Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN TRÁNG BÁNH XOÀI NĂNG SUẤT 400 BÁNH/GIỜ

mã tài liệu 300600100221
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 580 MB Bao gồm file 2D bản vẽ CAD (sơ đồ nguyên lý, mạch điều khiển, bản vẽ tổng thể dây chuyền, bản vẽ hệ thống sấy, bản vẽ hệ thống nấu cơm xoài, bản vẽ hệ thống tách cơm xoài, thuyết minh file word, file 3D Solidworks các chi tiết và file lắp ráp, file power point thuyết trình)... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN TRÁNG BÁNH XOÀI NĂNG SUẤT 400 BÁNH/GIỜ phần mềm mở: Autocad 2022, Solidworks 2021 Cùng với file .step có thể mở được với nhiều phần mềm 3D
giá 4,995,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN TRÁNG BÁNH XOÀI NĂNG SUẤT 400 BÁNH/GIỜ

MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................................. i

DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG ..................................................................... iii

LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... iv

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI .............................................................. 1

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM .................................................. 1

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................................................. 1

1.3. PHÂN TÍCH TỔNG QUAN .............................................................................. 2

1.3.1. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ .............................................................................. 2

1.3.2. PHÂN TÍCH CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG .................................................... 3

1.4. CẤU TRÚC LUẬN VĂN .................................................................................. 4

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ............. 5

2.1. YÊU CẦU KỸ THUẬT ..................................................................................... 5

2.2. THIẾT BỊ TÁCH CƠM XOÀI ........................................................................... 5

2.2.1. CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ .............................................................. 5

2.2.2. ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ............................ 7

2.3. THIẾT BỊ NẤU .................................................................................................. 8

2.3.1. CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ .............................................................. 8

2.3.2. ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ .......................... 11

2.4. HỆ THỐNG SẤY BÁNH XOÀI ..................................................................... 12

2.4.1. CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ............................................................ 12

2.4.2. ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ .......................... 16

CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY ..................................................... 17

3.1. THIẾT BỊ TÁCH CƠM XOÀI ......................................................................... 17

3.1.1. TÍNH TOÁN SỐ VÒNG QUAY CỦA TRỤC LÀM VIỆC .................. 17

3.1.2. TÍNH TOÁN TỐC ĐỘ VÀ THỜI GIAN DỊCH CHUYỂN CỦA

NGUYÊN LIỆU ........................................................................................................... 17

3.1.3. TÍNH TOÁN SƠ BỘ CÔNG SUẤT ĐỘNG CƠ ................................... 17

3.1.4. XÁC ĐỊNH SỐ VÒNG QUAY ĐỒNG BỘ .......................................... 18

3.1.5. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN ĐAI ....................................... 18

3.1.6. XÁC ĐỊNH SỐ ĐAI .............................................................................. 21

3.1.7. XÁC ĐỊNH LỰC CĂNG ĐAI BAN ĐẦU VÀ  LỰC TÁC DỤNG 

LÊN TRỤC .................................................................................................................. 21

3.1.8. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRỤC VÀ CHỌN LẮP GHÉP..................... 22

3.2. THIẾT BỊ NẤU CƠM XOÀI ........................................................................... 22

3.2.1. TÍNH TOÁN TRUYỀN NHIỆT ............................................................ 23

3.2.2. TÍNH TOÁN CƠ KHÍ ........................................................................... 27

3.3. HỆ THỐNG SẤY BÁNH ................................................................................ 34

3.3.1. THIẾT KẾ BĂNG TẢI TRÁNG BÁNH ............................................... 34

3.3.2. THIẾT KẾ CỤM CẮT BÁNH............................................................... 36

CHƯƠNG 4. VẬN HÀNH, BẢO TRÌ VÀ BẢO DƯỠNG ................................. 38

4.1. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ ............................................ 38

4.1.1. CÁC PHẦN TỬ ĐIỀU KHIỂN TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN............... 38

4.1.2. THIẾT KẾ MẠCH ĐỘNG LỰC ........................................................... 38

4.1.3. CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN PLC ................................................. 42

4.2. BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG ................................................................................ 43

