quy mô của từng hộ gia đình là rất cần thiết.

Hình 1.1: Máy nén viên thức ăn ngoài thị trường.

vƯu điểm:

-        Máy ép viên mini được dùng cho trang trại, các hộ gia đình chăn nuôi với quy mô vừa và nhỏ, số lượng vật nuôi ít.

-        Máy có công suất nhỏ, ít tiêu hao năng lượng, dễ sử dụng, dễ di chuyển... tiết kiệm được chi phí phù hợp cho các hộ gia đình và các trang trại có quy mô nhỏ.

vNhược điểm: Chỉ sử dụng cho trang trại nhỏ và hộ gia đình, số lượng thành phẩm ít.

 

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH NGUYÊN LIỆU CHẾ BIẾN
THỨC
ĂN

 

Mục đích của việc trộn thức ăn là nhầm cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gia súc gia cầm phù hợp khả năng sinh trưởng, phát triển của vật nuôi. Nguyên liệu chủ yếu là tấm, cám… những nguyên liệu tìm thấy xung quanh nhà và một số thực phẩm phụ gia tăng thêm chất sơ, vitamin....

Ngô thì có nhiều loại: ngô đỏ, ngô trắng, ngô vàng... ngô chứa nhiều sắc tố và vitamin và lượng tinh bột cao liên quan đến sắc tố mỡ, vỗ béo cho gia súc, màu lòng đỏ trứng gia cầm... ngô thì chứa tinh bột cao, năng lượng cao rất phù hợp để làm hổn hợp thực phẩm thức ăn gia súc gia cầm.

Cám gạo là phụ phẩm quan trọng của thóc lúa, là nguồn thức ăn giàu vitamin B... rất hấp dẫn đối với vật nuôi. Cám gạo có nhiều thành phần như trấu, cám gạo nếu hàm lượng trấu nhiều thì chất sơ sẽ nhiều.

Như vậy vật liệu là hỗn hợp thức ăn được trộn lẫn từ nhiều thành phần chủ yếu là bắp và cám gạo sẽ tạo ra thức ăn gia súc dạng bột rời, viên khô.

Ngoài các yêu cầu về độ sạch, hàm lượng dinh dưỡng, độ nhỏ của thức ăn chăn nuôi cho phù hợp với từng loại vật nuôi… Một chỉ tiêu rất quan trọng có ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng của vật nuôi là độ trộn đều. Đây là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi. Trộn đều phụ thuộc vào từng loại vật nuôi cũng như tuổi của chúng.


CHƯƠNG 3  CÁC YÊU CẦU KHI THIẾT KẾ MÁY NÉN VIÊN THỨC ĂN

 

MÁY NÉN VIÊN THỨC ĂN GIA CẦM là máy bán tự động nên:

-        Phù hợp với nhu cầu sản xuất, số lượng đàn gia cầm gia súc của từng hộ hoặc trang trại.

-        Không gây ô nhiễm môi trường, không gây tiếng ồn lớn.

-        Nguồn điện: sử dụng được cả động cơ điện ba pha hoặc một pha.

-        Dễ sử dụng, dễ di chuyển và an toàn lao động.

-        Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, giá thành rẻ.

-        Công suất: 1 KW

-        Năng suất: 1 – 2 tấn/ngày

-        Máy chạy êm.

-        Các ổ đỡ không có hiện tượng phát nhiệt.

ðKết luận:

-        Máy trộn đáp ứng được các nhu cầu của sản xuất chăn nuôi hiện nay là máy đạt thỏa mãn các yêu cầu chăn nuôi đó là khả năng trộn thức ăn điều và ổn định phù hợp cho mô hình kinh tế trang trại, quy mô sản xuất nhỏ hay hộ gia đình. Máy có thể dùng trộn thức ăn hỗn hợp từ các nguyên liệu đã được nghiền nhỏ có nguồn gốc tự nhiên như cám, bắp, rau củ...tiêu hao năng lượng thấp.

-        Kết cấu máy đơn giản, gọn nhẹ, an toàn lao trong khi sử dụng và dễ dàng di chuyển.

-        Giá thành máy rẻ hơn nhiều lần so với máy ở thị trường hiện nay đã góp phần đáng kể trong việc hạ giá thành sản phẩm

 

 

CHƯƠNG 4  LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

 

4.1       Một số phương án thiết kế

4.1.1     Phương án 1: Máy dập viên thủy lực.

vSơ đồ nguyên lý:

Hình 4.1: Sơ đồ nguyên lý máy dập viên thủy lực

Trong đó:

 

1: Chày tinh.

2: vật liệu chuẩn bị ép.     

3: phễu tiếp liệu.

4: khuôn ép. 

5: chày ép.

6: piston.     

