MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM BOARD AN TOÀN ĐIỆN
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐIỆN MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM BOARD AN TOÀN ĐIỆN, thuyết minh MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM BOARD AN TOÀN ĐIỆN, MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM BOARD AN TOÀN ĐIỆN
MỤC LỤC
Chương 1: LÝ THUYẾT AN TOÀN ĐIỆN
1.1 Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp........................................................................ 06
1.1.1 Tổng quan....................................................................................................................... 06
1.1.2 Tiếp xúc trực tiếp............................................................................................................ 06
1.1.3 Tiếp xúc gián tiếp............................................................................................................ 06
1.1.4 Phần tử mang điện ......................................................................................................... 07
1.1.5 Chạm vỏ thiết bị............................................................................................................. 07
1.1.6 Biện pháp bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp..................................................................... 09
1.1.7 Biện pháp bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp..................................................................... 09
1.2 Bảo vệ chống tiếp xúc mạng hạ thế (<1000V)..................................................................... 11
1.2.1 Cấp bảo vệ thiết bị điện ................................................................................................. 11
1.2.2 Bảo vệ chống tiếp xúc mạng hạ thế .............................................................................. 11
1.2.3 Những quy định về mạch điện ....................................................................................... 12
1.2.4 Chức năng của bảo vệ dùng điện áp thấp....................................................................... 12
1.2.5 Điều kiện thực hiện phương pháp bảo vệ dùng điện áp thấp........................................ 12
1.3 Máy biến áp tự ngẫu.............................................................................................................. 13
1.4 Bảo vệ quá dòng điện............................................................................................................ 14
1.4.1 Tổng quan....................................................................................................................... 14
1.4.2 Cầu chì cỡ nhỏ................................................................................................................ 14
1.4.3 Cầu dao tự động (CB-Circuit Breaker).......................................................................... 15
1.4.4 Biện pháp bảo vệ trong các sơ đồ mạng điện................................................................. 15
1.5 Biến dòng theo nguyên tắc dòng điện tổng.......................................................................... 16
1.5.1 Tổng quan ...................................................................................................................... 16
1.5.2 Sức điện động cảm ứng Uind.......................................................................................................................... 16
1.6 Bảo vệ chống dòng điện rò.................................................................................................... 17
1.6.1 Tổng quan ...................................................................................................................... 17
1.6.2 Bảo vệ cách điện các phần tử mang điện........................................................................ 17
1.6.3 Bảo vệ bằng rào chắn hoặc vỏ bọc ................................................................................ 17
1.6.4 Bảo vệ bằng cách dựng chướng ngại vật....................................................................... 17
1.6.5 Bảo vệ bằng khoảng cách an toàn.................................................................................. 17
1.6.6 Bảo vệ bổ sung bằng ELCB........................................................................................... 17
1.6.7 Chức năng nhiệm vụ của ELCB..................................................................................... 17
1.7 Biện pháp bảo vệ trong mạng TN........................................................................................ 18
1.7.1 Hệ thống TN................................................................................................................... 18
1.7.2 Hệ thống TN-S............................................................................................................... 18
1.7.3 Hệ thống TN-C............................................................................................................... 19
1.7.4 Hệ thống TN-C-S........................................................................................................... 19
1.7.5 Dây liên kết đẳng thế chính............................................................................................ 20
1.8 Biện pháp bảo vệ trong mạng TT........................................................................................ 24
1.8.1 Hệ thống TT.................................................................................................................... 24
1.8.2 Điều kiện ngắt mạch ...................................................................................................... 24
1.8.3 Nối đất vỏ thiết bị điện .................................................................................................. 25
1.9 Biện pháp bảo vệ trong mạng IT.......................................................................................... 25
1.9.1 Tổng quan....................................................................................................................... 26
