THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN QUẤN DÂY MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA 1 LỚP BẰNG PHẦN MỀM MATLAB VÀ THI CÔNG THỰC NGHIỆM
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
100 MB Bao gồm tất cả file,.lưu đồ giải thuật... thuyết minh, bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, FILE lập trình, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐIỆN tử THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN QUẤN DÂY MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA 1 LỚP BẰNG PHẦN MỀM MATLAB VÀ THI CÔNG THỰC NGHIỆM
100 MB Bao gồm tất cả file,.lưu đồ giải thuật.... thuyết minh, bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, FILE lập trình, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐIỆN tử THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN QUẤN DÂY MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA 1 LỚP BẰNG PHẦN MỀM MATLAB VÀ THI CÔNG THỰC NGHIỆM
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 1
I. Tổng quan về động cơ không đồng bộ 1
1.Đặc điễm động cơ không đồng bộ 1
2. Nguyên lý làm việc động cơ không đồng bộ 1
3. Điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ 3pha rotor lòng sóc 2
4. Cách điện trong động cơ 3
5. phát nóng và làm mát trong động cơ 4
6.Công dụng của động cơ không đồng bộ 5
II. Các thông số và cấu tạo cơ bản trong động cơ 5
1 .Các định nghĩa và công thức cơ bản 5
2 . Các định nghĩa cơ bản 7
3. Cách dựng sơ đồ dây quấn động cơ 3 pha 10
III. Kỹ thuật quấn dây 25
1. Dụng cụ lắp đặt dây
2. Kỹ thuật cách điện rãnh 25
3. Cách lắp dây vào rãnh 25
4.Quy định chung: Đấu máy 220/380 - /Y 26
CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MATLAB 27
I. Khái niệm về Matlab 27
1.Giới thiệu 27
2. Khởi động và chuẩn bị thư mục làm việc trong Matlab 27
3. Hệ thống MATLAB 28
II/Các lệnh và hàm trong matlab 29
1. Các toán tử quan hệ 29
2. Các toán tử logic 30
3. các hàm toán học 31
4. các hàm biến đổi chuổi kí tự 32
5. Các lệnh điều khiển cơ bản 32
III . Handles và giao diện 34
1.Handles 34
2.Các hộp thoại dialog box 34
3.Tạo menu bằng GUI 35
CHƯƠNG 3 : CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN DÂY QUẤN MÁY ĐIỆN BA PHA MỘT LỚP BẰNG PHẦN MỀM MATLAB 39
I. Cơ sở lý thuyết 39
II. Chương trình tính toán dây quấn máy điện không đồng bộ 3 pha 1 lớp bằng phần mềm matlab 49
III.Thi công thực nghiệm 62
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
LỜI NÓI ĐẦU:
Nước ta đang trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước để từng bước bắt kịp sự phát triển trong khu vực Đông Nam Á và thế giới về mọi mặt kinh tế và xã hội. Công nghiệp sản xuất hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Việc tự động hóa là sự lựa chọn không tránh khỏi trong mọi lĩnh vực nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.
Các trang thiết bị máy móc phục vụ trong công nghiệp ở nước ta đa số còn lạc hậu song do nhu cầu sản xuất số máy này vẫn được khai thác. Với nguồn vốn đầu tư mới hạn hẹp do đó bên cạnh việc mua sắm những trang thiết bị mới, hiện đại cần phải cải tạo nâng cấp các hệ thống thiết bị máy móc cũ để đáp ứng cho việc sản xuất. Do đó việc sửa chữa các máy móc nói chung và các động cơ điện làm việc lâu ngày bị hỏng là điều hết sức cần thiết, nhưng không phải động cơ nào cũng còn đầy đủ thông tin trên nhãn nên việc sửa chữa gặp nhiều khó khăn.
Chương trình tính toán dây quấn stator động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lòng sóc được viết nhằm giải quyết phần nào khó khăn khi thực hiện sửa chữa cho người thi công. Nhưng với khả năng còn hạn chế nên chương trình chưa thể hoàn chỉnh được, vẫn còn nhiếu thiếu sót chưa thể khắc phục.
