ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY BÁN BÁO, TẠP CHÍ, SÁCH TỰ ĐỘNG SỬ DỤNG NHIỀU PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY BÁN BÁO, TẠP CHÍ, SÁCH TỰ ĐỘNG SỬ DỤNG NHIỀU PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY
BỘ MÔN CƠ ĐIỆN TỬ
ĐỒ ÁN SẢN PHẨM CƠ ĐIỆN TỬ
THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY BÁN BÁO, TẠP CHÍ, SÁCH TỰ ĐỘNG SỬ DỤNG NHIỀU PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN SẢN PHẨM CƠ ĐIỆN TỬ
Họ và tên : MSSV:
Lớp :
Ngành : Cơ Điện Tử
Khoá :
Tên đề tài:
THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY BÁN BÁO, TẠP CHÍ, SÁCH TỰ ĐỘNG SỬ DỤNG NHIỀU PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
Nhiệm vụ đề tài:
- Nghiên cứu tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của máy bán hàng tự động, trong đó có máy bán báo, tạp chí tự động
- Nghiên cứu và thiết kế ngăn chứa báo kèm theo cơ cấu đẩy báo.
- Thiết kế và chế tạo vỏ máy bán báo, tạp chí, sách tự động phù hợp với 9 ngăn chứa báo và có thể kết nối nhiều máy bán hàng lại với nhau.
- Thiết kế và chế tạo mạch vi điều khiển dùng cho việc giao tiếp giữa các cơ cấu đẩy báo và máy tính điều khiển.
- Lập trình giao diện điểu khiển và hiển thị các trang báo, tạp chí, sách lên màn hình cùng với các hướng dẫn sử dụng cần thiết.
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã đưa đời sống của con người lên một tầm cao mới. Và cũng từ đây những sản phẩm mang tính tự động hóa đã ra đời nhằm phục vụ nhu cầu của con người.Trong đó, các máy bán hàng tự động được chế tạo giúp việc mua sắm linh hoạt, nhanh chóng hơn. Báo cáo này đề cập đến việc thiết kế và chế tạo hệ thống máy bán báo tự động. Máy bán báo ra đời nhằm phục vụ người đọc có thể dễ dàng mua báo, tạp chí ở những nơi công cộng. Với việc thiết kế cơ cấu đẩy báo hợp lý phù hợp các khổ báo khác nhau giúp máy bán báo hoạt động chính xác, giao diện đơn giản qua một màn hình LCD giúp người dùng dễ dàng sử dụng. Sản phẩm được tích hợp công nghệ nhận dạng các loại tiền linh hoạt trong thanh toán, phương thức trả lại tiền dư linh hoạt. Điểm đặc biệt là máy bán báo còn có thể thanh toán bằng thẻ NFC-công nghệ giao tiếp khoảng cách gần, và bằng hệ thống tin nhắn SMS.
ABSTRACT
Nowadays, the strong development of science and technology has taken the human’s life to a whole new level. Then, automatic products were invented to meet the human’s demand. Among those, vending machines were built for more flexible and faster shopping. This article refers to the design and manufacture of newspaper vending machines. Newspaper vending machines were invented in order to help readers buy newspapers and magazines easily in public places. The pushing system’s mechanism design fitting different sizes of newspaper helps the machine works correctly; a simple interface via an LCD screen makes it easy for users to use. The product integrating with the currency identification technology makes it flexible in making payment and getting change. Especially, the newspaper vending machines also accept paying by NFC cards –Near Field Communication, and by the SMS system.
MỤC LỤC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN SẢN PHẨM CƠ ĐIỆN TỬ... ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.. iii
LỜI CẢM ƠN.. iv
TÓM TẮT ĐỀ TÀI. v
ABSTRACT.. vi
MỤC LỤC.. vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.. 1
1.1 Đặt vấn đề. 1
1.2 Mục đích nghiên cứu. 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu. 2
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu. 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu. 3
1.6 Giới hạn đề tài nghiên cứu. 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ MÁY BÁN HÀNG BÁO, TẠP CHÍ TỰ ĐỘNG.4
2.1 Sơ lược sự phát triển của máy bán hàng bán báo, tạp chí tự động.4
2.2 Tình hình nghiên cứu. 4
2.2.1 Nước ngoài4
2.2.2 Trong nước.7
2.3 Hướng nghiên cứu.7
2.4 Nhiệm vụ của đề tài và phạm vi nghiên cứu. 8
2.5 Phương pháp nghiên cứu. 8
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO CƠ CẤU ĐẨY BÁO.. 10
3.1. Các phương án di chuyển của trục toạ độ. 10
3.1.1 Phương án sản phẩm cố định. 10
3.1.2 Phương án sản phẩm di chuyển theo một trục. 11
3.1.3 Lựa chọn phương án di chuyển tối ưu. 11
3.2. Lựa chọn cơ cấu truyền động và dẫn hướng. 12
3.2.1 Bộ truyền xích. 12
3.2.2 Dẫn hướng bằng thanh trượt bi13
3.3 Tính toán khối lượng máy và mô phỏng chuyển vị.15
3.3.1 Các số liệu dùng để tính toán. 15
3.3.2 Kết quả mô phỏng ứng suất và chuyển vị của cơ cấu đẩy.16
3.4 Tính toán thông số các bộ truyền:17
3.5 Chọn động cơ cho cơ cấu cấp báo:18
CHƯƠNG 4 : THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO VỎ MÁY.. 19
4.1 Các phương án thiết kế vỏ máy :19
4.1.1 Phương án các tờ báo, tạp chí, sách sẽ được biểu diễn sau mặt kính.19
4.1.2 Phương án các tờ báo, tạp chí, sách được biểu diễn trên màn hình TV.19
