Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU HỢP KIM NHỚ HÌNH

mã tài liệu 300800100003
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 200 MB Bao gồm tất cả file..., thiết kế ........ , file DOC (DOCX), thuyết minh, báo cáo powerpoint, hình ảnh ...Ngoài ra còn cung cấp thêm nhiều tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước tham khảo
giá 100,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

BÁO CÁO KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: HỢP KIM NHỚ HÌNH

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

 

Hợp kim nhớ hình ( Shape memory alloy  kí hiệu: SMA) là vật liệu mà nó có khả năng khôi phục lại hình dạng ban đầu khi nó chịu một quá trình nhiệt cơ học thích hợp. Hiệu ứng giả dẻo và hiệu ứng nhớ hình là một vài hoạt động mà được thể hiện bởi những hợp kim nhớ hình này. Đặc tính duy nhất liên quan đến hợp kim nhớ hình này đã khuyến khích các nhà nghiên cứu tìm ra các ứng dụng của hợp kim này trong các lĩnh vực khác nhau theo hướng nhận biết của con người. Mục đích của bài báo cáo khoa học này là xem xét lại và trình bày một thảo luận vắn tắt về hoạt động nhiệt cơ học của hợp kim nhớ hình (SMA) và diễn tả hầu hết những ứng dụng triển vọng trong lĩnh y sinh. Lĩnh vực này bao gồm: tim mạch, thuật chỉnh hình, thuật chỉnh răng và dụng cụ phẫu thuật.

MỤC TIÊU CỦA BÀI BÁO KHOA HỌC

            -Giúp cho chúng ta nhận biết được các ứng dụng của hợp kim nhớ hình trong lĩnh vực y sinh như: thuật chỉnh hình, thuật chỉnh răng, giải phẫu đốt sống có liên quan đến xương sống

            -Giúp cho chúng ta hiểu được hiệu ứng nhớ hình và hiệu ứng giả dẻo.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA BÀI BÁO KHOA HỌC

            -Con người

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

            -Lĩnh vực y sinh

MỤC LỤC

 

 

I/ GIỚI THIỆU

II/ PHÂN LOẠI

III/ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CƠ BẢN

IV/ ỨNG DỤNG

I/ GIỚI THIỆU

            -Các hợp kim nhớ hình (SMAs) tạo thành từ một nhóm vật liệu thuộc kim loại với khả năng khôi phục lại chiều dài hoặc hình dạng xác định trước đó khi chịu một tải trọng nhiệt cơ học thích hợp. Vì đặc tính này nên hợp kim nhớ hình có lợi ích công nghệ rất lớn  cho các ứng dụng khác nhau.

            -Mặc dù hiệu ứng nhớ hình biểu hiện của các hợp kim nhớ hình khác nhau rất lớn, nhưng có một điều duy nhất của các hợp kim này là có thể khôi phục lại một khối lượng lớn sức căng. Đặc biệt quan trọng trong số những hợp kim có nền Ni-Ti hay nền Cu chẳng hạn như: Cu-Zn-Al, Cu-Al-Ni. Hợp kim nhớ hình có nền Ni-Ti là hợp kim sử dụng phổ biến nhất trong các ứng dụng thương mại bởi vì nó kết hợp rất tốt giữa đặc tính cơ học và nhớ hình.

            -Đặc tính đáng nhớ của hợp kim nhớ hình được biết đến từ những thập niên năm 1930. Năm 1932 Chang và Read nhận thấy tính thuận nghịch của hợp kim Au-Cd không chỉ quan sát ở dạng kim tương học mà còn quan sát sự thay đổi của suất điện trở.

            -Năm 1938 Greninger and Mooradian quan sát được hiệu ứng nhớ hình của hợp kim Cu-Zn và Cu-Sn. Tuy nhiên vào những thập niên năm 1960 thì hợp kim nhớ hình mới thể hiện lợi ích công nghệ.

