Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

Hệ thống lạnh

mã tài liệu 301200300040
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 100 MB Bao gồm tất cả file,... thuyết minh, FILE lập trình, và nhiều tài liệu liên quan kèm theo đồ án này
giá 100,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

                                 Lời nói đầu

Kỹ thuật lạnh đã thâm nhập vào hơn 70 nghành kinh tế quan trọng và nó đã hỗ trợ rất nhiều đến các nghành công nghiệp như: công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến thịt cá, tau quả, rượu bia, nước giải khát, đánh bắt xuất nhập khẩu thuỷ hải sản, sinh học, hoá chất, hoá lỏng tánh khí, các nghành công nghiệp dệt sợi, may mặc, thuốc lá, chè, in ấn, điện tử, thông tin, tin học, các nghành cơ khí chính xác, y tế, văn hoá, thể dục thể thao và văn hoá du lịch…

Ngoài hàng ngàn cơ sở kỹ thuật lạnh hiện có với tổng vốn đầu tư ước tính lên tới hàng USD, thì vẫn còn rất nhiều cơ sở sản xuất vừa và nhỏ với mức vốn đầu tư khoảng hàng triệu đồng.

Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, đã tạo đièu kiện cho các chuyên nghành về nhiệt lạnh phát triển ứng dụng sâu rộng vào các nghành chế biến thực phẩm, chế biến thuỷ hải sản…

Qua quá trình học tập và nghiên cứu môn hệ thống lạnh thì em đã hiểu sâu hơn về  nghành nhiệt lạnh. Xu thế phát triển của thế giới đã kéo theo các nghành nhiệt từ cũng phát triển.

Là một kỹ sư trong tương lai, em có nhiều cơ hội khám phá, học hỏi các tiền bối đi trước,vì càng học tập và nghiên cứu thì nó khá phức tạp, luôn luôn thay đổi theo những yêu cầu khách quan.

Em mong muốn với xu thế phát triển hiện nay thì nghành nhiệt lạnh ngày một khẳng định vị thế của mình trong thế giới đại công nghiệp hiện nay.

                    Xin chân thành cảm ơn!

             Chương 1: Thiết kế thể tích và mặt bằng kho lạnh

 

Quy hoặch bằng kho lạnh là bố trí nơi sản xuất xử lý lạnh, bảo quản lạnh và những nơi có phụ trợ phù hợp với dây chuyền công nghệ. Để đạt được mục đích đó cần tuân thủ các yêu cầu sau:

_Bố trí các buồng lạnh phù hợp với dây chuyền công nghệ. Sản phẩm đi theo dây chuyền công nghệ không gặp nhau, không đan chéo nhau. Các cửa ả vào buồng chứa phải quay ra hành lang. Cũng có thể không cần quay ra hành lang nhưng sản phẩm theo dây chuyền không đi ngược.

_Quy hoặch cần phải đạt chi phí đầu tư bé nhất. Cần sử dụng rộng rải các cấu kiện tiêu chuẩn giảm đến mức tối thấp nhất các diện tích phụ nhưng phải đảm bảo tiện nghi.

Quy hoặch mặy bằng cần phải đảm bảo sự vận hành tiện lợi và rẻ tiền

_Mặt bằng kho lạnh cần phải phù hợp với hệ thống lạnh đã chọn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với kho lạnh 1 tầng vì luôn luôn đảm bảo được môi chất lạnh từ các thiết bị về, do đó phải chuyển sang sơ đồ lớn hơn với việc cấp chất lỏng từ dưới lên.

_Mặt bằng kho lạnh cần đảm bảo kỹ thuật, an toàn phòng cháy, chữa cháy.

_Khi quy hoặch cũng cần phải tính toán đến khả năng mở rộng kho lạnh. Phải để mặt mút tường để cho mở rộng kho lạnh.

* ĐỀ TÀI: Thiết kế kho lạnh loại kho chế biến các loại rau _chọn kho lạnh 1 tầng dung tích 80 tấn, tại Thành phố Vinh.

