Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

THIẾT KẾ 3D máy quấn dây đồng động cơ (cung cấp file step)

mã tài liệu 300601300029
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 150 MB Bao gồm file máy quấn dây đồng động cơ được mô hình hóa với các bộ phận bên trong.Bộ hoàn chỉnh, bao gồm tất cả các bộ phận chi tiết. Các định dạng file được cung cấp: STEP, và nhiều tài liệu tham khảo khác. Phần mềm mở: SOLIDWORKS, CREO... , STEP nên mở được với nhiều phần mềm thiết kế 3D thông dụng
giá 1,999,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

THIẾT KẾ Máy Quấn Dây Đồng, THIẾT KẾ Máy Quấn Biến Áp, THIẾT KẾ máy Quấn Dây Quấn Motor, THIẾT KẾ Máy Cuốn Dây Đồng Bàn Quấn Dây Đồng Nhảy Số

Khái niệm dây đồng quấn motor 

Cuộn kháng làm bằng đồng là một thiết bị rất quan trọng hệ thống điện công nghiệp, bởi vì nó đảm bảo cho hệ thống có thể hoạt động trơn tru. Trong quá trình sử dụng dây đồng quấn motor, cuộn kháng điện được sử dụng phổ biến nhất là trong trường hợp điện áp dòng điện của mạng lưới đang bị biến dạng nhiều.

Cuộn kháng là một thiết bị rất quan trọng hệ thống điện công nghiệp

Đồng thời, cuộn kháng còn giúp duy trì một trị số điện áp của động cơ ở mức nhất định, đề phòng khi có sự thay đổi về điện áp xảy ra. Dựa trên đặc tính dòng không đổi bên trong cuộn kháng nên nó có khả năng làm ổn định dòng, từ đó giúp động cơ hoạt động trơn tru cho dù có sự thay đổi tốc độ hoặc biến thiên về tần số.

Trước khi quấn dây đồng cho motor thì việc cần làm trước tiên chính là lót cách điện vỏ. Trong quá trình quấn dây đồng phải đảm bảo lót cách điện giữa lớp cáp pha. Và sau khi quấn xong, các bạn phải tẩm sấy keo cách điện đối với từng rãnh dây để nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra các sự cố không mong muốn như chạm vỏ, chạm pha hay chạm vòng.

Tất cả còn tùy thuộc vào mức độ bền bỉ của cuộn dây mà có thể giữ an toàn hay làm cháy động cơ, thậm chí còn bị điện giật,…. Vì vậy, vật liệu lót cách điện cho động cơ cần đảm bảo được độ cách điện, bền bỉ với thời gian, có khả năng chịu đựng được môi trường nhiệt độ cao và độ ẩm thay đổi.

Cách quấn dây đồng còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng vận hành của motor. Có nhiều cách khác nhau để quấn dây, có thể là dùng tay hoặc máy móc để đưa dây quấn chạy vào các rãnh của motor.

Tuy nhiên, áp dụng phương pháp quấn đúng, chú ý cẩn thận, tỉ mỉ sẽ giúp các cuộn dây được đưa vào bên trong rãnh một cách nguyên vẹn. Phương pháp không đúng và sự bất cẩn khi làm việc có thể làm giãn các sợi dây cũng như gây rạn nứt, tróc lớp men cách điện. Điều này khiến cho động cơ vận hành không được bền.

2, Tại sao phải dùng dây đồng quấn motor cho động cơ?

a) Giúp làm giảm độ từ thẩm cho lõi sắt 

Chúng ta đều biết rằng, tính chất cơ bản của 1 chiếc motor điện là chuyển hóa năng lượng điện biến thành năng lượng cơ học ngay trên trục quay của động cơ (còn gọi là rotor). Thông qua cơ chế truyền từ trường quay từ stator chuyển sang rotor, mức độ năng lượng được truyền sang rotor cũng còn phụ thuộc rất nhiều vào độ từ thẩm của phần lõi sắt stator và rotor. Thông thường, sau mỗi lần lõi sắt bị cháy, độ từ thẩm nó sẽ bị giảm đi 1 phần.