4.2.1. KHẢ NĂNG LÀM VIỆC ...................................................................... 43

4.2.2. KHẢ NĂNG CHẾ TẠO ........................................................................ 43

4.2.3. KHẢ NĂNG BẢO TRÌ .......................................................................... 43

4.2.4. ĐỘ AN TOÀN, KHẢ NĂNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ..................... 43

4.2.5. DỰ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ................................................... 43

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN .................................................................................... 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... v 

DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG

Hình 1.1 - Sơ đồ nguyên lý của “Dây chuyền làm bánh xoài tự động” .................... 2

Hình 2.1 - Sơ đồ phương án 1 (Thiết bị tách cơm xoài) ............................................ 5

Hình 2.2 - Sơ đồ phương án 2 (Thiết bị tách cơm xoài) ............................................ 6

Hình 2.3 - Sơ đồ phương án 1 (Thiết bị nấu cơm xoài) ............................................. 8

Hình 2.4 - Sơ đồ phương án 2 (Thiết bị nấu cơm xoài) ............................................. 9

Hình 2.5 - Sơ đồ phương án 3 (Thiết bị nấu cơm xoài) ........................................... 10

Hình 2.6 - Sơ đồ phương án 1 (Hệ thống sấy bánh xoài) ........................................ 12

Hình 2.7 - Sơ đồ phương án 2 (Hệ thống sấy bánh xoài) ........................................ 13

Hình 2.8 - Sơ đồ phương án 3  (Hệ thống sấy bánh xoài) ....................................... 14

Hình 2.9 - Sơ đồ phương án 2 (Hệ thống sấy bánh xoài) ........................................ 15

Hình 3.1 - Mô tả kích thước mặt cắt đai .................................................................. 19

Hình 3.2 - Thông số cánh khuấy.............................................................................. 29

Hình 3.3 - Cánh khuấy ............................................................................................. 32

Hình 3.4 - Kích thước khay tráng bánh ................................................................... 34

Hình 3.5 - Đèn sấy Halogen .................................................................................... 34

Hình 3.6 - Sơ đồ thiết kế mạch khí nén ................................................................... 36

Hình 3.7 - Cụm dao cắt ............................................................................................ 36

Hình 3.8 - Kí hiệu van 5/2 ....................................................................................... 37

Hình 3.9 - Xi lanh khí nén tác dụng hai chiều ......................................................... 37

Hình 4.1 - Mạch điều khiển điện AC 3 pha ............................................................. 39

Hình 4.2 - Biến tần ABB-ACS150 .......................................................................... 40

Hình 4.3 - Cảm biến nhiệt độ PT100 ....................................................................... 41

Hình 4.4 - Bộ điều khiển nhiệt FOTEK-MT48 ....................................................... 41

Hình 4.5 - Mạch điều khiển FOTEK-MT48 ............................................................ 41

Hình 4.6 - Mạch điều khiển điện DC ...................................................................... 42

Bảng 2.1- Ma trận ý tưởng (Thiết bị tách cơm xoài)........................................ 7

Bảng 2.2 - Ma trận ý tưởng (Thiết bị nấu cơm xoài)..................................... 11

Bảng 2.3 - Ma trận ý tưởng (Hệ thống sấy bánh xoài)................................... 16

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 

Ở Việt Nam, ngành nông nghiệp chiếm vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đại đa số người dân nước ta sống bằng nghề nông. Ngoài việc trồng lúa là cây lương thực chủ yếu, nước ta còn trồng nhiều loại cây lấy quả khác như cam, mận, xoài... Dựa trên lợi thế về đất đai, khí hậu miền Trung và các tỉnh miền Nam là nơi có diện tích trồng xoài lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống người dân. Đến mùa thu hoạch, xoài sau khi thu hoạch xong, vì hiện tượng “cung vượt cầu” hay vì bị thương lái Trung Quốc ép giá nên vẫn còn một lượng không nhỏ xoài không có thị trường tiêu thụ. Vì vậy, người dân đã dùng số lượng lớn xoài để chế biến thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn, đó là bánh xoài. Từ khi sản phẩm bánh xoài ra đời, nó không chỉ là thức quà quý hiếm cho những ai không sinh ra và lớn lên ở đất trồng xoài mà còn là món ăn mang đậm bản chất dân tộc Việt cho những  người con xa quê và những du khách nước ngoài.  

