QUY TRÌNH GIA CÔNG PHAY CHI TIẾT DẠNG CÀNG TRÊN MASTERCAM X5
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
ĐỀ TÀI
THIẾT KẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Sinh viên thực hiện: Đỗ Duy Đức
Lớp : Cơ khí A - khoá 5
Khoa: Kỹ thuật công nghiệp
- Đề tài:
THIẾT KẾ MÁY Thiết kế máy tiện ren vít vạn năng hạng trung trên cơ sở máy tiện 16K20
QUY TRÌNH GIA CÔNG PHAY CHI TIẾT DẠNG CÀNG TRÊN MASTERCAM X5
Số liệu cơ bản ban đầu:
1. Hộp tốc độ
- Số cấp tốc độ trục chính: Z =24
- Giới hạn số vòng quay trục chính: ntc =12,5 ¸ 1600 vòng/phút
2. Hộp chạy dao: Cắt được các loại ren với các bước ren
Quốc tế |
tp = 1 ¸ 112 |
Môđun |
0,5 ¸ 48 |
Anh |
0,5 ¸ 56 |
Pitch |
96 ¸ 4 |
- Lượng chạy dao dọc : Sd = 0,05 ¸ 2,8 mm/vòng
- Lượng chạy dao ngang : Sn= 0,025 ¸ 1,4 mm/vòng
B. Nội dung phần thuyết minh
1. Lới nói đầu
2. Cơ sở khoa học xác định các thông số kỹ thuật cho máy thiết kế.
3. Khảo sát máy tiện vạn năng có cùng khả năng công nghệ, chọn phương án thiết kế.
4. Thiết kế động học toàn máy (các chuyển động tạo hình, SĐKCĐH, cơ sở quyết định đồ thị vòng quay: PAKG, PATT, LKC, ĐTVQ, xác định số răng các bánh răng).
5. Xác định công suất động cơ điện.
6. Thiết kế trục chính máy, thiết kế cặp bánh răng di trượt ở hộp tốc độ, bảng kê thông số danh nghĩa toàn bộ các trục, bánh răng hộp chạy dao.
7. Thiết kế hệ thống điều khiển hộp chạy dao.
8. Thiết kế hệ thống bôi trơn, làm nguội.
9. Hướng dẫn sử dụng và điều chỉnh máy.
Chuyên đề: Sử dụng phần mềm Master CAM lập trình gia công chi tiết dạng càng (theo bản vẽ chi tiết).
Bản vẽ: 06 bản vẽ A0 về máy, 02 bản vẽ A0 cho quy trình công nghệ chế tạo.
PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT DẠNG CÀNG TRÊN MATERCAM.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CAD/CAM/CNC
1.1. Tổng quan về CAD/CAM
* Quá trình sản xuất bao gồm các quá trình:
- Chuẩn bị sản xuất ( đơn đặt hàng , nguồn nguyên vật liệu…)
- Thiết kế sản phẩm.
- Lập kế hoạch sản xuất.
- Sản xuất
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Quản lí sản xuất
Để có thể tăng năng suất và giảm giá thành chế tạo tiết kiệm công sức thì các nhà thiết kế và chế tạo cần phải vận dụng những thành tựu của công nghệ hiện đại, để tăng năng suất thiết kế, chế tạo đó chính là công nghệ thiết kế và sản xuất chế tạo nhờ máy tính CAD/CAM. Vậy CAD/CAM là gì?
