ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐIỆN tử XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CÁC THÔNG SỐ BỂ SƠN ĐIỆN LY ÔTÔ CON
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CÁC THÔNG SỐ BỂ SƠN ĐIỆN LY ÔTÔ CON
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển mọi mặt của khoa học kỹ thuật, tự động hoá trở thành một trong những ngành không thể thiếu được của nền công nghiệp hiện đại. Tự động hoá cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm sức lao động của con người, từ đó dẫn đến giá thành sản phẩm rẻ hơn…
Trong ngành công nghiệp chế tạo ôtô, nhờ có tự động hoá ta có thể thay thế những nhân công làm việc tại các phân xưởng, công đoạn sản xuất có môi trường độc hại bằng máy móc, làm giảm bớt tác hại đối với người lao động. Không chỉ vậy, nhờ có dây chuyền tự động hoá mà chất lượng sản phẩm làm ra ổn định hơn, giá thành rẻ hơn…
Qua 5 năm học tại trường, trong đợt phân công thực tập em được có cơ hội tìm hiểu về dây chuyền sản xuất của Công ty liên doanh ôtô Việt Nam – DAEWOO (VIDAMCO). Sau thời gian tìm hiểu và được sự gợi ý của thầy hướng dẫn, em đã quyết định chọn đề tài bảo vệ là :
XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CÁC THÔNG SỐ BỂ SƠN ĐIỆN LY ÔTÔ CON.
Đồ án này gồm 4 chương với nội dung chính sau :
Chương 1: Giới thiệu về Công ty VIDAMCO và khái quát chung về dây chuyền công nghệ.
Chương 2 : Công nghệ sơn điện ly.
Chương 3 : Khảo sát và lựa chọn thiết bị cho hệ thống theo dõi các thông số của bể sơn điện ly.
Chương 4 : Ứng dụng PLC S7-200 để tự động hoá việc điều khiển và giám sát các thông số bể sơn điện ly.
Do trình độ còn hạn chế nên trong đồ án này em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của các thầy và các bạn.
Đầu tiên em xin chân thành cám ơn , người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đồ án này. Em cũng xin gửi lời cám ơn đến Công ty VIDAMCO đã tạo điều kiện cho em và các bạn cùng nhóm đến thực tập tại công ty. Cuối cùng, em xin cám ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Tự động hoá, đã tạo điều kiện cho chúng em đến đọc và tham khảo tài liệu trong quá trình làm đồ án.
MỤC LỤC
Nội dung |
Trang |
Lời nói đầu |
1 |
Chương 1 : Giới thiệu về công ty VIDAMCO và khái quát chung về dây chuyền công nghệ |
5 |
1.1. Vị trí địa lý và chức năng của công ty |
5 |
1.1.1. Vị trí địa lý |
5 |
1.1.2. Thuận lợi và khó khăn |
5 |
1.2. Công nghệ sản xuất của công ty |
6 |
1.2.1. Công đoạn hàn lắp thân, vỏ xe |
7 |
1.2.2. Công đoạn sơn xe con |
8 |
1.2.3. Công đoạn lắp ráp và hoàn thiện |
10 |
1.2.4. Công đoạn kiểm tra |
11 |
1.2.5. Sản phẩm |
12 |
Chương 2 : Công nghệ sơn điện ly |
13 |
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của sơn điện ly |
13 |
2.1.1. Lịch sử của sơn điện ly |
13 |
2.1.2. Ưu, nhược điểm của sơn điện ly |
13 |
2.2. Công nghệ xử lý trước và sơn điện ly |
14 |
2.2.1. Xử lý trước |
14 |
2.2.2. Sơn điện ly |
24 |
2.2.3. Sấy sơn ED |
32 |
Chương 3 : Khảo sát và lựa chọn thiết bị cho hệ thống theo dõi các thông số của bể sơn điện ly |
33 |
3.1. Lựa chọn các thông số cần giám sát của dây chuyền sơn điện ly ( sơn ED ) |
33 |
3.2. Lựa chọn các thiết bị cảm biến |
34 |
3.2.1. Thiết bị kiểm soát nhiệt độ |
35 |