Thế nhưng với cách chế biến bánh xoài thủ công hiện nay vừa tốn thời gian, công sức lao động vừa khó đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm bánh xoài làm ra phụ thuộc nhiều vào thời tiết (cần trời nắng để phơi bánh xoài). 

Làm sao để khắc phục hạn chế đó? Làm bánh xoài Việt Nam trở thành thương hiệu, không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài? 

Xuất phát từ thực tế đó ý tưởng sáng tạo dây chuyền làm bánh xoài tự động đã được hình thành. Hi vọng với dây chuyền này vừa rút ngắn thời gian, công sức lao động; giảm chi phí sản xuất vừa đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; không lệ thuộc thời tiết; khắc phục tình trạng “được mùa mất giá” nhằm ổn định đời sống kinh tế cho người dân trồng xoài ...

1.2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đến mùa thu hoạch xoài, ngoài lượng xoài bán ra thị trường, vẫn còn lại một lượng xoài chưa tiêu thụ hết, hay xoài chín rộ được người dân dùng để chế biến thành một sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn, đó là những chiếc bánh xoài. Nhưng với cách chế biến bánh xoài  thủ công  hiện nay vừa tốn thời gian, công sức lao động vừa khó đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm bánh xoài ra đời lệ thuộc nhiều vào thời tiết (cần trời nắng để phơi bánh xoài). 

Dựa trên thực tế cuộc sống, chúng em đã nảy sinh ý tưởng sáng tạo dây chuyền sản xuất bánh xoài tự động vừa  rút ngắn thời gian, công sức lao động; giảm chi phí sản xuất vừa đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; không lệ thuộc thời tiết; khắc phục tình trạng “được mùa mất giá” nhằm ổn định đời sống kinh tế cho người dân trồng xoài. Dây chuyền cho ra đời những chiếc bánh xoài đạt tiêu chuẩn đáp ứng thị trường trong và ngoài nước. Mặc khác còn giúp giải quyết việc làm cho người dân ở địa phương thông qua các chương trình “khởi nghiệp” mà chính phủ kêu gọi nhằm góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân, xây dựng kinh tế nước nhà phát triển.  

1.3.PHÂN TÍCH TỔNG QUAN 

1.3.1.SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ

Hình 1.1 - Sơ đồ nguyên lý của “Dây chuyền làm bánh xoài tự động”

1.3.2.PHÂN TÍCH CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG

1.3.2.1.Xác định cơ chế hoạt động 

Xoài khi đưa vào được tách cơm và hạt tại bộ phận tách cơm, đồng thời cơm xoài được đánh nhuyễn trước khi xuống phần nấu, sau khi đánh xong van điện từ mở, cơm xoài chảy xuống bộ phận nấu, ở bộ phận nấu cơm xoài sẽ được trộn đều cùng với một số phụ gia khác và được nấu đến 520C ÷ 720C trong thời gian 10 phút ÷ 15 phút, sau khi hết 10 phút hỗn hợp xoài được chảy xuống thùng chứa có cánh khuấy để làm nguội trong vòng 10 phút.

Sau đó hỗn hợp chảy xuống máng tráng, bánh tráng ra băng chuyền được sấy khô bằng hệ thống đèn sấy halogen và quạt tản nhiệt. 

Xác định cấu tạo và cơ chế hoạt động từng bộ phận của máy :

      a.    Phần tách cơm xoài và hạt.

Các thành phần chính của bộ phận tách cơm xoài gồm:  

➢Động cơ điện sử dụng để dẫn động cho cánh tay quay có dùng để tách cơm xoài.

➢Cánh tay quay được dẫn động bởi động cơ 1 thông qua 2 puly.