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy Cô trong Khoa Điện – Điện Lạnh trường, đặc biệt là các Thầy Cô trong bộ môn Điện Công Nghiệp đã truyền thụ những kiến thức quý báu cho em trong những năm học qua.
Em xin chân thành cảm ơn đã tận tâm hướng dẫn, cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tập đồ án này.
Xin chân thành cảm ơn những người bạn, những người thân đã giúp đỡ và động viên trong quá trình thực hiện đồ án và trong học tập.
CHƯƠNG 1
ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ
I. Tổng quan về động cơ không đồng bộ
1 . Đặc điễm
Động cơ là thiết bị biến điện năng thành cơ năng. Gọi là động cơ không đồng bộ vì tốc độ quay của roto động cơ và tốc độ quay của từ trường không bằng nhau.Máy điện không đồng bộ do kết cấu đơn giản, làm việc chắc chắn, sử dụng và bảo quản thuận tiện, giá thành rẽ nên được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân, nhất là loại công suất dưới 100 kW. Động cơ điện không đồng bộ rôto lồng sóc cấu tạo đơn giản nhất nhất là loại rôto lồng sóc đúc nhôm) nên chiếm một số lượng khá lớn trong loại động cơ công suất nhỏ và trung bình. Nhược điểm của động cơ này là điều chỉnh tốc độ khó khăn và dòng điện khởi động lớn thường bằng 6-7 lần dòng điện định mức. Để bổ khuyết cho nhược điểm này, người ta chế tạo động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc nhiều tốc độ và dùng rôto rãnh sâu, lồng sóc kép để hạ dòng điện khởi động, đồng thời tăng mômen khởi động lên .Động cơ điện không đồng bộ rôto dây quấn có thể điều chỉnh tốc được tốc độ trong một chừng mực nhất định, có thể tạo một mômen khởi động lớn mà dòng khởi động không lớn lắm, nhưng chế tạo có khó hơn so với với loại rôto lồng sóc, do đó giá thành cao hơn, bảo quản cũng khó .
2 . Nguyên lý làm việc
Khi cho dòng điện ba pha vào các đầu dây quấn stator thì trong lòng stator sẽ có từ trường quay. Từ thông của từ trường quay biến thiên qua các khung dây kín của roto làm xuất hiện trong đó các suất điện động và dòng điện cảm ứng. Lực tương tác điện từ giữa từ trường quay và các dòng điện cảm ứng này tạo ra moment quay làm cho roto quay theo chiều của từ trường với tốc độ n nhỏ hơn tốc độ n1 của từ trường.
Tốc độ quay của từ trường được tính theo công thức
Trong đó: f là tần số dòng điện
P là số đôi cực của từ trường quay
n1 là tốc độ đồng bộ của từ trường quay
Tốc độ quay của roto được xác định theo công thức
s là hệ số trượt lấy giá trị khoảng {0.2 - 0.4}
3 . Các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ ba pha roto lồng sóc
Hiện nay trong công nghiệp thường sử dụng 3 hệ truyền động điều chỉnh tốc độ đó là
+ Điều chỉnh điện áp cấp cho động cơ
+ Điều chỉnh số đôi cực
+ Điều chỉnh tần số nguồn
3.1 Điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ bằng cách thay đổi điện áp U1
Mômen quay của động cơ tỷ lệ với bình phương điện áp stator (M = U2 ) do đó có thể điều chỉnh được mômen và tốc độ động cơ không đồng bộ bằng cách điều chỉnh giá trị điện áp stator trong khi giữ nguyên tần số. Khi thay đổi U1 giữ nguyên đặc tính tải
MN = f(S) đặc tính cơ biến đổi dần đến làm thay đổi hệ số trượt. Khi tải không đổi nghĩa là khi M = const hệ số trượt biến đổi coi như tỷ lệ nghịch với bình phương điện áp
S = 1/ U2 các hệ số trượt khác nhau ứng với các Uđm khác nhau. Để điều chỉnh điện áp không đồng bộ ta phải dùng các bộ biến đổi điện áp.
