Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Khai thác kỹ thuật hệ thống điều hòa không khí trên xe Honda CRV đại học GTVT

mã tài liệu 301300500056
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 110 MB Bao gồm tất cả file Bao gồm các bản vẽ : 1. Tổng thể xe Honda CRV 2. Bản vẽ bố trí chung các chi tiết trong hệ thống điều hòa xe Honada CRv 3. Sự Lưu thông và thay đổi nhiệt độ - áp suất môi chuất trong chu trình làm lạnh 4. kết cấu máy nén 5. sơ đồ chuẩn đoán bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí kèm theo 1 bản word thuyết minh + 1 bản powerpoint thuyết trình ...và nhiều tài liệu liên quan kèm theo ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Khai thác kỹ thuật hệ thống điều hòa không khí trên xe Honda CRV đại học GTVT
giá 995,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Khai thác kỹ thuật hệ thống điều hòa không khí trên xe Honda CRV đại học GTVT

Ngày nay, điều hòa tiện nghi không thể thiếu trong các tòa nhà, khách sạn, văn phòng, nhà hàng, du lịch, văn hóa, y tế…mà còn trong cả các phương tiện đi lại như ôtô, tàu hỏa, tàu thủy…Kể từ khi chiếc xe ôtô đầu tiên ra đời, theo thời gian để đáp nhu cầu cuộc sống của con người những chiếc xe ôtô ra đời sau này ngày một tiện nghi hơn, hoàn thiện hơn, và hiện đại hơn. Một trong những tiện nghi phổ biến là hệ thống điều hòa không khí trong ôtô. Đây là một hệ thống mang tính hiện đại và công nghệ cao. Em đãđượcgiaothựchiệnđồ án tốtnghiệpvớiđề tài: “Khai thác kỹ thuật hệ thống điều hòa không khí trên xe Honda CRV”Để thực hiện đề tài này em sẽ tìm hiểu tổng quan về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô. Sau đó em sẽ xây dựng quy trình bảo dưỡng, sửa chữa cho xe.  nên mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng đề tài cũng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy cô và các bạn trong lớp để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn!

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.. i

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ. 1

1.1 Đặt vấn đề. 1

1.2. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại2

1.2.1 Nhiệm vụ. 2

1.2.2 Yêu cầu. 3

1.2.3. Phân loại và đặc điểm hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô. 4

1.3. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa ô tô. 7

1.3.1. Cấu tạo chung của hệ thống.7

1.3.2. Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điện lạnh ô tô.7

1.4. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trong hệ thống điều hòa ô tô. 9

1.4.1. Máy nén. 9

1.4.2.  Bộ ngưng tụ (Giàn nóng)20

1.4.3. Bình lọc/ bộ hút ẩm.. 22

1.4.4. Van tiết lưu hay van giãn nở. 24

1.4.5. Bộ bốc hơi (Giàn lạnh)28

1.4.6. Các bộ phận khác trong hệ thống điều hòa trên xe. 31

1.4.7. Hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô. 38

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU VÀ CÁC ĐIỀU KHIỂN CHÍNH TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE HONDA CRV.. 43

2.1. Giới thiệu qua về xe ô tô Honda CRV.. 43

2.2. Khái quát hệ thống điều hòa. 46

2.2.1. Sơ đồ hệ thống điều hòa không khí tự động trên xe Honda CRV ........46

2.2.2. Nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí trên xe Honda CRV.. 46

2.2.3. Các thành phần chính trong hệ thống điều hòa trên xe Honda CRV.. 46

2.3. Các điều khiển chính trong hệ thống điều hòa tự động.55

2.3.1. Điều khiển nhiệt độ không khí cửa ra (TAO)55

2.3.2. Điều khiển trộn gió. 56

2.3.3. Điều khiển chia gió. 57

2.3.4. Điều khiển tốc độ quay giàn lạnh. 58

2.3.5. Điều khiển hâm nóng. 60

2.3.6. Điều khiển gió trong thời gian quá độ.61

2.3.7. Điều khiển dẫn gió vào.62

2.3.8. Điều khiển tốc độ không tải.62

2.3.9. Điều khiển tốc độ quạt giàn nóng.63

2.3.10. Điều khiển tan băng.65

CHƯƠNG 3: CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE HONDA CRV.. 67

3.1. Các dạng hư hỏng của hệ thống điều hòa không khí67

3.2. Kiểm tra chuẩn đoán hệ thống điều hòa. 70

3.2.1. Quy trình chuẩn đoán. 70

3.2.2. Các quy trình kiểm tra hệ thống điều hòa không khí71

3.3. Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống điều hòa. 76

3.3.1. Xây dựng quy trình công nghệ bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống điều hòa không khí76

3.3.2.  Xây dựng quy trình sửa chữa chi tiết hệ thống điều hòa trên xe. 78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 86

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

1.1 Đặt vấn đề

      Hệ thống giao thông ban đầu với các phương tiện giao thông là xe ngựa. Sau đó người ta phát minh ra ô tô để thay thế. Những ô tô ban đầu đã có không giao cabin được mở với môi trường bên ngoài. Khi đó con người phải mặc trang phục phù hợp với từng điều kiện thời tiết khác nhau. Theo yêu cầu của khách hàng, một không gian cabin kín với hệ thống sưởi ấm, làm mát và thông gió được phát triển.  Hệ thống sưởi ấm đầu tiên bao gồm gạch đất sét nung nóng và đặt chúng bên trong xe hoặc sử dụng lò đốt nhiên liệu đơn giản để thêm nhiệt cho không gian cabin. Thông gió bên trong xe bằng cách mở hay nghiêng cửa sổ hoặc kính chắn gió, lỗ thông hơi đã được thêm vào các cửa và vách ngăn để cải thiện lưu thông không khí và tấm mái hắt là tương ứng với ống dẫn khí hiện đại của chúng ta ngày nay, luồng không khí rất khó kiểm soát vì nó phụ thuộc vào tốc độ xe và đôi khi đưa bụi bận, không khí ẩm có chứa khói của động cơ vào cabin. Làm lạnh có thể đơn giản là để một khối băng trong xe và cho nó tan chảy. Năm 1939 Packard tiếp thị các hệ thống điều hòa ô tô cơ khí đầu tiên làm việc theo một chu trình khép kín. Hệ thống này sử dụng một máy nén, bình ngưng, máy sấy và thiết bị bay hơi để vận hành hệ thống. Việc kiểm soát hệ thống chỉ là một công tắc quạt. Chiến dịch tiếp thị của Packard với thông điệp: 'Hãy quên đi cái nóng mùa hè này trong xe với điều hòa không khí". Trong giai đoạn 1940-1941 một số nhà sản xuất xe với hệ thống điều hòa nhưng với khối lượng nhỏ và không được thiết kế cho mọi người. Mãi cho đến sau thế chiến thứ hai, Cadillac quảng cáo một tính năng mới cho hệ thống điều hòa mà người dùng có thể điều khiển được. Hệ thống này được đặt ở ghế sau, người lái xe phải leo vào ghế sau để chuyển đổi hệ thống.  Trong 1954-1955 Nash - KELVINATOR giới thiệu điều hòa không khí cho thị trường đại chúng. Đó là một hệ thống điều hòa nhỏ gọn hơn và giá cả phải chăng và được gắn trên bảng điều khiển. Hiện nay, hệ thống điều hòa không khí dường như là trang bị bắt buộc cần phải có trên các dòng xe hơi. Hệ thống này thực sự hữu ích trong những ngày hè oi bức hoặc những ngày đông rét buốt tại Việt Nam. Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hệ thống điều hòa trên xe hơi hiện nay. Điều hòa dùng trong gia đinh, trong các nhà máy, văn phòng và trong xe hơi hoạt động tương tự nhau, tác dụng chính của điều hòa ngoài giúp luồng không khí bên trong cabin, trong gia đinh, văn phòng kín lưu thông còn là điều khiển nhiệt độ và làm giảm độ ẩm trong không khí, giúp cho hành khách, người sử dụng trong xe được thoải mái hơn và tránh được các mầm mống gâybệnh. Với xu thế hội nhập, thị trường ô tô nước ta sẽ sôi động, ngày càng nhiều chủng loại lẫn số lượng. Việc khai thác và bảo trì chuẩn đoán cực kỳ quan trọng cho nền thị trường ô tô hiện nay, nhằm sử dụng khai thác lẫn thay mới có hiệu quả tối qua của các hệ thống nói chung và hệ thống điều hòa nói riêng.

1.2. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại

1.2.1 Nhiệm vụ

       Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô là một hệ thống đảm bảo chất lượng không khí bên trong ô tô nhằm duy trì điều kiện khí hậu trong ô tô thích hợp với sức khỏe con người.

Hệ thống bao gồm các chức năng:

* Chức năng sưởi ấm

Hình 1.1. Nguyên lý hoạt động của két sưởi

      Người ta dùng 1 két sưởi ấm như một bộ trao đổi nhiệt để làm nóng không khí. Két sưởi lấy nước làm mát của đọng cơ đã được hâm nóng bởi động cơ và dùng nhiệt độ này để làm nóng không khí nhờ một quạt thổi vào xe vì vậy nhiệt độ của két sưởi là thấp nhất cho đến khi nước làm mát nóng lên. Do đó ngay sau khi động cơ khởi động két sưởi không làm việc như là một bộ sưởi ấm.

 

* Chức năng làm mát

Hình 1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát không khí

     Giàn lạnh là một bộ phận trao đổi nhiệt để làm mát không khí trước khi đưa vào khoang xe. Khi bật công tắc điều hòa không khí máy nén bắt đầu làm việc đẩy môi chất lạnh (gas điều hòa) tới giàn lạnh. Giàn lạnh được làm mát nhờ môi chất lạnh. Khi đó không khí thổi qua giàn lạnh bởi quạt gió sẽ được làm mát để đưa vào trong xe.

Như vậy việc làm nóng không khí phụ thuộc vào nhiệt độ của nước làm mát động cơ còn việc làm mát không khí lại phụ thuộc vào môi chất lạnh. Hai chức năng này hoàn toàn độc lập với nhau.

* Chức năng loại bỏ các chất cản chở tầm nhìn

    Khi nhiệt độ ngoài trời thấp và độ ẩm trong xe cao. Hơi nước sẽ đọng lại trên mặt kính xe gây cản trở tầm nhìn cho người lái. Để khắc phục hiện tượng này hệ thống xông kính trên xe sẽ dẫn khí thổi lên phía mặt kính để làm tan hơi nước.

1.2.2 Yêu cầu

     Nhìn chung khi thiết kế hệ thống điều hòa không khí trên ô tô cần đảm bảo những yêu cầu cũng như chỉ tiêu sau:

- Không khí trong khoang hành khách phải lạnh.

- Không khí phải sạch.

- Không khí lạnh phải được lan truyền khắp khoang hành khách.

- Không khí lạnh khô (không có độ ẩm). 

- Chỉ tiêu tối ưu của môi trường bên trong: Nhiệt độ 18 ÷ 220C, độ ẩm 40 ÷ 60%; tốc độ thông gió 0,1 ÷ 0,4 [m/s], lượng bụi nhỏ hơn 0,001 [g/m3]. 

1.2.3. Phân loại và đặc điểm hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô  

1.2.3.1 Phân loại theo vị trí lắp đặt điều hoà không khí

+ Kiểu phía trước

   Giàn lạnh của kiểu phía trước được gắn sau bảng đồng hồ và được nối với giàn sưởi. Quạt giàn lạnh được dẫn động bằng mô tơ quạt. Gió từ bên ngoài hoặc không khí tuần hoàn bên trong được cuốn vào. Không khí đã làm lạnh (hoặc sấy) được đưa vào bên trong.

Hình 1.3. Kiểu phía trước

+ Kiểu kép

   Kiểu kép là kiểu kết hợp giữa kiểu phía trước với giàn lạnh phía sau được đặt trong khoang hành lý. Cấu trúc này không cho không khí thổi ra từ phía trước hoặc từ phía sau. Kiểu kép cho năng suất lạnh cao hơn và nhiệt độ đồng đều ở mọi nơi trong xe.

Hình 1.4. Kiểu kép

+ Kiểu kép treo trần

   Kiểu này được sử dụng trong xe khách. Phía trước bên trong xe được bố trí hệ thống điều hòa kiểu phía trước kết hợp với giàn lạnh treo trần phía sau. Kiểu kép treo trần cho năng suất lạnh cao và nhiệt độ phân bố đều.

Hình 1.5. Kiểu kép treo trần

1.2.3.2. Phân loại theo phương pháp điều khiển

+ Kiểu bằng tay

   Kiểu này cho phép điều khiển nhiệt độ bằng tay các công tắc và nhiệt độ đầu ra bằng cần gạt. Ngoài ra còn có cần gạt hoặc công tắc điều khiển tốc độ quạt, điều khiển lượng gió, hướng gió.

Hình 1.6. Kiểu bằng tay (Khi trời nóng)

Hình 1.7. Kiểu bằng tay (Khi trời lạnh)

+ Kiểu tự động

   Điều hòa tự động điều khiển nhiệt độ mong muốn, bằng cách trang bị bộ điều khiển điều hòa và ECU động cơ. Điều hòa tự động điều khiển nhiệt độ không khí ra và tốc độ động cơ quạt một cách tự động dựa trên nhiệt độ bên trong xe, bên ngoài xe, và bức xạ mặt trời báo về hộp điều khiển thông qua các cảm biến tương ứng, nhằm điều khiển nhiệt độ bên trong xe theo nhiệt độ mong muốn.

Hình 1.8. Kiểu tự động (Khi trời nóng)

Hình 1.9. Kiểu tự động (Khi trời lạnh)

1.3. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa ô tô 

1.3.1. Cấu tạo chung của hệ thống.

      Thiết bị lạnh nói chung và thiết bị lạnh ô tô nói riêng bao gồm các bộ phận và thiết bị nhằm thực hiện một chu trình lấy nhiệt từ môi trường cần làm lạnh và thải nhiệt ra môi trường bên ngoài. Thiết bị lạnh ô tô bao gồm các bộ phận: Máy nén, thiết bị ngưng tụ (giàn nóng), bình lọc và tách ẩm, thiết bị giãn nở (van tiết lưu), thiết bị bay hơi (giàn lạnh), và một số thiết bị khác nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạt động có hiệu quả nhất. Hình vẽ dưới đây giới thiệu các bộ phận trong hệ thống điện lạnh ô tô.

Hình 1.10. Sơ đồ cấu tạo chung hệ thống điều hòa trên ô tô

A. Máy nén (lốc lạnh)                  B. Bộ ngưng tụ (giàn nóng)     C. Bộ lọc hay bình hút ẩm

D. Công tắc áp suất cao              E. Van xả phía cao áp              F. Van tiết lưu

G. Bộ bốc hơi                             H. Van xả phía thấp áp            F. Van tiết lưu

1. Sự nén         2. Sự ngưng tụ           3. Sự giãn nở           4. Sự bốc hơi

1.3.2. Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điện lạnh ô tô.

 Hệ thống điện lạnh ô tô hoạt động theo các bước cơ bản sau đây:

+ Môi chất lạnh được bơm đi từ máy nén (A) dưới áp suất cao và dưới nhiệt độ bốc hơi cao, giai đoạn này môi chất lạnh được bơm đến bộ ngưng tụ (B) hay giàn nóng ở thể hơi.

+ Tại bộ ngưng tụ (B) nhiệt độ của môi chất rất cao, quạt gió thổi mát giàn nóng, môi chất ở thể hơi được giải nhiệt, ngưng tụ thành thể lỏng dưới áp suất cao nhiệt độ thấp.