4.1.3 Phương án các tờ báo, tạp chí, sách được biểu diễn trên màn hình TV có thêm một tủ điều khiển trung tâm đi kèm theo.19
4.1.4 Lựa chọn phương án thiết kế vỏ máy tối ưu.20
4.1.5 Kết cấu chung của vỏ máy.21
4.2 Lắp ráp hoàn thiện máy bán báo, tạp chí tự động.23
CHƯƠNG 5: NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN.. 24
5.1 Bộ nhân dạng tiền. 24
5.1.1 Giới thiệu. 24
5.1.2 Nguyên lý hoạt động. 24
5.1.3 Cấu tạo hệ thống nhận dạng tiền. 26
5.1.4 Lưu đồ giải thuật khối nhận tiền. 28
5.1.5 Sơ đồ khối điều khiển của hệ thống nhận dạng tiền giấy. 30
5.2 Bộ trả tiền thừa. 31
5.2.1 Giới thiệu. 31
5.2.2 Cấu tạo và tính toán các yếu tố cơ bản. 31
5.2.3 Sơ đồ khối điều khiển. 34
5.3 Module thẻ từ NFC.. 35
5.3.1 NFC là gì?. 35
5.3.2 NFC hoạt động như thế nào?. 36
5.3.3 Các ứng dụng chọn NFC.. 37
5.4 Module SIM300CZ.. 38
5.4.1 Giới thiệu Module SIM300CZ. 38
5.4.2 Sơ đồ khối điều khiển việc đọc tin nhắn SMS. 39
CHƯƠNG 6: HỆ THỐNG ĐIỆN – ĐIỆN TỬ... 41
6.1 Giới thiệu. 41
6.2 Hệ thống điện – điện tử. 41
6.2.1 Sơ đồ khối nguồn cung cấp. 41
6.2.2 Mạch công suất42
6.2.3 Mạch giao tiếp RS232. 42
CHƯƠNG 7: PHẦN MỀM ĐIỀU KHIỂN.. 45
7.1 Giao diện tương tác người dùng sử dụng phần mềm Visual C-Sharp. 45
7.1.1 Các yêu cầu và tính năng cơ bản của giao diện tương tác. 45
7.2 Giao diện giao tiếp với người dùng. 46
7.3 Sơ đồ khối cách sử dụng máy qua màn hình giao diện. 48
CHƯƠNG 8: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ KẾT LUẬN.. 49
8.1 Kết quả và thực nghiệm.. 49
8.1.1 Đối với hệ thống nhận dạng tiền. 49
8.1.2 Đối với hệ thống trả tiền thừa. 50
8.1.3 Đối với module thanh toán bằng thẻ từ. 51
8.2 Kết luận. 51
8.2.1 Hạn chế của đề tài52
8.2.2 Hướng phát triển. 52
PHỤ LỤC 1. 53
PHỤ LỤC 2. 54
PHỤ LỤC 3. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 63
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Chúng ta hiện nay đang sống trong một thời đại mọi việc đều diễn ra nhanh chóng và theo xu hướng tự động hóa. Chúng ta đều muốn mọi việc phải nhanh hơn, hiệu quả hơn, tiện nghi hơn. Ở các nước phương Tây, Nhật Bản và Bắc Mỹ máy bán hàng tự động trở nên quen thuộc và không thể thiếu.
Ở Việt Nam, hình thức máy dịch vụ cũng như máy phục vụ đang dần phát triển và hứa hẹn sẽ đem lại nhiều sự tiện ích, văn minh, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu cho hàng triệu dân ở nước ta. Xung quanh ta đi bất cứ đâu cũng thấy những sản phẩm công nghệ mang tính tự động, bán tự động cao. Chẳng hạn như máy bán nước ngọt tự động, máy nạp thể điện thoại tự động.
Hiện nay nhu cầu cập nhật thông tin hằng ngày là thói quen không thể thiếu của rất nhiều người. Do đó nhu cầu đọc sách, báo, tạp chí của mọi người cũng tăng theo. Với nhu cầu đọc ngày càng lớn nên các sạp báo bên đường và những người bán báo dạo cũng tăng lên rất nhiều, nhưng không phải nơi nào cũng có các sạp bán báo như vậy, nhất là ở các trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, nơi công cộng.
Nhận thấy những khó khăn đó, chúng tôi đã nghiên cứu và chế tạo ra chiếc máy bán các loại sách, báo, tạp chí tự động. Máy bán báo ra đời nhằm phục vụ người đọc có thể dễ dàng mua báo, tạp chí ở những nơi công cộng. Với việc thiết kế cơ cấu đẩy báo hợp lý phù hợp các khổ báo khác nhau giúp máy bán báo hoạt động chính xác, giao diện đơn giản qua một màn hình LCD giúp người dùng dễ dàng sử dụng. Sản phẩm được tích hợp công nghệ nhận dạng các loại tiền linh hoạt trong thanh toán, phương thức trả lại tiền dư linh hoạt. Điểm đặc biệt là máy bán báo còn có thể thanh toán bằng thẻ NFC-công nghệ giao tiếp khoảng cách gần, và bằng hệ thống tin nhắn SMS.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và chế tạo máy bán báo tự động sử dụng nhiều phương thức thanh toán với các tính năng như sau :
- Bán được các loại sách báo tạp chí có kích thước khổ giấy A4 với mọi độ dày khác nhau.
- Giao tiếp dễ dàng với người dùng thông qua màn hình LCD 42 inch.
- Vận hành ổn định, cơ cấu đẩy báo phải chính xác.
- Thanh toán được bằng tiền mặt, công nghệ thẻ từ NFC, và hệ thống tin nhắn SMS
- Mẫu mã đẹp và tiện dụng, thân thiện với người dùng.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến vấn đề nghiên cứu máy bán hàng tự động:
- Hình dáng bên ngoài chiếc máy.
- Cơ cấu đẩy phải ổn định.
- Các module thanh toán : bộ phận xử lý tiền, thẻ từ, module GSM
- Mạch điều khiển, mạch công suất
- Giao tiếp người dùng qua màn hình cảm ứng LCD.
- Giải thuật điều khiển cho máy bán hàng.
- Giá thành sản phẩm và hiệu quả kinh tế của máy.
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu nguyên lý làm việc của một máy dịch vụ tự động trên thế giới cũng như ở Việt Nam để từ đó giúp chúng ta có được những kinh nghiệm, tích luỹ kiến thức, rút ra những ưu khuyết điểm của các máy đã được chế tạo, từ đó thu thập, nghiên cứu, tính toán lý thuyết, thiết kế máy, xây dựng giải thuật cho máy.
Tìm hiểu khả năng truy xuất, tương tác với cơ sở dữ liệu, qua đó tìm ra hướng lập trình, điều khiển các thiết bị ngoại vi.
