Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN MÁY TIỆN CẦU

mã tài liệu 300600300201
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D, ...., thuyết minh, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong máy, Thiết kế kết cấu máy, nguyên lý máy, tính toán ............... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN MÁY TIỆN CẦU
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

TÊN ĐỀ TÀI: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN MÁY TIỆN CẦU

  1. LỜI NÓI ĐẦU

       Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển rất mạnh trong tất cả các nghành, các lĩnh vực. Đặc biệt là nghành cơ khí chế tạo máy.  Nghành cơ khí chế tạo máy là một trong những nghành then chốt thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Cơ khí chế tạo là ngành công nghiệp trực tiếp tạo ra tất cả các sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Sản phẩm của cơ khí chế tạo rất rộng, từ các vật dụng hàng ngày, các thiết bị linh kiện điện, điện tử cho đến các thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, trang trí, kinh doanh dịch vụ, lưu thông hàng hóa, vật tư.

      Muốn đạt được điều đó thì vấn đề đặt ra ở đây phải có trang thiết bị công nghệ và nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có trình độ về chuyên môn kỹ thuật mới có thể phân tích tổng hợp các yêu cầu kỹ thuật đặt ra của bản vẽ để từ đó đưa ra đường lối công nghệ hợp lý phục vụ cho nhu cầu sản suất.

     Đồ án tốt nghiệp ở trường là một cơ hội tốt nhất để chúng em ôn lại và tổng hợp tất cả các kiến thức đã học, cả lý thuyết lẫn thực hành. Có thực tế thiết kế, gia công lắp ráp và kiểm tra hiểu hết những khó khăn mà trên lớp chúng em chưa hình dung được nên chúng em xin nghiên cứu và làm đề tài: “Thiết kế máy tiện cầu ” để làm đồ án tốt nghiệp. Qua đây chúng em mong muốn vận dụng những kiến thức mà mình đã được thầy cô trang bị để đi sâu vào nghiên cứu thực tế một vấn đề mà xã hội đang cần đến và qua đây chúng em sẽ được học hỏi, nghiên cứu thêm những vấn đề mà mình còn chưa biết. Tuy nhiên trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp, do kiến thức còn nhiều hạn chế nên đồ án của chúng em không tránh khỏi những sai xót, em kính mong thầy cô và các bạn đóng gớp ý kiến để đồ án của chúng em ngày càng được hoàn thiện tốt hơn cũng như có ích cho xã hội hơn.

    Em xin chân thành cảm !

    MỤC LỤC 

    ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN MÁY TIỆN CẦU

    Lời nói đầu................................................................................................ 1
    Lời cám ơn................................................................................................. 2
    Nhận xét của giáo viên hướng dẫn............................................................. 3
    Nhận xét của hội đồng............................................................................... 4
    Mục Lục.................................................................................................... 5
                                           PHẦN I :  TỔNG QUAN

      
    I – Giới thiệu sản phẩm và ứng dụng
        1. Giới thiệu sản phẩm.......................................................................... 9
        2. Hình ảnh minh họa cho sản phẩm..................................................... 9
        3. Nhu cầu và ứng dụng......................................................................... 13
        4. Lợi thế máy tiện cầu.......................................................................... 13
      II – Các Loại Máy Tiện Cầu
        
