LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY TÁCH CUỐNG VÀ HẠT ỚT
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY TÁCH CUỐNG VÀ HẠT ỚT
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy tách cuống & hạt ớt” tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Vậy nay tôi:
- Xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy PGS.TS. Đặng Thiện Ngôn đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho tôi những kiến thức thực tế quan trọng và dẫn hướng cho quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình. Đồng thời đã cung cấp cho tôi những tài liệu rất cần thiết liên quan đến đề tài. Thầy đã dành nhiều thời gian quí báu của mình để hướng dẫn tôi.
- Tôi cũng không quên cám ơn đến quí thầy cô trong Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức nền tảng và cơ bản. Từ đó, tôi có những kiến thức quan trọng, vững chắc cho những lập luận của mình trong đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Một lần nữa, Tôi xin chân thành cảm ơn !
TÓM TẮT
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ ớt. Một trong những khó khăn là việc tách cuống và hạt ớt ra khỏi trái ớt. Ở nước ta, việc tách cuống và hạt ớt hầu như được thực hiện thủ công nên năng suất thấp và vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo. Trong khi đó, các nước Châu Âu đã chế tạo thành công máy tách cuống ớt (ớt ngọt) đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, ở Việt Nam vào mùa vụ thu hoạch thì các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ cần số lượng lớn máy tách cuống và hạt ớt để phục vụ sản xuất. Các máy này giúp các cơ sở sản xuất chủ động trong việc sản xuất và chế biến sản phẩm ớt để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường. Vì vậy, chế tạo máy tách cuống và hạt ớt cung cấp cho cơ sở sản xuất trở nên quan trọng và cấp thiết. Do đó đề tài nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy tách cuống và hạt ớt đáp ứng được nhu cầu xã hội là cấp bách và khả năng ứng dụng cao.
SUMMARY
In recent time, there are many kinds of products which are made of chili. However, one of the most serious technical problems is separating seeds and stems from the chili. In Viet Nam, workers almost separate the chili’s seeds and stems by their hands, with the result that, the productivity and the level of hygienic standard is quite low. Meanwhile, countries in Europe have manufactured the chili(Capsicum anmum L) separating machine which helps producers get high productivity and economic benefit.
In addition, in Viet Nam, almost producers needs a large number of the chili separating machine in harvests so that they can take initiative in making the product to meet the need of the market. From all the reasons, manufacturing the chili separating machine for producers is necessary and important.
MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC ....................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ iv
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... v
TÓM TẮT............................................................................................................................ vi
SUMMARY ..................................................................... viError! Bookmark not defined.
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................. x
Chương 1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1
1.2. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài. ............................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ....................................................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3
1.4.1.Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 4
1.5.1. Phương pháp phân tích lý thuyết ................................................................................. 4
1.5.2. Phương pháp thực nghiệm ........................................................................................... 4
1.6. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp ...................................................................................... 4
Chương 2 TỔNG QUAN ..................................................................................................... 5
2.1.1. Khái quát về cây ớt ...................................................................................................... 5
2.1.2.Phân loại ....................................................................................................................... 6
2.1.3. Kỹ thuật trồng cây ớt cay .......................................................................................... 10
2.1.4.Đặc điểm thực vật của ớt: ........................................................................................... 15
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trong nước và thế giới. ................................................. 18
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trong nước ................................................................. 18
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trên thế giới ............................................................... 20
2.3. Giá trị dinh dưỡng và dược liệu .................................................................................... 21
2.4. Sản phẩm từ ớt .............................................................................................................. 24
2.6. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................. 31
Chương 3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................................... 33
3.1. Khảo sát đặc tính của quả ớt ......................................................................................... 33
3.1.1. Mục đích .................................................................................................................... 33
3.1.2. Xác định thông số của quả ớt..................................................................................... 33
3.2. Thí nghiệm xác định lực tách cuống ớt......................................................................... 34
3.2.1. Mục đích thí nghiệm .................................................................................................. 34
3.2.2. Mẫu thí nghiệm .......................................................................................................... 34
3.2.3. Số lần thí nghiệm ....................................................................................................... 35
3.2.4. Thiết bị thí nghiệm..................................................................................................... 35
3.2.5. Tiến hành thí nghiệm ................................................................................................. 35
3.3. Thí nghiệm tách cuống ớt ............................................................................................. 37
3.3.1. Mục đích thí nghiệm .................................................................................................. 37
3.3.2. Mẫu thí nghiệm .......................................................................................................... 37
3.3.3. Số lần thí nghiệm ....................................................................................................... 37
3.3.4. Thiết bị thí nghiệm..................................................................................................... 37
3.3.5. Tiến hành thí nghiệm ................................................................................................. 38
3.4. Thí nghiệm góc máng dẫn ớt vào băng tải................................................................... 39
3.4.1. Mục đích thí nghiệm .................................................................................................. 39
3.4.2. Mẫu thí nghiệm .......................................................................................................... 39
3.4.3. Số lần thí nghiệm ....................................................................................................... 39
3.4.4. Tiến hành thí nghiệm ................................................................................................. 39
3.5. Thí nghiệm đo vận tốc băng tải để ớt vào băng tải được .............................................. 41
3.5.1. Mục đích thí nghiệm .................................................................................................. 41
3.5.2. Mẫu thí nghiệm .......................................................................................................... 41
3.5.3. Số lần thí nghiệm ....................................................................................................... 41
3.5.4. Thiết bị thí nghiệm..................................................................................................... 41
3.5.5. Tiến hành thí nghiệm ................................................................................................. 42
3.6. Các thông số hình học của dao cắt ớt tách hạt .............................................................. 43
Chương 4 Ý TƯỞNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ................................................................. 49
4.1 Yêu cầu thiết kế ............................................................................................................. 49
4.2. Phương hướng và giải pháp thực hiện .......................................................................... 49
4.2.1. Cụm cấp liệu phân loại ớt. ......................................................................................... 49
4.2.2. Phương án 1 ............................................................................................................... 49
4.2.3. Phương án 2 ............................................................................................................... 51
