Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

THIẾT KẾ MÁY ĐẬP VỎ CA CAO

mã tài liệu 300600300031
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, 2D, 3D, thuyết minh, quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, thiết kế, các chi tiết trong máy, kết cấu, động học máy..... Bản vẽ chi tiết sản phẩm, lồng phôi, sơ đồ đúc, qui trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá. Bản thuyết minh Cung cấp thêm thư viện dao và đồ gá tiêu chuẩn.... Ngoài ra còn nhiều tài liệu như tra cứu chế độ cắt, tra lượng dư, hướng dẫn làm qui trình công nghệ và làm đồ gá.................
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

 

THIẾT KẾ MÁY ĐẬP VỎ CA CAO, thuyết minh THIẾT KẾ MÁY ĐẬP VỎ CA CAO, động học máy ĐẬP VỎ CA CAO, kết cấu máy ĐẬP VỎ CA CAO , nguyên lý máy ĐẬP VỎ CA CAO, cấu tạo máy ĐẬP VỎ CA CAO, quy trình sản xuất ĐẬP VỎ CA CAO,

CHƯƠNG  I:                               GIỚI THIỆU CHUNG

 

1.1:ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, ở nước ta chưa có quy trình chế biến để tận thu vỏ trái ca cao. Thông thường, sau khi thu hoạch hạt thường được tách khỏi trái, sau đó vỏ được bỏ lại ngay tại vườn. Việc này có lợi là giảm công vận chuyển nhưng nếu để vỏ trái trên mặt đất mà không xử lý thì đây là môi trường rất tốt cho nhiều loài sâu bệnh hại phát triển, phát tán và lây lan vì do vỏ trái ca cao khá giàu dinh dưỡng. Do đó, việc tận dụng nguồn vỏ trái ca cao giàu dinh dưỡng như một nguồn nguyên liệu chính để chế biến thành phân hữu cơ sinh học (dùng bón lại cho cây ca cao) hoặc thức ăn cho vật nuôi (trâu, bò, v.v..) sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, qua đó giúp cho việc trồng và chế biến ca cao đuợc phát triển một cách bền vững.

 

Đặc tính của vỏ trái ca cao là có hàm lượng nước, xơ thô cao và hàm lượng đường tương đối lớn cho nên rất dễ bị lên men sau khi thu hoạch. Quá trình lên men tự nhiên xảy ra làm giảm nhanh chóng giá trị làm thức ăn của vỏ cũng như mau chóng bị hỏng. Do đó, để sử dụng được vỏ trái ca cao làm thức ăn cho gia súc thì trước hết phải tìm ra giải pháp có thể bảo quản vỏ ca cao trong thời gian dài sau thu hoạch. Do lượng nước trong vỏ ca cao tươi khá cao cho nên biện pháp phơi khô trên đồng ruộng sẽ gặp khó khăn. Nếu trời mưa vài ngày thì vỏ ca cao thối rữa, bốc mùi hôi thối; đến khi trời nắng lên thì nấm mốc độc hại phát triển và theo gió phân tán khắp nơi, ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người. Nếu sử dụng nhiệt để sấy khô sẽ tốn kém lao động, nhiên liệu và trang thiết bị; thêm nữa quá trình sấy khô chỉ là biện pháp làm bốc hơi lượng nước có trong vỏ, trong khi đó lớp vỏ ngoài khá cứng và một số chất dinh dưỡng trong vỏ sẽ bị biến tính do quá trình xử lý nhiệt. Nếu dùng trực tiếp vỏ tươi cho gia súc thì hàm lượng tanin trong vỏ cao, không mùi nên khó tiêu hóa và hấp dẫn đối với vật nuôi. Hơn nữa, tỷ lệ xơ cao và tỷ lệ tiêu hóa thấp vì vậy khả năng ăn được của gia súc bị hạn chế làm gia súc không thể nhận nhiều năng lượng từ loại thức ăn này.

 

Cải thiện giá trị dinh dưỡng và tăng tối đa lượng ăn vào của gia súc là mục tiêu quan trọng của việc nghiên cứu sử dụng vỏ trái ca cao. Nếu khắc phục được những yếu tố hạn chế trên đây sẽ giúp cho việc sử dụng chúng có hiệu quả hơn. Vỏ ca cao băm nhỏ, chặt ngắn, xay nghiền bằng dao hoặc bằng máy vỏ ca cao ở dạng tươi hoặc khô, là biện pháp vật lý (cơ học) nhằm mục đích phá vỡ cấu trúc xơ của chúng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho vi sinh vật dạ cỏ tiếp xúc với thức ăn, giúp nâng cao tỉ lệ tiêu hóa và khả năng ăn vào do kích cở thức ăn giảm. Theo Chenost và Kayouli, 1997 đã cho rằng, khi xử lý thức ăn thô bằng biện pháp cơ học đã làm tăng khả năng ăn vào của gia súc lên 60-80% so với không xử lý. Nếu kết hợp xay nghiền với xử lí bằng kiềm thì tỷ lệ tiêu hóa năng lượng có thể tăng lên đến 50% (Chamberlain, 1989).

