đồ án tốt nghiệp tính toán, thiết kế, chế tạo máy tuốt đậu phộng
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
TÓM TẮT ĐỒ ÁN máy tuốt đậu phộng
TÊN ĐỀ TÀI: “ Thiết kế máy tuốt đậu phộng”
- Nội dung:
Dựa trên các kiến thức đã học ở trường, cùng với sự phân công của bộ môn chúng em đã có cơ hội tìm hiểu về đề tài “ thiết kế may tuốt lúa”. Qúa trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực thi chúng em tóm tắt như sau:
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường về thiết bị máy móc.
- Tìm hiểu trong và ngoài nước đã có máy này chưa.
- Tìm ra các nguyên lý tuốt đậu.
- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết, các định nghĩa, kiến thức chuyên nghành có liên quan.
- Tính toán và thiết kế các bộ phận máy.
- Chế tạo mô hình và kiểm nghiệm kết quả.
- Kết quả đạt được:
- Tiếp thu, tổng hợp được một khối lượng lớn các kiến thức thực tiễn cũng như lý thuyết.
- Tính toán thiết kế được máy tuốt đậu phộng.
- Chế tạo thành công mô hình.
- Nghiên cứu phát triển sản phẩm ra thị trường.
Mục lục
Lời nói đầu................................................................. 1
Chương 1: Giới thiệu.................................................. 2
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.................................. 2
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................... 3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài....................... 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................... 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu................................ 4
1.6 Kết cấu của đồ án tốt nghiệp........................... 5
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu đề tài.................... 7
2.1 Giới thiệu về máy tuốt đậu phộng................... 7
2.2 Đặc điểm của máy tuốt đậu phộng.................. 8
2.3 Ưu điểm và nhược điểm ................................. 9
Chương 3: Cơ sở lý thuyết........................................ 11
3.1 Lý thuyết chuyên nghành............................. 11
3.2 Lý thuyết thực tiễn....................................... 12
Chương 4: Phương hướng và các giải pháp............. 13
4.1 Đưa ra ý tưởng từ nhưỡng chức năng.......... 13
4.2 Các cơ cấu có thể tuốt đậu........................... 13
Chương 5: Tính toán động lực học cho máy............ 17
5.1 Tính toán động lực học cho máy .................. 17
5.2 Chọn động cơ................................................ 18
5.3 Xác định tỉ số truyền..................................... 18
5.4 Thiêt kế bộ truyền đai................................... 18
5.5 Thiết kế trục và then..................................... 22
5.6 Thiết kế gối đỡ trục....................................... 27
5.7 Thiết kế chi tiết máy cho bộ phận tuốt.......... 29
5.8 Thiết kế khung và các chi tiết bao phủ.......... 30
Chương 6: Chế tạo và thử nghiệm........................... 31
Kiến nghị và đề nghị......................................... 46
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
- Chúng ta đã bước sang thế kỉ XXI thế kỉ của khoa học kĩ thuật hiện đại. Các thành tựu của khoa học kĩ thuật được áp dụng vào mọi mặt đời sống. Điều này cũng được phản ánh một cách rõ rang trong lĩnh vực lao động sản xuất. Ngày trước, khi khoa học kĩ thuật vẫn còn lạc hậu thì lao động chân tay của con người chiếm một vị thế chủ đạo. Qua thời gian khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu của con người ngày càng không chỉ về số lượng mà còn
cả chất lượng thì điều đó không còn thiết thực nữa. Lao động chân tay dần dần được thay thế bằng máy móc. Điều này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ giải phóng sức lao động mà còn nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm làm ra.
- Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay thì việc sản suất bằng máy móc trở thành một yếu tố rất quan trọng góp phần làm giảm sức lao động của nông dân.
- Ngày nay sự hiện diện của máy móc đã lấn sâu vào đời sống sinh hoạt của chúng ta tuy nhiên cũng có nhiều nơi lao động chân tay vẫn còn hiện hữu bởi vì họ vẫn chưa tiếp cận được với công nghệ hiện đại.
- Do đặt trưng của ngành nghề học tập cũng như yêu cầu của xã hội thì đồ án tốt nghiệp của sinh viên ngành chế tạo máy có quan hệ mật thiết với những điều nói trên. Với đề tài “ Thiết kế máy tuốt đậu phộng “ chúng tối hi vọng sẽ đóng góp được một phần nào sự phát triển chung của quá trình lao động sản suất của nước ta.