Do vậy, khi tiến hành quấn lại một động cơ bị cháy, bạn cần tính toán điều chỉnh cho kỹ lưỡng, không nên quấn lại như cũ thì sẽ bị giảm công suất của động cơ, đồng thời gây phát nhiệt nhiều và khiến động cơ nhanh bị cháy lại. Nếu được tính toán đúng chuẩn và quấn đúng cách thì 1 chiếc motor quấn sửa lại có thể đạt được 95% công suất y như 1 chiếc motor mới.

b) Lót cách điện và dùng để tẩm sấy keo cách điện

Trước khi tiến hành quấn dây thì việc mà bạn cần làm trước tiên đó là lót cách điện vỏ. Trong quá trình quấn dây, cần phải đảm bảo lót 1 lớp cách điện giữa cáp pha và sau khi quấn dây xong, bạn phải tẩm sấy keo cách điện lại cho từng rãnh dây.

Làm như vậy nhằm giảm thiểu được nguy cơ xảy ra các sự cố nguy hiểm như: chạm vỏ, chạm pha hoặc chạm vòng, thậm chí còn làm cháy động cơ, gây ra điện giật,….Vì vậy, khi chọn vật liệu lót cách điện, bạn cần đảm bảo độ cách điện của chúng phải cao, bền với thời gian và có khả năng chịu được môi trường nhiệt độ cao cũng như độ ẩm tối đa.

c) Độ bền và chất lượng của dây quấn

Thông thường, dây quấn motor được sử dụng là chất liệu bằng đồng, được tráng 1 lớp men để cách điện ở bên ngoài. Tuy nhiên, để góp phần làm giảm giá thành của dây nên nhiều đơn vị sửa chữa thường dùng dây nhôm làm dây quấn để thay cho dây đồng. 

Việc này đã làm giảm đáng kể công suất hoạt động cũng như độ bền, tuổi thọ của motor. Ngoài ra, chất lượng của dây cũng có rất nhiều chủng loại, mẫu mã với độ tinh khiết khác nhau cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng vận hành thông suốt của motor.

d) Phương pháp quấn dây

Các bạn đã biết rằng, phương pháp quấn dây đồng cho motor ảnh hưởng lớn đến chất lượng vận hành của motor, cũng như có nhiều cách khác nhau để đưa dây quấn vào trong các rãnh của motor. Tuy nhiên, áp dụng phương pháp quấn đúng đắn cũng như sự cẩn thận, tỉ mỉ sẽ giúp cho các cuộn dây được đưa vào bên trong rãnh 1 cách nguyên vẹn.

Phương pháp không đúng, quấn dây cẩu thả có thể làm giãn các sợi dây đồng cũng như rạn nứt, bong tróc lớp men cách điện, chính điều này sẽ khiến cho động cơ hoạt động không bền.

e) Máy quấn dây motor tự động

Máy quấn dây motor tự động là phương pháp quấn dây đồng cho motor nhanh chóng tiện lợi đạt độ chính xác và độ đồng đều cao.

3. Giá trung bình dây đồng quấn motor trên thị trường

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại dây đồng được sử dụng, chẳng hạn như: dây đồng Cadisun, dây đồng tráng men hay dây đồng điện từ,… Trong đó, tùy thuộc vào các đơn vị cung cấp mà các loại dây đồng để quấn motor này sẽ có giá thành dao động từ 400.000 - 600.000 đồng/ kg.

 

Dây đồng quấn motor có giá dao động từ 400.000 600.000 đồng/ kg

Bên cạnh việc quan tâm đến giá cả, các bạn còn cần lưu ý chọn đúng dây đồng chứ không phải là dây nhôm nhé. Nếu chất lượng dây không tốt sẽ làm giảm đáng kể đến công suất cũng như độ bền, nhạy của motor. 