- CAD ( computer aided design): sử dụng hệ thống máy tính cùng với phần mềm tích hợp để trợ giúp thiết kế , sửa đổi phân tích tối ứu hoá đề án thiết kế
- CAM ( computer aided manufacturing): sử dụng máy tính cùng với phần mềm thích hợp để lập kế hoạch quản lí điều khiển hoạt động của một nhà máy thông qua giao diện trực tiếp hoặc gián tiếp giữa máy tính với các tài nguyên sản xuất của nhà máy
Theo dõi và điều khiển trực tiếp của CAM máy tính được ghép nối trực tiếp với đối tượng của hệ thống sản xuất để thực hiện việc theo dõi và điều khiển các quá trình của đối tượng đó. Chức năng theo dõi được thực hiện thông qua việc theo dõi và thực hiện các quá trình của đối tượng sản xuất.Chức năng điều khiển là phần mềm xử lí và đưa ra những tín hiệu điều khiển trực tiếp tới các đối tượng dựa vào số liệu thu thập được
Trợ giúp sản xuất đây là những ứng dụng gián tiếp, trong đó máy tính được dùng để lập kế hoạch, tiến độ, dự báo, cung cấp thông tin, đưa ra các chỉ thị quản lí và điều hành công việc quản lí
Về mặt công nghệ, khác biệt cơ bản giữa gia công tạo hình theo công nghệ truyền thống và công nghệ CAD/CAM là thay thế tạo hình theo mẫu sản phẩm bằng cách mô hình hoá hình học sản phẩm. Kết quả là mẫu chép hình và công nghệ gia công chép hình được thay thế bằng mô hình hình học số (computational geometric model- CGM) và gia công điều khiển số CAM
1.1.1 Sơ lược về sự phát triển CAD/CAM
Với sự phát triển như vũ bão của các ngành khoa học kỹ thuật đặc biệt là các ngành kỹ thuật vi điện tử, tin học và cơ khí và các ngành công nghiệp đã và đang không ngừng nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất theo hướng tự động hoá sản suất nên đem lại năng suất lao động cao hơn, sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn. Với sự đóng góp to lớn của các ngành khoa học nói trên, con người đã hình thành nên các quy trình sản xuất tiến bộ, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của con người trong đó tiến bộ nhất là hệ thống sản xuất tích hợp của máy tính CIM ( computer integrated manufacturing )
Hình 1.1: vị trí của hệ thống CAD/CAM trong hệ thống CIM
- CAE (computer aided engineering): phân tích kỹ thuật
- CAPP( computer aided process planning): lập quy trình chế tạo
- CNC( computer numberical controller) máy gia công điều khiển chương trình số
- CAQ(computer aided quality control): quản lý chất lượng với sự trợ giúp của máy tính
- MRP (manufacturing resources planning): hoạch định nguồn sản suất
- PP( production planning): lập kế hoạch sản suất
Các thành phần của hệ thống CIM được quản lý và điều hành trên cơ sở dữ liệu của máy tính là hệ thống trong đó được sử dụng phần lớn của hệ thống CAM/CAM và các máy gia công điều khiển chương trình số CNC như là máy gia công kim loại bằng chùm tia lazer, cácc loại máy tiện CNC, phay CNC, gia công kim loại bằng tia lửa điện các loại máy tạo mẫu nhanh… các loại máy CNC này cần dữ liệu để gia công, các dữ liệu như vậy được các phần mềm CAD/CAM tạo ra, vì vậy CAD/CAM là các vấn đề lớn thật sự cần thiết trong quá trình sản xuất tự động
Hình 1.2 : chu trình sản xuất không có sự trợ giúp của máy tính
Theo công nghệ truyền thống các mặt cong 3D phức tạo được gia công trên máy vạn năng theo phương pháp chép hình, sử dụng mẫu, dưỡng
Hạn chế của quy trình này là:
- Khó đạt được độ chính xác gia công chủ yếu cho sai số của mẫu dùng cho - quá trình chép hình được phóng đại
- Dễ làm sai do nhầm lẫn hay hiểu sai
- Năng suất thấp do mẫu được chế tạo theo phương pháp thủ công và quy trình được thực hiện tuần tự ( tạo mẫu sản phẩm à lập bản vẽ chi tiết à tạo mẫu chép hình à gia công chép hình)
Hình 1.3: Chu trình sản xuất có sử dụng máy tính
Ưu điểm của qui trình thiết kế và gia công tạo hình theo công nghệ CAD/CAM
- Thiết kế các sản phẩm có hình dạng phức tạp trong không gian 3D tạo bản vẽ và tự động xác định kích thước. Cho phép liên kết động giữa bản vẽ 2D và 3D nếu cần thiết thì có thể hiệu chỉnh kích thướt dề dàng.
- Liên kết với các modul khác để thực hiện các quá trình tính toán và phân tích kĩ thuật, mô phỏng gia công thử để kịp thời sửa chữa trước kkhi tiến hành quá trình sản xuất.
