Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu nành

mã tài liệu 300600300333
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 500 MB Bao gồm tất cả file CAD file 2D, CREO 3D ..., bản vẽ lắp thiết kế, bản vẽ chi tiết trong máy, ... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu nành (đồ án đang trong quá trình hoàn thiện)
giá 990,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu nành

Chúng ta đã bước sang thế kỷ XXI thế kỷ của khoa học kỹ thuật hiện đại . Các thành tựu của khoa học kỹ thuật được áp dụng vào mọi mặt của cuộc sống. Điều này cũng được phản ánh một cách rõ ràng trong lĩnh vực lao động sản xuất. Ngày trước khi khoa học kỹ thuật vẫn còn lạc hậu thì lao động chân tay của con người chiếm một vị trí chủ đạo. Qua thời gian khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu của con người ngày càng cao không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng thì điều đó không còn thiết thực nữa. Lao động chân tay dần dần được thay thế bằng máy móc. Điều này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ giải phóng sức lao động mà còn nâng cáo năng suất cũng như chất lượng của các sản phẩm làm ra. Đặc biệt là trong các ngành công nghiệp nặng nhọc và độc hai.

-        Ngày nay, ở bất cứ nơi đâu không chỉ trong các nhà máy xí nghiệp mà trong cả đời sống sinh hoạt chúng ta có thể thấy sự hiện hữu của máy móc khắp nơi. Tuy nhiên nhu cầu của con người là vô hạn và nó phát sinh trong những hoàn cảnh nhất định. Do đó máy móc chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu của con người trong một giai đoạn nhất định nào đó. Nhưng không vì vậy mà con người bớt đi sự tìm tòi sáng tạo. Mà ngược lại việc này còn được hưởng ứng một cách rộng rãi không phân biệt giai cấp. Có thể là trí thức, học sinh- sinh viên và thậm chí là người lao động.

-        Nhìn chung đậu nành là nguyên liệu rất cần thiết cho mỗi người vì nó cung cấp một lượng dinh dưỡng rất lớn. Việc chế  biến các loại thực phẩm, thức ăn từ hạt đậu nành từ lâu đã phổ biến ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Một trong số các thực phẩm phổ biến đó thì sữa đậu nành là một trong những thực phẩm không thể không nhắc đến. Sữa đậu nành gần như là thức uống không thể thiếu của chị em phụ nữ, và để làm sữa đậu nành theo cách thông thường cần phải ngâm đậu nành từ 8-10 tiếng mới bóc vỏ được. Do việc này  mất rất nhiều thời gian và công sức của chị em phụ nữ , nên chị em ta khi nấu sữa thường để luôn vỏ xay rồi nấu và đây chính là mấu chốt của vấn đề. Hạt đậu nành rất tốt, rất nhiều dinh dưỡng nhưng không phải toàn bộ hạt đều tốt. Vỏ đậu nành chứa rất nhiều tạp chất gây hại cho người sử dụng như: Làm tăng nguy cơ dị ứng với người bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng. Làm cản trở hấp thụ một số vitamin và khoáng chất rất quan trọng. Trong vỏ còn có các chất mà cơ thể không thể tiêu hóa được khi vào đến đại tràng, các vi khuẩn đường ruột sẽ ăn các chất đường này và sản sinh ra các sản phẩm phụ là khí dẫn đến đầy hơi. Ngoài ra nếu xay luôn cả vỏ thì sữa khi uống sẽ có vị chát.

-        Do đặc trưng của ngành nghề học tập cũng như yêu cầu của xã hội thì đồ án tốt nghiệp của sinh viên ngành chế tạo máy có quan hệ mật thiết với những điều nêu trên. Với đề tài “Thiết kế máy bóc vỏ đậu nành” chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp được một phần nào sự phát triển chung của quá trình lao động sản xuất cũng như phát huy cơ khí hóa trong nông nghiệp làm tăng năng suất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

 

Phương hướng và các giải pháp.

Cơ cấu cấp đậu nành.

Dựa theo khối lượng cần thiết mà ta có thể chọn các bộ phận Cấp , Chứa theo yêu cầu của từng điều kiện gồm có : cấp bằng tay , cấp bằng băng truyền

-        Cấp bằng tay:

Ưu:

-Đơn giản , dễ dàng thực hiện

Khuyết:

-Không phù hợp với khối lượng lớn vì tốn nhiều sức lao động, thời gian.