7: ống thủy lực.

8: cửa tiếp dầu.

9: vòng kín bít.

10: vít điếu chỉnh.

11: ốc hãm.

12: vòng kín bít.

13: ống thủy lực.

14: piston.


vNguyên lý hoạt động:

Hỗn hộp thức ăn từ phễu tiếp liệu 3 rơi đầy vào khoang ép giữa chày đứng yên và chày chuyển động 5, Khối lượng thể tích viên ép có thể điều chỉnh vít 10, Tiếp theo phễu tiếp liệu được dịch chuyển sang trái nhờ piston và ống thủy lực 13, Khối lượng cần ép viên nằm vào giữa khuôn 4 bị ép do piston 6 chuyển động sang trái. Khi đạt đến độ nén nhất định piston 6 lùi về phải, phễu tiếp liệu dịch chuyển sang trái cho piston đứng yên đẩy viên thức ăn được ép ra khỏi khuôn và sau đó phễu nạp liệu rùi về vị trí ban đầu. Chu trình ép lại được tiếp diễn và lặp lại.

vƯu điểm:

  • Tạo năng suất và áp lực ép cao.
  • Có thể tạo được các bánh lớn.

vNhược điểm: Cơ cấu máy phức tạp, khó chế tạo nên giá thành sản phẩm cao.

Nguyên lý hoạt động: Từ động cơ qua bộ truyền đai truyền chuyển động sang làm trục chính quay đồng thời làm mâm quay quay theo , trên mâm quay có 1 cặp con lăn  để khi mâm quay quay sẽ truyền momen làm con lăn quay. Mặt khác, nguyên liệu từ phễu  đi vào buồng nén 6 đến mâm quay, với tốc độ quay của mâm quay cùng với chuyển động của con lăn sẽ nén nguyên liệu vào các lỗ trêm mâm quay tạo thành những viên có hình dạng trụ, viên nén này được đưa ra ngoài buồng nén và ra khỏi máng nhờ mâm quay cám.

vƯu điểm:

-        Tiết kiệm điện, cho ta sản phẩm đều và đẹp

-        Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo…

vNhược điểm:

-        Máy có tiếng ồn hơi to…

-        Năng suất không cao

-        Phương án 3: Máy nén viên trục con lăn mâm quay

vSơ đồ nguyên lý:

Hình 4.3: Sơ đồ nguyên lý

Nguyên lý hoạt động: Từ động cơ qua bộ truyền đai truyền chuyển động sang làm trục chính quay đồng thời làm mâm quay quay theo , trên mâm quay có 1 cặp con lăn  để khi mâm quay quay sẽ truyền momen làm con lăn quay. Mặt khác, nguyên liệu từ phễu  đi vào buồng nén 6 đến mâm quay, với tốc độ quay của mâm quay cùng với chuyển động của con lăn sẽ nén nguyên liệu vào các lỗ trêm mâm quay tạo thành những viên có hình dạng trụ, viên nén này được đưa ra ngoài buồng nén và ra khỏi máng nhờ mâm quay cám.

vƯu điểm:

-        Năng suất cao, tiết kiệm điện, cho ta sản phẩm đều và đẹp

-        Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo…

vNhược điểm: Máy có tiếng ồn hơi to…

Lựa chọn phương án thiết kế:

Nhiệm vụ và yêu cầu kỹ thuật của máy nén viên là:

-        Hỗn hợp sau khi nén phải tạo thành viên và có độ kết dính vững chắc.

-        Phải đảm bảo kích thước của các viên quy định.

-        Đường kính của viên: 5mm.

-        Chiều dài của viên: 20mm - 60mm.

-        Đảm bảo độ bền của viên, không bị biến dạng khi va chạm.

Ở phương án 1 và 2: năng suất máy có cao nhưng kết cấu máy khá phức tạp, dẫn đến tính toán, thiết kế và chế tạo khó khăn dẫn đến giá thành sản phẩm cao.

Chọn phương án thiết kế sao cho phải dễ chế tạo có như vậy giá thành mới hạ và đặc biệt đảm bảo chất lượng sản phẩm không bị tơi vụn.

ðTừ những yếu tố trên ta chọn phương án 3: Thiết kế máy nén kiểu trục mâm quay.

 

 

CHƯƠNG 5  TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ ĐỘNG HỌC MÁY

 

5.1       Biện luận và chọn động cơ

Trong quá trình làm việc cơ cấu chịu tác dụng của các lực: lực quán tính, lực ma sát, lực nén, trọng lực. Do lực quán tính, lực ma sát, trọng lực quá nhỏ nên trong quá trình tính toán ta bỏ qua để bài toán đơn giản.

