Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY SẤY QUẦN ÁO

mã tài liệu 300600500034
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 300 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D, ...., thuyết minh, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong máy, Thiết kế kết cấu máy, nguyên lý máy, tính toán ............... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY SẤY QUẦN ÁO
giá 1,989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

LỜI NÓI ĐẦU Thiết kế máy sấy quần áo

           May mặc là nhu cầu không thể thiếu của con người.Vấn đề đặt ra là phải giải quyết tốt các nhu cầu của ngành dệt may.Việc nhập các trang thiết bị từ nước ngoài đòi hỏi phải có nhiều ngoại tệ.Vì vậy mục tiêu lớn nhất cũa nhà nước ta phải làm sao sử dụng các trang thiết bị trong nước đáp ứng nhu cầu nhanh chóng của các công ty, trong các bệnh viện, các ngành công nghiệp khác,và kể cả xuất khẩu.

          Mặt khác, ngành dệt may nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về vật liệu, lao động, trang thiết bị được đặt ra với yêu cầu ngày càng cao. Đặc biệt là nhu cầu về trang thiết bị máy móc nhằm nâng cao hệ số sử dụng vật liệu, giảm số lao động, nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian sản xuất, đồng thời chủ động trong sản xuất.

          Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó đề tài “ Thiết kế máy sấy quần áo và chế tạo mô hình “ của chúng tôi đi sâu nghiên cứu để tìm ra các phương pháp chế tạo, điều khiển… nhằm nâng cao hơn nữa năng suất, chất lượng của sản phẩm. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may nói riêng và các ngành công nghiệp khác nói chung. Và đây cũng chính là đề tài tốt nghiệp tôi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

 

Hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang

1.1

Xơ từ bông lanh

12

1.2

Xơ từ tằm

12

1.3

Sợi các loại

13

1.4

Quá trình dệt thành vải

14

1.5

Vải thành phẩm in hoa nhộm màu

15

1.6

Sản phẩm may

15

2.1

Cấu tạo đồ thị I_d

27

2.2

Cách xác định các thông số trạng thái bằng đồ thị I_d

28

2.3

Đồ thị I_d của quá trình đốt nóng không tăng ẩm.

29

2.4

Đồ thị I_d của quá trình đốt nóng  tăng ẩm.

30

2.5

Đồ thị I_d của quá trình làm lạnh đẳng Entanpi.

31

2.6

Đồ thị I_d của quá trình làm lạnh đẳng ẩm.

32

2.7

Đồ thị I_d của quá trình sấy lý thuyết.

33

2.8

Hệ thống sấy buồng.

34

2.9

Hệ thống sấy hầm

35

2.10

Nguyên lý cấu tạo hệ thống sấy đĩa.

36

2.11

Hệ thống sấy tháp

37

2.12

Hệ thống sấy khí động.

38

2.13

Các dạng khe hở trên lưới phân phối

39

2.14

Hệ thống sấy phun

39

2.15

Hệ thống sấy lô

40

2.16

Hệ thống sấy tang

41

2.17

Nguyên lý và đồ thị I_d của hệ thống sấy thải bỏ tác nhân

42

2.18

Nguyên lý và đồ thị I-d của chế độ sấy có đốt nóng trung gian

44

2.19

Nguyên lý và đồ thị I-d của chế độ sấy hồi lưu một phần

45

2.20

Nguyên lý và đồ thị I-d của chế độ sấy hồi lưu một phần

46

2.21

Ý tưởng máy sấy được truyền động bởi một trục chính

48

3.1

Ý tưởng máy sấy được truyền động bởi một trục chính và hai con lăn

50

3.2

Ý tưởng máy sấy được truyền động bởi 4 con lăn

51

3.3

Sơ đồ cấu tạo thùng sấy.

52

3.4

Cánh đảo vật liệu .

53

3.5

Vỏ thùng

54

3.6

Các kích thước cơ bản của thùng sấy.

55

3.7

Sơ đồ phân tích lực.

55

 

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

 

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam

15

 

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU THƯỜNG SỬ DỤNG

Kí hiệu

Tên gọi, đơn vị

v

Vận tốc, v/ph

Ft

Lực vòng cần truyền

Fn

Lực nén trên đĩa ma sát

Pct

Công suất cần thiết, kW

i

Tỉ số truyền

m

Khối lượng

ε

Hệ số trượt

K

Hệ số an toàn

r

Nhiệt ẩn hóa hơi của hơi nước

Cph

nhiệt dung riêng của hơi nước

Cpk

Nhiệt dung riêng của không khí khô

Pso

Áp suất bão hòa của hơi nước ở nhiệt độ t0.