    1. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................ 13
        
    2. Máy tiện miết và máy tiện miết không phoi...................................... 14
        3. Máy tiện định hình............................................................................ 18
        4. Máy tiện chép hình............................................................................ 21
        5. Máy tiện cầu bằng cơ......................................................................... 23
      III – Kết Luận
        1. Giống nhau........................................................................................ 24
        2. Khác nhau......................................................................................... 25
                  PHẦN II : TÍNH TOÁN và THIẾT KẾ MÁY TIỆN CẦU
       I – Giới Thiệu Máy Tiện Cầu
        1. Sơ đồ nguyện lí máy tiện cầu............................................................. 28
        2. Cấu tạo và công dụng........................................................................ 29
           a. Cấu tạo........................................................................................... 29
           b. Công dụng...................................................................................... 29
        3. Nguyên lý hoạt động của máy tiện cầu.............................................. 30
      II – Thiết Kế Động Cơ Cho Máy
        1. Chọn sơ đồ động .............................................................................. 31
        2. Chọn động cơ và phân phối tỷ số truyền ......................................... 31
           a. Chọn động cơ................................................................................. 31
           b. Phân phối tỷ số truyền .................................................................. 32
        3. Thiết kế bánh đai............................................................................... 32
           a. Chọn loại dây đai........................................................................... 32
           b. Chọn đường kính bánh đai............................................................. 33
           c. Xác định chiều dài L của đai và khoảng cách 2 trục A.................... 33
           d. Kiểm nghiệm góc ôm...................................................................... 34
           e. Xác định số đai Z cần thiết............................................................. 35
           f. Xác định kích thước chủ yếu của bánh đai...................................... 35
           g. Tính lực căng ban đầu So và lực tác dụng lên trục R...................... 36
        5. Thiết kế bộ truyền đai có bánh căng.................................................. 36
        6. Thiết kế bánh răng cấp chậm............................................................. 37
           a. Chọn vật liệu bánh răng................................................................. 37
           b. Định ứng suất tiếp xúc và ứng suất uốn cho phép.......................... 38
           c. Chọn sơ bộ hệ số tải trọng K.......................................................... 39
           d. Chọn hệ số chiều rông bánh răng................................................... 39
           e. Tính khoảng cách trục A................................................................. 39
           g. Chọn vận tốc vòng và chọn cấp chính của bánh răng..................... 40
           h. Định chính xác hệ số tải trọng........................................................ 40
           i. Xác định modum, số răng, chiều rộng và đường kính bánh răng..... 40
           j. Bản vẻ kết cấu bánh răng................................................................ 42
      III – Tính Toán Thiết Kế Trục Và Then
        1. Chọn vật liệu..................................................................................... 43
        2. Thiết kế trục...................................................................................... 43
        3. Thiết kế và chọn then........................................................................ 44
        4. Thiết kế gối đở trục và chọn ổ bi....................................................... 46
          a. Thiết kế gối đở trục bị dẫn............................................................... 46
          b. Thiết kế ổ bi cho trục dẫn................................................................ 48
          c. Bản vẻ ổ bi....................................................................................... 50
    PHẦN III:VẤN ĐỀ AN TOÀN và HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY TIỆN CẦU
        I. Vấn đề an toàn................................................................................. 52
        II. Các biện pháp an toàn.................................................................... 53
        III. Biện pháp y học............................................................................. 54
        IV. Hướng dẫn sử dụng máy............................................................... 55
      V – Định Hướng Phát Triển Cho Máy Tiện Cầu
        1. Lỗi của máy tiện cầu.......................................................................... 55
        2. Định hướng phát triển....................................................................... 56
    PHẦN IV : BIỆN LUẬN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHO CHI TIẾT
        I – TRẦN QUỐC BÌNH : CHI TIẾT SỐ 1.......................................... 58
        II – NGUYỄN THANH THỨC : CHI TIẾT SỐ 2............................... 58
        III – QUẢNG THANH HẬU : CHI TIẾT SỐ 3................................... 58
    TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 108

     

    PHẦN I
    TỔNG QUAN

     

    I – Giới Thiệu Sản Phẩm và Ứng Dụng
     
    1.Giới thiệu sản phẩm
    Máy tiện cầu có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm cho người tiêu dùng như: tiện gốm, sứ, nhựa,  gỗ, inox và sắt…
    + Gốm: thường làm đồ trang trí trong nhà như bình hoa, chậu bông, chén, bát, đĩa, ly nước, ấm nước…
    + Sứ: thường làm đồ cách điện có dạng hình tròn, cũng có thể làm đồ trang trí…
    + Nhựa: thường làm đồ gia dụng như chén, bát. Tiện định hình trên trục…
    + Gỗ: được sử dụng phổ biếng hơn thường làm đồ trang trí nhà cửa như chân cầu thang, tay vịn cầu thang, làm bàn, ghế, tủ, tủ bếp, gường, cửa, trụ cái cầu thang…có thể làm đồ gia dụng trong bếp như chày, cối, con lăn bột…
    + Inox và sắt: làm trang trí nhà cửa như cầu thang, móc áo quần, chậu, bình, có thể làm tủ, bàn , ghế, gường, xoong, nồi, ấm nước sôi… ngoài ra còn tiện cầu lồi và cầu lỏm như viên bi lắp trong bạc đạn, tiện ổ bi, tiện định hình trên trục.   

