Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MÁY ÉP CÁM VIÊN TRÊN PHẦN MỀM AUTOCAD 2D 2010

mã tài liệu 300600300301
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D, clip thực tế.., bản vẽ lắp máy ép cám viên, bản vẽ thiết kế phân rã 3D, tập bản vẽ các chi tiết trong máy 2D, Thiết kế kết cấu các cụm máy, thuyết minh Thiết kế động học máy ... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MÁY ÉP CÁM VIÊN TRÊN PHẦN MỀM AUTOCAD 2010
giá 1,489,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

MỤC LỤC ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MÁY ÉP CÁM VIÊN TRÊN PHẦN MỀM AUTOCAD 2D 2010

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI. 1

1, Các nghiên cứu tham khảo đề tài. 1

2, Tính cấp thiết của đề tài. 7

CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT.. 8

1, Sự ra đời của thức ăn hỗn hợp. 8

2, Lợi ích của việc sử dụng thức ăn hỗn hợp. 10

3, Ý nghĩa của việc chế biến thức ăn hỗn hợp. 12

4, Giới thiệu cám viên, kích thước và chất lượng cám viên. 13

5, Quy trình sản xuất ra cám viên. 17

CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP. 24

CHƯƠNG IV : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ.. 25

1, Biện luận và chọn động cơ máy ép. 25

2, Tính trục quay: 25

3, Tính lực tác dụng: 26

4, Tính phản lực tại các gối đỡ: 26

5, Tính đường kính trục chính xác:27

6, Tính chính xác:27

7, Tính then lắp giữa cụm nghiền và trục chính. 27

8, Tính trục cán:28

9, Tính toán mâm:31

10, Lựa chọn thiết kế máy:31

CHƯƠNG V : CHẾ TẠO THỬ NGHIỆM MÁY.. 40

1, Các chi tiết chế tạo:40

2, Kết luậnnguyên lí hoạt động của máy. 41

3, Kiến nghị41

4, Giải pháp :42

KẾT LUẬN.. 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 43

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1, Các nghiên cứu tham khảo đề tài.

  • Nghiên cứu 1 : Kiểu máy nằm ngang cơ cấu sử dụng buly không hộp giảm tốc

Hình 1.1 Máy ép cám viên trục ngang

-        Cơ cấu :

Máy sử dụng cơ cấu truyền chuyển động từ động cơ sang trục chính là cơ cấu dây đai và buly, trục chính là một trục vít xoắn.

-        Nguyên lí hoạt động :

Nguyên liệu là các loại thực phẩm hỗn hợp như bắp phơi khô, khoai mì phơi khô sắt lát, lúa gạo xay được cho vào phễu đựng nguyên liệu của máy. Nguyên liệu được cho từ từ vào trục chính là một trục vít xoắn thông qua một cái lỗ nhỏ, trục chính này có nhiệm vụ cắt và ép nguyên liệu từ từ đi ra đầu có gắn tấm lưới mỏng trên đó là các lỗ với kích thước cho sẵn. Đầu bên kia của trục chính là buly có nhiệm vụ nhận chuyển động từ động cơ cho trục chính thông qua 2 dây đai.

-        Ưu điểm :

+ Máy có kích thước nhỏ gọn.

+ Cơ cấu đơn giản.

+ Dễ gia công.

-        Nhược điểm :

+ Kích thước viên cám ra không đều ( cụ thể là dạng sợi ).

+ Năng suất thấp vì lỗ cho vào nguyên liệu nhỏ.

  • Nghiên cứu 2 : Kiểu máy ép cám viên nổi.

Hình 1.2 Máy ép cám viên nổi

-        Khái niệm về sơ lược về cám viên nổi:

Cám viên nổi có thể hiểu đơn giản là kiểu viên cám có thể nổi trên mặt nước, là nguồn thức ăn cho cá phổ biến cho ngành nuôi trồng thủy sản. Nhờ có cám viên dạng nổi mà mọi thứ thực hiện đơn giản hơn, bắt đầu cho sự phát triển mới mẻ hơn cho ngành nuôi trồng thủy sản.