1.9.2 Điều kiện cắt mạch ........................................................................................................ 26
1.10 Phương pháp đo điện trở hệ thống nối đất....................................................................... 26
1.10.1 Tổng quan..................................................................................................................... 26
1.10.2 Phương pháp đo bằng dòng và áp ............................................................................... 26
1.11 Cách điện bảo vệ.................................................................................................................. 27
1.12 Cách ly bảo vệ...................................................................................................................... 29
1.13 Điện cực nối đất................................................................................................................... 30
1.13.1 Tổng quan..................................................................................................................... 30
1.13.2 Phân loại điện cực nối đất:............................................................................................ 30
1.13.3 Những đặc tính của điện áp đất ................................................................................... 31
Chương 2: BÀI THÍ NGHIỆM AN TOÀN ĐIỆN
2.1 Tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp........................................................................................ 33
2.1.1 Tiếp xúc trực tiếp ........................................................................................................... 33
2.1.2 Tiếp xúc gián tiếp............................................................................................................ 34
2.2 Bảo vệ chống tiếp xúc mạng hạ thế................................................................................ 36
2.3 Máy biến áp tự ngẫu........................................................................................................ 39
2.4 Mạng điện hạ thế............................................................................................................. 41
2.5 Biện pháp bảo vệ trong mạng TN.................................................................................. 43
2.6 Biện pháp bảo vệ trong mạng TT.................................................................................. 51
2.7 Biện pháp bảo vệ trong mạng IT.................................................................................... 53
2.8 Đo điện trở hệ thống nối đất........................................................................................... 56
2.9 Cách điện bảo vệ.............................................................................................................. 59
2.10 Cách ly bảo vệ................................................................................................................ 61
2.11 Điện cực nối đất............................................................................................................. 64
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, nguồn công suất và sản lượng điện năng ở nước ta đã tăng với tốc độ đáng kể. Điện năng ngày càng được sử dụng một cách rộng khắp trong các nghành kinh tế quốc dân, trong sinh hoạt, giải trí, sản xuất,…
Song song với việc sử dụng điện năng một cách hợp lý và tiết kiệm, một vấn đề cấp bách được đặt ra là phải đảm bảo tuyệt đối an toàn trong quá trình sử dụng.
Trong đồ án này, nhóm thực hiện đề tài thiết kế và thi công “MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM BOARD AN TOÀN ĐIỆN” nhằm mô hình hóa các sự cố về điện và các biện pháp bảo vệ thường gặp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày để phục vụ cho việc học tập trong nhà trường.
Do lần đầu tiên tiếp xúc với việc thiết kế, thi công và thời gian có hạn nên đề tài này còn nhiều thiếu sót. Kính mong quý thầy cô đóng góp thêm ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Nhóm thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại Học - Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng, đặc biệt là quý Thầy, Cô trong Khoa Điện-Điện Lạnh đã truyền thụ những kiến thức quý báu cho chúng em trong những năm học qua để có thể nghiên cứu thực hiện đề tài này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Phong Phú, Thầy ......... giảng viên Trường Đại Học - Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng, đã trực tiếp hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp. Sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên của Thầy đã giúp em rất nhiều trong việc nghiên cứu đề tài này.
Để hoàn thành đề tài này em cũng xin chân thành cảm ơn những đóng góp quý báu của tất cả các bạn, những người thân đã luôn động viên giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện. Rất mong được sự đánh giá, góp ý hơn nữa của quý thầy cô và các bạn.
LỜI GIỚI THIỆU
Hệ thống các bài thí nghiệm được xây dựng trên cơ sở các quy định quy phạm đã được thông qua về “ lắp đặt điện hạ thế có điện áp tới 1000V- bảo vệ chống lại các sự cố về điện” và “ hệ thống nối đất, bảo vệ đường dây, dây dẫn liên kết đẳng thế”.
Phân loại các hệ thống điện: TN,TT,IT.
Ý nghĩa của các ký hiệu mạng điện :
- Chữ cái thứ nhất (thể hiện tính chất của trung tính nguồn):
T: nối đất trực tiếp nguồn ( trung tính nguồn trực tiếp nối đất_nối đất làm việc).
I: tất cả các phần tử mang điện được cách ly với đất.
- Chữ cái thứ hai (thể hiện hình thức bảo vệ):
T: vỏ thiết bị điện nối đất trực tiếp, độc lập với hệ thống nối đất, nếu có, của nguồn điện.
N: nối trực tiếp các phần dẫn điện lộ ra ngoài với một điểm đã được nối đất của nguồn điện (bảo vệ nối dây trung tính nguồn).
Để đảm bảo điều kiện an toàn khi tiến hành thí nghiệm và chống chạm, giá trị điện áp được giảm từ 230V xuống 23V, nghĩa là chỉ còn 1/10 giá trị dòng và áp. Để loại trừ sai số, kết quả ở phần đáp án sẽ cho giá trị dòng và áp ở điều kiện làm việc bình thường của trang thiết bị.
Máy biến áp dùng trong Bộ thí nghiệm an toàn điện cũng có thể sử dụng như :
- Biến áp bảo vệ dùng điện áp thấp.
- Biến áp cách ly.
- Biến áp tự ngẫu.