- Biên dịch các đường chạy dao chính xác dùng cho công nghệ gia công trên máy CNC và truyền chương trình gia công qua các máy CNC thông qua mạng máy tính
- Theo dõi liên tục thu nhập dữ liệu từ quá trình sản xuất và điều khiển các quá trình bằng phần mềm nên bề mặt gia công trở nên chính xác và tinh xảo hơn
- Xây dựng định mức lao động lập kế hoạch cung ứng vật tư
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm tự động bằng máy tính chẳng hạn như việc dò khuyết tật của sản phẩm
- Dễ dàng lưu trữ sửa đổi tạo ra sản phẩm mới dựa trên những ý tưởng của sản phẩm cũ. Khả năng nhầm lẫn bi hạn chế. Nhất là thời gian thực hiện toàn bộ qui trình giảm đi đáng kể
- Tuỳ theo qui mô sản xuất của mỗi doanh nghiệp mà CAD/CAM được ứng dụng có mức độ vào những khâu trong quá trình sản xuất. Đối với một doanh nghiệp lớn, hiện đại thì CAD/CAM được ứng dụng hầu hết vào mọi khâu của quá trình
- Sự xuất hiện và phát triển của hệ thống CAD/CAM đã làm cho bộ mặt của nghành cơ khí nói chung và ngành khuôn mẫu nói riêng thay đổi rõ rệt, cho phép sản xuất những sản phẩm có độ phức tạp cao mà vẫn đạt được độ chính xác mong muốn, độ bóng bề mặt tốt sản phẩm đông đều…
- Ngày nay, các phần mềm CAD/CAM rất phong phú và đa dạng, trên thị trường hiện nay thông dụng là AutoCad, Catia, Cimatron, Pro/Engineer… và CAD/CAM đang chiếm một vai trò quan trọng trong ngành kinh tế nói chung và cơ khí nói riêng
1.1.2 Các thành tựu đạt được của CAD/CAM
Với sự phát triển nhanh chóng của CAD/CAM đã đóng góp cho con người trong nhiều lĩnh vực cơ khí, thương mại, y khoa… đặt biệt là lĩnh vực cơ khí chế tạo khuôn mẫu và gia công các sản phẩm nhựa. Các hệ thống sản xuất cải thiện theo hệ thống hiện đại bao gồm :
- Các hệ thống đồ hoạ tương tác máy tính
- Đồ hoạ máy tính với hình ảnh động
- Có nhiều phần mềm thiết kế kĩ thuật như phân tích ứng suất biến dạng ngày càng chính xác.
- Thiết lập được các hệ thống thiết kế truy tìm nhờ máy tính.
- Tạo bản vẽ bằng các phương pháp hiên đại như phương pháp quét toạ độ theo không gian 2D và tiến bộ nhất là quét theo không gian 3D tạo ra bản vẽ giống như hình dạng chi tiết.
- Tạo cơ sở dữ liệu cho quá trình thiết kế và chế tạo
- Lập qui trình công nghệ nhờ sự trợ giúp của máy tính
- Định mức thời gian gia công nhờ máy tính và các chương trình CAD/CAM
- Lập trình gia công NC, CNC trên máytính
- Lập kế hoạch đầu tư, nắm tình hình sản xuất
- Công nghệ tạo mẫu nhanh từ dữ liệu CAD/CAM cho ra chi tiết mẫu giống như chi tiết thật, công nghệ này là một bước đột phá của công nghệ CAD/CAM đem lại những ứng dụng to lớn trong sản xuất
1.2. Tổng quan về công nghệ CNC
1.2.1 Giới thiệu chung về máy CNC
Khái niệm CNC: CNC – viết tắt cho Computer(ized) Numerical(ly) Control(led) (điều khiển bằng máy tính) – đề cập đến việc điều khiển bằng máy tính các máy móc khác với mục đích sản xuất (có tính lặp lại) các bộ phận kim khí (hay các vật liệu khác) phức tạp, bằng cách sử dụng các chương trình viết bằng kí hiệu chuyên biệt theo tiêu chuẩn EIA-274-D, thường gọi là mã G. CNC được phát triển cuối thập niên 1940 đầu thập niên 1950 ở phòng thí nghiệm Servomechanism của trường MIT (Nguồn http://vi.wikipedia.org).