Nghiên cứu và chế tạo một máy báo tạp chí tự động có khả năng ứng dụng thực tiễn cao là một vấn đề quan trọng, nó quyết định đến chất lượng cũng như giá trị của sản phẩm khi ta đưa ra sử dụng thực tế.
Nghiên cứu tiền giấy và tiền polymer do nhà nước Việt Nam phát hành và đang sử dụng rộng rãi trong xã hội. Làm sao nhận biết được các đồng tiền đang lưu hành hiện nay trên thị trường và chống tình trạng tiền giả? Khi ta nắm được đầy đủ các đặc điểm của đồng tiền giấy và tiền polymer thì ta sẽ xử lý tốt việc nhận chính xác và trả tiền thừa cho khách hàng.
Nghiên cứu module SIM để tận dụng sự phổ biến của điện thoại vào làm hình thức thanh toán thông minh. Ngoài ra, còn sử dụng nó để giám sát, thông báo lỗi hệ thống xảy ra đến người quản lý để khắc phục ngay lập tức.
Nghiên cứu phương thức thanh toán bằng thẻ từ NFC, một công nghệ mới ở Việt Nam giúp việc thanh toán trở nên dễ dàng tiện lợi nhanh chóng nhất.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, nhóm thực hiện đề tài đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Trong đó đặc biệt là phương pháp tham khảo tài liệu, từ đó tìm ra ý tưởng mới để hình thành đề cương của đề tài. Từ những kiến thức thu thập được qua mạng internet, qua các sách chuyên ngành về điện tử, cơ khí, các sách về tự động hoá đã hình thành nên những ý tưởng mới.
Đồng thời, nhóm thực hiện đề tài còn sử dụng phương pháp quan sát và thực nghiệm để có thể chế tạo thành công máy.
1.6 Giới hạn đề tài nghiên cứu
Kích thước chiếc máy thiết kế còn hơi thô.
Chức năng trả tiền thừa đối với tiền polymer chỉ thực hiện được với 1 loại tiền.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ MÁY BÁN HÀNG BÁO, TẠP CHÍ TỰ ĐỘNG.
2.1 Sơ lược sự phát triển của máy bán hàng bán báo, tạp chí tự động.
Thế giới ngày càng phát triển, các tòa nhà cao ốc ngày càng được xây dựng nhiều và trở thành nét đẹp của một đô thị cũng như thể hiện sự phát triển của một quốc gia.
Ở các quốc gia phát triển tiên tiến trên thế giới như Nhật, Mỹ, Pháp, Anh… thì các đô thị của họ đã phát triển mạnh mẽ từ rất sớm (khoảng thập niên 70 của thế kỷ 20). Bên cạnh sự phát triển đó thì một số vấn đề của xã hội cũng dần bị đào thải bớt như các tạp hóa nhỏ, các sạp báo ven đường, những người bán báo dạo. Thay vào đó là các máy bán hàng tự động, những máy này đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội phát triển và đồng thời đem lại một phần vẻ đẹp cho các đô thị. Máy bán hàng tự động thì rất là đa dạng từ máy bán nước giải khát đóng chai, máy bán cafe nóng, máy bán snack, máy bán báo, tạp chí, sách….
Không ngoài sự phát triển chung của thế giới, nước ta cũng đang ngày càng phát triển nhất là các đô thị lớn như Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Hà Nội, Tp.Đà Nẵng và các thanh phố đang phát triển khác thì các tòa cao ốc văn phòng, các trung tâm thương mại ngày càng được xây dựng nhiều. Ở những nơi này thì những sạp báo nhỏ ven đường, những người bán báo dạo thì không thể buôn bán được một phần vì vẻ mỹ quang của chúng. Nhưng những tòa cao ốc và các trung tâm thương mại là nơi tập trung rất nhiều nhân viên, nhu cầu cập nhật thông tin thì rất lớn nhất là vào lúc giải lao, thư giản. Thế nhưng những nơi này lại chưa có nhiều các loại máy bán báo, tạp chí, sách tự động cũng như các máy bán hàng tự động khác.
2.2 Tình hình nghiên cứu
2.2.1 Nước ngoài
Một máy bán báo,tạp chí tự động ở nước ngoài hiện tại thì đã được sản xuất từ rất lâu, khoảng thập niên 70-80 của thế kỷ 20
Hình 2.1 : Một số loại máy bán sách báo, tạp chí và bưu thiếp trên thế giới.
Hiện nay, trong các máy bán hàng nói chung cũng như các máy bán báo, tạp chí nói riêng trên thế giới, thường sử dụng các loại thiết bị sau:
- Bộ thu tiền.
Được thiết kế gồm có 2 phần: phần nhận dạng và phân biệt các loại tiền giấy và phần hộp sắt dùng để chứa tiền.
Hình 2.2 Máy thu tiền giấy
- Bộ thối tiền xu.
Do ở các quốc gia khác, trong hệ thống tiền tệ của họ tiền lẻ được sử dụng chủ yếu là tiền xu nên bộ thối tiền của họ là thối tiền xu. Vì thế bộ phận thối tiền được thiết kế phục vụ cho việc thối các loại tiền xu.
Hình 2.3 Máy thối tiền xu
- Lo xo dùng để chứa các tờ tạp chí.
Qua tìm hiểu các loại máy bán hàng trên thế giới thông qua Internet và thông tin truyền thông thì nhóm đã nhận thấy một đặc điểm chung ở cơ cấu cấp sản phẩm mà các máy thường dùng là dựa vào các bước lò xo để đặt các sản phẩm muốn bán cho phù hợp
Hình 2.4: lò xo dùng cho việc cấp tạp chí, báo.
2.2.2 Trong nước.
Ở nước ta đã từng có một số công ty nhập máy bán báo tự động từ nước ngoài về với mục đích là bán các loại tạp chí nhưng các máy đó đã lộ ra nhiều đặc điểm không phù hợp như cơ cấu đưa báo dựa vào bước xoắn của lo xo làm cho các tờ tạp chí cong vênh mép, thanh toán và trả tiền dư bằng tiền xu không phù hợp đại đa số người dân nước ta hiện nay nên chiếc máy đã ngừng sử dụng.