Hình 1.3 Cám viên dạng nổi.

-        Cơ cấu :

Loại máy này có cơ cấu gần giống với máy ép cám viên trục ngang nhưng ở đầu lưới ra sản phẩm có gắn thêm bộ dao cắt gồm 4-6 lưỡi dao dùng để thực hiện cắt cám ra thành các viên nhỏ nhẹ có thể nổi trên mặt nước.

-        Nguyên lí hoạt động :

Nguyên liệu là các loại bột như bột bắp, bột cá, bột lúa được trộn đều với nước theo tỉ lệ nhất định được cho vào phễu có gắn thanh sắt cân chỉnh độ hở để cho lượng nguyên liệu xuống đều vào lỗ vào trục chính, trục chính là trục vít xoắn có tác dụng cắt và nghiền nguyên liệu như máy ép cám viên trục ngang, nguyên liệu được cắt và ép ra ở đầu có chứa dao cắt thực hiện cắt cám ra thành những viên cám nhỏ nhẹ có thể nổi trên mặt nước. Đầu bên kia trục chính gắn buly có nhiệm vụ nhận chuyển động từ động cơ thông qua 3 dây đai.

-        Ưu điểm :

+ Máy nhỏ gọn.

+ Có thể sản xuất ra nhiều loại cám cho nhiều vật nuôi.

-        Nhược điểm :

+ Cám ra văng ra nhiều hướng.

+  Cần chính xác trong quá trình trộn cám.

  • Nghiên cứu 3 : Máy ép cám viên trục ngang có đầu cắt.

Hình 1.4 Máy ép cám viên trục ngang có đầu cắt

-        Cơ cấu :

Máy ép cám viên trục ngang có đầu cắt có cơ cấu giống như máy ép cám viên không có đầu cắt được gắn thêm một con dao ở bên đầu ra sản phẩm của máy, dao cắt này được quay cùng tốc độ và cùng chiều với trục chính thực hiện cắt cám ra thành những viên cám đều nhau.

-        Nguyên lí hoạt động.

Máy có nguyên lý hoạt động như máy ép cám viên trục ngang nhưng được cải tiến thêm một con dao cắt ở đầu ra.

-        Ưu điểm  :

+ Máy nhỏ gọn.

+ Cơ cấu đơn giản.

+ Cám ra đều.

-        Nhược điểm  :

+ Cám văng ra nhiều nơi do tác dụng của dao cắt.

  • Nghiên cứu 4 : Máy ép cám viên trục đứng cơ cấu 2 lô ép quay mâm nghiền cố định.


Hình 1.5 Máy ép cám viên trục đứng 2 quả lô ép quay và mâm nghiền cố định.

-        Cơ cấu :

Máy sử dụng động cơ truyền qua trục chính thông qua 2 bộ truyền là bộ truyền bánh đai và bộ truyền bánh nón trong hộp giảm tốc.

-        Nguyên lí hoạt động :

Nguyên liệu là các thực phẩm như bắp, lúa, sắn xoay thành bột và một số loại thực phẩm ngoài sông như cá cua được trộn đều với nước theo tỉ lệ nhất định được cho vào máng đựng nguyên liệu, người sử dụng đẩy nguyên liệu từ từ vào vỏ trên đựng 2 quả lô ép và mâm nghiền, 2 quả lô ép quay quanh trục chính thực hiện nghiền và ép nguyên liệu qua các lỗ nhỏ được khoan theo kích thước cho trước trên mâm nghiền xuống vỏ dưới, vỏ dưới chưa một mâm gắn cố định trên trục chính quay đưa thành phẩm ra cửa xả thành phẩm.

-        Ưu điểm :

+ Máy có công suất cao.

+ Có thể nghiền được nhiều loại thực phẩm

+ Có thể sản xuất ra nhiều loại cám cho nhiều loại vật nuôi.

-        Nhược điểm :

+ Máy có kích thước lớn.

+ Máy có khối lượng lớn.

  • Nghiên cứu 5 : Máy ép cám viên trục đứng 2 quả lô ép cố định và mâm nghiền quay.