Sơ đồ nguyên lý của hệ điều chỉnh như sau:
Nhưng phương pháp này có nhược điểm là giảm khả năng quá tải của động cơ, dải điều chỉnh tốc độ hẹp (từ S = 0 ÷ Sđm), tăng tổn hao ở rotor (Pđ2 = Pđtừ .S = S .M . ω 1 , ω1 bằng tốc độ từ trường quay) nên phương pháp này chủ yếu được áp dụng cho những động cơ công suất vừa và nhỏ có hệ số trượt tới hạn Sth lớn.
3.2/ Điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ bằng cách thay đổi số đôi cực
Động cơ diện trong điều kiện làm việc bình thừng có hệ số trượt nhỏ, do đó tốc độ của động cơ gần bằng tốc độ đồng bộ n1=60f1/p. Từ đó ta thấy khi tần số không đổi thì tốc độ đồng bộ của động cơ tỉ lệ nghịch với số đôi cực, do đó khi thay số đôi cực của dây quấn stato có thể thay đổi được tốc độ.
Dây quấn stato có thể nối thành bao nhiêu số đôi cực thì tốc độ có bấy nhiêu cấp, vì vậy thay đổi tốc độ chỉ có thể thay đổi từng cấp một, không bằng phẳng. Có nhiều cách để thay đổi số đôi cực của dây quấn stato
- Đổi cách nối để có số đôi cực khác nhau. Dùng trong động cơ điện hai cấp tốc độ theo tỉ lệ 2:1
- Trên rãnh stato đặt hai dây quấn độc lập có số đội cực khác nhau, thường để đạt hai tốc độ theo tỉ lệ 4:3 hay 6:5
3.3 /Điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ bằng cách thay đổi tần số
Tốc độ của động cơ được tính theo công thức
n = n1(1-s) = 60f1(1-s)/p
Khi hệ số trượt thay đổi ít thì n tỉ kệ thuận với f1
Đây là phương pháp điều chỉnh tốc độ bằng phẳng, động cơ điện có thể quay với bất cứ tốc độ nào. Để có thể thay đổi tần số nguồn điện như vậy cần thông qua bộ biến đổi như biến tần…
4./ Cách điện trong động cơ không đồng bộ
Để cách điện các bộ phận mang điện trong máy, người ta sử dụng vật liệu cách điện. Trong máy điện, vật liệu cách điện phải có cường độ cách điện cao, chịu nhiệt tốt, tản nhiệt tốt, chống ẩm và bền về cơ học.
Độ bền vững về nhiệt của chất cách điện bọc day dẫn quyết định nhiệt độ và do đó quyết định tải của nó. Nếu tính năng chất cách điện càng cao thỡ lớp cách điện cú thể mỏng và kích thước của mỏy giảm.
Chất cách điện của máy điện chủ yếu ở thể rắn, gồm 4 nhóm:
- Chất hữu cơ thiên nhiên như: giấy, vải, lụa…
- Chất hữu cơ như: amiăng, mica, sợi thuỷ tinh…
- Cỏc chất tổng hợp
- Cỏc loại men, sơn cách điện
Chất cách điện tốt nhất là mica, song tương đối đắt tiền chỉ sử dụng trong các máy có điện áp cao. Do đó, thường dùng các vật liệu có sợi như giấy, vải… Chúng có độ bền cơ học tốt, rẻ tiền nhưng hút ẩm kém, dẫn nhiệt kém, cách điện kém. Vỡ vậy, dõy dẫn cách điện sợi phải được sấy, tẩm để cải thiện tính năng của vật liệu cách điện . Ngoài ra còn có chất cách điện ở thể khí (không khí, hyđrô, khí trơ) hoặc thể lỏng (dầu máy biến áp).
Vật liệu khô: là một chất cách điện tốt, tuy nhiên để cách điện tốt hơn người ta thường dùng khí trơ. Hyđrô được sử dụng trong trường hợp cần cách điện .