- Biến dòng điện.
Bộ thí nghiệm an toàn điện được thiết kế giản tiện và sử dụng nguồn điện 1 pha. Vì thế không áp dụng cho các bài thí nghiệm 2 hoặc 3 pha. Tuy vậy, ta có thể xây dựng những bài thí nghiệm đó dựa trên cơ sở sử dụng các kết quả từ bộ thí nghiệm này.
Chương 1: LÝ THUYẾT AN TOÀN ĐIỆN
1. 1 BẢO VỆ CHỐNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP
1.1.1 Tổng quan
Ảnh hưởng của dòng điện đối với cơ thể con người
|
1.1.2 Tiếp xúc trực tiếp
Tiếp xúc trực tiếp xảy ra khi tiếp xúc với các phần tử mang điện, chẳng hạn như tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn trần.Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp và biện pháp phòng ngừa các tai nạn về điện được đặt lên hàng đầu cho cả các thiết bị đơn giản nhất, chẳng hạn như cách điện của công tắc. Bảo vệ thiết bị bằng cách bao bọc lớp cách điện các phần tử mang điện, gọi là cách điện cơ bản.
Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp phụ thuộc vào tình huống tiếp xúc vào thiết bị điện.Thiết bị điện bắt buộc phải bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp.
1.1.3 Tiếp xúc gián tiếp
Tiếp xúc gián tiếp xảy ra khi tiếp xúc với thiết bị lúc bình thường không có điện nhưng có thể tình cờ trở nên dẫn điện như tróc cách điện hoặc do vài sự cố khác.
1.1.4 Phần tử mang điện
Phần tử mang điện là dây dẫn điện hoặc các phần dẫn điện dùng cho thiết bị điện hoạt động trong điều kiện bình thường, bao gồm cả dây trung tính, nhưng không bao gồm dây nối đất và những bộ phận được nối đất.
1.1.5 Chạm vỏ thiết bị
Chạm vỏ thiết bị điện xảy ra khi tiếp xúc với các bộ phận của thiết bị điện mà lúc bình thường không mang điện, nhưng khi xảy ra sự cố có thể trở nên dẫn điện.
Kiểu sự cố
Hình 1.2 các kiểu sự cố trong mạng điện
Phân loại sự cố :
- Hỏng cách điện.
- Chạm vỏ thiết bị.
- Chạm dây.
- Ngắn mạch.
- Chạm đất.
Sự cố chạm vỏ, ngắn mạch hoặc chạm đất là :
- Hoàn toàn (trực tiếp), nếu điện trở tiếp xúc nhỏ.
- Không hoàn toàn (gián tiếp), nếu điện trở tiếp xúc lớn.
Sự cố chạm dây xảy ra nếu tồn tại điện trở hoặc một phần điện trở trong mạch rò.
Điện áp sự cố UF
Điện áp sự cố là điện áp xuất hiện giữa vỏ thiết bị so với đất hoặc giữa các bộ phận khác nhau của thiết bị trong điều kiện kiện sự cố. Ta có thể đo được UF bằng vôn kế có nội trở khoảng 40KΩ. Điện áp sự cố cũng có khả năng xuất hiện giữa các bộ phận dẫn điện và các phần đã được nối đất, như hệ thống ống dây.
Dòng rò IF
Dòng rò là dòng xuất hiện khi có sự cố hư hỏng về cách điện. Đó là dòng chạm đất hoặc dòng điện ngắn mạch. Giá trị của nó phụ thuộc vào điện trở mạch vòng. Điện trở của hệ thống điện ( từ nguồn cung cấp tới điểm sự cố), cũng có thể là điện trở sự cố ( do hồ quang điện hoặc thay đổi theo khoảng cách), sẽ phụ thuộc vào loại sự cố, ngoài ra còn phải tính đến điện trở của thiết bị hoặc các bộ phận của thiết bị.
- RT : điện trở máy biến áp nguồn.
- RL : điện trở đường dây.
- RF : điện trở sự cố.
- RA và RB : điện trở nối đất.
- RK : điện trở cơ thể người.
- RST : điện trở tại vị trí sự cố.
Hình 1.3 Điện trở sự cố
Điện áp tiếp xúc UB
Là phần điện áp được nối song song qua cơ thể người. Điện áp tiếp xúc hình thành cùng lúc giữa các bộ phận với nhau khi có hư hỏng cách điện.
Thuật ngữ điện áp tiếp xúc chỉ được sử dụng trong phương pháp bảo vệ chống chạm gián tiếp.