Ngoài ra, độ tinh khiết của dây, không lẫn tạp chất cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả vận hành của motor. Do đó, các bạn cần tính toán thật kỹ lưỡng nhu cầu sử dụng trước khi quyết định chọn các loại dây đồng quấn mô tơ sao cho phù hợp. Hoặc các bạn có thể liên hệ đến các đơn vị cung cấp dây quấn bằng đồng để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất nhé.

4. Mua dây đồng quấn motor ở đâu

Để mua dây đồng quấn motor bạn có thể ghé thăm các của hàng bán dụng cụ sửa chữa đồ điện, chợ Nhật Tảo là một địa chỉ quen thuộc với nhiều thiết bị tử. Ngoài ra bạn có thể lựa chọn các mua nhanh hơn trên các sàn thương mại điện tử, tuy nhiên hãy chọn những shop uy tín được đánh gía 5 sao, số người mua hàng nhiều và nhiều đánh giá tốt bên dưới nhé! 

5. Thông số dây quấn cách điện cho máy biến áp và cuộn kháng

Công thức để xác định diện tích lõi sắt cần quấn được tính như sau: 

P = (K x η x S2)/ 14000. 

Trong đó, bao gồm:

  • P là ký hiệu công suất của chiếc máy biến áp (VA)
  • η là ký hiệu hệ số hiệu suất của cốt lõi sắt 
  • K chính là số hở từ thông của các lõi thép 
  • S là ký hiệu diện tích của lõi sắt cần quấn (mm2)

Từ công thức trên, chúng ta có thể dễ dàng tính được diện tích của lõi sắt biến áp cần quấn là:  S2 = (P x 14000)/ (K x η) => S = √S2  

Trên thị trường Việt Nam hiện nay, người ta thường dùng loại Fe tôn Silic với độ dày là 0,5mm, cho nên chúng ta sẽ chọn được hệ số hở là K = 0,9 và hệ số hiệu suất là η = 0,82.

Từ đó, ta tính được công suất máy là P = 240VA, các bạn có thể tính được diện tích cần tìm của lõi sắt là: 

S2= (P x 14000)/ (K x η) = (240 x 14000)/ (0.9 x 0,82) = 4,552,846 mm2. 

Lấy căn bậc 2 của diện tích S2, ta có: S= 2133 mm2 = 21,3cm2.

Chúng ta có thể thấy được diện tích S = a x b (a là chiều rộng của bản Fe và b là chiều dày của lõi). Với diện tích dây đồng mà bạn cần quấn là 21,3cm2,  từ đó có thể chọn lựa một bộ Fe có diện tích a= 4, b = 5 để quấn cho motor là phù hợp nhất đối với công suất này.

Khi đã tính toán được diện tích lõi sắt S mà bạn cần quấn cho biến áp, chúng ta có thể chọn loại lõi Fe có diện tích tương đối, gần đúng 100% là đủ. Do hiện nay trên thị trường có bán các bộ Fe có diện tích lõi cố định nên chúng ta có thể chọn lựa loại có bản rộng có diện tích a = 4cm, b = 5cm là hoàn toàn phù hợp. 

Thông số dây quấn cách điện dành cho máy biến áp và cuộn kháng

Sau khi đã tìm được 1 cuộn dây có công suất phù hợp để quấn, các bạn cần tính số vòng dây cũng như tiết diện dây đồng cần dùng để quấn. Để xác định được chính xác số vòng dây quấn, chúng ta cần phải biết được điện áp đầu vào cũng như điện áp đầu ra cần sử dụng là bao nhiêu theo công thức. 

Tính toán số vòng/ vol của dây, các bạn sử dụng công thức: N/V = F/S. Trong đó:

  • F chính là hệ số từ thẩm của lõi Fe được sử dụng mặc định, khoảng từ 36 50. Tùy loại lõi Fe có độ từ tính cao hay thấp, Fe càng có chất lượng tốt thì khi tiến hành chọn hệ số sẽ càng thấp. Các bạn có thể sử dụng hệ số từ thẩm của dây là F = 45 cùng với loại Fe thông dụng hiện nay trên thị trường Việt Nam.
  • S chính là diện tích lõi Fe đã tính (cm).