- Hiện nay trên thị trường cũng đã có một số loại máy tuốt đậu phộng,tuy
nhiên những loại máy đó vấn chưa thực sự đem lại năng suất cao và an toàn
cho người dân. Vì vậy chúng tối đã bắt tay vào việc nghiên cứa,cải tiến để
có thể đem lại năng suất cao hơn an toàn cho người lao động hơn. Góp phần làm giảm sức lao dộng của người dân.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Như đã nói ở trên thì công trình nghiên cứu này thật sự mang tính cấp thiết cao, nếu thành công như mong đợi thì đó không những giải quyết được công việc tay chân của những người nông dân mà còn mang lại một vốn hiểu biết rộng lớn cho người nghiên cứu.
- Tạo điều kiên, tiền đề cho người nghiên cứu có thể phát triển các kỹ năng,
kiến thức của mình và ứng dụng chúng vào thực tiễn.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Củng cố kiến thức đã học, thu thập các kiến thức thực tiễn trong quá trình làm máy.
- Tìm ra được các nguyên lý để có thể tác hạt đậu ra khỏi cây.
- Chế tạo được mô hình để có thể kiểm nghiệm máy.
- Có thể định hướng phát triển đưa sản phẩm ra thực tiễn sản suất.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.
- Cây đậu phộng và các nguyên lý tuốt củ đậu phộng ra khỏi thân cây.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu cho cây đậu của khu vực miền trung và bắc trung bộ. Cây đậu của các khu vực này ngắn hơn so với những khu vực khác.
- Đậu được giới hạn chiều dài khoảng < 55 cm.
- Do thời gian nghiên cứu ít, kiến thức của chúng em còn hạn hẹp, nên đề tài nghiên cứu chưa được đầy đủ lắm, mong thầy cô thông cảm.
1.5 Phương pháp nghiên cứu.
1.5.1 Cơ sở phương pháp luận.
- Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt đến chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học.
- Cần phải nghiên cứu quy trình công nghệ và cách tuốt đậu như thế nào để từ đó đưa ra được phương pháp, nguyên lý để giải quyết được các vấn đề.
1.5.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể.
- Phương pháp khảo sát thực tế: Tìm hiểu thực tế về công việc tuốt đậu phộng thủ công và nhu cầu về một loại máy tuốt đậu phộng. Tìm hiểu thị trường đã có loại máy này hay chưa. Và năng suất một người nông dân tuốt đậu bằng tay là bao nhiêu.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Lấy số liệu về năng suất làm việc của người dân khi tuốt đậu bằng tay thông qua việc khảo sát thực tế. Bấm thời gian để lấy số liệu về việc tuốt bằng tay để so với máy của mình vừa làm.
Phương pháp phân tích đánh giá: Dựa vào dữ liệu đã thu thập được, tham khảo ý kiến của người dân, và các chuyên gia để phân tích và đánh giá nhu cầu trong việc chế tạo một loại máy có thể thay thế sức lao động của con
người nhưng vẫn đảm bảo năng suất cần thiết. Phân tích tìm ra các giải pháp công nghệ trong chế tạo, từ đó đưa ra quy trình để hoàn thiện đồ án một cách hiệu quả nhất.
- Phương pháp tổng hợp: Sau khi đã có đầy đủ thông tin, số liệu cần thiết và những gi được chứng kiến trong thực tế kết hợp với kiến thức chuyên nghành, chúng em đã đưa ra những nhận xét,đánh giá khách quan để từ đó đề xuất quy trình hợp lý để có thể tuốt quả đậu và chế tạo thành công mô hình với nguyên lý đóng mút hợp lý nhất.
- Phương pháp mô hình hóa: Là mục tiêu chính của đề tài, tạo cho chúng em có cơ hội để ôn lại kiến thức đã học và học ỏi được nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn. Việc chế tạo mô hình giúp kiểm nghiệm được lý thuyết và sữa chữa những chỗ sai mà phương pháp lý thuyết không htể thấy được.
1.6 Kết cấu của ĐATN
ĐATN bao gồm 6 chương:
- Chương 1 Giới thiệu về đề tài và một số phương pháp, cách thức thực hiện đề tài.
- Chương 2 Trình bày tổng quan nghiên cứu của đề tài,bao gồm giới thiệu về máy kết cấu của máy,các nghiên cứu lien quan.
- Chương 3 Trình bày về cơ sở lý thuyết để thực hiện đề tài.
- Chương 4 Đưa ra phương hướng và các giải pháp để giải quyết vấn
đề, bao gồm các nguyên lý tuốt đậu và quy trình thực hiện tuốt.
- Chương 5 Tính toán chi tiết công suất động cơ, các bộ phận của máy,
điều kiện bền…
- Chương 6 Trình bày về việc chế tạo mô hình và kiểm nghiệm tính
toán, điều chỉnh thông số phù hợp.