Điện áp tiếp xúc thử là điện áp lớn nhất có khả năng xuất hiện khi có sự cố về điện.
Quy định về điện áp tiếp xúc UL
Là điện áp lớn nhất cho phép duy trì trạng thái ổn định lâu dài của thiết bị điện. Điện áp UL lớn nhất cho phép là 50V đối với điện xoay chiều và 120V đối với điện áp một chiều. Điện áp tiếp xúc trong lắp đặt điện không được vượt quá giá trị xác định, lớn nhất là 50V, duy trì trong khoảng thời gian dài.
1.1.6 Biện pháp bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp
- Cách ly các phần tử mang điện
- Dùng rào chắn hoặc vỏ bảo vệ theo tiêu chuẩn IP2X
- Dựng chướng ngại vật
- Bảo vệ dùng điện áp thấp : 25VAC/60VDC.
- Cầu dao chống dòng rò (ELCB).
1.1.7 Biện pháp bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp
Bảo vệ không có dây nối đất
- Bảo vệ dùng điện áp thấp : 50VAC/120VDC.
- Dùng điện áp thấp với cách điện an toàn .
- Bảo vệ bằng cách hạn chế năng lượng phóng điện
- Bảo vệ dùng cách điện
- Buồng cách ly, không dẫn điện
- Bảo vệ dùng cách điện cho thiết bị điện
Bảo vệ có dây nối đất hoặc hệ thống dây nối đẳng thế
- Thiết bị bảo vệ quá dòng
- Cầu dao chống dòng rò
- Bảo vệ cách ly với các thiết bị điện khác
- Thiết bị điều khiển cách điện
- Dùng điện áp thấp với cách điện an toàn
- Dùng sàn đẳng thế cục bộ
- Dùng thiết bị bảo vệ chống điện áp rò (đặc biệt chỉ sử dụng cho trường hợp này)
Hình 1.4 Bảo vệ cho người.
Biện pháp bảo vệ bằng cách hạn chế năng lượng phóng điện
Hiện nay, yêu cầu về biện pháp bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp được đáp ứng nếu năng lượng phóng điện ≤ 350 mJ
Năng lượng phóng điện được tính toán theo công thức :
Dòng ngắn mạch cho phép IK : AC: ≤ 3 mA
DC: ≤ 12 mA
1.2. BẢO VỆ CHỐNG TIẾP XÚC MẠNG HẠ THẾ (< 1000V)
1.2.1 Cấp bảo vệ thiết bị điện :
- Bảo vệ cấp 0 (class 0):
- Chỉ dùng lớp cách điện cơ bản.
- Không dùng nối đất bảo vệ.
- Không dùng tiêu chuẩn Đức.
- Bảo vệ cấp I (class I):
- Dùng lớp cách điện cơ bản.
- Sử dụng dây bảo vệ nối đất .
- Dây nối đất sử dụng ký hiệu.
- Bảo vệ cấp II (class II) :
- Cách điện cơ bản và cách điện bổ sung.
- Không dùng nối đất bảo vệ.
- Ký hiệu lớp cách điện kép.
- Bảo vệ cấp III (class III) :
- Bảo vệ dùng điện áp thấp.
- Không dùng nối đất bảo vệ.
- Ký hiệu.
1.2.2 Bảo vệ chống tiếp xúc mạng hạ thế :
- Điện áp định mức : <= 50V AC
<=120V DC
- Vận hành thiết bị không nối đất.
-
Bảo vệ chống chạm trực tiếp và gián tiếp :
- Chạm trực tiếp :
- Điện áp định mức : <= 25V AC không cần thiết bảo vệ
<= 60V DC
- Bảo vệ với điện áp >25VAC và > 60VDC
- Cách điện phải chịu được điện áp thử 500VAC trong ít nhất 01 phút.Vỏ thiết bị được thiết kế đạt tiêu chuẩn cấp cách điện IP2X hoặc cao hơn.
Cấp cách điện tiêu chuẩn IP2 phải bảo vệ chống chạm vỏ thiết bị và các dây dẫn kích thước trung bình có đường kính >12 mm.
- Những yêu cầu về nguồn điện :
* Các MBA an toàn : - các MBA có vỏ bọc an toàn
- các MBA đồ chơi.
- các MBA chuông.
* Các MBA cách điện an toàn.
* Các bộ chuyển đổi dùng dây quấn cách ly ( máy phát động cơ).
* Các máy phát không dùng bộ điều khiển điện ( vd động cơ diesel).