Tiêu chuẩn chất tải:

  g v= 0.33 t/m3

Thể tích chất tải:

  V =  = 240 m3

Xếp lên thành 4 chồng, h= 4m. Đựng các loại rau trong bao bóng, cho vào ngăn gỗ có kích thước:

  0.4 x 0.4 x 0.4 m3

Gọi h1 là khoảng cách giữa 2 chồng chất tải: h1= 0.1 m

       h2 là khoảng cách từ mặt nền tới chồng chất tải 1: h2= 0.1 m

       h3 là khoảng cách từ dàn bay hơi đến sản phẩm: h3= 0.3 m

       h4 là khoảng cách từ dàn bay hơi đến trần: h4= 0.1 m.

Vậy chiều cao toà nhà:

  H= h + h1 + h2 + h3 + h4

     = 4 + 0.3 + 0.1 + 0.3 + 0.1

     = 4.8 m

Diện tích chất tải lạnh:

  F=  = 60 m2

β f :là hệ số sử dụng buồng chứa _ tính cả đường đi, diện tích các lô hàng, giữa các cột, tường:  β f =0.7

Diện tích kho lạnh cần xây dựng:

  F =  = 115 m2

Mỗi buồng 6 x 6 m2 thêm 1 dàn máy, 1 buồng phụ trợ

Vậy số buồng lạnh:

  Z =  = 3.2 chọn 4 buồng

Tải trọng trên 1 m2  diện tích buồng:

  0.333 x 4 = 1.33 t/m2 nhỏ hơn tải trọng định mức cho phép.

Qua sơ đồ mặt bằng kho lạnh (hình 1) ta tính được diện tích 4 buồng lạnh là:

  DT = 15.36 x 6.45 = 99 m2

Diện tích phòng chế biến và buồng máy là:

  115 – 99 = 16 m2.

.............................................

Chương 2: Tính toán cách nhiệt và cách ẩm

 

1_Tính chiều dày cách nhiệt của tường và trần.

1.1 Tính chiều dày cách nhiệt của tường.

  δ cn  =  λ cn()  (1.1)

Trong đó cn: độ dày cách nhiệt m

                 λcn : hệ số dẫn nhiệt của vật liệu cách nhiệt

                 k: hệ số truyền nhiệt cho trước  w/m2k

                 α 1, α 2 là hệ số toả nhiệt ở phía ngoài và phía trong phòng

                  là độ dày, hệ số dẫn nhiệt.

_Cấu trúc xây dựng tường bao kho lạnh.

           

Trong đó: 1,3 lớp vữa

                 2 tường gạch đỏ

                 4 lớp cách ẩm

                 5 lớp cách nhiệt

                 6 lớp vữa trát lên nền lưới thép

_Cấu trúc xây dựng trần kho lạnh.

Trong đồ án này kho lạnh chế biến có các tấm mái đi kèm theo cột, rầm, xà tiêu chuẩn, mái kho lạnh không được đọng nước và không dược thấm nước.

Trong đó: 1 lớp phủ đồng thời là lớp cách ẩm

                 2 lớp bê tông giằng

                 3 lớp cách nhiệt điền đầy

                 4 tấm cách nhiệt

                 5 bê tông cốt thép của trần.

Sau đây là hình vẽ về kết cấu của trần_cách nhiệt ở phía trên trần.

_Tính toán lớp cách nhiệt cho tường bao:

+Tính toán hệ số truyền nhiệt đối lưu trong và ngoài buồng lạnh.

* Môi trường ngoài: nhiệt độ thường ở vinh là 380C,tf = 380C nên các thông số vậy lý của không khí là:

ω = 10 m/s, λ = 2.75 x 10-2 w/mK, υ = 16.678 x 10-6 m2/s

  Re f  =  = 2,86.106 >2.105

Suy ra  Nu f  = 0.032 x  = 4683  =

   α1 =  =  26,83  w/m2K

*trong buồng lạnh: nhiệt độ trong buồng lạnh lấy là 20C.Các thông số vật lý của không khí :ω =2 m/s, tf = 20C, λ = 2,454.10-2 w/mK, υ =13,456.10-6 m2/s