3.2.2. Thiết bị kiểm soát áp suất |
37 |
3.2.3. Thiết bị kiểm soát độ chênh lệch áp suất |
39 |
3.2.4. Thiết bị kiểm tra lưu lượng |
40 |
a. Thiết bị kiểm soát lưu lượng kiểu vi sai áp suất |
40 |
b. Thiết bị kiểm soát lưu lượng kiểu điện từ |
41 |
3.2.5. Thiết bị đo độ pH |
42 |
3.2.6. Thiết bị đo độ dẫn điện |
44 |
3.2.7. Thiết bị đo mức |
45 |
Chương 4 : Ứng dụng PLC S7 – 200 để tự động hoá việc điều chỉnh các thông số bể sơn điện ly |
46 |
4.1. Thiết bị điều khiển logic khả trình S7 – 200 |
46 |
4.1.1. Cấu hình cứng |
46 |
4.1.2. Ưu nhược điểm của PLC |
46 |
4.2. Ứng dụng PLC S7 – 200 để tự động điều chỉnh các thông số bể sơn điện ly |
48 |
4.3 Sử dụng TD 200 để hiển thị các Message thông báo |
68 |
Chương 1:
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VIDAMCO VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
- Vị trí địa lý và chức năng của công ty :
Theo quyết định số 744/ GP của uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư ký ngày 14/12/1993, công ty liên doanh ôtô Việt Nam - DAEWOO, tên giao dịch là VIDAMCO được thành lập từ :
- Phía bên Việt Nam : Xí nghiệp liên hợp cơ khí 7983 thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và kinh tế (GAET ) Bộ quốc phòng.
- Phía bên nước ngoài : Công ty DAEWOO – Nam Triều Tiên.
- Vị trí địa lý:
Công ty VIDAMCO nằm tại thị trấn Văn Điển, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 12 km về phía nam. Diện tích khu xây dựng 48.044 km2
Phía Đông : Cách quốc lộ 1B khoảng 5 km theo đường chim bay.
Phía Tây : Giáp quốc lộ 1A.
Phía Nam : Giáp doanh trại quân đội và khu tập thể quân đội.
Phía Bắc : Giáp khu sản xuất còn lại của xí nghiệp liên hợp cơ khí 7983.
- Thuận lợi, khó khăn :
Vị trí địa lý của công ty đã giúp công ty có rất nhiều điều kiện thuận lợi :
- Thuận lợi lớn nhất của công ty là nằm ngay trong khu vực có hệ thống giao thông đường bộ phát triển nhất ( ngay sát quốc lộ 1A, nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 12 km ). Công ty nằm ở vị trí rất gần ga Văn Điển ( khoảng 1 km ), do vậy rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm và liên kết liên doanh trên toàn bộ thị trường Việt Nam cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.
- Nhờ có mặt bằng rộng nên việc đầu tư xây dựng khu nhà xưởng và văn phòng điều hành quản lý của công ty đều trên cùng một địa điểm. Đó là điều thuận lợi cho công ty trong việc điều hành, quản lý, quy hoạch khu sản xuất, kho tàng và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty ( so với tình hình chung hiện nay mặt bằng chật hẹp, cơ sở phân tán ).
Tuy nhiên, do vị trí xây dựng công ty nằm ngay sát khu dân cư phía Nam nên trong khi hoạt động, công ty phải luôn chú ý tới việc bảo vệ môi trường, cũng như giảm thiểu tiếng ồn, cụ thể là : phải liên tục hoạt động hệ thống xử lý bụi, khí độc, nước thải và tiếng ồn để hạn chế sự ảnh hưởng tới dân cư xung quanh công ty.
1. 2. Công nghệ sản xuất của công ty :
Việc sản xuất ôtô được thực hiện từ lắp ráp tiến dần đến chế tạo, trong việc lắp ráp cũng thực hiện từ lắp SKD tiến lên CKD1 đến CKD2 sau đó là IKD với việc nâng dần tỷ lệ các chi tiết, bộ phận chế tạo trong nước. Đối với xe bus, xe tải thì không lắp SKD mà thực hiện ở dạng CKD1 đến CKD2.