  • Lực nén: PAB = 507,43 N
  • Công suất của máy nén:

NLV = = 0,7104 (KW)

  • Công suất yêu cầu của động cơ:

Nyc =

  

   Trong đó:

      : Hiệu suất truyền động.

      = nol.nbr = 0,9952x0,97= 0,96

ðNyc == 0,74 KW 

     
Hình 5.1: Bộ truyền đai

*Chọn động cơ:

Chọn động cơ điện 220V – 100W có hộp số giảm tốc:

 Thông số kỹ thuật:

- Điện áp: 220V

- Công suất:  = 0,74 kW

 - vòng quay: 1450 : 30 ~  48rpm

 

*Phân phối tỉ số truyền:

Tỷ số truyền động chung i =  =  = 1.,2

 : Số vòng quay của trục  (vòng);

 : Số vòng quay của trục  (vòng);

i =  = 1,2

 : Tỷ số truyền động của bộ truyền đai thang;

BẢNG HỆ THỐNG CÁC SỐ LIỆU TÍNH ĐƯỢC

.....................

Pz = = (KG)

Tra bảng 3-5 Cp= 68,2 ; qp = 0,86; Xp = 0,86;  Yp =0,72 ; Up = 1; wp= 0, kp = 0,96

  • Công suất: N =(Kw)

Đảm bảo an toàn vì 0,05(kw0 < 7 (kw)

  • Thời gian chạy máy:

y = 0,5(D - ) =0,5(8 - ) = 4 (mm)

T0= (phút)

vNGUYÊN CÔNG VIII: PHAY RÃNH THEN THỨ 2

  • Phay tinh rãnh then 2 dài 20(mm)

Chọn máy phay đứng 6H12        

  • Chọn chiều sâu cắt

t = 4.5 (mm)

  • Chọn lượng chạy dao

Theo bảng 12-5/127: chọn Sz= 0,02-0,015 (mm/r)

Chọn Sz= 0,015 (mm/r)

  • Vận tốc cắt

Công thức: V=  = (m/p)

Tra bảng 1-5/120: Cv= 12 ; qv = 0,3;  Yv =0,25 ; Uv = 0; pv = 0; m= 0,28

Bảng (2-5) : T = 60 (phút)

Bảng (2-1) : Kmv = 1

Bảng (7-1) : Knv =  0,9

Bảng (8-1) : Kuv =  1

Kv =  1,1.0,9 = 0,99

  • Số vòng quay trong 1 phút: n =(v/p)

Theo thuyết minh máy chọn n = 1500 (v/p)

  • Tính vận tốc thực:

 Vt = (m/p)

  • Lượng chạy dao:

 SM = Sbảng . Z . n = 0,015 .5 .1500 = 112 (mm/p)

Theo thuyết minh máy chọn SM= 95(mm/p), suy ra St= (mm/p)

  • Tính lực cắt:

Pz = =  (KG)

Tra bảng 3-5 Cp= 68,2 ; qp = 0,86; Xp = 0,86;  Yp =0,72 ; Up = 1; wp= 0, kp = 0,96

  • Công suất: N =(Kw)

Đảm bảo an toàn vì 0,04 (kw) < 7 (kw)

  • Thời gian chạy máy:

y = 0,5(D - ) =0,5(8 - ) = 4 (mm)

T0= (phút)

vNGUYÊN CÔNG IX: KHOAN, TA-RÔ M12

ØBước 1: Khoan lỗ Ø10

  • Chọn chiều sâu cắt t

t = (mm)             

  • Chọn bước tiến:

Theo sức bền mũi khoan: S1= 3,88.(mm/v)

Theo bảng 8-3/88: chọn Sbảng=0,22 (mm/v)

Tra thuyết minh máy trang 220 máy khoan cần 2A55 chọn: SM ≤ Stt  ó0.1 ≤ 0.134

  • Tính vận tốc khi cắt:

V =

Theo bảng (3-3) ta có : Cv = 7; Zv= 0,4; Xv= 0; Yv= 0,7; m = 0,2

            (4-3) : T =  25 ( phút)

             (5-3) : Kmv = 1,25

             (6-3):  Klv =  1

             (7-1): Knv = 0,8

             (8-1): Kuv = 1,54

Suy ra Kv=1,54

V =(m/p)

Số vòng quay trong một phút: ntt =  (v/p)

Theo thuyết minh máy chọn n= 375 (v/p)

  • Tính lực cắt và moment xoắn:

Tính lực cắt Po  = Cp.Dzp.Syp.Kmp  (KG)

Theo bảng (7-3) : Cp = 68  ; Zp =10  ;Yp = 0,7

Theo bảng (12-1) và (13-1) : Kmp = KmM  = 0,9

Thay vào công thức  : Po  = 68.9.0,10,7.0.9 = 110 (KG)

