MÔ HÌNH MÁY ĐIỆN DC KÍCH TỪ SONG SONG MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ BA PHA
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
MÔ HÌNH
MÁY ĐIỆN DC KÍCH TỪ SONG SONG
MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ BA PHA
MỞ ĐẦU
Ngày nay trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì nhu cầu về điện ngày càng tăng cao và đòi hỏi phải có tính liên tục cung cấp điện, tuy nhiên một số nơi cần phải ngừng cung cấp điện trong một thời gian nhất định do nhu cầu cần phải bảo trì, sửa chửa hệ thống…vì thế trong các xí nghiệp, nhà máy, siêu thị …cần phải có một nguồn điện dự phòng để đảm bảo tính liên tục cung cấp điện phục vụ cho quá trình sản xuất và sinh hoạt, trong đó máy phát điện được sử dụng nhiều.
Vì vậy nhóm chúng em chọn đề tài MÁY ĐIỆN DC KÍCH TỪ SONG SONG – MÁY ĐIỆN Ngày ĐỒNG BỘ BA PHA để hiểu rõ hơn nguyên lý hoạt động, cách vận hành, các chế độ làm việc và qua đó giúp chúng em có được những bài thí nghiệm thực tế về các đặc tính (đặc tính không tải,đặc tính tốc độ,đặc tính tải ,….) của máy điện DC và máy phát đồng bộ .
LỜI CẢM ƠN
Trước hết nhóm thực hiện đề tài chúng em xin cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em học tập trong suốt năm qua và đặc biệt là chúng em xin chân thành cảm ơn tất cả Thầy Cô TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian chúng em học tập tại trường. Chúng em sẽ đem những gì đã học được áp dụng tốt vào công việc để không phụ những công sức và tâm huyết của thầy cô đã truyền đạt.
Và chúng em xin cảm thầy Đặc Đắc Chi đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để nhóm chúng em hoàn thành đồ án một cách tốt nhất.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô rất nhiều .Xin chúc các Thầy Cô sức khỏe dồi dào và luôn luôn có được niềm vui trong cuộc sống.
MỤC LỤC
Mở đầu
Lời cảm ơn
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
Nhận xét của giảng viên phản biện
Mục lục
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU...................................... 1
1.1. Máy phát điện một chiều........................................................................................... 1
1.1.1. Khái niệm................................................................................................................... 1
1.1.2. Cấu tạo máy phát điện một chiều........................................................................... 1
1.1.3. Nguyên lý làm việc của máy phát điện một chiều............................................... 3
1.1.4. Từ trường và sức điện động của máy điện một chiều.......................................... 5
1.1.5. Công suất điện từ, mômen điện từ của máy điện một chiều............................... 6
1.1.6. Phân loại máy điện một chiều................................................................................. 7
1.2. Động cơ điện một chiều.............................................................................................. 9
1.2.1. Khái niệm................................................................................................................... 9
1.2.2. Nguyên lý làm việc và phương trình điện áp của động cơ điện một chiều.... 10
1.2.3. Mở máy động cơ điện một chiều.......................................................................... 10
1.2.4. Điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều......................................................... 11
1.2.5. Động cơ một chiều kích từ song song.................................................................. 12
1.2.6. Tia lửa điện trên cổ góp và biện pháp khắc phục.............................................. 13
CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU VỀ MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ......................................... 16
2.1. Định nghĩa và công dụng......................................................................................... 16
2.2. Cấu tạo máy điện đồng bộ...................................................................................... 16
2.3. Nguyên lý làm việc máy phát điện đồng bộ......................................................... 18
2.4. Phản ứng phần ứng của máy điện đồng bộ.......................................................... 19
2.5. Mô hình toán của máy điện đồng bộ..................................................................... 20
2.5.1. Phương trình điện áp của máy phát điện đồng bộ cực lồi................................. 20
2.5.2. Phương trình điện áp của máy phát điện đồng bộ cực ẩn................................. 20
2.6. Công suất điện từ của máy phát điện đồng bộ cực lồi ...................................... 21
2.6.1. Công suất tác dụng................................................................................................. 21
2.6.2. Công suất phản kháng.......................................................................................... 22
2.6.3. Điều chỉnh công suất phản kháng và công suất tác dụng................................ 23
2.6.4. Đặc tính ngoài và đặc tính điều chỉnh............................................................... 24
2.7. Động cơ điện đồng bộ............................................................................................. 25
2.7.1. Nguyên lý làm việc, phương trình điện áp và đồ thị vecto............................. 25
2.7.2. Điều chỉnh hệ số công suất cosφ của động cơ điện đồng bộ.......................... 26