Hình 1.6 Máy ép cám viên cơ cấu hai quả lô ép cố định và mâm nghiền quay.

-        Cơ cấu :

Máy sử dụng động cơ truyền qua trục chính thông qua 2 bộ truyền là bộ truyền bánh đai và bộ truyền bánh nón trong hộp giảm tốc.

-        Nguyên lí hoạt động :

Trục chính được truyền chuyển động từ động cơ qua 2 bộ truyền đó là bộ truyền đai với 2 dây đai và bộ truyền bánh nón trong hộp giảm tốc, trục chính quay làm cho mâm nghiền quay, nguyên liệu được cho vào vỏ trên được nghiền và ép xuống vỏ dưới xong được đẩy ra ngoài thông qua cửa xả nguyên liệu.

-        Ưu điểm :

+ Máy có công suất cao.

+ Có thể nghiền được nhiều loại thực phẩm.

+ Sản xuất ra nhiều loại thực phẩm và có kích thước khác nhau.

+ Thích hợp trong sản xuất công nghiệp.

-        Nhược điểm :

+ Máy có kích thước lớn.

+ Khối lượng lớn.

2, Tính cấp thiết của đề tài.

Một trong những vấn đề đặt ra cho việc phát triển ngành nông nghiệp nước ta là nghiên cứu, đánh giá, phân tích ổn định nguồn thức ăn dinh dưỡng và đảm bảo nhất cho vật nuôi, nhằm mục đích đạt được năng suất cao nhất trong ngành chăn nuôi.

Trong những năm gần đây, để khắc phục những khó khăn mà bà con nông dân thì các nhà nghiên cứu đã thiết kế ra nhiều loại sản phẩm máy ép cám viên, nhưng trên thực tế chi phí để sở hữu được một máy ép cám viên của bà con nông dân thì là chuyện không phải là dễ. Mà sử dụng nguồn thức ăn hỗn hợp đóng bao bì ở ngoài thị trường thì mang lại lãi suất không cao cho bà con chăn nuôi.

Với các lí do trên, đề tài nghiên cứu của đồ án được chọn là “ Nghiên cứu ra một máy ép cám viên đáp ứng được công suất và có giá thành rẻ nhất đến bà con nông dân”.

CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1, Sự ra đời của thức ăn hỗn hợp.

Thức ăn hỗn hợp là tổ hợp nhiều loại thức ăn được phối hợp sẵn theo một công thức nhằm đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng như prôtêin, lipit, gluxit, chất khoáng… phù hợp với nhu cầu của vật nuôi theo từng giai đoạn phát triển và sản xuất các loại sản phẩm khác nhau.

Hình 2.1 Các loại cám viên thường gặp

Thức ăn hỗn hợp tinh là loại thức ăn được phối hợp các loại thức ăn tinh gồm hạt hoà thảo, hạt đậu và khô dầu, chất khoáng… nhằm bổ sung cho nhau các chất dinh dưỡng trong khẩu phần phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi. Thức ăn hỗn hợp được các nhà máy xí nghiệp sản xuất xong đóng gói bao bì mang ra thị trường bán cho người nông dân.

Hình 2.2 Cám thành phẩm được đóng gói bao bì bán ra thị trường.

Thị hiếu của người chăn nuôi đối với việc sử dụng ngũ cốc làm thức ăn gia súc có thay đổi. Trong lý luận nuôi dưỡng động vật có nhiều quan điểm mới. Người ta đã nghĩ đến việc dùng các sản phẩm hóa học, sinh học hóa và vi sinh vật nhằm thực hiện ý muốn về một loại thức ăn chứa đầy đủ chất dinh dưỡng chất cần thiết và có thể sử dụng như là một chế phẩm có tác dụng bổ sung và hoàn thiện giá trị sử dụng của các sản phẩm trồng trọt rẻ tiền.

