THIẾT KẾ MÁY ĐÁNH VỎ MÍA CẢI TIẾN
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
THIẾT KẾ MÁY ĐÁNH VỎ MÍA ĐÁNH VỎ MÍA CẢI TIẾN, thuyết minh THIẾT KẾ MÁY ĐÁNH VỎ MÍA CẢI TIẾN, động học máy ĐÁNH VỎ MÍA CẢI TIẾN, kết cấu máy ĐÁNH VỎ MÍA, nguyên lý máy ĐÁNH VỎ MÍA CẢI TIẾN, cấu tạo máy ĐÁNH VỎ MÍA, quy trình sản xuất ĐÁNH VỎ MÍA,
Mục Lục
trang
Lời Nói Đầu..................................................................................... 3
Lời Cảm Ơn...................................................................................... 4
I. Giới Thiệu Chung.................................................................... 5
II. Giới Thiệu Đặc Điểm, Cấu Tạo Máy 7
III. Trình Bày Nguyên Lý Hoạt Động Của Máy 8
IV. Tính Toán Thiết Kế Máy......................................................... 12
IV.1. Tính Chọn Động Cơ......................................................... 12
IV.2. Tỷ Số Truyền Động Chung............................................. 13
IV.3. Thiết Kế Bộ Truyền......................................................... 13
IV.3.1 Bộ Truyền Đai.......................................................... 13
1. Tiết Diện Đai............................................................. 13
2. Đường Kính Bánh Dẫn............................................. 14
3. Đường Kính Bánh Bị Dẫn........................................ 14
4. Chọn Sơ Bộ Khoảng Cách Trục A 15
5. Tính Chính Xác Chiều Dài Đai 15
6. Xác Định Khoảng Cách Trục A 16
7. Tính Góc Ôm............................................................. 16
8. Xác Định Số Dây Đai............................................... 17
9. Định Các Kích Thước Của Bánh Đai 18
9.1 Bánh Đai Dẫn.................................................... 18
9.2 Bánh Đai Bị Dẫn .............................................. 19
10. Lực Căng Đai Tác Dụng Lên Trục 20
IV.3.2. Bộ Truyền Xích....................................................... 21
1. Biện Luận.................................................................. 21
2. Chọn Tỉ Số Truyền................................................... 21
3. Xác Định Bước Xích................................................ 21
4. Xác Định Khoảng Cách Trục Và Số Mắt Xích 23
5. Tính Các Thông Số Bánh Xích 25
5.1. Bánh Xích Dẫn Và Bánh XíchBị Dẫn 25
5.2. Bánh Căng Xích............................................... 26
6. Tính Lực Tác Dụng Lên Trục 27
IV.3.3. Tính Chọn Trục Và Then....................................... 27
1. Tính Đường Kính Sơ Bộ Của Trục 27
2. Tính Gần Đúng Trục.................................................. 27
3. Chọn Gối Đỡ............................................................... 32
IV.3.4. Chọn Các Chi Tiết, Phụ Kiện Khác 33
1. Cover (Vỏ Máy)......................................................... 33
2. Chọn Bánh Xe............................................................. 34
3. Chọn Tay Quay........................................................... 34
4. Chọn Lò Xo................................................................. 34
5. Chọn Mặt Bích............................................................ 35
6. Chọn Bulong, Đai Ốc................................................. 35
V. Kết Luận Và Đánh Giá Hiệu Quả............................................ 35
1. Ưu Điểm...................................................................... 36
2. Nhược Điểm................................................................ 36
VI. Tài Liệu Tham Khảo................................................................. 36
VII. Phần Riêng................................................................................ 37
Ở nước ta hiện nay, vấn đề ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm…nói chung và các vấn đề về phần dịch vụ đang phát triển mạnh. Cụ thể như ở thành phố Hồ Chí Minh của chúng ta, hệ thống các nhà hàng, các siêu thị, các shóp… có mặt khắp mọi nơi đáp ứng các nhu cầu về ăn, mặc của khách hàng. Bên cạnh đó chúng ta không thể không nhắc đến thị trường nước giải khát.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước giải khát cùng với các hãng lớn của thế giới, có uy tín, chất lượng cao như: coca-cola, pepsi, number – one… Họ có một thị trường rộng lớn, hệ thống sản xuất quy mô, kênh phân phối rộng rãi, với đội ngủ cán bộ, nhân viên kỹ thuật cao. Với các mặt hàng đa dạng như: nước ép trái cây, nước coca, nước trà xanh…Chiếm được thị hiếu của các nhà tiêu dùng, với hệ thống mẩu mã bắt mắt, quảng bá rầm rộ, với nhiều chế độ ưu đãi dành cho khách hàng…
Và trên thị trường đó không bao giờ vắng bóng một loại nước giải khát đã quá quen thuộc với dân tộc Việt Nam ta, đã gắn bó với con người Việt qua nhiều thế kỷ, một loại nước giải khát mà người Việt không bao giờ quên đó là nước Mía. Mía là cây mang lại nhiều lợi nhuận cho người dân Việt Nam. Và nước mía là một loại nước mà rất được người dân Việt cũng như các du khách nước ngoài ưa chuộng nhất vì các lý do sau:
- Đó là một loại nước đến từ thiên nhiên, thân thiện với mọi người vì không chứa chất bảo quảng và không qua sử lý hóa chất.