P

Áp suất không khí ẩm

η

Hiệu suất chung

η2

Hiệu suất ổ lăn

t

Bước xích

Ndc

Công suất động cơ, kW

A

Khoảng cách trục, mm

Fr

Lực tác dụng lên trục, N

d

Đường kính trục sơ bộ, mm

R

Lực tác dụng lên trục, N

Ứng suất xoắn cho phép, MPa

 

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................... 1

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................. 2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................ 3

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU THƯỜNG SỬ DỤNG............................ 4

MỞ ĐẦU.................................................................................................. 8

1. Lý do lựa chọn đề tài............................................................................. 8

2. Mục đích thực hiện đề tài...................................................................... 8

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 8

4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 8

5. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................. 9

6. Cấu trúc của đồ án................................................................................ 9

Chương 1   TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM        10

1.1Đại cương về ngành dệt..................................................................... 10

1.1.1 Sự phát triển của vải sợi................................................................. 10

1.1.2  Nguyên liệu của ngành dệt may..................................................... 10

1.1.3 Các sản phẩm của ngành dệt may.................................................. 13

1.2 Tình hình ngành dệt may Việt Nam và triển vọng trong tương lai     15

1.3 Quá trình sấy.................................................................................... 18

1.4  Vai trò của hệ thống sấy đối với ngành dệt may.............................. 19

Chương 2   PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SẤY VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP................................................................................................................ 20

2.1  Các phương pháp sấy...................................................................... 20

2.1.1  Phân loại phương pháp sấy theo các cấp nhiệt............................. 20

2.1.2  Phân loại theo chế độ thải ẩm....................................................... 20

2.1.3 Phân loại phương pháp sấy theo cách xử lý không khí.................. 21

2.2 Tác nhân sấy..................................................................................... 22

2.2.1 Cơ sở nhiệt động để nghiên cứu không khí ẩm............................... 22

2.2.2 Các thông số cơ bản của không khí ẩm.......................................... 25

2.2.3 Đồ thị I_d của không khí ẩm.......................................................... 27

2.3 Hệ thống sấy..................................................................................... 33

2.3.1 Phân loại hệ thống sấy................................................................... 33

2.4  Chế độ sấy....................................................................................... 44

2.4.1 Chế độ thải bỏ tác nhân................................................................. 44

2.4.2 Chế độ sấy có đốt nóng trung gian................................................. 44

2.4.3 Chế độ sấy hồi lưu một phần......................................................... 45

2.4.4Chế độ sấy kết hợp hồi lưu và đốt nóng trung gian........................ 47

2.4.5 Chế độ sấy hồi lưu toàn phần........................................................ 48

2.4.6 Lựa chọn chế độ sấy....................................................................... 49

Chương 3 TÍNH TOÁN ĐỘNG HỌC MÁY........................................ 50

3.1  Phân tích các phương án động học và lựa chọn phương án.............. 50

3.1.1 Phân tích các phương án................................................................ 50

3.1.2  Lựa chọn phương án thiết kế......................................................... 52

3.2 Tính toán thùng quay........................................................................ 52

3.2.1  Xác định kích thước cơ bản của thùng........................................... 52

3.2.2  Kích thước cơ bản của thiết bị sấy................................................. 55

3.3 tính toán nhiệt của thiết bị sấy......................................................... 56

3.3.1 Xác định lượng ẩm bốc hơi............................................................. 57

3.3.2Tính toán quá trình sấy lý thuyết................................................... 57

Chương 4 QUY TRÌNH VẬN HÀNH MÁY VÀ BẢO DƯỠNG         60

4.1 Quy trình vận hành........................................................................... 60

4.1.1 Kiểm tra......................................................................................... 60

4.1.2 Thao tác......................................................................................... 60

4.2  An toàn và bảo trì, bảo dưỡng máy.................................................. 60

4.2.1 An toàn lao động và thiết bị........................................................... 60

4.2.2  Bảo trì , bảo dưỡng....................................................................... 61

LỜI KẾT................................................................................................ 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 63

 

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

          Một trong các khâu quan trọng của ngành dệt may trước khi đưa sản phẩm ra thị trường đó là quá trình giặt-vắt-sấy. Quá trình này giúp tẩy rửa sạch các vết bẩn và các hoá chất phẩm nhuộm ra khỏi sản phẩm một cách nhanh chóng. Từ lâu quá trình này đã đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong ngành dệt may, các hệ thống máy móc giúp tăng năng suất, rút ngắn thời gian sản xuất, an toàn cho người lao động … đã được chế tạo thành công. Tuy nhiên hệ thống máy móc này vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế.

          Mặt khác, ngành dệt may nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về vật liệu, lao động, trang thiết bị được đặt ra với yêu cầu ngày càng cao. Đặc biệt là nhu cầu về trang thiết bị máy móc nhằm nâng cao hệ số sử dụng vật liệu, giảm số lao động, nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian sản xuất, đồng thời chủ động trong sản xuất.

2.Mục đích thực hiện đề tài

Để tổng kết lại kiến thức đã học trong thời gian học, cũng như để làm quen với công việc thiết kế chế tạo máy của một người cán bộ kỹ thuật trong ngành cơ khí sau này.

          Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. Tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh có giá trị lợi nhuận cao.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

          Đối tượng nghiên cứu là các mô hình 3D của máy tìm hiểu. Phạm vi nghiên cứu là xây dựng ý tưởng, phân tích lựa chọn mô hình, tính toán cơ sở lý thuyết, mô phỏng động học máy trên phần mềm inventor và chế tạo mô hình thực tế.