-Vì cấp bằng tay nên có thể sẽ gây mất vệ sinh.

-        Cấp bằng băng truyền:

Ưu:

-Tính tự động cao

-Năng suất cao

-Đảm bảo vệ sinh

Khuyết:

-Cơ cấu phức tạp chỉ phù hợp với sản xuất lượng lớn.

-Chi phí lắp đặt cao.

 

-Cơ cấu tách và vận chuyển hỗn hợp hạt vỏ:là bộ phận không thể thiếu ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng của hạt sau khi bóc tách.

Tách đậu bằng 2 đá đã được chạm khắc bề mặt.

Vận chuyển đậu và vỏ đậu: Vít tải , Ống dẫn.

  -Vít tải:

*Ưu:

- Vận chuyển được khối lượng lớn

- Sử dụng đơn giản

*Khuyết:

-Trong lúc vận chuyển khả năng rất cao là đậu sẽ bị vỡ vụn do quá trình vận chuyển trong vít tải, vì đậu sẽ bị đảo mạnh , xáo trộn và khe hở giữa trục vít và máng vít sẽ làm vỡ đậu.

  -Ống dẫn:

*Ưu:

  - Thiết kế và lắp đặt dễ dàng.

  - Đảm bảo được đậu sẽ không bị vỡ nát vì ống không bị đảo hay xáo trộn trong lúc vận chuyển

*Khuyết:

  -Vận chuyển với khối lượng lớn làm cho bộ phận hút vỏ làm việc kém hiệu quả hơn vì tốc độ đậu rơi xuống không chậm như Vít tải.

-Cơ cấu lọc vỏ ra khỏi hỗn hợp đậu vỏ  là bộ phận khá quan trọng giúp phân loại vỏ và đậu sau khi đã bóc tách gồm: Hút vỏ bằng quạt hút ly tâm , Sàng lọc đậu

  -Hút vỏ bằng quạt hút ly tâm

*Ưu:

 - Tiết kiệm được không gian

 - Dễ dàng lắp đặt

 - Vì vỏ đậu rất nhẹ nên dùng quạt hút là đã có thể lọc ra gần như triệt để vỏ ra khỏi hỗn hợp đậu vỏ

*Khuyết:
 - Không phù hợp với sản xuất lượng lớn

  - Sàng lọc đậu

*Ưu:

- Với khối lượng đậu lớn thì sàng lọc sẽ hiệu quả hơn trong quá trình lọc vỏ

*Khuyết:

- Khó bố trí vì cơ cấu sàn lọc quá cồng kềnh

- Khó lắp đặt .

Tổng hợp các phương án trên ta có sơ đồ nguyên lý máy bóc vỏ đậu nành như sau:

 

Ưu - Khuyết điểm:

*Ưu điểm:

-        Khe hở giữa hai đá có thể hiệu chỉnh được nên có thể linh động trong việc bóc vỏ (tùy theo cỡ hạt mà ta có thể điều chỉnh khoảng cách đá sao cho phù hợp)

-        Dễ dàng thao tác cũng như sửa chữa.

*Khuyết điểm:

-        Máy khá cồng kềnh chiếm nhiều diện tích.

-        Trong suốt quá trình làm việc có thể đá sẽ mòn dẫn đến bụi sẽ bám vào đậu.

-        Tỷ lệ đớn vỡ còn cao ( ~12%)

Nguyên lý Làm Việc:

-        Đậu được cấp bằng tay cho vào phễu sau khi cho đủ khối lượng thì gạt cần để đậu có thể chạy xuống lỗ của Đá Trên nằm ở bên trong thùng chứa đá. Sau khi vào lỗ của đá trên thì đậu tiếp tục lọt vào phần lõm của Đá Dưới và nhờ chuyển động xoay của Đá Dưới các hạt đậu dần dần di chuyển ra ngoài nhờ sự ma sát của 2 viên đá và chuyển động xoay của đá dưới làm cho vỏ đậu được tách ra. Sau vỏ và hạt được tách ra thì nhờ có tay gạt ở mặt đỡ dưới quét cho vỏ và hạt đi xuống lỗ của ống dẫn sau đó đậu tiếp tục rơi xuống dưới thùng hứng còn vỏ thì sẽ được hút lên 1 bao để sẵn nhờ quạt hút ly tâm trực tiếp gắn với moto. Ta có thể điều chỉnh khoảng cách đá thông qua ống chứa trục cốt và vòng chặn được bắt cố định vào ống nhờ bu lông M8. Trục cốt được truyền động thông qua bộ truyền đai mắc với moto.