Bảng 1.1. Trạng thái môi chất trước và sau khi qua giàn nóng

+ Môi chất lạnh dạng thể lỏng tiếp tục lưu thông đến bình lọc hay bộ hút ẩm (C), tại đây môi chất lạnh được làm tinh khiết hơn nhờ được hút hết hơi ẩm và tạp chất.

+ Van giãn nở hay van tiết lưu (F) điều tiết lưu lượng của môi chất lỏng chảy vào bộ bốc hơi (Giàn lạnh) (G), làm hạ thấp áp suất của môi chất lạnh. Do giảm áp nên môi chất từ thể lỏng biến thành thể hơi trong bộ bốc hơi.

Bảng 1.2. Trạng thái môi chất trước và sau khi qua van tiết lưu

+ Trong quá trình bốc hơi, môi chất lạnh hấp thụ nhiệt trong cabin ô tô, có nghĩa là làm mát khối không khí trong cabin.

      Không khí lấy từ bên ngoài vào đi qua giàn lạnh (Bộ bốc hơi). Tại đây không khí bị dàn lạnh lấy đi nhiều năng lượng thông qua các lá tản nhiệt, do đó nhiệt độ của không khí sẽ bị giảm xuống rất nhanh đồng thời hơi ẩm trong không khí cũng bị ngưng tụ lại và đưa ra ngoài. Tại giàn lạnh khi môi chất ở thể lỏng có nhiệt độ, áp suất cao sẽ trở thành môi chất ở thể hơi có nhiệt độ, áp suất thấp.


 

Bảng 1.3. Trạng thái môi chất trước và sau khi qua giàn lạnh

    Khi quá trình này xảy ra môi chất cần một năng lượng rất nhiều, do vậy nó sẽ lấy năng lượng từ không khí xung quanh giàn lạnh (năng lượng không mất đi mà chuyển từ dạng này sang dạng khác). Không khí mất năng lượng nên nhiệt độ bị giảm xuống, tạo nên không khí lạnh. Môi chất lạnh ở thể hơi, dưới nhiệt độ cao và áp suất thấp được hồi về máy nén.

Bảng 1.4. Trạng thái môi chất trước và sau khi qua máy nén

1.4. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trong hệ thống điều hòa ô tô

1.4.1. Máy nén

 a. Chức năng

     Máy nén trong hệ thống điều hòa không khí là loại máy nén đặc biệt dùng trong kỹ thuật lạnh, hoạt động như một cái bơm để hút môi chất ở áp suất thấp nhiệt độ thấp sinh ra ở giàn bay hơi rồi nén lên áp suất cao (100psi, 7÷17,5 kg/cm2) và nhiệt độ cao để đẩy vào giàn ngưng tụ, đảm bảo sự tuần hoàn của môi chất lạnh trong hệ thống. Máy nén là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống lạnh, công suất, chất lượng, tuổi thọ và độ tin cậy của hệ thống lạnh chủ yếu do máy nén quyết định. Trong quá trình làm việc tỉ số nén vào khoảng 5÷8,1. Tỉ số này phụ thuộc vào nhiệt độ không khí môi trường xung quanh và loại môi chất lạnh. Có thể so sánh máy nén lạnh có tầm quan trọng giống như trái tim của cơ thể sống. Sau khi được chuyển về trạng thái khí có nhiệt độ và áp suất thấp môi chất được nén và chuyển thành trạng thái khí ở nhiệt độ cao và áp suất cao. Sau đó nó được chuyển tới giàn nóng.                                                              

b. cấu tạo

Hình 1.11. Kết cấu của máy nén

c. Nguyên lý hoạt động

+ Bước 1: Sự hút môi chất của máy nén: Khi piston đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, các van hút mở ra môi chất được hút vào xy lanh công tác và kết thúc khi piston xuống điểm chết dưới.

+ Bước 2: Sự nén của môi chất: Khi piston từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, van hút đóng van xả mở ra với tiết diện nhỏ hơn nên áp suất của môi chất ra sẽ cao hơn khi được hút vào. Quá trình kết thúc khi piston nên đến điểm chết trên.

+ Bước 3: Khi piston nên đến điểm chết trên thì quá trình được lặp lại như trên.

d. Phân loại

     Nhiều loại máy nén được sử dụng trong hệ thống điện lạnh ô tô, mỗi loại máy nén đều có đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc khác nhau. Nhưng tất cả các loại máy nén đều thực hiện một chức năng như nhau: Nhận hơi có áp suất thấp từ bộ bốc hơi và chuyển thành hơi có áp suất cao bơm vào bộ ngưng tụ.

Thời gian trước đây, hầu hết các máy nén sử dụng loại hai piston và một trục khuỷu, piston chuyển động tịnh tiến trong xy lanh, loại này hiện nay không còn sử dụng nữa. Hiện nay loại đang sử dụng rộng rãi nhất là loại máy nén piston dọc trục và máy nén quay dùng cánh trượt.

* Máy nén kiểu đĩa chéo

   Cấu tạo: Một cặp piston được gắn chặt với đĩa chéo cách nhau một khoảng 720 đối với máy nén có 10 xylanh và 1200 đối với loại máy nén 6 xilanh. Khi một phía piston ở hành trình nén, thì phía kia ở hành trình hút.

Hình 1.12. Cấu tạo máy nén đĩa chéo

     Nguyên lý hoạt động: Khi trục máy nén quay sẽ làm đĩa cam quay, piston di chuyển về bên trái hay bên phải. Kết quả là môi chất làm lạnh bị nén lại, khi piston di chuyển về phía bên phải do sự chênh lệch về áp suất giữa bên trong xylanh và đường ống áp suất thấp, van hút bên trái sẽ mở ra, môi chất làm lạnh điền đầy trong xylanh

Khi piston di chuyển về phía bên trái van nạp sẽ đóng lại môi chất sẽ bị nén. Khi áp suất nén tăng lên áp suất của môi chất bên trong xylanh sẽ làm mở van xả. Khi van xả mở môi chất bị nén sẽ đẩy ra đường ống áp suất cao. Van nạp và van xả là van một chiều để tránh môi chất đi ngược lại.Nếu vì một lý do nào đó, áp suất ở phần cao áp của hệ thống lạnh quá cao, van an toàn được lắp trong máy nén sẽ xả một phần môi chất ra ngoài. Điều này giúp bảo vệ các bộ phận của hệ thống điều hòa.

Hình 1.13. Nguyên lý hoạt động máy nén đĩa chéo.

Hình 1.14. Van an toàn

   Van an toàn được thiết kế để hoạt động khi gặp tình huống khẩn cấp. Bình thường máy nén được ngắt bởi công tắc áp suất cao trong hệ thống điều khiển.

* Máy nén trục khuỷu piston

  Cấu tạo: Máy nén trục khuỷu: loại này thường được thiết kế nhiều piston (thường từ 3-5 piston) theo kẻo thẳng hàng hoặc chữa V (inline or V type). Trong quá trình hoạt động mỗi piston thực hiện một thì hút và một thì nén. Trong thì hút, máy nén hút môi chất lạnh ở phần thấp áp từ giàn lạnh vào máy nén qua van hút.

Hình 1.15. Cấu tạo máy nén trục khuỷu piston

     Nguyên lý hoạt động: Quá trình nén piston di chuyển lên trên nén môi chất lạnh với áp suất và nhiệt độ cao, van hút đóng lại van xả mở ra môi chất được nén đến giàn nóng. Van xả là điểm xuất phát của phần cao áp của hệ thống. Các van thường làm bằng thép lá lò xo mỏng, dễ biến dạng hoặc gãy nếu quá trình nạp môi chất lạnh sai kỹ thuật.

Hình 1.16. Nguyên lý hoạt động máy nén trục khuỷu piston

* Máy nén kiểu cánh trượt

   Cấu tạo: Máy nén cánh gạt gồm một rotor gắn chặt với hai cặp cánh gạt và được bao quanh bởi xylanh máy nén. Mỗi cánh gạt của máy nén này được đặt đối diện nhau, có 2 cặp cánh gạt như vậy mỗi cánh gạt được đặt vuông góc với cánh kia trong rãnh của rotor. Khi rotor quay cánh gạt sẽ được nâng theo chiều đường kính vì các đầu của chúng trượt trên mặt trong của xylanh.

Hình 1.17. Cấu tạo máy nén cánh trượt

    Nguyên lý làm việc: Khi rotor quay, hai cánh gạt quay theo và chuyển động tịnh tiến trong rãnh của rotor, trong khi đó hai đầu cuối của cánh gạt tiếp xúc với mặt trong của xylanh và tạo áp suất nén môi chất.

Hình 1.18. Nguyên lý hoạt động máy nén cánh trượt

* Máy nén loại đĩa lắc:

   Cấu tạo: Khi trục quay, chốt dẫn hướng quay đĩa chéo thông qua đĩa có vấu được nối trực tiếp với trục. Chuyển động quay này của đĩa chéo được chuyển thành chuyển động của piston trong xy lanh để thực hiện việc hút, nén và xả trong môi chất.

Hình 1.19. Cấu tạo máy nén loại đĩa lắc

    Nguyên lý hoạt động:Van điều khiển áp suất trong buồng đĩa chéo tùy theo mức độ lạnh. Nó làm thay đổi góc độ nghiêng của đĩa chéo nhờ chốt dẫn hướng và trục có tác dụng như là bản lề và hành trình piston để điều khiển máy nén hoạt động một cách phù hợp.Khi độ lạnh thấp, áp suất trong buồng áp suất giảm thấp xuống thì van mở ra vì áp suất của ống xếp lớn hơn áp xuất trong buồng áp suất thấp từ đó áp suất của buồng áp suất cao tác dụng vào buồng đĩa chéo. Kết quả là áp suất tác dụng sang bên phải thấp hơn áp suất tác dụng sang bên trái. Do vậy hành trình piston trở nên nhỏ hơn được dịch sang phải.

Công suất máy nén này thay đổi vì sự thay đổi thể tích hút và đẩy theo tải nhiệt nên công suất cũng được điều chỉnh tối ưu theo tải nhiệt. Máy nén thay đổi lưu lượng theo tải nhiệt có thể thay đổi góc nghiêng của đĩa.

Hình 1.20. Nguyên lý hoạt động máy nén khí dạng đĩa lắc

* Máy nén kiểu xoắc ốc.

   Cấu tạo: Máy nén gồm một đường xoắc ốc cố định và một đường xoắc quay tròn.

Hình 1.21. Cấu tạo máy nén xoắn ốc

     Nguyên lý hoạt động: Tiếp theo chuyển động tuần hoàn của đường xoắc ốc quay, 3 khoảng trống giữa đường xoắn ốc quay và đường xoắn ốc cố định sẽ dịch chuyển để làm cho thể tích của chúng nhỏ dần. Đó là môi chất được hút vào qua cửa hút bị nén do chuyển động tuần hoàn của đường xoắn ốc và mỗi lần vòng xoắn ốc quay thực hiện 3 vòng thì môi chất được xả ra từ cửa xả. Trong thực tế môi chất được xả ngay sau mỗi vòng.

Hình 1.22. Nguyên lý hoạt động máy nén xoắn ốc

* Dầu máy nén

   Chức năng: Dầu máy nén cần thiết để bôi trơn các chi tiết chuyển động trong máy nén. Dầu máy nén bôi trơn cho máy nén bằng cách hòa vào môi chất và tuần hoàn trong mạch của hệ thống điều hòa. Vì vậy cần phải sử dụng dầu phù hợp. Dầu máy nén sử dụng trong hệ thống. R-134a không thể thay thế cho dầu máy nén dùng trong R-12. Nếu dùng sai dầu bôi trơn có thể làm cho máy nén bị kẹt.

Bảng 1.5. Dầu thay thế cho máy nén:

Lượng dầu bôi trơn trong máy nén:

Nếu không có đủ lượng dầu bôi trơn trong mạch của hệ thống điều hòa, thì máy nén không thể được bôi trơn tốt. Mặt khác nếu lượng dầu bôi trơn trong máy nén quá nhiều, thì một lượng dầu sẽ phủ lên bề mặt trong của giàn lạnh và làm giảm hiệu quả của quá trình trao đổi nhiệt và do đó khả năng làm lạnh của hệ thống giảm xuống. Vì lý do này nên cần phải duy trì đúng một lượng dầu quy định trong hệ thống làm lạnh.

Bổ sung dầu sau khi thay thế các chi tiết: Khi mở mạch môi chất thông với không khí, môi chất sẽ bay hơi và được xả ra khỏi hệ thống. Tuy nhiên vì dầu máy nén không bị bay hơi ở nhiệt độ thường, hwuf hết dầu còn lại ở trong hệ thống. Do đó khi thay thế một bộ phận chẳng hạn như bình chứa bộ hút ẩm giàn lạnh hoặc giàn nóng thì cần phải bổ sung một lượng dầu tương đương với lượng dầu ở lại trong bộ phận cũ vào bộ phận mới.

Hình 1.23. Cách cho thêm dầu vào máy nén

 

e. Bộ ly hợp từ

   Tất cả các loại máy nén của hẹ thống điều hòa không khí trên xe đều được trang bị bộ ly hợp hoạt động nhờ từ trường. Bộ ly hợp này được xem như một phần của pully máy nén.

Chức năng: Máy nén được dẫn động bởi động cơ thông qua dây đai ly hợp từ điều khiển sự kết nối giữa động cơ và máy nén. Trong khi động cơ quay ly hợp từ ăn khớp hay không ăn khớp với trục máy nén để điều khiển trục quay của máy nén khi cần thiết

Cấu tạo: Ly hợp từ gồm có một Stator (nam châm điện), puli, bộ phận định tâm và các bộ phận khác. Bộ phận định tâm được lắp cùng với trục máy nén và stator được lắp ở thân trước của máy nén.

Hình 1.24. Cấu tạo của ly hợp điện từ

Ly hợp điện từ làm việc theo nguyên lý điện từ có hai loại cơ bản:

- Loại cực từ tĩnh (cực từ được bố trí trên thân máy nén)

- Loại cực từ quay (các cực từ được lắp trêm rotor và quay cùng với rotor cấp điện thông qua các chổi than đặt trên thân máy nén)

- Nguyên lý hoạt động của ly hợp điện từ

Khi ly hợp mở, cuộn dây stato được cấp điện. Stato trở thành nam châm điện và hút chốt trung tâm, quay máy nén cùng với puly.

Hình 1.25. LY HỢP ON

Khi ly hợp từ tắt, cuộn dây stato không được cấp điện. Bộ phận chốt không bị hút làm puly quay trơn.

Hình 1.26. LY HỢP OFF

     Hệ thống ly hợp hoạt động theo chu kỳ sẽ ngắt máy nén và bật tắt hệ thống khi nhiệt độ hoặc áp suất giàn lạnh hạ ở dưới điểm đóng băng. Máy nén của hệ thống điều hòa không khí được dẫn động bằng dây đai từ động cơ thông qua ly hợp từ trường. Dòng điện đưa đến kích hoạt ly hợp khi hệ thống được bật. Dòng điện đi tới ly hợp khi bật công tắc A/C.