Nguyên liệu để sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi đa phần là các sản phẩm nông nghiệp phổ biến ở các vùng đồng bằng. Ví dụ một số thực phẩm nông nghiệp cơ bản như gạo, sắn, ngô, cám gạo, bã nành, v.v

Hình 2.3 Các nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn hỗn hợp

Điểm cơ bản nhất là sự ra đời của thức ăn hỗn hợp cho phép công nghiệp hóa ngành chăn nuôi. Sự xuất hiện của thức ăn hỗn hợp đã khắc phục được tình trạng cung cấp sản phẩm chăn nuôi theo mùa và là cho chất lượng sản phẩm đồng đều hơn. Ngoài ra, thức ăn hỗn hợp cho phép áp dụng nhành chóng trong thực tiễn những thành tựu mới nhất của dinh dưỡng học, cho phép thực hiện việc rộng rãi cơ giới hóa, tự động hóa việc cho ăn tiết kiệm công lao động và rút ngắn thời gian chuẩn bị thức ăn. Do đó, thức ăn hỗn hợp có ý nghĩa rất lớn, ở nước ta nông nghiệp phát triển, nhất là phát triển kế hoạch.

 Ngoài ra các loại thực phẩm dùng để sản xuất ra nguồn thức ăn hỗn hợp này đó là các loại lá cây có chất đạm và dinh dưỡng cao. Các loại lá cây này thường được mọc tự nhiên ngoài môi trường nên không mất chi phí cho việc sử dụng các loại lá cây này để làm thức ăn hỗn hợp. Cũng có vài hộ nông dân trồng những loại lá cây này để cung cấp cho người nông dân chăn nuôi, để sở hữu được các loại lá cây thì chi phí bỏ ra cũng rất rẻ. Các loại lá cây này cung cấp rất nhiều tinh bột, đạm và chất xơ cho vật nuôi, cũng là phần nguyên liệu cung cấp chất dinh dưỡng rất quan trọng trong việc tạo ra thức ăn hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng cho vật nuôi bao gồm gia súc và gia cầm.

Sau đây là bảng thống kê về mức độ các chất dinh dưỡng có trong 1kg.

Bảng 2.4 Chất dinh dưỡng của các loại lá cây

2, Lợi ích của việc sử dụng thức ăn hỗn hợp.

          Tận dụng được lượng thực phẩm dư và có sẵn trong gia đình để tạo ra nguồn thức ăn hỗn hợp có đầy đủ chất dinh dưỡng mà không cần phải mua các loại thức ăn hỗn hợp công nghiệp ngoài thị trường với giá khá cao so với người nông dân chăn nuôi. Vừa sở hữu được nguồn thức ăn đầy dinh dưỡng vừa giải quyết được các thực phẩm còn dư dã để lâu ngày dễ bị mốc và bay mùi hôi thối.

Hình 2.5 Ngô phơi khô bị dư thừa.

Hình 2.6 Khoai mì.

          Phần lớn nguồn ngô và khoai mì ở các vùng nông dân được trồng xong rồi phơi khô, đây cũng là nguồn thực phẩm dự trữ cho vật nuôi.

          Việc sử dụng thức ăn hỗn hợp được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu có sẵn góp phần tăng năng suất chăn nuôi, vì chi phí cho việc cung cấp thức ăn cho vật nuôi đã giảm đi 1,5 – 2 lần so với trước đây. Việc sử dụng thức ăn hỗn hợp cũng góp phần phát triển công nghiệp thức ăn gia súc, kể cả các phụ phẩm của công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, mà còn cho phép phát triển sản xuất chăn nuôi các định hướng cần thiết.

Thức ăn gia súc có chất lượng cao có vị trí quan trọng dinh dưỡng động vật, nhất là đối với heo và gia cầm. Thức ăn đã trở thành một yếu tố quyết định tăng năng suất trong ngành chăn nuôi. Chi phí thức ăn để sản xuất một đơn vị sản phẩm trong ngành chăn nuôi heo và gia cầm. Và hiện nay đã đạt được một tiến bộ vượt bậc trong việc tiết kiệm thức ăn trên một đơn vị sản phẩm trong tất cả các ngành chăn nuôi, đặc biệt là ngành chăn nuôi heo và gà. Theo các thông số gần đây nhất, nhiều cơ sở chăn nuôi tập trung đã đạt được mức tiêu thụ tốn dưới 2,5kg thức ăn hỗn hợp cho 1 kg trứng, với 2 kg thức ăn, cho 1 kg tăng trọng của thịt gà và dưới 3kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng của heo thịt, làm giảm chi phí thức ăn chăn nuôi.