Sau khi tách cơm xoài xong, mở van để dẫn cơm xoài chảy xuống nồi nấu. Khi cơm xoài chảy hết, đóng van.

  1. Phần nấu cơm xoài

Khi cơm xoài chảy xuống nồi nấu đạt khối lượng 2,5 kg ÷ 3 kg thì bắt đầu nấu. Trong quá trình nấu, sử dụng động cơ 3 là một motor có tốc độ quay  37,5 vòng/phút. Mục đích là để đảo đều nguyên liệu thành hỗn hợp đồng nhất và phân bố đều nguồn nhiệt trong quá trình nấu.

Nồi nấu hoạt động bằng nguồn điện 220V-500W. Thời gian nấu cho mỗi lần là  30 phút, hỗn hợp đạt nhiệt độ  70ºC, sau đó ngắt điện tự động cho nồi nấu. 

  1. Bộ phận thùng chứa

Hỗn hợp cơm xoài sau khi được nấu chín sẽ được xả vào thùng chứa, có cánh đảo. Mục đích vừa giúp làm giảm nhiệt độ hỗn hợp cơm xoài sau nấu, vừa tránh làm hỗn hợp bị vón cục.

  1. Phần tráng và sấy bánh xoài

Khi cơm xoài được đánh nhuyễn, mở van dịch xoài theo ống dẫn chảy từ thùng chứa xuống máng tráng. Máng tráng có khe điều chỉnh độ dày mỏng của bánh xoài 1mm ÷ 3 mm và độ rộng tùy thuộc kích thước bánh cần sản xuất. 

Bánh xoài được sấy bằng phương pháp sấy nhiệt gió, sử dụng hệ thống đèn sấy halogen kết hợp với quạt gió công nghiệp. Bánh xoài được tráng và sấy trực tiếp trên băng chuyền I.

1.4.CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Luận văn bao gồm 5 chương: 

CHƯƠNG 1 – Tổng quan

CHƯƠNG 2 – Phân tích và lựa chọn phương án thiết kế

CHƯƠNG 3 – Tính toán và thiết kế

CHƯƠNG 4 – Vận hành và bảo dưỡng

CHƯƠNG 5 – Kết luận

CHƯƠNG 2.PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

2.1.YÊU CẦU KỸ THUẬT

Máy được thiết kế phải có giá thành rẻ, chất lượng tốt, khi làm việc phải có độ tin cậy cao, năng suất cao, hiệu suất làm việc lớn, tuổi thọ cao, chi phí chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, thay thế thấp nhất. Ngoài ra phải chú ý đến nơi làm việc của máy, kết cấu máy không quá phức tạp, dễ sử dụng, độ ồn không vượt quá tiêu chuẩn, tính thẩm mỹ được đảm bảo.

Yêu cầu kỹ thuật cụ thể đặt ra:

Năng suất: 400 bánh/h. Số năm làm việc: 3 năm

Số ngày làm việc trong năm: 250 ngày Số ca làm việc trong ngày: 2 ca

Một ca làm việc 8 tiếng, một ca làm việc xử lý được 1000 kg xoài chín.

2.2.THIẾT BỊ TÁCH CƠM XOÀI

2.2.1.CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

2.2.1.1.Phương án 1:

Hình 2.1 - Sơ đồ phương án 1 (Thiết bị tách cơm xoài)

  1. Vỏ thùng
  2. Lưới lọc
  3. Cánh đánh
  4. Ổ đỡ chặn
  5. Pulley lớn
  6. Đai truyền
  7. Pulley nhỏ
  8. Motor điện
   
     

  1. Mô tả kết cấu: 

Kết cấu gồm thùng hai lớp hình trụ đứng, một cánh đánh, hai pulley, một bộ  truyền động đai

  1. Mô tả hoạt động:

Trục gắn cánh đánh được dẫn động thông qua bộ truyền động đai. Nguyên liệu  khi được cho vào thùng sẽ được đánh để phần thịt quả (cơm xoài) tách ra, qua lưới lọc  và chảy xuống nồi nấu. phần vỏ và hạt sẽ được giữ lại ở trong thùng.

