Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CẢI TIẾN THIẾT KẾ MÁY ĐÓNG BỊCH ĐẤT ƯƠM CÂY

mã tài liệu 300600300195
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 1500 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D, ..., thuyết minh,, quy trình bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong máy, Thiết kế kết cấu máy, Thiết kế động học máy, nguyên lý máy, tính toán ... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CẢI TIẾN THIẾT KẾ MÁY ĐÓNG BỊCH ĐẤT ƯƠM CÂY (3D đang hoàn thiện còn thiếu bảng vẽ lắp và một số chi tiết (Autodesk Inventor)
giá 1,500,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

TÊN ĐỀ TÀI: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CẢI TIẾN THIẾT KẾ MÁY ĐÓNG BỊCH ĐẤT ƯƠM CÂY

  1. PHẦN NHIỆM VỤ

    a - Tổng quan

    -  Yêu cầu xã hội về máy đống bịch đất ươm cây.

    -  Giới thiệu chung về các loại cây có thể ươm ( Vd: các loại cây ăn quả, các loại cây rừng và các loại nấm đặc biệt là nấm linh chi.

    -  Yêu cầu kỹ thuật của máy.

    b - Thiết kế máy

    -  Phân tích, lựa chọn nguyên lý làm việc sao cho tối ưu hóa về hiệu quả làm việc cũng như năng suất của máy.

    -  Tính toán các bộ truyền của máy.

    -  Thiết kế, bố trí các bộ truyền cho phù hợp.

    c. Kết luận

    -  Nhận xét đánh giá về máy.

               - Hướng dẫn sử dụng bảo quản.

     - tính toán chế độ cắt.

     - lập sơ đồ nguyên công.

    Ngô Hồng Thương: phụ trách về phần các bản vẽ và tổng hợp lại những yêu cầu của đồ án.

    - Bản vẽ điều khiển (A0)

    - Bản vẽ sơ đồ nguyên lý (A0)

    - Bản vẽ lắp tổng thể (A0)

    - Bản vẽ lắp từng cơ cấu ( cơ cấu xoay, cơ cấu định vị khi thực hiện 2 hoạt động cùng lúc: nhận đất và kẹp bịch, cơ cấu nhận đất, cơ cấu kẹp bịch) (A0)

    - Bản vẽ từng chi tiết (A0)

    =>Mỏi người trong nhóm phụ trách một công việc khác nhau nhưng có khó khăn thì cả nhóm hợp lại và cùng giải quyết vấn đề với nhau.

    Về thời gian hoàn thành: Nhóm dự định trước ngày 22/6/2016. lúc đó nhóm sẽ tổng hợp lại các phần rồi cùng nhau kiểm tra lại những gì còn thiếu xót để cho hoàn chỉnh đầy đủ yêu cầu của một đề tài đồ án. 

    Về phần mô hình: Nhóm đã hoàn thành và cũng đã cho chạy thử.

    GIỚI THIỆU CHUNG

    Chế tạo máy là vấn đề rất được chú trọng trong ngành cơ khí. Đặc biệt nước ta đang trong quá trình đi lên công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, một nền công nghiệp phát triển không thể thiếu một nền công nghệ kỹ thuật cơ khí hiện đại. Vì vậy, nó đòi hỏi việc thiết kế và cải tiến các thiết bị là công việc rất quan trọng trong công cuộc hiện đại hoá đất nước.

    Nói về công cuộc hiên đại hóa đất nước, không những công nghiệp và dịch vụ được cơ giới hóa, ngoài ra công nghiệp và lâm nghiệp cũng từng bước được công nghiệp hóa và đi tới sản xuất hàng loạt, tự động. Ngày nay nước ta đang chú trọng vấn đề trồng rừng để tăng diện tích rừng tự nhiên, mỗi năm có hàng nghìn Ha đất rừng được trồng mới, ngoài ra các doanh nghiệp tư nhân cũng như nhà nước cũng đang đẩy mạnh nhân giống cây trồng mới, kháng sâu bệnh và tăng năng suất để cạnh tranh với nước ngoài. Điển hình là các khu nuôi trồng cây giống công nghệ cao.