4. Phương pháp nghiên cứu

          Phân tích định tính: đọc tài liệu, tìm hiểu các máy hiện nay. Phân tích

ưu nhược điểm của các máy hiện có trên thị trường…và nhu cầu tiêu dùng sản

phẩm hiện nay.

          Phân tích định lượng: tìm hiểu về giá cả máy nếu nhập từ nước ngoài về so với mức thu nhập của người dân nước ta và giá thành của các máy được sản xuất trong nước. Từ đó, tiến hành so sánh sản phẩm để kết hợp những ưu điểm vào máy.

5. Ý nghĩa của đề tài

          Ý nghĩa khoa học: là tiền đề, cơ sở ban đầu để sinh viên trường đại học Phạm Văn Đồng tiếp xúc với công nghệ chế tạo máy và ứng dụng. Từ đó sinh viên có nhiều ý tưởng hay hơn được áp dụng vào sản xuất.

          Ý nghĩa thực tiễn: bước đầu trong việc làm chủ công nghệ, tiền đề cho việc sử dụng kiến thức được học vào ứng dụng thực tế.

6. Cấu trúc của đồ án

 Chương 1: “Tổng quan”. Trong chương này nội dung là giới thiệu chung về đại cương vè ngành dệt, tình hình ngành dệt may Việt Nam và triển vọng trong tương lai, quá trình sấy và vai trò của hệ thống sấy đối với ngành dệt may.

Chương 2: “Phân tích các phương pháp sấy và lựa chọn phương pháp”. Trong chương này chúng ta phân tích các phương pháp sấy , tác nhân sấy , hệ thống sấy và chế độ sấy.

Chương 3: “Tính toán động học máy” Trong chương này ta phân tích các phương án động học và lựa chọn phương án và tính toán thông số chính của thùng quay và tính toán nhiệt của thiết bị sấy.

Chương 4: “Tính toán động lực học máy” trong chương này ta đạt được các thành phần lực, tính toán bộ truyền ma sát và chọn động cơ, phân phối tỉ số truyền, tính toán bộ truyền xích, tính toán trục và tính chọn ổ lăn.

Chương 5: “Điều khiển” trong chương này ta đạt được các phương pháp điều khiển, đảo chiều động cơ không đồng bộ ba pha, mạch đều khiển khí nén và chương trình điều khiển

Chương 6: “ Vận hành và bảo dưởng” Trong chương này Trong chương này, nói về chế độ trước, trong và sau khi vận hành.Hướng dẫn an toàn sử dụng kết hợp với xây dựng chu trình bảo dưỡng cho máy.

 

Chương 1   TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

1.1            Đại cương về ngành dệt

1.1.1 Sự phát triển của vải sợi

          Trong đời sống hiện nay vật liệu có tầm quan trọng đặc biệt, con người  sống không thể thiếu áo quần, và các vật dụng khác làm bằng vật liệu dệt. 

          Theo thống kê ở những nước có nền kinh tế phát triển và khí hậu ôn hoà, người ta thấy vật liệu dùng cho may mặc : chiếm 35% đến 40%.

          Dùng trong kỹ thuật : 25 đến 30%

          Dùng các nhu cầu khác : 10%.

          Tỷ lệ trên tăng, giảm theo mức sống, điều kiện xã hội, điều kiện thời tiết, sự phát triển khoa học và kỹ thuật..

          Vật liệu dệt rất thiết yếu đối với đời sống con người trên thế giới, nếu dân số thế giới tăng bình quân hàng năm là 2% thì nhu cầu may mặc là 40%.

Đối với nước ta hiện nay, thoả mãn nhu cầu cho ngành dệt và giải quyết tốt vấn đề may mặc  cho toàn dân là mục tiêu mà nhà nước ta đang phấn đấu .Đã hàng chục năm nay,   mặc dù cuộc chiến tranh qua đi từ lâu .Nhưng ngành dệt vẫn chưa giải quyết được tình trạng thiếu nguyên liệu.

          Trong những năm chiến tranh, miền Bắc và miền Nam phải nhập hơn 60.000 tấn vật liệu dệt mỗi năm. Đến nay so với xí nghiệp dệt phát triển, chúng ta cần không dưới 80.000 tấn/năm. Nguyên liệu dệt chủ yếu nhập được là bông, xã, polyeste, sau đó là lông cừu, len acrylic và kể cả tơ..

          Lượng bông do nông nghiệp cung cấp không đáng kể so với nhu cầu : đay, gai, tầm có tiềm năng lớn nhưng chưa phát triển mạnh.

          Trong tương lai ngành sản xuất tơ sợi hoá học hình thành sẽ giúp phần lớn giải quyết nhu cầu nguyên liệu dệt một cách cơ bản.

          Ngành dệt may ở nước ta không chỉ ở trách nhiệm, phục vụ nguyên liệu may mặc của toàn dân, giải quyết tốt công ăn, việc làm mà hiện còn là ngành mũi nhọn trong kinh doanh xuất khẩu của cả nước.