* Những bộ phận phát điện , bình acquy hoặc các nguồn điện hóa học khác.
* Thiết bị điện được chế tạo theo các giới hạn điện áp cho phép và không được vượt quá giới hạn này khi xày ra sự cố ( sự cố bên trong hoặc bên ngoài).
1.2.3 Những quy định về mạch điện :
- Các phần mang điện có thể không được kết nối với dây nối đất bảo vệ PE hoặc dây trung tính N.
- Các mạch điện được cách điện với điện áp cao hơn.
- Vỏ thiết bị có thể không được kết nối với dây nối đất bảo vệ PE hoặc dây trung tính N.
- Mạch điện dùng dây dẫn cách điện.
- Phích và ổ cắm điện phải phù hợp.
Phương pháp bảo vệ điện áp thấp được áp dụng trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt. Vì là điện áp thấp nên sẽ không xảy ra bất kỳ nguy hiểm nào. Sự cố chạm vỏ thiết bị sẽ không gây ảnh hưởng cũng như không được truyền xuống đất.
1.2.4 Chức năng của bảo vệ dùng điện áp thấp
Chức năng của bảo vệ điện áp thấp là bảo vệ các phần tử đặc biệt. Nó được ứng dụng để bảo vệ trong đo lường, nếu không nói là hầu như tất cả các biện pháp bảo vệ điện áp thấp được sử dụng, chẳng hạn như các mạch đo lường, các mạch điều khiển và trong thiết bị thông tin liên lạc.
1.2.5 Điều kiện thực hiện phương pháp bảo vệ dùng điện áp thấp:
- Các phần tử mang điện được nối với dây PEN của các mạch điện có điện áp cao hơn.
- Vỏ thiết bị điện được nối đất hoặc nối với dây bảo vệ của các mạch điện có điện áp cao hơn.
- Các nguồn và thiết bị điện khác không đủ cách điện ( không có cách điện an toàn) đối với các mạch điện có điện áp cao hơn. Vì vậy nó được phân biệt giữa :
- Chức năng điện áp thấp với cách điện an toàn và
- Chức năng điện áp thấp với không có cách điện an toàn
1.3. MÁY BIẾN ÁP TỰ NGẪU
- Biến áp tự ngẫu là máy biến áp có một dây quấn chung cho sơ và thứ cấp.
- Có thể tăng hoặc giảm điện áp.
- Biến áp tự ngẫu thường không được sử dụng như MBA an toàn (chẳng hạn như MBA cho đồ chơi).
Hình 1.5 Máy biến áp tự ngẫu
- Biến áp tự ngẫu bao gồm hai bộ dây quấn được mắc nối tiếp, dây quấn song song và dây quấn nối tiếp.
- Cuộn song song được gọi là dây quấn áp thấp và được mắc nối tiếp với cuộn nối tiếp, được gọi là dây quấn áp cao.
- Máy biến áp tự ngẫu là MBA có mối quan hệ giữa dây quấn ngõ vào và dây quấn ngõ ra.
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH
Chương 1: LÝ THUYẾT AN TOÀN ĐIỆN
Bảng 1.2 Điều kiện cắt mạch thiết bị bảo vệ
Bảng 1.3 Dòng điện cắt tối thiểu thiết bị bảo vệ
Bảng 1.2 Điều kiện cắt mạch thiết bị bảo vệ
Bảng 1.3 Dòng điện cắt tối thiểu thiết bị bảo vệ
Hình 1.1 Đặc tuyến tác động của ELCB-30mA và phạm vi vùng tác động của dòng điện qua người trưởng thành theo mối quan hệ dòng điện – thời gian.
Hình 1.2 các kiểu sự cố trong mạng điện
Hình 1.3 Điện trở sự cố
Hình 1.4 Bảo vệ cho người.
Hình 1.5 Máy biến áp tự ngẫu
Bảng 1.1 thời gian tác động cầu chì
Hình 1.6 Đặc tuyến tác động ngắt của cầu chì cỡ nhỏ.
Hình 1.7 Đặc tuyến tác động ngắt của MCB.
Hình 1.8 Nguyên lý họat động biến dòng theo nguyên tắc dòng điện tổng
Hình 1.9 Sức điện động cảm ứng
Hình 1.10 ELCB trong điều kiện sự cố
Hình 1.11 Hệ thống TN S
Hình 1.12 Hệ thống TN C
Hình 1.13 Hệ thống TN C S
Hình 1.14 Thiết bị bảo vệ và các hệ thống điện
Hình 1.15 Dây liên kết đẳng thế chính
Hình 1.16 Mạng TT
Hình 1.17 Mạng IT
Hình 1.18 Bộ theo dõi dòng rò với đất + dây liên kết đẳng thế bổ xung.