- Dạng CKD, CKD nhập vào : Các chi tiết được nhập vào dưới 2 dạng sau :
+ Cụm thành tổng gồm động cơ hộp số, cần chủ động, trục cardan, các cụm điện và điện tử.
- Các chi tiết như vành, bánh, moayơ, phanh, lốp, giảm xóc… sẽ được lắp ráp tại liên doanh.
- Các chi tiết và bán thành phẩm khác sản xuất tại Việt Nam sẽ được kết hợp lắp ráp hoàn chỉnh tại công ty.
Việc lắp ráp ôtô được tiến hành theo 4 công đoạn sau :
- Hàn thân xe và vỏ xe.
- Sơn.
- Lắp hoàn chỉnh.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh.
1.2.1 Công đoạn hàn lắp thân, vỏ xe :
Các bộ phận thân xe, vỏ khung, gầm xe đã được dập định hình sẵn theo từng loại. Xe tải, xe bus, xe du lịch được chuyển tới khu vực hàn lắp bằng xe đẩy tay. Mỗi dây chuyền lắp ráp xe bố trí một hệ thống hàn lắp thân, vỏ xe chuyên dùng.
Việc định vị các bộ phận thân, vỏ xe trước khi hàn được thực hiện :
- Gầm xe, khung thân xe được ghép dựng bằng đinh tán.
- Vỏ xe được ghép dựng bằng các đồ gá hàn chuyên dụng.
Các chi tiết rời của thân xe, vỏ xe, gầm xe sau khi được định vị xong được hàn lại bằng máy hàn điểm di động. Các mối nối giữa thân xe, vỏ xe, gầm xe tuỳ từng trường hợp mà sử dụng phương pháp hàn đồ quang dưới lớp khí bảo vệ hoặc hàn hơi ôxi-axetylen.
Sau khi hàn xong toàn bộ thân, vỏ xe được kiểm tra lần cuối để sửa lại các mối hàn chưa đạt yêu cầu và làm sạch các mối hàn để chuyển sang khu vực phốt - phát hoá trước khi sơn. Công nghệ của công đoạn hàn lắp thân, vỏ xe được tóm tắt ở sơ đồ sau :
1.2.2 Công đoạn sơn xe con :
Sau khi hàn lắp xong và hoàn thiện ở phân xưởng thân xe. Thân xe mộc ( hàng chưa sơn) được đưa vào bộ phận làm sạch sơ bộ. Dầu mỡ, vảy hàn, bụi bẩn được tẩy rửa bằng những dụng cụ cầm tay, giấy ráp và dung môi sau đó đưa tới phân xưởng sơn bằng xe đẩy trên đường ray .
Trước khi sơn điện ly bằng phương pháp nhúng người ta phải làm sạch bụi bẩn và tạo điều kiện bề mặt cho catốt (tức thân xe) để khi thực hiện công đoạn sơn điện ly được tốt . Thân xe đã làm sạch sơ bộ được đưa đến bộ phận tiền xử lý.
Hoạt động chi tiết của các bể này sẽ được trình bày ở phần sau của đồ án này.