  1. Ưu điểm và nhược điểm:

➢Ưu điểm:

  • Cơ cấu đơn giản, tiết kiệm không gian
  • Dễ vệ sinh, bảo trì bảo dưỡng

➢Nhược điểm:

  • Dễ bị kẹt hạt ở đáy thùng
  • Không thể tự động đẩy vỏ và hạt ra ngoài 2.2.1.2.Phương án 2:

Hình 2.2 - Sơ đồ phương án 2 (Thiết bị tách cơm xoài)

                    1.Pulley nhỏ                    2.Motor điện                          3.Đai truyền

                    4.Pulley lớn                     5.Cánh gạt cơm xoài         6.Phễu bỏ nguyên liệu

                    7.Pulley nhỏ                    8.Motor điện                          9.Cánh đánh

                   10.Ổ đỡ                           11.Cửa đổ vỏ, hạt                                

  1. Mô tả kết cấu: 

Kết cấu gồm thùng hai lớp hình trụ ngang, hai cánh đánh, một cánh gạt, hai pulley, truyền động bằng đai thang

  1. Mô tả hoạt động:

Trục của thiết bị được dẫn động thông qua bộ truyền động đai. Nguyên liệu khi được cho vào thùng sẽ được đánh để làm rách phần vỏ, phần thịt quả (cơm xoài) được cánh gạt ép vào phần lưới làm thịt vỏ tách ra, qua lưới lọc và chảy xuống nồi nấu. phần vỏ và hạt sẽ được đẩy về phía sau thùng.

  1. Ưu điểm và nhược điểm:

➢Ưu điểm:

  • Cơ cấu đơn giản
  • Dễ vệ sinh, bảo trì bảo dưỡng •Có thể đẩy vỏ và hạt tự động ra ngoài

➢Nhược điểm:

  • Tốn diện tích

2.2.2.ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

Bảng 2.1- Ma trận ý tưởng (Thiết bị tách cơm xoài)

Tiêu chuẩn

Ý tưởng

1

2

Dễ sử dụng

-

+

Dễ lắp ráp, bảo trì

-

-

Năng suất cao

+

+

Kích thước gọn nhẹ

+

-

Giá thành thấp

+

-

Độ bền cao

+

+

Tính thẩm mỹ

-

+

Dễ vận chuyển

-

+

Tính an toàn

+

+

Tổng điểm cộng

5

6

Tổng điểm trừ

4

3

Tổng điểm

1

3

Qua ma trận quyết định, nhóm nhận thấy phương án 2 có tỷ lệ ưu điểm nhiều hơn so với các phương án khác nên quyết định chọn phương án này để thiết kế.

2.3.THIẾT BỊ NẤU

2.3.1.CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

2.3.1.1.Phương án 1:

 

Hình 2.3 - Sơ đồ phương án 1 (Thiết bị nấu cơm xoài)

                    1.Vỏ thùng                       2.Dây đốt                               3.Cánh khuấy

                    4.Ổ đỡ chặn                     5.Động cơ điện                       

  1. Mô tả kết cấu: 

Kết cấu gồm thùng đứng 3 lớp, có một cánh khuấy, một cụm gia nhiệt

  1. Mô tả hoạt động:

Trục khuấy được dẫn động thông qua bộ truyền động đai. Cơm xoài sau khi tách được cho vào thùng nấu cùng gia vị. Cụm gia nhiệt được đặt xung quanh thùng. Thùng có cấu tạo 3 lớp gồm: khoang chứa dây đốt, dung môi cách thủy (có thể dùng dầu hoặc nước), khoang chứa nguyên liệu nấu. Cánh khuấy có cánh vét gắn dọc tay khuấy để vét dọc thành bình nhằm chống cháy.