            -Năm 1962 Buehler và các đồng nghiệp trong phòng thí nghiệm Naval Ordnance ở Mỹ khám phá ra hiệu ứng nhớ hình của hợp kim Ni-Ti và gọi là Nitinol và được ứng dụng đầu tiên trong công nghệ hàng không vào thập niên năm 1960.

            -Năm 1975 Andreasen ở đại học Iowa tạo ra hợp kim siêu dẻo đầu tiên sử dụng trong thuật chỉnh răng

            -Ngày nay các ứng dụng này được phát triển trong các lĩnh vực khác nhau của khoa học và công nghệ. Về cơ bản, hợp kim nhớ hình (SMA) thể hiện 2 pha tinh thể học hoàn toàn xác định chẳng hạn: austenite và martensite.

            -MARTENSITE: là một pha mà nó không có ứng suất và ổn định ở nhiệt độ thấp; thêm vào đó nó có thể được gây ra bởi ứng suất hoặc nhiệt độ. Martensite thì dễ dàng biến dạng và đạt đến sức căng lớn khoảng 8%. Cấu trúc tinh thể của martensite có thể là monoclinic hoặc là orthorhombic. Khi martensite được gây ra bởi nhiệt độ thì được gọi là twinned martensite. Twinned martensite có 24 biến thể, nghĩa là 24 biến thể này khác với sự định hướng của tinh thể học. Mặc khác, khi martensite được gây ra bởi ứng suất thì 24 biến thể của twinned martensite trở thành một biến thể. Khi đó kết quả là có một sự định hướng tinh thể học sắp hàng theo hướng của ứng suất.

            -AUSTENITE: là một pha ổn định ở nhiệt độ cao, có một biến thể đơn độc với cấu trúc tinh thể lập phương thể tâm.

            -Sự biến đổi của martensite giải thích sự khôi phục lại hình dạng trong hợp kim nhớ hình. Sự biến đổi này xảy ra trong một phạm vi nhiệt độ mà biến đổi theo thành phần hóa học của mỗi hợp kim. Nói chung có 4 nhiệt độ biến đổi đặc trưng có thể được xác định như sau:

            +Ms , Mf  là nhiệt độ tạo thành martensite bắt đầu và kết thúc, theo thứ tự định sẳn

            +As , Af là nhiệt độ tạo thành austenite bắt đầu và kết thúc, theo thứ tự định sẳn

            -Gần đây các nghiện cứu đã chứng minh rằng, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, một vài hợp kim nhớ hình có thể bộc lộ pha tinh thể học khác chẳng hạn như  pha R. Sự biến đổi của pha R có thể xảy ra trước sự biến đổi của martensite theo chuỗi như sau: austenite® R-phase®martensite. Cấu trúc tinh thể của pha R là rhombohedric.

            -Vì những đặc tính kể trên, nên hợp kim nhớ hình (SMA) có thể được sử dụng rất lớn không chỉ trong y học mà còn giải quyết các vấn đề trong công nghiệp hàng không, đặc biệt nó gắn liền với việc hạn chế dao động của các cấu trúc mảnh, bảng năng lượng mặt trời, các thiết bị ngắt điện không nổ, máy khởi động robot...SMA thường được sử dụng phổ biến trong các máy khởi động bên ngoài hoặc là những sợi SMA được đóng vào các khuôn cối hỗn hợp (composite) nhằm mục đích nó có thể thay đổi đặc tính cơ học của các cấu trúc mảnh để hạn chế dao động và độ võng.

            -Hợp kim nhớ hình đã được ứng dụng thành công rất lớn trong lĩnh vực y sinh vì các đặc tính chức năng của hợp kim này, đặc biệt nó có tiềm năng trong lĩnh vực phẫu thuật. Khả năng tương thích của hợp kim nhớ hình là một điểm quan trọng trong lĩnh vực y sinh chẳng hạn: thuật chỉnh hình, các thiết bị trợ tim, các dụng cụ phẫu thuật và thuật chỉnh răng.

