Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY PHAY MINI file CAD file 2D

mã tài liệu 300600300316
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 540 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D, thuyết minh (pdf) ..., bản vẽ phân rã 3D, bản vẽ lắp MÁY PHAY MINI, tập bản vẽ các chi tiết trong máy 2D, Thiết kế kết cấu các cụm máy, nguyên lý máy phay, ... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MÁY PHAY MINI
giá 1,995,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY PHAY MINI file CAD file 2D

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................2

LỜI CAM KẾT ..........................................................................................................................3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯƠNG DẪN .......................................................................4

NHẬN XẾT CỦA HỘI ĐỒNG ................................................................................................5

MỤC LỤC ...................................................................................................................................6

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................................6

1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................................6
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................................7
1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ................................................................................................7
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................7
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................8

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................................................8

2.1. Các định nghĩa .................................................................................................................8
2.2. Tổng quan về máy phay ....................................................................................................9
2.3. Cấu tạo của dụng cụ cắt khi phay ...................................................................................10
2.4. Ưu và nhược điển của máy phay ....................................................................................12

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................................13

3.1. Lý thuyết chuyên ngành ..................................................................................................13
3.2. Lý thuyết bên ngoài thực tiển ..........................................................................................13

CHƯƠNG 4: DỘNG CƠ VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÁY PHAY .....................................13

4.1. Cấu tạo chính của máy phay ...........................................................................................14
4.2 Chuyển động chính của máy phay .................................................................................15
4.3 Nguyên lý hoạt động của máy ........................................................................................18

CHƯƠNG 5: CHẾ TẠO VÀ THỰC HIỆN MÔ HÌNH MÁY PHAY .................................19

5.1. Chế tạo mô hình thực tế máy phay .................................................................................20
5.2 Chọn biến tần và đông cơ ................................................................................................29

CHƯƠNG 6: YẾU TỐ CẮT, LỰC, CÔNG SUẤT, CHẾ ĐỘ CẮT KHI PHAY …………33

6.1. Các yếu tố cắt khi phay ...................................................................................................33
6.2. Công thức tính .................................................................................................................33
6.3. Một số bản tra chế độ cắt khi phay .................................................................................35

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................42

7.1. Kết luận ............................................................................................................................42
7.2. Kiến nghị..........................................................................................................................42

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................43

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI

 

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

- Chúng ta đang sống thế kỷ XXI thế kỷ của khoa học kỹ thuật hiện đại. Các thành tựu của khoa học kỹ thuật được áp dụng vào mọi mặt của cuộc sống. Điều này cũng được phản ánh một cách rõ ràng trong lĩnh vực lao động sản xuất. Ngày trước khi khoa học kỹ thuật vẫn còn lạc hậu thì lao động bằng sức của con người chiếm một vị trí chủ đạo. Qua thời gian khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu của con người ngày càng cao không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng thì điều đó không còn thiết thực nữa. Lao động chân tay dần dần được thay thế bằng máy móc. Điều này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ giải phóng sức lao động mà còn nâng cao năng suất cũng như chất lượng của các sản phẩm làm ra. Đặc biệt là trong các ngành công nghiệp nặng và độc hại.
- Từ những nguyên nhân đó chúng em đã nghiên cứu và chế tạo ra máy phay mini gia công được các kim loại mềm ( đồng, nhựa, nhôm…). Một phần để nghiên cứu nguyên lý hoạt động của máy, tìm hiểu sâu hơn về máy phay, một phần muốn thực hành những kiến thức trên trường đã học và nâng cao tay nghề của mình cũng như phục vụ cho việc giảng dạy của nhà trường. Bên cạnh đó mô hình máy phay mini này cũng có thể được sử dụng làm sản phẩm trưng bày. Ngoài ra trong quá trình thực hiện chúng em còn rút ra được những kinh nghiệm những sai sót cũng như quá trình làm việc nhóm từ đó làm cơ sở cho việc làm ra những sản phẩm to lớn hơn.