2.7.3. Mở máy động cơ điện đồng bộ............................................................................ 26
2.8. Các máy điện đồng bộ có cấu tạo đặc biệt......................................................... 27
2.9. Sự cần thiết phải cho các máy phát điện đồng bộ làm việc song song......... 27
2.9.1 Các điều kiện làm việc song song của máy phát điện đồng bộ....................... 27
2.9.1 Các điều kiện làm việc song song của máy phát điện đồng bộ....................... 28
CHƯƠNG 3 : MÔ HÌNH TỔ ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU KÍCH TỪ SONG SONG - MÁY PHÁT ĐỒNG BỘ 30
3.1 Giới thiệu chung về mô hình.................................................................................. 31
3.2. Vận hành động cơ điện một chiều kích từ song song
và máy phát đồng bộ.................................................................................................... 32
3.2.1 Vận hành máy điện DC kích từ song song........................................................... 34
3.2.2 Vận hành máy phát điện 34
CHƯƠNG 4 : KHẢO SÁT VÀ VẼ CÁC ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH
CỦA ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU KÍCH TỪ SONG SONG........................................ 35
4.1. Khảo sát và vẽ đường đặc tính tốc độ không tải
của động cơ một chiều kích từ song song.................................................................. 35
4.2. Khảo sát và vẽ đường đặc tính tốc độ khi thay đổi từ thông Φ
của động cơ một chiều kích từ song song................................................................... 37
4.3. Khảo sát và vẽ đặc tính tải của động cơ DC kích từ song song................... 38
CHƯƠNG 5 : KHẢO SÁT VÀ VẼ CÁC ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH
CỦA MÁY PHÁT ĐỒNG BỘ....................................................................................... 40
5.1. Khảo sát đặc tính không tải.................................................................................. 40
5.2. Khảo sát và vẽ đặc tính ngoài.............................................................................. 41
5.2.1 Tải thuần trở............................................................................................................ 41
5.2.1 Tải thuần cảm......................................................................................................... 43
5.2.1 Tải thuầndung......................................................................................................... 45
5.3. Khảo sát và vẽ đặc tính điều chỉnh của máy phát............................................ 46
5.2.1 Tải thuần trở............................................................................................................ 46
5.2.1 Tải thuần cảm.......................................................................................................... 47
5.2.1 Tải thuầndung......................................................................................................... 49
5.4. Sự làm việc song song của hai máy phát............................................................ 50
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
Đáp án tham khảo
Hình 6.1: đặc tính không tải của động cơ DC kích từ song song theo điện áp phần ứng
Hình 6.2 đặc tính tốc độ của động cơ DC kích từ song song theo từ thông mạch kích
Hình6.3: đặc tính tải của động cơ DC kích từ song song
Hình 6.4: đặc tính không tải của máy phát đồng bộ 3 pha
Hình6.5 : đặc tính tải của máy phát đồng bộ
Hình6.6 :đặc tính điều chỉnh của máy phát đồng bộ 3 pha
Các bản vẽ :
Sơ đồ mạch điều khiển
Sơ đồ bố trí thiết bị
Sơ đồ đi dây thiết bị
Sơ đồ mạch tải
Sơ đồ đi dây tải
Sơ đồ đi dây
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU
1.1: Máy phát điện một chiều
1.1.1.Khái niệm :
Ngày nay mặc dù dòng điện xoay chiều được sử dụng rất rộng rãi, song máy điện một chiều vẫn tồn tại, đặc biệt là động cơ điện một chiều. Trong công nghiệp, động cơ điện một chiều được sử dụng ở những nơi yêu cầu mômen mở máy lớn hơn hoặc yêu cầu điều chỉnh tốc độ bằng phẳng và phạm vi rộng.
Trong các thiết bị tự động, các máy điện khuếch đại, các máy điện chấp hành cũng là máy điện một chiều. Ngoài ra, các máy điện một chiều còn thấy trong các thiết bị otô, tàu thủy, máy bay các loại, máy phát điện một chiều điện áp thấp dùng trong các thiết bị điện hóa, thiết bị hàn điện chất lượng cao.
Nhược điểm chủ yếu của máy điện một chiều là có cổ góp làm cho cấu tạo phức tạp, đắt tiền và kém tin cậy, nguy hiểm trong môi trường dễ nổ. Khi sử dụng động cơ điện một chiều cần có nguồn điện một chiều kèm theo (bộ chỉnh lưu hay máy phát một chiều).
1.1.2. Cấu tạo máy phát điện một chiều :
Những phần chính của máy điện một chiều gồm stato với cực từ, roto với dây quấn và cổ góp với chổi than
-Stato (phần cảm):
Gồm lõi thép bằng thép đúc, vừa làm mạch từ vừa là vỏ máy. Các dây quấn kích từ.
Hình 1.1 : Mặt cắt ngang trục máy điện một chiều
-Rôto(phần ứng):
Roto của máy điện một chiều gọi là phần ứng, gồm lõi thép và dây quấn phần ứng. Lõi thép hình trụ, làm bằng các lá thép kỹ thuật điện ghép lại với nhau. Các lá thép được dập có lỗ thông gió và rãnh để đặt dây quấn phần ứng. Mỗi phần tử của dây quấn, phần ứng có chiều vòng dây, hai đầu với hai phiến góp, hai cạnh tác dụng của phần tử dây quấn đặt trong hai rãnh dưới hai cực khác tên.
Ngoài dây quấn xếp, ở máy điện một chiều còn kiểu dây quấn sóng. Các mạch phần tử được nối thành mạch vòng kín. Ở dây quấn đơn chỉ có hai nhánh song song, thường thấy ở máy có công suất nhỏ.