- Là một loại nước với nhiều chất dinh dưỡng quý giá, với mức độ an toàn cao.
- Giá cả rất bình dân so với các loại nước giải khát khác.
Nhưng để có được nước mía thì chúng ta phải qua công đoạn làm sạch vỏ mía. Công đoạn này tuy không khó, nhưng hao tốn rất nhiều nhân công và thời gian. Tại thành phố, các vựa mía lớn hoạt động hầu như hết công suất nhưng vẫn không đủ mía để cung cấp cho khách hàng. Bởi vì các vựa mía này hầu hết đều làm sạch vỏ mía bằng các phương pháp truyền thống như: bào mía, kéo tay, cạo tay.
Với phương pháp cạo tay: Người công nhân dùng dao bán nguyệt để cạo, tuy không tốn nhiều sức lực, nhưng năng suất rất thấp khoảng 4 đến 6 phút mới xong một cây. Đòi hỏi phải có nhiều nhân công để cạo mía mới có đủ mía cung cấp cho thị trường.
Với phương pháp kéo mía: Năng suất cao hơn nhưng tốn nhiều sức lực, và phải bỏ đi một số lượng mía lớn, không thể cạo được các loại mía cong. Với năng suất từ 2 đến 3 phút một cây. Đòi hỏi người có sức, và vẫn phải tốn nhiều nhân công.
Với phương pháp bào tay: Với phương pháp này nằng suất rất thấp, tốn nhiều thời gian.
Nhưng với các vựa mía lớn, 1 ngày cung cấp cho thị trường vài trăm ngàn cây mía, thì phải tốn nhiều nhân công và thời gian cho việc làm sạch vỏ mía bằng các phương pháp truyền thống. do vậy yêu cầu có được máy làm sạch vỏ mía là một đòi hỏi rất bức thiết của thị trường mía hiện nay.
- GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM, CẤU TẠO MÁY:
Máy làm sạch vỏ mía có các kết cấu sau:
Một động cơ điện không đồng bộ 3 pha có công suất 1,5KW với số vòng quay trục chính n=1420 vòng/phút.
Một bộ biến tần dùng để biến dòng một pha 220V thành dòng 3 pha 220V, phục vụ cho sản xuất bởi vì ở hầu hết các vựa mía đều sử dụng dòng điện xoay chiều một pha.
CB là một tiếp điểm để đóng dòng và cũng có tác dụng bảo vệ an toàn cho các bộ phận khác khi xảy ra ngắn mạch.
Đén báo: dùng để báo hiệu khi có điện
Đồng hồ báo: hiển thị tần số của dòng
Một bộ truyền đai với tỉ số truyền iđ = 2:1.
Hai trục làm việc với vận tốc 710vòng/phút. Hai trục này mang hai bộ bánh cước có đường kính 200 mm hình yên ngựa.
Trục một mang bánh đai dạng đai thang bản B hai dây, bánh xích dạng xích 60 xích đôi với Z=15 răng và bánh đà.