2.3 Hướng nghiên cứu.
Để nâng cao khả năng chủ động tiếp thu, ứng dụng và phát triển các công nghệ mới, tiên tiến trên thế giới phục vụ cho việc sản xuất các máy bán hàng tự động nói chung cũng như máy bán báo, tạp chí, sách nói riêng hoàn toàn trong nước hạn chế tới mức tối thiểu việc phải nhập các máy bán hàng từ nước ngoài về. Từ đó làm cho nền công nghiệp chế tạo trong nước ngày càng phát triển. Nên việc chế tạo thử nghiệm một máy bán hàng tự động nói chung cũng như là máy bán báo, tạp chí, sách tự động thì rất là cần thiết trong lúc nước ta đang bước vào thời kì phát triển như bây giờ.
Nghiên cứu và chế tạo máy bán báo, tạp chí, sách tự động sử dụng nhiều phương thức thanh toán với các tính năng như sau :
- Bán được các loại sách báo tạp chí có kích thước khoảng khổ giấy A4 với các độ dày khác nhau (<15mm).
- Giao tiếp dễ dàng với người dùng thông qua màn hình LCD 32 inch.
- Vận hành ổn định, cơ cấu đẩy báo phải chính xác.
- Thanh toán được bằng tiền mặt, công nghệ thẻ từ NFC, và hệ thống tin nhắn SMS
- Hình dáng máy đẹp, bắt mắt và tiện dụng, thân thiện với người dùng.
2.4 Nhiệm vụ của đề tài và phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu nguyên lý làm việc của một máy dịch vụ tự động trên thế giới cũng như ở Việt Nam để từ đó giúp chúng ta có được những kinh nghiệm, tích luỹ kiến thức, rút ra những ưu khuyết điểm của các máy đã được chế tạo, từ đó thu thập, nghiên cứu, tính toán lý thuyết, thiết kế máy, xây dựng giải thuật cho máy.
Tìm hiểu khả năng truy xuất, tương tác với cơ sở dữ liệu, qua đó tìm ra hướng lập trình, điều khiển các thiết bị ngoại vi.
Nghiên cứu và chế tạo cơ cấu cấp báo, tạp chí tự động có khả năng ứng dụng thực tiễn cao là một vấn đề quan trọng, nó quyết định đến chất lượng cũng như giá trị của sản phẩm khi ta đưa ra sử dụng thực tế.
Nghiên cứu và chế tạo một vỏ máy bán báo, tạp chí động có kiểu dáng mới mẻ và tạo ra cảm giác độc đáo, đẹp trong mắt mọi người.
Nghiên cứu tiền giấy và tiền polymer do nhà nước Việt Nam phát hành và đang sử dụng rộng rãi trong xã hội. Làm sao nhận biết được các đồng tiền đang lưu hành hiện nay trên thị trường và chống tình trạng tiền giả? Khi ta nắm được đầy đủ các đặc điểm của đồng tiền giấy và tiền polymer thì ta sẽ xử lý tốt việc nhận chính xác và trả tiền thừa cho khách hàng.
Nghiên cứu module SIM để tận dụng sự phổ biến của điện thoại vào làm hình thức thanh toán thông minh. Ngoài ra, còn sử dụng nó để giám sát, thông báo lỗi hệ thống xảy ra đến người quản lý để khắc phục ngay lập tức.
Nghiên cứu phương thức thanh toán bằng thẻ từ NFC, một công nghệ mới ở Việt Nam giúp việc thanh toán trở nên dễ dàng tiện lợi nhanh chóng nhất.
2.5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đồ án sản phẩm cơ điện tử này, nhóm đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Trong đó đặc biệt là phương pháp tham khảo tài liệu, tìm hiểu nhu cầu từ thực tế xã hội, từ đó tìm ra ý tưởng mới để hình thành đề cương của đề tài. Từ những kiến thức thu thập được qua mạng internet, qua các sách chuyên ngành về điện tử, cơ khí, các sách về tự động hoá đã hình thành nên những ý tưởng ban đầu phục vụ cho việc thực hiện đồ án.
Đồng thời, nhóm còn sử dụng phương pháp quan sát và thực nghiệm để có thể chế tạo thành công máy bán báo tự động.
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO CƠ CẤU ĐẨY BÁO
3.1. Các phương án di chuyển của trục toạ độ
3.1.1 Phương án sản phẩm cố định
Hình 3.1 Phương án sản phẩm cố định
Phương án sản phẩm cố định được chỉ ra ở Hình 2.1. Đặc điểm của phương án này:
-Sản phẩm được đặt cố định trên ngăn chứa.
-Trục X ngoài chuyển động của nó giúp cho việc đẩy sản phẩm rơi xuống, còn kèm theo chuyển động trục Z do đó cần chế tạo cơ hệ có kết cấu vững chắc đảm bảo sự di chuyển ổn định của cơ hệ.
-Trục Z di chuyển phụ thuộc bề dày của sản phẩm (ở đây là chiều dày của tờ báo, tạp chí hay cuốn sách)
3.1.2 Phương án sản phẩm di chuyển theo một trục
Hình 3.2 Phương án sản phẩm đặt trên bàn di chuyển theo một trục
Phương án sản phẩm đặt trên bàn di chuyển như Hình 2.2.
Đặc điểm của phương án này:
-Sản phẩm được đặt lên trên bàn có thể di chuyển tịnh tiến theo một phương.
-Ít rung động cho cơ hệ hơn phương án đặt sản phẩm cố định. Tuy nhiên khi sản phẩm di chuyển dọc trục X thì việc xác định tải cố định thì rất khó do khối lượng của sản phẩm luôn thay đổi.
3.1.3 Lựa chọn phương án di chuyển tối ưu
Trong thiết kế máy nói chung cũng như các cơ cấu máy nói riêng để lắp ráp hoàn thiện một sản phẩm nói chung, cần đảm bảo sự ổn định cũng như sự rung động của máy ở mức chấp nhận được.
Đối với phương pháp đặt sản phẩm cố định, khối lượng di chuyển của cánh tay đẩy máy ít dẫn đến sự rung động do cơ cấu đẩy đó hoạt động tạo ra ít, ít gây ra tiếng ồn nhất.
Đối với phương pháp sản phẩm di chuyển theo một trục thì khối lượng sản phẩm biến đổi từ lúc đầy sản phẩm tới lúc ít sản phẩm nên việc xác định tải cần thiết để lựa chọn động cơ thì rất khó.