Vật liệu lỏng: Đây là loại vật liệu cách điện rất quan trọng trong máy điện võ cũ thể len lỏi vào cỏc khe hở rất nhỏ và còn có thể sử dụng để dập hồ quang. Căn cứ vào độ bền nhiệt, vật liệu cách điện được chia ra nhiều loại, cấp
Cấp cách điện |
Vật liệu |
Nhiệt độ vật liệu giới hạn cho phép |
Nhiệt độ TB dây quấn cho phép |
A |
Sợi Xenlulô, bông hoặc tơ tẩm trong vật liệu hữu cơ lỏng |
1050C |
1000C |
E |
Vài loại màng tổng hợp |
1200C |
1150C |
B |
Amiăng, sợi thuỷ tinh có chất kết dính vật liệu gốc mica |
1300C |
1200C |
F |
Amiăng, vật liệu gốc mica, sợi thuỷ tinh có chất kết dính và tẩm tổng hợp |
1550C |
1400C |
H |
Vật liệu gốc mica, amiăng, sợi thuỷ tinh phối hợp chất kết dính và tẩm silic hữu cơ |
1800C |
1650C |
cách điện như sau:
5. Phát nóng và làm mát trong đông cơ
Trong quá trình làm việc có tổn hao công suất. Tổn hao năng lượng trong động cơ gồm tổn hao sắt từ (do hiện tượng từ trễ và dòng xoáy) trong thép, tổn hao đồng trong điện trở dây quấn và tổn hao do ma sát (ở máy điện quay). Tất cả tổn hao năng lượng đều biến thành nhiệt năng làm nóng máy điện.
Khi đó do tác động của nhiệt độ, chấn động và các tác động lý hoá khác, lớp cách điện sẽ bị lão hoá, nghĩa là mất dần các tính bền về điện và cơ. Thực nghiệm cho thấy khi nhiệt độ tăng quá nhiệt độ cho phép 8¸100C thì tuổi thọ của vật liệu cách điện giảm đi một nửa. Ở nhiệt độ làm việc cho phép, độ tăng nhiệt của các phần tử không vượt quá độ tăng nhiệt cho phép, tuổi thọ trung bình của vật liệu cách điện vào khoảng 10¸15 năm. Khi máy làm việc quá tải, độ tăng nhiệt độ sẽ vượt quá nhiệt độ cho phép. Vì vậy, khi sử dụng động cơ cần tránh để máy quá tải làm nhiệt độ tăng cao trong một thời gian dài.
Để làm mát động cơ phải có biện pháp tản nhiệt ra ngoài môi trường xung quanh. Sự tản nhiệt không những phụ thuộc vào bề mặt làm mát của mặt máy mà còn phụ thuộc vào sự đối lưu của không khí xung quanh hoặc của môi trường làm mát khác như dầu máy biến áp… Thông thường, vỏ máy điện được chế tạo có các cánh tản nhiệt và máy điện có hệ thống quạt gió để làm mát.
6. Công dụng của máy điện không đồng bộ
Máy điện không đồng bộ là loại máy điện xoay chiều, chủ yếu làm động cơ điện. Do kết cấu đơn giản, làm việc chắc chắn, hiệu suất cao, giá thành hạ nên động cơ không đồng bộ là một loại máy được dùng rộng rãi nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với công suất từ vài chục đến vài nghìn kw. Trong công nghiệp thường dùng máy điện không đồng bộ làm nguồn động lực cho các máy cán thép vừa và nhỏ, cho các máy công cụ ở các nhà máy công nghiệp nhẹ… Trong các hầm mỏ dùng làm máy tời hay quạt gió. Trong nông nghiệp dùng làm máy bơm hay gia công nông sản. Trong đời sống hàng ngày, máy điện không đồng bộ cũng dần dần chiếm một vị trí quan trọng: Quạt gió, động cơ trong tủ lạnh… Tóm lại, theo sự phát triển của nền sản xuất, điện khí hoá và tự động hoá, phạm vi ứng dụng của máy điện không đồng bộ có phần bị hạn chế.
Máy điện không đồng bộ có thể dùng làm máy phát điện nhưng đặc tính không tốt lắm so với máy phát điện đồng bộ nên chỉ trong một vài trường hợp đặc biệt nào đó (như trong quá trình điện khí hoá nông thôn) cần nguồn điện phụ hay tạm thời thì nó cũng có ý nghĩa quan trọng.