Trục hai mang bánh xích dạng xích 60 xích đôi với Z = 15 răng.
Trục căng xích mang bánh căng xích dạng xích 60 xích đôi với Z = 18 răng. Bộ trục vít tay quay điều chỉnh khoảng cách giữa hai bộ bánh cước.
Bộ bốn bánh xe chịu tải và dễ dàng trong việc thay đổi vị trí làm việc của máy.
Ngoài ra, còn có thùng máy và cacte che chắn bộ bánh cước và một số chi tiết lắp ghép khác.
...................................................
Khi đóng CB dòng điện đến biến tần. Biến tấn lúc này có nhiệm vụ biến đổi dòng điện xoay chiều một pha thành dòng điện xoay chiều 3 pha đồng thời thay đổi tần số làm thay đổi tốc độ động cơ 3 pha. Động với công suất 1,5 KW và số vòng quay trục chính là n = 1420 vòng/phút sẽ làm quay bánh đai chủ động có đường kính 100mm đạt tốc độ n1 = 1420 vòng/phút, thông qua dây đai đôi làm quay trục 2 nhờ bánh đai bị động có đường kính 200 mm với tốc độ của bánh đai là n2 = 710 vòng/phút.
Trục 1 dẫn truyền tới trục 2 thông qua bộ truyền xích với tỉ số truyền 1:1. Khi đó hai trục sẽ quay cùng vận tốc là 710 vòng/phút. Bộ truyền xích giữa hai trục này được bánh xích trung gian tăng xích tự động nhờ bộ lò xo kéo. Nhờ đó mà khoảng cách hai trục được điều chình một cách linh hoạt thông qua bộ trục vít tay quay mà không bị khống chế khoảng cách điều chỉnh cho đến khi bộ bánh cước quá mòn.
..................................................
Đối với trục 1 được lắp ghép thêm một bánh đà nhằm tạo ra moment quán tính giúp bộ bánh cước có thể quay với vận tốc ổn định khi lực cắt biến thiên đột ngột.
Bộ tăng đai tự động có khá nhiều ưu điểm.Dù nó không mang tính công nghệ song nó giải quyết được những vấn đề trong quá trình chạy máy sau một khoảng thời gian đai sẽ mòn và dản đai dẫn đến trượt đai. Cơ cấu này sẽ không phải tăng đai thường xuyên chi đến khi đai hư hỏng hoàn toàn. Bộ tăng đai hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng trọng lượng chính của động cơ và lực đàn hồi của lò xo luôn có xu hướng kéo đai xuống. Lúc này đế lắp motor được gắn vào một khớp bản lề có thể quay được để khi lắp đai vào thì động cơ sẽ kéo đai căng ra. Lo xo được lắp vào một trục đầu có ren để có thể tăng chỉnh lực căng đai theo ý muốn
...................................................................
Vì vậy ta thấy được, khi đai bị dãn trong quá trình làm việc thì cơ cấu căng đai có xu hướng luôn kéo đai xuống, và ta có thể điều chỉnh lực căng đai thông qua lò xo đẩy.
1/ Lực sinh ra do bánh đánh ở đây ta tính theo công thức.
*/ Lực pháp tuyến:
Lực pháp tuyến của bánh cước ở đây ta đo theo thực tế. Theo thực nghiệm thì khoảng cách giữa hai bánh cước là 15 mm. Ta chọn đường kính cây mía lớn nhất để tính lực pháp tuyến cho bánh cước, chọn đường kính cay mía là 35 mm. Lúc đó các sợi cước bị ép xuống một đoạn là 10 mm. Ta dùng lực kế để đo lực ép các sợi cước xuống, và ta đo được lực nén của bánh cước là:
Fpt = 250(N).
*/ Lực tiếp tuyến của bánh cước:
Lực tiếp tuyến của bánh cước ở đây được xác định theo thực nghiệm, ta dùng một lực kế kẹp vào cây mía và cho cây mía chạy qua bánh đánh, lúc đó ta đo được lực tiếp tuyến mà bánh cước tác dụng lên cây mía:
Ftt = 300(N).