Theo yêu cầu gia của cơ cấu đẩy báo là gọn, có thể bán được các loại báo, tạp chí, sách có kích thước khoảng tờ giấy A4 và hoạt động ổn định cũng như ít gây ra tiếng động nên việc lựa chọn phương án đặt sản phẩm cố định là phù hợp nhất.
3.2. Lựa chọn cơ cấu truyền động và dẫn hướng
Với yêu cầu đặt ra cho máy là có thể bán được các loại báo, tạp chí, sách được đặt nằm, có độ dày tối đa là 15mm và kích thước giới hạn là khoảng tờ giấy A4(297x210), vì vậy khoảng hành trình chuyển động của đầu đẩy báo phải lớn hơn 100mm theo trục X (khoảng ½ chiều dọc của tờ báo, tạp chi, sách), theo trục Y thì cố định và dịch chuyển theo phương thẳng đứng (trục Z) tùy thuộc vào bề dày của mỗi tờ báo.
Do yêu cầu về kích thước chuyển động của trục X tương đối nhỏ và yêu cấu độ chính xác không cao nên ta chọn cơ cấu truyền động là bộ truyền xích. Do hành trình chuyển động trục Z tùy thuộc vào tờ tạp chí, sách, độ phân giải không yêu cấu cao mà cần phải có sự di chuyển lên xuống linh hoạt nên bộ dẫn hướng bằng thanh trượt bi được lựa chọn.
3.2.1 Bộ truyền xích
Đĩa xích – dây xích làm việc theo nguyên lý ăn khớp, thực hiện truyền chuyển động và công suất nhờ vào sự ăn khớp của các răng trên đĩa xích và các mắt xích trên dây xích. Bộ truyền bánh xích – dây xích giúp truyền chuyển động giữa hai truc song song với nhau hay biến chyển động quay thành chuyển động tịnh tiến.
Ưu điểm của bộ truyền bánh xích – dây xích:
+Tỉ số truyền ổn định do không có hiện tượng trượt.
+Hiệu suất cao, có thể đạt 98% nếu được chăm sóc tốt và sử dung hết khả năng tải, thông thường từ 0.95 – 0.97.
+Lực tác động lên ổ trục nhỏ.
+Vận tốc tức thời của xích và đĩa bị dẫn không ổn định nhất là khi số răng của đĩa xích nhỏ.
+Dễ tìm kiếm trên thị trường.
+Có tiếng ồn khi làm việc do va đập khi vào khớp nên hạn chế sử dụng ở bộ truyền ở tốc độcao.
Tuy nhiên bộ truyền này đòi hỏi độ chính xác khi gia công bánh xích và các mắt xích cao.
Đối với việc cấp báo, tạp chí, sách bằng cơ cấu đẩy tịnh tiến thì tốc độ di chuyển của thanh trượt với tốc độ di chuyển tương dối chậm. Do đó việc lựa chọn bộ truyền bánh xích – dây xích đã đáp ứng được những yêu cầu đó.
Từ những đặc điểm trên, bộ truyền bánh xích – dây xích là lựa chọn tối ưu cho trục X với các thông số tiêu chuẩn như sau:
+Chiều dài dây xích:
-Trục X: 200mm
-Bước xích:
+Bánh xích:
-Đường kính vòng chia: d1 = 60mm
-Số răng: z = 28.
3.2.2 Dẫn hướng bằng thanh trượt bi
Hình 3.3: Thanh trượt bi
Thanh trượt bi (Hình 2.7) hiện nay chủ yếu dùng các con lăn hình trụ hoặc dùng các viên bi bằng thép. Các viên bi được đặt trong hai rãnh ở hai phía của con trượt, giúp con trượt di chuyển nhẹ nhàng mà không tạo ra tiếng ồn. Sử dụng thanh trượt bi giúp việc lắp đặt và bảo dưỡng dễ dàng.
Đối với việc di chuyển bộ truyền động phục vụ cho việc đẩy báo lên xuống theo trục Z với yêu cầu phải lên xuống êm, nhẹ, không bị kẹt và ít gây ra tiếng ồn thì phương án sử dụng thanh trượt bi là tối ưu và phù hợp với yêu cầu nhất.
Do kích thước và khối lượng của cánh tay đẩy báo nhỏ (0.5kg) nên lựa chọn thanh trượt bi dẫn hướng với các thông số:
-Trục Z: kích thước thanh trượt 10x12x350 mm
*Kết cấu chung cơ cấu đẩy báo.
Từ những yêu cầu về kích thước sản phẩm, điều kiện gia công chế tạo và những thiết bị có sẵn trên thị trường thì cấu trúc tổng thể của cơ cấu đẩy báo đã được xây dựng như sau:
Hình 3.4 Sơ đồ động của cơ cấu đẩy báo
Hình 3.5: Kết cấu cơ cấu đẩy báo, tạp chí, sách.
Kết cấu chung (Hình 3.5) bao gồm:
+ Trục X: mang theo cơ cấu thanh gạt dùng để đẩy báo. Di chuyển ra vào bằng thanh trượt. Động cơ truyền động thông qua bộ truyền bánh xích – dây xích, chuyển đổi chuyển động quay của bánh xích thành chuyển động tịnh tiến ở dây xích được gắn cố định vào thanh trượt.
+ Trục Z: cơ cấu dẫn hướng bằng thanh trượt mang theo kết cấu của trục X được gắn vào con trượt. Con trượt sẽ di chuyển lên xuống thanh trượt hoàn toàn phụ thuộc vào chiều dày của tất cả sản phẩm để vào và trọng lực.
Sơ đồ lắp ráp của cơ cấu đẩy như Hình 3.6.
Cơ cấu đẩy |
Khung Khay chứa
|
Các tấm đế |
Thanh ray bi |
Bass gá động cơ, thanh ray trượt |
Động cơ |
Bộ truyền xích |
Thanh ray |
Đầu đẩy |
ổ bi |
kim |
Hình 3.6 Sơ đồ lắp ráp của hệ thống
Kết cấu cụ thể của cơ cấu đẩy báo, tạp chí, sách sẽ được biểu diễn bằng tập bản vẽ chi tiết kèm theo ở Phụ Lục 1.