            Bài báo cáo này trình bày vắn tắt về hoạt động nhiệt cơ học của hợp kim nhớ hình và diễn tả những ứng dụng chính trong lĩnh vực y sinh.

II/ PHÂN LOẠI

1/ Các dạng hợp kim nhớ hình

+Hợp kim nhớ hình một chiều

+Hợp kim nhớ hình hai chiều

2/ Hợp kim nhớ hình sử dụng trong lĩnh vực y sinh

            +Ni-Ti

III/ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CƠ BẢN

1/ Cấu trúc của hợp kim nhớ hình

 

 - SMAs  có hai giai đoạn ổn định:

+ Giai đoạn nhiệt độ cao được gọi là austenite và giai đoạn nhiệt độ thấp gọi là martensite.

+ Giai đoạn martensite được thể hiện một trong hình thức sau: twinned and detwinned

Hình 3.1: Cấu trúc của SMA

 

2/ Đặc tính của hợp kim nhớ hình

 

+Khi làm lạnh không có tải trọng tác dụng thì vật liệu chuyển từ austenite thành twinned martensite.

+Khi nung nóng vật liệu từ giai đoạn martensite thì xảy ra sự biến đổi ngược lại và kết quả là vật liệu biến đổi thành austenite.

Hình 3.2: Các giai đoạn chuyển pha

 

+Nếu có tải trọng cơ học tác dụng lên vật liệu thì giai đoạn twinned martensite (ở nhiệt độ thấp) có thể biến đổi thành detwinned martensite.

Hình 3.3: Giai đoạn chuyển thành Detwinned Martensite

 

+Khi giải phóng tải trọng, vật liệu vẫn duy trì biến dạng. Sau đó vật liệu được nung nóng ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ hoàn thành austenite (Af ) thì sẽ cho ra kết quả biến đổi ngược lại (martensite ® austenite) và dẫn đến kết quả khôi phục lại hình dạng toàn bộ.

Hình 3.4:Giai đoạn chuyển đổi thành Austenite

 

+Kết quả của tiến trình gọi là hiệu ứng nhớ hình (SME) Shape Memory Effect .

Hình 3.5: Hiệu ứng nhớ hình

 

Þ Hiệu ứng nhớ hình là sự phục hồi hình dạng của vật liệu đã tạo ra trước đó trên cơ sở của một dạng chuyển pha đặc biệt – chuyển pha:

 

Martensite thuận nghịch: g « M (Austenite « Martensite)

 

3/ Các hiệu ứng nhớ hình

3.1/ Hiệu ứng giả đàn hồi

-Hợp kim có quy luật thay đổi ứng suất-biến dạng (s-e) không bình thường. Khi tải trọng tăng thì biến dạng xảy ra rất lớn. Khi bỏ tải trọng, biến dạng trở về trạng thái ban đầu. Như vậy hợp kim có tính nhớ lại hình dạng ban đầu, tạo nên một vòng trễ có tính thuận nghịch như biến dạng đàn hồi.

Hình 3.6: Hiệu ứng giả đàn hồi

Hình 3.7: Mối quan hệ giữa s-e trong hiệu ứng giả đàn hồi

-Hiệu ứng giả đàn hồi xảy ra khi mẫu SMA ở nhiệt độ trên Af . Khi có tải trọng cơ học gây ra biến dạng đến khi đạt một giá trị tới hạn, điểm A, khi đó chuyển pha (austenite → martensite) xảy ra, kết thúc ở điểm B. Ở điểm này, cấu trúc tinh thể của mẫu hợp kim bao gồm toàn bộ detwinned martensite. Khi giá trị ứng suất cao hơn, mẫu SMA thể hiện tuyến tính. Khi bỏ tải trọng cơ học, mẫu hợp kim xuất hiện phục hồi co giãn (B®C). Từ điểm C đến điểm D thể hiện sự chuyển pha ngược lại (martensite → austenite). Trong quá trình tác động của tải trọng cơ học và bỏ tải trọng cơ học, SMA không có biến dạng dôi dư. Tuy nhiên đường chuyển pha martensite ban đầu và đường chuyển pha ngược lại không trùng nhau và như vậy tạo ra một vòng trễ, do đó gây ra sự tiêu hao năng lượng.