  Re f  = = 7,13.105 >5.105

Suy ra Nu f = 0.032 x  = 1541 =

  α2 = = 7,88  w/m2K

Theo bảng 3_3 tra được hệ số truyền nhiệt của vách từ ngoài không khí vào trong buồng lạnh bảo quản các loại rau (20C ) là

+Tường bao: K = 0.325 w/m2K. Hệ số dẫn nhiệt, dẫn ẩm của các vật liệu xây dựng và cách nhiệt tra theo bảng 3.1 và bảng 3.2

Từ đó ta tính được các giá trị của chiều dày cách nhiệt, hệ số dẫn nhiệt và hệ số khuếch tán ẩm là:

 

Chiều dày σ: m    

hệ số dẫn nhiệt λ: w/m2K  

hệ số khuyếch tán ẩm: μ

Vữa xi măng

0.02

0.9

90

Gạch đỏ

0.2

0.82

105

Bitum cách ẩm

0.006

0.18

0.86

xốp polystirol

0.12

0.047

7.5

               Từ những số liệu trên ta tính toán lớp cách nhiệt của tường bằng lớp polystirol là:

Theo công thức 1.1 ta có

σcn=0.047() = 0.12 m

Hệ số truyên nhiệt thực tế được tính theo công thức 3.1

Kt == 0,3267  w/m2K

2_Tính toán lớp cách nhiệt cho trần kho lạnh: có mái che.

Tính toán hệ số truyền nhiệt đối lưu phía trong và ngoài buồng lạnh

*Môi trường ngoài:chọn tf = 330C như vậy các thông số vật lý không khí.

ω = 6 m/s, λ = 2,72.10-2 w/mK, υ = 16,3.10-6 m2/s

          Re f  = = 5,65.106 >5.105

Suy ra       Nu f = 0.032 x  = 8073 = 

   α1 =  w/m2K

Trong buồng lạnh thì nhiệy đọ vẫn không thay đổi t=20C nên các thông số vật lý của nó ở trạng thái đó là:

ω = 2 m/s, λ = 2,454.10-2 w/mK, υ = 13,456.10-6 m2/s.

 

  Re f  =  = 2,28.106 >5.105

Suy ra  Nu f = 0.032 x  = 3908

  α2 =  w/m2K

Ta có bảng chiều dày, hệ số dẫn nhiệt, hệ số khuyếch tán ẩm của các vật liệu là:

 

Chiều dày σ: m

Hệ số dẫn nhiệt λ w/m2K

Hệ số khuyếch tán ẩm μ g/mhMpa

Màng Polyêtylen

0.0001

0.007

0.0018

Bê tông giằng

0.05

1.2

30

Polistyrol

0.1074

0.047

7.5

Bông khoáng

0.05

0.085

188

Bê tông cốt thép

0.1

1.5

30

Từ bảng số liệu trên ta tính chiều dày lớp cách nhiệt của polystirol là    σ cn = λcn ()

       = 0.047()

       =0.1074 m

Vậy hệ số truyền nhiệt thực tế là:

          Kt =

      =  0.31 w/m2K.

 Chương 3:   Kiểm tra đọng sương và đọng ẩm cho kho lạnh

1_ Kiểm tra đọng sương

Để đảm bảo không bị đọng sương thì nhiệt độ bề mặt ngoài của vách phải nhỏ hơn nhiệt độ đọng sương t w > t s

Theo bảng 1.1 nhiệy độ trung bình nóng nhất tại thành phố Vinh là 380C độ ẩm φ = 74%

Tra đồ thị (h-x) hình 1.1 Sách hệ thống lạnh ta được t s =330C. Nhiệt độ trung bình trong buồng lạnh bảo quản là 20C

1.1 Tường bao quanh.   tính t w

Mật độ dòng nhiệt  q = k.∆t = 0,3267.(38-2) = 11,7612 w/m2

                   = α1∆t = α1 (t f1-t w1)

                 t w1 = t f1 -   = 37,560C

Ta thấy t w1 = 37.56 0C > 33 0C  nên không bị đọng sương

1.2  Trần kho lạnh:  Theo công thức 3.7 ta có

Trong mái t f1 =330C, φ = 80%, vậy t s = 290C

Mật độ dòng nhiệt   q = k.Δt = 0,31.(33-2) = 9,61 w/m2

                     = α1.Δt = α1(tf – tw1)

                  tw1 = tf1 -

Ta thấy tw1 = 32,3270C > ts = 290C nên không bị đọng sương.