4.2.4. Lựa chọn phương án hợp lý nhất ............................................................................... 52
4.3. Phương án thiết kế máy tách cuống ớt......................................................................... 53
4.3.1. Phương án 1: .............................................................................................................. 53
4.3.2. Phương án 2: .............................................................................................................. 54
4.3.3. Lựa chọn phương án hợp lý nhất ............................................................................... 55
4.3.4. Kết cấu của cơ cấu tách cuống................................................................................... 56
4.3.5. Kết cấu của máy tách cuống ớt. ................................................................................. 56
4.4. Phương án thiết kế máy tách hạt ớt.............................................................................. 57
4.4.1. Phương án 1 ............................................................................................................... 57
4.4.2. Phương án 2 ............................................................................................................... 58
4.4.3 . Lựa chọn phương án hợp lý nhất .............................................................................. 59
4.4.4. Kết cấu của bộ phận cắt ớt. ........................................................................................ 59
4.4.5. Kết cấu lọc tách hạt ớt. .............................................................................................. 60
Chương 5 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY TÁCH CUỐNG VÀ HẠT ỚT .................. 61
5.1. Các thông số thiết kế..................................................................................................... 61
5.2. Các công việc cần tính toán .......................................................................................... 62
5.3. Tính toán thiết kế .......................................................................................................... 62
5.3.1. Tính chọn cụm sàng rung........................................................................................... 62
5.3.2. Cơ cấu tách cuống ớt ................................................................................................. 66
Chương 6 CHẾ TẠO VÀ KIỂM NGHIỆM .................................................................... 70
6.1. Chế tạo các bộ phận ..................................................................................................... 70
6.1.1. Chế tạo cụm 1 - Cụm cơ cấu sàn rung phân loại ớt .................................................. 70
6.1.2. Chế tạo cụm 2 - Cụm máy tách cuống ớt................................................................... 71
6.1.3. Chế tạo cụm 3 - Cụm máy tách hạt ớt ...................................................................... 72
6.1.4. Chế tạo cụm 4: ........................................................................................................... 72
6.2. Thử nghiệm ................................................................................................................... 78
6.2.1.Thử nghiệm lần 1 ........................................................................................................ 78
6.2.1.Thử nghiệm lần 2 ........................................................................................................ 79
6.2.3. Thực nghiệm xác định tốc độ vòng quay dao cắt ảnh hưởng đến độ tách hạt ớt...... 88
Chương 7 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................................. 99
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Cây ớt..................................................................................................................... 6
Hình 2.2: Giống ớt sừng trâu. ................................................................................................ 7
Hình 2.3: Giống ớt chỉ thiên. ................................................................................................. 7
Hình 2.4: Giống ớt hiểm. ....................................................................................................... 8
Hình 2.5: Giống ớt sừng bò. .................................................................................................. 8
Hình 2.6: Giống ớt chìa vôi . ............................................................................................... 9
Hình 2.7: Giống ớt 01. ........................................................................................................... 9
Hình 2.8: Ớt ngọt(ớt chuông)............................................................................................... 10
Hình 2.9: Bệnh thán thư....................................................................................................... 13
Hinh2.10: Bệnh đốm trắng lá............................................................................................... 13
Hình 2.11: Bệnh sương mai. ................................................................................................ 14
Hình 2.12: Bệnh héo xanh. .................................................................................................. 14
Hình 2.13: Thân ớt. .............................................................................................................. 15
Hình 2.14: Rễ ớt................................................................................................................... 16
Hình 2.15: Lá ớt. .................................................................................................................. 16
Hình 2.16: Hoa ớt. ............................................................................................................... 17
Hình 2.17: Quả ớt. ............................................................................................................... 17
Hình 2.18: Hạt ớt. ................................................................................................................ 18
Hình 2.19: Ớt tươi. ............................................................................................................... 24
Hình 2.20: Ớt sấy khô .......................................................................................................... 25
Hình 2.21: Ớt Bột................................................................................................................. 25
Hình 2.22: Bột ớt nhão......................................................................................................... 27
Hình 2.23: Ớt hun khói ........................................................................................................ 27
Hình 2.24: Tương ớt. ........................................................................................................... 29
Hình 2.25: Ớt ngâm giấm. ................................................................................................... 31
Hình 3.1: Đo các thông số của trái ớt. ................................................................................. 33
Hình 3.2: Trái ớt. ................................................................................................................. 34
Hình 3.3: Cân điện tử cầm tay. ............................................................................................ 35
Hình 3.4: Đo lực tách cuống. ............................................................................................... 36
Hình 3.5: Trái ớt. ................................................................................................................. 37
Hình 3.6: Cơ cấu tách cuống ớt ........................................................................................... 38
Hình 3.7: Thực hiện tách cuống ớt bằng cơ cấu tách........................................................... 38
Hình 3.8: Thí nghiệm góc máng dẫn ớt vào băng tải........................................................... 40
Hình 3.9: Trái ớt. ................................................................................................................. 41
Hình 3.10: Đồng hồ đo tốc độ.............................................................................................. 42
Hình 3.11: Đo tốc độ quay băng tải ..................................................................................... 42
Hình 3.12: Các dạng mặt cắt ngang của dao cắt .................................................................. 43
Hình 3.13: Góc cắt ............................................................................................................... 44
Hình 3.14: Vận tốc dao cắt .................................................................................................. 45
Hình 3.15: Phân tích vận tốc điểm M ở cạnh sắc lưỡi dao khi cắt ...................................... 46
Hình 3.16: Phân tích các lực tác động giữa lưỡi dao và vật cắt........................................... 47
Hình 4.1: Cấu tạo phễu cấp phôi rung. ................................................................................ 50
Hình 4.2: Cấu tạo phễu chính: ............................................................................................. 51
Hình 4.3: Sơ đồ kết cấu sàng rung. ...................................................................................... 52
Hình 4.4: Sơ đồ lồng quay tách cuống ớt ............................................................................ 53
Hình 4.5: Nguyên lý kẹp kéo tách cuống ớt. ....................................................................... 54
Hình 4.6: Sơ đồ cơ cấu tách cuống ớt. ................................................................................. 56