Một số hệ thống sử dụng công tắc điều khiển bằng nhiệt độ gắn trong luồng khí từ giàn lạnh thổi ra, công tắc này cũng gọi là công tắc làm tan băng, được thiết kế để ngắt mạch và cắt dòng điện đến ly hợp khi nhiệt độ hạ dưới 32oF(0oC), và đóng mạch khi nhiệt độ lên khoảng 100oF(5oC)

Áp suất và nhiệt độ có mối quan hệ khăng khít với nhau, chúng sẽ cùng tăng hay cùng hạ thấp với nhau. Khi công tắc áp suất cảm nhận được áp suất thấp dưới điểm áp suất nhất định (0,03-0,05 Mpa) thì công tắc này sẽ ngắt không vận hành máy nén và công tắc áp suất sẽ đóng trở lại khi áp suất tăng lên khoảng 2,74 Mpa

Nếu giàn nóng không được thông hơi bình thường hoặc độ lạnh vượt qua mức độ cho phép thì áp suất ở phía có áp suất cao của giàn nóng và bình chứa. Máy hút ẩm áp suất sẽ trở nên cao bất thường tạo nên sự nguy hiểm cho đưởng ống dẫn. Để ngăn không cho hiện tượng này xảy ra nếu áp suất ở phía áp suất cao tăng lên khoảng từ 3,43 Mpa đến 4,14 Mpa thì van giảm áp mở để giảm áp suất.

1.4.2.  Bộ ngưng tụ (Giàn nóng)

a. Chức năng

    Giàn nóng (giàn ngưng) làm mát môi chất ở thể khí có áp suất và nhiệt độ cao bị nén bởi máy nén và chuyển nó thành môi chất ở trạng thái và nhiệt độ áp suất cao (phần lớn môi chất ở trạng thái lỏng và có lẫn một số ít trạng thái khí)

b. Cấu tạo

    Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong thành nhiều hình chữ U nối tiếp nhau, xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng. Các cánh tỏa nhiệt bám sát quanh ống kim loại. Kiểu thiết kế này làm cho bộ ngưng tụ có diện tích tỏa nhiệt tối đa và không gian chiếm chỗ là tối thiểu.

Hình 1.27. Cấu tạo của giàn nóng (Bộ ngưng tụ)

    1. Giàn nóng

2. Cửa vào

3. Khí nóng

                 4. Đầu tư máy nén đến

                        5. Cửa ra

            6. Môi chất giàn nóng ra

7. Không khí lạnh

8. Quạt giàn nóng

9. Ống dẫn chữ U

10. Cánh tản nhiệt

Trên ô tô bộ ngưng tụ được lắp ráp ngay trước đầu xe, phía trước thùng nước tỏa nhiệt của động cơ, ở vị trí này bộ ngưng tụ tiếp nhận tối đa luồng không khí mát thổi xuyên qua do đang lao tới và do quạt gió tạo ra.

c. Nguyên lý hoạt động

    Trong quá trình hoạt động, bộ ngưng tụ nhận được hơi môi chất lạnh dưới áp suất và nhiệt độ rất cao do máy nén bơm vào. Hơi môi chất lạnh nóng chui vào bộ ngưng tụ qua ống nạp bố trí phía trên giàn nóng, dòng hơi này tiếp tục lưu thông trong ống dẫn đi dần xuống phía dưới, nhiệt của khí môi chất truyền qua các cánh toả nhiệt và được luồng gió mát thổi đi. Quá trình trao đổi này làm toả một lượng nhiệt rất lớn vào trong không khí. Lượng nhiệt được tách ra khỏi môi chất lạnh thể hơi để nó ngưng tụ thành thể lỏng tương đương với lượng nhiệt mà môi chất lạnh hấp thụ trong giàn lạnh để biến môi chất thể lỏng thành thể hơi. Dưới áp suất bơm của máy nén, môi chất lạnh thể lỏng áp suất cao này chảy thoát ra từ lỗ thoát bên dưới bộ ngưng tụ, theo ống dẫn đến bầu lọc (hút ẩm). Giàn nóng chỉ được làm mát ở mức trung bình nên hai phần ba phía trên bộ ngưng tụ vẫn còn ga môi chất nóng, một phần ba phía dưới chứa môi chất lạnh thể lỏng, nhiệt độ nóng vừa vì đã được ngưng tụ. Ngày nay trên xe người ta trang bị giàn nóng kép hay còn gọi là giàn nóng tích hợp để nhằm hóa lỏng ga tốt hơn và tăng hiệu suất của quá trình làm lạnh trong một số chu trình.

Hình 1.28. Cấu tạo của giàn nóng kép (Giàn nóng tích hợp)

    Trong hệ thống có giàn lạnh tích hợp, môi chất lỏng được tích lũy trong bộ chia hơi-lỏng, nên không cần bình chứa hoặc lọc ga. Môi chất được làm mát tốt ở vùng làm mát trước làm tăng năng suất lạnh.

Hình 1.29. Chu trình làm lạnh cho giàn nóng tích hợp

Ở chu trình làm lạnh của giàn nóng làm mát phụ, bộ chia hoạt động như là bình chứa, bộ hút ẩm và lưu trữ môi chất ở dạng lỏng bên trong bộ chia. Ngoài ra môi chất tiếp tục được làm mát ở bộ phận làm mát để được chuyển hoàn toàn thành dạng lỏng và do đó khả năng làm mát được cải thiện. Trong bộ chia có bộ phận lọc và hút ẩm để loại trừ hơi ẩm cũng như vật thể lạ trong môi chất.

Hình 1.30. Cấu tạo của bộ chia hơi - lỏng

Bộ phân chia hơi-lỏng bao gồm một phi lọc và chất hút ẩm để giữ hơi nước và cặn bẩn của môi chất.

1.4.3. Bình lọc/ bộ hút ẩm

a. Chức năng

    Bình lọc là một thiết bị để chứa môi chất được hoá lỏng tạm thời bởi giàn nóng và cung cấp một lượng môi chất theo yêu cầu tới giàn lạnh. Bộ hút ẩm có chất hút ẩm và lưới lọc dùng để loại trừ các tạp chất hoặc hơi ấm trong chu trình làm lạnh.

Nếu có hơi ấm trong chu trình làm lạnh, thì các chi tiết ở đó sẽ bị mài mòn hoặc đóng băng ở bên trong van giãn nở dẫn đến bị tắc kẹt.

b. Cấu tạo của bình lọc

    Bình lọc (hút ẩm) môi chất lạnh là một bình kim loại bên trong có lưới lọc (2) và chất khử ẩm (3). Chất khử ẩm là vật liệu có đặc tính hút chất ẩm ướt lẫn trong môi chất lạnh. Bên trong bầu lọc/hút ẩm, chất khử ẩm được đặt giữa hai lớp lưới lọc hoặc được chứa trong một túi khử ẩm riêng. Túi khử ẩm được đặt cố định hay đặt tự do trong bầu lọc. Khả năng hút ẩm của chất này tùy thuộc vào thể tích và loại chất hút ẩm cũng như tuỳ thuộc vào nhiệt độ. Phía trên bình lọc (hút ẩm) có gắn cửa sổ kính (6) để theo dõi dòng chảy của môi chất, cửa này còn được gọi là mắt ga. Bên trong bầu lọc, ống tiếp nhận môi chất lạnh được lắp đặt bố trí tận phía đáy bầu lọc nhằm tiếp nhận được 100% môi chất thể lỏng cung cấp cho van giãn nở.

Hình 1.31. Sơ đồ cấu tạo của bình lọc

1. Cửa vào                           2. Lưới lọc                    3. Chất khử ẩm

4. Ống tiếp nhận                 5. Cửa ra                        6. Kính quan sát

c. Nguyên lý hoạt động

    Môi chất lạnh, thể lỏng, chảy từ bộ ngưng tụ vào lỗ (1) bình lọc (hút ẩm), xuyên qua lớp lưới lọc (2) và bộ khử ẩm (3). Chất ẩm ướt tồn tại trong hệ thống là do chúng xâm nhập vào trong quá trình lắp ráp sửa chữa hoặc do hút chân không không đạt yêu cầu. Nếu môi chất lạnh không được lọc sạch bụi bẩn và chất ẩm thì các van trong hệ thống cũng như máy nén sẽ chóng bị hỏng.Sau khi được tinh khiết và hút ẩm, môi chất lỏng chui vào ống tiếp nhận (4) và thoát ra cửa (5) theo ống dẫn đến van giãn nở.

Môi chất lạnh R-12 và môi chất lạnh R-134a dùng chất hút ẩm loại khác nhau. Ống tiếp nhận môi chất lạnh được bố trí phía trên bình tích luỹ. Một lưới lọc tinh có công dụng ngăn chặn tạp chất lưu thông trong hệ thống. Bên trong lưới lọc có lỗ thông nhỏ cho phép một ít dầu nhờn trở về máy nén.

Kính quan sát là lỗ để kiểm tra được sử dụng để quan sát môi chất tuần hoàn trong chu trình làm lạnh cũng như để kiểm tra lượng môi chất.

Có hai loại kính kiểm tra: Một loại được lắp ở đầu ra của bình chứa và loại kia được lắp ở giữa bình chứa và van giãn nở. 

1.4.4. Van tiết lưu hay van giãn nở  

a. Chức năng

+ Sau khi qua bình chứa tách ẩm, môi chất lỏng có nhiệt độ cao, áp suất cao được phun ra từ lỗ tiết lưu. Kết quả làm môi chất giãn nở nhanh và biến môi chất thành hơi sương có áp suất thấp va nhiệt độ thấp.

+ Van tiết lưu điều chỉnh được lượng môi chất cấp cho giàn lạnh theo tải nhiệt một cách tự động.

b. Phân loại

+ Van tiết lưu kiểu hộp

Hình 1.32. Van tiết lưu dạng hộp

   Van tiết lưu kiểu hộp gồm thanh cảm ứng nhiệt, phần cảm ứng nhiệt được thiết kế để tiếp xúc trực tiếp với môi chất.Thanh cảm ứng nhiệt nhận biết nhiệt độ của môi chất (tải nhiệt) tại cửa ra của giàn lạnh và truyền đến hơi chắn trên màn. Lưu lượng của môi chất được điều chỉnh khi kim van di chuyển. Điều này xảy ra khi có sự chênh lệch áp suất trên màn thay đổi. giãn ra hoặc co lại do nhiệt độ và tác dụng của lò xo.

Nguyên lý hoạt động.

    Khi tải nhiệt tăng, nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh tăng. Điều này làm nhiệt truyền đến hơi chắn trên màn tăng, vì thế hơi chắn đó dãn ra. Màn chắn di chuyển sang phía bên trái, làm thanh cảm biến nhiệt độ và đầu của kim van nén lò xo. Lỗ tiết lưu mở ra cho một lượng lớn môi chất vào trong giàn lạnh. Điều này làm tăng lưu lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống lạnh, bằng cách đó làm tăng khả năng làm lạnh cho hệ thống.

Hình 1.33. Sơ đồ nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (khi tải cao)

Khi tải nhiệt nhỏ, nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh giảm. Điều đó làm cho nhiệt truyền đến hơi chắn trên màn giảm nên hơi môi chất co lại. Màng di chuyển về phía phải, làm thanh cảm ứng nhiệt và đầu của kim van đẩy sang phía phải bởi lò xo. Lỗ tiết lưu đóng bớt lại, nên lưu lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống giảm, bằng cách đó làm giảm mức độ lạnh của hệ thống.

Hình 1.34. Sơ đồ nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (khi tải thấp)

+ Van tiết lưu loại thường

Hình 1.35. Van tiết lưu loại thường

     Bộ phận cảm nhận nhiệt độ của van giãn nở được đặt bên ngoài của cửa ra giàn lạnh. Ở đỉnh của màng dẫn tới ống cảm nhận điện, có chứa môi chất và áp suất của môi chất thay đổi tùy theo nhiệt độ bên ngoài của giàn lạnh.

Áp suất môi chất bên ngoài tác động vào đáy màng. Sự cân bằng giữa lực đẩy lên màng (áp suất của môi chất bên ngoài giàn lạnh) và áp suất môi chất của ống cảm nhận nhiệt làm dịch chuyển van kimdo đó điều chỉnh được dòng môi chất.

Khoang trên của màn chắn được nối với đầu cảm ứng nhiệt được điền đầy môi chất. Nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh thay đổi làm cho áp suất của hơi chắn trên màn thay đổi. Lưu lượng của môi chất được điều chỉnh khi kim van thay đổi. Điều đó xảy ra do sự chênh lệch lực tác dụng phía trên màng và phía dưới màng.

Nguyên lý hoạt động

     Khi nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh cao (tải nhiệt lớn), môi chất nhận được một lượng nhiệt lớn từ không khí trong xe. Điều đó làm cho quá trình bay hơi hoàn toàn diễn ra sớm hơn và làm tăng nhiệt độ của môi chất tại cửa ra của giàn lạnh.

Khi cả nhiệt độ và áp suất của đầu cảm ứng nhiệt tăng, màn dịch chuyển xuống phía dưới, đẩy kim van xuống. Do đó kim van mở ra và cho một lượng lớn môi chất đi vào trong giàn lạnh. Điều đó làm tăng lưu lượng của môi chất tuần hoàn trong hệ thống, bằng cách đó làm tăng năng suất lạnh.

Hình 1.36. Sơ đồ nguyên lý của van tiết lưu loại thường (tải nhiệt cao)

Khi nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh thấp (tải nhiệt nhỏ), môi chất nhận được một lượng nhiệt nhỏ từ không khí trong xe. Quá trình bay hơi không hoàn toàn, làm giảm nhiệt độ của môi chất lạnh tại cửa ra của giàn lạnh.

Hình 1.37. Sơ đồ nguyên lý của van tiết lưu loại thường (tải nhiệt thấp)

Khi cả nhiệt độ và áp suất của đầu cảm ứng nhiệt đều giảm, màn dịch chuyển lên phía trên, kéo kim van lên. Điều đó làm kim van đóng lại và giới hạn lưu lượng môi chất đi vào trong giàn lạnh. Điều đó làm giảm lưu lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống, bằng cách đó làm giảm năng suất lạnh.

Một số xe không sử dụng van bốc hơi mà sử dụng ống tiết lưu cố định. Nó là một đường ống có tiết diện cố định, khi môi chất qua ống tiết lưu thì áp suất của môi chất sẽ bị giảm xuống.

 


 

Bình tích lũy

   Bình tích luỹ được trang bị trên hệ thống điện lạnh thuộc kiểu dùng ống tiết lưu cố định thay cho van giãn nở. Bình này được đặt giữa bộ bốc hơi và máy nén. Cấu tạo của bình tích lũy được mô tả như vẽ dưới đây.

Hình 1.38. Cấu tạo của bình tích lũy

         1. Môi chất lạnh từ bộ bốc hơi đến   2. Bộ khử ẩm         3. Ống tiếp nhận hình chữ U

4. Lỗ khoan để nạp môi chất lạnh    5. Lưới lọc             6. Môi chất đến máy nén

        7. Hút môi chất lạnh ở thể khí         8. Cái nắp bằng chất dẻo

    Nguyên lý hoạt động: Trong quá trình hoạt động của hệ thống điện lạnh, ở một vài chế độ tiết lưu, ống tiết lưu cố định có thể cung cấp một lượng dư môi chất lạnh thể lỏng cho bộ bốc hơi. Nếu để cho lượng môi chất lạnh này trở về máy nén sẽ làm hỏng máy nén.

Để giải quyết vấn đề này, bình tích luỹ được thiết kế để tích luỹ môi chất lạnh thể hơi lẫn thể lỏng cũng như dầu nhờn bôi trơn từ bộ bốc hơi thoát ra, sau đó giữ lại môi chất lạnh thể lỏng và dầu nhờn, chỉ cho phép môi chất lạnh thể hơi trở về máy nén.