    • Hình ảnh minh họa cho sản phẩm
      Hình 1: cái chén

        Hình 2: Chuỗi hạc

      Hình 3: Hồ lô


                                                  
    Hình 4: Tay nắm cầu thang
     

                           Hình 5: viên bi trong cây móc áo quần

                           
                                                                Hình 6: Tay nắm

    1. Nhu cầu và ứng dụng
      - Ngày nay cuộc sống của con người ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ. Nhờ những tiến bộ này mà cuộc sống đã bớt vất vã, máy móc công nghệ đã trở thành một phần của cuộc sống và sản xuất.
      -  Năng xuất lao động ngày càng được tăng cao, hàng hóa sản xuất ngày một nhiều, số lượng người tiêu thụ sản phẩm lớn nên máy tiện bình thường ( 1K62…) không thể sản xuất ra hàng loạt được cần phải có máy chuyên dùng như máy tiện cầu  đã trở thành một vấn đề cấp bách, và cần thiết. Máy tiện đã ra đời, máy tiện cầu là một phần không thể thiếu trong máy tiện.
      - Máy tiện cầu được ứng dụng rộng rải trong cuộc sống con người, trong nhà, trong công nghiệp, trong cty và trường học…
    2. Lợi thế của máy tiện cầu
      - Tiết kiệm thời gian là một ưu thế lớn đối với sản xuất hàng loạt và theo di chuyền  - Tiết kiệm thời gian khi tháo đồ gá dao của máy tiện để thay thế đồ gá dao tiện cầu lên máy tiện
      - Tiết kiệm phôi để gia công phần đồ gá riêng trên máy tiện
      - Giảm sức lao động con người, giảm nhân công, ít làm thủ công, tăng năng suất, tăng sản phẩm, giảm thời gian gia công, đào tạo chuyên môn bậc trung bình.

    II – CÁC LOẠI  MÁY TIỆN CẦU

    1. Lịch sử hình thành và phát triển
      - Từ xa xưa con người đã biết dùng đôi tay của mình để tạo những vật dụng như đất sét, bằng gỗ, sương đá, và sau đó bằng nhiều thứ kim loại để phục vụ cho đời sống của mình. Do nhu cầu ngày càng cao hơn, công việc nhiều hơn nên con người phải nghĩ ra các cơ cấu có thể giảm nhẹ sức lao động. Con người đã không ngừng chế tạo ra các vật dụng để phục vụ cho sản xuất với quy mô lớn, việc sản xuất ra các cơ cấu máy phải trải qua một thời gian khá dài đến nay đã hình thành ngành chế tạo máy, ngành khảo cổ đã phát hiện ra chiếc máy công cụ trong lịch sử loài người là máy khoan gỗ dùng dây kéo bằng tay được người Ai Cập cổ minh ra cách đây 3000 năm.
      - Từ cuối thế kỉ 15 đầu thế kỉ 16 người ta đã phát minh ra một số kết cấu nổi tiếng cơ bản của máy tiện như: trục vitme, bàn dao…
      - Bắt đầu thế kỉ 17 máy tiện bắt đầu hình thành để phục vụ sức lao động con người.
      - Năm 1970 các nhà thiết kế máy công cụ người Nga đã có những cống hiến quan trọng trên lĩnh vực chế tạo máy công cụ Nga như thiết kế máy tiện hình cầu.
      - Đến nay máy tiện được cải thiện và hiện đại hơn như máy tiện chép hình, máy tiện miết, tiện định hình, máy tiện cầu bằng cơ và máy tiện CNC…
    2. Máy tiện miết và máy tiện miết không phoi
      Công nghệ miết là phương pháp gia công kim loại bằng áp lực, được thực hiện nhờ dụng cụ vừa quay vừa chuyển động tịnh tiến (cũng có thể là chuyển động phức tạp) dọc trục phôi, miết trên bề mặt phôi chuyển động quay xung quanh trục của nó.

       Hình 1: Sơ đồ Tiện miết


    Công nghệ miết cho phép ( máy tiện miết không phoi ), khi biến dạng trên 50%, kết hợp xử lý nhiệt sẽ làm tổ chức thớ thay đổi hướng. Hướng thớ từ hướng trục ống thành hướng tiếp ống. Từ đó làm tăng độ bền và độ dai va đập của ống.

    Phân loại miết: tuỳ thuộc vào các đặc điểm cụ thể của dạng gia công và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, công nghệ miết được phân ra làm 3 dạng khác nhau: miết tạo hình, miết biến cứng và miết biến mỏng.