2/ Lực sinh ra do bánh đà được tính:
*/ Lực pháp tuyến của bánh đà:
Do bánh đà là chi tiết dạng đỉa tròn quay quanh trục cố định. Nên lực pháp tuyến do bánh đà sinh ra trong trường hợp này là lực trực đối của lực ly tâm, tổng hợp lực của nó bằng 0, vì vậy lực uốn sinh ra ở đây chỉ là trọng lượng của chi tiết.
P = m.g
Trong đó:
m: khối lượng chi tiết.
m=d.V
d: khối lượng riêng của chi tiết = 7,86(kg/dm3)
V: thể tích của chi tiết.
Vậy m = 7,86.103.1,484.10-3 = 11,664(kg)
ÞP = 11,664.10 = 116,64(N)
*/ Lực tiếp tuyến của bánh đà:
Vì bánh đà là chi tiết dạng đỉa tròn, lực tiếp tuyên của bánh đà sinh ra trong trường hợp này tạo thành ngẩu lực có độ lớn bằng nhau, nên tổng hợp lực của chúng bằng 0.
Vì thế ta chỉ tính momen quan tính cho bánh đà:
Vì chi tiết ở dạng đĩa đặc, đồng chất nên:
Vì mômen quan tính của bánh đà quá nhỏ nên ta có thể bỏ qua.
- TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY:
IV.1. TÍNH CHỌN ĐỘNG CƠ:
Để được tốc độ quay của bánh cước như ta mong muốn là 710 v/phút. Qua các tỉ số truyền mà ta chọn trươc là = 1/2 và = 1 thì từ đó ta chọn động cơ sao cho phù hợp. Nên ta chọn động cơ có số vòng quay nào? Nếu ta chọn động cơ có số vòng quay lớn thì tỉ số truyền động chung tăng, dẫn đến việc tăng khuôn khổ, kích thước của máy và giá thành của thiết bị(trừ động cơ ) cũng tăng. Nhưng động cơ có số vòng quay lớn thì giá thành hạ hơn và ngược lại nếu chọn số vòng quay thấp, tỉ số vòng truyền động chung nhỏ do đó khuôn khổ, kích thước của máy và giá thành hạ vì vậy phải tính toán cụ thể để chọn động cơ điện có số vòng quay sao cho giá thành của hệ thống dẫn động (kể cả động cơ điện) là thấp nhất.
Ta chọn động cơ 1 pha với tốc độ 1450 v/ph và công suất đạt được là 1,5 kW thì phù hợp nhưng với động cơ 1 pha thì khối lượng động cơ lớn, giá thành đắt, chiếm nhiều không gian vì vậy không phù hợp.
Nếu chọn động cơ 3 pha với tốc độ 1450v/ph và công suất 1,5kw thì phù hợp. Khối lượng động cơ nhỏ, giá thành thấp và chiếm ít vị trí hơn so với động cơ điện 1 pha tương tự. Và ở đây ta buộc phải sử dụng động cơ 3 pha vì mục đích cuối cùng của nhà thiết kế là sử dụng biến tần để thay đổi tốc độ động cơ. Để tốc độ bánh cước phù hợp với từng loại mía, mía cúng động cơ quay tốc độ cao, mía mềm động cơ quay tốc độ thấp.
Vì vậy ta chọn động cơ điện 3 pha là phù hợp nhất vì có thể sử dụng được biến tần để thay đổi tốc độ cho máy.
Ở đây ta chọn động cơ điện kí hiệu A02_22_4, công suất 1,5 kW, với số vòng quay 1420v/ph, hiệu suất là 80%, khối lựơng động cơ là 23kg.
IV.2. TỶ SỐ TRUYỀN ĐỘNG CHUNG:
Hệ thống truyền động của ta đã chọn trước gồm các bộ truyền :truyền đai và truyền động bánh xích.
iđ-: tỷ số truyền động của bộ truyền đai.
ix: tỷ số truyền động của bộ truyền xích.