1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


- Như đã nói ở trên thì công trình nghiên cứu này thật sự mang tính áp dụng những gì đã học vào thực tiễn và học hỏi thêm nguyên lý cũng như cách chế tạo.
- Tạo điều kiện, tiền đề cho các bạn sinh viên khác của khoa nghiên cứu và phát triển những máy cao hơn như là chạy tự động, CNC.


1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


- Củng cố kiến thức đã học, thu thập các kiến thức thực tiễn trong quá trình làm.

- Tìm ra được nguyên lý vận hành các chi tiết đặc biệt của máy phay mini.

- Tính toán được các thông số, yêu cầu kỹ thuật của máy phay mini.

- Chế tạo được mô hình và gia công được các vật liệu mềm để kiểm nghiệm nguyên lý và quá trình hoạt động của máy phay mini.
- Có được định hướng phát triển đưa sản phẩm ra thực tiễn sản xuất.

- Phục vụ cho việc giảng dạy.

- Nâng cao tay nghề khả năng làm việc nhóm.

- Sản phẩm phục vụ cho trưng bày.


1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


1.4.1 Đối tượng nghiên cứu


- Đồng, nhôm, nhựa vật liệu mềm, nguyên lý hoạt động của máy


1.4.1 Phạm vi nghiên cứu


- Do thời gian nghiên cứu ít, kiến thức của chúng em có hạn, nên đề tài xin phép được giới hạn trong tìm hiểu thiết kế và chế tạo máy phay mini cơ.

1.5 Phương pháp nghiên cứu


5.2.1 Cơ sở phương pháp luận

Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt đến chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học. Theo định nghĩa này cần phải có những nguyên tắc cụ thể và dựa theo đó các vấn đề được giải quyết.
Nghiên cứu quy trình công nghệ cách thức hoạt động của máy từ đó đưa ra bản vẽ nguyên lý làm việc.
5.2.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể


- Phương pháp khảo sát thực tế: tìm hiểu tất cả các trường cơ khí trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh này đã có máy này chưa. Tìm hiểu thị trường loại máy này đã có mặt trên thị trường hay không.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: tìm hiểu trên sách, trên internet, trên youtube và những phương tiện đại chúng khác.
- Phương pháp phân tích đánh giá: dựa vào dữ liệu đã thu thập được, tham khảo ý kiến của thầy hướng dẫn, lên bản vẽ mô phổng hình dạng 3D.
- Phương pháp tổng hợp: sau khi đã có đầy đủ thông tin, số liệu cần thiết và những gì được chứng kiến trong thực tế kết hợp với kiến thức chuyên ngành của chúng em, chúng em đã đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan để từ đó đưa ra cách thiết kế chế tạo hợp lý nhất.
- Phương pháp mô hình hóa: là mục tiêu chính của đề tài, tạo cho chúng em có cơ hội để ôn lại kiến thức đã học và học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn. việc chế tạo mô hình giúp kiểm nghiệm được lý thiết, và sữa chữa những chỗ sai mà phương pháp lý thuyết không thể thấy được.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

 

2.1 Các định nghĩa

 Máy phay là một loại máy dùng trong cơ khí có tác dụng làm phẳng, làm nhẵn các mặt định hình các sản phẩm chúng ta gia công, nếu trang bị đồ gá có thể mở rộng khả năng của máy. Ngoài ra máy phay còn có thể gia công được các loại bề mặt khoét khoan.
 Vai trò và ý nghĩa của máy phay mini:

- Dùng để gia công các vật liệu như đồng, nhôm, nhựa các vật liệu mềm khác

- Đầu máy linh hoạt, xoay được 360 độ giúp chúng ta dễ dàng các mặt phẳng như là nghiêng ( với nhiều góc độ khác nhau) khoét, khoan,…


Trên máy phay, dao được gắn ở đầu dao, thực hiện chuyển động chính, chi tiết được gá ở bàn nhờ thiết bị kẹp máy chuyển động theo 3 phương X,Y,Z (bàn máy dọc, bàn máy ngang, bệ công xôn) 3 phương này có chuyển động tịnh tiến khứ hồi.