    ðMiết tạo hình: là quá trình miết làm thay đổi hình dáng, kích thước của phôi ban đầu không kèm theo sự biến mỏng vật liệu, chiều dày vật liệu trước và sau biến dạng không thay đổi.

    ðMiết biến cứng : là quá trình miết tạo ra sự biến cứng trên bề mặt gia công không kèm theo sự thay đổi hình dáng và kích thước. Đây là quá trình miết nâng cao chất lượng bề mặt sản phẩm. Chiều dày của vật liệu có thay đổi nhưng rất nhỏ không đáng kể trong quá trình gia công.

    ðMiết biến mỏng : là dạng công nghệ miết làm thay đổi hình dáng, kích thước của phôi trong đó kèm theo lượng biến mỏng nhất định chiều dày vật liệu đã được tính toán trước. Do vậy, dạng biến mỏng cần lực miết lớn và việc tính toán biến dạng phức tạp hơn.

    ðKhả năng công nghệ : Công nghệ miết tạo ra các dạng sản phẩm phức tạp mà các phương pháp gia công khác không chế tạo được.

    Mặt khác, sản phẩm miết cho độ chính xác bề mặt cao hơn các phương pháp khác, độ chính xác về kích thước khi gia công bằng miết được đảm bảo. Công nghệ miết cho phép gia công các sản phẩm phức tạp, có biên dạng lồi lõm, uốn lượn, đặc biết những chi tiết lớn như dạng thúng rất thích hợp vơi phương pháp miết.

    Công nghệ miết trên thế giới được áp dụng từ những năm 50 của thế kỷ trước, những ưu việt của công nghệ miết tỏ ra vượt trội so với các công nghệ gia công áp lực khác tuy nhiên đến những năm 1999-2000 thì ở nước ta mới nhập một số thiết bị phục vụ cho công nghệ miết

    ðtạo hình. Có thể kể ra một số thiết bị: máy miết PNC 109, máy miết tự động TLA-400, máy miết tự động PNC120, máy miết tự động PNC108, các thiết bị miết ép có điều khiển và tính năng.
     Cơ sở lí thuyết miết quay chi tiết hình côn, hình nón, hình tròn

    ðMiết biến mỏng: tuỳ thuộc vào hướng biến dạng của vật liệu, chiều chuyển động của dụng cụ người ta chia miết biến mỏng thành: miết thuận và miết ngược.

    ðMiết thuận: là phương pháp miết có nhiều chuyển động của dụng cụ miết cùng với chiều chảy của vật liệu. Thường được sử dụng khi gia công miết các chi tiết có một đầu kín hoặc nửa kín, như một hình trụ. Đáy của phôi được kẹp chặt lại bởi hệ thống thuỷ lực, và phôi quay cùng với trục máy tiện. Trong khi đó dụng cụ miết được điều khiển chuyển động ép sát bề mặt phôi (có thể lượng biến mỏng là đồng đều hoặc không đồng đều ), theo hướng dọc trục.

    ðMiết ngược: là phương pháp miết có nhiều chuyển động của dụng cụ miết và chiều chảy của kim loại ngược nhau trong quá trình miết. Nó thường được dùng để gia công các chi tiết có hai đầu hở, như một cái ống. Phôi được đặt lên trên trục máy tiện và được giữ chặt bơỉ vòng điều khiển. Trong quá trình miết phôi quay cùng vòng điều khiển và dụng cụ miết chuyển động về hướng vòng điều khiển. Vật liệu bị ép dịch chuyển theo chiều ngược lại so với chiều dụng cụ miết.

    Để miết những chi tiết dạng hình nón và các dạng đường cong phức tạp khác, phôi ban đầu sử dụng là phôi tấm có dạng đĩa tròn, vuông, đa diện,….Miết những chi tiết hình nón đơn giản từ phôi tấm được thực hiện sau một vài lần ủ trung gian hoặc sử dụng những phôi được sản xuất qua phương pháp dập hoặc gia công bằng các dụng cụ ép không biến mỏng. Khi miết những hình côn đường kính lớn, phôi chế tạo từ các tấm, hàn từ 2 hay vai phần lại với nhau.

    • Hình ảnh máy tiện miết

                             
      Hình 1: Máy tiện miết

     

                                                    Hình 2: Máy tiện miết không phoi

     

    1. Máy tiện định hình
      I. Gia công mặt định hình bằng phương pháp phối hợp hai chuyển động bằng tay

                 a. Nguyên lý: Theo phương pháp này thì khi gia công mặt định hình người ta sẽ thực hiện chạy dao đồng thời theo hai phương bằng cách quay hai tay quay của bàn xe dao và bàn dao ngang bằng tay.

                 b. Đặc điểm

                           + Dễ thực hiện, không yêu cầu dụng cụ, đồ gá phức tạp.