Do đó ta chọn sẵn tỷ số truyền trước là:
iđ = 2
Ta có bảng sau:
Trục Tỉ số |
Trục động cơ |
I |
II |
|
i |
|
ix =1 |
||
n(vòng/phút) |
1420 |
710 |
710 |
|
N(Kw) |
1,5 |
1,354 |
1,091 |
|
VI.3. THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN:
VI.3.1 BỘ TRUYỀN ĐAI:
Giả thuyết vận tốc của đai v > 5(m/s)
Vì đường kính bánh đai lớn, và hạn chế sự trượt đai nên ta chọn loại đai thang bản B. Để đảm bảo công suất truyền của động cơ và đạt được tốc độ của các trục như mong muốn ta chọn 2 dây đai để tránh tình trạng trượt đai
1/Tiết diện đai:
Kích thước tiết diện đai a x h(mm) bảng 5.11/92 sách thiết kế chi tiết máy: 22 x 13,5
Diện tích tiết diện F (mm ) 230 bảng 5.11/92 sách thiết kế chi tiết máy.
2/Định đường kính bánh đai nhỏ
Tra bảng 5_14/trang 93 tài liệu thiết kế chi tiết máy ta chọn
D1 =200 (mm).
Nhưng do trong điều kiện thực tế là kết cấu máy nhỏ gọn và chọn chi phi thiết kế máy là thấp nhất, vì vậy ta chọn bánh đai sao cho phù hợp. Nếu chọn D chủ động = 200mm thì bánh đai bị động là D2 = 400 mm. Nếu chon như vậy thì vị trí chiếm chổ của bộ truyền rất lớn và giá thành của bộ bánh đai rất cao. Vì vậy theo thực tế ta chon trước đường kinh bánh đai dẫn là D1 = 100mm để giảm bớt diện tích máy và giá thành sẽ thấp hơn.
Kiểm nghiệm vận tốc của đai:
So sánh với điều kiện
V1 £Vmax =(30 35) m/s
Ta thấy thỏa điều kiện trên:
3/ Tính đường kính bánh lớn:
Tra theo công thức 5-4/trang 84 sổ ta
...........................................................................
VII. PHẦN RIÊNG:
Quy trình công nghệ của từng thành viên trong nhóm.
VII.1. MẠCH ĐIỆN:
Ngày nay, việc tự động hoá trong công nghiệp và ổn định tốc độ động cơ đã không còn xa lạ gì với những người đang công tác trong lĩnh vực kỹ thuật. Biến tần là một trong những thiết bị điện tử hổ trợ đắc lực nhất trong việc ổn định tốc độ và thay đổi tốc độ động cơ dễ dàng nhất mà hầu hết các xí nghiệp đang sử dụng. Nhưng để tiếp cận nó và sử dụng nó một cách hiệu quả nhất thì người sử dụng đang gặp nhiều khó khăn do tài liệu biến tần toàn là tiếng anh nên người sủ dụng phải có kiến thức tiếng Anh chuyên nghành và kiến thức kỹ thuật nhất định mới có thể đọc và sử dụng đúng được. Vì thế, sau khi tìm hiểu một số tài liệu liên quang em rút ra được một số nội dung sau đây.
1/ Chọn biến tần:
1.1/Tổng quan về biến tần:
Bộ biến đổi tần số hay còn gọi là các bộ biến tần là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay chiều ở tần số khác có thể thay đổi được.
Đối với các bộ biến tần dung cho việc điều chỉnh tốc độ động cơ xoay chiều thì ngoài việc thay đổi tần số của chúng còn có thể thay đổi cả điện áp lưới cấp vào bộ biến tần.
1.2/ Phân loại biến tần:
Bộ biến tần được chia làm hai nhóm:
- Biến tần máy điện.
- Biến tần van.
1.2.1/ Biến tần máy điện:
Nguyên lý chung của loại biến tần này là dung máy điện xoay chiều làm nguồn điện có tần số biến đổi.
1.2.2/ Biến tần van:
Nguyên lý chung của loại biến tần van là dung tín hiệu điều khiển để dóng mở các van ( ở đây thường là tiristor hay transistor ) biến đổi năng lượng điện xoay chiều có tần số khác. Biến tần van được chia làm hai loại:
- Biến tần trực tiếp.
- Biến tần gián tiếp.
