Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

THIẾT KẾ MÁY PHAY 6H82

mã tài liệu 300600200007
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, thiết kế 2D ..... , file DOC (DOCX), thuyết minh, quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong máy, Thiết kế kết cấu máy, Thiết kế động học máy
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

THIẾT KẾ MÁY PHAY, thuyết minh THIẾT KẾ MÁY PHAY, động học máy PHAY, kết cấu máy PHAY, nguyên lý máy PHAY, cấu tạo máy PHAY, quy trình sản xuất MÁY PHAY

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà đất nước đang tiến hành công cuộc hiện đại hoá các ngành công nghiệp, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp chế tạo máy, thì máy công cụ đóng một vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng để sản xuất ra các chi tiết để tạo nên các máy khác phục vụ trực tiếp cho các ngành công nghiệp khác. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại trên thế giới đã cho ra đời nhiều loại máy công cụ hện đại, ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin tạo nên những máy tự động linh hoạt, những máy chuyên dùng thì máy công cụ vạn năng vẫn chiếm  một phần lớn đáng kể trong ngành công nghiệp chế tạo, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như nước ta thì việc sử dụng các máy công cụ vạn năng kết hớp với các đồ gá chuyên dùng vẫn đang được sử dụng rộng rải và phổ biến có hiệu quả.

Chính vì vậy mà việc thiết kế các máy công cụ vạng năng đối với sinh viên không những nhằm giúp cho sinh viên tìm hiểu và nắm vững được đặc điểm , tính năng của máy và hệ thống hoá  các kiến thức tổng hợp đã được học mà còn góp phần đáng kể vào công cuộc công nghiệp hoá các ngành công nghiệp của đất nước.

Đồ án môn học thiết kế máy là nội dung không thể thiếu trong nội dung đào tạo đối với sinh viên ngành chế tạo máy nhằm thực hiện tốt được các yêu cầu và nhiệm vụ nêu trên.

Với nhiệm vụ được giao là nghiên cứu thiết kế lại máy phay vạn năng với các thông số cụ thể dưới sự hướng dẫn trực tiếp của  GS. Nguyễn Phương cùng với sự tìm hiểu và tổng hợp  các kiến thức đã được học em đã hoàn thành nhiệm vụ của mình đúng yêu cầu và thời hạn.

Bố cục của đồ án được chia làm 4 chương :

Chương I: NGHIÊN CỨU MÁY ĐÃ CÓ

Chương II : THIẾT KẾ ĐỘNG HỌC CỦA MÁY

Chương III: TÍNH TOÁN SỨC BỀN  CHI TIẾT MÁY

Chương IV:TÍNH TOÁN VÀ CHỌN KẾT CẤU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN

Mặc dù dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Phương và sự tự tìm tòi tham khảo của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ được giao mốt cách tốt nhất với khả năng có thể của mình, song bài làm của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy để em có điều kiện hiểu rõ và sâu hơn nhằm cũng cố và hoàn thiện vốn kiến thức của mình.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô trong bộ môn, đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Phương cùng cô Mai và Thầy Trường ở xưởng C8 đã  trực tiếp hướng dẫn tận tình cho em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

..................

CHƯƠNG 1 :  NGHIÊN CỨU MÁY ĐÃ CÓ .

1.1Tính năng kỹ thuật của máy cùng cỡ.

Tính Năng Kỹ thuật.

P82

P81

P79

P83

Công suất động cơ(kw)

7/1,7

4,5/1,7

2,8

10/2,8

Phạm vi điều chỉnh tốc độ

Nmin­­- n­max

30¸1500

65¸1800

110¸1230

30¸1500

Số cấp tốc độ zn

18

16

8

18

Phạm vi điều chỉnh lượng chạy dao  smin ¸ smax

23,5¸1180

35¸980

25¸285

23,5¸1180

Số lượng chạy dao zs

18

16

8

18

Với số liệu máy ta cần thiết kế mới là:

Phạm vi điều chỉnh tốc độ : 30¸1500

Số cấp tốc độ Zn=18

Phạm vi điều chỉnh lượng chạy dao: 23,5¸1195, Snhanh = 2300      mm/phút

Số lượng chạy dao:Zs=18

ta thấy rằng số liệu của máy cần thiết kế mới gần giống với tính năng kỹ thuật của máy P82(6H82) do đó ta lấy máy 6H82 làm máy tương tự.

1.2  phân tích phương án máy tham khảo (6H82)

1.2.1   Các xích truyền động trong sơ đồ dộng của máy

  1. Chuyển động chính :

                   nMT. ntrục chính

...............................................................

1.2.4 Nhận xét:

Từ đồ thị vòng quay ta có nhận xét

Với phương án này thì lượng mở ,tỉ số truyền của các nhóm thay đổi từ từ đều đặn tức là có dạng rẻ quạt do đó làm cho kích thước của hộp nhỏ gọn ,bố trí các cơ cấu truyền động trong hộp chặt chẽ nhất

1.2.5 Phương án không gian, phương án thứ tự của hộp chạy dao

Phương án không gian:

Z=3.3.2=18

Phương án thứ tự

Do có cơ cấu phản hồi nên có biến hình dẫn đến phương án thứ tự của hộp chạy dao thay đổi với Z=3.3.2 được tách làm 2

Với Z1= 3.  3

còn Z2= 2  gồm 2 đường truyền trực tiếp và phản hồi ngoài ra còn có đường chạy dao nhanh:

Đồ thị lưới kết cấu:

................................................................

