THIẾT KẾ MÁY GHÉP MÍ LON
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
THIẾT KẾ MÁY GHÉP MÍ LON, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP, 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, thiết kế 2D(3D) MÁY GHÉP MÍ LON..... , file DOC (DOCX), thuyết minh MÁY GHÉP MÍ LON, quy trình sản xuất MÁY GHÉP MÍ LON, bản vẽ nguyên lý MÁY GHÉP MÍ LON, bản vẽ thiết kế MÁY GHÉP MÍ LON, tập bản vẽ các chi tiết trong MÁY GHÉP MÍ LON, Thiết kế kết cấu MÁY GHÉP MÍ LON, Thiết kế động học máy ...............và nhiều tài liệu liên quan đến đồ án này.......... quy trinh công nghệ gia công các chi tiết trong máy: bản vẽ lồng phôi, sơ đồ đúc, quy trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá
NỘI DUNG
Thiết kế máy: MÁY GHÉP MÍ LON
Với các yêu cầu sau:
- PHẦN BẢN VẼ
- Bản vẽ sản phẩm, dây chuyền sản xuất
- Bản vẽ sơ đồ nguyên lý
- Bản vẽ lắp / cụm của máy
- Bản vẽ các chi tiết gia công của máy
- Bản vẽ sơ đồ nguyên công của quy trình công nghệ gia công (nếu khối lượng công việc ít)
- PHẦN THUYẾT MINH
1 - Tổng quan
+ Yêu cầu xã hội
+ Phân tích sản phẩm (Cơ lý tính)
+ Yêu cầu của máy
2 - Thiết kế máy
+ Lựa chọn nguyên lý làm việc
+ Tính toán động học máy
+ Tính toán động lực học máy
3. kết luận
+ Nhận xét đánh giá máy
+ Hướng dẫn sử dụng bảo quản
4 - Sản xuất thử mô hình, điều chỉnh, sửa chữa lại thiết kế (nếu có)
Ngày giao đề ……………, ngày hoàn thành ........../2012
Giám Hiệu duyệt Khoa Cơ khí GV hướng dẫn
MỤC LỤC ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY GHÉP MÍ LON
Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp 2
Mục lục 3
Nhận xét của Giáo Viên Hướng Dẫn 4
Lời mở đầu 5
Lời cảm ơn 6
Phần I : TỔNG QUAN 7
1. Yêu cầu xã hội 8
2. Phân tích sản phẩm 9
3. Yêu cầu của máy 11
PHẦN II : THIẾT KẾ MÁY 15
1. Một số hình ảnh về máy ghép mí 16
2. Lựa chọn phương án thiết kế 23
3. Tính toán động học máy 28
4. Thiết kế bộ truyền đai thang 29
5. Tính toán hệ thống khí nén 34
6. Bản vẽ chi tiết 42
PHẦN III : KẾT LUẬN 43
1. Đánh giá sơ bộ máy 43
2. hướng dẫn sử dụng và bảo quản 43
PHẦN IV : SẢN XUẤT THỬ, ĐIỀU CHỈNH, SỬA CHỮA
LẠI THIẾT KẾ 44
PHẦN V : TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
1/ Yêu Cầu Xã Hội:
Thực phẩm là nhu cầu cần thiết cho sự sống và phát triển của loài người. Thời kì sơ khai, thực phẩm đơn giản cả về phương pháp chế biến và bảo quản. Khi khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng thì việc chế biến lương thực, thực phẩm cũng tiến những bước khá nhanh, cách xa so với trình độ chế biến cổ xưa. Cho đến khi xuất hiện sự bổ sung những kĩ thuật chế biến để ổn định sản phẩm trong thời gian lưu trữ thì một ngành công nghiệp mới ra đời: công nghiệp thực phẩm.
Những thành tựu mới nhất của các ngành khoa học đã được con người áp dụng vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm. Nhưng hầu hết các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như nước, đất, bụi, oxi, vi sinhvật...Vì vậy chúng phải được chứa đựng trong bao bì kín.
Việc bảo quản thực phẩm trong bao bì kín không chỉ giúp thực phẩm tránh được các yếu tố độc hại từ môi trường mà còn giúp chúng được bảo quản lâu hơn, tốt hơn bên cạnh đó tính thẩm mĩ của nó cũng được nâng cao.
Vậy làm thế nào để có thể thực hiện bao bì kín một loại sản phẩm? Đó là một câu hỏi cần sự quan tâm của các ngành khoa học đặc biệt là các nghành chuyên bên kĩ thuật như: cơ khí, điện tử…
Xuất phát từ yêu cầu đó việc chế tạo ra một cái máy với đầy đủ các thông số kĩ thuật để bao bì một sản phẩm là vấn đề cấp bách cần giải quyết.