1.3/ Khái quát về máy biến tần:
1.3.1/ Các tính năng, môi trường ứng dụng và lý do sử dụng biến tần:
Với các loại động cơ và để giảm tổn thất cho động cơ. Hệ thống điện áp xoay chiều ba pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị, biên độ và tần số vô cấp tuỳ theo chế độ điều khiển.
Bộ biến tần làm việc theo nguyên tắc thay đổ tần số (cùng với thay đổi điện áp ) nên luôn đảm bảo moment khởi động đủ ngay cả khi ở tốc độ rất thấp, đồng thời dòng điện đưa vào động cơ không tăng, do phối hợp giữa điện áp và tần số để giữ cho từ thông đủ sinh moment. Dòng khởi động lớn nhất của hệ thống truyền động chỉ bằng dòng định mức. chính vì vậy không làm sụt áp lưới điện khi động cơ khởi động, đảm bảo các ứng dụng khác không bị ảnh hưởng.
Do đặc tính của hệ thống truyền động biến tần cho phép khống chế dòng khởi động không vượt quá dòng định mức của động cơ do đó tiết kiệm điện năng khi khởi động.
Biến tần làm tăng hệ số cos (0,96), tăng hiệu suất sử dụng điện, giảm tổn thất cho lưới.
Biến tần điều chỉnh tốc động cơ cho phù hợp yêu cầu thực tế nên tối ưu hoá được việc sử dụng điện năng.
Biến tần đáp ứng được công suất rộng, đặc tính moment thay đổi cũng như cố định, phù hợp với tất cả các loại động cơ trong công nghiệp.
Có thể lắp cạnh nhau ( rất thuận tiện cho việc thiết kế và tháo lắp và phù hợp với khoảng cách không gian tối thiểu sẵn có, không làm thay đổi kết cấu lớn ).
Máy biến tần được thiết kế có bộ lọc nhiều tần số RFI tương thích với chuẩn EN 55011/1A (có thể sử dụng lắp đặt bất ở đâu, không gây ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của các thiết bị điện tử và tin học, viễn thông khác của dây chuyền sản xuất ).
Thiết kế thân thiện với nguồn sử dụng, dễ dàng lắp đặt, cài đặt và vận hành ( phù hợp mọi trình độ quản lý vận hành của công nhân sản xuất ).
Màn hình điều khiển biểu thị có thể tách rời, có thể vận hành tại chổ hoặc từ xa.
Moment khởi động lớn ( = 20%) định mức hoặc lớn hơn.
Moment làm việc lớn đạt 100% moment định mức ngay cả ở vùng tốc độ xấp xỉ 0
Có thể tự động cập nhật thông số động cơ AMA nhằm tối ưu hoá hoạt động của hệ thống.
Có bộ điều khiển PID tự duy trì tốc độ của động cơ bằng cách thay đổi tham số.
Có chế độ SLEED MODE cho phép tiết kiệm năng lượng.
Các ngõ vào ra kỹ thuật số chức năng tương tự như chức năng lập trình.
Giao thức truyền thông nối tiếp RS485 cho phép truyền thông với PLC hoặc máy tính.
Các chức năng bảo vệ cần thiết:
Bảo vệ nhiệt độ của động cơ bằng điện tử chống quá tải.
Giám sát nhiệt độ của bộ tản nhiệt nhằm bảo vệ tản nhiệt khi nhiệt độ tản nhiệt tăng tới 800oC.
Bảo vệ ngắn mạch trên động cơ.
Bảo vệ chạm điện, chạm vỏ động cơ.
Giám sát mạch trung gian nhằm bảo vệ điện áp DC quá cao hoặc quá thấp.
Bảo vệ một pha nguồn, bộ biến tần sẽ dừng bằng phần mềm.
Có mạch hãm tái sinh để hãm dừng động cơ.
Có thể thiết lập được 16 cấp tốc độ.
Tự khởi động lại khi nguồn điện mất.
Kết luận:
Với đặc tính khởi động mềm, dòng khởi động thấp, điều khiển vô cấp động cơ, việc áp dụng biến tần không chỉ tăng tuổi thọ thiết bị mà còn giảm ảnh hưởng tới lưới điện, có thể điều khiển tối ưu theo nhu cầu tiêu thụ, cho phép tiết kiệm điện năng rất lớn.