 

Tổng quan :
- Dinh dưỡng và các tác động đến sức khỏe:

Đậu nành hay đậu tương là một giống họ đậu, có nguồn gốc ở ĐÔNG Á.

Chúng là một nguyên liệu quan trọng trong các bữa ăn của người châu á và được tiêu thụ suốt hàng nghìn năm qua. Ngày nay chúng được trồng phổ biến ở châu á, phía Nam và phía Bắc châu mỹ.

Ngày trước đậu nành thường được ăn nguyên hạt, nhưng bây giờ rất phổ biến là các sản phẩm đã qua chế biến,xử lý có nguồn gốc từ đậu nành.

Hiện có rất nhiều sản phẩm từ đậu nành như là: Bột đậu nành , protein đậu nành( soy protein), tào phớ , sữa đậu nành, sốt đậu nành và dầu đậu nành.

Đậu nành từ nghìn năm trước đã được coi như một loại thực phẩm bổ dưỡng, là nguồn cung cấp protein thực vật rất tốt cho sức khỏe. Nó được coi là một nguồn tài nguyên có giá trị được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết được các ứng dụng và lợi ích của đậu nành

Dưới đây là một số những lợi ích về sức khỏe mà đậu nành mang lại:

1. Tăng cường chức năng miễn dịch: đậu nành chứa rất nhiều protein thực vật. Nếu cơ thể con người thiếu chất đạm sẽ dẫn đến giảm khả năng miễn dịch, mệt mỏi và các triệu chứng khác . Ăn đậu nành không chỉ có thể bổ sung protein , nhưng cũng giúp tránh tăng cholesterol do ăn thịt .

2. Cải thiện trí thông minh: đậu nành có chứa một số lượng lớn lecithin, đó là một trong những thành phần quan trọng của não bộ. Ăn đậu nành có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Ngoài ra, phytosterol có trong lecithin đậu nành cũng có thể tăng cường chức năng và sức sống của các tế bào thần kinh.

3. Tăng cường các mô và các cơ quan: lecithin đậu nành có thể thúc đẩy sự hấp thu các vitamin tan trong chất béo , và tăng cường các mô và cơ quan trong cơ thể con người . Ngoài ra, nó cũng có thể làm giảm mức độ cholesterol trong cơ thể , cải thiện sự trao đổi chất của lipid , cũng như ngăn ngừa và điều trị xơ vữa động mạch vành.

4. Tăng năng lượng : protein có trong đậu nành có thể làm tăng sự hưng phấn và ức chế chức năng của vỏ não, để nâng cao việc học tập và làm việc hiệu quả. Đồng thời nó cũng có thể giúp làm giảm bớt tâm trạng chán nản.

5. Làm trắng và chăm sóc da : đậu nành giàu isoflavone, loại estrogen thực vật này không chỉ có thể làm chậm quá trình lão hóa da mà còn có thể làm giảm bớt hội chứng mãn kinh. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện ra rằng, đậu nành có chứa axit linoleic có thể ngăn chặn sự tổng hợp melanin trong tế bào da.

6. Ngăn ngừa ung thư: đậu nành có chứa protease inhibin . Các nhà nghiên cứu từ Đại học New York đã phát hiện ra rằng nó có thể ức chế nhiều loại ung thư, đặc biệt ung thư vú

7. Ngăn chặn quá trình oxy hóa: các saponin đậu nành có tác dụng chống oxy hóa, giúp xóa đi những gốc tự do trong cơ thể con người . Đồng thời nó cũng có thể ức chế sự tăng trưởng của tế bào khối u và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.

8. Giảm mỡ trong máu: các sterol thực vật có trong đậu nành có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu. Nó có thể cạnh tranh với cholesterol trong ruột và làm giảm hấp thu cholesterol, giảm mức độ "cholesterol xấu" ở bệnh nhân tăng lipid máu , mặt khác không ảnh hưởng đến "cholesterol tốt". Tác dụng của đậu nành trong việc giảm cholesterol rất rõ ràng

9. Ngăn ngừa điếc: đậu nành chứa nhiều sắt và kẽm hơn các thực phẩm khác, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng chống điếc cho người cao tuổi .