II. CÁC KHÁI NIỆM VÀ CẤU TẠO CƠ BẢN TRONG ĐỘNG CƠ
1 .Các định nghĩa và công thức cơ bản :
1.1 Các kí hiệu cơ bản :
- Z : tổng số rãnh của stator
- 2p: số cực từ của bộ dây quấn
- m : số pha
- y : bước bối dây
- α hh : góc lệch hình học (góc lệch không gian) giữa 2 rãnh lien tiếp nhau
- α đ :góc lệch điện (góc lệch không gian có chú ý đến số lượng cực từ phân bố trong máy) giữa 2 rãnh liên tiếp
- q : số rãnh phân bố cho mỗi pha dưới mỗi cực từ
- p : số đôi cực từ của bộ dây quấn
- τ : bước cực từ
- β : hệ số rút ngắn bước dây
1.2 Các công thức cơ bản :
1. 2.1 Bước cực từ (τ) :
Bước cực từ là bề rộng của một cực từ trong khoảng không gian của stator .Đơn vị đo của bước cực từ trong phép quấn dây là rãnh .
Ta có : τ =
1.2.2 Góc lệch α hh ,α đ :
Góc lệch α hh ,α đ là đại lượng dùng để xác định vị trí đặt bộ dây của từng pha trong stator cũng như dùng chúng để xác định sơ đồ hình tia sức điện động rãnh trong việc xác định vùng pha và hệ số dây quấn cho bộ dây quấn .
Ta có : α hh =
α đ = P *α hh
suy ra : α đ = =
1.2.3 Số rãnh mỗi pha phân phối dưới mỗi bước cực từ (q) :
Khi stator của động cơ không đồng bộ 3 pha có số rãnh là Z và số cực là 2p thì trong mỗi vùng có bước cực τ ,có số pha là m thì cực từ tạo ra là do m bộ dây của m pha . Do đó ,trong bước cực số rãnh của mỗi pha sẽ phân phối đều trong mỗi bước cực, số rãnh mỗi pha phân phối dưới mỗi bước cực là q .Ta có :
q =
hay q =
2 . Các định nghĩa cơ bản :
2.1 Bối dây (tép dây) :
Bối dây thực sự là một cuộn dây quấn tạo nên do nhiều vòng dây quấn cùng chiều nối tiếp nhau
Hình vẽ cấu tạo của bối dây (mỗi bối có 3 vòng dây quấn cùng chiều nối tiếp nhau)
Hình vẽ kí hiệu cho bối dây khi triển khai trên sơ đồ dây quấn
2.2 Vòng dây hữu hiệu :
Trong công nghệ quấn dây và trong một vài trường hợp đặc biệt,người ta tạo bối dây gồm N vòng dây có đường kính 1 sợi kí hiệu là d thì ta lại thực hiện bối dây với N vòng dây và mỗi vòng dây tạo nên do nhiều vòng dây có đường kính d’ giống nhau chập lại ,hay do nhiều sợi có đường kính d1,d2,d3…khác nhau hợp lại .Khi đó,1 vòng dây là do nhiều sợi chập lại ,nên không thể xem là nhiều vòng .Thí dụ khi chập 3 sợi dây để quấn 10 vòng dây cho bối dây , nếu đếm số vòng căn cứ theo số sợi thì ta có 30 vòng .Vì vậy trong trường hợp này ta xem bối dây có 10 vòng dây quấn hữu hiệu .
2.3 Cạnh tác dụng :
Khi một bối dây được tạo nên do nhiều vòng dây quấn hữu hiệu ,bối dây có 2 cạnh lồng vào 2 rãnh khác nhau (khoảng cách giữa 2 rãnh đó gọi là bước bối dây),còn các cạnh được lồng vào các rãnh đó .ta gọi là cạnh tác dụng .Như vậy cạnh tác dụng là 1 trong 2 cạnh của bối dây tạo nên từ nhiều vòng dây quấn hữu hiệu nối tiếp nhau ,ta nói 1 cạnh tác dụng được tạo nên từ nhiều dây dẫn hữu hiệu .
