Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

THIẾT KẾ MÁY TÁCH BÓC VỎ CAFÉ CAPHE TƯƠI CẢI TIẾN

mã tài liệu 300600300019
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D thiết kế 2D (3D) , file DOC (DOCX), thuyết minh, quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong máy, Thiết kế kết cấu máy, Thiết kế động học máy ...............và quy trinh công nghệ gia công các chi tiết trong máy: bản vẽ lồng phôi, sơ đồ đúc, quy trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá.
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

THIẾT KẾ MÁY TÁCH BÓC VỎ CAFÉ CAPHE TƯƠI CẢI TIẾN, thuyết minh, động học máy, kết cấu máy, nguyên lý máy, cấu tạo máy, quy trình sản xuất

1.6: Ảnh hưởng của café:

Cà phê từ lâu đã được biết đến với công dụng kích thích sự hưng phấn của thần kinh dưới ảnh hưởng của caffein. Nhưng có những công hiệu của cà phê còn ít được biết đến. Chẳng hạn như cà phê có tác dụng an thần. Người ta đã chứng minh được rằng, nếu đi ngủ trong vòng 15 phút sau khi uống cà phê thì giấc ngủ sẽ sâu hơn, bởi máu trong não được lưu thông tốt hơn. Nhưng nếu tiếp tục chần chừ thì tác dụng này sẽ mất dần đi, và sau đó thì caffein bắt đầu phát huy hiệu quả, chúng ta sẽ không ngủ được nữa. Phương pháp an thần này đã được sử dụng ở nhiều bệnh viện, đặc biệt đối với các bệnh nhân cao tuổi. Ở những người này cà phê sẽ chống lại sự suy giảm nhịp thở trong lúc ngủ, khiến cho giấc ngủ của họ được tốt hơn.

THIẾT KẾ MÁY TÁCH BÓC VỎ CAFÉ CAPHE TƯƠI CẢI TIẾN

Theo một bài báo trong tạp chí chuyên ngành Sleep (Vol.27, Nr.3), để tận dụng được công dụng của cà phê trong việc kích thích sự tập trung và hưng phấn thì nên uống cà phê nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ngụm nhỏ, thay vì uống một cốc thật to vào buổi sáng. Cách này đặc biệt thích hợp với những người phải làm việc vào ban đêm: họ sẽ cảm thấy dễ thức khuya hơn cũng như giữ được sự tập trung cao hơn.

Tuy vậy loại đồ uống thơm ngon này cũng có thể có một vài tác dụng xấu đối với sức khỏe. Nó làm tăng đột ngột lượng insulin trong máu, làm mất thăng bằng cơ thể cũng như ảnh hưởng không tốt tới tuyến tuỵ. Đặc biệt đối với những người bị viêm tuỵ thì việc sử dụng cà phê là điều cấm tuyệt đối. Những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường cũng không nên dùng cà phê, hoặc nếu có thì chỉ được dùng rất ít. Cà phê nếu dùng quá nhiều cũng có thể làm sưng màng nhầy ở dạ dày. Quan niệm cho rằng uống cà phê với sữa sẽ làm giảm bớt nguy cơ này là hoàn toàn sai lầm. Caffein sẽ hoà quyện với chất béo trong sữa và nhờ đó bám được ở màng dạ dày trong thời gian lâu hơn.

Những nghiên cứu ngày nay cũng chỉ ra rằng tác dụng lợi niệu của cà phê là không rõ ràng. Ở nhiều nhà hàng người ta thường phục vụ một ly nước kèm theo tách cà phê, với mục đích bù đắp lại lượng nước tưởng như sẽ bị mất của cơ thể. Nhưng thực ra việc uống nước sau khi nhấp một ngụm cà phê chỉ có tác dụng tráng miệng để tiếp tục thưởng thức vị ngon của ngụm tiếp theo, hoặc của các đồ ăn thức uống khác mà thôi.

Trung tâm ung thư quốc gia Nhật Bản ở Tokyo đã thực hiện một thí nghiệm kéo dài 10 năm trên 100.000 người uống cà phê và phát hiện ra trong số họ chỉ có 214 người mắc phải chứng ung thư thận. Trong khi đó ở những người không uống cà phê, tỉ lệ này là 547/100.000, nghĩa là cao hơn hai lần. Từ đó họ rút ra kết luận rằng các chất chống ôxy hoá (antioxidant) trong cà phê có khả năng bảo vệ các tế bào thận khỏi bị ăn mòn. Thí nghiệm so sánh cũng chỉ ra rằng trà xanh không có tác dụng bảo vệ trên giống như của cà phê.

Trước đây cà phê từng bị coi là chất gây nghiện và tạo ra chứng bất lực. Tuy nhiên vào năm 1923, qua một thí nghiệm ở người, nhà nghiên cứu Amantea đã phát hiện ra rằng, caffein không chỉ tăng hưng phấn trong việc quan hệ tình dục khác giới mà còn tăng khả năng đạt cực khoái cũng như tăng số lượng tinh trùng ở đàn ông.

Gần đây nhất, khi người ta e ngại caffeine trong cà phê có thể gây kích thích, và có hại cho sức khỏe nên đã tìm cách rút chất này ra gọi là decaffeinated coffee (hay viết tắt là decaf).

Do chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên người ta có thể sử dụng bã cà phê như một chất bón cây rất hữu hiệu. Trong thành phần của nó chứa nhiều canxi, photpho, nito cũng như các chaất khoáng khác giúp ích cho sự phát triển của cây.