10. Giảm huyết áp: nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng, những người có huyết áp cao có xu hướng mất quá nhiều natri trong khi quá ít kali. Ăn nhiều thực phẩm giàu kali có thể trục xuất các muối natri dư thừa trong cơ thể. Đậu nành rất giàu kali, mỗi 100 gram đậu nành chứa 1503 mg kali. Vì vậy bệnh nhân bị huyết áp cao nên ăn đậu nành giúp bổ sung đủ kali cho cơ thể.

  1. Giảm nguy cơ loãng xương: ăn/uống các loại sản phẩm từ đậu nành có thể làm giảm nguy cơ bị loãng xương ở những người phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh nhờ Isoflavones  có trong hạt đậu nành.

- Giá trị dinh dưỡng :

Không chỉ có nước, đậu nành chủ yếu còn chứa protein, đồng thời chứa một lượng vừa phải carb( tinh bột) và chất béo.

Bảng thông số về những chất dinh dưỡng trong đậu nành.

Đậu nành là nguồn cung cấp dồi dào protein có nguồn gốc từ thực vật vì vậy đậu nành đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu dành cho đại đa số người ăn chay. Đậu nành có ít carb(tinh bột) , nhưng có khá nhiều chất xơ . Chất xơ này có lợi cho sức khỏe đường ruột, nhưng có thể gây vấn đề tiêu hóa ở một số người. Là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời với nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm: Vitamin K1, folate, đồng , mangan, photpho và thiamin. Đặc biệt hơn cả là trong đậu nành có chứa Isoflavones – một loại dinh dưỡng thực vật độc đáo khi nó giống với hooc mon giới tính nữ là estrogen . Đậu nành cũng là nguồn cung chất béo dồi dào, đậu nành được sử dụng rộng rãi trong sản xuất dầu đậu nành.

-Ngoài những lợi ích mà đậu nành mang lại ta cũng phải nhắc đến tác hại khi phải sử dụng hạt đậu nành còn nguyên vỏ:

Theo các chuyên gia, trong đậu nành có chứa những chất đường mà cơ thể không hấp thụ được. Nếu ăn nhiều hạt đậu nành còn vỏ sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Hơn nữa, nấu sữa đậu nành mà để nguyên vỏ có thể làm ảnh hưởng đến hương vị có sữa. Vì vậy, khi làm sữa đậu nành nên loại bỏ hết lớp vỏ bên ngoài .


 

Các sản phẩm liên quan đến hạt đậu nành:

Đậu Nành hiện nay ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Riêng trong ngành thực phẩm, danh sách các loại sản phẩm từ đậu nành ngày càng được mở rộng thêm. Đậu nành là một loại cây trồng kỳ diệu, mỗi phần của cây được sử dụng cho một hoặc một số mục đích khác nhau. Phổ biến nhất có thể kể đến những sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sản phẩm thay thế thịt, nước tương, bột đậu nành và dầu đậu nành,… tất cả đều có thể dễ dàng được tìm thấy trong siêu thị hoặc trong các cửa hàng thực phẩm sạch.

Bài viết này Funny sẽ tổng hợp cho các bạn danh sách tất tần tật các sản phẩm từ đậu nành được sử dụng làm thực phẩm trong những bữa ăn hàng ngày. Cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

 Đậu nành được sử dụng như một loại rau rủ

1. Đậu nành được sử dụng như một loại rau xanh:

Quả đậu tương khi lớn và vẫn còn xanh có vị ngọt, bùi và được sử dụng như một món ăn nhẹ hoặc là món rau chính trong bữa ăn.

2. Protein thực vật dạng thủy sinh (HVP)

HVP là một loại protein được tìm thấy trong đậu tương và là một chất tăng hương vị thường được sử dụng trong súp, nước dùng, nước sốt, nước thịt,…

3. Sữa, bột cho trẻ sơ sinh:

Thay vì sử dụng sữa bò, người ta sử dụng loại bột protein từ đậu nành để sản xuất sữa và bột ăn liền cho trẻ sơ sinh. Đây là một nguồn protein rất tốt cho sức khỏe của bé.