3, Ý nghĩa của việc chế biến thức ăn hỗn hợp.

          Chế biến thức ăn gia súc theo nghĩa hẹp là và nhằm thay đổi thức ăn về hình thức, về phẩm chất dưới tác động của các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, và theo khái niệm thì mới chế biến là nhằm sản xuất ra những loại thức ăn  mới bằng phương pháp hóa học, sinh học trong công nghiêp trong quá trình xây dựng ngành chăn nuôi hiện đại thì vấn đề ché biến thức ăn gia súc lại càng quan trọng nhất, nhất là việc chế biến thức ăn hỗn hợp các loại.

          Nước ta chăn nuôi hiện nay đang được lên thành ngành chính của công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng cũng như yêu cầu về sức kéo và phân bón phục vụ cho trồng trọt.

          Năng suất chăn nuôi trước hết phụ thuộc vào việc cung cấp đúng đắn thức ăn gia súc, gia cầm. Việc cung cấp thức đúng đắn có ý nghĩa là phù hợp với nhu cầu thức ăn của gia súc với mục tiêu thụ ít nhất, nhưng lại cho sản lượng thức ăn có lợi ích nhất. Thức ăn gia súc phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tiêu hóa tốt, không chưa những độc hại cho quá trình tiêu hóa và sức khỏe làm ảnh hưỡng xấu đến chất lượng sản phẩm gia súc, gia cầm. Thức ăn ở dạng tự nhiên chưa thể đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng đa dạng theo chức năng và lứa tuổi của gia súc, gia cầm.

Hình 2.7 Người nông dân cho heo ăn bằng cám viên

          Việc chế biến thức ăn có thể làm tăng mức tiêu hóa trong cơ thể gia súc,tăng sản lượng, giảm mức tốn lượng khi nhai thức ăn, nâng cao chất lượng ngon, tránh cho gia súc khỏi bị bệnh và khử được nhiều ảnh hưởng tai hại của một số thức ăn tới sản phâm của gia súc. Ngoài ra việc chế biến thức ăn phát triển tạo nhiều khả năng tận dụng nhiều phế phẩm nông nghiệp.

                                          Hình 2.8 Cho lợn ăn thức ăn hỗn hợp.      

Hình 2.9 Người nông dân cho heo ăn quy mô lớn.

4, Giới thiệu cám viên, kích thước và chất lượng cám viên.

  • Vài nét về cám viên.

Cám viên là loại thức ăn hỗn hợp được nghiền và ép thành các viên nhỏ phù hợp cho nhiều loại chăn nuôi, giúp cho vật nuôi dễ ăn hơn nếu để dạng bột pha nước, giúp vật nuôi hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn dạng bột pha nước.

Hình 2.10 Cám viên thành phẩm.

Cám viên được chia làm nhiều loại nhưng cụ thể và phổ biến nhất là 3 loại chính đó là:

     + Cám dạng viên.

Hình 2.11 Cám dạng viên.

     Cám dạng viên là loại cám được sản xuất có kích thước và chiều dài của giữa các viên cám tương đối bằng nhau.

+ Cám dạng sợi ( củi ).

Hình 2.12 Cám dạng sợi ( củi ).

     Cám dạng sợi là loại cám được sản xuất có chiều dài giữa các viên cám không bằng nhau, có sợi cám dài và có sợi cám ngắn.

+ Cám viên nổi dành riêng cho nuôi trồng thủy sản

Hình 2.13 Cám viên nổi.

     Cám viên nổi là loại cám dành riêng các loài cá và thủy sản khác, loại cám này có thể nổi trên mặt nước là có độ tơi rã trên 15 phút từ khi tiếp xúc với mặt nước.

  • Kích thước và chất lượng viên cám.

