THIẾT KẾ MÁY LY TÂM TÁCH TINH BỘT MÌ CẢI TIẾN
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
THIẾT KẾ MÁY LY TÂM TÁCH TINH BỘT MÌ CẢI TIẾN, 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, thiết kế 2D(3D) MÁY LY TÂM TÁCH TINH BỘT MÌ..... , file DOC (DOCX), thuyết minh MÁY LY TÂM TÁCH TINH BỘT MÌ, quy trình sản xuất MÁY LY TÂM TÁCH TINH BỘT MÌ, bản vẽ nguyên lý MÁY LY TÂM TÁCH TINH BỘT MÌ, bản vẽ thiết kế MÁY LY TÂM TÁCH TINH BỘT MÌ, tập bản vẽ các chi tiết trong , Thiết kế kết cấu MÁY LY TÂM TÁCH TINH BỘT MÌ, Thiết kế động học MÁY LY TÂM TÁCH TINH BỘT MÌ ...............và nhiều tài liệu liên quan đến đồ án này.......... quy trinh công nghệ gia công các chi tiết trong máy: bản vẽ lồng phôi, sơ đồ đúc, quy trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá
MỤC LỤC
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN............................................................... 6
1.1Giới thiệu chung về công nghệ sản xuất tinh bột......................... 6
1.2 Một số hình ảnh về nhà máy ................................................... 10
1.3 Sơ đồ nguyên lý máy ly tâm tách tinh bột mì............................ 13
CHƯƠNG II – TÍNH TOÁN CHI TIẾT MÁY............................................. 15
2.1 Chọn động cơ điện................................................................... 16
2.2 Thiết kế bộ truyền đai .............................................................. 16
2.3 Tính trục ................................................................................. 19
2.4 Tính các chi tiết phụ................................................................ 24
CHƯƠNG III – LẬP QTCN GIA CÔNG CHI TIẾT GỐI ĐỠ..................... 27
3.1 Phân tích chi tiết gia công........................................................ 27
3.2 Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi................................... 30
3.3 Biện luận quy trình công nghệ.................................................. 32
MỞ ĐẦU
Cây sắn (hay còn gọi là cây khoai mì) là một trong những loại cây lương thực có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazone (Nam Mỹ). Ở nước ta cây sắn được du nhập vào khoảng thế kỷ 18 và được trồng ở khắp nơi từ Bắc đến Nam. Cùng với việc trồng từ lâu nhân dân ta đã biết chế biến củ sắn làm lương thực cho người và làm thức ăn cho gia súc.
Trong các loại cây lương thực, sắn là cây trồng cho nguồn nguyên liệu có khả năng chế biến sản phẩm vào loại phong phú nhất. Sản phẩm từ cây sắn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế và đời sống. Giá trị từ cây sắn chỉ thực sự gia tăng khi được chế biến. Chính vì vậy trên thị trường giá sắn nguyên liệu mới được tăng lên gần đây, kéo theo sự quan tâm trở lại của bà con nông dân sau nhiều năm thăng trầm của việc phát triển cây sắn.
Tuy nhiên, trong điều kiện quỹ đất có hạn, sự cạnh tranh giữa các loại cây trồng ngày càng gay gắt thì dù nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của cây sắn mà đặc biệt là tinh bột sắn ngày càng tăng, giá ngày càng cao thì khả năng mở rộng diện tích trồng sắn cũng không nhiều. Hướng phát triển của cây sắn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước là thâm canh tăng năng suất để đạt giá trị tổng sản lượng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho khâu chế biến để tăng giá trị sản phẩm cũng là công việc rất cần phải giải quyết. Đây chính là lý do chính để em lập đồ án thiết kế phân xưởng sản xuất tinh bột từ củ sắn
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN
PHẦN 1
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
- THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Ngâm
Mục đích
Quá trình ngâm nhằm mục đích tách bớt một lượng chất hòa tan trong nguyên liệu, làm bở đất cát để nâng cao hiệu suất quá trình rửa sau này.
Rửa và bóc vỏ
Mục đích
Nguyên liệu sau khi ngâm thì được đem đi rửa và bóc vỏ. Mục đích của quá trình rửa và bóc vỏ là làm sạch nguyên liệu và tách bỏ phần vỏ gỗ của củ vì nếu rửa không sạch thì đất cát bám trên củ sẽ làm mòn răng máy nghiền và làm giảm hiệu suất nghiền.