4. Lecithin:

Lecithin được chiết xuất từ dầu đậu nành và được sử dụng trong sản xuất thực phẩm, chế biến món ăn như một chất nhũ hóa trong các sản phẩm có nhiều chất béo và dầu. Nó cũng tăng cường sự ổn định và các chất chống oxy hóa, kết tinh và kiểm soát sự rơi vãi.

Sản phẩm từ đậu nành thay thế thịt

 

 

5. Các sản phẩm thay thế thịt (thịt chay):

Thịt thay thế được làm từ đậu nành có chứa protein hay được làm từ bột đậu, đậu phụ để tạo thành các món ăn chay giống như thịt, thay thế cho thịt động vật. Đây là một nguồn thực phẩm tuyệt vời cung cấp protein, sắt và vitamin B cho cơ thể.

6. Miso:

Miso là một loại gia vị đặc biệt, có vị mặn đặc trưng. Nó được coi là tinh hoa của ẩm thực Nhật Bản. Người Nhật sử dụng nó để làm tăng hương vị của các món súp, nước chấm, các loại gia vị, nước sốt và pate.

7. Natto:

Natto được làm từ đậu nành lên men, nấu chín. Nó rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là hệ tiêu hóa. Bạn có thể tìm mua chúng trong các cửa hàng thực phẩm thiên nhiên, thực phẩm sạch ở các nước châu Á.

8. Kem đậu nành:

Kem đậu nành là một món tráng miệng được rất nhiều người yêu thích.Chúng được làm từ sữa đậu nành hoặc sữa chua lên men từ đậu nành. Loại kem đậu nành không chứa bơ, sữa động vật phù hợp với những người ăn kiêng hoặc trẻ em.

9. Phô mai đậu nành:

Phô mai được làm từ sữa đậu nành, là sản phẩm thay thế hoàn hảo cho các loại bơ động vật.

Xì dầu là một loại sản phẩm từ đậu nành quen thuộc

10. Nước chấm (hay xì dầu):

Hiện nay có rất nhiều loại nước chấm, nước tương được làm từ đậu nành. Nó dễ dàng được tìm thấy trong các cửa hàng tạp hóa, các siêu thị lớn nhỏ. Nó là loại nước chấm có mặt trong hầu hết các bữa cơm gia đình Việt.

11. Sữa chua đậu nành:

Giống như kem, sữa chua là một món ăn được rất nhiều người yêu thích, từ trẻ con cho đến người lớn. Nó chứa rất nhiều các lợi khuẩn tốt cho đường ruột và cho sức khỏe.

 

 

12. Đậu nành nguyên hạt:

Khi đậu tương chín, chúng trở thành những hạt đậu khô và cứng. Hầu hết chúng có màu vàng và một số ít có màu nâu hoặc đen. Hạt đậu nành nguyên chất là một nguồn tuyệt vời cung cấp protein và chất xơ. Đậu nành nguyên hạt có thể chế biến rang sấy, tẩm gia vị để trở thành một món ăn nhẹ rất ngon và đầy dinh dưỡng.

13. Sữa đậu nành, đồ uống từ đậu nành:

Hạt đậu nành được ngâm nước, nghiền mịn và lọc tạo ra một loại chất lỏng gọi là sữa đậu nành. Đây là loại thực phẩm đã quá quen thuộc hiện nay. Người ta sử dụng chúng hàng ngày thay cho các loại sữa tươi khác. Ngoài ra, còn có các loại đồ uống được pha chế từ sữa đậu nành, bột đậu nành rồi thêm một số loại hương vị khác cũng được nhiều người ưa chuộng và sử dụng thường xuyên.

14. Bơ đậu nành:

Nó được làm từ hạt đậu nành rang, nguyên hạt sau đó được nghiền nát và trộn với dầu đậu nành và các thành phần khác. Nó chứa ít chất béo hơn bơ đậu phộng và cung cấp nhiều lợi ích dinh dưỡng cho cơ thể.

15. Dầu đậu nành:

Dầu đậu nành là một loại dầu thực vật được chiết xuất 100% từ đậu nành. Nó ngày càng được sử dụng rộng rãi. Trên thị trường hiện nay, dầu đậu nành chiếm đến hơn 70% tổng hàm lượng chất béo thực vật được tiêu thụ.