1.1.2  Nguyên liệu của ngành dệt may

Dựa vào đặc điểm cấu trúc và đặc điểm theo nguyên liệu dệt.

-         Theo đặc điểm cấu trúc : gồm 3 nhóm chính.

          +  Xơ dệt :

          Là bộ phận vật liệu, mà thành phần cơ bản là các bó phân tử nằm dọc trục trung tâm theo một hướng nào đó và gắn bó với nhau bởi các lực liên kết phần tử.

          Trong xơ dệt gồm có các loại như sau :

          -  Xơ cơ bản.

          -  Xơ kỹ thuật.

          +  Sợi dệt :

          Thành phần cơ bản là xơ, trong sợi, xơ nằm xoắn ốc dọc theo trục trung tâm sợi.

          Trong sợi dệt gồm các dạng sau :

-         Sợi con.

-         Sợi phức.

-         Sợi cắt.

+  Chế phẩm dệt :

          Là bộ phận vật liệu dệt, mà thành phần cơ bản là xơ, sợi trong đó chế phẩm dệt gồm các dạng sau :

-         Chế phẩm dạng xơ.

-         Chế phẩm dạng sợi.

-         Chế phẩm dạng tấm.

-         Chế phẩm dạng chiếc.

          Theo nguyên liệu dệt (nguồn gốc và thành phần hoá học) : gồm hai nhóm lớn.

          + Nhóm xơ thiên nhiên :

          Gồm xơ gốc hữu cơ :

-         Từ thực vật : bông lanh, gai..

-         Từ động vật : len, tơ, tầm..

Hình 1.1Xơ từ bông lanh

Hình 1.2 Xơ từ tằm

 

+ Nhóm xơ hoá học :

Gồm các xơ nhân tạo và nhóm xơ tổng hợp.

           Xơ nhân tạo có nguồn gốc từ hữu cơ có những loại sau :

          -Xơ nhân tạo gốc xenlulô :

                   .Xơ gốc hydratxenlulo như :vixcô, cuproamoniac

                   Xơ gốc axêtixenlulô như: axêtat,triaxêtat

          - Xơ nhân tạo có nguồn gốc protit.

                   Xơ Protein như: lạc, đậu nành…

                   Xơ Protêit như :Cazêin.

           Xơ nhân tạo có nguồn gốc từ vô cơ có những loại sau :

- Những xơ kim loại như : nhôm, đồng, hợp kim đồng

- Những xơ á kim như  : thuỷ tinh, gốm.

- Những xơ khoáng vật như : Xĩ, bazan..

1.1.3 Các sản phẩm của ngành dệt may

-         Sợi các loại

-         Vải mộc

-         Vải thành phẩm in hoa và nhuộm màu.

-         Sản phẩm may : quần áo , chăn  drap gối , giày dép….

 

Hình 1.3 Sợi các loại

 

                                        

Hình 1.4 Quá trình dệt thành vải

 

Hình 1.5 Vải thành phẩm in hoa nhộm màu

 

Hình 1.6 Sản phẩm may

1.2 Tình hình ngành dệt may Việt Nam và triển vọng trong tương lai

Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh.

           Ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam, ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai với giá trị xuất khẩu đóng góp từ 10- 15% vào GDP. Trong những năm gần đây, ngành dệt may liên tục phát triển với tốc độ bình quân 17% một năm.

          Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tuy vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, ngành dệt may đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu lớn như Trung Quốc, ấn Độ, Inđônêxia, Pakixtan, Hàn Quốc.... Đặc biệt, từ 1/1/2006, thuế xuất nhập khẩu hàng dệt may từ các nước Asean vào Việt Nam sẽ giảm từ 40-50% như hiện nay xuống tối đa còn 5% nên hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập từ các nước trong khu vực.

           Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tính đến hết năm 2014, Việt Nam có 5,214 công ty dệt may với các công ty có quy mô vừa và nhỏ chiếm đa số. Lực lượng lao động ngành dệt may chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng lao động toàn quốc. Các công ty may chiếm tỷ trọng lớn nhất (84%), theo sau là các công ty dệt và kéo sợi (15%).

 Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới với thị phần năm 2014 đạt 3.1%. Những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc (chiếm đến 85% tổng kim ngạch xuất khẩu) với sản phẩm chủ yếu quần áo cho phân cấp thấp và trung bình. Các doanh nghiệp FDI tuy chỉ chiếm 25% về số lượng nhưng đóng góp đến hơn 65% vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

  Việt Nam hiện có hơn 1000 nhà máy dệt may, thu hút trên 50 vạn lao động, chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Sản lượng sản xuất hàng năm tăng trên 10% nhưng quy mô còn nhỏ bé, thiết bị và công nghệ khâu kéo sợi và dệt vải lạc hậu, không cung cấp được vải cho khâu may xuất khẩu. Những năm qua, tuy đã nhập bổ sung, thay thế 1.500 máy dệt không thoi hiện đại để nâng cấp mặt hàng dệt trên tổng số máy hiện có là 10.500 máy, thì cũng chỉ đáp ứng khoảng 15% công suất dệt .