Mặt khác, nếu tạp chất lẫn vào tinh bột sẽ làm tăng độ tro, độ màu thành phẩm, tinh bột
Cắt khúc
Mục đích
Nguyên liệu sau khi được rửa sạch và bóc vỏ thì được đưa vào thiết bị cắt khúc. Mục đích của quá trình cắt khúc là cắt nhỏ nguyên liệu để quá trình nghiền tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn
Nghiền
Mục đích
- Mục đích của quá trình nghiền là giải phóng tinh bột khỏi tế bào bằng cách phá vỡ màng tế bào khoai mì.
- Đây là khâu quan trọng nhất trong việc quyết định hiệu suất thu hồi tinh bột. Sự phá vỡ màng tế bào càng triệt để thì hiệu suất tách tinh bột càng cao.
Tách bã
Mục đích
Hỗn hợp thu được sau khi nghiền không chỉ chứa tinh bột mà còn lẫn các tạp chất khác như vỏ tế bào, dịch bào thoát ra do quá trình nghiền, tế bào còn nguyên, nước… Do đó, quá trình tách bã nhằm mục đích tách phần lớn lượng bã thô ra khỏi hỗn hợp.
Bã sau khi tách vẫn còn một lượng tinh bột tự do bám lại. Vì vậy, để tăng hiệu quả của quá trình tách, người ta thu hồi lượng bã cho trở lại máy nghiền. Sau khi nghiền xong, bã tiếp tục được tách lượng tinh bột sót. Tuy nhiên trong bã vẫn còn lại một lượng nào đó không thể tách hết được. Ngoài tinh bột ra còn một lượng dextrin, đường, chất pectin, chất khô của bã. Vì vậy, bã thô sẽ được đưa ra bể chứa bã để tận dụng làm thức ăn gia súc.
Cách tiến hành
Nguyên liệu sau khi ra khỏi thiết bị nghiền được pha loãng đến nồng độ 27oBx bằng nước sạch hoặc nước thu được sau quá trình tách tinh bột. Hỗn hợp sau khi pha loãng được đưa đến thiết bị rây để tách tinh bột tự do ra khỏi các tạp chất lớn. Sau khi qua rây nguyên liệu được chia làm 2 phần:
- Phần không lọt qua rây gồm các xơ lớn, các mảnh vụn và những hạt tinh bột tự do chưa tách hết được đưa xuống máy nghiền lần thứ hai.
- Phần lọt qua rây được đưa qua máy ly tâm để tách dịch bào.
Tách dịch bào
Mục đích
Quá trình tách dịch bào nhằm mục đích loại phần dịch bào có chứa polyphenol và enzyem polyphenoloxydase và các hợp chất hòa tan khác để hạn chế quá trình oxy hóa làm chuyển màu tinh bột và các phản ứng hóa học, hóa sinh khác ảnh hưởng đến chất lượng của tinh bột thành phẩm.
Rửa tinh bột
Mục đích
Phần tinh bột thu được sau khi ly tâm lần thứ hai trong đó có thể vẫn còn lẫn tạp chất mịn có kích thước lớn hơn kích thước của hạt tinh bột nên sau khi ly tâm, dịch tinh bột được pha loãng bởi nước rồi được khuấy trộn để tách các bã mịn ra khỏi các hạt tinh bột. Mục đích của quá trình tách bã mịn là nhằm tách triệt để tạp chất mịn ra khỏi tinh bột, làm tăng độ tinh khiết của sản phẩm sau này
Tách tinh bột
Mục đích
Mục đích của quá trình tách tinh bột là tách bớt nước ra khỏi tinh bột, đưa khối tinh bột về độ ẩm thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sấy tiếp theo hoặc dễ dàng đưa vào làm nguyên liệu trong các ngành sản xuất khác.
Sấy tinh bột
Mục đích
Quá trình sấy tinh bột nhằm mục đích tách một lượng lớn nước ra khỏi khối tinh bột ướt vừa được tinh sạch, đưa khối tinh bột ướt về trạng thái bột khô. Ở trạng thái đó, tinh bột bảo quản được trong thời gian lâu hơn, dễ dàng đóng gói và vận chuyển đi xa để phục vụ cho nhiều ngành sản xuất khác.