  1. Ưu điểm và nhược điểm: ➢Ưu điểm:
  • Kết cấu đơn giản 2.3.1.2.Phương án 2:

Hình 2.4 - Sơ đồ phương án 2 (Thiết bị nấu cơm xoài)

  1. Dây đốt
  2. Vỏ thùng 
  3. Ổ lăn
  4. Trục đổ
  5. Khung đỡ
  6. Ổ đỡ chặn
  7. Động cơ điện
  8. Cánh khuấy
  9. Bộ truyền bánh răng côn
  10. Vô lăng
   
     
  1. Mô tả kết cấu: 

Kết cấu gồm thùng đứng 2 lớp, có 1 cánh khuấy, 1 cụm gia nhiệt, có khung cố định đặt trên ổ đỡ, 1 bộ truyền bánh răng côn

  1. Mô tả hoạt động:

Trục khuấy được dẫn động thông qua bộ truyền động đai. Cơm xoài sau khi tách được cho vào thùng nấu cùng gia vị. Cụm gia nhiệt được đặt xung dưới đáy thùng, gia nhiệt cho hỗn hợp. Cánh khuấy có cánh vét gắn ở dưới để vét đáy bình nhằm chống cháy. Thùng có thể nghiêng được bằng vô lăng gắn với hộp giảm tốc bánh răng côn.

  1. Ưu điểm và nhược điểm:

➢Ưu điểm:

  • Nghiêng được khung để vét hết thành phẩm sau khi nấu

➢Nhược điểm:

  • Yêu cầu gia công khung đỡ vững
  • Gia công phức tạp 2.3.1.3.Phương án 3:

Hình 2.5 - Sơ đồ phương án 3 (Thiết bị nấu cơm xoài)

  1. Dây đốt
  2. Vỏ thùng 
  3. Ổ lăn
  4. Trục đổ
  5. Khung đỡ
  6. Ổ đỡ chặn
  7. Động cơ điện
  8. Cánh khuấy
   
     
   
  1. Bộ truyền 
  2. trục vis – bánh răng
  3. Vô lăng
 

 

 

  1. Mô tả kết cấu: 

Kết cấu gồm thùng đứng, có 1 cánh khuấy, 1 cụm gia nhiệt, có khung cố định đặt trên ổ đỡ.

  1. Mô tả hoạt động:

Trục khuấy được dẫn động thông qua bộ truyền động đai. Cơm xoài sau khi tách được cho vào thùng nấu cùng gia vị. Cụm gia nhiệt được đặt xung dưới đáy thùng, gia nhiệt cho hỗn hợp. Cánh khuấy có cánh vét gắn ở dưới để vét đáy bình nhằm chống cháy. Thùng có thể nghiêng được bằng vô lăng gắn với hộp giảm tốc trục vis - bánh răng.

  1. Ưu điểm và nhược điểm:

➢Ưu điểm:

  • Nghiêng được khung để vét hết thành phẩm sau khi nấu

➢Nhược điểm:

  • Yêu cầu gia công khung đỡ vững
  • Gia công phức tạp

2.3.2.ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

Bảng 2.2 - Ma trận ý tưởng (Thiết bị nấu cơm xoài)

Tiêu chuẩn

Ý tưởng

1

2

3

Dễ sử dụng

+

+

+

Dễ lắp ráp, bảo trì

+

-

-

Năng suất cao

+

+

+

Kích thước gọn nhẹ

+

-

-

Giá thành thấp

+

-

-

Độ bền cao

+

+

+

Tính thẩm mỹ

+

+

+

Dễ vận chuyển

+

-

-

Tính an toàn

+

+

+

Tổng điểm cộng

9

5

5

Tổng điểm trừ

0

4

4

Tổng điểm

9

1

1

Qua ma trận quyết định, nhóm nhận thấy phương án 1 có tỷ lệ ưu điểm nhiều hơn so với các phương án khác nên quyết định chọn phương án này để thiết kế.