Ngành may tuy liên tục đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị và dây chuyền đồng bộ chuyên sản xuất một mặt hàng như dây chuyền may sơ mi, may quần âu, quần Jean, complet, hệ thống giặt là... nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu ngày càng cao. Xuất khẩu hàng dệt may tuy đạt kim ngạch cao, nhưng chủ yếu làm gia công, ngành dệt vẫn nhập khẩu nhiều và nguyên liệu cho sản xuất của ngành dệt hầu như hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài...

          Năm 2000, ngành dệt may Việt Nam tuy đã có nhiều yếu tố thuận lợi để tạo đà có tiến trình hội nhập sắp tới như Quota thị trường Eu được tăng 30%, bước đầu mở được thị trường Mỹ và thị trường vùng Trung Cận Đông, châu Phi; kinh tế Nhật Bản đang hồi phục khiến cho thị trường này tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam tăng hơn trước. Nhưng xuất khẩu hàng dệt may cũng gặp không ít khó khăn do giá sản phẩm giảm liên tục, giá cả ở thị trường Nhật từ năm 1998 giảm bình quân 12% mỗi năm do áp lực cạnh tranh của hàng Trung Quốc. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu lại tăng; đặc biệt thị trường phi quota, trong đó thị trường Đông Âu giảm mạnh từ giữa năm....

          Vấn đề cần quan tâm hiện nay là khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Eu được thực hiện qua các khâu trung gian như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc... Vì vậy, làm sao Việt Nam có thể tiếp cận và bán hàng trực tiếp sản phẩm dệt may, giảm bớt phụ thuộc vào các nhà đặt hàng trung gian, nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

          Trong các mặt hàng may mặc xuất khẩu vào Eu, mới chỉ tập trung vào các mặt hàng dễ làm như áo jacket, sơ mi... còn các mặt hàng có giá trị, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn như bộ complet hay các loại áo sơ mi cao cấp thì ít doanh nghiệp có thể sản xuất được. Do đó, trên thực tế, nhiều mặt hàng có hạn ngạch nhưng lại chưa có doanh nghiệp xuất khẩu.

          Có nhiều ý kiến lạc quan về xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ sau khi có Hiệp định thương mại Việt Mỹ. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này đạt 43 triệu Usd. Đến năm 2000, tuy hàng dệt may Việt Nam bán vào thị trường Mỹ vẫn bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn 2-3 lần so với hàng của các nước khác nhưng vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệu Usd.

          Theo thống kê cho thấy, từ năm 2008 trở lại đây năng lực xuất khẩu ngành dệt may trong nước ta như sau :

 

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Tỷ USD

30,5

32,9

38,1

49,0

50,5

51,1

54,2

52,5

57,0

Bảng 1.1 Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam

 

 

          Trong gần 10 năm trước toàn ngành dệt Việt Nam đạt mức tăng trưởng bình quân  10%/năm.  Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 40%/năm, năm 2013 kim ngạch xuất khẩu đạt 51.2tỷ USD .trong đó có khoảng  60% giá trị xuất khẩu vào thị trường.Số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là 600, trong đó giá trị thực thụ điều tra ở 20 doanh nghiệp vừa và lớn so với kim ngạch xuất khẩu chỉ từ 25% đến 30%.

          Năm năm trở lại nay ngành dệt may Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt trên 20%. Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt trên 54.2 tỷ USD, trong đó thị trường xuất khẩu qua  Hoa Kỳ chiếm 50%. Việt Nam trở thành nước thứ 10 có kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn. Năm 2016 ngành dệt may phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 57,0 tỷ USD, tăng 28,5% so với năm 2014, năm  2017 phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 65 tỷ USD.

  1.3 Quá trình sấy

          Sấy là quá trình làm khô một vật thể bằng phương pháp bay hơi. Quá trình sấy yêu cầu các tác động cơ bản đến vật ẩm là: cấp nhiệt cho vật ẩm làm cho ẩm trong vật hoá hơi; bay hơi ẩm ra khỏi vật và thải vào môi trường. Như vậy phơi nắng là một biện pháp sấy tự nhiên rất đơn giản được áp dụng lâu đời trong dân gian. Tuy nhiên phơi nắng cũng bị hạn chế rất nhiều. Thời gian kéo dài, diện tích sân phơi lớn ngoài ra còn nó còn phụ thuộc vào thời tiết đặc biệt là bất lợi trong mùa mưa.

          Vì vậy trong các lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế xã hội, người ta áp dụng các biện pháp sấy nhân tạo.

          Sấy là một biện pháp rất phức tạp, đó là sự bốc hơi nước của sản phẩm ở nhiệt độ bất kỳ. Là quá trình khuyếch tán do chênh lệch ở bề mặt và bên trong vật liệu.  hay nói cách khác do chênh lệch áp suất hơi riêng phần ở bề mặt vật liệu và môi trường trong khi sấy.