Sự xuất hiện của các máy CNC đã nhanh chóng thay đổi việc sản xuất công nghiệp. Các đường cong được thực hiện dễ dàng như đường thẳng, các cấu trúc phức tạp 3 chiều cũng dễ dàng thực hiện, và một lượng lớn các thao tác do con người thực hiện được giảm thiểu.
Việc gia tăng tự động hóa trong quá trình sản xuất với máy CNC tạo nên sự phát triển đáng kể về chính xác và chất lượng. Kỹ thuật tự động của CNC giảm thiểu các sai sót và giúp người thao tác có thời gian cho các công việc khác. Ngoài ra còn cho phép linh hoạt trong thao tác các sản phẩm và thời gian cần thiết cho thay đổi máy móc để sản xuất các linh kiện khác.
Trong môi trường sản xuất, một loạt các máy CNC kết hợp thành một tổ hợp, gọi là cell, để có thể làm nhiều thao tác trên một bộ phận. Máy CNC ngày nay được điều khiển trực tiếp từ các bản vẽ do phần mềm CAM, vì thế một bộ phận hay lắp ráp có thể trực tiếp từ thiết kế sang sản xuất mà không cần các bản vẽ in của từng chi tiết. Có thể nói CNC là các phân đoạn của các hệ thống robot công nghiệp, tức là chúng được thiết kế để thực hiện nhiều thao các sản xuất (trong tầm giới hạn).
1.2.2 Lịch sử và tiến trình phát triển của máy CNC
- Năm 1949 mẫu đầu tiên của máy NC do MIT (Viện công nghệ Masachuetts) thiết kế và chế tạo theo đặt hàng của không lực Hoa kỳ, để sản xuất các chi tiết phức tạp và chính xác của máy bay.
- Năm 1952 chiếc máy phay đứng 3 trục điều khiển số của hãng Cinninnati Hy drotel được trưng bày tại MIT.
- Năm 1960 máy NC được sản xuất và sử dụng trong công nghiệp. Các bộ điều khiển đầu tiên dùng đèn điện tử nên tốc đọ xử lý chậm, cồng kềnh và tiêu tốn nhiều năng lượng.Chương trình được chứa trong các băng và bìa đục lỗ, khó hiểu và không sữa chữa được. Giao tiếp giữa người và máy rất khó khăn vì không có màn hình, bàn phím.
- Năm 1970: Các linh kiện bán dẫn được sử dụng phổ biến trong công nghiệp. Máy NC gọn hơn, tốc độ xử lý cao hơn, tiêu tốn ít năng lượng hơn. Các băng đục lỗ sau này được thay thế bằng băng hoặc đĩa từ. Tính năng sử dụng của các máy NC vẫn chưa được cải thiện đáng kể, cho đến khi máy tính được ứng dụng.
- Đầu năm 1970 các bộ điều khiển số trên máy công cụ được tích hợp máy tính và thuật ngữ CNC ra đời.
- Ngày nay các máy CNC được chế tạo hiện đại hơn:
+ Có màn hình, bàn phím và nhiều thiết bị khác để trao đổi thông tin với người dùng. Nhờ màn hình người dùng được thông báo thường xuyên về tình trạng của máy, cảnh báo các lỗi và nguy hiểm có thể xảy ra, có thể mô phỏng để kiểm tra trước quá trình gia công.
+ Có thể làm việc đồng bộ với các thiết bị sản xuất khác như robot, băng tải, thiết bị đo...trong hệ thống sản xuất.
+ Có thể trao đổi thông tin trong mạng máy tính các loại, từ mạng cục bộ (LAN) đến mạng diện rộng (WAN) và internet.
- Hiện nay, người ta kết hợp các máy CNC, robot, các thiết bị vận chuyển, thiết bị kiểm tra, đo lường...làm việc dưới sự điều khiển của một mạng máy tính, tạo thành một hệ thống sản xuất linh hoạt gọi là FMS (Flexible Manufacturing Sytem). Và sự tích hợp nhiều hệ thống thiết bị sản xuất với quá trình thiết kế - sản xuất...tạo thành hệ thống CIM.