                           + Độ chính xác không có.

                              + Phương pháp gia công này thường dùng để chế tạo các chi tiết chỉ cần tính mỹ thuật, không cần độ chính xác.

                 c. Kỹ thuật: ( Hình 1)

                 + Gia công trục bậc gồm nhiều khối bao bề mặt cần gia công.

                 + Dùng tay quay đồng thời hai tay quay để cắt bỏ phần thừa của các khối trên trục bậc và lượn dao để cắt chính xác biên dạng chi tiết.

                 + Dùng dưỡng để kiểm tra bề mặt đã gia công. Cắt tiếp những vị trí còn dôi ra so với dưỡng.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                    

               Hình 1:  Gia công mặt định hình bằng phương pháp phối hợp hai chuyển động bằng tay

     

                 II. Gia công mặt định hình bằng dưỡng chép hình

                 a. Nguyên lý: Khi gia công mặt định hình theo phương pháp này thì dao sẽ chuyển động theo một quỹ đạo đúng như biên dạng của chi tiết cần gia công nhờ vào một đầu dò tì vào một dưỡng có biên dạng giống như biên dạng của chi tiết gia công.

                 b. Đặc điểm

                              + Khó thực hiện với những cơ cấu phức tạp.

                              + Gia công với độ chính xác cao, các chi tiết trong loạt có độ đồng đều cao.

                              + Dùng trong gia công hàng loạt.

                              + Có thể thay đổi độ khuếch đại giữa dưỡng và chi tiết gia công.

                 c. Kỹ thuật: ( Hình 2)

                              + Dưỡng ( chức năng tương tự như thước côn) được gá lên vị trí của thước côn hoặc lên ụ động.

                              + Thả lỏng vít kẹp đai ốc chạy dao ngang với bàn dao ngang.

                              + Tựa đầu dò lên biên dạng của dưỡng gia công.

                              + Tiến hành cắt tương tự như khi gia công chi tiết côn bằng thước côn.

                 

                                           Hình 2: Gia công mặt định hình bằng dưỡng chép hình

     

                 III. Gia công mặt định hình bằng dao định hình

                 a. Nguyên lý: Gia công mặt định hình theo phương pháp này thì biên dạng chi tiết gia công  sẽ được cắt bởi một dao với lưỡi cắt có biên dạng giống với biên dạng chi tiết gia công.

                 b. Đặc điểm:

                              + Các chi tiết có biên dạng phức tạp rất khó chế tạo dao.

                              + Thường dùng trong chế tạo hàng loạt.

                              + Thông thường dùng để gia công chi tiết có chiều dài ngắn ( 60mm). Nếu chi tiết có chiều dài lớn thì có thể dùng 2 dao cắt nối.

                 c. Kỹ thuật: ( Hình 3)

                              + Gá dao định hình lên ổ dao ( tùy theo loại dao). Dao có thể là dao thông thường, dao đĩa hoặc dao lăng trụ.

                              + Gá chi tiết gia công lên máy. Thông thường chi tiết đã được gia công với hình dáng và kích thước gần giống với chi tiết.

                              + Tiến hành gia công bằng cách tiến dao theo một hướng tương tự như khi gia công mặt côn bằng dao rộng bản.

     

                           

     

                                       Hình 3:   Gia công mặt định hình bằng dao định hình
     

     