Hình 1.2: dây quấn xếp bốn phần tử
Hình 1.3 :dây quấn kiểu sóng 2 phần tử
-Cổ góp và chổi than :
Cổ góp gồm các phiến góp bằng đồng được ghép cách điện, có dạng hình trụ, gắn ở đầu trục roto. Các đầu dây của phần tử nối với phiến góp.
Chổi than (chổi điện) làm bằng than graphit. Các chội than tỳ chặt lên cổ góp nhờ lò xo và giá chổi điện gắn trên nắp máy.
1.1.3. Nguyên lý làm việc của máy phát điện một chiều
Hình 1.4 mô tả nguyên lý làm việc của máy phát điện một chiều, trong đó dây quấn phần ứng chỉ có một phần tử nối với hai phiến đổi chiều.
Khi động cơ sơ cấp quay phần ứng, các thanh dẫn của dây quấn phần ứng cắt từ trường của cực từ, cảm ứng các sức điện động. Chiều sức điện động xác định theo quy tắc bàn tay phải. Từ trường hướng cực từ N đến S (từ trên xuống dưới), chiều phần ứng ngược chiều kim
đồng hồ, ở thanh dẫn phía trên sđđ có chiều từ b đến a, ở thanh dẫn phía dưới sđđ
có chiều từ d đến c, sđđ của phần tử bằng hai lần sđđ của thanh dẫn. Nếu nối hai chổi điện A và B với tải, trên tải sẽ có chiều dòng điện từ A đến B, điện áp của máy phát điện có cực dương ở chổi A và âm ở chổi B.
Khi phần ứng quay được nửa vòng, vị trí của phần tử thay đổi, thanh ab ở cực S, thanh dc ở cực N, sđđ trong thanh dẫn đổi chiều. Nhờ có chổi điện đứng yên, chổi điện A vẩn nối với phiến góp phía trên, chổi điện B vẫn nối với phiến góp ở phía dưới, nên dòng điện ở mạch ngoài vẫn không đổi. Ta có máy phát điện một chiều với cực dương ở chổi A, âm ở chổi B.
Nếu máy chỉ có một phần tử, điện áp đầu cực như hình. Để điện áp lớn và ít đập mạch, dây quấn phải có nhiều phần tử, nhiều phiến đổi chiều.
Ở chế độ máy phát, dòng điện phần ứng Iư cùng chiều với sđđ phần ứng Eư, phương trình điện áp là :
U = Eư – Rư.Iư
Trong đó :
Rư.Iư : điện áp rơi trong dây quấn phần ứng
Rư : điện trở dây quấn phần ứng
U : điện áp đầu cực máy phát
Eư : sđđ phần ứng.
Hình 1.4 : Nguyên lý làm việc của máy điện một chiều
Hình 1.5 : đồ thị điện áp đầu cực máy phát
1.1.4. Từ trường và sức điện động của máy điện một chiều :
Từ trường của máy điện một chiều :
Khi máy điện một chiều không tải, từ trường trong máy chỉ do dòng điện kích từ gây ra gọi là từ trường cực từ. Từ trường cực từ phân bố đối xứng, ở trung tính hình học mn thanh dẫn chuyển động qua đó không cảm ứng sđđ.
Khi máy điện có tải, dòng điện Iư trong máy điện phần ứng sẽ sinh ra từ trường phần ứng. Từ trường phần ứng hướng vuông góc với từ trường cực từ.
Tác dụng của từ trường phần ứng lên từ trường cực từ gọi là phản ứng phần ứng, từ trường trong máy là từ trường tổng hợp của từ trường cực từ và phần ứng. Ở một mõm cực, từ trường được tăng cường (do từ trường phần ứng cùng chiều với từ trường cực từ), trong khi đó ở mõm cực kia từ trường bị yếu đi (ở đó từ trường phần ứng ngược chiều với từ trường cực từ).
Hậu quả của phản ứng phần ứng là :
+Từ trường trong máy bị biến dạng : điểm trung tính dịch chuyển từ trung tính hình học mn đến vị trí mới gọi là trung tính vật lý m’n’. Góc lệch β thường nhỏ và lệch theo chiều quay roto khi là máy phát điện, ngược chiều quay roto là động cơ điện. Ở vị trí trung tính hình học, từ cảm B ≠ 0, thanh dẫn chuyển động qua đó sẽ giảm sđđ, gây ảnh hưởng xấu đến việc đổi chiều.
+Khi tải lớn dòng điện phần ứng lớn, từ trường phần ứng lớn, phần mõm cực từ trường được tăng cường bị bão hòa, từ cảm B ở đó tăng được rất ít, trong khi đó mõm cực kia từ trường giảm đi nhiều, kết quả từ thông Ø của máy bị giảm xuống. Từ thông máy giảm kéo theo sđđ phần ứng Eư giảm. Làm cho điện áp đầu cực giảm làm cho momen quay giảm, và tốc độ động cơ thay đổi.
Để khắc phục hậu quả trên người ta dùng cực từ phụ và dây quấn bù.