2/ Phân Tích Sản Phẩm :
2.1/ Phân loại lon:
Lon làm đồ hộp được chia làm 2 loại:
- Lon 2 mảnh: là loại lon có thân dính liền với đáy, nắp được làm rời, được chế tạo theo công nghệ vuôt.
- Lon 3 mảnh: là loại lon gồm có 3 bộ phận (đáy, thân, nắp) được làm rời.
2.2/ Vật liệu chế tạo lon:
Vật liệu chế tạo các loại lon dùng cho ngành công nghiệp đóng hộp hiện nay gồm 2 loại:
- Sắt tây: Sắt phủ thiết (C≤0,2%, Mn≤0,8%, Si≤0,4%, P≤0,05%, S≤0,05%)
- Nhôm : độ tinh khiết đạt 99%.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY GHÉP MÍ LON
2.3/ Đặc điểm hình học và khối lượng thể tích:
Đa số các lon nước uống hiện nay có dạng hình trụ tròn,được cấu tạo bởi 2 phần: phần nắp và phần vỏ hộp.
Kích thước của các lon nước theo tiêu chuẩn hiện nay:
2.4/ Các phương pháp đánh giá độ kín của lon sau khi ghép mí :
2.4.1 Mục đích:
Nhằm xác định độ kín giữa mí lon và thân lon. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm sau khi ghép mí.
2.4.2 Phương pháp thực hiện:
Phương pháp 1: Bằng cách ngâm sản phẩm vào trong nước nóng
Lon đã được rửa sạch bằng nước nóng và xà phòng. Đặt lon vào bình chứa nước nóng (nhiệt độ dưới 85 độ C).Thể tích nước bằng khoảng 4 lần thể tích các lon, để nước ngập trên mặt lon từ 25 đến 30mm. Ngâm lon trong nước nóng 5 – 7 phút để xác định độ kín của mối ghép (giữa nắp lon và thân lon). Sau đó lật ngược lon để xác định độ kín của đáy. Nếu có dòng bọt khí xuất hiện tại một vị trí nào đó thì chứng tỏ lon hở, không đạt yêu cầu.
Phương pháp 2: Bằng áp suất cao
Đầu tiên, lon thành phẩm được đục xuyên qua đáy. Lon được lật ngược –
đáy ở bên trên và phần mí ghép nắp được đặt vào trong chậu nước của dụng cụ
kiểm tra. Lượng nước trong chậu cao khoảng 1/3 – ½ than lon. Qua lổ thủng ở nắp
vừa tạo, lượng khí bơm vào sẽ làm tăng áp lực bên trong hộp. Bơm khí đến khi áp
lực bên trong hộp đạt khoảng 1,5 atm thì dừng lại. Nếu xung quanh viền mí xuất
hiện những bọt khí chứng tỏ mí ghép bị hở.
3/ Yêu Cầu Của Máy
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY GHÉP MÍ LON
3.1/ Yêu cầu với máy cần thiết kế:
- Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng:
+ Máy thiết kế phải có năng suất và hiệu suất tương đối cao, ít tốn năng lượng, kích thước máy cố gắng thật nhỏ, gọn, chi phí đầu tư thấp, vận hành tương đối dễ dàng …
+ Để làm được điều này người thiết kế cần hoàn thiện về sơ đồ kết cấu của máy đồng thời chọn các thông số thiết kế và các quan hệ về kết cấu hợp lý.
- Khả năng làm việc
+ Máy có thể hoàn thành các chức năng đã định mà vẫn giữ được đồ bền, không thay đổi kích thước cũng như hình dạng của máy, ngoài ra vẫn giữ được sự ổn định, có tính bền mòn, chịu được nhiệt và chấn động.
+ Để máy có đủ khả năng làm việc cần xác định hợp lý hình dạng, kích thước chi tiết máy, chọn vật liệu thích hợp chế tạo chúng và sử dụng các biện pháp tăng bền như nhiệt luyện.
- Độ tin cậy
+ Độ tin cậy là tính chất của máy vừa thực hiện chức năng đã định đồng thời vẫn giữ được các chỉ tiêu về sử dụng (như năng suất, công suất, mức độ tiêu thụ năng lượng, độ chính xác, …) trong suốt quá trình làm việc hoặc trong quá trình thực hiện công việc đã quy định.
+ Độ tin cậy được đặc trưng bởi xác suất làm việc không hỏng hóc trong một thời gian quy định hoặc quá trình thực hiện công việc.
- An toàn trong sử dụng
Một kết cấu làm việc an toàn có nghĩa là trong điều kiện sử dụng bình thường thì kết cấu đó không gây ra tai nạn nguy hiểm cho người sử dụng, cũng như không gây hư hại cho thiết bị, nhà cửa và các đối tượng xung quanh.
3.2/ Yêu cầu của máy ghép mí lon khi thiết kế:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY GHÉP MÍ LON