Hình 1.19 cách điện bảo vệ
Hình 1.20 Cách ly bảo vệ
Bảng 1.4 điện trở suất các loại đất
Bảng 1.5 điện trở của các điện cực nối đấtx
Hình 1.21 điện áp bước
Chương 2: BÀI THÍ NGHIỆM AN TOÀN ĐIỆN
Bảng 2.1tiếp xúc trực tiếp
Bảng 2.2 tiếp xúc gián tiếp
Bảng 2.3 Sự cố trong mạng TN
Bảng 2.4 Khảo sát ELCB dựa vào điện trở nối đất và điện trở sự cố
Bảng 2.5 sự cố chạm vỏ thiết bị
Bảng 2.6 sự cố chạm vỏ thiết bị RF = 10 [ Ω ] (tay ướt)
Bảng 2.8 sự cố chạm vỏ thiết bị tại một điểm
Bảng 2.8 sự cố chạm vỏ thiết bị tại hai điểm
Bảng 2.9 sự cố chạm vỏ tại nhiều điểm
Bảng 2.10 khoảng cách điện cực đất và điện áp đất
Bảng 2.11khoảng cách điện cực đất và điện áp bước
Hình 2.1 Tiếp xúc trực tiếp
Hình 2.2: Tiếp xúc gián tiếp
Hình 2.3: Bảo vệ điện áp thấp
Hình 2.4: Mạch máy biến áp đơn giản
Hình 2.5: Bảo vệ thiết bị chống quá dòng điện trong Sơ đồ TNC
Hình 2.6: Bảo vệ thiết bị trong sơ đồ TT.
Hình 2.7 Sự cố dây dẫn chạm đất
Hình 2.8 Phép đo đầu
Hình 2.9 Phép đo chính
Hình 2.10 Sự cố trong mạng TN
Hình 2.11 Kiểm tra ELCB
Hình2.12 ELCB phụ thuộc vào điện trở nối đất
Hình 2.13 Đo điện trở nối đất (cách điện cực nối đất 20m)
Hình 2.14 Đo điện trở nối đất (vỏ nối đất trực tiếp bằng cọc tiếp đất)
Hình 2.15 Mạng IT với sự cố chạm đất điểm thứ nhất
Hình 2.16 Mạng IT với hai sự cố chạm đất
Hình 2.17 sự cố chạm vỏ (hư hỏng cách điện)
Hình 2.18 Máy biến áp cách ly cố định.
Hình 2.19 Đặc tính điện áp đất và điện áp bước
Hình 2.20 Đặc tuyến điện áp đất và đường đẳng thế
KẾT LUẬN
Sau một thời gian tìm hiểu lý thuyết an toàn điện, khảo sát trên mô hình thí nghiệm an toàn điện theo mẫu HPS, đề tài đã giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu sau đây:
- Phân tích các sự cố thường gặp trong hệ thống điện
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ sự cố và chống điện giật trong hệ thống điện
- Xây dựng các bài thí nghiệm an toàn điện an toàn điện dựa trên các sự cố và đưa ra các biện pháp bảo vệ, đo lường các thông số trong từng bài thí nghiệm cụ thể:
Bài 1: Bảo vệ chống chạm điện trực tiếp và gián tiếp
Bài 2: Bảo vệ chống tiếp xúc mạng hạ thế
Bài 3: Bảo vệ quá dòng điện
Bài 4: Bảo vệ chống dòng điện rò
Bài 5: Biện pháp bảo vệ trong mạng TN, TT, IT
Bài 6: Điện cực nối đất và phương pháp đo điện trở hệ thống nối đất
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tài liệu “Thí nghiệm An toàn điện” của hãng HPS (CHLB Đức)
[2] TS Quyền Huy Ánh, Giáo trình an toàn điện, NXB Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.
[3] Phan Thị Thu Vân, (2002), Giáo trình an toàn điện, NXB Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.
[4] Nguyễn Xuân Phú, (1999), Kỹ thuật An toàn trong cung cấp và sử dụng điện, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐIỆN MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM BOARD AN TOÀN ĐIỆN, thuyết minh MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM BOARD AN TOÀN ĐIỆN, MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM BOARD AN TOÀN ĐIỆN