1.4.5. Bộ bốc hơi (Giàn lạnh)

a. Chức năng: Giàn lạnh làm bay hơi môi chất ở dạng sương sau khi qua van giãn nở có nhiệt độ và áp suất thấp, và làm lạnh không khí ở xung quanh nó.

b. Phân loại giàn lạnh: Giàn lạnh làm bay hơi hỗn hợp lỏng khí (dạng sương) có nhiệt độ thấp, áp suất được cung cấp từ van tiết lưu. Do đó làm lạnh không khí xung quanh giàn lạnh. Có hai loại giàn lạnh. Giàn lạnh cánh phẳng thường được sử dụng.

Hình 1.39. Hình dạng của bộ bốc hơi

c. Cấu tạo

  Bộ bốc hơi (giàn lạnh) được cấu tạo bằng một ống kim loại (5) dài uốn cong chữ chi xuyên qua vô số các lá mỏng hút nhiệt, các lá mỏng hút nhiệt được bám sát tiếp xúc hoàn toàn quanh ống dẫn môi chất lạnh. Cửa vào của môi chất bố trí bên dưới và cửa ra bố trí bên trên bộ bốc hơi. Với kiểu thiết kế này, bộ bốc hơi có được diện tích hấp thu nhiệt tối đa trong lúc thể tích của nó được thu gọn tối thiểu. Trong xe ô tô bộ bốc hơi được bố trí dưới bảng đồng hồ. Một quạt điện kiểu lồng sóc thổi một số lượng lớn không khí xuyên qua bộ này đưa khí mát vào cabin ô tô.

 

 

Hình 1.40. Cấu tạo (bộ bốc hơi) giàn lạnh

1.Cửa dẫn môi chất vào   2. Cứ dẫn môi chất ra    3. Cánh tản nhiệt

4. Luồng khí lạnh              5. Ống dẫn môi chất      6. Luồng khí nóng

d. Nguyên lý hoạt động

    Trong quá trình hoạt động, bên trong bộ bốc (giàn lạnh) hơi xảy ra hiện tượng sôi và bốc hơi của môi chất lạnh. Quạt gió sẽ thổi luồng không khí qua giàn lạnh, khối không khí đó được làm mát và được đưa vào trong xe. Trong thiết kế chế tạo, một số yếu tố kỹ thuật sau đây quyết định năng suất của bộ bốc hơi.

+ Đường kính và chiều dài ống dẫn môi chất lạnh.

+ Số lượng và kích thước các lá mỏng bám quanh ống kim loại.

+ Số lượng các đoạn uốn cong của ống kim loại.

+ Khối lượng và lưu lượng không khí thổi xuyên qua bộ bốc hơi.

+ Tốc độ của quạt gió.

Bộ bốc hơi hay giàn lạnh còn có chức năng hút ẩm, chất ẩm sẽ ngưng tụ thành nước và được hứng đưa ra bên ngoài ô tô nhờ ống xả bố trí dưới giàn lạnh. Đặc tính hút ẩm này giúp cho khối không khí mát trong cabin được tinh chế và khô ráo.

Tóm lại, nhờ hoạt động của van giãn nở hay của ống tiết lưu, lưu lượng môi chất phun vào bộ bốc hơi được điều tiết để có được độ mát lạnh thích ứng với mọi chế độ tải của hệ thống điện lạnh. Trong công tác tiết lưu này, nếu lượng môi chất chảy vào bộ bốc hơi quá lớn, nó sẽ bị tràn ngập, hậu quả là độ lạnh kém vì áp suất và nhiệt độ trong bộ bốc hơi cao. Môi chất không thể sôi cũng như không bốc hơi hoàn toàn được, tình trạng này có thể gây hỏng hóc cho máy nén. Ngược lại, nếu môi chất lạnh lỏng nạp vào không đủ, độ lạnh sẽ rất kém do lượng môi chất ít sẽ bốc hơi rất nhanh khi chưa kịp chạy qua khắp bộ bốc hơi.

1.4.6. Các bộ phận khác trong hệ thống điều hòa trên xe 

     Ngoài những bộ phận cơ bản trên trong hệ thống điều hào không khí trên xe, thì còn có các bộ phận khác cũng rất quan trọng trong hệ thống như:

*Van giảm áp và phớt làm kín trục

Hình 1.41. Van giảm áp và phớt làm kín trục

Nếu giàn nóng không được thông hơi bình thường hoặc độ lạnh vượt quá mức độ cho phép, thì áp suất ở phía có áp suất cao của giàn nóng và bình chứa/máy hút ẩm sẽ trở nên cao bất thường tạo nên sự nguy hiểm cho đường ống dẫn. Để ngăn không cho hiện tượng này xảy ra, nếu áp suất ở phía có áp suất cao tăng lên khoảng từ 3,43 Mpa (35kgf/cm2) đến 4,14 Mpa (42kgf/cm2) thì van giảm áp mở để giảm áp suất.

*Công tắc áp suất

Máy nén khí loại cánh quạt xuyên có một công tắc nhiệt độ đặt ở đỉnh của máy nén để phát hiện nhiệt độ của môi chất. Nếu nhiệt độ của môi chất cao quá mức, thanh lưỡng kim ở công tắc sẽ biến dạng và đẩy thanh đẩy lên phía trên để ngắt tiếp điểm của công tắc. kết quả là dòng điện không đi qua ly hợp từ và làm cho máy nén dừng lại. Do đó ngăn chặn máy nén bị kẹt.

Hình 1.42. Công tắc áp suất

* Hệ thống đường ống cao áp và thấp áp

a. Nhiệm vụ

Hệ thống đường ống trong hệ thống điều hòa không khí trên ô tô có nhiệm vụ là dẫn môi chất đến các bộ phận của hệ thống. Hình 1.43 thể hiện đường ống trong hệ thống điều hòa không khí trên xe.

Hình 1.43. Đường ống trong hệ thống điều hào trên xe.

b. Cấu tạo

Cấu tạo đường ống trong hệ thống điều hào trên xe được thể hiện như hình 1.44.

Hình 1.44. Cấu tạo ống dẫn.

1-Lớp chịu lực bằng vật liệu polyeste     2-Lớp cao su chịu giản nở

                  3-Lớp cao su phía trong                         4-Lớp nhựa (nylon).

c. Nguyên lý hoạt động

    Sau khi nhận không khí từ giàn lạnh cùng với môi chất sẽ được đường ống đưa tới các bộ phận bộ lọc gas. Sau đó tại bộ phận lọc gas sẽ có hai đường ống, một đường cung cấp và đi ra giàn lạnh, còn một đường ống lại về máy nén. Từ máy nén sẽ trở về điểm cuối của giàn nóng bằng một đường ống hơi áp suất cao (màu đỏ).

Trong hệ thống lạnh trên ô tô có 2 đường ống chính và cũng được phân thành 2 nhánh riêng. Qua hình 1.44 ta thấy:

- Nhánh có áp suất thấp (đường màu vàng) được giới hạn bởi phần môi chất sau van tiết lưu và cửa vào của máy nén. Đường ống này có đường kính lớn và lạnh khi hệ thống hoạt động.

- Nhánh có áp suất cao (màu xanh nhạt) được giới hạn bởi phần môi chất ngay trước van tiết lưu và cửa ra của máy nén. Đường ống này có đường kính nhỏ hơn nhánh trên và có nhiệt độ cao hơn.

 

 

* Mắt gas

   Mắt gas cho phép quan sát dòng chảy của môi chất lạnh trong hệ thống lạnh. Nó dùng để kiểm tra mức độ điền đầy của dòng chảy. Hình 1.45 là thể hiện mắt gas trên hệ thống điều hòa và hình 1.46 là cấu tạo mắt gas, kiểm tra tình trạng dòng chảy.

Hình 1.45. Mắt gas trên hệ thống điều hào.

Hình 1.46. Cấu tạo mắt gas, kiểm tra tình trạng dòng chảy.

*Quạt giải nhiệt giàn nóng và giànlạnh

   Quạt giải nhiệt giàn nóng có công dụng thổi luồng khí mát xuyên qua bộ ngưng tụ (giàn nóng) để giải nhiệt bộ này, hoặc thổi một khối lượng lớn không khí xuyên qua bộ bốc hơi (giàn lạnh) để truyền nhiệt cho bộ này.

Trong hệ thống điện lạnh ôtô có hau loại hệ thống quạt được sử dụng:

- Loại máy quạt có cánh thông thường được gắn trước bộ ngưng tụ để thổi gió tản nhiệt cho bộ này

Hình 1.47. Các loại quạt

- Loại quạt lồng sóc hút không khí nóng trong cabin xe hoặc từ ngoài xe vào thổi xuyên qua giàn lạnh trao nhiệt cho bộ này và đưa không khí mát khô trở lại cabin ôtô

- Trên hầu hết các loại ô tô du lịch đều trang bị hai quạt tản nhiệt một quạt giải nhiệt giàn nóng quạt còn lại giải nhiệt két nước. Vận tốc của hai quạt này thay đổi tùy theo nhiệt độ của nước làm mát.

Loại quạt lồng sóc được lắp trong vỏ bộ bốc hơi. Quạt lồng sóc là một ống được chế tạo bằng thép lá hoặc bằng chất dẻo có nhiều cánh xếp nghiêng song song. Khi hoạt động không phát ra tiếng ồn như loại cánh, năng suất hút và đẩy không khí khá tốt.

Quạt lồng sóc được điều khiển hoạt động với nhiều vận tốc khác nhau nhờ bộ điện trở lắp ráp trong mạch điện điều khiển.

Hình 1.48. Quạt lồng sóc

* Bộ lọc không khí

Hình 1.49. Vị trí bộ lọc không khí

Bộ lọc điều hòa không khí được đặt ở cửa hút của điều hòa không khí để làm sạch không khí đưa vào trong xe.

Khi bộ lọc bị tắc do bẩn sẽ rất khó đưa không khí vào trong xe, điều này làm cho điều hòa kém. Để ngăn ngừa điều này xảy ra cần phải kiểm tra và thay thế bộ lọc một cách định kỳ. Chu kỳ để kiểm tra và thay thế bộ lọc không khí khác nhau tùy theo kiểu xe và điều kiện làm việc và do đó phải tham khảo lịch bảo dưỡng xe.

Có hai loại bộ lọc không khí: một loại chỉ lọc bụi và loại kia còn có tác dụng khử mùi bằng than hoạt tính.

Bộ lọc không khí được lắp đặt ở phần lớn các xe ngày nay và bộ lọc được thay thế một cách dễ dàng.

* Ga lạnh

    Môi chất hay còn được gọi là gas lạnh trong hệ thống điều hòa trên ô tô là chất trao đổi nhiệt khi nó tuần hoàn. Nó nhận nhiệt khi bay hơi và giải phóng nhiệt khi nó hoá lỏng.

Có 2 loại ga lạnh là CFC-12(R12) và HCF-134a(R134a), nhưng hiện nay người ta sử dụng HCF-134a, do CFC-12 gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và là tác nhân chính gây ra hiện tượng nhà kính.

Tính chất của gas lạnh trong hệ thống điều hòa:

+ Dễ bay hơi và hóa lỏng.

+ Không độc, không cháy, không nổ, không ăn mòn và không mùi.

+ Ổn định và chất lượng không thay đổi.

Đặc tính của CFC-12(R12)

    CFC-12 (R-12) đã được sử dụng trong điều hoà ô tô tới tận năm 1995. Tuy nhiên người ta phát hiện ra rằng CFC-12 (R-12) có thể phá huỷ tầng ô zôn khi nó bay vào tầng không khí. Việc phá huỷ tầng ô zôn sẽ làm tăng lượng bức xạ từ mặt trời đến trái đất gây ra bệnh ung thư da và huỷ hoại môi trường, đây là một vấn đề có tính toàn cầu.

Hình 1.50. Môi chất R-12

Vì vậy khi cần phải thay thế hoặc sửa chữa các chi tiết của điều hoà phải thu hồi lại môi chất. Tuy nhiên nếu môi chất được phục hồi một cách chính xác bằng máy phục hồi môi chất thì môi chất sẽ không giảm đi các tính chất của nó khi tái sử dụng.

Hiện nay môi chất HFC -134a (R 134a) không có các chất phá huỷ tầng ô zôn đang được sử dụng. Hệ thống điều hoà được thiết kế để sử dụng môi chất HFC-134a (R 134a) không tương thích với loại điều hoà được thiết kế để sử dụng môi chất HFC-12 (R12), do đó cần phải rất cẩn thận không được nhầm lẫn các loại môi chất và dầu máy nén hoặc sử dụng lẫn lộn chúng.

Đặc tính của HCF-134a (R134a)

    R-134a sôi ở -26,9 độ C dưới áp suất khí quyển và sôi ở -10,6 độ C dưới áp suất 1kgf/cm2. Ga điều hoà HCF-134a bay hơi ở nhiệt độ và áp suất thấp, nhưng khi áp suất cao thì nó chuyển về trạng thái lỏng và không bay hơi thậm chí khi nhiệt độ cao. Điều hoà ô tô sử dụng tính chất này và làm cho môi chất dễ dàng hoá lỏng bằng cách sử dụng máy nén.

Hình 1.51. Môi chất R-134a

Ví dụ, môi chất ở dạng khí có nhiệt độ 700C và áp suất 1,47 MPa (15 kgf/cm2) được nén bằng máy nén khí xuống khoảng 12 hoặc 130C sẽ làm cho môi chất dễ hoá lỏng.

1.4.7. Hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô

    Trong hệ thống điều khiển tự động EATC (electronic Automatic Temperature Control) có trang bị bộ vi sử lý để giúp hệ thống duy trì được nhiệt độ mát lạnh định sẵn một cách ổn định. Đồng thời có thể điều khiển được nhiệt độ ở phía ghế tài xế và khu vực ghế hành khách một cách độc lập. Hệ thống tự động này có khả năng phân phối luồng khí mát đến các hàng ghế phía sau nhưng không ảnh hưởng tới luồng khí mát thổi đến các ghế ngồi phí trước. Hệ thống điều hòa không khí tự động được kích hoạt bằng cách đặt nhiệt độ mong muốn bằng núm chọn nhiệt độ ấn vào công tắc AUTO. Hệ thống sẽ điều chỉnh ngay lập tức và duy trì nhiệt độ ở mức đã thiết lập nhờ chức năng điều khiển tự động của ECU

Hình 1.52. Sơ đồ điều khiển điều hòa không khí tự động ô tô

Hệ thống được điều khiển nhiệt độ tự động EATC tiếp nhận thông tin nạp vào từ sáu nguồn khác nhau xử lý thông tin và sau cùng ra lệnh bằng tín hiệu để điều khiển các bộ tác động cổng chức năng. Sáu nguồn thông tin bao gồm:

+ Bộ cảm biến năng lượng mặt trời, cảm biến này là một pin quang điện được cài đặt trên bảng đồng hồ, các chức năng đo lường ghi nhận từ mặt trời.

+ Bộ cảm biến nhiệt độ bên trong xe, nó được cài đặt phía sau bảng đồng hồ và có chuwacs năng theo dõi, đo kiểm tra nhiệt độ của không khí bên trong khoang cabin ô tô.

+Bộ cảm biến môi trường ghi nhận nhiệt độ của phía ngoài xe.

+ Bộ cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ.

+ Công tắc áp suất điều khiển bộ ly hợp từ buly máy nén theo chu kỳ.

+ Tín hiệu cài đặt từ bảng điều khiển về nhiệt độ mong muốn và về vận tốc quạt gió.

Sau khi nhận được các thông tin tín hiệu đầu vào, cụm điều khiển điện từ EATC (ECU) sẽ phân tích xử lý thông tin và phát tín hiệu điều khiển bộ cháp hành điều chỉnh tốc độ quạt giàn nóng giàn lạnh quạt két nước động cơ điều chỉnh chế độ thổi khí và luồng khí ứng với nhiệt độ thích hợp.