Nhờ tính năng kỹ thuật cao với công nghệ điều khiển hiện đại nhất ( điều khiển tối ưu năng lượng ) các bộ biến tần đã và đang làm hài lòng các nhà đầu tư trong nước và trên thế giới.
1.3.2/ Môi trường ứng dụng:
Khi sử dụng máy biến tần ta phải đảm bảo điều kiện lắp đặt như nhiệt độ, độ ẩm và vị trí.
Các bộ biến tần không thể làm việc ngoài trời, chúng cần được lắp đặt trong môi trường có không gian lớn và được thông gió tốt (tủ phải có quạt thông gió) vị trí tủ là nơi khô ráo, trong phòng có nhiệt độ <60oC, không có chất ăn mòn, khí ga, bụi bẩn, và nơi có độ cao hơn 1000m so với mực nước biển.
1.3.3/ Lý do sử dụng máy biến tần:
Điểm đặc biệt nhất của biến tần – động cơ là chúng ta có thể điều chỉnh vô cấp tốc động cơ. Tức là thông qua việc điều chỉnh tần số, chúng ta có thể điều chỉnh tốc độ động cơ thay đổi theo ý muốn trong một khoảng rộng.
Tốc độ động cơ thay đổi theo ý muốn linh hoạt như:
Tự động nhận dạng động cơ, tính năng điều khiển thông qua mạng, có thể thiết lập được 16 cấp tốc độ, khống chế dòng khởi động động cơ giúp quá trình khởi động êm, mềm…nhằm nâng cao kết cấu cơ khí, giảm thiểu chi phí lắp đặt, bảo trì, tiết kiệm không gian lắp đặt, các chế độ tiết kiệm năng lượng.
Chúng ta không còn nỗi lo không làm chủ, không khống chế được trong quá trình truyền động bởi vì từ nay chúng ta có thể kiểm soát được thiết bị thông qua chế độ bảo vệ quá tải, quá nhiệt, quá dòng, quá áp, áp thấp, lỗi mất pha, lệch pha…
Đối với những bộ biến tần có chế độ điều khiển “Sunsorlcer vector SLV” hoặc “Vector centrol with Encoder Feed bael” chúng ta sẽ được hưởng nhiều tính năng cao cấp hơn hẳn, chúng sẽ cho chúng ta một dải điều chỉnh rất rộng và momentkhoiwr động lớn hơn, bằng 200% định mức hoặc lớn hơn. Sự biến động vòng quay tại tốc độ thấp được giảm xuống triệt để, giúp nâng cao sự ổn định và độ chính xác của quá trình làm việc. Moment lớn đạt 100% moment định mức ngay cả khi ở vùng tốc độ xấp xỉ 0
1.3.4/ Hiệu quả sử dụng máy biến tần:
Khi sử dụng bộ biến tần do bộ biến tần có chức năng bảo vệ thiết bị điện nên làm tăng tuổi thọ cho động cơ.
Khi sử dụng bộ biến tần có thể tiết kiệm được 30% – 50% năng lượng điện.
Hiện nay biến tần được phát triển theo nhiều dòng khác nhau và phù hợp với nhiều dạng khác nhau.
Bộ biến tần sử dụng chế độ điều khiển V/F, loại này phù hợp với các ứng dụng cho bơm và quạt hoặc các loại tải khác nhau có các yêu cầu moment khởi động không lớn và ít làm việc ở vùng tốc độ thấp như: băng tải, thang cuốn, máy đóng gói, các máy nhựa, dòng sản phẩm này là lựa chọn tối ưu cho giải pháp tiết kiệm năng lượng và chi phí đầu tư.
Bộ biến tần sử dụng chế độ điều khiển “Sunsorlcer vector” hoặc “Vector centrol with Encoder Feed bael” với đầy đủ các tính năng cao cấp cho những ứng dụng có yêu cầu moment khởi động lớn và điều kiện làm việc đóng cắt liên tục, hay phải thường xuyên làm việc ở các vùng tốc độ thấp như máy công cụ, cần trục, cần trục nâng hạ trong công nghiệp , thang máy…