    Thế nên nhu cầu sử dụng bầu đất, thành phần trấu, mùn dừa cũng như mùn cưa cũng đang rất lớn, nhận thấy nhu cầu đó, nhóm em quyết định thiết kế và chế tạo máy MÁY ĐÓNG BỊCH ĐẤT ƯƠM CÂY nhằm ý tưởng giảm thời gian đóng bầu đất xuống nhiều lần, sản xuất liên tục và giảm công suất người lao động. Do mới trong giai đoạn hoàn thiện, thi công lần đầu tiên, nên sẽ có nhiều thiếu sót, nhóm em mong thầy cô góp ý và chỉ bảo thêm kiến thức dể nhóm em hoàn thiện máy hơn nữa.

     

     

    MC LỤC

     

    GIỚI THIỆU CHUNG...............................................................................................................1

     

    MỤC LỤC..................................................................................................................................2

     

    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG BỊCH HIỆN NAY.......4

     

    CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY...................................5

     

    CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CÁC CƠ CẤU ĐỘNG HỌC CỦA MÁY.....................................8

     

    3.1 Công suất tải I (Lực đẩy mâm 6 lỗ)..........................................................................8

     

    3.2 Công suất tải II (Lực tải vít trộn)...........................................................................10

     

    3.3 Công suất tải III (Lực cơ cấu nhận đất).................................................................12

     

    3.4 Công suất lực tải IV (Lực CAM định vị)...............................................................13

     

    3.5 Công suất tải V (Lực CAM li hợp)........................................................................15

     

    CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ CƠ CẤU MÁY

     

    4.1 TÍNH CÁC BỘ TRUYỀN

     

    4.1.1 Phân phối tỹ số truyền.........................................................................................16

     

    4.1.2 Tính toán bộ truyền đai.......................................................................................17

     

    4.1.3 Tính toán bộ truyền xích từ trục trộn đến trục trung gian...................................21

     

    4.1.4 Tính toán bộ truyền xích từ trục trung gian đến trục phân phối chính...............23

     

    4.1.5 Tính toán bộ truyền bánh nón răng thẳng...........................................................25

     

    4.2 TÍNH TRỤC

     

    4.2.1 Trục phân phối chính..........................................................................................31

     

    4.2.2 Trục trộn.............................................................................................................37

     

    4.2.3 Trục đẩy mâm.....................................................................................................41

     

    4.2.4 Trục giảm tốc......................................................................................................45

     

    4.2.5 Trục li hợp kẹp bịch............................................................................................49

     

    4.3 TÍNH THEN

     

    4.3.1 Trục phân phối chính..........................................................................................52

     

    4.3.2 Trục trộn.............................................................................................................52

     

    4.3.3 Trục đẩy mâm.....................................................................................................53

     

     

     

    4.3.4 Trục giảm tốc......................................................................................................54

     

    4.4. TÍNH Ổ LĂN

     

    4.4.1 Trục phân phối chính..........................................................................................55

     

    4.4.2 Trục trộn.............................................................................................................56

     

    4.4.3 Trục đẩy mâm.....................................................................................................57

     

    4.4.4 Trục giảm tốc......................................................................................................58

     

    4.4.5 Trục li hợp kẹp bịch............................................................................................59

     

    4.4.6. Chọn động cơ máy.............................................................................................60

     

    CHƯƠNG 5: BIỆN LUẬN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHI TIẾT TRỤC PHÂN PHỐI CHÍNH....................................................................................................................................62

     

    CHƯƠNG  6:  MỘT  SỐ  HÌNH  ẢNH  MINH  HỌA  QUÁ  TRÌNH  GIA  CÔNG  HOÀN THIỆN.....................................................................................................................................94

     

    CHƯƠNG 7: MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................102

     

    DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

     

    4.1 Bảng phân phối tỹ số truyền sơ bộ....................................................................................17

     

    4.2 Bảng thông số bộ truyền đai..............................................................................................20

     

    4.3 Bảng phân phối tỹ số truyền thực tế..................................................................................21

     

    4.4 Bảng thông số bộ truyền xích từ trục trộn đến trục trung gian.........................................23

     

    4.5 Bảng thông ố bộ truyền xích từ trục trung gian đến trục phân phối chính........................25

     

    4.6 Bảng thông số bộ tuyền bánh nón răng thẳng...................................................................30

     

    DANH MỤC HÌNH ẢNH

     

    2.1 Sơ đồ nguyên lý tổng thể của máy.....................................................................................5

     

    3.1 Cơ cấu đẩy mâm 6 lỗ.........................................................................................................8

     

    3.2 Sơ đồ nguyên lý cơ cấu vít trộn........................................................................................10

     

    3.3 Sơ đồ nguyên lý cơ cấu nhận đất......................................................................................12

     

    3.4 Sơ đồ nguyên lý cơ cấu CAM định vị...............................................................................13

     