Hình 1.53. Vị trí các bộ phận trong hệ thống điều hòa tự động

*Cảm biến nhiệt độ trong xe

Hình 1.54. Cảm biến nhiệt độ trong xe.

    Cảm biến nhiệt độ trong xe là nhiệt điện trở được lắp trong bảng táp lô có một đầu hút. Đầu hút này dùng không khí được thổi vào quạt gió để hút không khí bên trong xe nhằm phát hiện nhiệt độ trung bình trong xe.Cảm biến phát hiện nhiệt độ trong xe dùng làm cơ sở cho việc điều khiển nhiệt độ.

*Cảm biến nhiệt độ ngoài xe

Hình 1.55. Cảm biến nhiệt độ ngoài xe

     Cảm biến nhiệt độ ngoài xe là một nhiệt điện trở và được lắp ở phía trước của giàn nóng để xác định nhiệt độ ngoài xe.Cảm biến này phát hiện nhiệt độ ngoài xe để điều khiển thay đổi nhiệt độ trong xe do ảnh hưởng của nhiệt độ ngoài xe.

*Cảm biến bức xạ mặt trời

   Cảm biến bức xạ nắng mặt trời là một đi ốt quang và được lắp ở phia trên của bảng táp lô để xác định cường độ ánh sáng mặt trời.Cảm biến này phát hiện cường độ ánh sáng mặt trời dùng để điều khiển sự thay đổi nhiệt độ trong xe do ảnh hưởng của tia nắng mặt trời

Hình 1.56. Cảm biến bức xạ mặt trời

* Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh

Hình 1.57. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh

    Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh dùng một nhiệt điện trở và được lắp ở giàn lạnh để phát hiện nhiệt độ của không khí khi đi qua giàn lạnh (nhiệt độ bề mặt của giàn lạnh).

Nó được dùng để ngăn chặn đóng băng bề mặt giàn lạnh điều khiển nhiệt độ và điều khiển luồng khí trong thời gian quá độ

*Cảm biến nhiệt độ nước

Hình 1.58. Cảm biến nhiệt độ nước

   Cảm biến nhiệt độ nước là một nhiệt điện trở. Nó phát hiện nhiệt độ nước làm mát dựa vào cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ. Tín hiệu này được truyền từ ECU động cơ. ở một số kiểu xe cảm biến nhiệt độ nước làm mát được lắp ở két sưởi. Nó sử dụng để điều khiển nhiệt độ điều khiển việc làm nóng không khí.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU VÀ CÁC ĐIỀU KHIỂN CHÍNH TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE HONDA CRV

2.1. Giới thiệu qua về xe ô tô Honda CRV 2018

Tính thực dụng được Honda áp dụng tối đa trên CRV 2018. Hãng xe Nhật chọn cách tiếp cận táo bạo nhưng đủ an toàn để người dùng không quá ngợp trước sự thay đổi lần này. Tuy tổng thể vẫn là CR-V quen thuộc nhưng các đường nét đã "mập mạp" hơn trước khá nhiều.

Cụ thể, đầu xe dễ khiến người nhìn liên tưởng tới Honda Civic 2016. Lưới tản nhiệt được thiết kế lại, to lớn hơn, đi cùng cặp đèn pha full LED. Lần đầu tiên, Honda CRV 2018 được trang bị hệ thống tự đóng mở lưới tản nhiệt. Trong khi đó, đèn hậu không thay đổi quá nhiều. Điểm đáng nói nhất ở đuôi xe là công nghệ mở cốp không cần dùng tay như trên các xe sang. Khi người dùng phải bê đồ, chỉ cần có chìa khoá trong người và đá chân ở khu vực gầm, cốp xe sẽ tự động mở ra. 

Ở nội thất, toàn bộ hệ thống điều khiển vẫn giữ nét thân thiện với người sử dụng nhưng được bổ sung các chất liệu nhằm tăng tính sang trọng của Honda CRV 2018. Màn hình thông tin giải trí hiển thị màu, cảm ứng, kích cỡ 7inch và có hỗ trợ Apple CarPlay, Android Auto. 

Điểm quan trọng nhất, Honda tăng trục cơ sở của CR-V 2018 lên 2660mm, tăng 40mm so với thế hệ trước. Sự cơi nới này được dồn về phía sau, qua đó giúp Honda CRV sở hữu khoảng để chân rộng nhất phân khúc.

Một số trang bị thêm ở nội thất đáng chú ý gồm có: điều hoà hai vùng độc lập, đèn nội thất thay đổi theo tuỳ chỉnh, phanh điện tử EPB, cổng USB cho hàng ghế sau.

         Hai lựa chọn động cơ, trong đó đáng chú ý là bản 1.5L turbo, công nghệ DOHC, công suất cực đại 188 tại 5600 v/ph, mô men xoắn cực đại 240Nm tại 2000-5000 v/ph. Riêng bản này trang bị khởi động bằng nút bấm.

Lựa chọn còn lại là 2.4L i-VTEC, 184 mã lực tại 6400 v/ph, 244Nm tại 3900 v/ph. Cả hai bản động cơ đều đi cùng hộp số vô cấp CVT giúp Honda CRV 2018 tiết kiệm nhiên liệu nhất trong phân khúc.

Xe sẽ được công bố giá và bán ra thị trường từ cuối năm nay tại Mỹ. Sau đó, Honda CR-V 2018 thế hệ thứ 5 sẽ xuất hiện tại nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Hình dáng của xeHonda CRV 2018 được thể hiện trên hình 2.1 và bảng 2.1

Hình 2.1 Xe Honda CRV

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT

    Honda CR-V 2018 là một mẫu xe crossover 7 chỗ hiện đại, thiết kế trẻ trung, được trang bị nhiều công nghệ an toàn và tiện nghi cùng với không gian nội thất rộng rãi so với phân khúc cùng giá bán hợp lý. Mẫu xe này sẽ là một phương tiện di chuyển cá nhân rất phù hợp cho cách doanh nhân thành đạt có tuổi đời từ trẻ đến trung niên. Các nữ doanh nhân cũng là một đối tượng khách hàng rất hợp với mẫu xe này.

Ngoải ra, sau những giờ làm việc căng thẳng, những chuyến di lịch dài ngày cùng với gia đình cũng sẽ được Honda CR-V phục vụ chu đáo nhờ không gian nội thất thoải mái, các tính năng an toàn hiện đại và khả năng tiết kiệm nhiên liệu ở mức chấp nhận được.

Các thông số cơ bản của xe Honda CRV 2018được chỉ ra trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe.

STT

Đặc điểm

Thông số

1

Động cơ

Kiểu

Dung tích xi lanh

Đường kính x hành trình piston

Công suất cực đại / tốc độ quay

Moomen xoắn cực đại / tốc độ quay

Dung tích thùng nhiên liệu

1.5L DHC VTEC-TURBO

4 xylanh thẳng hàng 16 van

1.498

126 x 155 (mm)

188/5600

240 / 2000-5000

 

57 lít

2

Hộp số

Tỷ số truyền hộp số chính

5 số tự động

ih1 = 7, 40; ih2 = 4,10; ih3 = 2,48; ih4 = 1,56; ih5 = 1,00; ih6 = 0,74; iR = 6,26

3

Kích thước tổng thể (DxRxC)

Chiều rộng cơ sở

Chiều dài cơ sở

Khoảng sáng gầm xe

4584 x 1855 x 1679 (mm)

1617 (mm)

2660 (mm)

198 (mm)

4

Trọng lượng không tải

Trọng lượng toàn

Số chỗ ngồi

1601 (kg)

2126 (kg)

7 chỗ

5

Bánh xe

Cỡ lỗp

La-zăng đúc

Dung tích thùng nhiên liệu

42,6 %

235/60R18

18 (inch)

57 (lít)

2.2. Khái quát hệ thống điều hòa

2.2.1. Sơ đồ hệ thống điều hòa không khí tự động trên xe Honda CRV 2018

Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa ô tô

2.2.2. Nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí trên xe Honda CRV 2018

    Trên phần lớn các xe ô tô hiện nay, lốc lạnh hay còn gọi là máy nén khí được truyền độngqua dây cu roa động cơ. Từ lốc lạnh, gas lạnh được bơm ra ở trạng thái hơi, nóng, áp suấtcao đi vào dàn nóng (còn gọi là dàn ngưng). Tại đây, gas lạnh dạng hơi sẽ được làm mátrồi ngưng tụ thành dạng lỏng. Khi qua phin lọc gas, các cặn bẩn cùng nước có trong gaslạnh sẽ bị chặn lại; sau đó, gas lạnh dạng lỏng tiếp tục đi vào van tiết lưu; Khi đến đây, ápsuất của gas lạnh giảm đột ngột và do đó, xảy ra hiện tượng gas lạnh “sôi“ ở nhiệt độ thấp.Khi vào dàn lạnh (còn gọi là dàn bốc hơi), gas lạnh bốc hơi mạnh, hút nhiệt của dàn và làmlạnh không khí thổi qua dàn ra các cửa gió. Sau khi đi qua dàn lạnh, ga lạnh ở dạng hơi,lạnh, áp suất thấp sẽ được hút về lốc lạnh và lặp lại chu trình như trên.

2.2.3. Các thành phần chính trong hệ thống điều hòa trên xe Honda CRV 2018

2.2.3.1. Máy nén

a. Nhiệm vụ:

   Máynénnhậndòngkhíởtrạngtháicónhiệt độvàápsuấtthấp.Sauđó dòng khí nàyđượcnén,chuyểnsangtrạngtháikhícónhiệtđộvàápsuấtcaovàđượcđưatới giànnóng.

Hình 2.3. Máy nén trên xe Honda CRV

b. Cấu tạo

Khi trục quay chốt dẫn hướng quay đĩa chéo thông qua đĩa có vấu được nối trực tiếp với trục.Chuyển động quay này của đĩa chéo chuyển thành chuyển động của piston trong xylanh để thực hiện việc hút nén xả của môi chất.Với ưa điểm cấu tạo đơn giản,vận hành dễ dàng,khả năng ứng dụng cao mà giá thành ở mức phải chăng.

Hình 2.4. Cutạomáynénkiểu đĩa lắc.

c. Nguyênlýhoạtđộng

Nguyên lý hoạt động củamáynén được chi làm 3 gia đoạn:

*Gia đoạn1: Sựhút môichấtcủamáynén

Khipistonđitừđiểmchếttrênxuốngđiểmchếtdưới,cácvanhútđượcmở ramôichấtđượchútvàoxylanhcôngtácvàkếtthúckhi pistontới điểmchết dưới.

*Giai đoạn2: Sựnénmôichấtcủamáynén

Khipistonđitừđiểmchếtdướitớiđiểmchếttrên,vanhútđóng,vanđẩymở vớitiếtdiệnnhỏhơnnênápsuấtcủamôichấtrasẽcaohơnkhiđượchútvào.Quá trìnhnàykếtthúckhi pistontới điểmchếttrên.

* Giai đoạn3: Khipistontới điểmchếttrên,thìquytrìnhlại đượclập như ban đầu

d. Cảm biến tốc độ máy nén

    Trên máy nén có gắn một cảm biến tốc độ, nhằm điều tiết quá trình làm việc của máy nén. Hình 2.5 thể hiện cảm biến tốc độ máy nén.

Hình 2.5. Cảm biến tốc độ máy nén.

Cảm biến tốc độ máy nén được gắn trên máy nén. Cấu tạo của nó gồm một lõi sắt và một cuộn dây có chức năng như máy phát điện. Đĩa vát trong máy nén có gắn một nam châm. Khi đĩa vát quay sinh ra các xung điện. ECU A/C có thể đếm tốc độ xung để biết tốc độ máy nén.

Việc phát hiện tốc độ máy nén giúp cho ECU A/C xác định được trạng thái làm việc của máy nén cũng như kịp thời ngắt máy nén khi máy nén gặp sự cố.

2.2.3.2. Bộ ly hợp điện tử

a. Nhiệm vụ: Bộ ly hợp điện tử trên xe Honda CRV, có nhiệm vụ là đóng mở ly hợp để dừng hoặc mở máy nén.

b. Cấu tạo :

    Cấu tạo của bộ ly hợp điện tử trên xe Honda CRV được thể hiện trên hình 2.6.

Hình 2.6. Bộ ly hợp điện tử.

Qua hình 2.6 ta thấy: Bộ ly hợp điện tử trong máy nén bao gồm các bộ phận như: Đĩa ly hợp, ổ bi, trục máy nén, cuộn dây, puly, trục chặn, đế chặn.

c. Nguyên lý hoạt động

    Tùy theo cách thiết kế, bộ ly hợp từ trường thường được điều khiển cắt nối nhờ bộ cảm biến nhiệt điện, bộ cảm biến này hoạt động dựa theo áp suất hay nhiệt độ của hệ thống điều hòa không khí. Khi ly hợp từ được đóng dòng điện chạy qua cuộn dây Stator và làm cho từ trường cuộn của cuộn dây nam châm mạnh lên. Kết quả làm Stator hút bộ phận định tâm với một lực từ mạnh đủ để máy nén quay cùng với puly để thực hiện chu trình.

2.2.3.3. Bộ ngưng tụ (giàn nóng)

a. Nhiệm vụ

    Bộ ngưng tụ trong hệ thống điều hòa không khí trên xe được thiết kế bao gồm các ống và các cánh tản nhiệt bằng nhôm được lắp phía trước két nước có nhiệm vụ giảm nhiệt độ,chuyển đổi chất lạnh ở dạng hơi thành dạng lỏng ở nhiệt độ cao.

Hình 2.7. Giàn nóng.

Hình 2.8. Quạt làm mát.

b. Cấu tạo: Cấu tạo bộ ngưng tụ (giàn nóng) được trong hệ thống điều hoà trên xe được thể hiện như hình 2.9.

Hình 2.9. Cấu tạo của giàn nóng.

1-Giàn nóng; 2-Cửa vào; 3-Khí nóng; 4-Môi chất lạnh từ máy nén đến; 5-Cửa ra; 6-Môi chất lạnh đi ra giàn lạnh (bộ bốc hơi); 7-Không khí lạnh; 8-Quạt giàn nóng; 9-Ống dẫn chữ U; 10-Cánh tản nhiệt.

Qua hình 2.9 ta thấy: Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một tấm kim loại dài uốn cong thành nhiều hình chữ U nối tiếp nhau xuyên qua vô số cánh tỏa nhiệt mỏng, các cánh tỏa nhiệt bám chặt và bám sát quanh ống kim loại. Kiểu thiết kế này làm cho bộ ngưng tụ có diện tích tỏa nhiệt tối đa đồng thời chiếm một khoảng không gian tối thiểu, làm cho quá trình lưu đổi được thực hiện dễ dàng.

c. Nguyên lý hoạt động

   Khi môi chất được máy nén, nén từ thể khí dưới áp suất thấp và nhiệt độ thấp thành môi chất có áp suất và nhiệt độ cao đi vào giàn nóng. Giàn nóng có cấu tạo các ống hình chữ U, xung quanh ống là các cánh mỏng giúp môi chất giải nhiệt nhanh. Đồng thời môi chất được quạt ở giàn nóng thổi nhằm nhanh làm nguội. Môi chất sau khi đi qua giàn nóng được giải nhiệt từ thể khí biến thành thể lỏng có áp suất và nhiệt độ cao.

2.2.3.4. Bình chứa- lọc hút ẩm

a. Nhiệm vụ

   Bình chứa - lọc hút ẩm có nhiệm vụ là giúp lọc các tạp chất có trong môi chất, làm cho môi chất trở nên tinh khiết hơn. Hình 2.10 là hình dáng của bình chứa - bình lọc hút ẩm.