2.4.HỆ THỐNG SẤY BÁNH XOÀI

2.4.1.CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

2.4.1.1.Phương án 1:

 

Hình 2.6 - Sơ đồ phương án 1 (Hệ thống sấy bánh xoài)

                    1.Băng tải đưa sản phẩm              2.Bánh thành phẩm             3.Thanh gạt

                    4.Cụm đèn sấy                             5.Băng tải tráng bánh    6.Băng tải khuôn

  1. Bánh xoài được tạo hình 8.Rulo căng đai          9.Động cơ điện a.       Mô tả kết cấu: 

Gồm ba băng tải có chức năng khác nhau, hệ thống đèn và quạt sấy.

  1. Mô tả hoạt động:

Cơm xoài sau khi được nấu cô đặc, được đổ vào băng tải khuôn, định hình và được đưa qua hệ thống đèn sấy và quạt sấy, sấy liên tục. Khi bánh khô, cuối băng tải tráng bánh có thanh gạt để tách bánh thành phẩm.

  1. Ưu điểm và nhược điểm:

➢Ưu điểm:

  • Định hình được hình dạng bánh
  • Có thể tráng bánh liên tục không cần nhân công can thiệp

➢Nhược điểm:

  • Gia công phức tạp

2.4.1.2.Phương án 2:

 

Hình 2.7 - Sơ đồ phương án 2 (Hệ thống sấy bánh xoài)

                    1.Băng tải đưa sản phẩm           2.Bánh thành phẩm          3.Dao cắt

                    4.Thanh gạt                                5.Cuộn màng nilon           6.Cụm đèn sấy

                    7.Bánh xoài được tạo hình        8.Rulo căng đai                9.Phễu tráng

                   10.Động cơ điện                                                                                

  1. Mô tả kết cấu: 

Gồm ba băng tải có chức năng khác nhau, hệ thống đèn và quạt sấy.

  1. Mô tả hoạt động:

Cơm xoài sau khi được nấu cô đặc, được đổ vào phễu tráng, định hình và được đưa qua hệ thống đèn sấy và quạt sấy, sấy liên tục. Khi bánh khô, cuối băng tải tráng bánh có thanh gạt để tách bánh thành phẩm. Hệ thống cuộn nilon và dao cắt được bố trí để phân cắt kích thước dễ hơn.

  1. Ưu điểm và nhược điểm:

➢Ưu điểm:

  • Định hình được hình dạng bánh
  • Dễ bố trí thêm phần ép nilon
  • Có thể tráng bánh liên tục không cần nhân công can thiệp

➢Nhược điểm:

  • Cấu tạo phức tạp

 

2.4.1.3.Phương án 3:

Hình 2.8 - Sơ đồ phương án 3  (Hệ thống sấy bánh xoài)

  1. Lò sấy
  2. Khay chứa 
  3. Bánh đã sấy khô
  4. Cụm đèn sấy 
  5. Bánh chưa sấy
   
   

 

  1. Mô tả kết cấu: 

Gồm một lò sấy hình hộp đứng, 4 mặt được bố trí quạt và đèn sấy, chia làm nhiều tầng sấy

  1. Mô tả hoạt động:

Cơm xoài nấu chín được rót và dàn đều trên khay chứa, sau đó đưa vào lò sấy để sấy khô

  1. Ưu điểm và nhược điểm:

➢Ưu điểm:

  • Kết cấu gọn, đơn giản

➢Nhược điểm:

  • Cần sự can thiệp nhiều từ nhân công

2.4.1.4.Phương án 4:

Hình 2.9 - Sơ đồ phương án 2 (Hệ thống sấy bánh xoài)

                    1.Băng tải đưa sản phẩm           2.Bánh thành phẩm          3.Xilanh khí nén

                     4.Dao cắt                                   5.Cụm đèn sấy          6.Bánh xoài chưa sấy

                     7.Khay tráng bánh                     8.Động cơ điện                 

  1. Mô tả kết cấu: 

Gồm ba băng tải có chức năng khác nhau, hệ thống đèn và quạt sấy.

  1. Mô tả hoạt động:

Cơm xoài sau khi được nấu cô đặc, được đổ vào phễu tráng, định hình và được đưa qua hệ thống đèn sấy và quạt sấy, sấy liên tục. Khi bánh khô, cuối băng tải tráng bánh có thanh gạt để tách bánh thành phẩm. Hệ thống cuộn nilon và dao cắt được bố trí để phân cắt kích thước dễ hơn.