3.3 Tính toán khối lượng máy và mô phỏng chuyển vị.
3.3.1 Các số liệu dùng để tính toán
Khối lượng chi tiết được tính theo công thức
M=VD
-M: khối lượng của chi tiết
-V: thể tích của chi tiết
-D: khối lượng riêng
Khối lượng riêng của thép CT3 là 7805kg/m3
Bảng 1: Khối lượng của các chi tiết trong máy
|
|
|
3.3.2 Kết quả mô phỏng ứng suất và chuyển vị của cơ cấu đẩy.
Bằng sự hỗ trợ phân tích lực có tích hợp sẵn trong phần mềm Inventor nên ta có thể dễ dàng mô phỏng việc phân tích lực cũng như là chuyển vị của cơ cấu đẩy khi có tải trọng đặt vào.
a. Cơ cấu tổng thể
Cơ cấu đẩy có thể chuyển động theo2 phương X, Z nên tại mỗi vị trí của đầu đẩy nó gây ra các ứng suất và chuyển vị khác nhau trên từng chi tiết. Ở đây ta chỉ xét được ứng suất và chuyển vị của cơ cấu tại trạng thái tĩnh ở một vị trí cố định.
Hình 3.7: Ứng suất của toàn cơ cấu
Hình 3.8: Chuyển vị theo phương X
Hình 3.9: vùng an toàn cho cơ cấu
Do cơ cấu có dùng kim để thực hiện quá trình đẩy nên khi có sản phẩm chứa vào khay khoảng 6kg thì vùng nguy hiểm của khay được thể hiện như hình trên và đầu kim tác động lên sản phẩm sẽ là vùng nguy hiểm nhất, do luc tập trung chủ yếu ở đây.
3.4 Tính toán thông số các bộ truyền:
Chọn động cơ cho trục X:
.........................................................
CHƯƠNG 5: NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN
5.1 Bộ nhân dạng tiền
5.1.1 Giới thiệu
Bộ nhận dạng tiền có nhiệm vụ đọc và phân loại tiền để gửi tín hiệu lên bộ phận điều khiển, kết hợp với thông tin từ khách hàng và cơ sở dữ liệu được lưu trữ để tiến hành giao dịch, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ở Việt Nam, hiện có hai loại tiền, tiền kim loại và tiền giấy làm bằng chất liệu cotton hoặc polymer. Tuy nhiên, loại tiền kim loại hiện đã tạm dừng sử dụng, chỉ còn lại tiền polymer và tiền giấy mệnh giá nhỏ 2.000 và 5.000 VNĐ.
5.1.2 Nguyên lý hoạt động
Bảng 1 thể hiện thông tin về chất liệu, kích thước, màu sắc của các mệnh giá tiền Việt Nam đang lưu hành trên lãnh thổ Việt nam. Đây cũng chính là cơ sở ban đầu để thiết kế hệ thống nhận dạng tiền.
..............................................
CHƯƠNG 4 : THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO VỎ MÁY
4.1 Các phương án thiết kế vỏ máy :
4.1.1 Phương án các tờ báo, tạp chí, sách sẽ được biểu diễn sau mặt kính.
Phương án các tờ báo, tạp chí, sách được biểu diễn sau mặt kính được hiểu là các loại báo, tạp chí, sách mà máy có bán sẽ được trưng bày trên một khung giá đỡ sau tấm kính.
Đặc điểm của phương án này:
-Các loại báo, tạp chí, sách được biểu diễn ra cho người mua được thấy rõ trang bìa.
-Mỗi lần thay đổi sản phẩm mới thì người đặt báo phải thay luôn tờ báo mẫu đó cho đúng thứ tự.
-Tổn thất đi một tờ báo, tạp chí, sách dùng để trưng bày.
-Bộ phận thanh toán tiền và mạch điều khiển nằm trung một tủ.
4.1.2 Phương án các tờ báo, tạp chí, sách được biểu diễn trên màn hình TV.
Phương án các tờ báo, tạp chí, sách được biểu diễn trên màn hình TV được hiểu là các loại báo, tạp chí, sách mà máy có bán sẽ được trình chiếu lần lượt trên màn hình TV với các số thứ tự của sản phẩm tương ứng.
Đặc điểm của phương án này:
-Các loại báo, tạp chí, sách được trình chiếu trên TV giúp người dùng xem thấy và lựa chọn một cách dễ dàng.
-Màn hình TV ngoài việc trình chiếu các loại sản phẩm có bán và thêm vào đó là có thể chiếu thêm các clip quảng cáo giúp có thêm kinh phí cho máy hoạt động.
-Mỗi lần thay đổi sản phẩm mới thì người đặt báo chỉ cần thêm ảnh của sản phẩm mới đó vào vị trí muốn thay tương ứng.
-Bộ phận thanh toán tiền và mạch điều khiển cũng như máy tính xử lý trung tâm nằm trong một tủ.
4.1.3 Phương án các tờ báo, tạp chí, sách được biểu diễn trên màn hình TV có thêm một tủ điều khiển trung tâm đi kèm theo.
Phương án các tờ báo, tạp chí, sách được biểu diễn trên màn hình TV có thêm một tủ điều khiển trung tâm đi kèm theo được hiểu là các loại báo, tạp chí, sách mà máy có bán sẽ được trình chiếu lần lượt trên màn hình TV với các số thứ tự của sản phẩm tương ứng ở một tủ chính. Còn bộ phận thanh toán, máy tính điều khiển trung tâm nằm ở một tủ riêng ở kề bên
Đặc điểm của phương án này:
-Các loại báo, tạp chí, sách được trình chiếu trên TV giúp người dùng xem thấy và lựa chọn một cách dễ dàng.
-Màn hình TV ngoài việc trình chiếu các loại sản phẩm có bán và thêm vào đó là có thể chiếu thêm các clip quảng cáo giúp có thêm kinh phí cho máy hoạt động.
-Mỗi lần thay đổi sản phẩm mới thì người đặt báo chỉ cần thêm ảnh của sản phẩm mới đó vào vị trí muốn thay tương ứng.
-Bộ phận thanh toán tiền và mạch điều khiển nằm ở một tủ riêng biệt.
-Tủ chứa bộ phận thanh toán và máy tính có thể dùng để ghép nối thêm các máy bán hàng khác lại với nhau, thuận lợi cho việc quản lý thông tin cũng như là tiền tệ.