16. Đậu phụ:

Được làm từ sữa đậu nành kết tủa lại thành những khối mềm mại. Đậu phụ có thể ăn sống hay để chế biến thành những món ăn khác. Đối với người dân châu Á, đậu phụ đã có từ lâu đời và được sử dụng rộng rãi trong các bữa ăn hàng ngày.

Đậu phụ và sữa đậu nành là loại sản phẩm từ đậu nành mang lại giá trị dinh dưỡng cao.

17. Mầm đậu nành:

Mầm đậu nành hiện nay được coi như là một loại thần dược cho các chị em phụ nữ. Nó giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể giúp tăng cường các hoocmon ở nữ giới. Nó có tác dụng làm đẹp da, giúp hạn chế các triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ tuổi trung niên.

Từ những sản phẩm chính chúng ta đã kể trên, người ta còn dùng để chế biến ra vô vàn những loại thực phẩm khác. Qua đó, chúng ta có thể thấy được những ứng dụng sâu rộng của đậu nành trong cuộc sống. Đậu nành là món quà có giá trị cao mà thiên nhiên mang lại cho con người!

Vỏ đậu nành là nguyen

Ngoài các sản phẩm dành cho người sử dụng thì phần vỏ là sản phẩm phụ của ngành công nghiệp ép dầu đậu nành. Khi ngành chăn nuôi công nghiệp phát triển, nhu cầu về khô dầu đậu nành hàm lượng đạm cao cũng góp phần đẩy mạnh công nghệ ép dầu đậu nành tách vỏ. Vì vậy lượng vỏ đậu nành phụ phẩm tại Mỹ và các nước Nam Mỹ ngày càng tăng lên. Việc tận dụng được nguồn vỏ đậu nành đúng mục đích sẽ mang lại hiệu quả trong việc giảm giá thành chế biến thức ăn chăn nuôi. Ví dụ như: Dùng cho thức ăn của đại gia súc,  dùng cho thức ăn heo nái và heo trưởng thành.

CÔNG DỤNG CỦA MÁY BÓC VỎ

 Một số loại hạt làm thức ăn cho người hoặc gia súc như : thóc , yến mạch , hướng dương , kê đậu : vừng . gai , lanh . . . có vỏ cứng không tiêu hóa được , cần được tách khỏi nhân hoặc nhằm phục vụ công đoạn chế biến kế tiếp trong các quy trình sản xuất bột , bánh , ép dầu . . . Quá trình tách riêng khỏi phản của hạt hay của hạt giống các lớp vỏ ngoài đó gọi là xay xát ( đối với việc tách vỏ những nguyên liệu có mối liên kết giữa vỏ và nhân không bền gọi là quá trình xay . Còn vỏ nguyên liệu liên kết bền với nhân thì việc tách vỏ đó gọi là quá trình xát ).

Tùy theo cấu tạo cơ học , tính chất lý hóa và những đặc điểm riêng của các dạng nguyên liệu , hình dạng hạt và sức bám dính của lớp vỏ bọc ngoài hạt mà việc bóc vỏ được tiến hành trên những máy xay xát có cấu tạo khác nhau .

Nhiệm vụ cơ bản của quá trình xay xát là phá hủy lớn nhất lớp vỏ ngoài của hạt khi cho tác dụng lên nó các bộ phận làm việc của máy . Ứng suất mà hạt phải chịu khi phá hủy lớp vỏ ngoài không thể vượt quá giới hạn đàn hồi của nhân nằm trong hạt ; vì nhân bị phá hủy thi hiệu quả công nghệ làm việc của máy sẽ xấu đi và bảo tồn sản phẩm . Việc tách phần còn lại sau khi bóc lớp vỏ quả và một phần vỏ hạt và phải được tiến hành trên những máy xay xát và máy đánh bóng đặc biệt . Quá trình xay xát và đánh bóng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp dầu mỡ khi gia công hạt hướng dương , hạt bông . hạt gai dầu , hạt lanh , hạt vừng , hạt đậu tương thành dầu thực vật , dầu kĩ thuật , trong công nghiệp rượu , gạo , thức ăn gia súc và thực phẩm tinh - khi dùng các loại cây trồng khác nhau để sản xuất rượu gạo và các thành phối chế của thức ăn gia súc : trong sản xuất bia - khi gia công đại mạch để nấu bia . Trong sản xuất tinh bột - nước mật khi gia công ngô .

 

Close