Máy phay là loại máy đa năng gia công được nhiều loại chi tiết. máy phay thường được nhiều xưởng hoặc công ty sử dụng từ quy mô nhỏ đế quy mô lớn, từ sản xuất đơn chiếc đế sản xuất hàng khối.

 

Bảng 1.1. Khả năng công nghệ của máy phay

 Máy phay


Cấp chính xác

Đạt tới Kinh tế


Độ nhám bề mặt
(cấp)


Gia công thô

Gia bán tinh

Gia công tinh xác

10-13

9-11

7 - 8

10 3 - 4

9 5 - 7

8 7 - 8

2.3 Cấu tạo của dụng cụ cắt khi phay:


2.3.1 Vật liệu làm dao:

- Vật liệu làm dao: thường dùng dao bán sẵn bên ngoài như thép gió hoặc dao làm từ mảnh hợp kim. Do máy phay mini có công suất nhỏ chỉ sử dụng để gia công vật liệu mềm nên sử dụng dao thép gió.
2.3.2 Các cách gia công và một số loại dao của máy:

- Dao phay có nhiều lưỡn cắt tuy theo đặt điểm của bề mặt gia công mà người ta sử dụng các loại dao khác nhau như : dao phay trụ, dao phay dĩa, dao phay mặt đầu, phay ngón, phay mođun, dao phay địa hình,….

2.3.3 Đặc tính kỹ thuật của máy phay:

- Khoảng cách từ đầu dao tới bàn máy (mm): 130

- Kích thước bàn máy (mm): 200

- Số cấp độ chạy: Vô cấp

- Giới hạn chạy dao (mm/ph):

+ Chạy dao dọc: 25 – 200

+ Chạy dao ngang: 18 – 75

- Giới hạn vòng quay (v/ph): 50 – 1250

- Công suất động cơ (w): 200

- Kích thước máy (mm): 650 – 250

- Độ phức tạp sửa chửa R : 16

2.4 Ưu, nhược điểm của máy phay:

2.4.1 Ưu điểm:

- Dễ dàng sử dụng.

- Cấu tạo, chuyển động đơn giản.

- Khả năng gia công trên nhiều bề mặt khác nhau.

- Kết cấu đơn giản, nhỏ gọn

2.4.2 Nhược điểm:

- Năng suất thấp

- Khả năng gia công yếu chỉ phù hợp với những chi tiết nhỏ mềm

- Trong quá trình vận hành máy có thể gây ra va đập gây làm máy bị rung động tạo ra các vấn đề về bề mặt gia công

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MÁY PHAY


3.1 Lý thuyết chuyên ngành

- Vận dụng kiến thức chuyên ngành Cơ Khí Chế Tạo Máy để tính toán và thiết kế máy. Bao gồm các loại sách như: Thiết kế máy, Dung sai kỹ thuật đo, Công Nghệ chế tạo máy…
(đã được trình bày ở phần tài liệu tham khảo).

- Ngoài ra còn sử dụng các công thức thuộc dung sai để tính dung sai cho bản vẽ, các công thức sức bền để tính bền cho các chi tiết máy.
3.2 Lý thuyết bên ngoài thực tiễn

Vận dụng cơ sở lý thuyết về kinh tế, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước về máy phay.
Tính toán giá thành sản xuất và hoạch định được chi phí chế tạo.


CHƯƠNG 4: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ CỦA MÁY PHAY

4.1. Cấu tạo chính của máy phay:

- Các bộ phận chính của máy phay gồm: hộp tốc độ, động cơ, thân đầu máy, thân máy, bàn máy, các tay quay, bàn công xôn, đế máy, trục vít me, bàn dao ngang, cử hanh trình, đầu máy

 

Close