4.1.4 Lựa chọn phương án thiết kế vỏ máy tối ưu.
Trong thiết kế máy phục vụ cho nhu cầu của xã hội ngoài việc máy phải hoạt động ổn định theo thời gian, giảm tới mức tối thiểu những sai xót có thể xảy ra. Máy còn phải có một thiết kế vỏ bên ngoài đẹp và có chức năng bảo vệ được các thiết bị chứa bên trong.
Đối với phương án các tờ báo, tạp chí, sách đặt sau mặt kính thì ta phải tổn thất một sản phẩm để trưng bày và không có thêm nguồn thu nào khác từ máy ngoài lợi nhuận của việc bán báo, tạp chí, sách.
Đối với phương án các tờ báo, tạp chí, sách được biểu diễn trên màn hình TV thì ta sẽ gắn thêm một TV, nhưng thay vì khoảng đầu tư ban đầu có cao hơn một ít thì máy khi đi vào hoạt động ngoài việc thu lợi nhuận từ việc bán sản phẩm mà thu thêm được kinh phí từ việc cho thuê TV để chiếu các clip quảng cáo.
Đối với phương án các tờ báo, tạp chí, sách được biểu diễn trên màn hình TV có thêm một tủ điều khiển trung tâm. Ngoài việc thu thêm kinh phí từ việc trình chiếu clip quảng cáo, máy còn có thể mở rộng ra thêm với các máy bán hàng khác như bán nước, bán bánh…. Mà các máy đó không cần gắn thêm các bộ phận thanh toán nữa.
Theo yêu cầu máy bán báo, tạp chí, sách có thể kết hợp với các máy bán hàng khác nhằm làm hạn chế sử dụng nhiều thiết bị thanh toán và có thể thu thêm kinh phí từ việc chiếu các clip quảng cáo nên phương án các tờ báo, tạp chí, sách được biểu diễn trên màn hình TV có thêm một tủ điều khiển trung tâm là phù hợp nhất.
4.1.5 Kết cấu chung của vỏ máy.
Từ những yêu cầu về kích thước sản phẩm, điều kiện gia công chế tạo và những cơ cấu đẩy báo đã được chế tạo (chương 2) thì cấu trúc tổng thể của vỏ máy đã được thiết kế như sau:
...................................................
CHƯƠNG 8: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ KẾT LUẬN
Trong phần này nhóm nghiên cứu tiến hành thực nghiệm và đưa ra kết luận, đánh giá những gì nhóm đã làm được và những hạn chế.
8.1 Kết quả và thực nghiệm
Đối với một đề tài nghiên cứu, điều quan trọng là kết quả thực nghiệm. Dựa trên kết quả thực nghiệm những lần vận hành thử để biết được những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được để tìm cách khắc phục. Các sai sót hay hệ thống hoạt động có ổn định hay không thì qua thực nghiệm sẽ nói lên điều đó. Sau đây là kết quả thực nghiệm các đối tượng chính mà nhóm đã thiết kế.
8.1.1 Đối với hệ thống nhận dạng tiền
Nội dung |
Kết quả |
Các loại tiền nhận được |
|
Thời gian xử lý |
|
Trường hợp không nhận dạng được |
|
Tín hiệu giao tiếp |
|
Bảng 6: Kết quả đạt được với bộ nhận dạng tiền
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên 2 mẫu tiền với mệnh giá 5.000 đồng và 2 mẫu tiền mệnh giá 20.000 đồng, mỗi mẫu thử 50 lần , kết quả được như bảng 4:
Loại tiền |
Khả năng nhận dạng |
|||
Nhận đúng |
Không nhận |
Nhận sai |
||
5.000 đồng |
Tờ 1 |
44 lần |
6 lần |
0 |
Tờ 2 |
46 lần |
4 lần |
0 |
|
20.000 đồng |
Tờ 3 |
43 lần |
7 lần |
0 |
Tờ 4 |
47 lần |
3 lần |
0 |
Bảng 7: Kết quả thực nghiệm khả năng nhận dạng của bộ nhận tiền
Thông qua cuộc kiểm tra, ta thấy được hệ thống nhận dạng tiền có khả năng nhận diện khá tốt (90%), trong 200 lần kiểm tra chỉ có 20 lần không nhận được, không có trường hợp nhận diện sai mệnh giá tiền. Các trường hợp không nhận dạng được hệ thống nhận dạng sẽ đẩy tiền ra trả lại.
vNguyên nhân nhận dạng không được:
- Việc đưa tiền vào bộ nhận dạng chưa đúng cách, làm cho tờ tiền đi lệch hướng, nên chiều dài tờ tiền đo được không phù hợp với dữ liệu thu thập trước đó.
- Tờ tiền bị cũ, nhàu nát, bị phai màu.
- Đưa nhiều tiền vào cùng một lúc.
8.1.2 Đối với hệ thống trả tiền thừa
Hệ thống trả tiền thừa có khả năng xuất ra một loại tiền trong một thời gian khoảng 2.5 giây, được điều khiển bằng tín hiệu xung, sau khi chi trả tiền xong, hệ thống sẽ hồi tiếp số tiền đã trả lên bộ điều khiển. Trong đề tài này chúng tôi chỉ cho hệ thống hoạt động với một loại tiền mệnh giá 5.000 đồng. Tiến hành khảo sát trong 50 lần, chúng tôi có kết quả như bảng 5 dưới đây.
Số lần trả đúng |
Số lần trả sai |
47 |
3 |
Bảng 8: Kết quả thực nghiệm với bộ trả tiền thừa
Qua kiểm tra, ta thấy hệ thống hoạt động khá ổn định ( 94% ), trong đó chỉ có ba lần hệ thống trả sai, hai lần là do tiền bị ẩm, dính với nhau nên hoạt động sai, một trường hợp do tiền đã cũ, nát nên khi qua rulo bị vướng lại.
8.1.3 Đối với module thanh toán bằng thẻ từ
Qua thử nghiệm 50 lần thanh toán bằng thẻ từ thì đều hoạt động tốt, khi thẻ hết tiền sẽ có thông báo hết tài khoản trong thẻ cần nạp thêm tiền vào thẻ thì mới giao dịch được.
8.2 Kết luận
Máy đã được test thử, tuy vẫn còn một số lỗi nhưng đã được khắc phục và đến nay đã hoạt động ổn định.