Từ công thức tính như trên, bạn sẽ tìm ra số vòng dây trên 1 vol cần sử dụng, đó là: N/V = 45/ 20= 2,2 (vòng trên 1 vol). Khi đã tính được được đầy đủ các thông số như trên thì các bạn hãy tiến hành quấn 1 chiếc máy biến áp theo đúng tiêu chuẩn để đạt hiệu suất cao nhất. 

Kết luận

Bài viết đã giải thích cho các bạn lý do tại sao cần phải dùng dây đồng quấn motor để quấn biến áp cũng như giá thành của dây đồng hiện nay chính xác là bao nhiêu. Bạn có thể làm theo phương pháp trên để quấn cho mình một chiếc máy biến áp như ý. Chúc các bạn thành công

Cấu trúc máy cuộn dây động cơ cảm ứng

Jun 23, 2021

Máy quấn dây là một thiết bị cuốn một vật giống dây vào một phôi cụ thể và thường được sử dụng để quấn dây đồng. Hầu hết các sản phẩm điện cần sử dụng dây đồng tráng men (gọi tắt là dây tráng men) để quấn thành cuộn cảm ứng, có thể hoàn thành bằng máy quấn hoặc nhiều quy trình.

 

Với sự cải tiến liên tục về hiệu suất của bộ xử lý cốt lõi của hệ thống điều khiển, cũng có một số lượng lớn các ứng dụng của bộ truyền động servo, PLC, động cơ truyền động, cảm biến chính xác và bộ truyền động thủy lực cho thiết bị quấn. Tốc độ quấn của thiết bị quấn tự động và các thông số kỹ thuật của cuộn điện tử Độ chính xác cũng đã được cải thiện hơn nữa; Đồng thời, do chi phí nhân công liên tục tăng nên nhu cầu các nhà sản xuất mô tơ sử dụng thiết bị quấn dây tự động thay thế các thao tác thủ công cũng ngày càng cao.

 

Máy quấn stato là một loại máy rất quan trọng trong sản xuất động cơ tự động. Tập đoàn NIDE có thể cung cấp các loại máy sản xuất động cơ khác nhau, cung cấp các loại giải pháp sản xuất động cơ khác nhau. Máy quấn dây stato động cơ cảm ứng chủ yếu bao gồm máy quấn dây hai đầu, máy quấn dây sáu đầu 12 trạm và máy quấn dây bốn đầu tám trạm.

 

Các máy quấn stato này có cấu tạo chủ yếu là phần dây quấn, phần thao tác, phần chìm màng và phần mâm xoay.

1) Bộ phận quấn dây: Chức năng chính là cuốn dây về phía trước hoặc phía sau trên cốc dây.

2) Bộ phận thao tác: Chức năng chính là dẫn chỉ trong quá trình quấn chỉ và kẹp hoặc cắt chỉ sau khi quấn xong.

3) Bộ phận chìm màng: Chức năng chính là di chuyển khuôn lên xuống tức thời trong quá trình quấn tạo thành hiệu ứng cuốn nhiều lớp.

4) Bộ phận bàn xoay: Chức năng chính là quay cốc dây sau khi kết thúc một chu kỳ của cuộn dây theo giá trị chỉ số đã cài đặt, và điều khiển chuyển động quay của bàn xoay khi bắt đầu cuộn dây.

Quy trình máy quấn stato

1. Bàn xoay quay, trục giác quay và người thao tác đến vị trí quấn dây.

2. Một phần của phim chìm xuống, cuộn dây bắt đầu và máy nhận được vị trí thanh toán.

3. Người thao tác chờ ở vị trí kẹp hoặc cắt.

4. Khi kết thúc cuộn dây, trục chìm sẽ đến vị trí chìm cuối cùng.

5. Máy sử dụng tay để hoàn thành hành động kẹp chỉ hoặc cắt chỉ.

6. Trục chìm của phim quay trở lại một phần của vị trí chìm của phim, và trục giác quay về chỉ mục tiếp theo, biết lần lập chỉ mục cuối cùng

Close