Cám viên có rất nhiều kích thước và chiều dài khác nhau để phục vụ cho nhiều loại vật nuôi khác nhau, cụ thể có 4 loại kích thước dành riêng cho các vật nuôi khác nhau như sau.

Thức ăn có kích thước:

                    + 1-3 mm dùng cho gà, vịt, ngan, ngỗng.

                    + 3-5 mm dùng cho gia cầm trưởng thành và cá.

                    + 5-8 mm dùng cho lợn mới cai sữa.

                    + 8-10 mm dùng cho lợn trưởng thành.

Thông thường tỉ lệ chiều dài và đường kính viên cám đảm bảo không quá 1,5 so với gia cầm và 2,0 so với gia súc lớn.

          Chất lượng viên cám phải đảm báo các tiêu chuẩn sau đây :

          + Màu sắc và mùi vị phải tương ứng với các nguyên liệu đã trộn không được có mùi nấm mốc hoặc mùi thối rữa.

          + Độ ẩm không được quá 14.5%.

          + Tạp chất kim loại không được quá 25 gam trên tấn nếu thức ăn dùng cho gia cầm nhỏ và không được quá 50 gam/tấn thứcăn nếu dùng để nuôi gia cầm trưởng thành ( trong đó kích thước 0,5 – 2 mm không cho phép quá 10 gam / tấn )

          Về mặt giá trị dinh dưỡng, thứcăn phải đảm bảo các yêu cầu sau đây.

          + Hàm lượng protit dễ tiêu hóa trong 100 gam thứ căn viên phải trên 12 gam nếu dùng cho gia cầm non, trên 3 gam nếu dùng cho gia cầm trưởng thành.

          + Tổng số chất dinh dưỡng dễ tiêu trong 100 gam phải lớn hơn 55 gam nếu thức ăn dùng cho gia súc- non, và trên 57 gam nếu dùng cho gia súc trưởng thành.

          + Độ axit không quá 10 độ.

          + Hệ số vụn nát của cám viên không được quá 5% tương đương không được quá 5 kg/tấn.

          + Độ tơi nở của cám viên không được quá 3 phút nếu dùng cho gia cầm và gia súc, của cá thì không được quá 15p.

          + Cám sản xuất ra không quá cứng cũng không quá mềm.

          + Cám được đảm bảo trộn đều các chất trong từng viên cám.\

          Để đạt được chất lượng viên cám như trên thì các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu ra tỉ lệ trộn phù hợp để có được viên cám như mong muốn.

Bảng 2.14 Tỷ lệ phối trộn cám theo trọng lượng.

5, Quy trình sản xuất ra cám viên.

Để tạo ra những viên cám có chất lượng tốt ta có 5 bước cơ bản như sau:

          + Bước 1 : Lựa chọn nguyên liệu chất lượng tốt.

          Lựa chọn nguyên liệu tốt là lựa chọn các thực phẩm có đầy đủ chất dinh dưỡng để làm sạch và sấy khô.

Hình 2.15 Nguyên liệu làm cám viên:

          Ngoài các thực phẩm thực vật dư thừa có sẵn người nông dân cũng có thể them vào một số sinh vật sống như ốc, cá, cua, giun đất.

          + Bước 2 : Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ riêng từng loại nguyên liệu.

          Làm sạch nguyên liệu là rửa sạch các bùn đất dính trên thực phẩm sau khi đã thu hoạch về hoặc bắt về đối với các sinh vật như ốc, cua, cá. Tiếp theo trong bước này là sấy khô, mục đích của việc sấy khô là giảm độ ẩm có trong nguyên liệu đến mức tuyệt đối để khi nghiền cám dễ ra viên.

Hình 2.16 Khoai mì đã được sấy hoặc phơi khô.

Hình 2.17 Ngô ( Bắp ) đã được sấy hoặc phơi khô.

Hình 2.18 Lúa gạo được phơi khô.

Kế tiếp của công đoạn sấy khô là nghiền nhỏ. Nghiền nhỏ các nguyên liệu thành bột để dễ dàng sản xuất cám viên.

          + Bước 3 : Cân và phối trộn theo tỉ lệ đã tính toán sẵn.