CHƯƠNG II:

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐỘNG HỌC CỦA MÁY

2.1. Tính toán thiết kế động học hộp tốc độ

2.1.1. Tính toán thông số thứ tư và lập chuỗi số vòng quay:

Với ba thông số cho trước:

          Z = 18 ,       j = 1.26      Và     nmin = 30  vòng/phút

Ta có :

n1 =  nmin =   30  vòng/phút

n2 = j . n1 =  1,26 . 30 = 37,8  vòng/phút

n3 = j . n2 = j2 . n1

          ............................

          nz = j . nz-1 = n1. jz-1                        ( 1 )

         Từ công thức (1) ta xác định được chuỗi số vòng quay trục chính   

..........................................................................

Ta thấy rằng trục cuối cùng thường là trục chính hay trục kế tiếp với trục chính vì trục này có thể thực hiện chuyển động quay với số vòng quay từ

 nmin  ¸  nmax nên khi tính toán sức bền dựa vào vị trí số nmin  ta có Mxmax

Do đó kích thước trục lớn suy ra các bánh răng lắp trên trục có kích thước lớn. Vì vậy, ta tránh bố trí nhiều chi tiết trên trục cuối cùng, do đó 2 PAKG cuối có số bánh răng chịu Mxmax lớn hơn cho nên ta chọn phương án (1) đó là phương án 3x3x2.

2.1.3. Chọn phương án thứ tự ứng với PAKG 3x3x2 .

Theo công thức chung ta có số phương án thứ tự được xác đinhlà K!

Với K là số nhóm truyền, K=i = 3 => ta có 3! = 6 PATT.

Bảng lưới kết cấu nhóm như sau:

..............................................................

2.1.5 Vẽ đồ thị vòng quay và chọn tỉ số truyền các nhóm .

Lưới  kết cấu chỉ thể hiện được tính định tính để xác định được hộp tốc độ có phân bố theo hình rẽ quạt chặt chẽ hay không ? Còn đồ thị vòng quay cho ta tính được cụ thể tỷ số truyền , số vòng quay và số răng của các bánh răng trong hộp tốc độ.

Động cơ đã chọn theo máy chuẩn có P = 7 (KW) và  nđc = 1440 v/ph

Ta chọn số vòng quay trên trục I qua bộ truyền bánh răng theo máy chuẩn có tỷ số truyền io = 26 / 54 là  n0.

                   Với io = 26 / 54  => ta có  no = nđc * io

               = 1440 *  26 / 54 = 693.33 v/ph

Để dễ vẽ ta chọn trong chuỗi vòng quay và lấy no = n15 = 762,62  v/ph

Tính tỷ số truyền các nhóm

ới nhóm 1:

 chọn i1=1/j4

vì i1: i2: i3 =1:j:j2

ta có :   i2 =1/j3

             i3 =1/j2

với nhóm 2:

chọn i4=1/j4

vì i4: i5: i6=1:j3:j6

ta có: i5=1/j

i6=j2

..................................................

2.1.6 Tính số răng của các bánh răng theo từng nhóm truyền

Ta tính số răng của các bánh răng theo phương pháp bội số chung nhỏ nhất :

Với nhóm 1:

i1 =1/j4 = 1/ 1.26 4 = 16/ 39 = f1 / g1    ta có f1+g1= 55

i2 =1/j3 = 1/ 1.26 3 = 19/ 36 = f2 / g2   ta có f2+g2= 55

i3 =1/j2 = 1/ 1.26  2 = 22/ 33 = f3/ g3    ta có f3+g3= 55

                             bội số chung nhỏ nhất là K=55

với Zmin=17 để tính Emin ta chọn cặp ăn khớp có lượng mở lớn nhất

Do giảm tốc cho nên ta tính :

..................................................................

Do có 18 cấp tốc độ cần phải điều chỉnh cho nên trên đĩa được chia đều ra làm 18 cung tương ứng với 18 vị trí điều khiển.    
Qua sơ đồ bố trí không gian ta có :

Chốt 1 và chốt 2 của khối A lần lượt được bố trí trên hai đường tròn có đường kính D1 = 190 mm và D2 = 180 mm .  

Chốt 1 và chốt 2 của khối B lần lượt được bố trí trên hai đường tròn có đường kính D3 = 130 mm và D4 = 110 mm .  

Chốt 1 và chốt 2 của khối C được bố trí trên cùng một đường tròn có đường kính D5 = 36 mm.  