Từ trường của cực từ phụ và dây quấn bù ngược với từ trường phần ứng.
Để kịp thời khắc phục từ trường phần ứn khi tải thay đổi, dây quấn cực từ phụ và dây quấn bù đấu nối tiếp vào mạch phần ứng (hình 1.6). hình 1.6
-Sức điện động phần ứng :
+ Sức điện động thanh dẫn : Khi quay roto các thanh dẫn của dây quấn phần ứng cắt từ trường, trong mỗi thanh dẫn cảm ứng một sđđ là :
e = Btb.l.v
Trong đó : Btb : từ cảm trung bình dưới cực từ
l : chiều dài hiệu dụng của thanh dẫn
v : tốc độ của thanh dẫn
+Sức điện động phần ứng Eư : dây quấn phần ứng gồm nhiều phần tử nối tiếp nhau thành mạch vòng kín. Các chổi điện chia dây quấn thành nhiều nhánh song song. Sđđ phần ứng bằng tổng các sđđ thanh dẫn trong một nhánh. Nếu số thanh dẫn của dây quấn là N, số nhánh song song là 2a (a là số đôi nhánh), số thanh dẫn một nhánh là N/2a, sđđ phần ứng là : Eư =
1.1.5. Công suất điện từ, momen điện từ của máy điện một chiều :
Pđt = Eư. Iư (1)
Thay các giá trị Eư trong Eư = vào (1) ta có :
Pđt = Iư
Momen điện từ : Mđt = (2)
Ωr là tốc độ quay của roto,được tính theo tốc độ quay của n (vg/ph) bằng biểu thức
ωr = (3)
Thay (3) vào (2) cuối cùng ta có biểu thức của momen điện từ là :
Mđt = .Iư
Hoặc : Mđt = KM Iư Φ
Trong đó hệ số KM = phụ thuộc vào cấu tạo dây quấn.
Momen điện từ tỉ lệ với dòng điện phần ứng Iư và từ thông. Muốn thay đội momen điện từ, ta phải thay đổi dòng điện phần ứng hoặ thay đổi dòng điện kích từ Ikt. Muốn đổi chiều momen điện từ phải đổi chiều hoặc dòng điện phần ứng hoặc dòng điện kích từ.
1.1.6. Phân loại máy điện một chiều :
Dựa vào phương pháp cung cấp dòng điện kích từ, người ta chia máy điện một chiều ra các loại sau :
+ Máy điện một chiều kích từ độc lập. Dòng điện kích từ của máy lấy từ nguồn điện khác, không liên hệ với phần ứng của máy.
+ Máy điện một chiều kích từ song song. Dây quấn kích từ nối song song với mạch phần ứng.
+ Máy điện một chiều kích từ nối tiếp.
+ Máy điện một chiều kích từ hỗn hợp.
Kích từ độc lập Kích từ song song Kích từ nối tiếp Kích từ hỗn hợp
* Máy phát điện một chiều kích từ song song :
Để thành lập điện áp cần thực hiện một quá trình kích từ. Lúc đầu máy không có dòng điện kích từ, từ thông trong máy do từ dư của cực từ tạo ra, bằng khoảng 2 ÷ 3% từ thông định mức. Khi quay phần ứng, trong dây quấn phần ứng sẽ có sđđ cảm ứng do từ thông dư sinh ra. Sđđ này khép mạch qua dây quấn kích từ (điện
trở mạch kích từ ở vị trí nhỏ nhất), sinh ra dòng điện kích từ,
làm tăng từ trường cho máy. Quá trình tiếp tục cho khi đạt điện
áp ổn định.
Để máy có thể thành lập điện áp, cần thiết phải có từ dư và
chiều từ trường dây quấn kích từ phải cùng chiều từ trường dư.
Nếu không còn từ dư, ta phải mồi để tạo từ dư, nếu chiều hai từ trường ngược nhau, ta phải đổi cực tính dây quấn kích từ hoặc đổi chiều quay phần ứng.Phương trình cân bằng điện áp là :
Mạch phần ứng : U = Eư – Rư.Iư
Mạch kích từ : Ukt = Ikt.(Rkt + Rđc)
Phương trình dòng điện : Iư = I + Ikt
Khi dòng điện tải tăng, dòng phần ứng tăng, ngoài hai nguyên nhân làm điện áp U đầu cực giảm, làm cho dòng điện kích từ giảm, từ thông và sức điện động càng giảm, chính vì thế đường đặc tình ngoài dốc hơn so với máy kích từ độc lập. Từ đường đặc tính ta thấy, khi ngắn mạch, điện áp U = 0, dòng kích từ bằng 0, sức điện động trong máy sẽ do từ dư sinh ra vì thế dòng điện ngắn mạch In nhỏ so với dòng điện định mức.
Để điều chỉnh điện áp, ta phải điều chỉnh dòng điện kích từ, đường đặc tính điều chỉnh Ikt = f(I), khi U,n không đổi.