Hình 4.7: Sơ đồ thiết kế 3D kết cấu máy tách cuống ớt. ..................................................... 56
Hình 4.8: Sơ đồ nguyên lý tách hạt ớt. ................................................................................ 57
Hình 4.9: Nguyên lý tách hạt ớt........................................................................................... 58
Hình 4.10: Sơ đồ thiết kế 3D kết cấu thiết bị cắt ớt............................................................. 59
Hình 4.11: Sơ đồ kết cấu thiết bị tách hạt ớt........................................................................ 60
Hình 5.1: Mô hình 3D phương án được lựa chọn. ............................................................... 61
Hình 5.2: Một số loại cam lệch tâm. .................................................................................... 62
Hình 5.3: Các cơ cấu sàn rung. ............................................................................................ 63
Hình 5.4: Kích thước của băng tải dẫn ớt. ........................................................................... 67
Hình 6.1: Cụm sàn rung ....................................................................................................... 70
Hình 6.2: Cụm máy tách cuống ớt ....................................................................................... 71
Hình 6.3: Băng tải dẫn ớt ..................................................................................................... 72
Hình 6.4: Cụm máy tách hạt ớt ............................................................................................ 72
Hình 6.5: Chế tạo khung máy .............................................................................................. 73
Hình 6.6: Chế tạo phễu ........................................................................................................ 73
Hình 6.7: Chế tạo khung sàng rung ..................................................................................... 73
Hình 6.8: Chế tạo sàng 1...................................................................................................... 74
Hình 6.9: Chế tạo sàng 2...................................................................................................... 74
Hình 6.10: Chế tạo tấm đế sàn rung..................................................................................... 74
Hình 6.11: Chế tạo máng ra ớt. ............................................................................................ 75
Hình 6.12: Chế tạo khung trong sàn rung ............................................................................ 75
Hình 6.13: Chế tạo tấm khung ngoài. ................................................................................. 75
Hình 6.14: Chế tạo tang băng tải. ........................................................................................ 76
Hình 6.15: Chế tạo nắp chặn băng tải. ................................................................................. 76
Hình 6.16: Chế tạo tấm đế dưới ........................................................................................... 76
Hình 6.17: Chế tạo Trục bậc và trục bánh răng bị động. ..................................................... 77
Hình 6.18: Chế tạo Ụ đỡ đầu. .............................................................................................. 77
Hình 6.19: Chế tạo Ụ đỡ giữa .............................................................................................. 77
Hình 6.20: Chế tạo Ụ đỡ sau................................................................................................ 78
Hình 6.21: Thử nghiệm đo tốc độ động cơ và khe hở máng. .............................................. 78
Hình 6.22: Góc độ máng ớt ra và băng tải. .......................................................................... 80
Hình 6.23: Mẫu thử nghiệm 200 trái ớt. .............................................................................. 80
Hình 6.24: Mẫu thử cho 4 góc α. ......................................................................................... 80
Hình 6.25: thí nghiệm với góc α = 21o ................................................................................ 81
Hình 6.26: thí nghiệm với góc α = 24o ................................................................................ 81
Hình 6.27: thí nghiệm với góc α = 27o ................................................................................ 81
Hình 6.28: thí nghiệm với góc α = 30o ................................................................................ 81
Hình 6.29: Mẫu 100 trái ớt. ................................................................................................. 82
Hình 6.30: Mẫu thử cho α =24o ........................................................................................... 82
cho 2 khoảng cách 11 mm và 13 mm .................................................................................. 82
Hình 6.31: Mẫu thử 240 trái cho góc α = 24o và khoảng cách 11 mm. .............................. 84
Hình 6.32: Thí nghiệm 1 ...................................................................................................... 84
Hình 6.33: Thí nghiệm 2 ...................................................................................................... 84
Hình 6.34: Thí nghiệm 3 ...................................................................................................... 85
Hình 6.35: Thí nghiệm 4 ...................................................................................................... 85
Hình 6.36: Thí nghiệm 5 ...................................................................................................... 85
Hình 6.37: Thí nghiệm 6 ...................................................................................................... 85
Hình 6.38: Thí nghiệm 7 ...................................................................................................... 85
Hình 6.39: Thí nghiệm 8 ...................................................................................................... 85
Hình 6.40: Thí nghiệm 9 ...................................................................................................... 86
Hình 6.41: Thí nghiệm 10.................................................................................................... 86
Hình 6.42: Thí nghiệm 11.................................................................................................... 86
Hình 6.43: Thí nghiệm 12.................................................................................................... 86
Hình 6.44 Thiết bị thử nghiệm............................................................................................. 88
Hình 6.45: Kết quả thử nghiệm 1 ........................................................................................ 89
Hình. 6.46: Kết quả thử nghiệm 2 ....................................................................................... 90
Hình 6.47: Kết quả thử nghiệm 3 ........................................................................................ 90
Hình6.48: Kết quả thử nghiệm 4 ......................................................................................... 91
Hình 6.49: Kết quả thử nghiệm 5 ........................................................................................ 91
Hình 6.50: Kết quả thử nghiệm 6 ........................................................................................ 92
Hình 6.51: Kết quả thử nghiệm 7 ........................................................................................ 92
Hình 6.52: Kết quả thử nghiệm 8 ........................................................................................ 93
Hình 6.53: Kết quả thử nghiệm 9 ........................................................................................ 93
Hình 6.54: Thiết kế máy 3D hoàn chỉnh............................................................................. 97
Hình 6.55: Máy hoàn chỉnh ................................................................................................. 97
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tham khảo một số doanh nghiệp ớt 2007.[11] ............................................ 19
Bảng 2.2: Sản lượng Ớt trên thế giới gồm ớt cay và ớt chuông (tấn) [10]. ............... 20
Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng trong ớt xanh.(trong 100g thành phần ăn được) 22
Bảng 2.5: Thành phần làm tương ớt. .............................................................................. 29
Bảng 3.1: Bảng đo thông số lực tách cuống ớt. ............................................................. 36
Bảng 3.3: Bảng thí nghiệm đo ớt rơi vào băng tải ........................................................ 40
Bảng 4.1: Bảng so sánh các phương án máy tách cuống ớt ......................................... 55
Bảng 4.2: Bảng so sánh các phương án máy tách hạt ớt .............................................. 59
Bảng 6.1: Bảng kết quả thử nghiệm tốc độ quay của động cơ sàng rung ................. 79
Bảng 6.3: thử nghiệm góc α = 24, khoảng cách giữa máng và băng tải 11 mm ....... 87
Bảng 6.10: Bảng thông số máy....................................................................................... 98
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật được ứng dụng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như: Kỹ thuật hàng không-vũ trụ, kỹ thuật quân sự, công nghiệp và dân dụng.Trong đó, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực nông nghiệp là vô cùng quan trọng để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng cấp thiết trên toàn thế giới. Do đó, các loại máy sử dụng trong chế biến nông sản được nhiều nước trên thế giới đã và đang quan tâm, đầu tư nghiên cứu thiết kế và chế tạo thành
công.