          Sau khi sấy, sản phẩm có sự biến đổi hàm lượng chất khô tăng lên đến một mức độ nhất định độ ẩm giảm xuống, điều đó có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện khác nhau.

          Ví dụ: đối với sấy Nông sản và thực phẩm nhằm tăng cường tính bền vững trong bảo quản; đối với các nhiên liệu (củi, than) được nâng cao lượng nhiệt cháy; đối với gốm sứ nhằm làm tăng độ bền cơ học; đối với các vải sợi sản phẩm sau khi sấy khô có thể được sử dụng ngay.

          Do có ý nghĩa đã nêu trên mà đối tượng của quá trình sấy rất đa dạng: bao gồm nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và chế biến. Nói cách khác kỹ thuật sấy  đước áp dụng rất rộng rãi trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp. Nguyên tắc của quá trình sấy là cung cấp năng lượng nhiệt để biến đổi trạng thái pha của pha lỏng trong vật liệu thành hơi. Hầu hết các vật liệu trong quá trình sấy sản xuất đều chứa pha lỏng là nước mà người ta thường gọi là ẩm, việc cung cấp năng lượng cho vật liệu trong quá trình sấy được tiến hành theo các phương pháp truyền nhiệt. Như vậy nó có các tên gọi tương ứng: cấp nhiệt bằng đối lưu, gọi là sấy đối lưu; cấp nhiệt bằng dẫn nhiệt gọi là sấy tiếp xúc; cấp nhiệt bằng bức xạ gọi là xấy bức xạ. Ngoài ra còn có phương pháp sấy đặc biệt; sấy bằng dòng điện cao tầng, sấy trong trường sóng siêu âm, sấy thăng hoa…

1.4  Vai trò của hệ thống sấy đối với ngành dệt may

          Giặt, vắt, sấy và ủi là giai đoạn cuối cùng của sản phẩm dệt may trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Giặt, vắt, sấy giúp tẩy rửa sạch các vết bẩn và các hóa chất phẩm nhuộm ra khỏi sản phẩm, đồng thời làm khô sản phẩm một cách nhanh chóng mà không phụ thuộc vào thời tiết. Ngoài ra trong quá trình sử dụng sản phẩm dệt may ở các doanh nghiệp lớn như bệnh viện, nhà hàng, các công ty có nhiều công nhân…các sản phẩm bị bẩn cần phải được giặt sạch trước khi sử dụng lại. Các sản phẩm này có số lượng rất lớn, và yêu cầu sữ dụng liên tục nên không thể sữ dụng lao dộng chân tay và phơi khô trong tự nhiên. Do đó đòi hỏi phải có một hệ thống tự động để giải quyết các sản phẩm đó.

Giặt, vắt, sấy ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng của sản phẩm.

      Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của ngành dệt may, giải phóng sức lao động của con người, nâng cao năng suất, không bị lệ thuộc vào thời tiết thì cần phải có hệ thống máy giặt, máy vắt, máy sấy. 

 


Chương 2   PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SẤY VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP

2.1  Các phương pháp sấy

2.1.1  Phân loại phương pháp sấy theo các cấp nhiệt

2.1.1.1 Phương pháp sấy đối lưu

          Trong phương pháp này việc cấp nhiệt cho vật ẩm thực hiện bằng cách trao đổi nhiệt đối lưu ( tự nhiên hay cưỡng bức ). Trường hợp này môi chất sấy  làm  nhiệm vụ cấp nhiệt.

2.1.1.2 Phương pháp sấy bức xạ

          Trong phương pháp này việc gia nhiệt cho vật ẩm thực hiện bằng trao đổi nhiệt bức xạ. Người ta dùng đèn hồng ngoại hay các bề mặt vật rắn có nhiệt độ cao hơn để bức xạ nhiệt tới vật ẩm. Trường hợp này môi chất sấy không làm nhiệm vụ gia nhiệt cho vật ẩm.

2.1.1.3 Phương pháp sấy tiếp xúc :

          Trong phương pháp này việc cấp nhiệt cho vật liệu sấy thực hiện bằng dẫn nhiệt do vật sấy trực tiếp xúc với bề mặt có nhiệt độ cao hơn.

2.1.1.4 Phương pháp sấy dùng điện trường cao tần :

          Trong phương pháp này người ta để vật ẩm trong điện trường tần số cao.Vật ẩm sẽ nóng lên. Trường hợp này môi chất sấy không làm nhiệm vụ gia nhiệt cho vật.

2.1.2  Phân loại theo chế độ thải ẩm

2.1.2.1 Phương pháp sấy dưới áp suất khí quyển :

          Trong phương pháp này áp suất trong buồng sấy bằng áp suất khí quyển. Việc thoát ẩm do môi chất sấy đảm nhiệm hoặc sấy ở nhiệt độ cao hơn 100 độ C, ẩm tự thoát vào môi trường.