1.2.3 Điều khiển theo chương trình số:
Sơ đồ khối hệ thống điều khiển theo chương trình số:
Hình 1.4: Sơ đồ khối hệ thống điều khiển theo chương trình số
Nguyên tắc điều khiển CNC:
Bộ điều khiển trung tâm (MCU Machine Control Unit) đảm nhiệm việc điều khiển toàn bộ hoạt động của hệ thống.
1.2.4 Các dạng điều khiển
- Điều khiển điểm – điểm: Là kiểu điều khiển đơn giản nhất: dụng cụ được điều khiển chạy nhanh, không điều khiển theo đường thẳng từ điểm này tới điểm kia.
Hình 1.5: Hình minh họa điều khiển theo điểm – điểm
- Điều khiển đường: Tại một thời điểm chỉ có thể chạy dao tự động theo 1 trục.
Hình 1.6: Hình minh họa điều khiển theo đường
- Điều khiển contour: 2D, 2 ½ D, 3D, 4D, 5D: Điều khiển có gia công đồng thời theo nhiều trục khác nhau, có thể gia công được đường thẳng hoặc đường cong bất kỳ.
Hình 1.7: Hình minh họa điều khiển theo contour
1.2.5 Kết cấu máy CNC
- Về kết cấu chung, máy vạn năng, máy CNC đều có:
+ Phần cơ sở: Thân máy, bàn máy, hệ thống truyền động trục chính, hệ thống chạy dao, hệ thống điều khiển, hệ thống gá kẹp.
+ Các thiết bị phụ trợ: Làm mát, bôi trơn, chiếu sáng...
- Tuy nhiên, kết cấu của từng hệ thống máy CNC có nhiều điểm khác so với máy vạn năng:
STT |
Nội dung |
Máy công cụ vạn năng |
Máy CNC |
||
1 |
Động cơ |
Động cơ 3 pha thường |
- Động cơ DC điều khiển vô cấp hoặc AC biến tần điều khiển vô cấp. - Động cơ bước và động cơ thủy lực - Động cơ Servo |
||
2 |
Tốcđộ truyền dẫn |
Phân cấp |
|
||
3 |
Truyền động |
Kiểu nối tiếp (thông qua hộp tốc độ) |
Độc lập |
||
4 |
Bộ truyền dẫn |
- Thanh răng, bánh răng thường - Vít me, đai ốc thường |
- Thanh răng bánh răng yêu cầu có cơ cấu kẹp khử khe hở - Vít me, đai ốc bi |
||
5 |
Điều khiển |
Bằng tay: Công tắc, tay gạt cơ khí |
Bằng máy tính với hệ điều khiển số (bảng điều khiển và màn hình điều khiển) |
Bảng 1.1: So sánh kết cấu giữa máy vạn năng và máy CNC
- Cấu tạo chung của máy CNC:
Hình 1.8: Nguyên tắc điều khiển của máy CNC
Hình 1.9: Kết cấu máy CNC
1.2.6 Hiệu quả sử dụng máy CNC
a. Năng suất gia công cao
Tổng thời gian gia công một loạt chi tiết được tính theo công thức:
T = Tc + Tp + Tck
- Tc: Thời gian chính
- Tp: Thời gian phụ (thời gian chạy không, thay dao...)
- Tck: Thời gian chuẩn bị (dao, dụng cụ đo, đồ gá...)
Năng suất gia công trên máy CNC cao là do một số yếu tố sau:
- Thời gian gia công trực tiếp (Tc) trên máy vạn năng chỉ chiếm không quá 10% trong tổng số thời gian gia công T. Trên máy CNC thời gian này chiếm tới 70%. Do tốc độ gia công của máy CNC cao, gia công bằng nhiều dao, nhiều vị trí.
- Thời gian phụ giảm đáng kể, do tăng tốc đọ chạy không, thay dao tự động, phôi được cấp và gá tự động...
- Thời gian chuẩn bị giảm, do không phải thiết kế chế tạo đồ gá, cho phép tập trung nguyên công làm giảm bớt công vận chuyển, gá đặt
b. Chất lượng gia công cao:
Chất lượng gia công phụ thuộc vào 3 yếu tố: Thiết bị, công nhân, nguyên vật liệu.