Sau khi trải qua quá trình sơn điện ly, để tạo lớp sơn ED có độ dày 25-32mm, xe được đưa vào bộ phận sấy là hệ thống lò ED OVEN gồm có hai buồng sấy. Tại đây xe được sấy trong 25 phút ở nhiệt độ 1650C trong buồng sấy sơ bộ và ở 1850C trong buồng sấy chính. Tiếp theo xe được đưa tới bộ phận đánh bóng và làm sạch những phần sơn không đạt yêu cầu, tại đây thân xe được trát matít, phủ PVC ở gầm và phủ lớp cách âm. Sau đó xe được đưa tới bộ phận tạo lớp sơn phủ đầu tiên. Sau khi đã làm sạch và thổi bụi, xe được đưa vào buồng sơn phủ lớp đầu. Tại đây lớp sơn phủ được tạo ra nhờ dụng cụ sơn chuyên dụng ( súng phun cầm tay ). Sau đó, xe được đưa tới bộ phận làm sạch lần cuối trước khi đưa vào lò sấy lớp sơn phủ đầu tiên. Lò này là lò PRIMER OVEN gồm hai buồng sấy, xe được đưa tới đây và sấy ở 800C trong buồng sấy sơ bộ và ở 1000C trong buồng sấy chính trong thời gian 25 phút. Sau đó xe được đưa đến bộ phận mài ướt để đánh bóng lại lớp sơn không đạt yêu cầu của công đoạn sơn phủ lớp đầu. Tiếp theo, khi mài xong xe được đưa vào lò DRY OFF OVEN để sấy khô lớp sơn phủ đầu đã được đánh bóng bằng phương pháp mài ẩm. Tiếp đến xe được đưa vào bộ phận làm sạch bụi bẩn trước khi được đưa vào buồng sơn phủ lớp ngoài cùng. Tại đây sử dụng súng phun sơn cầm tay và các thiết bị chuyên dụng để tạo lớp sơn này. Công đoạn này được thực hiện xong, thân xe được đưa vào bộ phận làm sạch lớp sơn phủ ngoài không đạt yêu cầu để đưa vào lò sấy TOP OVEN. Khi lớp sơn TOP COAT BOOT được làm sạch xong, xe được đưa tới lò TOP OVEN và được sấy trong vòng 33 phút ở nhiệt độ 1100C trong buồng sấy sơ bộ, ở 1300C trong buồng sấy chính. Khi ra khỏi lò này, xe đã được phủ một lớp sơn dày 40¸50mm. Tiếp theo, xe được đưa đến bộ phận kiểm tra xem có đạt yêu cầu không, nếu đạt yêu cầu thì cho xe ra và chuyển tiếp đến phân xưởng lắp ráp nội thất và hoàn thiện, nếu không đạt yêu cầu thì đem vào bộ phận sửa chữa.
Sơ đồ công nghệ của công đoạn sơn xe con được trình bày ở hình dưới :
1.2.3 Công đoạn lắp ráp và hoàn thiện :
- Công nghệ lắp ráp xe du lịch ( xe con ) ở giai đoạn SKD, ở giai đoạn này được nhập về ở tình trạng đã làm xong kể cả sơn. Khung chassis khi nhập về đã được lắp hoàn chỉnh. Đông cơ và hệ thống truyền động được gắn liền với nhau, trục đã được lắp sẵn với các cơ cấu liên quan, bánh xe, xăm lốp đã được lắp sẵn.
Các bộ phân bên trong : Ghế, đệm lót, v.v… đều được lắp trước vào thân xe, ống dây nối, ống mềm… đã được lắp tối đa vào khung. Do đó việc lắp ráp các cụm SKD hoàn chỉnh lại với nhau thành xe ôtô hoàn chỉnh chỉ còn là việc lắp ráp các ốc vít. Công việc này được tiến hành bằng tay và bằng dụng cụ vạn năng, ở giai đoạn này nếu cần chỉ sửa chữa mà thôi.
- Công đoạn lắp hoàn chỉnh xe con ở giai đoạn SKD: Phần vỏ thân xe sau khi sơn phủ lớp cuối cùng sẽ được chuyển tới bộ phận lắp ráp hoàn chỉnh. Tại đây, việc lắp ráp các bộ phận bên trong thân xe sẽ được tiến hành.
- Lắp ráp các bộ phận chính và các bộ phận phụ của khung chassis.
- Lắp động cơ và hệ thống truyền động.
- Lắp ổ trục và tay phanh vào ổ giữa, trục vi sai.
- Lắp buồng lái : đồng bộ bảng điều khiển, lắp cửa, lắp các bộ phận bên trong như ghế, đệm lót và các bộ phận trang trí.
- Chuyển thân xe đã được lắp ráp hoàn chỉnh các bộ phận bên trong tới bộ phận ghép thân vào khung chassis. Khung chassis được lắp ráp trước, thân được đặt trên khung chassis và tiến hành lắp thân vào khung chassis, sau đó tiếp tục lắp bánh xe.
Trong giai đoạn này sử dụng các dụng cụ lắp ráp vạn năng và chuyên dụng, các tuốc-nơ-vít khí nén.