Bã cà phê còn là một chất rửa tay tuyệt vời. Ngoài ra, do bao gồm nhiều hạt nhỏ và không bị bám dính nên người ta thường sử dụng bã cà phê để làm sạch những vật dụng mà tay không thò vào được như chai lọ hay các ấm đun nước.

Cuối cùng, bã cà phê là thức ăn yêu thích của nhiều loaài giun, vốn là người bạn gần gũi của cây cối.

...............................................................................................

Phần II: TÌM HIỂU NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG                                                                      CỦA MÁY

2.1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THU HOẠCH CAFE.

Chế biến café sau khi thu hoạch mất rất nhiều thời gian để phơi khô hạt café tươi.Vì thế, để giải quyết vấn đề trên việc máy móc ra đời là vấn đề cấp bách và cần thiết.

2.2: CẤU TẠO MÁY.

2.2.1 Thân máy:

Một khung máy hình chữ nhật làm bằng thép L, được lắp ráp để đỡ cho trục lulô va thanh tứ giác, một trong những gối đỡ trục được cố định trên thân máy để đỡ cho trục lulô va thanh tứ giác làm việc.

2.2.2 Trục lulô:

Trục lulô được chế tạo bằng cách tiện một trục bậc, trên trục hàn một ống thép cố định hai đầu bằng hai mặt bích. Trên ống thép hàn một tấm lưới có chức năng làm ma sát hạt café.

2.2.3 Thanh tứ giác:

Thanh tứ giác được chế tạo bằng cách tiện một trục, sau đó hàn bốn thanh tứ giác lên trục với khoảng cách là 900.

2.2.4  Động cơ:

Sử dụng loại động cơ xoay chiều một pha.

2.3: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY:

Khi động cơ quay. Thông qua bộ truyền đai làm thanh tứ giác quay. Khi thanh tứ giác quay ta đưa café vào. Qua thanh tứ giác, café se bị cuốn xuống dưới, đồng thời trục lulo quay tạo nên ma sát giữa hạt café với miếng sắt được uống cong theo trục. Hạt café sau khi chà sát bị tách lớp vỏ lụa sẽ theo các lỗ trên miếng sắt ra ngoài, còn phần vỏ sẽ rớt xuống xưới.  

2.4: ƯU- NHƯỢC ĐIỂM:

  1. Ưu điểm:

Lấy 80% vỏ café tươi ra riêng bỏ đi và giữ nguyên lại hạt nhân mà không cần sử dụng đến nước.

Rút ngắn thời gian phơi.

Chế biến nhanh nên café vẫn giữ được sự tươi ngon vốn có, làm tăng chất lượng hạt café.

Mang tính kinh tế cao.

  1. Nhược điểm:

Khung máy tương đối lớn nên hơi cồng kềnh.

Vỏ còn lẫn lộn trong hạt (nhưng là số ít)

Phần III : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY

3.1 Thiết kế bộ truyền đai.

Thiết kế bộ truyền đai thang với tỉ số truyền động của đai iđ =  =8.2 với số vòng quay trục dẫn n1 = 960 vg/ph , tải trọng ổn định , bộ truyền làm việc 1 ca.

Chọn loại đai. Giả thuyết vận tốc v ≥ 5m/s , có thể dùng đai loại O hoặc A ( sách thiết kế chi tiết máy , bảng 5-13 ).Ta tính theo hai phương án và chọn phương án nao có lợi hơn.

          Tiết diện đai                                                      O                 A

          Kích thước a × h(bảng 5-11)                       6×10             8×13

          Diện tích F                                                      60                   81

1) Tính đường kính đai nhỏ D1                            70                100

          Kiểm nghiệm vận tốc đai

.................................................................................................................

MỤC LỤC

Lời nói đầu 

Phần 1: Tổng quan về cafe                                                                    trang 1

Phần 2: TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY                    9

2.1. Giới thiệu sơ lược về thu hoạch cafe                                                  9

2.2. Cấu tạo máy                                                                                             9

2.3. Nguyên lí hoạt động của máy                                                               9

1.4. Ưu, nhược điểm                                                                                    10

Phần 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY                                                          10

3.1. Thiết kế bộ truyền đai                                                                            10

3.2. Tính toán thiết kế trục                                                                            13

3.3. Thiết kế gối đỡ trục                                                                                15

Phần 4: BẢN VẼ CHI TIẾT                                                                            16

Phần 5: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ                                                             16

5.1. Quy trình công nghệ gia công chi tiết trục                                           16

5.1.1. Trục                                                                                                         16

5.1.2. Xác định dạng sản xuất                                                                       16

5.1.3. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi                                        17

5.1.4. Xác định lượng dư                                                                                17

5.1.5. Xác định khối lượng phôi và chi tiết                                                   17

5.1.6. Xác định đường lối gia công                                                               17

5.1.7. Đường lối gia công                                                                                18

5.4.1.8. Tính toán chế độ cắt                                                                            24

5.2. Quy trình công nghệ gia công chi tiết gối đỡ                                         35

          PhầnI: phân tích chi tiết gia công                                                           35

          Phần II: Xác định dạng sản xuất                                                             36

          Phần III: Xác định lượng dư và phương pháp chế tạo phôi               37

          Phần IV: Quy trình công nghệ                                                                  37

5.3 Quy trình công nghệ gia công  chi tiết bánh đai kép                              48

          PhầnI: phân tích chi tiết gia công                                                           48

          Phần II: Xác định dạng sản xuất                                                             51

          Phần III: Xác định lượng dư và phương pháp chế tạo phôi                53

          Phần IV: Quy trình công nghệ                                                                    54

KẾT LUẬN                                                                                                               69

TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                                            70

 

Close