- Thiết bị: Máy CNC đảm bảo độ chính xác cao và dồng đều nhờ hệ thống điều khiển – đo lường rất chính xác (cỡ 0.01 – 0.001 mm). Hệ thống máy cứng vững. Có khả năng bù kích thước mòn dao và bù khe hở và biến dạng nhiệt.
- Công nhân: Không phụ thuộc vào tay nghề công nhân, nên không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng gai công.
c. Chi phí gia công giảm:
Do máy CNC có năng suất cao, thời gian gia công ít, không đòi hỏi công nhân bậc cao, phế phẩm ít, nên sẽ làm giảm chi phí gia công.
CHƯƠNG 2: KHAI THÁC PHẦN MỀM MASTERCAM
2.1 Cơ sở vẽ và thiết kế trên phần mềm mastercam
Mastercam cung cấp các công cụ vẽ linh hoạt. Con trỏ và chuột là công cụ vẽ và menu lệnh Creat là công cụ tạo hình. Mastercam cũng cung cấp nhiều lệnh CAD khác để tạo cho công việc dễ dàng hơn.
Các đề mục công cụ vẽ cơ sở.
- Sử dụng dải thanh autoCursor.
- Công cụ lựa chọn đối tượng.
- Công cụ thiết đặt thuộc tính đối tượng.
- Công cụ thiết đặt cao độ Z.
- Công cụ làm việc với chế độ vẽ 2D và 3D.
- Công cụ thiết đặt mặt phẳng vẽ/khung nhìn/hệ tọa độ UCS.
2.1.1Sử dụng thanh công cụ autoCursor.
Bất cứ khi nào kích hoạt một lệnh vẽ thanh công cụ cũng cho biết vị trí chuột hiện hành hoặc có thể nhập tọa độ điểm thông qua thanh công cụ này.
- Lựa chọn x,y,z cho phép nhập tọa độ điểm.
- Lựa chọn : cho phép nhập tọa độ điểm đơn thuần (VD 20,3,5)
- Lựa chọn : cho phép thiết lập chế độ truy bắt điểm tự động.
- Lựa chọn : Lựa chọn này cho phép chọn 1 lệnh truy bắt điểm.
2.1.2 Sử dụng phím nóng.
+ Kết hợp phím Alt Và chuột giữa cho phép xoay đối tượng trên màn hình nếu như trong tùy chọn Configuration chọn như hình dưới đây.
+ Phím chuột giữa cho phép xê dịch đối tượng vẽ trên màn hình.
+ Phim ALT+T : cho phép ẩn hiện đường dụng cụ
+ Phím ALT+S : thay đổi hiển thị đối tượng vẽ dưới dạng bề mặt và dạng khung dây.
2.1.3-Công cụ lựa chọn đối tượng
- Nếu lựa chọn một lệnh đặc biệt của Mastercan cho một đối tượng khối. thanh công cụ lựa chọn thông thường được kích hoạt
- Nếu không có các khối đặc trong tệp của, chế độ lựa chọn khối sẽ không được hiển thị, có thể sử dụng các tùy chọn lựa chọn thông thường
- Tùy chọn lựa chọn đối tượng.
2.1.4 Thanh công cụ lệnh thiết đặt thuộc tính.
Tất cả các đối tượng Mastercam đều có các thuộc tính cơ bản, các thuộc tính có thể bao gồm.
+ Màu.
+ Kiểu điểm.
+ Kiểu đường và bề rộng.
+ Lớp.
Trong đề mục này sẽ nghiên cứu về
+ Thiết đặt thuộc tính cho đối tượng mới.
+ Thay đổi thuộc tính đối tượng.
Thiết đặt thuộc tính cho đối tượng mới.
có thể thiết đặt thuộc tính cho đối tượng mới bằng một vài cách.
- Sử dụng đối tượng đã có trên bản vẽ để đặt thuộc tính màu, đường, điểm và lớp.
+ Ấn ALT+X và lựa chọn đối tượng trên cửa sổ đồ họa. Thanh tình trạng thuộc tính màu, kiểu đường, kiểu điểm, và bề rộng đường được thay đổi thành thuộc tính của đối tượng mà ta lựa chọn.
- Thiết đặt một thuộc tính cụ thể.