    1. Máy tiện chép hình
            Máy tiện chép hình được dùng khi cần sao chép vài chi tiết. Một bàn trượt ngang được vận hành bằng thủy lực (và dụng cụ cắt) được điều khiển bởi một ổ đỡ mũi vạch tựa vào dưỡng mẫu tròn hoặc phẳng. Các đồ gá vạch dấu khả dụng để chuyển đổi hầu hết máy tiện ren vít vạn năng thành máy tiện chép hình.
       Máy tiện chép hình khác máy tiện định hình là máy tiện chép hình có điều dưỡng để lúc dao cắt 1 khoảng nào đó nhất định và phải chuẩn bị phôi trước khi tiện chép hình.
       Một tính năng mới trong các máy tiện chép hình là sự phát triển máy tiện quy ước / lập trình được. Máy tiện này có thể hoạt động như một máy tiện tiêu chuẩn hoặc máy tiện lập trình được để tự động lặp lại các thao tác gia công hoặc chế tạo toàn bộ chi tiết. Máy được trang bị một bộ điều khiển hai trục, 32-bít cho phép nhanh chóng chuyển từ chế độ thủ công sang chế độ lập trình. “DRO” thông minh (digital readout), từ đó cho thấy vị trí chính xác của dụng cụ cắt và kích thước chi tiết gia công theo các trục X và Z theo inch hoặc milimet.
      Bộ điểu khiển lập trình có thể nhớ các bước nguyên công được thực hiện thủ công. Nếu cần, thông tin này có thể được chỉnh sửa khi cần phải thay đổi các bứơc hoặc thông tin trong chương trình.
      Các cụm gia công tiện chép hình và các máy tiện điều khiển trở nên thông dụng trong vài năm qua. Ở các máy này, sự chuyển động của dụng cụ cắt được điều khiển bằng chương trình trên máy tính để tự động thực hiện chuỗi thứ tự các nguyên công cho chi tiết gia công khi máy đã cài đặt.
      * Hình ảnh máy tiện chép hình
       

                                                                    Hình 1: Máy tiện chép hình


                                             
    Hình 2: Máy tiện chép hình CNC

    1. Máy tiện cầu chạy bằng cơ
       Máy tiện cầu loại máy tiện có cấu tạo, chuyển động, công dụng gần giống máy tiện 1K62.
      - Máy tiện cầu bằng cơ có 4 chuyển động:  ngoài chuyển động của trục chính, bàn dao dọc và bàn dao ngang còn có chuyển động của đồ gá dao.

      - Cấu tạo của máy tiện cầu bằng cơ giống máy tiện cầu như:
      + Thân máy                                           + Hộp tốc độ
      + Mâm cặp                                            +  Mâm trung gian
      + Ụ động                                               + Gá đở
      + Bàn dao                                              + Hộp xe dao
      + Bàn xe dao                                        + Trục trơn
      + Càng gạt số                                        + Đồ gá dao tiện cầu
      - Máy tiện cầu là máy tiện ra hình cầu lồi và lỏm, ngoài ra máy tiện cầu có thể gia công trụ và trụ bậc.
      - Qúa trình vận hành máy:  khi trục chính quay làm mâm cặp và chi tiết quay theo lúc đó ta dịch chuyển bàn dao dọc và bàn dao ngang sao cho lưỡi dao động vào chi tiết trên bề mặt cần gia công, với đồ gá dao chuyển động xoay tròn ta cho lưỡi dao động vào chi tiết rồi xoay đồ gá dao cứ mỗi lần xoay đồ gá dao ta dịch chuyển bàn dao dọc hay dao ngang tùy thuộc vào bề mặt chi tiết mà ta cần gia công. Ta muốn tiện thô hay tiện tinh chỉ cần gạt số trên máy tiện.
      Phần ụ đông có 2 tác dung: + dùng để so dao đúng tâm chi tiết
                                                      + dùng cho trường hợp chi tiết dài kẹp chặt không vẩn lúc đó ta kẹp một đầu và chống tâm 1 đầu.
      - Chức năng máy tiện cầu dể vận hành dể thao tác và dể tạo ra sản phẩm lên tới hàng loạt lớn và hàng khối.

      -
      Đạt độ chính xác gia công lớn, độ nhám bề mặt thấp, độ bóng đẹp.
      - Sản phẩm của máy tiện cầu ứng dụng nhiều trong cuộc sống như: ổ bi, viên bi, chân cầu thang…

    Ngoài ra máy tiện 1k62 ta có thể tiện cầu được, ta chỉ cần thay bàn xoay dao trên máy tiện 1k62 thành đồ gá dao tiện cầu lúc đó ta vận hành máy như máy tiện cầu bình thường.