Trong bộ dây quấn của động cơ 3 pha ,tại mỗi rãnh ta có thể có :
- Trường hợp dây quấn 1 lớp là trường hợp trong 1 rãnh chỉ chứa 1 cạnh tác dụng
-
Trường hợp dây quấn 2 lớp là trường hợp trong 1 rãnh chứa 2 cạnh tác dụng ,do đó ta có quy ước để gọi và kí hiệu sau :
- Cạnh tác dụng nằm ở đáy rãnh là cạnh tác dụng dưới,kí hiệu bằng đoạn thẳng được tạo nên bằng nét vẽ gián đoạn
- Cạnh tác dụng nằm ở trên rãnh là cạnh tác dụng trên, kí hiệu bằng nét vẽ liên tục
2.4 Nhóm bối dây của 1 pha dưới 1 cặp cực :
Theo công thức q = tại mỗi bước cực số rãnh liên tiếp phân phối cho mỗi pha là q ,do đó tại 2 vùng bước cực khác tên liên tiếp kề cận nhau số rãnh phân phối cho 1pha dưới 1cặp cực từ là 2p
Một bối dây có 2 cạnh tác dụng nên khi có dòng điện chạy qua một bối dây thì chiều dòng điện qua mỗi cạnh của bối dây đó ngược chiều nhau ,vì thế 2 cạnh của cùng 1 bối dây khi bố trí phải luôn luôn và gần như nằm dưới 2 bước cực từ khác tên liên tiếp kề cận nhau .
2.5.Vùng pha :
Vùng pha là khoảng không gian thường được tính theo đơn vị là góc điện .Nó là góc mở dưới mỗi cực từ tính theo sự rãi dây quấn của từng pha dưới mỗi bước cực.
Ta gọi γ là vùng pha của dây quấn dưới mỗi cực từ
Ta có : γ =q *α đ
- Nhận xét :
- Đối với dây quấn 1 lớp vùng pha thường được sử dụng là γ=60o điện , khi đó nhóm bối dây của 1 pha dưới 1 cặp cực từ có q bối dây (nếu sử dụng dây quấn dạng tập trung)
- Đối với dây quấn 2 lớp ,vùng pha có thể là 60o hay trai rông đến 120o điện
- Trường hợp γ =60o nhóm bối dây của 1 pha dưới 1 cặp cực từ gồm q bối dây quấn bước đủ .
- Trường hợp γ=120o nhóm bối dây của 1 pha dưới 1 cặp cực từ gồm q bối dây quấn bước ngắn (lúc đó bước bối dây y = *τ)
2.6.Sự phân chia nhóm bối dây của mỗi phá dưới 1 cặp cực từ :
Khi quấn dây để tránh hay giảm bớt các đặc tính xấu ,người ta thường chia nhóm bối dây của 1 pha dưới 1 cặp cực từ thành 2 nhóm bối nhỏ thanh phần thay vì dùng 1 nhóm ở dạng tập trung .(xãy ra trong các trường hợp dây quấn phân tán )
Lúc đó q có 2 trường hợp :
Nếu q là số nguyên chẵn ,ta chia nhóm bối dây của 1 pha dưới 1 cặp bước cực từ thanh 2 nhóm thành phần,mỗi nhóm chứa q/2 bối dây .
Nếu q là số nguyên lẻ ,ta chia nhóm bối dây của 1 pha dưới 1 cặp bước cực từ thanh 2 nhóm nhỏ thành phần,mỗi nhóm chứa q/2 bối dây :một nhóm chứa( ) bối dây và nhóm còn lại chứa( )
2.7. Cách đấu giữa các nhóm cuộn dây
Khi thiết lập sơ đồ bộ dây quấn trên động cơ ba pha, các nhóm dây có thể đấu để tạo các từ cực thật hoặc các từ cực giá tuỳ theo sự bố trí của nhóm cuộn dây trong cùng 1 pha.