+ Lựa chọn một hoặc nhiều hơn vùng đặt thuộc tính ở thanh tình trạng và đặt cụ thể một thuộc tính.
+ VD đặt thuộc tính màu. Lựa chọn ở thanh tình trạng thuộc tính, tiếp theo lựa chọn màu từ hệ thống danh sách bảng màu hoặc lựa chọn một đối tượng trên màn hình đồ họa.
- Đặt thuộc tính cho các kiểu đối tượng xác định.
+ Kích vào Attributes trên thanh tình trạng.
+ Hộp thoại Attributes được mở ra, lựa chọn hộp kiểm EA Mgr
+ Trong hộp thoại quản lý đối tượng, lựa chọn các kiểu đối tượng và đặt các thuộc tính bạn muốn sử dụng khi tạo đối tượng mới.
+ Khi tất cả các thuộc tính đối tượng được đặt ,kích OK để chấp nhận chúng và quay trở lại hộp thoại thuộc tính.
Thay đổi thuộc tính đối tượng.
Sử dụng các phương pháp dưới đây để thay đổi thuộc tính các đối tượng đanh tồn tại.
- Thay đổi thuộc tính sử dụng nút chuột phải.
+ Sử dụng phương pháp lựa chọn thông thường để lựa chọn các đối tượng cần thay đổi
+ Kích chuột phải vào vùng Attribute trên thanh thuộc tính mà muốn thay đổi.
+ Định rõ thuộc tính mới cho đối tượng chọn ® OK để chấp nhận.
- Thay đổi thuộc tính của tất cả của một đối tượng định rõ
+ Trong thanh tình trạng, kích vào nút Attribute.
2.1.5 Thiết đặt các mặt phẳng (mặt phẳng vẽ/mặt phẳng NC) , các khung nhìn quan sát và các hệ tọa độ.
Có thể sử dụng các khung nhìn Gviews để quan sát chi tiết, Cplanes để định hướng mặt phẳng hình học vẽ, Tplanes để định hướng mặt phẳng NC cho đường dụng cụ và WCS để quản lý chung.
- Hệ tọa độ cho tiện.
+ Các định nghĩa dao và máy cung cấp thông tin quan trọng cho phép Mastercam hiểu được tọa độ máy tiện.
+ MasterCam cung cấp các mặt phẳng kết cấu tiện đặc biệt cho phép làm việc trong các hệ tọa độ máy tiện quen thuộc. Sử dụng menu thanh trạng thái Planes để lựa chọn hệ tọa độ, lựa chọn kiểu tọa độ máy tiện Lathe Radius hoặc Lathe Diameter, tiếp theo xác định hướng trục X,Z .
2.2 Các chức năng thiết kế trên mastercam
2.2.1 Các lệnh vẽ 2D.
Tạo điểm.
Lựa chọn Create ® Point (Hoặc lựa chọn biểu tượng trên thanh công cụ). Khi đó menu lựa chọn vẽ điểm kéo xuống cho các lựa chọn.
+ Lựa chọn : lệnh này thực hiện vẽ điểm bằng cách tích chuột.
+ Lựa chọn : Lệnh này thực hiện tạo điểm nằm trên đối tượng hình học như trên các đường và trên bề mặt.
+ Lựa chọn : Lựa chọn này tạo các điểm là các nốt điểm cơ sở của đường spline.
+ Lựa chọn : Lệnh này tạo điểm nằm trên đối tượng bằng cách nhập khoảng cách giữa các điểm hoặc nhập số đoạn chia đối tượng được chọn.
+ Lựa chọn : Lệnh này tạo điểm nằm ở điểm cuối hoặc điểm đầu của đối tượng.
+ Lựa chọn : Tạo điểm nằm ở tâm của cung tròn hoặc đường tròn.
Lệnh Line.
- Lựa chọn Creat® line. Khi đó menu lệnh tạo đường line kéo xuống cho ta các lựa chọn.
*TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2004.
2. Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy tập 1, 2 NXB Giáo dục, 1998.
3. Nguyễn Hữu Lộc, Bài tập chi tiết máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2003.
4. Nguyễn Hữu Lộc, Độ tin cậy trong thiết kế kỹ thuật , NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2002.