 

-Hay nói cách khác để quan sát hiệu ứng giả đàn hồi, ta xem bên phải của hình 3.7, chúng ta xem xét một mẫu SMA ở nhiệt độ trên Af. Ở nhiệt độ này chỉ có duy nhất một pha (Austenite). Khi có tải trọng cơ học tác dụng vào thì xuất hiện sự chuyển pha (Detwinned martensite). Khi bỏ tải trọng cơ học thì có sự chuyển pha ngược lại (detwinned martensite → austenite). Khi loại bỏ tải trọng thì mẫu SMA không có biến dạng dôi dư.

 

            3.2/ Hiệu ứng nhớ hình một chiều (giả dẻo)

         

Hình 3.8: Hiệu ứng nhớ hình một chiều

-Hình 3.8 bên trái diễn tả mối quan hệ giữa s-e của mẫu SMA ở nhiệt độ thấp (thấp hơn Mf, nhiệt độ thấp mà chỉ có duy nhất pha martensite là ổn định). Khí đó hiệu ứng nhớ hình một chiều được ghi nhận như sau:Khi mẫu SMA chịu một tải trọng cơ học, ứng suất đạt đến một giá trị tới hạn, điểm A, khi đó có sự chuyển pha (twinned martensite ® detwinned martensite) bắt đầu đến cuối điểm B. Khi bỏ tải trọng thì mẫu SMA vẫn bị biến dạng. Sau đó nung nóng thì tạo ra sự chuyển pha. Hiện tượng này có thể hiểu là do sự di chuyển của vòng trễ. Khi nhiệt độ giảm xuống thì vòng trễ di chuyển xuống.

-Bên phải hình 3.8 trình bày cách khác để quan sát hiệu ứng nhớ hình một chiều. Đầu tiên, mẫu SMA ở nhiệt độ trên Af, ở nhiệt độ này chỉ có duy nhất pha Austenite. Khi nhiệt độ của mẫu SMA giảm và vượt qua Ms thì sự chuyển pha bắt đầu xảy ra (Austenite ® Twinned martensite). Sự chuyển pha này xảy ra khi nhiệt độ của mẫu SMA thấp hơn Mf. Dưới nhiệt độ không đổi, khi có tải trọng cơ học tác dụng vào thì xuất hiện (detwinned martensite). Khi loại bỏ tải trọng cơ học thì mẫu SMA vẫn bị biến dạng. Sau đó nung nóng thì mẫu SMA phục hồi lại hình dạng ban đầu, tức là chuyển pha ngược lại (detwinned martensite → austenite).

            3.3/ Hiệu ứng nhớ hình hai chiều

Hình 3.9: Hiệu ứng nhớ hình 2 chiều

+Hiện tượng khác mà liên quan đến sự biến đổi của martensite là hiệu ứng nhớ hình 2 chiều. Đặc trưng chủ yếu của hiệu ứng nhớ hình 2 chiều là kết hợp  sự hiện diện của một pha riêng biệt được sắp đặt cụ thể. Trong cách này, mẫu SMA có hình dạng ở giai đoạn austenite và một mẫu SMA khác ở giai đoạn martensite. Quá trình thay đổi nhiệt độ trong hình dạng của mẫu SMA không có tác động tải trọng cơ học.