Đây là bước quan trọng nhất để tạo ra nguồn cám viên chất lượng. Các nguyên liệu được trộn với nhau theo một tỉ lệ nhất định để tạo ra cám viên dinh dưỡng. Theo kết quả thực nghiệm và nghiên cứu thì đã có những tỷ lệ phối trộn như sau.

 Hình 2.19 Tỷ lệ phối trộn cám.

          Sau khi được trộn xong thì các nguyên liệu này được đem đi nghiền nhỏ thành bột để dễ dàng sản xuất cám viên.

Hình 2.20 Các nguyên liệu được xay nghiền thành dạng bột.

          + Bước 4 : Đóng bao gắn nhãn hiệu bảo quản.

Sau khi cân và phối trộn theo tỷ lệ thì tiến hành ép viên, số lượng còn lại ta đem đi bảo quản để chống mốc úa khi nào cần ép thì lấy ra sử dụng.

Hình 2.21 Cám bột và bao sẽ đựng cám bảo quản.

          + Bước 5 : Ép viên – Sấy khô.

....

Hình 5.5 Vỏ trên của máy và phễu.

Vỏ trên của máy được gia công trên máy tiện chuyên dung, tác dụng cố định trục cán, ngăn nguyên liệu văng ra ngoài và bảo vệ 2 quả lô ép không văng trúng người khi gặp sự cố.

  • Vỏ dưới của máy.

Hình 5.6 Vỏ dưới của máy.

Vỏ dưới của máy được gia công trên máy tiện chuyên dùng. Dùng để cố định vỏ trên và cả máy với khung, là đầu ra của thành phẩm.

  • Đĩa ra cám.

Đĩa ra cám được gia công trên máy tiện chuyên dùng và hàn bằng tay. Có công dụng chặn và đưa viên cám ra ngoài.

  • Khung máy.

 Hình 5.7 khung máy

Khung máy được hàn bằng thép hộp, có bánh xe để dễ dàng di chuyển máy và cơ cấu tăng đây đai.

Máng có tác dụng cho cám được ép ra chảy theo quy định của người sản xuất.

  • Máy hoàn thiện.

Hình 5.8 Máy ép cám viên

2, Kết luậnnguyên lí hoạt động của máy

Máy được hoạt động theo cơ cấu truyền là buly và dây đai B. Truyền từ động cơ sang trục chính bằng cơ cấu buly và dây đai với tỉ số truyền là 4, trục chính quay với tốc độ quay khoảng 400-500 vòng/ phút, trục chính truyền qua trục gắn 2 quả lô ép quay thực hiện nghiền và ép nguyên liệu.

3, Hạn chế

Trong quá trình tham gia chế tạo máy, chúng em đã thấy được những khó khăn còn vấp phải khi gia công các chi tiết. Nhận thấy kiến thức mình còn hạn chế, kinh nghiệm còn non kém cần tiếp tục học hỏi tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm về ngành cơ khí cũng như các ngành kỹ thuật khác.

Và cũng nhờ tham gia chế tạo máy mà chúng em thấy được những tính năng ưu việt cũng như những hạn chế mà máy gặp phải, để đề ra những phương án khắc phục.

Máy vẫn còn một số hạn chế như sau :

- Gây tiếng ồn lớn.

- Khó vệ sinh.

- Văng nguyên liệu ra ngoài do độ rung của máy.

4, Kiến nghị  :

Trong quá trình thiết kế và chế tạo máy nghiềngiấy có nhiều vấn đề về thiết kế chưa hợp lý làm giảm năng suất và gây ảnh hướng đến quá trình hoạt động ổn định của máy cần được tiếp tục điều chỉnh để máy hoạt động ổn định và năng suất cao hơn cũng như giá thành của máy giảm xuống:

Hạn chế gây tiếng ồn bằng cách tăng độ hở giữa lô ép và mâm ép.

Hạn chế khó vệ sinh bằng cách thiết kế ống vòi xịt áp suất cao để xịt.

Thiết kế nắp đậy để nguyên liệu không văng ra ngoài.

Close