Qua đồ án sản phẩm này chúng em học được cách làm việc nhóm, tổ chức thực hiện, phân công nghiệm vụ cụ thể, giải quyết các vấn đề cụ thể và vấn đề nảy sinh, hiểu và ứng dụng chế tạo thành công một sản phẩm cơ điện tử.
Ứng dụng các môn học chuyên ngành để hoàn thành một sản phẩm cơ điện tử.
Ứng dụng thành công vi điều khiển PIC là một trong những dòng vi điều khiển mạnh nhất hiện nay. Từ đó làm nền tản cho việc phát triển chế tạo máy bán hàng tự động sử dụng nhiều phương thức thanh toán đưa vào sử dụng rộng rãi trên thị trường nâng cao chất lượng cuộc sống, văn minh đô thị, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Hình 8.1: Máy bán báo tạp chí tự động
8.2.1 Hạn chế của đề tài
_ Máy chỉ nhận dạng được tiền polymer có các mệnh giá 2.000,5.000,10.000, 20.000, 50.000,100.000 VND, không nhận dạng được các loại tiền giấy cũ cũng như tiền polymer có mệnh giá lớn hơn.
_ Khối lượng máy còn khá lớn, gây khó khăn trong việc vận chuyển.
_ Chức năng trả tiền thừa chỉ thực hiện được với 1 mệnh giá 5.000 VND.
8.2.2 Hướng phát triển
- G khối lượng máy
- Tăng số đầu báo được bán
- Sửa lại cơ cấu đẩy báo tối ưu hơn nữa
Phụ lục:
.............................................
break;
case '*':
i=0;
s=8;
kt_thoi=1;
delstr();
break;
case '(':
i=0;
s=9;
kt_thoi=1;
delstr();
break;
default:
break;
}
}
}
void guikytu(char c)
{
while(TXIF==0);
TXREG=c;
}
void guichuoi(const char* s)
{
while(*s){
guikytu(*s++);
}
}
void putch (char c)
{
guikytu(c);
}
void delstr(void)
{
for(char i=20; i>0;i--)
{
chuoi[i]='\0';
}
return;
}
void in()
{
slt=s;
while (slt>0)
{
RA3=0;
for (unsigned char v=0; v <7; v++)
{
RA2=~RA2;
__delay_ms(100);
}
RA3=1;
for (unsigned char v=0; v <5; v++)
{
RA2=~RA2;
__delay_ms(200);
}
slt--;
}
for (unsigned char v=0; v <20; v++)
{
RA2=~RA2;
__delay_ms(100);
}
RA2=1;
}
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] GS.TS Trần Thanh Kỳ, Thiết kế cơ khí, Nhà Xuất Bản Khoa Học Giáo Dục, Hà Nội, 2003
[2] PGS. TS. Nguyễn Văn Yến, Giáo trình chi tiết máy, Nhà Xuất Bản Giao Thông Vận Tải, Hà Nội, 2008
[3] Trịnh Chất – Lê Uyển, Sổ tay tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, Nhà Xuất Bản Khoa Học Giáo Dục, Hà Nội, 2004
[4] Trương Văn Tám, Mạch điện tử 2, Trường Đại Học Cần Thơ,2003
Tiếng Việt
[1] Hồ Viết Bình, Trần Thế San, Tự động hóa quá trình sản xuất, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2009
[2] Trịnh Chất, Lê Văn Uyển, Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí (Tập 1, 2), NXB Giáo dục, Hà Nội 2006.
[3] Nguyễn Thanh Nam, Giáo trình Phương pháp thiết kế kỹ thuật, ĐHQG TP.HCM, TP. Hồ Chí Minh 2007.
[4] Hà Văn Vui, Nguyễn Chỉ Sáng, Sổ tay thiết kế cơ khí tập 3, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2006.
Tiếng Anh
[5] Anna Johansson el at, Paper friction – influent of measurement conditions,Tappi Journal, Vol. 81, 1997.
[6] Neil Sclater, Nicholas P. Chironis, Mechanisms and mechanical devices sourcebook, McGraw-Hill, 2011.
Nguồn khác
[7] Masahiro Suzuki el at, High Performance Rubber Rollers and Pads for Auto Sheet Feeders, www.cable.com/about/publish/review/__icsFiles/afieldfile/2005/11/28/review12.pdf, 12/2012.
[8] Pulp and Paper Resource & Information Site, Properties of Paper, http://www.paperonweb.com/paperpro.htm, 12/2012.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] A.IA.XOKOLOV,Cơ sở thiết kế máy thực phẩm,NXBKhoa học và Kỹ thuật , 2000.
[2] Hồ Lê Viên ,Các máy gia công vật liệu rắn và dẻo ,NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2003 .
[3] Hồ Lê Viên, Cơ Sở tính toán các máy hóa chất và thực phẩm, NXB Đại Học Bách Khoa Hà Nội, 1997.
[4] Nguyễn Hữu Lộc ,Cơ sở thiết kế máy,NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh, 2012.
[5] Trịnh Chất ,Lê Văn Uyển ,Tính toán thiết kế hệ thống dẫn động cơ khí, NXB Giáo Dục , 2006.
[6] Trần Thiện Phúc, Thiết kế máy công dụng chung ,NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh ,2011.
[7] Nguyễn Hồng Ngân, Nguyễn Doanh Sơn,Kỹ thuật nâng chuyển tập 2, NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh ,2004.
[8] Nguyễn Hồng Ngân, Nguyễn Doanh Sơn, Máy vận chuyển liên tục, NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh ,2004.
[9] Đỗ Kiến Quốc,Nguyễn Thị Hiền Lương,Bùi Công Thành,Lê Hoàng Tuấn,Trần Tấn Quốc,Sức bền vật liệu ,NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh ,2011.
[9] Sandvik,http://www.processsystems.sandvik.com ,Sandvik conveyor components.
[10] Công ty Vững Phát, http://motorgiamtoc.com.vn ,Motor giảm tốc Wansin.
*TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2004.
2. Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy tập 1, 2 NXB Giáo dục, 1998.
3. Nguyễn Hữu Lộc, Bài tập chi tiết máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2003.
4. Nguyễn Hữu Lộc, Độ tin cậy trong thiết kế kỹ thuật , NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2002.