  • Tính moment xoắn

M =  CM.DzM.SyM.KM   (KGm)

Theo bảng (7-3) ta có : CM =0,034   ; ZM =2,5   ; YM =0,7

Thay  vào ta có: M =  0,034.92,5.0,10,7.0,9 = 1,48 (KG)

  • Công suất cắt

N =

So với máy đảm bảo an toàn vì 1,5 (kw) < 4,5 (kw)

  • Thời gian chạy máy

T0= (phút)

  1. Taro M12
  • Chọn S = 1 (bảng 10-7)
  • V= 9 (m/p)
  • T0= 0,34 (phút)

 

 

vNGUYÊN CÔNG X: KHOAN, TA-RÔ M6

ØBước 1: Khoan lỗ Ø5

  • Chọn chiều sâu cắt t

t = (mm)            

  • Chọn bước tiến:

Theo sức bền mũi khoan: S1= 3,88.(mm/v)

Theo bảng 8-3/88: chọn Sbảng=0,22 (mm/v)

Tra thuyết minh máy trang 220 máy khoan cần 2A55 chọn: SM ≤ Stt  ó0.1 ≤ 0.134

  • Tính vận tốc khi cắt:

V =

Theo bảng (3-3) ta có : Cv = 7; Zv= 0,4; Xv= 0; Yv= 0,7; m = 0,2

            (4-3) : T =  25 ( phút)

             (5-3) : Kmv = 1,25

             (6-3):  Klv =  1

             (7-1): Knv = 0,8

             (8-1): Kuv = 1,54

Suy ra Kv=1,54

V =(m/p)

Số vòng quay trong một phút: ntt =  (v/p)

Theo thuyết minh máy chọn n= 375 (v/p)

  • Tính lực cắt và moment xoắn:

Tính lực cắt Po  = Cp.Dzp.Syp.Kmp  (KG)

Theo bảng (7-3) : Cp = 68  ; Zp =10  ;Yp = 0,7

Theo bảng (12-1) và (13-1) : Kmp = KmM  = 0,9

Thay vào công thức  : Po  = 68.9.0,10,7.0.9 = 110 (KG)

  • Tính moment xoắn

M =  CM.DzM.SyM.KM   (KGm)

Theo bảng (7-3) ta có : CM =0,034   ; ZM =2,5   ; YM =0,7

Thay  vào ta có: M =  0,034.92,5.0,10,7.0,9 = 1,48 (KG)

  • Công suất cắt

N =

So với máy đảm bảo an toàn vì 1,5 (kw) < 4,5 (kw)

  • Thời gian chạy máy

T0= (phút)

  1. Taro M6
  • Chọn S = 1 (bảng 10-7)
  • V= 9 (m/p)
  • T0= 0,34 (phút)

 

 

CHƯƠNG             ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MÁY NÉN VIÊN

 

vƯu điểm:

-        Máy nhỏ gọn, dễ dàng vận chuyển và sữa chữa, bảo trì máy.

-        Tiêu tốn năng lượng ít hơn với các loại máy ngoài thị trường.

-        Giá thành rẻ, phù hợp với dạng sản xuất nhỏ, gia đình.

-        Có thể thay đổi đường kính viên thức ăn để phù hợp với từng loại vật nuôi bằng cách thay đổi đường kích lỗ trên mâm quay.

vNhược điểm:

-        Máy chạy tiếng ồn hơi to.

 

 

CHƯƠNG             KẾT LUẬN

 

          Trong quá trình làm đồ án nhóm chúng em được sự giúp đỡ tận tình của nhiều Thầy, Cô trong khoa Cơ Khí và qua đó chúng em tổng hợp được nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân. Và đồng thời biết vận dụng các tài liệu vào quá trình thiết kế như: Nguyên Lý Chi Tiết Máy, Dung Sai, Nguyên Lý Cắt, Sức Bền Vật Liệu, Vẽ Kỹ Thuật, Công Nghệ Chế Tạo Máy... Và đó cũng là vốn kiến thức sau này khi ra trường để làm việc. Tuy nhiên với kiến thức còn hạn hẹp của chúng em và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình thiết kế không thể tránh được những sai sót trong tính toán cũng như tra cứu tài liệu, số liệu. Chúng em rất mong sự hướng dẫn và chỉ bảo thêm của quý Thầy Cô để chúng em rút kinh nghiệm cho lần thiết kế sau cũng như là kinh nghiệm để làm việc sau này.

*TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2004.

2. Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy tập 1, 2 NXB Giáo dục, 1998.

3. Nguyễn Hữu Lộc, Bài tập chi tiết máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2003.

4. Nguyễn Hữu Lộc, Độ tin cậy trong thiết kế kỹ thuật , NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2002.

Close