            +Để đạt được hiệu ứng nhớ hình 2 chiều. Điều cần thiết là mẫu SMA được  huấn luyện . Điển hình, có hai quá trình huấn luyện: chu kỳ của hiệu ứng nhớ hình và sự hiện diện của detwinned martensite trong suốt quá trình huấn luyện, huấn luyện cho martensite gây ra ứng suất. Cả hai quá trình điều gây ra biến dạng dẻo đáng kể.

            +Hình 3.9 trình bày dưới dạng giản đồ của hiệu ứng nhớ hình 2 chiều. Đầu tiên, để chúng ta xem xét một mẫu SMA được huấn luyện ở nhiệt độ trên Af. Mẫu này làm lạnh tạo ra sự chuyển pha (austenite → martensite), dẫn đến sự thay đổi hình dạng (1). Khi nhiệt độ được tăng lện trên Af, thì mẫu SMA trải qua sự chuyển pha khác (2®3), sau đó khôi phục lại hình dạng ban đầu (4). Tiếp theo đó làm lạnh mẫu SMA ở nhiệt thấp (4). Điều này chỉ ra sự tương phản của hiệu ứng 2 chiều là không cần thiết phải có tác dụng của tải trọng cơ học để thay đổi hình dạng của mẫu ở nhiệt độ thấp.

IV/ ỨNG DỤNG CỦA HỢP KIM NHỚ HÌNH

4.1/ Sự tương thích y sinh của hợp nhớ hình Ni-Ti

         

            +Sự tương thích y sinh là khả năng mà vật liệu duy trì chức năng của nó ở bên trong sự sống mà không có độc hại về mặt sinh học. Điều này là nhân tố quyết định cho việc sử dụng các dụng cụ hay thiết bị trong cơ thể của con người. Một vật liệu tương thích y sinh không gây ra phản ứng phụ bên trong con người (hay sinh vật), và cũng không giải phóng ion trong máu. Chính vì vậy mà vật liệu tương thích y sinh là một khía cạnh quan trọng để được xem xét và sử dụng.

            +Nhìn chung, sự tương thích y sinh của vật liệu rất mạnh liên quan đến phản ứng phụ giữa bề mặt của vật liệu và sự viêm nhiễm của con người (hay sinh vật học). Một vài khía cạnh có thể đóng góp cho các phản ứng này chẳng hạn: Đặc điểm của bệnh nhân (sức khỏe, tuổi, giai đoạn miễn dịch,…), và đặc tính của vật liệu ( trạng thái nhăn nheo và trạng thái xốp của bề mặt, các chất độc hiện diện ở bên trong vật liệu).

            +Một vài nghiên cứu đã mở đường để thiết lập sự tương thích y sinh của hợp kim Ni-Ti, và loại trừ các rủi ro ở bên trong liên quan đến việc ứng dụng hợp kim này. Một vài khía cạnh phân tích liên quan đến sự tương thích y sinh của hợp kim này được thực hiện bằng cách đánh giá của các nguyên tố trong hợp kim này (Ni, Ti) một cách tách biệt nhau.

            *Ni là nguyên tố cần thiết trong cuộc sống, nhưng là nguyên tố có độc tố cao. Các nghiên cứu đã cho thấy con người có sự tiếp xúc hệ thống với các vấn đề hiện diện của Ni chẳng hạn như: viêm phổi, viêm xoang mãn tính, viêm mũi, ung thư mũi và phổi, viêm da tạo ra khi tiếp xúc vật lý.

            *Không giống như Ni, Titanium (Ti) và các thành phần của nó có sự tương thích y sinh cao; hơn nữa vì đặc tính cơ học, nên nó thường được sử dụng để cấy ghép trong thuật chỉnh răng và thuật chỉnh hình. Quá trình oxy hóa của Ti tạo ra một lớp TiO2 vô hại bao quanh mẫu hợp kim. Lớp này có khả năng chịu ăn mòn cao của hợp kim Ti và đây chính là nhân tố vô hại với con người.