Hiện nay, các thiết bị máy móc nông nghiệp chế tạo trong nước hầu như chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực tế về năng suất, chất lượng, tính tự động hóa và an toàn thực phẩm...dẫn tới phế phẩm nhiều, chi phí giá thành cao khó cạnh tranh được. Tuy nhiên, đã có một số công trình nghiên cứu về các loại máy nông nghiệp cho các loại hạt và củ quả đã chế tạo thành công như: máy gặt đập lúa liên hợp, máy tách hạt điều, hạt đậu, máy gọt vỏ khoai. Các loại máy này giúp tăng năng xuất, giải phóng sức lao động cho công nhân trong các xưởng chế biến, cải thiện đời sống góp phần xóa đói giảm nghèo và giải quyết một số vấn đề xã hội.
Do vậy, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực chế biến nông sản rất cần được quan tâm nghiên cứu. Nhưng vấn đề này, gặp nhiều khó khăn, hạn chế do chưa được đầu tư đúng mức, trong đó có lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các loại máy chế biến sau thu hoạch.
Máy tách cuống và hạt nông sản là chủng loại máy chế biến quan trọng sau thu hoạch quyết định đến chất lượng, sản lượng và giá thành sản phẩm. Trong công nghiệp chế biến, khâu tách cuống và hạt là khâu tốn nhiều nhân lực vì công việc
phải thực hiện thủ công nên hiệu quả thấp, khó đáp ứng được qui mô sản xuất công nghiệp.
Xuất phát từ những yêu cầu đó và qua khảo sát thực tế cho thấy nhiều sản phẩm được làm từ ớt có mặt trên thị trường trong nước và thế giới như : tương ớt, muối ớt, ớt giấm, ớt bột… được nhiều người tiêu dùng sử dụng và ngày càng thiết yếu trong cuộc sống. Nhưng hiện nay, việc tách cuống và hạt ớt chủ yếu thực hiện thủ công dẫn đến năng suất thấp, mất an toàn vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe, đòi hỏi số lượng lao động nhiều, giá thành cao. Do đó, vấn đề tự động hóa trong khâu tách cuống và tách hạt ớt là vô cùng cần thiết để tiết kiệm sức lao động, làm tăng giá trị gia tăng của trái ớt cũng như tăng năng suất và hạ giá thành, góp phần nâng cao đời sống của người dân và thúc đẩy nghành công nghiệp chế tạo của đất nước.
1.2. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài.
Việt Nam là nước có truyền thống và kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp. Nhiều địa phương trong nước trồng ớt với diện tích và sản lượng lớn nên cần được sản xuất qui mô công nghiệp để phát triển ngành thực phẩm chế biến sẵn và đẩy mạnh xuất khẩu.Tuy nhiên, trong quá trình chế biến ớt đa phần thực hiện thủ công với dụng cụ thô sơ nên hiệu quả thấp. Ngoài ra, trái ớt có vị cay nên người lao động dễ bị cay mắt, do đó công việc tách cuống và hạt ớt gây khó khăn cho người lao động. Đối với sản xuất công nghiệp thì việc thuê quá nhiều nhân công cho việc tách cuống và tách hạt ớt sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng cao, giảm lợi nhuận.
Vì lí do đó, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy tách cuống & tách hạt ớt” nhằm giúp cho việc sản xuất các sản phẩm từ trái ớt đạt được năng suất cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, hạ giá thành sản phẩm, chủ động được trong sản xuất và doanh nghiệp có thể mua được máy giá thành thấp.
Về mặt khoa học đề tài đã đề xuất qui trình công nghệ, kết cấu máy, thông số
thiết kế và thông số hoạch động của máy tách cuống & hạt ớt.
Về mặt thực tiễn đề tài đã thử nghiệm chế tạo thành công máy tách cuống &
hạt ớt giúp tăng năng suất, chất lượng và giúp tăng giá trị gia tăng của trái ớt.
Đề tài được thực hiện đầy đủ các bước của quy trình thiết kế chế tạo một sản phẩm mới.
Đồng thời đề tài cũng đáp ứng được một số nhu cầu của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ để chế biến các sản phẩm từ ớt…Hạn chế được số lượng lao động, tăng năng suất, đảm bảo an toàn vệ sinh. Góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế-kỹ thuật trong nước.
Máy tách cuống và hạt ớt có những ưu điểm sau:
+ Năng suất cao.