Sơ đồ máy điện kích từ song song( Hình1.7)
Đường đặc tính không tải Đường đặc tính ngoài Đường đặc tính điều chỉnh
U0 = f (Ikt) U = f(I) I = f(I)
Hình 1.8 : các đường đặc tính của máy phát DC kích từ song song
1.2. Động cơ điện một chiều :
1.2.1. Khái niệm :
Nói chung máy điện một chiều có thể làm việc theo chế độ máy phát khi E > U và theo chế độ động cơ khi E < U. Việc chuyển từ chế độ máy phát sanh chế độ động cơ xảy ra hoàn toàn tự động không cần thay đổi gì ở mạch nối, cụ thể là khi giảm dòng điện kích thích khiến cho E của máy phát hạ đến mức E < U, dòng điện trong phần ứng sẽ tự động đổi chiều, năng lượng sẽ chuyển theo chiều ngược lại và máy phát nghiễm nhiên trở thành động cơ.
Động cơ điện một chiều được dùng rất phổ biến trong công nghiệp, giao thông vận tải và nói chung ở những thiết bị cần điều chỉnh tốc độ quay liên tục trong một phạm vi rộng (máy cán thép, máy công cụ lớn, đầu máy điện…).
Cũng như máy phát, động cơ điện một chiều được phân loại theo phương pháp kích từ, ta cũng có bốn loại : động cơ điện kích từ độc lập, kích từ song song, kích từ nối tiếp, kích từ hỗn hợp. Sơ đồ nối dây của chúng cũng tương tự như ở trường hợp máy phát. Cần chú ý rằng ở các động cơ kích từ độc lập Iư = I; ở động cơ kích từ song song và hỗn hợp I = Iư + It.
Trên thực tế, đặc tính của động cơ điện kích từ độc lập và kích từ song song hầu như giống nhau nhưng khi cần công suất lớn người ta thường dùng động cơ kích từ độc lập để điều chỉnh dòng điện kích thích được thuận lợi và kinh tế hơn mặc dù loại động cơ này đòi hỏi phải có thêm nguồn điện phụ bên ngoài. Ngoài ra, khác với trường hợp máy phát kích từ nối tiếp, động cơ điện kích từ nối tiếp được dùng rất nhiều, chủ yếu trong ngành kéo tải bằng điện.
1.2.2. Nguyên lý làm việc và phương trình điện áp của động cơ một chiều :
Khi cho điện áp một chiều U vào hai chổi điện A và B, trong dây quấn phần ứng có dòng điện Iư . Các thanh dẫn ab, cd có dòng điện nằm trong từ trường, sẽ chịu lực Fđt tác dụng làm cho roto quay, chiều lực xác định theo quay tắc bàn tay trái.
Khi phần ứng quay được nửa vòng, vị trí các thanh dẫn ab, cd đổi chỗ cho nhau, do có phiến góp đổi chiều dòng điện, giữ cho chiều lực tác dụng không đổi, đảm bảo động cơ có chiều quay không đổi.
Khi động cơ quay, các thanh dẫn cắt từ trường sẽ cảm ứng sức điện động Eư. Chiều sức điện động xác định theo quy tắc bàn tay phải. Ở động cơ một chiều sức điện động Eư ngược chiều với dòng điện Iư nên Eư còn gọi là sức phản điện.
Phương trình điện áp là : U = Eư + Rư.Iư
Hình 1.9 : Nguyên lý làm việc động cơ điện một chiều
1.2.3. Mở máy động cơ điện một chiều :
Phương trình điện áp ở mạch phần ứng là :
U = Eư + Rư.Iư
Từ đó rút ra :
Iư =
Khi mở máy, tốc độ n = 0, sức phản điện Eư = KE.n.Φ, ta có dòng điện phần ứng mở máy là :
Iư mở =
Hình 1.9
Vì điện trở Rư nhỏ, nên dòng điện phần ứng lúc mở máy rất lớn khoảng (20 ÷ 30)Iđm , làm hỏng cổ góp và chổi than. Dòng điện phần ứng lớn kéo theo dòng điện mở máy Imở lớn, làm ảnh hưởng tới lưới điện.
Để giảm dòng điện mở máy, đạt Imở = (1,5 ÷ 2) Iđm, ta dùng các biện pháp sau :
-Dùng biến trở mở máy : mắc biến trở mở máy vào mạch phần ứng. Dòng điện mở máy phần ứng lúc có biến trở mở máy là :Iư mở =
Lúc đầu để điện trở mở máy Rmở lớn nhất, trong quá trình mở máy, tốc độ tăng lên, sức điện động Eư tăng và điện trở mở máy giảm dần đến 0, máy làm việc đúng điện áp định mức.
-Giảm điện áp đặt vào phần ứng : Phương pháp này được sử dụng khi có một chiều có thể điều chỉnh điện áp, ví dụ trong máy phát động cơ, hoặc nguồn một chiều chỉnh lưu.
Cần chú ý rằng momen mở máy lớn, lúc mở máy phải có từ thông lớn nhất, vì thế các thông số mạch kích từ phải điều chỉnh sao cho dòng điện kích từ lúc mở máy lớn nhất.