    3.5 Sơ đồ nguyên lý cơ cấu ly hợp kẹp bịch...........................................................................15

     

    4.1 Sơ đồ phân phối lực lên trục phân phối chính...................................................................31

     

    4.2 Trục phân phối chính.........................................................................................................36

     

    4.3 Sơ đồ phân phối lực lên trục trộn......................................................................................37

     

     

     

    4.4 Trục trộn.........................................................................................................................40

     

    4.5 Sơ đồ phân phối lực lên trục đẩy mâm 6 lỗ...................................................................41

     

    4.6 Trục đẩy mâm 6 lỗ.........................................................................................................44

     

    4.7 Sơ đồ phân phối lực lên trục giảm tốc...........................................................................45

     

    4.8 Trục giảm tốc.................................................................................................................48

     

    4.9 Sơ đồ phân phối lực lên trục ly hợp kẹp bịch................................................................49

     

    4.10 Trục li hợp kẹp bịch....................................................................................................52

     

    6.1 - 6.8 Một số hình ảnh máy trong giai đoạn gần hoàn thành...................................95-102

     

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

     

    4.1 Biểu đồ ứng suất lên trục phân phối chính...................................................................33

     

    4.2 Biểu đồ ứng suất lên trục trộn......................................................................................38

     

    4.3 Biểu đồ ứng suất lên trục đẩy mâm 6 lỗ.......................................................................42

     

    4.4 Biểu đồ ứng suất lên trục giảm tốc...............................................................................46

     

    4.5 Biểu đồ ứng suất lên trục li hợp kẹp bịch.....................................................................50

     

     

     

    CHƯƠNG 1

     

    GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG BỊCH HIỆN NAY

     

    Hiện nay khi đóng bịch chủ yếu chỉ có 2 phương pháp.

     

    1.1 Đóng theo phương pháp thủ công:

     

    Do hiện nay cơ giới hóa nông-lâm nghiệp vẫn chưa phổ biến nên chủ yếu các loại bịch đất dùng để ươm cây thường chỉ được đóng bằng phương pháp thủ công, đây là phương pháp tốn nhiều công sức, kém năng suất và không đảm bảo đồng bộ về hình dáng, khối lượng và thẫm mĩ của bịch đất. Có thể xem đây là phương pháp sản xuất đơn chiếc.

     

    Trước đó để có thể có nguyên liệu để đóng bịch còn phải có rất nhiều công đoạn để xử lí cốt liệu. Như sàn bỏ xơ (Đối với phôi mùn dừa), lọc vụn gỗ (Đối với mùn cưa), vv..

     

    Nên đây là phương pháp không dạt hiệu quả cao, tuy nhiên phù hợp với sản xuất nhỏ lẽ, quy mô hộ gia đình.

     

    1.2 Đóng bằng máy:

     

    Ngược lại với quy mô lớn, như trang trại hoặc các khu nuôi trồng thực nghiệm giống cây trồng, các trung tâm nhân giống phục hồi rừng, vv.. Không thể áp dụng phương pháp thủ công.

     

    Nên áp dụng phương pháp đóng bằng máy gần như là giải pháp bắt buộc. Vì đây là phương pháp đảm bảo ít tốn công sức người lao động, đồng đều về chất lượng và thẩm mĩ của bịch đất. Đảm bảo sản xuất hàng loạt lớn với năng suất ổn định và đáng tin cậy. Đồng thời với dây chuyền kết hợp với MÁY ĐÓNG BỊCH ĐẤT ƯƠM CÂY   còn có các máy chuyên xử lí cốt liệu giúp giảm thời gian cung cấp nguyên liệu đi rất nhiều.

     

    Với phương pháp này đảm bảo nguồn cung bịch đất lớn và liên tục cho sản xuất nông-lâm nghiệp. Đây là phương pháp cần phải áp dụng, nhất là trong thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, tất cả các ngành nghề hầu như đều đã được cơ giới hóa.

     

     

    CHƯƠNG 2

     

    Y DỰNG NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY

     

       Sơ đồ nguyên lý:

     

    Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý tổng thể của máy

     

    Máy đóng bịch là giai đoạn gần cuối của dây chuyền sản xuất bầu đất, trước đó còn có MÁY TRỘN chuyên sàn xơ trong mùn dừa hoặc mùn cưa ra khỏi cốt liệu đóng bầu đất, máy phá bầu để tái sử dụng những bầu đóng không hợp yêu cầu kỹ thuật. Hệ thống băng tải vận chuyển cốt liệu qua các máy. Còn có các máy cho quy trình ủ phôi bịch đất.