+ Giảm số lượng lao động.
+ Đảm bảo an toàn thực phẩm.
+ Nhanh gọn, vận hành đơn giản.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài khi thực hiện cho phép giải quyết :
Đề xuất nguyên lý của cơ cấu phân loại, tách cuống và hạt ớt.
Cơ khí hóa khâu phân loại trái ớt, tách cuống và hạt ớt .
Thiết kế, chế tạo hoàn chỉnh máy tách cuống và hạt ớt công suất vừa và nhỏ đem lại hiệu quả kinh tế, rút ngắn thời gian tách cuống và hạt ớt.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các giống ớt cần được tách cuống và tách hạt. Cách thức phân loại, tách cuống và tách hạt ớt. Máy tách cuống và tách hạt các loại.
Phần cấp liệu, thu liệu và lồng quay li tâm không được nghiên cứu và được
thực hiện chỉ định bằng tay để có thể phù hợp với các cơ sở chế biến ớt, các cơ sở chế biến thực phẩm qui mô nhỏ.Các thiết bị liên quan không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Ớt chỉ thiên
Cơ khí hóa phần phân loại ớt.
Thiết kế, chế tạo máy tách cuống và tách hạt ớt công xuất nhỏ, thí nghiệm xác định các thông số làm việc máy tách cuống và tách hạt ớt.
Năng suất của máy là 200 kg/ngày.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp phân tích lý thuyết
Thu thập tài liệu từ các bài báo khoa học, tạp chí, video, sách giáo trình và nguồn từ internet trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Tiến hành thu thập dữ liệu trực tiếp từ người nông dân, các tiểu thương ở các chợ, các cơ sơ sản xuất ớt.
Nghiên cứu các tài liệu và sử lý các số liệu có được trước đó.
Từ đó tìm hiểu và phân tích các nguyên lý hoạt động của cơ cấu rồi đưa ra
nguyên lý, qui trình tách cuống và hạt ớt.
1.5.2. Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành chế tạo thử nghiệm máy tách cuống và hạt ớt, thử nghiệm hoạt
động để lấy các thông số và hoàn chỉnh thiết kế.
Đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm.
1.6. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Chương 1: Giới thiệu. Chương 2: Tổng quan.
Chương 3: Cơ sở lý thuyết.
Chương 4: Ý tưởng và các giải pháp.
Chương 5: Tính toán thiết kế và chế tạo thử nghiệm.
Chương 6: Chế tạo và kiểm nghiệm máy tách cuống và hạt ớt.
Chương 7: Kết luận và kiến nghị
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu về cây ớt và trái ớt
2.1.1. Khái quát về cây ớt
Đặc điểm chung:
Tên phổ thông: Ớt
Tên khoa học: Capsium frutescens L, Capsicum annum L(Ớt ngọt)
Họ cà Solanaceae
Từ châu Mỹ, bắt nguồn từ một dạng cây ớt hoang dại, được thuần hóa và được trồng khắp nơi trên thế giới.
Cây ớt có nguồn gốc từ châu Mỹ, bắt nguồn từ một dạng cây ớt hoang dại, có thân thảo, thân dưới hóa gỗ, có thể sống vài năm. Cây có nhiều cành. Lá mọc so le, hình thuôn dài, đầu nhọn. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá.
Quả ớt có nhiều tên gọi khác nhau như Lạt Tiêu, Lạt Từ, Ngưu Giác Tiêu, Hải Tiêu… Cây ớt được thuần hóa và phát triển ở châu Âu và được trồng ở châu Á vào thế kỉ thứ XVI.
Ở nước ta diện tích trồng ớt cay tập trung chuyên canh chủ yếu ở khu vực miền Trung như: Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Thừa Thiên Huế và đặc biệt một số vùng ở miền Tây và miền Nam như: Đồng tháp, Tiền Giang, Củ Chi, Tây Ninh, Đồng Nai, …cũng như nhiều tỉnh phía Bắc. Sản phẩm ớt bột hiện đang đứng vị trí thứ nhất trong mặt hàng rau – gia vị xuất khẩu. Ớt cay là một loài cây gia vị được ưu thích trên khắp thế giới nhờ màu sắc, mùi vị và có giá trị dinh dưỡng lẫn y học [1]
Hình 2.1: Cây ớt
2.1.2.Phân loại
Giống lai F1: [2]
Giống chili (Công ty Trang Nông phân phối): Trái to, dài 12-13 cm, đường kính trái 1.2-1.4cm, trọng lượng trung bình trái 15-16 gram, dạng trái chỉ địa, trái chín đỏ, cứng, cay trung bình, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Cây cao trung bình 75-85 cm, sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh tốt và cho năng suất cao.
Giống số 20 (Công ty Giống Miền Nam phân phối): Sinh trưởng mạnh, phân tán lớn, ra nhiều hoa, dễ đậu trái, bắt đầu cho thu hoạch 85-90 ngày sau khi cấy, cho thu hoạch dài ngày và chống chịu tốt bệnh virus. Trái ớt chỉ địa dài 14-16 cm, thẳng, ít cay, trái cứng nên giữ được lâu sau thu hoạch, năng suất 2-3 tấn/1.000m2.
Giống TN 16 (Công ty Trang Nông phân phối): Cho thu hoạch 70-75 ngày sau khi gieo, trái chỉ thiên khi chín đỏ tươi, rất cay, dài 4-5 cm, đường kính
0,5-0,6cm, trọng lượng trung bình 3-4g/trái, đậu nhiều trái và chống chịu khá với bệnh thối trái, sinh trưởng tốt quanh năm.
Giống hiểm lai 207 (Công ty Hai Mũi Tên Đỏ phân phối): Giống cho trái chỉ thiên, dài 2-3 cm, trái rất cay và thơm nồng, năng suất 2-3 kg trái/cây, chống chịu khá bệnh thán thư.