Sử dụng dao cắt được điều khiển bằng cảm biến và xilanh khí nén, giúp dễ dàng điều chỉnh được chiều dài bánh thành phẩm.

  1. Ưu điểm và nhược điểm:

...

BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG

4.2.1.KHẢ NĂNG LÀM VIỆC

Mô hình làm việc của sản phẩm khá đơn giản nên công nhân dễ dàng thực hiện. Chỉ cần 1 công nhân cho một máy. Năng suất làm việc cao, độ bền được đảm bảo trong thời gian làm việc 3 năm như trong yêu cầu.

4.2.2.KHẢ NĂNG CHẾ TẠO

Các chi tiết như bánh ray chữ V, ốc vít, … hoàn toàn có thể mua trên thị trường. Các chi tiết tự chế tay quay, khung máy, sàng,.. có thể chế tạo đơn giản với đa số nguyên công như tiện, phay, hàn … Số lượng chi tiết sản phẩm khá ít nên đảm bảo khả năng lắp ráp.

4.2.3.KHẢ NĂNG BẢO TRÌ

Các chi tiết dễ tháo dỡ cùng với số lượng ít nên có thể bảo trì dễ dàng. Các chi tiết theo tiêu chuẩn có thể thay thế đơn giản qua các nhà phân phối trên thị trường.

4.2.4.ĐỘ AN TOÀN, KHẢ NĂNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Phần động cơ được đặt cách xa cơ cấu làm việc nên đảm bảo được độ an toàn nhất định cho người vận hành. Do chỉ sử dụng động cơ làm nguồn cung cấp năng lượng nên khi có tai nạn chỉ cần ngắt động cơ.

Cơ cấu vận hành khá êm nên không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, không có chất thải nên đảm bảo tính thân thiện với môi trường.

4.2.5.DỰ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 

Chi phí động cơ ≈ 1.400.000 × 3 = 4.200.000 VNĐ

Chi phí gia công các thành phần ≈ 60.000.000  VNĐ

Chi phí linh kiện ≈ 5.000.000  VNĐ

Chi phí cho gia công và sản xuất một máy: 15.000.000đ 

Chi phí bán hàng: 10%

Lợi nhuận mỗi máy: 15%

Tổng chi phí sản xuất mỗi máy: 84.200.000 VNĐ

Giá bán mỗi máy: 84.200.000 (1 + 10% + 15%) = 105.250.000 VNĐ/máy

 

CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN

Sau một năm nghiên cứu, về cơ bản đề tài đã đảm bảo đầy đủ các chức năng: tách cơm xoài, nấu cơm xoài, tráng và sấy bánh như mong đợi. Theo tính toán, chiếc máy này có giá thành khoảng 105 triệu đồng, phù hợp cho các nhà máy, nhà xưởng sử dụng đầu tư, sản xuất để tạo sản phẩm, phân phối đến người tiêu dùng.

Với dây chuyền này, nếu đưa vào thực tế sẽ giải quyết được vấn đề rút ngắn thời gian, công sức lao động; giảm chi phí sản xuất vừa đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; không lệ thuộc thời tiết; khắc phục tình trạng “được mùa mất giá” do tồn đọng lượng xoài “cung vượt cầu” khó tiêu thụ nhằm ổn định đời sống kinh tế cho người dân trồng xoài. Dây chuyền cho ra đời những chiếc bánh xoài đạt tiêu chuẩn, đáp ứng thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra còn giúp giải quyết việc làm cho người dân ở địa phương thông qua các chương trình “khởi nghiệp” mà chính phủ kêu gọi, nhằm góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân, xây dựng kinh tế nước nhà phát triển.

Hi vọng đề tài này của em có thể nhận được thêm nhiều ý kiến đóng góp từ các Thầy/Cô, các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế máy thực phẩm, máy tự động hóa, để đề tài được hoàn  thiện hơn nữa.

Close