1.2.4. Điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều :
Eư = U - Rư.Iư
Thay trị số Eư = KE.n.Φ, ta có phương trình tốc độ là :
n0 - Φ∆n (*)
Trong trường hợp điện áp nguồn không đổi, dòng kích từ không đổi và như một cách gần đúng có thể coi từ thông không đổi ta có thể viết quan hệ n = f(M) dưới dạng:
n0 - ∆n (**)
Nếu Rf = 0, do Rư rất nhỏ , ∆n cũng rất nhỏ trong trường hợp này ta nói đặc tính cơ loại động cơ này rất cứng ( tốc độ ít thay đổi).
-Thay đổi từ thông Φ :nếu tăng điện trở phụ trong mạch kích từ dòng điện kích từ giảm, từ thông giảm theo biểu thức (*) n0 tăng, ∆n cũng tăng và tăng nhanh hơn đặc tính cơ nhân tạo (khi có thêm điện trở phụ) sẽ cao hơn so với đường đặc tính cơ tự nhiên (điện trở phụ bằng không), độ dốc các đường ngày khác nhau . Theo phương pháp này ta có thể điều chỉnh tốc độ trong phạm vi n ≥ nđm (hình c)-Thay đổi điện trở phụ trên mạch phần ứng .Theo biểu thức (*) nếu tăng Rf trong mạch phần ứng n0 không thay đổi, còn ∆n tăng do đó đặc tính cơ là những đường dốc xuống như hình b. Ta nhận thấy điều chỉnh tốc độ bằng phương pháp này có thể áp dụng trong phạm vi rộng (dưới định mức) nếu có thể làm cho điện trở thay đổi liên tục tốc độ cũng sẽ thay đổi liên tục. Nhược điểm của phương pháp này là tổn hao năng lượng trên điện trở lớn, hiệu suất vận hành sẽ giảm.
Hình 1.10 các đường đặc tính của máy điện DC
-Thay đổi điện áp đặt vào phần ứng. Khi giảm điện áp thành phần n0 giảm, thành phần ∆n không đổi (vì từ thông không đổi và dòng điện không đổi) nên đặc tính cơ là những đường song song, dốc xuống và nằm dưới đường đặc tính cơ tự nhiên (hình1.11)
Hình 1.11:đặc tính cơ n=f(U)
Khi điều chỉnh tốc độ, ta kết hợp các phương pháp trên. Ví dụ phương pháp thay đổi từ thông, kết hợp phương pháp thay đổi điện áp thì phạm vi điều chỉnh rất rộng, đây là ưu điểm lớn của động điện một chiều.
1.2.5.Động cơ một chiều kích từ song song :
Để mở máy ta có thể dùng biến trở mở máy, hay dùng phương pháp hạ điện áp đặt vào phần ứng. Để điều chỉnh tốc độ, thường dùng điện trở điều chỉnh thay đổi dòng kích từ do đó thay đổi được từ thông Φ. Phương pháp này được sử dụng rất rộng rãi, nhưng cần chú ý là khi giảm từ thông Φ có thể dòng điện Iư tăng quá giá trị cho phép, do đó cần có bộ bảo vệ không cho động cơ làm việc khi từ thông giảm nhiều.
1.2.5.1 Đường đặc tính cơ n = f(M) :
Đường đặc tính cơ là quan hệ giữa momen quay M và tốc độ n khi điện áp U và điện trở mạch phần ứng và mạch kích dòng điện kích từ Ikt.
Từ công thức : ta có :
Mặt khác theo biểu thức momen điện từ M = KM. Iư.Φ
=> Iư =
Thay vào biểu thức tốc độ ta có : (1)
Nếu thêm điện trở Rp vào mạch phần ứng thì ta có phương trình : (2)
Trên hình vẽ đường đặc tính cơ, đường 1 là đường đặc tính cơ tự nhiên (Rp = 0 ứng với phương trình (1) ). Đường 2 với Rp ≠ 0 ứng với phương trình (2).
Sơ đồ mạch biến trở Rmở máy Đồ thị đặc tính cơ Đồ thị đặc tính làm việc
1.2.5.2. Đặc tính làm việc :
Đường đặc tính làm việc được xác định khi điện áp và dòng kích từ không đổi đó là các đường quan hệ giữa tốc độ n, momen M, dòng điện phần ứng Iư và hiệu suất η theo công suất trên trục P2, vẽ trên hình.
Ta có nhận xét động cơ điện kích từ song song có đặc tính cơ cứng, và tốc độ hầu như không đổi khi công suất P2 thay đổi, chúng được dùng nhiều trong các máy cắt kim loại, các máy công cụ … khi có yêu cầu cao về điều chỉnh tốc độ ta dùng động cơ kích từ độc lập.
1.2.6. Tia lửa điện trên cổ góp và biện pháp khắc phục :
Khi máy điện làm việc, quá trình đổi chiều thường gây ra tia lửa giữa chổi điện và cổ góp, gây tổn hao năng lượng, ảnh hưởng xấu đến môi trường và gây nhiễu đến sự làm việc của thiết bị điện tử. Sự phát sinh tia lửa trên cổ góp do các nguyên nhân cơ khí và điện tử.