Giống địa phương: [ 2 ]
Giống sừng trâu: Bắt đầu cho thu hoạch 60 - 80 ngày sau khi cấy. Trái màu đỏ khi chín, dài 12-15 cm, hơi cong ở đầu, hướng xuống. Năng suất 8-10 tấn/ha, dễ nhiễm bệnh virus và thán thư trên trái.
Hình 2.2: Giống ớt sừng trâu.
Giống chỉ thiên: Bắt đầu cho trái 85-90 ngày sau khi cấy. Trái thẳng, bóng láng, dài 7-10 cm, hướng lên, năng suất tương đương với ớt sừng trâu nhưng trái cay hơn nên được ưa chuộng hơn.
Hình 2.3: Giống ớt chỉ thiên.
Giống ớt hiểm: Cây cao, trổ hoa và cho trái chậm hơn 2 giống trên
nhưng cho thu hoạch dài ngày hơn nhờ chống chịu bệnh tốt. Trái nhỏ 3-4 cm nên
thu hoạch tốn công, trái rất cay và kháng bệnh đén trái tốt nên trồng được trong mùa
mưa.
Hình 2.4: Giống ớt hiểm.
Ớt sừng bò: Trồng nhiều ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ: Vĩnh Phúc,
Hà Bắc, Hà Nội, Thái Bình, Hải Hưng… Giống có thời gian sinh trưởng ngắn (110
– 115 ngày tùy theo vụ trồng ), quả dài 10 – 12 cm, đường kính 1 – 1.5 cm, màu đỏ tươi. Thời gian thu quả 35 – 40 ngày, năng suất 300 – 450 kg/sào (8 – 12 tấn/ha). Tỷ lệ chất khô 21 – 22%. Nếu trồng riêng rẽ trong vườn, cây có thể sống tới 2 – 3 năm.
Hình 2.5: Giống ớt sừng bò.
Ớt chìa vôi: Phổ biến ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và duyên hải Nam Trung Bộ. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn, cao khoảng
40 – 50 cm, trên cây có 4 - 5 cành, quả có chiều dài trung bình 10 – 12 cm, đường kính quả 1,0 – 1,5cm. Mỗi cây có 40 – 45 quả. Năng suất trung bình 350 - 450 kg/sào (9,7 – 12,5 tấn/ha). Tỷ lệ chất khô 18%. Cả 2 giống trên có số lượng quả nhiều, quả to (trên 10g/quả), màu quả đẹp nhưng dễ bị bệnh thán thư và virút phá hoại.
Hình 2.6: Giống ớt chìa vôi .
Giống 01: Do Viện Khoa Học Nông Nghiệp Miền Nam chọn lọc từ giống ớt xiêm quả nhỏ, chỉ thiên. Có thời gian sinh trưởng dài, quanh năm. Chiều dài quả 4,5 – 6cm. Năng suất trung bình 7 – 10 tấn/ha. Tỷ lệ chất khô cao (trên
25%), bột ớt khô giữ được màu đỏ vỏ quả.
Hình 2.7: Giống ớt 01.
Ngoài ra còn một số giống nhập nội được thuần hóa có nguồn gốc từ Lào, Thái Lan, Bungari, Hungari, Ấn độ có thể trồng để xuất khẩu tươi hoặc nghiền bột.
Ớt ngọt (Salat pepper): Được trồng nhiều ở châu Âu, châu Mỹ và một vài nước châu Á và được sử dụng phổ biến như một loại rau xanh. Ớt ngọt mới được trồng ở nước ta từ cuối những năm 60 nhưng diện tích rất nhỏ chủ yếu ở Đà lạt. Ớt cay là cây có giá trị kinh tế và trồng phổ biến hơn ớt ngọt.
Hình 2.8: Ớt ngọt(ớt chuông).
2.1.3.Kỹ thuật trồng cây ớt cay [ 3 ]:
Thời vụ:
Ớt được gieo vào 2 vụ chính:
Vụ đông xuân: Gieo hạt tháng 10-12, trồng tháng 1-2, thu hoạch tháng 4-
5 đến tháng 6-7.
Vụ hè thu: gieo hạt tháng 6-7, trồng tháng 8-9, thu hoạch tháng 1-2.
Ngoài ra, trong điều kiện đất bãi ven sông hoặc đất trống, không trồng cây lương thực có thể bố trí ớt vụ xuân-hè (hè gieo hạt tháng 2-3, trồng tháng 3-4, thu hoạch tháng 7-8).
Vườn ươm:
Đất vườn ươm làm như đối với cà chua. Mật độ gieo 0,5-0,6g/m2. Mỗi sào trồng 1500-1600 cây (khoảng 42000 cây/ha) cần 3-4m2 vườn ươm hay 20g hạt (1 ha cần 0,6 kg hạt)
Trong vụ Đông Xuân và Xuân Hè vào thời điểm gieo hạt, nhiệt độ dưới 200C
cần phải ủ hạt cho nứt nanh mới gieo.
Hạn chế bón phân hóa học trong vườn ươm. Sau khi cây mọc 3 – 5 ngày, pha loãng nước phân tưới 2 ngày/lần. Nếu có giá rét hoặc sương muối phải che đậy vườn ươm.
Làm đất, phân bón, trồng:
Cây ớt là cây trồng tương đối dễ tính. Đất phù hợp nhất là đất thịt nhẹ, giàu vôi, ớt có thể sinh trưởng cho năng suất trên đất cát nhưng phải đảm bảo chế độ nước và dinh dưỡng đầy đủ. Đất chua và kiềm đều không thích hợp cho ớt sinh trưởng và phát triển, ớt có thể sinh trưởng ở đất chua và màu mỡ nhưng tỉ lệ nảy mầm và tính chín sớm bị ảnh hưởng. Ớt là cây chịu mặn, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, ớt có thể nảy mầm ngay cả ở nồng độ muối 4000 ppm và pH=7,6 . Đất sau khi cày bừa kỹ được lên luống : luống 1m, cao 30cm, rãnh rộng 20cm. Mỗi luống trồng
2 hàng, khoảng cách giữa hàng 60cm, khoảng cách cây 40 – 50cm. Lượng phân bón cần cho ớt tính trên một sào Bắc Bộ như sau:
Phân chuồng (tốt nhất là phân gia cầm): 7 tạ (18 – 20 tấn/ha).