Hình 2.10. Hình dáng của bình chứa - bình lọc hút ẩm.

b. Cấu tạo

    Cấu tạo của bình chứa - lọc hút ẩm được thể hiện như hình 2.11.

                               

Hình 2.11. Cấu tạo của bình chứa - lọc hút ẩm.

                  1.Môi chất đi vào; 2,4 Lưới lọc ; 3.Môi chất đi ra; 5.Chất khử ẩm.

Qua hình 2.11 ta thấy: Bình chứa - lọc hút ẩm có vỏ bọc bằng kim loại, bên trong có lưới lọc và túi chứa chất khử ẩm (disecant) chất khử ẩm là một vật liệu có đặc tính hút ẩm lẫn trong môi chất rất tốt như oxit nhôm, silica alumina và chất silicagel.

2.2.3.5. Bộ bốc hơi (giàn lạnh)

a. Nhiệm vụ: Giàn lạnh làm bay môi chất ở dạng sương sau khi qua van dãn nở có nhiệt độ và áp suất thấp và làm lạnh không khí xung quanh nó. Môi chất sau khi qua van tiết lưu làm áp suất giảm nhanh, nhiệt truyền từ thể lỏng sang thể khí này. Môi chất lạnh được dẫn đến giàn lạnh nhờ các ống xếp thành hình chữ U cùng với các cách tản nhiệt. Tại đây, nhiệt độ thấp của giàn lạnh được dẫn ra ngoài ngoài bởi quạt của giàn lạnh.

Hình 2.12. Giàn lạnh.

b. Cấu tạo

Bộ bốc hơi trong hệ thống điều hòa không khí trên xe được thể hiện như hình 2.13.

1-Cửa dẫn môi chất vào; 2-Cửa dẫn môi chất ra; 3-Cánh tản nhiệt; 4.-Luồng khí lạnh; 5-Ống dẫn môi chất; 6-Luồng khí nóng

Hình 2.13. Cấu tạo (bộ bốc hơi) giàn lạnh.

Qua hình 2.13 ta thấy: Bộ bốc hơi được cấu tạo bằng một ống kim loại (5) dài uốn cong chữ U đi xuyên qua vô số các la mỏng tản nhiệt (3). Các lá mỏng hút nhiệt được bám sát tiếp xúc hoàn toàn quanh ống dẫn môi chất lạnh. Cửa vào của môi chất được bố trí bên dưới còn cửa ra bố trí bên trên bộ bốc hơi.Một quạt điện lồng sóc được đặt sau giàn lạnh thổi không khí xuyên qua giàn lạnh đưa khí mát ra ngoài.

c. Nguyên lý hoạt động:Trong quá trình hoạt động, bên trong bộ bốc hơi xảy ra hiện tượng sôi và bốc hơi của môi chất lạnh. Quạt gió sẽ thổi luồng không khí qua giàn lạnh, không khí đó được làm mát và được đưa vào trong xe.

Bộ bốc hơi còn có chức năng hút ẩm, chất ẩm sẽ ngưng tụ thành nước và được hứng đưa ra bên ngoài qua đường ống.

2.2.3.6. Van tiết lưu hay van giãn nở

a. Chức năng. Van tiết lưu loại hộp có cùng nguyên lý như loại nhiệt. Cũng có bộ cảm nhận nhiệt độ ga, cảm nhận áp suất ga. Các bộ phận này được bố trí bên trong thân van nên dễ bố trí, độ tin cậy, tuổi thọ cao hơn. Van vẫn có đặc điểm như van tiết lưu truyền thống, tức là vẫn có thể điều chỉnh lượng phun theo tải làm lạnh. Ga lỏng sau khi đi qua bình chứa/hút ẩm được phun ra từ một van tiết lưu làm cho ga lỏng giãn nở đột ngột và biến thành dạng sương mù có áp suất và nhiệt độ thấp.

b. Cấu tạo.

Hình 2.14. Cấu tạo van tiết lưu

2.2.3.7. Môi chất làm lạnh

Môi chất làm lạnh sử dụng trong hệ thống điều hòa không khí ôtô

Các ôtô đời cũ sử dụng môi chất R-12 (Freon 12). Môi chất lạnh R12 gây ảnh hưởng đến tầng ozôn bao xung quanh trái đất.

Các ôtô ngày nay sử dụng môi chất R-134a (H-FKW 134a). Đây là môi chất dạng khí, không màu, mùi ête nhẹ, nhiệt độ sôi là 26,5oC và ít gây hại cho tần ozôn.

Hình 2.15. Môi chất R-134a

2.3. Các điều khiển chính trong hệ thống điều hòa tự động.

2.3.1. Điều khiển nhiệt độ không khí cửa ra (TAO)

 

Hình 2.16. Công thức tính nhiệt độ không khí cửa ra (TAO)                                      

     Để nhanh chóng điều chỉnh nhiệt độ trong xe theo nhiệt độ đặt trước, ECU nhận các thông tin được gửi từ cảm biến ( Cảm biến nhiệt độ trong xe, cảm biến nhiệt độ ngoài trời, cảm biến bức xạ mặt trời) và tín hiệu cài đặt nhiệt độ. ECU xử lý tín hiệu, tính toán và đưa ra giá trị nhiệt độ không khí ở cửa ra (TAO).Để đạt được giá trị TAO thì ECU sẽ gửi tín hiệu điều khiển tốc độ quạt và điều khiển vị trí cánh trộn khí.

Nhiệt độ không khí (TAO) được hạn thấp trong những điều kiện sau :

+ Nhiệt độ đặt trước thấp hơn.

+ Nhiệt độ trong xe cao hơn.

+ Nhiệt độ bên ngoài xe cao.

+ Cường độ ánh sáng mặt trời lớn.

2.3.2. Điều khiển trộn gió

           Để điều chỉnh nhanh chóng nhiệt độ trong xe đạt được nhiệt độ đặt trước, nhiệt độ gió được điều khiển bằng cách điều chỉnh vị trí cánh điều khiển trộn gió qua đó thay đổi tỷ lệ không khí nóng và lạnh đưa vào trong xe.

           Một số loại xe, độ mở của van nước cũng thay đổi theo vị trí của cánh điều khiển. 

Hình 2.17. Điều khiển trộn gió.

- Điều chỉnh cực đại MAX : Khi nhiệt độ được đặt ở MAX COOL hoặc MAX HOT, cánh điều khiển trộn gió sẽ mở hoàn toàn về phía COOL hoặc HOT mà không phụ thuộc vào giá trị TAO.

- Điều khiển thông thường : Khi nhiệt độ đặt trước từ 18,5 đến 31,5 thì vị trí cánh điều khiển trộn gió được điều khiển dựa trên giá trị TAO để điều chỉnh nhiệt độ trong xe theo nhiệt độ đặt trước.Tính toán độ mở cánh điều tiể trộn gió như sau.Giả sử độ mở của cánh điều khiển trộn gió là 0% khi nó dịch chuyển hoàn toàn về phía COOL và 100% khi nó dịch chuyển hoàn toàn về phía HOT, thì nhiệt độ giàn lạnh gần bằng với TAO khi độ mở là 0%.Khi độ mở 100% thì nhiệt độ của két sưởi được tính toán từ nhiệt độ nước làm mát động cơ sẽ bằng TAO.

Độ mở xác định = (TAO – nhiệt độ giàn lạnh)/(Nhiệt độ nước làm mát – nhiệt độ giàn lạnh) x 100.

2.3.3. Điều khiển chia gió

     Có 5 chế độ dòng không khí ra :

- FACE : Thổi lên nửa trên của cơ thể.

 

       Hình 2.18.Điều tiết đóng mở cửa gió cho chế độ FACE.

- BI-LEVEL : Thổi vào phần thân trên của cơ thể và xuống chân.

 

Hình 2.19.Điều tiết đóng mở cửa gió cho chế độ BI-LEVEL.

 

-FOOT : Thổi vào chân

Hình 2.20.Điều tiết đóng mở cửa gió cho chế độ FOOT.

-DEF : Làm tan sương ở kính trước

Hình 2.21.Điều tiết đóng mở cửa gió cho chế độ DEF.

- FOOT-DEF : Thổi vào chân và làm tan sương ở kính trước

Hình 2.22.Điều tiết đóng mở cửa gió cho chế độ FOOT-DEF.

Hình 2.23.Chia gió trên xe.

2.3.4. Điều khiển tốc độ quay giàn lạnh                            

       Hình 2.24. Điều khiển tốc độ quạt.

Cấu tạo mạch điều khiển tốc độ quạt :

+ Motor quạt

+ Role EX – HI điều khiển quạt tốc độ cao.

+ ECU điều hòa.

+ Trazistor công suất và điện trở LO

Nguyên lý : Lưa lượng không khí thổi qua giàn lạnh được điều khiển thông qua điều khiển tốc độ của motor quạt gió. Nó dựa trên sự chênh lệch nhiệt độ trong xe và nhiệt độ đặt trước.

+ Khi có sự chênh lệch nhiệt độ lớn : Tốc độ motor quạt gió ( HI).

+ Khi chênh lệch nhiệt độ nhỏ : Tốc độ quạt gió thấp (LO).

TH1: Quạt chạy ở tốc độ thấp.

         Khi nhiệt độ trong xe nằm trong khoảng nhiệt độ xung quanh nhiệt độ đặt trước.ECU điều hòa điều khiển Tranzistor (OFF). Dòng điện qua motor quạt gió được nối mát thông qua điện trở LO.Đồng thời trên điện trở LO có sự sụt áp dẫn tới cường độ dòng điện qua motor quạt gió giảm.Quạt quay với tốc độ thấp.

        Ngoài ra điện trở LO còn có tác dụng bảo vệ cho tranzistor công suât. Khi motor quạt gió được kích hoạt sẽ có dòng điện lớn chạy trong mạch.Để bảo vệ tranzistor công suất,điện trở LO sẽ tiếp nhận dòng điện trước khi bật tranzistor công suất.

TH2 : Quạt chạy ở tốc độ cao (HI)

        Khi chênh lệch lớn giữa nhiệt độ trong xe và nhiệt độ cài đặt,ECU điều hòa sẽ điều khiển Tranzistor (ON).Tốc độ quạt gió sẽ được điều khiển thay đổi liên tục theo giá trị TAO bằng cách điều chỉnh dòng điện cực gốc của tranzistor công suất.

TH3: Quạt chạy ở tốc độ cao nhất (EX-HI).

       Trường hợp quạt gió cần quay tốc độ lớn nhất để đưa nhanh nhiệt độ về nhiệt độ cài đặt, ECU sẽ nối mass cho cuộn dây kích từ của role EX-HI, tiếp điểm thường mở đóng lại nối mass trực tieeso cho motor quạt gió.Như vậy tránh được sự tổn hao điện áp.

2.3.5. Điều khiển hâm nóng

                                            

       Hình 2.25. Điều khiển hâm nóng.

      Khi dòng khí được thiếp lập ở chế độ FOOT hoặc BI-LEVEL mà núm chọn tốc độ quạt được đặt ở vị trí AUTO,thì tốc độ quạt gió được điều khiển theo nhiệt độ nước làm mát.

            + Khi nhiệt độ nước làm mát thấp để tránh đưa vào xe gió lạnh, chức năng điều khiển hâm nóng sẽ hạn chế tốc độ quạt gió.

            + Khi hâm nóng không khí trong xe chức năng điều khiển hâm nóng không khí trong xe so sánh lượng không khí được xác định bởi cảm biến nhiệt độ nước làm mát và lượng khí tính toán từ TAO sau đó nó lấy giá trị nhỏ hơn và làm cho quạt quay ở tốc độ thấp hơn.

            + Sau khi hâm nóng không khí trong xe việc điều khiển hâm nóng sẽ trở về trạng thái điều khiển bình thường dựa trên TAO.

Sự điều khiển này chỉ kích hoạt cho quá trình sưởi chứ không cho quá trình làm mát.

2.3.6. Điều khiển gió trong thời gian quá độ.           

       Hình 2.26. Điều khiển tốc độ quạt trong thời gian quá độ.

      Khi xe đỗ dưới trời nắng trong một thời gian dài, điều hòa không khí sẽ thải ra không khí nóng ngay lập tức sau khi hoạt động.Chức năng điều khiển dòng khí trong thời gian quá độ sẽ ngăn chặn vấn đề này.

           + Khi nhiệt độ dàn lạnh cao hơn 30 độ (86 độ F).

Như chỉ ra trên hình vẽ chức năng điều khiển thời gian quá độ sẽ tắt motor quạt gió và để motor tắt khoảng 4 giây trong khi máy nén được bật lên để làm mát không khí bên trong bộ phận làm mát.

Khoảng 5 giây sau đó nó cho quạt gió chạy ở tốc độ thấp (LO) để nhả ra không khí đã được làm mát trong bộ phận làm mát rồi đưa vào xe.

            + Khi nhiệt độ giàn lạnh thấp hơn 30 độ  

Như chỉ trên hình vẽ,chức năng điều khiển theo thời gian quá độ sẽ cho quạt gió chạy ở tốc độ thấp (LO) khoảng 5 giây.

2.3.7. Điều khiển dẫn gió vào.

                                 

 Hình 2.27. Điều khiển dẫn gió vào.

     Chức năng này thông thường là để đưa không khí từ bên ngoài vào, khi chênh lệch nhiệt độ trong xe và nhiệt độ đặt trước lớn thì chức năng điều khiển dẫn gió vào tự động bật về chế độ tuần hoàn không khí trong xe để việc làm mát được hiệu quả hơn.

Điều khiển :

+ Thông thường :FRESH

+ Khi nhiệt độ trong xe cao : RECIRC.

2.3.8. Điều khiển tốc độ không tải.

Vai trò : Khi động cơ chạy không tải, công suất động cơ nhỏ.Bật máy nén sẽ làm quá tải động cơ,điều này có thể gây chết máy hoặc động cơ quá nóng. Để điều hòa hoạt động khi xe chạy ở chế độ không tải thì tốc độ động cơ phải được tăng lên một cách tự động gọi là điều khiển tốc độ không tải hay bù ga.

Đối với động cơ phun xăng điện tử :

      + Điều khiển van ISC để mở thông đường gió từ trước ra sau bướm ga khi xe chạy ở chế độ không tải.

      + Sử dụng hệ thống bướm ga điện tử thông minh (ETCS-i) điều khiển motor điện để kênh ga.

      + Đối với động cơ không sử dụng bướm ga mà điều khiển bằng xupap thì sẽ mở thêm xupap khi bật điều hòa ở chế độ không tải.

            

Hình 2.28. Điều khiển tốc độ không tải van ISC.

Nguyên lý : ECU điều khiển động cơ nhận tín hiệu công tắc A/C (ON) từ bộ điều khiển điều hòa. ECU điều khiển mở van điều chỉnh tốc độ không tải (van ISC).Một lượng khí nạp được đi tắt từ trước bướm ga ra sau bướm ga theo đường va ISC. Khi đó cả lượng khí nạp và nhiêu liệu đều tăng,giúp tăng tốc độ động cơ tới tốc độ thích hợp.

2.3.9. Điều khiển tốc độ quạt giàn nóng.

          Một cặp quạt của két nước và giàn nóng được sử dụng trong quá trình hoạt động của hệ thống điều hòa không khí.Các quạt này cung cấp 3 cấp điều khiển : Dừng, tốc độ thấp, tốc độ cao.

                                       

Hình 2.29.Sơ đồ điều khiển tốc độ giàn nóng và quạt két nước.