2.1.2.2 Phương pháp sấy chân không :

          Trong phương pháp này áp suất trong buông sấy nhỏ hơn áp suất khí quyển vì vậy không thể dùng môi chất sấy để thải ẩm. Việc thải ẩm dùng máy hút chân không hoặc kết hợp với thiết bị ngưng tụ hay ngưng kết ẩm. Trường hợp này chỉ dùng máy hút chân không thì máy hút chân không đảm nhiệm hút toàn bộ hơi ẩm thoát ra từ vật đào thải vào môi trường.Trong trường hợp dùng kết hợp máy hút chân không và thiết bị ngưng tụ hay ngưng kết ẩm thì máy hút chân không có nhiệm vụ tạo chân không ban đầu ( lúc khởi động  máy ) và hút khí không ngưng khi thiết bị làm việc, còn thiết bị ngưng tụ hay ngưng kết thì làm nhiệm vụ thải ẩm có nghĩa là toàn bộ khí ẩm thoát ra ngưng kết thành tuyết và được thải ra dưới dạng lỏng.

          Khi sấy chân không ở trạng thái dưới điểm ba thể của nước ( p=4,58mmHg;       t =0,0098C ) ẩm trong vật thể rắn và ở vùng thăng hoa của chế độ nhiệt nên việc hóa hơi ẩm là quá trình thăng hoa. Ẩm thoát ra sẽ ngưng thành băng tuyết trong thiết bị ngưng kết và thải ra bằng cách xả băng. Trường hợp này gọi là phương pháp sấy thăng hoa.

2.1.3 Phân loại phương pháp sấy theo cách xử lý không khí

          Khi dùng không khí làm môi chất sấy cần xử lý không khí trước khi đưa vào buồng sấy. Có hai hướng xử lý không khí là gia nhiệt và khử ẩm ( hoặc tăng ẩm ) có nghĩa là xử lý nhiệt ẩm. Căn cứ vào cách xử lý không khí ta có các phương pháp sấy sau:

2.1.3.1  Phương pháp sấy dùng nhiệt 

          Trong phương pháp này người ta phải gia nhiệt không khí rồi đưa vào buồng sấy  hoặc gia nhiệt không khí ngay trong buồng sấy. Phương pháp sấy đối lưu là một phương pháp sấy dùng xử lý nhiệt. Khi gia nhiệt cho không khí, nhiệt độ không khí tăng lên, độ ẩm tương đối giảm còn độ chứa hơi không đổi. Khi không khí tiếp xúc với vật sẽ truyền nhiệt cho vật để ẩm bốc hơi, đồng thời do không khí có độ ẩm tương đối thấp nên chênh lệch phân áp hơi  ở bề mặt vật và  không khí sẽ đủ lớn làm cho thoát ẩm ra dễ dàng. Chênh lệch nhiệt độ giữa không khí và vật càng lớn tốc độ bốc hơi ẩm càng lớn, thời gian sấy càng nhỏ,vật khô càng nhanh. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào quá trình truyền ẩm trong vật sấy.

2.1.3.2 Phương pháp sấy dùng xử lý ẩm ( hút ẩm )

          Trong phương pháp này người ta xử lý không khí bằng cách hút ẩm. Không khí được hút ẩm, độ chứa hơi giảm làm cho độ ẩm tương đối giảm ( nhiệt độ có thể không đổi ) dẫn đến nhiệt độ nhiệt kế ướt giảm tức là tăng độ chênh = . Trị số tăng sẽ tăng cường truyền nhiệt từ không khí tới vật làm cho ẩm bốc hơi bốc vào không khí dưới tác dụng của chênh lệch phân áp suất hơi nước ở bề mặt và không khí. Phương pháp này có nhược điểm là chỉ sấy được vật ẩm tự do, việc sấy ẩm liên kết rất khó khăn. Mặt khác do nhiệt độ không khí không cao, thời gian sấy dài nên vật sấy dễ bị hỏng do vi khuẩn.Vì vậy phương pháp này chỉ dùng để sấy một số vật liệu sấy không bị ôi thiu, mốc ở nhiệt độ môi trường.

          Có hai cách để khử ẩm không khí:

+       Dùng các chất hút ẩm rắn.

+       Dùng máy hút ẩm.

2.1.3.3 Phương pháp kết hợp gia nhiệt và hút ẩm

-         Dùng chất hút ẩm rắn:

Không khí được thổi qua lớp hút ẩm rắn để giảm độ chứa hơi, sau đó qua calorife để gia nhiệt rồi đưa vào buồng sấy. Dùng phương pháp này không khí vào buồng sấy có nhiệt độ cao và độ ẩm tương đối thấp nên khi tiếp xúc với vật sấy sẽ tăng đáng kể tốc độ bốc hơi ẩm giảm thời gian sấy. Tuy vậy phương pháp này không thích hợp với vật liệu không cho phép nứt, cong vênh và vật liệu dày.