Từ sơ đồ gạt đã phân tích ở trên kết hợp với bảng điều khiển ta xác định được số lỗ và vị trí của chúng trên từng đường tròn như sau :            

Với khối A có 6 vị trí phải,6vị trí giữa và 6 vị trí trái,cứ 3 vị trí giữa, phải tráiliên tiếp xen kẽ nhau cho nên.    

Trên vòng tròn D1 = 190 mm:

 Ở đĩa 1 có 12 lỗ được phân bố đối xứng trên đĩa, 6 lỗ liên tiếp nhau ứng với 6 vị trí chốt 1 của khối A thông qua, tiếp theo là 3 vị trí không có lỗ trên đĩa và tiếp theo lại là 6 lỗ tương ứng với 6 vị trí chốt 1 của khối A thông qua, còn lại 3 vị trí không có lỗ.

Ở đĩa 2 có 6 lỗ ứng với 6 vị trí chốt 1 của khối A thông qua tương ứng với 6 vị trí chốt 1 không thông qua đĩa 1, thể hiện bằng các vòng tròn nét đứt, như vậy trên vòng tròn này có 6 vị trí chốt 1 của khối A qua cả 2 đĩa ứng với 6 vị trí càng gạt của khối A ở vị trí ăn khớp bên phải.

Trên vòng tròn D2 = 180 mm:

Ở đĩa 1 có 12 lỗ được phân bố đối xứng trên đĩa, 6 lỗ liên tiếp nhau ứng với 6 vị trí chốt 2 của khối A thông qua, tiếp theo là 3 vị trí không có lỗ trên đĩa và tiếp theo lại là 6 lỗ tương ứng với 6 vị trí chốt 2 của khối A thông qua, còn lại 3 vị trí không có lỗ .

Ở đĩa 2 có 6 lỗ ứng với 6 vị trí chốt 2 của khối A thông qua, thể hiện bằng các vòng tròn nét đứt, như vậy trên vòng tròn này có 6 vị trí chốt 2 của khối A qua cả 2 đĩa ứng với 6 vị trí càng gạt của khối A ở vị trí ăn khớp bên trái.

Với khối B có 6 vị trí phải,6vị trí giữa và 6 vị trí trái các vị trí giữa, phải, trái xen kẽ nhau cho nên.   

Trên vòng tròn D3 = 130 mm:

Ở đĩa 1 có 12 lỗ được phân bố đều trên vòng tròn, cứ cách 1 vị trí không có lỗ lại có 2 lỗ ứng với 2 vị trí chốt 2 của khối B thông qua

Ở đĩa 2 có 6 lỗ ứng với 6 vị trí chốt 2 của khối B thông qua cũng được phân bố đều trên vòng tròn, cứ cách 2 vị trí không có lỗ lại có 1 lỗ ứng vị trí chốt 2 của khối B thông qua, 6 lỗ này ứng với 6 vị trí càng gạt của khối B ở vị trí ăn khớp bên trái.

Trên vòng tròn D4 = 110 mm :

Ở đĩa 1 có 12 lỗ được phân bố đều trên vòng tròn, cứ cách 1 vị trí không có lỗ lại có 2 lỗ ứng với 2 vị trí chốt 1 của khối B thông qua

Ở đĩa 2 có 6 lỗ ứng với 6 vị trí chốt 1 của khối B thông qua cũng được phân bố đều trên vòng tròn, cứ cách 2 vị trí không có lỗ lại có 1 lỗ ứng vị trí chốt 1 của khối B thông qua, 6 lỗ này ứng với 6 vị trí càng gạt của khối B ở vị trí ăn khớp bên phải.

Với khối C có 9 vị trí phải liên tiếp nhau và 9 vị trí trái liên tiếp nhau cho nên.   

Trên vòng tròn D5 = 36 mm:

Ở đĩa 1 có 9 lỗ được phân bố liên tiếp nhau trên vòng tròn ứng với 9 vị trí liên tiếp 2 chốt của khối C thay nhau thông qua, tương ứng với vị trí của 9 lỗ này thì trên đĩa 2 cũng có 9 lỗ ứng với 9 vị trí liên tiếp 2 chốt của khối C cũng thay nhau thông qua.

Khi chốt 1 của khối C lần lượt thông qua 9 lỗ này là ứng với càng gạt của khối C đóng ly hợp vấu để thực hiện đường truyền trực tiếp, còn khi chốt 2  lần lượt thông qua 9 lỗ này là ứng với vị trí càng gạt của khối C ngắt ly hợp vấu, thực hiện đường truyền phản hồi .

Do sự phân bố của các lỗ trên vòng tròn này như vậy cho nên để đơn giản không phải gia công lỗ trên vòng tròn này của cả 2 đĩa thì ta kết hợp làm bậc ngay trên đầu mặt trụ của cối ghép 2 đĩa này thay cho việc khoan lỗ để điều khiển. Kết cấu cối ghép hai đĩa lỗ như hình vẽ :

..........................

THIẾT KẾ MÁY PHAY, thuyết minh THIẾT KẾ MÁY PHAY, động học máy PHAY, kết cấu máy PHAY, nguyên lý máy PHAY, cấu tạo máy PHAY, quy trình sản xuất MÁY PHAY

Close