-Nguyên nhân cơ khí :
Sự tiếp xúc giữa cổ góp và chổi điện không tốt, do cổ góp không tròn, không nhẵn, chổi than không đúng quy cách, rung động của chổi than do cố định không tốt hoặc lực lò xo không đủ để tỳ sát chổi điện vào cổ góp.
-Nguyên nhân điện tử :
Khi roto quay liên tiếp có phần tử chuyển mạch
nhánh này sang mạch nhánh khác. Ta gọi
các
phần tử ấy là phần tử đổi chiều, trong phần
tử đổi
chiều xuất hiện các sức điện động :
+ Sức điện động từ cảm eL, do sự biến
thiện dòng điện trong phần tử đổi chiều.
+ Sức điện động hổ cảm em do cự biến thiên
dòng điện
của các phần tử đổi chiều khác lân cận.
+ Sức điện động eq do từ trường của
phần ứng gây ra.
Ở thời điểm chổi điện ngắn mạch phần tử
đổi chiều (hình), các sức điện động trên sinh ra dòng điện I chạy quẩn trong phần tử tích lũy năng lượng và phóng ra dưới dạng tia lửa khi vành góp chuyển động.
Để khắc phục tia lửa ngoài việc loại trừ nguyên nhân cơ khí ta phải tìm cách giảm chỉ số các sức điện động trên và dùng cực từ phụ và dây quấn bù.Để tạo nên trong phần tử đổi chiều các sức điện động nhằm bù (triệt tiêu) tổng 3 sức điện động eL, em, eq. Từ trường của dây quấn bù và cực từ phụ phải ngược chiều với từ trường phần ứng đối với máy công suất nhỏ, người ta không dùng cực từ phụ mà đôi khi chuyển chổi than đến trung tính vật lý.
CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU VỀ MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ
2.1. Định nghĩa và công dụng :
2.1.1. Định nghĩa :
Những máy điện có tốc độ roto n bằng tốc độ quay của từ trường n1 gọi là máy điện đồng bộ. Máy điện đồng bộ có hai loại dây quấn : dây quấn stato nối với lưới điện có tần số f không đổi, dây quấn roto được kích thích bằng nguồn điện một chiều. Ở chế độ xác lập máy điện đồng bộ có tốc độ quay roto luôn không đổi khi tải thay đổi.
2.1.2. Công dụng :
Máy phát điện đồng bộ là nguồn điện chính của các lưới điện quốc gia, trong đó động cơ sơ cấp là các tuabin hơi, tuabin khí hoặc tuabin nước công suất của mỗi máy phát có thể đạt đến 600MVA hoặc lớn hơn và chúng thường làm việc song song. Ở các lưới điện công suất nhỏ, máy phát điện đồng bộ được kéo bởi các động cơ diezen hoặc các tuabin khí, có thể làm việc đơn lẻ hoặc hai ba máy làm việc song song.
Động cơ đồng bộ được sử dụng khi truyền động công suất lớn, có thể đạt vài chục MW. Trong công nghiệp luyện kim, khai thác mỏ, thiết bị lạnh… động cơ đồng bộ được sử dụng để truyền động các máy bơm, nén khí, quạt gió… với tốc độ không đổi. Động cơ đồng bộ công suất nhỏ được sử dụng trong các thiết bị như đồng hồ điện, thiết bị ghi, thiết lập chương trình, thiết bị điện sinh hoạt…
Trong hệ thống điện, máy bù đồng bộ dủng phát công suất phản kháng cho lưới điện để bù hệ số công suất và ổn định điện áp.
2.2. Cấu tạo máy điện đồng bộ :
Cấu tạo máy điện đồng bộ gồm hai bộ phận chính là stato và roto.
- Stato (phần ứng):
Đây là phần mà các dây quấn của nócảm ứng ra một suất điện động gọi là phần ứng.Phần ứng gồm 3 cuộn dây có trục lệch nhau 120 độ điện và thường nối hình sao.Các cuộn dây được cách ly tốt với vỏ máy,điều này rất quan trọng đối với máy phát công suất lớn ,điện áp cao.
Đối với máy đồng bộ công suất nhỏ thì phần quay lại đóng vai trò phần ứng,còn phần tĩnh đóng vai trò phần cảm.
..............................................................................
§ 5.4 : SỰ LÀM VIỆC SONG SONG CỦA CÁC MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ
Các điều kiện làm việc song song:
-Tần số phải bằng nhau
-Điện áp bằng nhau
-Thứ tự pha như nhau
5.4.1. Hòa đồng bộ bằng phương pháp nối tối :
Mắc mạch như sơ đồ bên dưới :
Khi hòa đồng bộ ta điều chỉnh dòng điện kích từ P3 của máy phát để điện áp máy phát UF bằng điện áp của lưới UL.
Điều chỉnh tốc độ của động cơ sơ cấp để tần số điện áp của máy phát fF gần bằng tần số điện áp của lưới điện fL.
Trong các điều kiện như vậy hệ vecto điện áp máy phát sẽ quay so với hệ vecto điện áp lưới ở tốc độ tươn g đối phụ thuộc vào độ lớn của hiệu fF - fL , chiều quay phụ thuộc dấu của hiệu này. Do vậy các đèn chịu điện áp biến đổi và sáng tắt theo chu kỳ phụ thuộc vào fF - fL . Khi chu kỳ tắt sáng này khoảng 3 ÷ 5s ta koi fF = fL . Tại thời điểm ba đèn tối hẳn thì ta đóng CB nối máy phát vào lưới.