1.3 Vách ngăn các phòng lạnh

Kiểm tra quá trình đọng sương các vắch ngăn của các phòng lạnh thì nhiệt độ bảo quản các loại rau chênh lệch là khoảng Δt = 50C.

Phòng 1: tf1 = 50C, φ = 80%  nhiệt độ đọng sương ts=30C  

Phòng 2: t2 = 00C

Mật độ dòng nhiệt     q = k.Δt = 0.3267.(5-0) = 1,6335 w/m2

                       = α2t.Δt = α2t . (tf1-tw1)

Ta thấy tw1 = 4,80C  > ts = 30C, vậy không bị đọng sương.

2_Kiểm tra đọng ẩm:

Do có sự chênh lệch nhiệt độ nên có sự chênh lệch phân áp suất hơi nước giữa bên ngoài và bên trong phòng lạnh, nên ngoài dòng nhiệt còn có một dòng ẩm từ ngoài vào trong.

Càng đi sâu vào trong vách cách nhiệt, cách ẩm càng gặp lạnh và có xu hướng ngưng đọng trong cơ cấu cách nhiệt. Nếu bị đọng ẩm cách nhiệt sẽ bị mất tác dụng và sẽ bị phá huỷ. Vì lí do ấy nên phải bố trí cách ẩm cho cơ cấu cách nhiệt điều kiện ẩm không đọng lại trong vách cách nhiệt là phân áp suất hơi nước thực luôn luôn nhỏ hơn phân áp suất bão hoà hơi nước.  px  <px”. Phân áp suất thực và phân áp suất hơi nước bão hoà có thể tính toán được theo nhiệt độ phân bố trên vách.

2.1_Kiểm tra ẩm ở tường bao.

Mật độ dòng nhiệt           q = k.∆t = 0,3267.(38-2) = 11,7612 w/m2

Mặy khác      q = α1(t f1 –t w1)

  t w1 =  t f1 -  =  37.560C

  q =

  t2 =  = 37.3 0C

Tính toán tương tự ta có:

  t3 =  = 34.4314 0C

  t4 =  =34,170C.

  t5 =  =33,7780C.

  t6 = =3,750C.

  t7 =  = 3,488 0C.

  t f2 = t7 -= 1,999 0C.

Kết quả mhư vậy phù hợp với t f2 = 20C.

Từ nhiệt độ tính toán được, một mặt ta tra được áp suất bão hoà px” mặt khác tính được phân áp suất thực px. So sánh các giá trị px” và px ở các bề mặt nếu px nhỏ hơn px” thì vách đó không bị đọng ẩm. nếu phát hiện ra bất kì một giá trị nào mang bản chất ngược lại thì phải tăng chiều dày cách ẩm hoặc sử dụng vật liệu cách ẩm có hiệu quả hơn, cũng có thể dựng đồ thị để trực quan hơn.

Từ các thông số đã tính toán ở trên thì ta có bảng số liệu sau đây.

Bề mặt vách

1

2

3

4

5

6

7

Nhiệt độ

37.56

37.3

34.4314

34.17

33.778

3.75

3.488

Pa Bh

6521

6428

5465

5393

5284.5

739

730

Dòng hơi riêng qua kết cấu bao che.

  ω =  (ph1 – ph2)/H

Trong đó:  ph1, ph2 phân áp suất hơi cảu không khí bên ngoài và bên trong phòng lạnh.

  Ph1 = px”(t=380C).φ1 = 6673,8.0,74 =4938,6 pa

  Ph2 = px”(t=20C).φ2 = 679.0,9 = 611,1 pa

                   H là trở kháng thấm hơi của không khí bên trong và bên ngoài phòng lạnh.