2.7.1. Đấu dây các nhóm tạo các từ cực thật:
Trong cách đấu này các nhóm dây cùng 1 pha được bố trí sát nhau và nối dây giữa các nhóm sao cho dòng điện qua các nhóm tạo thành các cực từ N-S xen kẽ nhau. Đặc điểm của cách đấu này là số nhóm cuộn dây trong một pha bằng số cặp cực. Khi đấu dây có thể áp dụng nguyên tắc “đầu - đầu” “cuối – cuối”.
..........................................................
KẾT LUẬN
Qua hơn1 tháng , tuy thời gian tương đối ngắn nhưng em đã hết sức cố gắng để có thể thu thập những thông tin và các vấn đề liên quan đến đồ án và cuối cùng đã hoàn thành đúng thời gian quy định. Cũng qua đồ án này em đã học hỏi thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu về nghề nghiệp của mình trong tương lai. Hiểu rõ những khó khăn cần phải giải quyết khi bắt tay vào nghiên cứu các vấn đề khoa học, cách bố trí thời gian một cách hợp lý khoa học thì mới có thể hoàn thành.
Do thời gian và điều kiện còn hạn chế do đó những thiếu sót là điều không thể tránh khỏi, rất mong được sự góp ý của Thầy Cô và các bạn sinh viên.
Một lần nữa em chân thành cảm ơn quí Thầy, Cô trong Khoa Điện và Thầy Đặng Thanh Tùng đã nhiệt tình hướng dẫn, cùng tất cả các bạn đã giúp em hoàn thành đồ án này.
Chú thích các đại lượng dùng trong sơ đồ:
cs : Công suất giả định ban đầu của động cơ
tsr : Số rãnh stator của động cơ
Kf : Hệ số ghép sát
hdr : Hình dạng rãnh của động cơ
Udm: Điện áp định mức động cơ tiêu thụ
kdq : Kiểu dây quấn của động cơ
dk : Đường kình trong Stator
L : Bề dày lõi thép Stator
br : Bề dày răng Stator
Br : Mật độ từ trên răng Stator
bg : Bề dày gông Stator
Bg : Mật độ từ qua gông Stator
d1 : Độ rộng miệng rãnh
d2 : Độ rộng đáy rãnh
h : Chiều cao của rãnh tính từ đáy đến đường lượn sóng
2p : số cực từ
T :Bước cực từ tính bằng mm
To : Bước cực từ tính bằng rãnh / bước cực
q : số rãnh phân bố mỗi pha dây quấn dưới mỗi bước cực
n : Tốc độ đồng bộ của động cơ
kdq1 : Hệ số dây quấn động cơ
Bf : Mật dộ từ tại khe hở không khí
Np : Số vòng dây cho mỗi pha dây quấn
Nb : Số vòng dây cho mỗi bối dây
Sr : Tiết diện rãnh Stator
Scd : Tiết diện dây có luôn lớp cách điện
a : Đường kính dây có lớp cách điện
Idm : Dòng điện định mức
P : Công suất định mức
hs : Hiệu suất động cơ
cosphi : Hệ số công suất của động cơ
A : Phụ tải đường
Ikt1 : Dòng diện không tải
Ikt1 : Dòng diện không tải
ĐKTT : Đồng khuôn tập trung
ĐKPT : Đồng khuôn phân tán
ĐT2MP: đồng tâm 2 mặt phẳng : Đồng tâm tập trung
ĐT3MP: đồng tâm 3 mặt phẳng : Đồng tâm phân tán
y, y1 ,y2 : Bước bối dây
KL : Bề dài phần đầu nối dây quấn tính giữa hai rãnh liên tiếp
cv : chu vi khuôn dây quấn
Lp : Tổng bề dài của mỗi pha dây quấn
kl : Khối lượng cho bộ dây ba pha
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MÁY ĐIỆN I
Nguyễn Văn Sáu, Nhà Xuất Bản Khoa Học Kỹ Thuật_2005
- TÍNH TOÁN SỬA CHỮA DÂY QUẤN MÁY ĐIỆN 1
Nguyễn Thế Kiệt_1994
- KỸ THUẬT QUẤN DÂY
Trần Duy Phụng .nhà xuất bản Đà Nẳng
4. MATLAB 7