Việc lắp ráp được tiến hành trên băng chuyền và các thiết bị nâng hạ bằng mônôray.
Các công nghệ của công đoạn lắp ráp nội thất và hoàn thiện xe con được tóm tắt theo sơ đồ sau :
1.2.4 Công đoạn kiểm tra :
Khi ra khỏi phân xưởng lắp ráp nội thất và hoàn thiện, xe được đưa tới phân xưởng kiểm tra trước khi xuất xưởng và đưa ra bãi chứa để giao hàng. Công đoạn này xe được kiểm tra các công đoạn sau:
- Kiểm tra độ trượt dốc/ phanh/ tốc độ ( A.B.S )
- Kiểm tra đèn phía trước.
- Kiểm tra khói.
- Kiểm tra độ kín gas.
- Kiểm tra bán kính quay.
- Kiểm tra độ ổn định.
- Kiểm tra độ lọt nước ( tiêu chuẩn là 100% ).
1.2.5 Sản phẩm :
*Sản phẩm :
Sản phẩm chính của công ty liên doanh VIDAMCO gồm có :
- Xe bus: BG – 150 ;BS – 090 ;BS – 106.
- Xe du lịch cỡ nhỏ ( xe con ) : Matiz, Lanos, Nubira, Lengara, Maguz, Lancetti.
Chương 2 :
CÔNG NGHỆ SƠN ĐIỆN LY.
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của sơn điện ly :
2.1.1 Lịch sử của sơn điện ly :
Những nghiên cứu phát triển của sơn điện ly được hãng Ford Motor bắt đầu từ năm 1957 dưới sự lãnh đạo của Tiến sĩ George Brewer. Mục đích của những nghiên cứu này là để tìm ra 1 phương pháp chống ăn mòn tốt nhất cho các chi tiết, bộ phận của thân xe ôtô.
Các nhà chế tạo ôtô đã nhận thức rõ ràng rằng quá trình rỉ sét xảy ra bên trong sẽ dần dần phá hỏng các cấu kiện của khung xe. Mặc dù lớp sơn thông thường đã có thể thâm nhập vào tận cùng các hốc của khung xe nhưng chúng lại thường bị tẩy bởi hơi của dung môi trong khi sấy sơn. Vì vậy, nhóm của Tiến sĩ Brewer đã cố gắng tạo nên 1 lớp sơn mà dung môi không thể tẩy chúng được trong suốt quá trình. Những công việc này dẫn đến sự phát triển của sơn điện ly. Bể sơn đầu tiên của hãng Ford hoạt động vào 4/7/1961 dùng để sơn Lagiăng của bánh xe. Bể sơn nhúng cho thân xe được lắp đặt vào năm 1963. Cả 2 bể này đều sử dụng kiểu kết tủa dương cực.
Mặc dù thị trường của sơn điện ly sau khi ra đời phát triển một cách vững chắc, nhưng cho đến tận năm 1973, sơn điện ly kiểu kết tủa âm cực ra đời, thị trường mới thực sự bùng nổ. Vào năm 1965, chỉ có 1/100 xe được sơn lót bằng sơn điện ly ; đến năm 1970, đã có 10/100 xe và đến nay, hầu hết các xe đều dược sơn lót bằng phương pháp sơn điện ly.
2.1.2 Ưu nhược điểm của sơn điện ly :
- Tạo màng bảo vệ để chống rỉ sét tại tất cả các hốc, các vùng bên trong thân xe.
- Hiệu quả sử dụng sơn cao, lên đến 95%. Giảm thiểu lượng sơn thất thoát, đặc biệt nếu đem so sánh với phương pháp sơn phun.
- Việc sử dụng nước trong quá trình sơn đã gần như loại trừ được hệ thống cứu hoả, hệ thống cấp khí nén và gảm được chi phí cho thiết bị, quản lý và vận hành các hệ thống này.
- Do độ nhớt của bể sơn thấp (Ngang bằng với nước) cho nên dễ dàng cho việc bơm và xả trong quá trình sơn.
- Do lớp sơn mới không hoà tan trong nước nên cho phép rửa và thu hồi được cặn sơn.