Chú thích :

 ­-Role côn từ điều khiển đóng ngắt máy nén được điều khiển bởi ECU điều hòa.

-Công tắc role 1 là công tắc thường đóng.

-Công tắc role 2 là công tắc kép để chuyển đổi chế độ mắc nối tiếp và mắc song song của quạt giàn nóng và quạt két nước làm mát.

-Công tắc role 3 là công tắc thường mở.

-Công tắc áp suất trung bình giãn nở khi :

-Công tắc nhiệt độ nước làm mát mở khi:

Hình 2.30.Bảng trạng thái hệ thống điều khiển quạt giàn nóng và quạt két nước.

Hình 2.31.Sơ đồ mạch điện quạt giàn nóng và quạt két nước ở các chế độ.

2.3.10. Điều khiển tan băng.

      Khi nhiệt độ bên trong giàn lạnh nhỏ hơn nhiệt độ đóng băng ,tuyết sẽ hình thành trên bề mặt của cánh tản nhiệt. Tuyết trong giàn lạnh ngăn chặn dòng khí qua các cánh này làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt vì vậy năng suất làm lạnh giảm.

*.Bộ điều hòa áp suất giàn lạnh (EPR):

Hình 2.32.Vị trí và cấu tạo của van EPR.

        Bộ điều hòa áp suất giàn lạnh (EPR) là một van điều chỉnh áp suất gồm một ống kim loại, piston và lo xo.Bộ phận này được lắp giữa giàn lạnh và máy nén để duy trì áp suất môi chất bên trong giàn lạnh ở 0,18 (Mpa) hoặc cao hơn để ngăn chặn sự đóng băng.

        Máy nén hoạt động liên tục trong loại sử dụng van EPR vì vậy sự thay đổi nhiệt độ đầu ra thấp.Van EPR hoạt động không sinh ra tiếng ồn nên được dùng rộng rãi trên xe hiện đại.

       Trong quá trình hoạt động, piston của van EPR  chịu tác dụng của áp suất bay hơi môi chất (Ps) và áp lực lò xo (Pe) sẽ dịch chuyển làm đóng hoặc mở đường dẫn môi chất từ giàn lạnh tới máy nén.Chuyển động này sẽ điều chỉnh áp suất bay hơi (Pe) cho giàn lạnh.Vì thế áp suất giàn lạnh không xuống dưới 0,18 (Mpa) ngăn chặn tuyết xuất hiện.

       + Khi nhiệt độ trong xe cao, tải nhiệt tăng áp suất bay hơi (Pe) lớn hơn so với áp lực lò xo (Ps).Piston dịch chuyển sang phía trái làm mở van,môi chất bay hơi ở giàn lạnh được hút vào máy nén.            

Hình 2.33.Nguyên lý hoạt động của van EPR (nhiệt độ trong xe cao).

       + Khi nhiệt độ trong xe thấp, tải nhiệt giảm tức là áp suất (Pe) thấp hơn 0,18 (Mpa).Lúc này trong van EPR, giá trị (Pe) nhỏ hơn giá trị áp lực lò xò (Ps) và piston bị kéo trở lại qua phía phải. Van được đóng lại ngắt dòng môi chất trở về máy nén.Vì vậy áp suất giàn lạnh được tăng cao hơn, ngăn hiện tượng đóng băng giàn lạnh.

Hình 2.34.Nguyên lý hoạt động của van EPR (nhiệt độ trong xe thấp).

CHƯƠNG 3: CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE HONDA CRV

3.1. Các dạng hư hỏng của hệ thống điều hòa không khí

Hệ thống điều hòa không khí thường gặp các dạng hư hỏng sau đây:

- Hệ thống làm việc trong tình trạng thiếu môi chất.

- Hệ thống thừa ga hay giải nhiệt giàn nóng không tốt.

- Có hơi ẩm trong hệ thống lạnh.

- Sụt áp trong máy nén.

- Tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh.

- Khí lọt vào hệ thống.

- Van tiết lưu mở quá lớn.

Nguyên nhân, triệu trứng hư hỏng và biện pháp khắc phục hệ thống điều hòa không khí trên xe được thể hiện như bảng 3.1.

Bảng 3.1. Nguyên nhân, triệu trứng hư hỏng và biện pháp khắc phục hệ thống điều hòa không khí trên xe

TT 

Triệu trứng   

Nguyên nhân

 

Biện pháp khắc phục

1

Hệ thống làm việc trong tình trạng thiếu môi chất.

+ Thiếu môi chất.

+ Rò rỉ ga.

 

+ Kiểm tra rò rỉ và sửa chữa.

+ Nạp thêm môi chất lạnh.

2

Hệ thống thừa ga hay giải nhiệt giàn nóng không tốt.

+ Thừa môi chất.

+ Giải nhiệt giàn nóng kém.

+ Điều chỉnh đúng lượng môi chất.

+ Vệ sinh giàn nóng.

+ Kiểm tra hệ thống làm mát của xe (quạt điện…)

3

Có hơi ẩm trong hệ thống lạnh.

+ Hơi ẩm lọt vào hệ thống làm lạnh.

+ Thay phin lọc, bình chứa.

+ Hút chân không triệt để trước khi nạp ga.

4

Sụt áp trong máy nén.

+ Sụt áp ở phía máy nén.

+ Kiểm tra sửa chữa máy nén

5

Tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh.

+ Bụi bẩn hoặc hơi ẩm gây tắc nghẽn, đóng băng tại van tiết lưu, van EPR hoặc các lỗ khác.

+ Rò rỉ ga ở thanh cảm nhận nhiệt

+ Phân loại nguyên nhân gây tắc. Thay thế các bộ phận, chi tiết gây ra tắc nghẽn.

+ Hút chân không hệ thống.

 

6

Khí lọt vào hệ thống .

+ Hút chân không không triệt để.

+ Rò rỉ trên các đường ống dẫn.

+ Kiểm tra các đường ống dẫn.

+ Hút chân không triệt để trước khi nạp ga.

7

Van tiết lưu mở quá lớn.

+ Hỏng van tiết lưu hoặc điều chỉnh không đúng.

+Kiểm tra và sửa chữa tình trạng lắp đặt của ống cảm nhận nhiệt.

8

Hệ thống điện lạnh trên ô tô vẫn làm việc bình thường nhưng không mát và mát rất ít.

+ Bộlọc giócủa hệ thống điều hòakhôngkhíbịtắc (đối với xe còn mới).

+Dâycuroa dẫnđộngmáy nén bịtrùng vàtrượt.

+ Hệthốngbị haogadocácđườngốngbịlãohóa,ròrỉhoặccácgioăngbịhở (đối với xe sử dụng lâu năm).

+ Vệsinhtấmlướilọc.

+ Thay dây curoa, kiểm tra đường ống dẫn ga, gioăng  tại các đầu nối…

9

Hệ thống điện lạnh trên ô tô vẫn làm việc bình thường, có mát nhưng mát không sâu

+ Giàn nóng và giàn lạnh bị bẩn.

+ Dàn nóng tỏa nhiệt kém.

+ Dàn lạnh không lan tỏa được không khí ra xung quanh.

+ Dùng nước hoặc kết hợp với hóa chất chuyên dùng để bào dưỡng vệ sinh giàn nóng và giàn lạnh.

+ Đưa đến các trung tâm bảo dưỡng chuyên nghiệp để bảo dưỡng. Vì các hệ thống này đều phức tạp cần máy móc thiết bị chuyên dùng.

10

Hệ thống điện lạnh trên ô tô làm việc bình thường nhưng có mùi hôi.

+ Hệthốngthông giómát vàotrongkhoang xe đã bị bẩnhoặc bịtrụctrặc.

+ Đểcabinbị bẩnlâungày với cáctạpchất nhưmồ hôi,rác,mùithuốclá….bámcặntrongcácngócngáchcủa nội thấtxe

+ Vệ sinh nội thất sạch sẽ bằng thiết bị vệ sinh chuyên dùng.

 

3.2. Kiểm tra chuẩn đoán hệ thống điều hòa

3.2.1. Quy trình chuẩn đoán

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình

     Trước khi tiến hành kiểm tra, đo kiểm cần phải quan sát, xem xét kỹ chi tiết của hệ thống điện lạnh như sau:

Kiểm tra bằng cách quan sát:

- Dây curoa của máy nén phải được căng đúng mức quy định. Quan sát kỹ dây curoa không bị mòn khuyết, tước sợi, chai bóng và thẳng hàng giữa các puly truyền động. Nên dùng thiết bị chuyên dùng.

- Lượng khí không đủ thì kiểm tra bụi bẩn tắc nghẽn trong bộ lọc không khí.

- Nghe tiếng ồn gần máy nén không khí thì kiểm tra bu lông bắt máy nén khí và bu lông bắt giá đỡ.

- Chân gắn máy nén phải được xiết đủ lực vào thân xe, không nứt vỡ long lỏng.

- Cánh tản nhiệt của giàn nóng bị bụi bẩn, thì áp suất của giàn nóng sẽ giảm mạnh. Cần phải làm sạch tất cả bụi bẩn ở giàn nóng.

- Các vết dầu ở chỗ nối của hệ thống làm lạnh hoặc các điểm nối cho thấy các môi chất đang bị rò rỉ. Nếu tìm thấy các vết dầu như vậy thì phải xiết lại hoặc cần thay thế nếu cần thiết để ngăn chặn sự rò rỉ môi chất.

- Nghe thấy tiếng ồn gần quạt gió nếu quay mô tơ quạt gió tới các vị trí LO, MED, HI có tiếng ồn không bình thường hoặc sự quay của mô tơ không bình thường thì phải thay thế mô tơ quạt gió.

- Kiểm tra lượng môi chất qua kính quan sát: Nếu nhìn thấy lựng bọt khí lớn qua kính quan sát thì có ngĩa là lượng môi chất không đủ do đó cần phải bổ sung thêm môi chất cho đủ mức cần thiết. Trong trường hợp này cũng cần phải kiểm tra vết dầu như được trình bày ở trên để đảm bảo không có sựu rò rỉ môi chất. Nếu không nhìn thấy các bọt khí qua lỗ quan sát ngay cả khi giàn nóng được làm mát bằng cách dội nước lên nó thì có nghĩa dàn nóng quá nhiều môi chất do đó cần phải tháo bớt môi chất chỉ còn một lượng môi chất cần thiết.

Hình 3.2. Kiểm tra bằng tai và mắt

3.2.2. Các quy trình kiểm tra hệ thống điều hòa không khí

a. Kiểm tra dây cua roa

    Quy trình: + Nhấn xuống ở vị trí giữa của puli động cơ và puli máy nén, giữa puli máy nén và máy phát điện.

+ Kiểm tra độ lệch dây đai.

+ Kiểm tra độ lệch đai.

Khi độ căng dây đai quá lỏng:

+ Dây đai có thể trượt.

+ Máy nén hoạt động không đúng.

+ Dây đai có thể gây ồn hay hư hại bởi lực ma sát.

Khi dây đai quá căng:

+ Dây đai và bạc đạn của puli máy nén có thể hư hỏng.

Kiểm tra độ lệch dây đai có thể dùng thước thẳng đo độ lệch giữa 2 mặt puli, nếu có xảy ra sai lệch mặt phẳng 2 puli sẽ làm cho dây cua roa có thể bị nhảy ra ngoài, gây mài mòn, thậm chí bị đứt, làm cho hệ thống rung giật…

Nếu sai lệch xảy ra thì điều chỉnh lại cho đúng, trong bộ phận lắp đặc máy nén co cơ cấu để điều chỉnh độ đồng phẳng giữa 2 mặt puli.

Hình 3.3. Kiểm tra dây curoa

b. Kiểm tra vệ sinh lọc gió giàn lạnh

    Quan trọng nhất là kiểm tra các lọc gió và vệ sinh. Lọc gió nên được vệ sinh hàng tuần, điều này làm tăng hiệu suất và năng suất hoạt động điều hoà.

Quy trình:

+ Thổi gió nén lọc gió.

+ Loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và hơi ẩm.

+ Sau khi làm khô thì lắp lại.

Lọc gió điều hòa bẩn không được vệ sinh thay thế kiệp thời có thể gây ra các tác hại sau:

Giảm khả năng năng bụi của lọc

Giảm lượng gió đi qua giàn lạnh và dẫn đến làm giảm độ mát của xe.

Giảm tuổi thọ của quạt gió do lượng gió không đủ để làm mát mô tơ và mô tơ quạt luôn phải làm việc ở chế độ tải lớn.

Độ ồn trong xe tăng do bị bí gió.

Hình 3.4. Vệ sinh lọc gió dàn lạnh

c. Kiểm tra dầu bôi trơn máy nén

    Dầu bôi trơn máy nén rất quan trọng để hệ thống điều hoà hoạt động êm ái.

Qui trình:

+ Kiểm tra mực dầu bôi trơn.

+ Tiêu chuẩn: 2 / 3 của kính quan sát.

+ Sau khi thay thế các bộ phận của hệ thống điều hoà, hãy đảm bảo mực dầu bôi trơn.

Hình 3.5. Kính quan sát

Bảng 3.2: Bảng kiểm tra màu dầu bôi trơn

Màu dầu

Nguyên nhân có thể

Đỏ đen đậm

Bình thường

Đen

Hư hỏng của máy nén do carbon hóa

Bạc

Mòn các cổ trục thanh truyền máy nén

Sữa

Nước trọn lẫn trong môi chất làm lạnh

d. Kiểm tra bộ lọc tách ẩm

Trong trường hợp quá nhiều tạp chất trong ống dẫn, bộ lọc tách ẩm sẽ bị nghẹt.

Qui trình:

+ Cảm nhận nhiệt độ của đường vào lọc tách ẩm và đường ra lọc tách ẩm.                             

Nhiệt độ phải bằng nhau.

+ Nếu nhiệt độ khác nhau, hãy thay lọc (Lọc bị nghẹt)

Hình 3.6. Kiểm tra bộ lọc tách ẩm

e. Kiểm tra điều kiện làm việc của máy nén, kiểm tra khe hở ly lợp từ

    Hỏng lốc nén ở hệ thống điều hòa ô tô là một trong số trường hợp tế.và dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân dẫn đến hỏng lốc nén mà người sử dụng hay gặp phải:

Nạp ga lạnh giả,không đúng chủng loại,chất lượng,lẫn lộn nhiều loại ga khác nhau...

Lốc nén luôn làm việc ở chế độ tải lớn:Dàn nóng (giàn ngưng) bẩn;Quạt giải nhiệt giàn nóng hỏng hoặc sau khi sửa chữa,thay thế quạt không đúng chủng loại,không đúng thông số kỹ thuật,sai chiều quay...;hệ thống điều hòa hoạt động trong thời gian dài ở tình trạng bị thiếu ga;van tiết lưu không đúng chủng loại hoặc hiệu chỉnh không đúng kỹ thuật;giàn lạnh bẩn;đường dẫn ga,pin lọc ga bị nghẽn do bẩn.

Ly hợp đầu máy nén bị trược: Mặt bích hít bị mòn hoặc cong vênh hoặc căng chỉnh sai sau khi sửa chữa, ly hợp từ không đủ lực hút do bị lảo hóa hay điện áp cung cấp không đủ.

Bi đầu lốc nén bị hỏng: Không được bảo dưởng thay thế hoặc bảo dưởng sử dụng mở bôi trơn không đúng chủng loại.Hệ thống điền khiển máy lạnh bị hư hỏng; mất khả năng tự động ngắt lốc khi gặp sự cố kỷ thuật.Hệ thống lạnh không được bảo dưởng kỹ thuật theo đúng định kỳ.Thay lốc nén nhưng không kiểm ta, xử lý nguyên nhân gây ra hỏng lốc trước đó.