    III -  KẾT LUẬN
      Máy tiện cầu là máy có chuyển động của đồ gá dao xoay quay chi tiết hay bàn dao dọc và ngang di chuyển qua lại tự động bằng CNC. Máy tiện cầu của nhóm em có những điểm tương đồng, và khác các loại máy tiện khác là:

    1. Giống nhau
      -
      Sản phẩm của tất cả máy tiện đều tạo ra hình cầu lồi và lõm.
      - Cấu tạo của các máy tiện gần giống nhau ( CNC có phần lập trình chạy tự động, còn bàn dao và mâm cặp đều giống nhau)
      - Các loại máy tiện đều có 3 chuyển động chính: chuyển động mâm cặp, bàn dao dọc và bàn dao ngang.
      - Máy tiện cầu có thể tiện trụ, trụ bậc.
      - Có thể sản xuất theo hàng loạt lớn.
      - Năng suất và chất lượng đều được đảm bảo.
    2. Khác nhau
      - Máy tiện cầu ngoài 3 chuyển động chính còn có chuyển động của đồ gá xoay, còn máy tiện khác đều được lập trình CNC nên trình tự gia công đơn giản hơn máy tiện cầu bằng cơ.
      - Năng suất: tùy thuộc vào sản phẩm có hình dáng đơn giản hay phức tạp mà máy tiện cầu bằng cơ có thể gia công được hay không, nhiều hay ít. Máy tiện cầu có thể sản xuất hàng loạt lớn và hàng loạt khối nhưng chất lượng và độ chính xác, độ bóng không được đảm bảo bằng gia công trên máy CNC.
      - Thời gian gia công sản phẩm của máy tiện cầu chậm hơn khi gia công trên máy CNC.
      - Gia công trên máy tiện cầu bằng cơ dể vận hành hơn so với gia công trên máy tiện chép hình, miết hình..

      - Bậc thợ dể tuyển dụng chỉ cần 2/7 nên không cần bậc thợ chuyên môn có kinh nghiệm.
      - Máy tiện cầu bằng cơ có thể đem cho sinh viên hay người học nghề làm quen học hỏi trước khi lập trình vận hành máy CNC.
      => Qua tìm hiểu các loại máy tiện chúng em xin nghiên cứu và làm đề tài “ Thiết kế và Tính Toán Máy Tiện Cầu  bằng cơ “ để làm đồ án tốt nghiệp vì:
      - Sản phẩm của máy tiện cầu áp dụng thực tế trong cuộc sống, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người.
      - Máy tiện cầu có thể làm giảm sức lao động của con người, tăng năng suất.
      - Máy tiện cầu bằng có cơ giá thành rẻ, dể chế tạo, dể gia công, không cần những bộ phận đắt tiền và khó lắp ráp của CNC  nên máy tiện cầu bằng cơ thích hợp cho sinh viên nghiên cứu và chế tạo để làm đồ án tốt nghiệp.

    Đối với máy của nhóm em
    Máy tiện cầu của nhóm em do kinh nghiệm thiết kế chế tạo máy lần đầu tiên nên lúc làm máy có nhiều sai sót như máy bị đảo, rung, có tiếng kêu… Nhưng máy của nhóm em có thể đem cho sinh viên thực tập tìm hiểu các chi tiết của máy tiện,gia công,  kiểu lắp ( bánh đai, bánh răng, trục, bàn dao dọc và ngang, ụ động…). Có thể hiểu được quá trình vận hành của máy để làm quen trước khi vào vận hành trên máy tiện và máy CNC.

     Qua quá trình tìm hiểu và thiết kế máy tiện cầu nhóm của chúng em học hỏi rất nhiều kinh nghiêm trong thực tế và lí thuyết khi thiết kế máy.
    vd: bản vẻ gia công phải thực tế với máy, gia công chi tiết phải chính xác để khi lắp không bị sai sót, trong quá trình lắp phải thử trước chính xác rồi mới lắp chặt…
     mong Hội Đồng và thầy hướng dẫn thông cảm cho nhóm em.
     Sau khi làm máy xong chúng em cảm thấy mình có ít kiến thức để ra trường và muốn học hỏi thêm để thành đạt, giúp ích cho cuộc sống.
    .......................................................................................

      - Sự phản xạ và hút âm phụ thuộc vào tần số và góc tới của sóng âm, nó xảy ra do sự biến đổi cơ năng mà các phần tử không khí mang theo thành nhiệt năng do ma sát nhớt. Do ma sát trong các vật liệu chế tạo mỏng các tấm mỏng chịu dao động dưới tác dụng của sóng âm. Vật liệu có nhiều lổ nhỏ, kết cấu cộng hưởng, những tấm hút đơn. Để cách âm thông thường là làm vỏ bọc động cơ, máy nén và các thiết bị công nghiệp khác.

      - Vỏ bọc làm bằng kim loại , gỗ , chất dẻo, kính và các vật liệu khác. Để giảm dao động truyền từ máy vào vỏ bọc, liên kết giữa chúng không làm cứng, Vỏ bọc nên đặt trên đệm cách chấn động làm bằng vật liệu đàn hồi.