- Sơn chưa sấy đủ khô để có thể sờ tay được, dễ dàng cho các thao tác bằng tay.
- Khác với sơn bằng phương pháp phun, sơn điện ly không bị chảy trong khi sấy.
- Khác với sơn phun, sơn điện ly không bị tẩy bởi hơi dung môi trong khi sấy.
- Lớp kết tủa được sinh ra một cách liên tục từ phần này đến phần kia.
- Từ khi quá trình là tự động hoá, nhân công lao động trực tiếp giảm rõ rệt.
2.2 Công nghệ xử lý trước và sơn điện ly :
Quy trình công nghệ của sơn điện ly được chia thành 3 công đoạn chính bao gồm : Xử lý trước khi sơn, Sơn điện ly và Sấy. Ở đồ án này chỉ giới thiệu sâu về quá trình xử lý trước và sơn điện ly.
2.2.1 Xử lý trước :
Để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình sơn điện ly, thân xe ô tô phải được trải qua 1 quá trình xử lý trước khi đưa vào sơn. Hệ thống này gồm 6 bể xử lý với các chức năng cụ thể sau :
- Tẩy dầu mỡ ( Degreasing) :
Đầu tiên, thân xe từ phân xưởng hàn chuyển đến được lau kỹ bằng dầu hoả. Mục đích của công việc này là để tẩy sạch các lớp bụi kim loại, vảy hàn hoặc keo còn dính trên thân xe.
Sau đó xe được đưa vào nhúng chìm trong bể tẩy đầu mỡ (TK-101) chứa dung dịch kiềm nóng ở 50-600C. Dưới tác dụng của dòng dung dịch được tạo ra bởi bơm tuần hoàn với áp suất 2 Bar, lưu lượng 120 m3/h và hoạt chất hoá học của dung dịch kiềm nóng, thân xe được rửa sạch sẽ khỏi các tạp chất bám vào từ các công đoạn sản suất trước như dầu mỡ, bụi bẩn...
+ Mô tả hoạt động của bể tẩy dầu mỡ ( H.2.1) :
- Dung dịch trong bể TK-101 được làm nóng lên bởi hệ thống trao đổi nhiệt (HE-101) với nguồn nhiệt là hơi nước ở 1200C và được giữ ổn định ở 50-60°C. Bơm P-101 làm việc hút dung dịch từ đáy bể và ngăn phụ qua hệ thống lọc 101/BF/01 bơm tới hệ thống vòi phun 101/PN/01 bố trí trong bể để tạo dòng chảy tuần hoàn liên tục.
- Để ổn định nhiệt cho dung dịch, dùng hệ thồng điều tiết lưu lượng hơi nước cấp cho bể (101/TV/01).
- Để dễ dàng cho việc bảo dưỡng và sửa chữa bể, người ta lắp đặt 1 bể chứa phụ (TK-111). Khi bảo dưỡng bể chính thì bơm toàn bộ dung dịch sang bể phụ bằng cách khoá van 101/BU/01 và mở van 101/BU/05. Sau khi sửa chữa bảo dưỡng xong, dùng bơm P-111 bơm trả lại dung dịch về bể chính TK-101.
- Các tạp chất cặn bẩn, dầu mỡ tạo ra khi nhúng xe sẽ tác dụng với hoá chất tạo kết tủa và được lọc bởi bộ lọc 101/BF/01. Khi độ chênh lệch áp suất giữa đầu vào và đầu ra của bộ lọc ( Đo bởi 2 áp kế 101/PG/01 và 101/PG/02 ) vượt quá 0.5 bar thì tháo bảo dưỡng hoặc thay thế bộ lọc.
- Mức dung dịch bể ổn định ở thể tích 48m3, nếu thấp hơn (do bay hơi, tràn trong quá trình làm việc) sẽ được bổ sung nước qua hệ thống van tự động 101/SV/01.
- Độ kiềm tự do trong bể được kiểm soát hàng ngày bằng thí nghiệm phân tích và được điều chỉnh bằng hoá chất.
Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ của bể tẩy dầu mỡ
+ Thông số kỹ thuật :
- Nhiệt độ làm việc : 50-600C.