  H =

     = 0,02555 m2hMpa/g

Suy ra      ω = = 0,17 (g/m2h)  

Phân áp suất thực của hơi nước trên bề mặt các vách là:

  Px2 = = 4901 pa

  Px3 = = 4577,2 pa

  Px4 = pa

  Px5=  pa

  Px6 =  pa

  Px7 = pa.

So sánh kết quả ta thấy.

...........................

Q42 = 350.n = 350.3 = 1050 w

Trong đó: n là số người làm việc trong buồng

                 350 là nhiệt lượng do 1 người toả ra khi làm việc

4_3 Dòng nhiệt do động cơ toả ra:

                             Q43 = 1000.N.η (w)

Trong đó: N công suất của động cơ điện

                 η là hiệu suất của động cơ điện 

Buồng lạnh bảo quản chọn N = 1,5 kw, η = 80%

                             Q43 = 1000.1,5.0,8 = 1200 w

 

4_4 Dòng nhiệt khi mở cửa

                             Q44 = B.F

Với: F = (50…150) m2 buồng bảo quản lạnh B = 15 w/m2

         B là dòng nhiệt riêng khi mở cửa

                             Q44 = 15,36.6,45.15 = 1486 w

Vậy                      Q4 = Q41 + Q42 + Q43 + Q44

                                    = 254 + 1050 + 1200 + 1486

                                    = 3990 w

5_ Dòng nhiệt do sản phẩm thở:

                             Q5 = E.(0,1qn + 0,9 qbq) w

Trong đó: E là dung tích kho lạnh

                 qn ,qbq là dòng nhiệt tảo ra khi có nhiệt độ nhập vào kho lạnh và sau đó là nhiệt độ bảo quản kho lạnh.

                 qn = 137 w/t là dòng nhiệt tổn thất trung bình khi sản phẩm toả ra có nhiệt độ nhập vào kho lạnh 200C

                  qbq = 27,5 dòng nhiệt toả ra sau khi sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ 20C.

                             Q5 = 80.(0,1.137+0,9.27,5) = 7690 w

Vậy dòng nhiệt tổn thất vao kho lạnh là

                             Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5

                                  = 3906 + 12730 +2145 + 3990 + 7690

                          = 30461 w.

              Chương 4: Tính chọn máy nén

Tải nhiệt cho thiết bị dùng để tính toán diện tích bề mặt trao đổi nhiệt cần thiết cho thiết bị bay hơi (dàn ngưng, dàn trần, không khí đối lưu tự nhiên, dàn quạt đối lưu cưỡng bức hoặc dàn lạnh nước muối ).

Để đảm bảo được nhiệt độ trong buồng lạnh ở những điều kiện bất lợi nhất, người ta phải tính tải nhiệt cho thiết bị là tổng các tải nhiệt thành phần có giá trị cao nhất.

                             Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5  w

Đối với kho lạnh bảo quản, chế biến các loại rau thì tải nhiệt chủ yếu rơi vào thời gian thu hoặch còn thời gian bảo quản có thể coi như Q2 = 0. Dòng nhiệt Q3 và Q5 đặc trưng cho quá trình bảo quản các sản phẩm hô hấp được tính đẩy đủ cho máy nén. Nhiệt tải của máy nén được tính từ dòng nhiệt vận hành và bằng 50% → 75% giá trị lớn nhất (Q4).

Tải nhiệt cho máy nén:

                      Q0MN = Q1 + Q3 + 0,5Q4 + Q5

                                = 3906 + 2145 + 0,5.3990 + 7690

                                = 15790 w

_ Sử dụng máy nén loại R22 trực tiếp, dàn ngưng làm mát bằng nước tưới và khônh khí quạt cưỡng bức. Dàn lạnh là loại dàn bay hơi trực tiếp kiểu quạt cưỡng bức. Máy nén là loại 1 cấp.

_ Nhiệt độ bay hơi:

                      to = tf1 - Δto = 2 – 10 = -8oC.

Trong đó Δto là đối với dàn lạnh bay hơi trực tiếp, nhiệt độ bay hơi lấy thấp hơn nhiệt độ buồng  8 → 130C.