     Máy gồm các cơ cấu chính:

     + Cơ cấu vít trộn: Sau khi cốt liệu được xử lí, sẽ theo băng tải đến máy đóng bịch, vít tải có nhiệm vụ trộn đất và cuốn đất vào lỗ ở cuối thùng trộn để đất rơi vào nòng trên mâm (đã tròng bịch sẵn) đổ đầy nguyên liệu vào bịch.

     + Cơ cấu nhận đất: Là cơ cấu tay biên nối với 1 trục trượt lên xuống đồng tâm với nòng trên mâm, có nhiệm vụ ép đất dẽ xuống nằm trọn trong bịch, chu kì lên xuống thực hiện khi mâm ở chu kì đứng yên.

     + Cơ cấu định vị: Hoạt động theo cơ cấu CAM, nối với bộ phận định vị vào lỗ định vị trên mâm 6 lỗ. Tác động nhả định vị khi mâm chuyển bị xoay và ngưng tác động kích hoạt định vị vào lỗ khi mâm đứng yên, đây là cơ cấu quan trọng nhằm đảm bảo cơ cấu nhận đất đưa xuống đúng tâm lỗ nòng và giúp mâm đứng yên trong quá trình nhận đất.

     + Cơ cấu li hợp kẹp bịch: Cũng hoạt động theo cơ cấu CAM, nối với bộ phận cánh tay đòn kết nối tới bộ phận kẹp bịch. Nhằm giữ bịch đúng biên dạng khi nhận ép chặt đất vào bịch. Cơ cấu tác dụng kẹp vào khi mâm đứng yên và nhã khi mâm xoay.

     + Cơ cấu đẩy mâm: Là cơ cấu tay biên đưa các lỗ nòng vào đúng bị trí theo chu kì.

     => Các cơ cấu đòi hỏi phải hoạt động ăn khớp tuyệt đối, phụ thuộc qua lại lẫn nhau. Đồng thời bảo đảm yêu cầu căn chỉnh chu kì vừa đủ để cơ cấu khác hoạt động xong chu kì, MÁY ĐÓNG BỊCH ĐẤT ƯƠM CÂY là tập hợp những cơ cấu ăn khớp với độ chính xác cao và hoạt động bằng chỉ 1 động cơ, bằng các bộ truyền và các bộ phận ghép nối thành 1 thể các cơ cấu hoạt động ăn khớp nhau theo chu kỳ thống nhất và tuần hoàn.

     - Nguyên lý hoạt động chung:

     Sau khi đất đã qua xử lí được băng tải đưa lên thùng trộn, sau đó cánh vít trộn sẽ đưa đất vào lỗ đi xuống qua nòng đã tròng sẵn bịch đất, sau khi đất đầy trục đẩy mâm sẽ đẩy mâm 6 nòng, đưa bầu đất đã đầy đến vị trí cơ cấu nhận ép đất chặc vào bịch, đồng thời cơ cấu định vị tác dụng giữ cho mâm đứng yên tại vị trí cố định.  Cũng trong lúc đó cơ cấu li hợp sẽ kẹp lại giữ cho bầu đất giữ đúng hình dạng khi nhận ép đất. Sau đó cơ cấu CAM định vị tác dụng nhả cơ cấu định vị, cơ cấu nhận đất rút lên, cơ cấu li hợp nhả ra khỏi nòng, cơ cấu tay

     

    biên từ trục đẩy mâm đẩy mâm đến vị trí nòng tiếp theo, bắt đầu quy trình đóng tiếp bầu mới.

     - Yêu cầu và năng suất của máy:

     + Năng suất: 720 bịch/h

     + An toàn: Bộ phận ngắt điện tự động khi quá tải động cơ

     + Nguồn điện: 220V/380V

     + Nguyên liệu đầu vào: Nguyên liệu đã được sàn lọc kĩ tạp chất, xơ chỉ (đối với mụn dừa), gỗ vụn (đối với mùn cưa), hoặc các tạp chất, vật thể có thể làm rách bịch, có hại cho cây trồng, vv..

     + Số motor: 1 động cơ

     + Số người vận hành: 1 người

     + Điều kiện làm việc: 2 ca 1 ngày. Thời hạn sử dụng 5 năm dưới điều kiện bảo quản, vận hành đúng chỉ dẫn.

    ......................................................

 

Close