            +Hợp kim Ni-Ti được khám phá năm 1968. Các phân tích về sự ăn mòn của  cho thấy hợp kim này dễ dàng thay đổi ở điều kiện thụ động về sinh lý học (các chức năng của thân thể); hơn nữa sự chống ăn mòn cao hơn cả thép không gỉ.

4.2/ Ứng dụng trong tim mạcH

            +Thiết bị hổ trợ tim mạch đầu tiên được phát triển nhớ hình là thiết bị lọc Simon. Thiết bị lọc Simon được dùng để ngăn chặn tắt nghẻn động mạch phổi và tắt nghẻn mạch máu. Những người không thể uống thuốc chống đông tụ thì sử dụng chủ yếu lọc Simon. Mục đích của thiết bị lọc này là để lọc cục máu đông gây nghẻn mạch mà nó di chuyển bên trong các mạch máu. Lọc Simon ngăn các cục máu đông kịp thời và phân hủy trong mạch máu. Lọc Simon được lắp đặt bên trong cơ thể của con người để thực hiện hiệu ứng nhớ hình. Hình dạng ban đầu ở giai đoạn martensite (hình 4.1A), sau đó lọc được làm biến dạng và được đặt trên đầu ống thông tiểu. Dung dịch nước muối chảy qua ống thông tiểu để giữ ở nhiệt độ thấp, trong khi lọc Simon đặt bên trong cơ thể. Khi ống thông tiểu lấy ra khỏi lọc Simon thì dòng chảy dung dịch nước muối dừng lại. Kết quả mạch máu kích thích nhiệt làm cho lọc Simon trở về hình dạng ban đầu.

Hình 4.1: Lọc Simon

Hình 4.2: ống thông tiểu đặt trong quả tim (Catheter)

 

4.3/ Ứng dụng trong thuật chỉnh hình

Hình 4.3: miếng đệm nhớ hình

 

            +SMA có một số lượng lớn lắp ghép trong thuật chỉnh hình. Miếng đệm lắp ghép vào đốt sống của xương sống là một trong số đó. Việc lắp ghép miếng đệm vào giữa đốt sống để đảm bảo tăng cường cục bộ cho đốt sống của xương sống, ngăn ngừa gây đau thắt lưng khi di chuyển trong quá trình điều trị. Việc sử dụng những miếng đệm nhớ hình cho phép ghép vào với tải trọng không đổi bất chấp tư thế của bệnh nhân mà người đó đã duy trì tư thế đó lâu dài. Miếng đệm này thường được sử dụng để điều trị vẹo cột sống. Trên hình 4.3 trình bày xương sống và miếng đệm nhớ hình. Ở bên trái, miếng đệm đang ở giai đoạn martensite, ở bên phải, miếng đệm đang ở hình dạng nguyên thủy, đã khôi phục lại hiện tượng giả dẻo đàn hồi.

 

            +Ứng dụng khác trong thuật chỉnh hình liên quan đến quá trình gãy xương và nứt xương. Một vài dạng đinh, kẹp, nhíp, dĩa nhớ hình được sử dụng trong quá trình điều trị gãy xương mà nó khai thác hiệu quả hiệu ứng nhớ hình. Những nhíp nhớ hình được mở rộng ra và được đặt ở những chỗ mà người ta mong muốn liên kết các xương gãy lại với nhau. Nhờ nhiệt độ trong cơ thể mà nhíp có xu hướng khít lại, ép các phần xương đã tách rời nhau, làm giảm thời gian điều trị (xem hình 4.4).

Hình 4.4: Các kẹp, nhíp dùng điều trị gãy xương

Hình 4.5:Các dĩa, vít nhớ hình

 

4.4/ Ứng dụng trong phẫu thuật

 

+Bơm hình làm phình các động mạch chủ (xem hình 4.5) được sử dụng phá  vở các mạch máu trong quá trình phẫu thuật. Dụng cụ này là một ống SMA mà đường kính nhỏ hơn so với vật liệu polyme do hiệu ứng giả đàn hồi của nó. Hơn nữa dụng cụ này cũng có tính linh hoạt và chịu xoắn so với ống được làm bằng thép không gỉ.