Đạm urê: 10 kg đạm urê (280 kg/ha).
Kali: 10 – 15 kg kali sunphat (280 – 420 kg/ha).
Nếu đất hơi chua, pH dưới 5,5 có thể bón 30 – 40 kg vôi bột/sào.
Toàn bộ phân chuồng, vôi bột, lân và một nửa số đạm kali dùng để bón lót trực tiếp vào hố, sau đó đảo kỹ với đất, lấp nhẹ một lớp đất mỏng và đặt cây nhổ từ vườn ươm đã có 4 – 5 lá thật, cao 15 – 20 cm để trồng. Số phân đạm và kali còn lại sử dụng để bón kết hợp với xới vun sau này. Cũng có thể để lại 1/3 số phân chuồng và lân dùng để bón thúc đợt đầu nếu thời gian sinh trưởng của cây dài hơn 5 tháng.
Chăm sóc:
Sau khi trồng, tưới đủ ẩm cho cây (độ ẩm bằng 70% độ ẩm đất). Sau khi trồng 20 -25 ngày và sau đó 20 ngày tiến hành xới vun và bón thúc số phân còn lại. Sau khi thu hoạch đợt đầu dùng nước phân pha loãng tưới cho cây. Thường xuyên
tiến hành loại lá già, lá bị bệnh dưới gốc và tỉa cành trước lúc ra hoa. Mỗi cây chỉ để
3 – 4 cành.
Phòng trừ sâu bệnh:
Ớt thường bị các bệnh sau đây phá hoại:
Bệnh thán thư (Colletotricum nigrum El. Et stal-bệnh đốm trái, nổ trái): Triệu chứng: Bệnh lúc đầu có một đốm nhỏ hơi lõm trên bề mặt vỏ quả. Vết bệnh, thường có hình bầu dục hoặc hình thoi, mầu nâu đen hoặc màu vàng trắng bẩn, kích thước vết bệnh có thể trên dưới 1cm tuỳ thuộc vào giống ớt. Trên bề mặt mô bệnh có những chấm nhỏ màu đen đó là đĩa cành của nấm gây bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh: Nguyên nhân gây bệnh thán thư do nhiều loài nấm thuộc loại Colletotrichum gây ra, trong đó hại phổ biến là 2 loài Colletotrichum nigrum Ell et Hals và C. capsici (Syd) Butler and Bisby. Cả 2 loài nấm này thường cùng phá hại làm thối quả ớt rất nhanh. Về đặc điểm hình thái và sinh học của 2 loài nấm trên có những khác biệt, song về điều kiện sinh thái, chúng đều sinh trưởng phát triển thích hợp ở nhiệt độ 28 – 30oC và ẩm độ cao.
Biện pháp phòng trị: Để phòng trừ nấm gây bệnh thán thư ớt, cần sử dụng kịp thời một số thuốc trừ bệnh chủ yếu sau: Thuốc Antracol 70WP (liều lượng
2kg/ha) phun trực tiếp lên lá, cây hoặc quả khi bệnh mới xuất hiện. Thuốc Antracol
70WP ngoài tác dụng phòng trừ trực tiếp nấm gây bệnh thán thư còn có tác dụng bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm (Zn++) tinh khiết cho cây ớt, làm tăng sức đề kháng, xanh và cứng cây, chống rụng hoa và quả, đồng thời làm quả ớt có màu sáng đẹp. Nhờ có vi lượng kẽm, thuốc Antracol 70WP còn phòng trừ rất tốt bệnh vàng lá.
Có thể phun luân phiên thuốc Antracol 70WP (1.5 – 2 kg/ha) với thuốc Nativo 750WG (liều lượng 0,12kg/ha), nhờ tác động kép giữa 2 hợp chất trừ bệnh của thuốc Nativo 750WG giúp cây ớt phòng trừ được tất cả các bệnh nấm hại cây và quả ớt kéo dài.
Ngoài 2 loại thuốc trên, người sản xuất cũng có thể dùng luân phiên với thuốc Melody DUO 66,75WP với liều lượng theo khuyến cáo (1kg/ha).
Hình 2.9: Bệnh thán thư.
Bệnh đốm trắng lá
Triệu chứng bệnh:Bệnh gây hại chủ yếu trên lá non đến lá già.Vết bệnh lúc đầu nhỏ có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần vết bệnh có màu trắng, viền màu nâu đậm. Bệnh nặng làm cho lá rụng sớm, giảm năng suất, trái nhỏ. Bệnh ít hoặc không tấn công trên trái.
Nguyên nhân gây bệnh:Do nấm Cercospora capsici gây ra.
Biện pháp phòng trị:Khi thấy bệnh nặng phun thuốc Copper B 75 WP, Score
250 WP, FOLPAN 50SC ... nồng độ 0,2 - 0,4%.
Hinh2.10: Bệnh đốm trắng lá
Bệnh sương mai (Phytophthora caosici):
Triệu chứng bệnh: Lá có những đốm tròn, xanh đen, thân màu xám đen và trái có màu nâu nhạt, mềm, bị thối, phá hoại tất cả các bộ phận trên cây. Bệnh phát sinh từ mép lá, sau đó lan nhanh cả cây, gây thối nhũn, sau đó khô giòn và gãy. Hoa bị bệnh chuyển thành màu nâu và rụng.
Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh sương mai do nấm Phythopthora caosici gây ra
Biện pháp phòng trị: Khi xuất hiện bệnh, dùng Zineb 0,1% phun định kỳ.