Nếu ta dùng phương pháp nối tối mà kết quả là ánh sáng quay thì thứ tự pha của máy phát không trùng với thứ tự pha của lưới điện, và ta phải đổi chéo hai trong ba pha.
5.4.2. Hòa đồng bộ bằng phương pháp ánh sáng quay :
Mắc mạch như sơ đồ bên dưới :
Để điều chỉnh P1, P2, P3 sao cho : điện áp phát ra bằng điện áp của lưới điện, tần số của máy phát cũng phải bằng tần số lưới điện.
Mắc sơ đồ hòa đồng bộ như hình trên.
Thời điểm đóng CB hòa đồng bộ là lúc ta được một đèn tối hẳn (Đ8) và hai đèn còn lại (Đ7,D9) sáng như nhau.
KẾT LUẬN
Lời đầu tiên chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả Thầy Cô giảng viên khoa Điện đã gắn bó với chúng em trong suốt quá trình học tập tại trường Cao Đẳng Kĩ Thuật Cao Thắng .Cảm ơn Thầy Cô đã truyền dạy những kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức về thực tế cuộc sống để sau này chúng em tự tin ,vững bước trong công việc và đặc biệt là thầy Đặng Đắc Chi đã tạo điều kiện và tận tình hướng dẫn để chúng em thực hiện đồ án hoàn thiện.
Qua việc thực hiện đồ án đã giúp chúng em hiểu rõ hơn về máy điện DC kích từ song song và máy phát đồng bộ, đồng thời qua đó cũng đã cho chúng em học thêm về những kinh nghiệm mà nếu chỉ học thôi sẽ không thể nắm rõ hết được, chỉ có thực hành thì chúng ta mới thực nắm rõ được.
Nhưng vì kiến thức của chúng em còn hạn chế cho nên trong quá trình thực hiện và bảo vệ đồ án không thể tránh khỏi những sai xót. Kính mong các Thầy Cô bỏ qua và chỉ bảo thêm đẻ chúng em có thể hoàn thiện hơn những kiến thức chuyên sâu nghành học của mình..
Chúng em không biết nói gì hơn là gửi lời chúc đến tất cả các Thầy Cô luôn luôn dồi dào sức khỏe để hoàn thành tốt công việc ,luôn thành công và đạt được những gì mình muốn.
Và chúng em cũng xin chúc các bạn bảo vệ thành công tốt đẹp
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC
Đáp án tham khảo :
Hình 6.1 :đặc tính không tải của động cơ DC kích từ song song theo điện áp phần ứng n=f(U)
Nhận xét:từ đường đặc tính hình 6.1 cho ta thấy tốc độ động cơ có thể dể dàng điều chỉnh bằng cách thay đổi điện áp phần ứng. Tốc độ của động cơ tăng khi ta tăng điện áp phần ứng
Hình 6.2 :đặc tính tốc độ của động cơ DC kích từ song song theo từ thông mạch kích n=f(Ikt)
Nhận xét:từ đường đặc tính hình 6.2 cho ta thấy rằng tốc độ động cơ DC có thể điều chỉnh dễ dàng bằng Ikt. Tốc độ động cơ tăng khi ta giảm kích từ
Hình6.3 :đặc tính tải của động cơ DC kích từ song song
Nhận xét:từ đồ thị đặc tính hình 6.3 cho ta thấy rằng tốc độ động cơ DC kích từ song song chỉ giảm nhẹ khi ta thay đổi tải,tốc độ đạt đến ổn định khi không tải.Đây là ưu điểm của động cơ DC
Nhận xét:từ đường đặc tính không tải hình 6.4 cho ta thấy rằng điện áp phát UF phụ thuộc vào dòng điện kích từ Ikt. Điện áp tăng khi ta tăng dòng điện kích từ,từ trường tạo ra phụ thuộc vào việc kích từ.
Nhận xét:từ đường đặc tính tải hình 6.5 cho ta thấy rằng sự thay đổi điện áp phát UF phụ thuộc vào góc lệch giữa UF và Itải. Đối với tải trở và tải cảm điện áp U giảm khi ta tăng tải, đối với tải dung điện áp tăng
Nhận xét:từ đường đặc tính điều chỉnh hình 6.6 cho ta thấy rằng sự thay đổi dòng điện kích từ phát Ikt phụ thuộc vào tính chất tải. Để đạt được một điện áp ổn định ,sự kích từ ở tải thuần trở thấp,tải cảm kháng tương đối cao và đối với tải dung thì giảm dòng kích từ khi tăng tải .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
<1> Sách KỸ THUẬT ĐIỆN – Nguyễn Kim Bính – Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp.HCM.
<2> Sách GIÁO TRÌNH MÁY ĐIỆN ( sách dùng cho các trường đào tạo hệ Trung học chuyên nghiệp ) – Nhà xuất bản Giáo Dục.