- Áp lực bơm tuần hoàn : 2 Bar.
- Lưu lượng bơm : 120 m3/h
- Độ kiềm tự do : 12-17(*)
- Thể tích dung dịch : 48 m3
- Thời gian nhúng xe : 3 phút
- Rửa nước thường (#1,2 Water Rinse) :
Thân xe sau khi qua bể tẩy dầu mỡ được đưa vào nhúng chìm trong bể nước sạch, dưới tác dụng của các vòi phun và dòng nước tuần hoàn, dung dịch kiềm bám trên xe sẽ được rửa sạch.
Hình 2.2 : Sơ đồ công nghệ của bể rửa nước thường
+ Mô tả sự hoạt động của bể (H.2.2) :
- Bơm P-102 làm việc hút nước từ đáy bể và ngăn phụ qua hệ thống lọc 102/BF/01 bơm tới hệ thống vòi phun 102/EN/01 bố trí trong bể để tạo dòng chảy tuần hoàn liên tục.
- Trên bề mặt bể, bố trí hệ thống vòi phun nước để phun trực tiếp vào xe tăng cường khả năng làm sạch.
- Mức nước bể được báo và điều chỉnh bằng cảm biến mức và hệ thống van 102/SV/01.
- Sau 1 thời gian làm việc, nước bể sẽ bị bẩn và được xả đi khi độ pH của nước bể vượt quá 8.
+ Thông số kỹ thuật :
- Áp lực bơm tuần hoàn : 2 Bar.
- Lưu lượng bơm : 78 m3/h
Độ pH :
...............................................
V3.3;
VB4 3 //Set the number of messages
VB5 0 //Set the Function Keys notification bits to M0.0 - M0.7
VW6 40 //Set the starting address for messages to VW40
VW8 14 //Set the starting address for message enable bits to VW14
VW10 0 //Global Password (if enabled)
VW12 2 //Character Set = Latin 1 (Bold)
//MESSAGE 1
//Message Enable Bit V14.7
VB40 'HIEN THI NHIET DO BAM F1 TIEP TUC.. '
//MESSAGE 2
//Message Enable Bit V14.6
VB80 'HT KHOI DONG:'
VB93 16#00 //No Edit;No Acknowledgement;No Password;
VB94 16#10 //Signed Word; 0 Digits to the right of the decimal;
VW95 16#0000 //Embedded Data Value: Move data for display here.
VB97 ' '
//MESSAGE 3
//Message Enable Bit V14.5
VB120 'NHIET DO BE SON:'
VB136 16#00 //No Edit;No Acknowledgement;No Password;
VB137 16#10 //Signed Word; 0 Digits to the right of the decimal;
VW138 16#0000 //Embedded Data Value: Move data for display here.
VB140 ' '
//END TD200_BLOCK ------------------------------KẾT LUẬN
Nếu như trước đây công ty sử dụng các rơle, công-tắc-tơ, khởi động từ trong hệ thống các bể sơn thì :
- Việc kiểm soát quy trình công nghệ khó.
- Tín hiệu hệ thống phải hiển thị ngay tại chỗ dẫn đến việc khó điều khiển.
Việc sử dụng thiết bị logic khả trình PLC để thay thế cho các sơ đồ rơle trước đây sẽ giúp cho công ty tự động hoá được dây chuyền công nghệ, giảm sức lao động, chất lượng sản phẩm làm ra đồng đều hơn ( do việc sử dụng PLC để điều khiển sẽ chính xác hơn rất nhiều so với việc điều khiển theo trực quan trước đây), giá thành sản phẩm sẽ hạ, nâng cao sức cạnh tranh của công ty với những đối thủ khác trong cùng lĩnh vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lê Văn Doanh – Phạm Thượng Hàn – Nguyễn Văn Hoà - Võ Thạch Sơn - Đào Văn Tân. Các bộ phận cảm biến trong kỹ thuật đo lường và điều khiển
( Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội ).
- Tự động hoá với Simatic S7 – 200. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 2000.
- Tự động hoá điều khiển các quá trình công nghệ. Nhà xuất bản giáo dục năm 1999.