Kiểm tra hoạt động ly hợp từ khi bật công tắc A/C.Để kiểm tra ly hợp từ, nối cự âm ac quy vào vỏ máy nén, và cấp cực dương vào chân giắc nối. Nếu bạn nghe âm thanh hoạt động của ly hợp từ, thì nó bình thường.Tiếp theo kiểm tra khe hở của ly hợp từ bằng thước lá. Theo tiêu chuẩn trong cẩm nang sửa chữa.

Hình 3.7. Kiểm tra điều kiện làm việc của máy nén

3.3. Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống điều hòa

3.3.1. Xây dựng quy trình công nghệ bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống điều hòa không khí

a. Bảo dưỡng máy nén

Hình 3.8. Bảo dưỡng máy nén

    Việc bảo dưỡng máy nén là cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống hoạt động được tốt,bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có công suất lớn.

Máy lạnh dễ xảy ra sự cố ở trong 3 thời kỳ : Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy. Cứ sau 6.000 giờ thì phải đại tu máy một lần. Dù máy ít chạy thì 01 năm cũng phải đại tu 01 lần.

Các máy dừng lâu ngày , trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra.

Công tác đại tu và kiểm tra bao gồm:

+ Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả van hút máy nén.

+ Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu, các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau chùi các chi tiết. Trong các kỳ đại tu cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay dầu mỡ.

+ Kiểm tra dầu bên trong cacte qua cửa quan sát dầu. Nếu thấy có bột kim loại màu vàng, cặn bẩn thì phải kiểm tra nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân do bẩn trên đường hút, do mài mòn các chi tiết máy

+ Kiểm mức độ mài mòn của các thiết bị như trục khuỷu, các đệm kín, vòng bạc, pittông, vòng găng, thanh truyền vv. so với kích thước tiêu Chẩn. Mỗi chi tiết yêu cầu độ mòn tối đa khác nhau. Khi độ mòn vượt qúa mức cho phép thì phải thay thế cái mới.

+ Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén.

+ Đối với các máy nén lạnh các bộ lọc bao gồm: Lọc hút máy nén, bộ lọc dầu kiểu đĩa và bộ lọc tinh.

+ Đối với bộ lọc hút: Kiểm tra xem lưới có bị tắc, bị rách hay không. Sau đó sử dụng các hoá chất chuyên dụng để lau rửa lưới lọc.

+ Đối với bộ lọc tinh cần kiểm tra xem bộ lọc có xoay nhẹ nhàng không. Nếu cặn bẫn bám giữa các miếng gạt thì sử dụng miếng thép mỏng như dao lam để gạt cặn bẩn. Sau đó chùi sạch bên trong. Sau khi chùi xong thổi hơi nén từ trong ra để làm sạch bộ lọc.

+ Vệ sinh bên trong mô tơ: Trong quá trình làm việc không khí được hút vào giải nhiệt cuộn dây mô tơ và cuốn theo bụi khá nhiều, bụi đó lâu ngày tích tụ trở thành lớp cách nhiệt ảnh hưởng giải nhiệt cuộn dây.

+ Kiểm tra dự phòng: Cứ sau 3 tháng phải mở và kiểm tra các chi tiết quan trọng của máy như: xilanh, piston, tay quay thanh truyền, vv...

b. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ (giàn nóng)

    Tình trạng làm việc của thiết bị ngưng tụ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của hệ thống, độ an toàn, độ bền của các thiết bị.

Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ bao gồm các công việc chính sau đây

Để vệ sinh bình ngưng có thể tiến hành vệ sinh bằng thủ công hoặc có thể sử dụng hoá chất để vệ sinh.

Khi cáu cặn bám vào bên trong thành lớp dày, bám chặt thì nên sử dụng hoá chất phá cáu cặn. Rửa bằng dung dịch NaCO3 ấm, sau đó thổi khô bằng khí nén.

Trong trường hợp cáu cặn dễ vệ sinh thì có thể tiến hành bằng phương pháp vệ sinh cơ học. Khi tiến hành vệ sinh, phải tháo các nắp bình, dùng que thép có quấn vải để lau chùi bên trong đường ống. Cần chú ý trong quá trình vệ sinh không được làm xây xước bên trong đường ống, các vết xước có thể làm cho đường ống hoen rỉ hoặc tích tụ bẫn dễ hơn.

 Định kỳ cân chỉnh cánh quạt dàn ngưng đảm bảo cân bằng động tốt nhất.Bảo dưỡng các bơm, môtơ quạt, thay dầu mỡ.Kiểm tra thay thế tấm chắn nước, nếu không quạt bị ẩm chóng hỏng.

  1. Bảo dưỡng quạt

Hình 3.9. Bảo dưỡng quạt điều hòa

- Kiểm tra độ ồn, rung động bất thường

- Thay chổi than nếu mòn hết hoặc gần hết.

- Kiểm tra bạc trục, tra dầu mỡ vào vòng bi hoặc bạc.

- Khi lắp xong phải kiểm tra cho quạt chạy thử và lắp đúng vị trí ban đầu

3.3.2.  Xây dựng quy trình sửa chữa chi tiết hệ thống điều hòa trên xe

3.2.2.1. Chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của hệ thống lạnh bằng đồng hồ đo ápsuất

Điều kiệnđo

Cửa:mở

Công tắc dòng khí vào: để ở vị trí giótrong

Tốc độ động cơ: 1500v/ph.

Nhiệt độ vào A/C: 25 -350C

Tốc độ quạt gió: ở mứcHI

Cài đặt nhiệt độ: ở vị trí lạnh nhất (MaxCold)

Nếu hệ thống lạnh làm việc bình thường thì các đồng hồ hiển thị nhưsau:

Đồng hồ áp thấp: P = 0.15 – 0.25 Mpa

Đồng hồ áp cao: P = 1.6 – 1.8 Mpa

                              

Hình 3.10. Giá trị đồng hồ báo khi hệ thống lạnh làm việc bình thường

- Hệ thống lạnh không đủ lạnh (thiếugas)

    Nếu hệ thống lạnh không đủ lạnh (thiếu gas) thì giá trị báo trên các đồng hồ áp suất thấp và cao đều thấp hơn bình thường

Triệu chứng: - Áp suất thấp ở cả haivùng                              

- Có bọt ở mắtgas.

- Lạnh yếu.

Nguyên nhân: - Thiếu môichất

- Rò rỉgas

Biện pháp khắcphục: - Kiểm tra sửa chữa rò rỉgas.

- Nạp thêmgas.

                                

Hình 3.11. Giá trị đồng hồ báo khi hệ thống lạnh thiếu gas

- Hệ thống lạnh thừa gas hay giải nhiệt giàn nóngkém

                                

Hình 3.12. Giá trị đồng hồ báo khi hệ thống lạnh thừa gas hay giải nhiệt kém

    Nếu hệ thống lạnh thừa gas hay giải nhiệt giàn nóng kém thì giá trị báo trên các đồng hồ, triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục được trình bày như sau

Triệu chứng: - Áp suất cao ở cả haivùng, không có bọt ở mắtgas, lạnh yếu.

Nguyên nhân: - Thừa môi chất, giải nhiệt giàn nóngkém

Biện pháp khắcphục: - Vệ sinh giànnóng, điều chỉnh đúng lượnggas.

- Có hơi ẩm trong hệ thống lạnh        

Hình 3.13. Giá trị đồng hồ báo khi hệ thống lạnh có hơi ẩm

    Nếu có hơi ẩm trong hệ thống lạnh thì giá trị báo trên các đồng hồ, triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục được trình bày như sau

 Triệu chứng: Khi mới bật máy lạnh hệ thống hoạt động bình thường. Sau một thời gian, phía áp thấp giảm tới áp suất chân không, tính năng làm lạnh giảm.

Nguyênnhân:- Không lọc được ẩm.

 Biện pháp khắcphục:Thay bình chứa, lọcgas, hút chân không triệt để trước khi nạpgas.

- Máy nén của hệ thống lạnh làm việc yếu

Nếu máy nén của hệ thống lạnh làm việc yếu thì giá trị báo trên các đồng hồ, triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục được trình bày như sau:

Triệu chứng: - Áp suất phía áp thấp: cao hơn bìnhthường

- Áp suất phía áp cao: thấp hơn bìnhthường

- Khi tắt máy lạnh thì áp suất phía áp thấp và phía áp cao bằngnhau ngay lậptức.

- Khi sờ thân máy nén không thấynóng

- Không đủlạnh

Nguyên nhân: Máy nén bị hư.

Biện pháp khắcphục: - Kiểm tra sửa chữa máy nén.                  

Hình 3.14. Giá trị đồng hồ báo khi máy nén của hệ thống lạnh làm việcyếu

- Hệ thống lạnh bị tắc nghẽn

Hình 3.15. Giá trị đồng hồ báo khi hệ thống lạnh bị tắc nghẽn

    Nếu hệ thống lạnh bị tắc nghẽn thì giá trị báo trên các đồng hồ, triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục được trình bày như sau:

Triệu chứng:

- Áp suất phía áp thấp: rất thấp (bằng áp suất chânkhông), Không thể làmlạnh.

Nguyên nhân: - Gas bịbẩn, Gas bị ẩm, đóng băng thành khối tại van tiết lưu, EPR và cáclỗ làm ngăn dòng lãnhchất.

- Rò rỉ gas trong đầu cảm ứngnhiệt.

Biện pháp khắcphục: Kiểm tra, sửa chữa bộ phận bịnghẹt.Hút hết chân không hệ thống.

- Hệ thống lạnh bị lọt không khí

   Nếu hệ thống lạnh bị lọt không khí vào thì giá trị báo trên các đồng hồ, triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục được trình bày như sau:

 Triệu chứng:      - Giá trị áp suất ở cả hai vùng áp cao và áp thấp đềucao, Tính năng làm lạnhgiảm

- Nếu gas đủ, có sự sủi bọt tại mắt gas giống như lúc hoạt độngbình thường.

Nguyênnhân - Khí xâm nhập            

Biện pháp khắcphục:      - Thay môi chất, hút chânkhông.

                               

Hình 3.16. Giá trị đồng hồ báo khi hệ thống lạnh bị bọt khí

- Van tiết lưu mở quá lớn

 Triệuchứng:               - Áp suất ở vùng áp thấp tăng,    tính năng làm lạnhgiảm

-Tuyết bám trên ống áp suất thấp.

-Áp suất ở phía áp suất cao hầu như không đổi.

Nguyênnhân: - Hư van tiếtlưu

 Biện pháp khắcphục:     - Kiểm tra, sửa chữa đầu cảm ứng nhiệt.

                            

Hình 3.17. Giá trị đồng hồ báo khi van tiết lưu của hệ thống lạnh mở quá lớn

3.2.2.2. Chẩn đoán bằng hệ thống tự chẩn đoán

    Trong hệ thống tự chẩn đoán ECU truyền bất kỳ thông tin sự cố nào xảy ra trong đèn chỉ báo, các cảm biến và bộ chấp hành tới bảng điều khiển để hiển thị và thông báo cho kỹ thuật viên biết. Hệ thống này rất có ích cho việc chẩn đoán vì các kết quả tự chẩn đoán được lưu trong bộ nhớ ngay cả sau khi tắt khóa điện

- Kiểm tra tín hiệu chỉ báo

   Các tín hiệu chỉ báo như các công tắc, hiển thị đặt nhiệt độ và kích hoạt tiếng kêu bíp có thể được kiểm tra. Các chỉ báo của công tắc và hiển thị đặt nhiệt độ hiện lên 4 lần rồi tắt.

- Kiểm tra cảm biến

    Những sự cố trong quá khứ hoặc hiện tại của cảm biến có thể kiểm tra được. Khi phát hiện một hoặc nhiều sự cố thì việc ấn lên công tắc A/C sẽ hiển thị lần lượt từng sự cố một. Đối với cảm biến bức xạ mặt trời: khi được kiểm tra trong nhà thì có thể hiển thị sự cố mạch bị đứt. Đặt cảm biến bức xạ mặt trời gần thiết bị phát sáng ở trong nhà hoặc dưới ánh sáng mặt trời bên ngoài để kiểm tra cảm biến này (kiểm tra dưới ánh sáng huỳnh quang không hiệu quả)

- Kiểm tra bộ chấp hành

   Một tín hiệu đầu ra theo mẫu được chuyển tới bộ chấp hành để kiểm tra sự hoạt động của nó. Kỹ thuạt viên có thể kiểm tra sự cố của bộ chấp hành bằng cách truyền tín hiệu từ ECU và kích hoặt các cánh điều khiển thổi gió, cánh điều khiển dẫn gió vào, cánh điều khiển trộn gió và máy nén.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

* KẾT LUẬN

   Điều hòa không khí là một trong những hệ thống không thể thiếu trên các xe ô tô ngày nay cùng với sự phát triển của kỹ thuật điều hòa không khí nói chung và điều hòa không khí trên ô tô cũng ngày càng hoàn thiện. Sau 12 tuần nỗ lực làm việc nghiêm túc em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình. Em đã thực hiên được các nội dung sau :

Tổng quan cơ cấu hệ thống điều hòa trên xe ô tô

Tính toán kiểm nghiệm hệ thống điều hòa không khí

Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý điều khiển hệ thống tự động và điều khiển hệ thống điều hòa trên ôtô

Sau khi thực hiện xong đề tài em tự nhận thấy mình đã ôn tổng hợp lại các kiến thức đã học và tham khảo được nhiều tài liệu về chuyên ngành. Thông qua công việc thực hiện đề tài em thấy mình đã có sự hiểu biết nhiều hơn, sâu hơn về chuyên ngành ôtô. Đồ án tuy chưa hoàn toàn đầy đủ về hệ thống hòa trên ô tô, em cũng mong có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các bạn học sinh, sinh viên ngành ôtô.

KIẾN NGHỊ

   Nhà trường và khoa chuyên môn nên trang bị thêm những thiết bị phục vụ thực hành về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô, tăng cường các khóa học chuyên sâu đẻ sinh viên có điều kiện nâng cao kiến thức và tay nghề.

Tuy nhiên do thời gian còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế và trình độ chuyên môn chưa cao nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa cùng các bạn học để nội dung đề tài của em hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Đức LợiHướng Dẫn Thiết Kế Hệ Thống Lạnh, Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật - Hà Nội 2005.

 [2].Bùi Hải - Hà Mạnh Thư - Vũ Xuân Hùng,Hệ Thống Điều Hòa Không Khí Và Thông Gió,Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật.

[3]. ChâuNgọcThạch-NguyễnThànhTrí, KỹThuật SửaChữaHệ ThốngTrênÔtô,NhàXuấtBảnTrẻ-2000.

[4].NguyễnOanh,ÔtôThếHệ Mới-ĐiệnLạnhÔtô,NhàXuấtBảnĐồngNai-1999.

[5].NguyễnĐứcLợi-PhạmVănTùng,MáyVàThiếtBịLạnh,NhàXuấtBảnGiáoDục-1999.

[6].NguyễnVănChất-VũQuangHồi-NguyễnVănBổng,CấuTạoVàSửaChữaĐiệnÔtô,NhàXuấtBảnGiáoDục-1993.

[7]. Nguyễn Đức Lợi - Phạm Văn Tuỳ,Kỹ Thuật Lạnh Cơ Sở, Nhà Xuất Bản Giáo Dục.

[8].http://tailieuhoctap.vn

[9].http://doc.edu.vn

Close