_ Nhiệt độ ngưng tụ:

Theo bảng 1.1 nhiệt độ của không khí mùa hè tại vinh là 380C, độ ẩm tương đối là φ = 74%.

Theo đồ thị h-x của không khí ẩm ta có h = 117 kJ/kg, tư = 330C.

_Nhiệt độ nước vào bình ngưng

tw1 = tư + 4 = 33 + 3 = 360C.

_Nhiệt độ ngưng tụ:

                      tk = tw + Δtk = 40 + 4 = 450C.

Tra đồ thị: áp suất bay hơi p0 = 0,4 MPa

                áp suất ngưng tụ pk = 1,7 MPa

_Nhiệt độ quá nhiệt: chọn Δtqn = 70C

                     tqn = t0 + Δtqn = -8 + 7 = -10C

Đây là chu trình hồi nhiệt_ Ta có đồ thị và chu trình của quá trình hồi nhiệt là:

Trong đó: NT ngưng tụ                  MN máy nén

                 HN hồi nhiệt                  BH bay hơi

                 TL tiết lưu

_Nguyên tắc hoạt động

Hơi môi chất sinh ra ở thiết bị bay hơi được quá nhiệt sơ bộ (do van tiết lưu nhiệt) đi vào thiết bị hồi nhiệt, thu nhiệt của chất lỏng nóng quá nhiệt đến nhiệt độ t1 rồi được hút vào máy nén. Qua máy nén môi chất được nén đoạn nhiệt lên trạng thái 2 và được đẩy vào bình ngưng tụ. Trong bình ngưng tụ hơi thải nhiệt cho nước làm mát, ngưng tụ lại thành lỏng và được quá nhiệt chút ít. Lỏng được dẫn vào bình hồi nhiệt, sau đó thải nhiệt cho hơi lạnh vừa từ bình bay hơi ra, nhiệt độ hạ từ t3’ xuống t3, sau đó lỏng được vào van tiết lưu rồi đi xuống điểm 4 và được đẩy vào thiết bị bay hơi.Trong thiết bị bay hơi, lỏng bay hơi thu nhiệt của môi trường lạnh, hơi lạnh được máy nén hút về máy nén sau khi được hút về thiết bị hồi nhiệt.

Các thông số trạng thái của các điểm nút cơ bản

Điểm

   t0C

P Mpa

h  kJ/kg 

v m3/kg

1’

-8

0,4

702

 

1

-1

0,4

708

0,06

2

61

1,7

745

 

3

45

1,7

555

 

3’

40

1,7

547

 

4

-8

0,4

547

 

_ Năng suất lạnh riêng

                      q0 = h’1 – h4

                           = 702 – 547 = 155 (kj/kg)

_ Lưu lượng môi chất qua máy nén

                       (kg/s)

_ Thể tích hút thực tế

                      VH = m.v1 = 0,10187.0,06 = 6,1.10-3 (m3/s)

_ Hệ số cấp λ

                     

Tra đồ thị ta có λ = 0,76

_ Thể tích hút lí thuyết

                      Vlt = (m3/s)

                           = 28,895 (m3/h)

_ Chọn máy nén loại MYCOM, F2WA2, với Vhmn = 71 (m3/h)

_ số máy nén cần chọn

                      ZMN =  chọn 1 máy nén

_ Công suất nén đoạn nhiệt

  Ns = m.l = m.(h2 – h1)

                            = 0,10187.(745-708) = 3,76 kw

_ Hiệu suất chỉ thị (7.21)

                   

_ Công suất chỉ thị

                       kw

_ Công suất ma sát

                      Nms = Vtt .pms

Trong đó        pms là áp suất ma sát riêng, đối với dòng frêôn thẳng

                      Pms = 0,049 : 0,069 Mpa

                      Nms = 6,1.10-3.0,059.106 = 0,36 kw

_ Công suất hửu ích

                      Ne = Ni + Nms = 4,556 + 0,36

                           = 4,916 kw

_ Công suất điện

                       kw

_ Vậy công suất động cơ: 6 kw.

                     

Close