-         Dùng bơm nhiệt để hút ẩm và gia nhiệt :

Dùng bơm nhiệt trong phương pháp này rất thích hợp. Không khí được đưa qua giàn lạnh , hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ và thoát ra ngoài làm cho độ chứa hơi giảm. Sau đó không khí qua giàn nóng của bơm nhiệt để gia nhiệt đẳng dung ẩm làm cho nhiệt đọ tăng cao lên, độ ẩm tương đối giảm. Dùng  phương pháp này ta có thể duy trì nhiệt độ và độ ẩm của không khí thích hợp. Tuy nhiên dùng phương pháp này nhiệt độ môi chất sấy thường gần nhiệt độ môi trường vì vậy chỉ thích hợp với một số vật liệu, không sấy được các vật liệu dễ bị vi khuẩn, làm hỏng ở nhiệt độ môi trường: ôi, thiu, mốc …

2.2 Tác nhân sấy

2.2.1 Cơ sở nhiệt động để nghiên cứu không khí ẩm

          Về mặt nhiệt động, không khí bao quanh chúng ta và thường làm tác nhân sấy là hỗn hợp không khí khô và hơi nước. Không khí khô là hỗn hợp của O,Nvà một số chất khí khác như CO, SO...có thành phần không đáng kể và có thể bỏ qua .Vì vậy chúng ta xem không khí khô chỉ là hỗn hợp của Ovà N .Thành phần O và N trong không khí tương ứng bằng 21% và 79% theo thể tích hoặc 23,3% và 76,7% theo khối lượng.

2.2.1.1 Các mối quan hệ nhiệt động của không khí ẩm

          Do nhiệt độ và độ ẩm trong thiết bị sấy không lớn nên trong kĩ thuật sấy người ta xem O , N và hơi nước là những khí lý tưởng. Do vậy hỗn hợp của chúng như không khí khô và và không khí ẩm là những hổn hợp khí lý tưởng .Như vậy khi tính toán chúng ta sẽ dữ dụng phương trình trạng thái cũng như các quy luật khác của khí lý tưởng và hỗn hợp khí lý tưởng .

          Phương trình trạng thái khí lý tưởng :

......................................

4.2  An toàn và bảo trì, bảo dưỡng máy

 4.2.1 An toàn lao động và thiết bị

+        Công nhân đã được học an toàn lao động và sử dụng thiết bị mới được vận hành máy .

+        Máy luôn trong tình trạng đảm bảo an toàn về điện .

+        Không sử dụng quá công suất máy quy định .

+        Tránh va chạm mạnh có thể làm vở kính cửa máy sấy .

+        Mọi thao tác để khởi động mà máy không họat động , cần cắt điện ngay cho tổ sửa chửa kiểm tra giải quyết .

+        Không tự thay đổi các thông số kỹ thuật đã được nhà sản xuất máy cài đặt hoặc định sẳn.

  4.2.2  Bảo trì , bảo dưỡng

       4.2.2.1 Vệ sinh máy :

­         Phải thường xuyên vệ sinh máy trước khi vận hành và sau khi ngừng máy.

­         Vệ sinh hằng ngày các khung lưới của cửa gió, dàn gia nhiệt.

        4.2.2.2 Kiểm tra bảo trì :

+       Kiểm tra hệ thống khí nén:

  - Thường xuyên kiểm tra các đường ống khí nén.

  - Kiểm tra hằng ngày về dầu bôi trơn cho dụng cụ khí nén. Nếu thấy hụt dầu thì thêm vào.

  - Chú ý xả nước ngưng tụ ở bộ lọc do sử dụng lâu ngày.

  - Áp xuất khí nén của pittông khi nghiên thùng (5 < P < 8 át). Nếu thấy khác thường thì phải ngưng máy và báo với bộ phận bảo trì để kịp thời sửa chữa.

  - Các cán bộ khác không tự ý tháo lắp, điều chỉnh. Muốn sửa chữa phải có người chuyên môn.

+       Kiểm tra hệ thống cơ khí điện:

  -Thường xuyên kiểm tra xích nếu chùn thì căng xích lại.

  - Phải kiểm tra địng kỳ hằng tháng cho việc bôi trơn các ổ bi.

  - Cần kiểm tra thường xuyên độ cách điện các thiết bị điện.

+       Kiểm tra hệ thống nhiệt:

  - Kiểm tra thường xuyên sự ổn định của nhiệt thông qua sự hiển thị của nhiệt độ trên bảng điều khiển

    Nếu thấy khác thường thì phải ngưng máy báo với bộ phận bảo trì.

  - Kiểm tra các đường ống dẫn nhiệt.   

LỜI KẾT

           Sau 03 tháng thực hiện làm đồ án tốt nghiệp “Thiết kế máy sấy quần áo và chế tạo mô hình” dưới sự hướng dẫn của thầy  em đã hoàn thành nhiệm vụ thiết kế đồ án theo đúng thời gian yêu cầu.

          Trong quá trình làm đồ án, đã tìm hiểu và nghiên cứu ứng dụng các lý thuyết về sức bền, kết cấu kim loại … và kiến thức chuyên môn đã được học trong nhà trường đồng thời qua khảo sát, tìm hiểu thực tế tại nhà máy các loại tương tự.        Trong quá trình tính toán thiết kế máy, vì với thời gian có hạn, kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế còn ít, nên việc hoàn thành đồ án không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của quý thầy cô.

Close