 

Tuy nhiên, bất lợi của phương pháp này là do sự giảm kích cỡ của thức ăn cho nên thời gian thức ăn lưu lại trong dạ cỏ ngắn, dẫn đến hạn chế tác dụng của vi sinh vật dạ cỏ. Giảm khả năng sử dụng thức ăn là một trở ngại khi sử dụng kỹ thuật này cho việc vỗ béo bò thịt và một yếu tố không kém phần quan trọng là vỏ ca cao sẽ không bảo quản được lâu khi dùng tươi. Việc bổ sung hoặc sử dụng các loại men (dạng enzym) và nấm (dạng sinh khối) là những biện pháp sinh học đang được nghiên cứu trong đề tài, nhằm nâng cao tỉ lệ tiêu hóa và thời gian bảo quản của phụ phẩm theo hai hình thức: Bổ sung trực tiếp vào phụ phẩm một lượng nhất định các enzym và sinh khối nấm (đã được tinh chế) dưới dạng những chế phẩm, nhằm cung cấp thêm một số vi sinh vật có lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ cỏ. Khi áp dụng biện pháp này, điều quan tâm trước tiên là làm sao tạo được hệ sinh thái vi sinh vật dạ cỏ thích hợp cho việc tiêu hóa các phụ phẩm nhiều xơ. Ủ chua cũng là một biện pháp xử lý sinh học, thông qua việc sử dụng nhóm vi khuẩn lên men lactic ở nhiệt độ, ẩm độ thích hợp có bổ sung thêm một số chất xúc tác như muối, cám gạo, bột mì, rỉ mật đường, v.v.. ở một thời gian nhất định. Trong điều kiện yếm khí, nhóm vi khuẩn lên men này sẽ phá vỡ sự liên kết giữa lignin và carbonhydrate trong tế bào thực vật tạo điều kiện cho vi sinh vật dạ cỏ hoạt động tốt hơn, giúp gia tăng tỷ lệ tiêu hóa, giá trị dinh dưỡng và thời gian bảo quản của phụ phẩm. Ủ chua phụ phẩm cây trồng kể cả cỏ là biện pháp thích hợp, được sử dụng ở nhiều nước vì nó ít tốn kém, dễ dàng thực hiện, có thể sử dụng quanh năm, là nguồn bổ sung thức ăn rất hiệu quả cho bò chăn thả trong mùa khô, có thể sử dụng như khẩu phần căn bản cho chăn nuôi bò thịt, bò sữa; và quan trọng nhất là làm giảm đáng kể những vi khuẩn gây hại.

 

Ngoài ra theo mục tiêu chương trình phát triển cây ca cao đến năm 2012 thì diện tích trồng ca cao ở Việt Nam ngày một mở rộng, vì vậy nhu cầu phân bón cho ca cao ngày một tăng. Cùng với diện tích trồng tăng, khối lượng vỏ ca cao sau khi thu hoạch cũng ngày một tăng, do đó việc xử lý và tận dụng nguồn hữu cơ giàu dinh dưỡng này như thế nào cho hợp lý là một vấn đề cần được quan tâm. Vì vậy việc nghiên cứu quy trình sản xuất phân hữu cơ từ vỏ trái ca cao sẽ góp phần tìm ra những giải pháp hữu hiệu có thể mang lại các lợi ích như bổ sung nguồn phân bón chất lượng tốt cho cây ca cao, hạn chế dùng phân hóa học để giảm chi phí và ô nhiểm môi trường đặc biệt là phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất rất tốt.

Nhận thấy tầm quan trọng cuả vấn đề này nhóm sinh viên chúng em đả chọn “máy đập vỏ ca cao làm phân” làm đồ án tốt nghiệp

1.2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Tìm hiểu:

  • Tìm hiểu giá trị cây ca cao,vỏ ca cao
  • Quy trình sản xuất hệ thóng đập võ ca cao
  • Tính toán,thiết kế máy dập vỏ ca cao

1.3:  PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU

  • Phương pháp phâ n tích tài liệu:tham kháo từ sách, giáo trình,các tạp chí và internet
  • Điều tra thưc tế: tham quan tai cac chổ sản xuất ,phỏng vấn các nông dan, chủ trại nhằm để có kết quả tốt cho quá trinh làm đồ án va hiểu sâu về công ngệ,thiết bị máy móc đang sử dụng.

Close