Hình 4.6: dụng cụ phẫu thuật

Hình 4.7: Dụng cụ để soi bụng sử dụng SMA, dụng cụ này di chuyển trôi chảy và bắt chước sự vận động liên tục của các cơ. Hơn nữa, thiết bị này rất thuận tiện đi vào các vùng phực tạp.

KẾT LUẬN

+Ứng dụng của SMA trong lĩnh vực y sinh rất thành công vì đặc trưng chức năng của SMA, làm tăng khả năng cải thiện và việc thực hiện phẫu thuật giảm bớt. Các hợp kim tương thích y sinh là một trong số những hợp kim có nét đặc trưng quan trọng nhất đó là ứng dụng để khai thác các hiệu ứng nhớ hình ( 1 chiều, 2 chiều, giả đàn hồi). Chính vì vậy mà các hợp kim nhớ hình được ứng dụng trong thuật chỉnh hình, thuật chỉnh răng, tim mạch, cũng như trong việc chế tạo các dụng cụ phẫu thuật. Trong đó đặc tính đối nghịch tương thích y sinh của Nikel là một trong những điểm then chốt liên quan đến việc sử dụng hợp kim Ni-Ti.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. Hodgson DE, Wu MH & Biermann RJ (1990). Shape Memory Alloys,

Metals Handbook. Vol. 2. ASM International, Ohio, 897-902.

2. Mantovani D (2000). Shape memory alloys: Properties and biomedi-

cal applications. Journal of the Minerals, Metals and Materials Socie-

ty, 52: 36-44.

3. Shape Memory Alloy Research Team (Smart) (2001). http://

smart.tamu.edu

4. Otsuka K & Ren X (1999). Recent developments on the research of

shape memory alloys. Intermetallics, 7: 511-528.

5. Wu SK & Lin HC (2000). Recent development of TiNi-based shape

memory alloys in Twain. Materials Chemistry and Physics, 64: 81-

92.

6. Funakubo H (1987). Shape Memory Alloys. Gordon & Bleach, New

York, NY, USA.

7. Shape Memory Applications, Inc. (2001). http://www.sma-inc.com

8. van Humbeeck J (1997). Shape memory materials: state of art and

requirements for future applications. Journal de Physique IV, 7: 3-

12.

9. van Humbeeck J (1999). Non-medical applications of shape memory

alloys. Materials Science and Engineering A, 273-275: 134-148.

10. Schetky LMcD (2000). The industrial applications of shape memory

alloys in North America. Materials Science Forum, 327-328: 9-16.

11. Denoyer KK, Erwin RS & Ninneman RR (2000). Advanced smart

structures flight experiments for precision spacecraft.  Acta

Astronautica, 47: 389-397.

12. Pacheco PMCL & Savi MA (2000). Modeling and simulation of a

shape memory release device for aerospace applications. Revista de

Engenharia e Ciências Aplicadas.

13. Webb G, Wilson L, Lagoudas DC & Rediniotis O (2000). Adaptive

control of shape memory alloy actuators for underwater biomimetic

applications. AIAA Journal, 38: 325-334.

14. Rogers CA (1995). Intelligent materials.  Scientific American, Sep-

tember: 122-127.

15. Birman V (1997). Theory and comparison of the effect of composite

and shape memory alloy stiffeners on stability of composite shells

and plates. International Journal of Mechanical Sciences, 39: 1139-

1149.

16. Duerig TM, Pelton A & Stöckel D (1999). An overview of nitinol

medical applications. Materials Science and Engineering A, 273-275

17. Nguyễn Văn Dán, Công nghệ vật liệu mới, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh, 2003

Close