      - Để chống rung động dưới mặt đất và máy ta cần lót vãi hay cao su giữa đế máy với mặt đất.

* Dùng phương pháp bảo vệ máy:

      - Kiểm tra nguồn điện, kiểm tra máy, không nên để tay quay lúc xiết lên mâm cặp lên dao.

    * Dùng phương tiện bảo vệ cá nhân:

      - Cần sử dụng các loại dụng cụ như cái bịt tai làm bằng chất dẻo, cái che tai và bao ốp tai chống ồn, mắt kính. Để chống rung động khi sử dụng cần có giầy có đế chống rung, áo quần bảo hộ và nón.

III -  Biện pháp y học:

      + Khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm để chữa trị, phục hồi chức năng làm việc cho công nhân.

      + Dùng các phương tiện bảo vệ cá nhân ( quần áo, mũ nón, mặt nạ, khẩu trang, găng tay, giày bảo hộ).

   IV -  Hướng dẫn sử dụng máy :

      + Trước khi đưa máy vào sử dụng ta cần kiểm tra nguồn điện, kiểm tra động cơ và các trục, dầu bôi trơn bàn máy và các trục lắp ở ổ bi, nước làm mát cho động cơ, cho trục và chi tiết, kiểm tra máy như đồ xiết dao xiết mâm cặp , công việc này cần được kiểm tra hằng ngày khi sử dụng.

      + Sau một ngày làm việc đưa máy về cần vệ sinh máy sạch sẽ không được bụi bặm, các mảnh vụn từ phoi và nước làm mát bám vào các bộ phận máy gây rỉ sét. Dọn vệ sinh xong cần bôi trơn bàn máy để tránh bị rỉ rét và bàn máy chạy nhẹ gia công chính xác. Kiểm tra những chi tiết trên máy như xiết dao xiết mâm cặp, phần ụ động để ngăn nắp trên máy. Đem bàn máy và phần ụ động về vị trí ban đầu. Dọn vệ sinh sạch sẻ dưới nền nhà.

      + Cần kiểm tra định kỳ các ổ bi, bánh răng trước thời hạn sử dụng, tra mỡ bôi trơn đầy đủ, thay thế các ổ bị rơ nếu cần thiết.

      + Khi máy hoat động ta chỉ cần 1 công nhân để thực hiện quá trình tiện cầu.

           - Công nhân này thực hiện đầy đủ các công việc để ra một sản phẩm như kiểm tra máy, gá phôi, gá dao, điều chỉnh và di chuyển dao bằng bàn dao dọc và dao ngang, quá trình dao ăn phôi, tưới nguội, tháo chi tiết… để ra một sản phẩm.

V – ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO MÁY TIỆN CẦU

  1. Lỗi của máy tiện cầu
        Máy tiện cầu của nhóm em khi thiết kế và chế tạo máy có rất nhiều lỗi như:
    + Thân máy không đúng kích thước chính xác, không song song và vuông góc
    +  Khoảng cách trục không đảm bảo có kích thước chính xác
    +  Không có bánh răng di trượt, nên hàn bánh răng lại => không đảm bảo độ đông trục
    + Khe hở giữa bánh răng và trục then hoa lớn dể gay ra tiếng ồn
    + Trục của bàn dao ngang không phải ren thang
    + Bàn dao dọc được di chuyển nhờ bánh răng và thanh răng , nên khoảng di chuyển rất lớn.
  2. Định hướng phát triển

Sau khi thiết kế và chế tạo máy tiện cầu xong, chúng em cảm thấy khi thiết kế và chế tạo máy tiện này rất hay và học hỏi rất nhiều khi làm máy, chúng em nghĩ cần phát triển thêm cho máy tiện cầu:
+ Chỉnh sửa, thay thế và bảo trì lại cho máy tiện cầu.
+ Ở đây máy có 2 cấp tốc độ ta tăng lên 3 cấp hoặc 4 cấp.
+ Máy tiện cầu ta có thể tiện trụ, tiện ren.
+ Máy tiện cầu bằng cơ ta có thể làm máy chạy tự động.
+ Thêm trục trơn và trục vít me vào cho máy.
+ Làm du xích cho máy.
+ Làm máy quay trục chính được 2 chiều: cùng chiều, ngược chiều kim đồng hồ.

Close