Hình 2.11: Bệnh sương mai. Bệnh héo xanh (Fusarium oxysporum f. lycopensici):
Triệu chứng bệnh: Cây đang xanh tốt thì bỗng nhiên thấy cây bị héo nhanh
hai đến ba ngày sau thì cây chết hẳn. Xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn cây con đến khi ra hoa.
Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum, nấm
Fusarium oxysporum, F.lycopersici, Sclerotium sp.D gây ra.
Biện pháp phòng trị: Dùng hỗn hợp Kasuzan 0,2%, Fudazol 0,1% phun lên lá
và tưới vào gốc cây.
Hình 2.12: Bệnh héo xanh.
Thu hoạch:
Ớt cay có thời gian ra hoa và tạo quả dài nên thời gian thu hoạch cũng rất dài, có giống tới 100 – 120 ngày. Những quả chín nên hái ngay để không ảnh hưởng tới hoa và quả đang lớn. Hái cả cuống, nếu để nghiền bột thì sau khi thu hoạch đem phơi nắng ngay. Nếu gặp mưa kéo dài, cần phải sấy để ớt không bị mốc, giảm phẩm chất.
2.1.4.Đặc điểm thực vật của ớt:
Thân: Ớt là cây bụi 2 lá mầm, cây thân gỗ, trên thân cây có nhiều nhánh, chiều cao trung bình 0,5 – 1,5m .Thân ớt có đường kính 8-20 mm tùy theo giống ớt
Hình 2.13: Thân ớt.
Rễ: Ban đầu ớt có rễ cọc phát triển mạnh với rất nhiều rễ phụ. Do việc cấy chuyển, rễ cọc chính đứt, một hệ rễ chùm khỏe phát triển, vì thế nhiều khi lầm tưởng ớt có hệ rễ chum. Rễ ớt ăn nông, có khả năng chịu hạn nhưng không chịu được úng.
Hình 2.14: Rễ ớt.
Lá: Thường ớt có lá đơn mọc trên thân chính, lá có nhiều dạng khác nhau nhưng thường gặp nhất là dạng lá mác, lá hình trứng ngược, mép lá trơn. Lông trên lá phụ thuộc vào các loại lá khác nhau, một số lá có mùi thơm. Lá mỏng có kích thước trung bình 1,5 – 12cm x 0,5 – 7,5cm.
Hình 2.15: Lá ớt.
Hoa: Ớt có cấu tạo hoàn thiện, các hoa thường cho quả đơn độc trên từng nách lá, chỉ có loài Capsicum chinensis có 2 – 5 hoa trên một nách lá. Hoa có thể mọc thẳng đứng hoặc buông thẳng. Hoa thường có màu trắng, một số giống có màu sữa, xanh lan tím. Hoa có 5 – 7 cánh, có cuống dài khoảng 1,5cm, đài ngắn có dạng chuông từ 5 – 7 cái, tai dài khoảng 2mm bọc lấy quả. Nhụy có màu trắng hoặc tím, đầu nhụy có dạng hình tròn. Hoa có 5 -7 nhị đực với ống phấn màu xanh da trời hoặc tía, một số có ống phấn màu trắng xanh. Kích thước của hoa phụ thuộc vào các
............................
Chương 7
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
7.1. Kết luận
Sau thời gian nghiên cứu, thiết kế, tính toán, chế tạo và kiểm nghiệm quá trình hoạt động của máy tách cuống và hạt ớt. Luận văn đã được hoàn thành và đạt được các kết quả sau:
Đề xuất được qui trình công nghệ của máy, máy có khả năng vận hành dễ
dàng;
Khảo sát được đặc tính cơ bản của quả ớt (đặc tính sinh hóa của ớt, vùng
phân bố, phân loại, kỹ thuật trồng cây ớt, …);
Xác định được nguyên lý, đề xuất quy trình phân loại, tách cuống và hạt ớt; Phân tích, lựa chọn phương án thiết kế phù hợp với nhu cầu thực tế;
Tính toán và thiết kế các cụm chi tiết của máy; Chế tạo thử nghiệm máy tách cuống và hạt ớt; Hoàn chỉnh thiết kế máy tách cuống và hạt ớt;
Lực chọn được vận tốc thích hợp để tách cuống và hạt ớt;
7.2. Kiến nghị
Do thời gian, điều kiện nghiên cứu và chế tạo còn hạn chế nên đề tài còn một số điểm chưa được hoàn thiện. Vì vậy, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm giúp đề tài hoàn thiện hơn:
Thử nghiệm khả năng tách cuống và hạt cho nhiều loại ớt khác nhau; Thiết kế tinh gọn hơn các kết cấu của máy;
Tính toán và thiết kế 2 cơ cấu tách cuống trên cùng cụm máy tách cuống để
có thể tăng năng suất tách cuống ớt;
Thêm bộ phận giảm chấn để chống rung khi máy hoạt động ;
Tiếng Việt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Văn Thắng – Trần Khắc Thi, Sổ tay người trồng rau, NXB Nông nghiệp Hà Nội - 1996.
[2]. Ks. Nguyễn Xuân Giao, Kỹ thuật sản xuất rau sạch – rau an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP tập 1, Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ.
[3]. Ks.Mai Thị Phương Anh, Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, 1999.
[4]. Trịnh Chất – Lê Văn Uyển, Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, Nhà xuất giáo dục, 2002.
[5]. Renznik N.E (1975). PGS. TS Bùi Văn Miên: Máy chế biến thức ăn gia súc
NXB Nông Nghiệp TPHCM 2004.
[6]. Đỗ Đắc Lợi, Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam, NXB Y Học,2004
Nguồn khác
[10] https://sites.google.com/site/trangottieu/trong-ot/san-luong-ot-the-gioi. [11] http://www.rauhoaquavietnam.vn.
https://www.youtube.com/watch?v=dLRgE1rDzxs
[12] www.youtube.com/watch?v=58n5v4p6v6k