Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

THIẾT KẾ MÁY BẾ THÙNG CARTON CẢI TIẾN

mã tài liệu 300600300035
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, thiết kế 2D(3D)..... , file DOC (DOCX), thuyết minh, quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong máy, Thiết kế kết cấu máy, Thiết kế động học máy ...............và quy trinh công nghệ gia công các chi tiết trong máy: bản vẽ lồng phôi, sơ đồ đúc, quy trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá.
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

THIẾT KẾ MÁY BẾ THÙNG CARTON, thuyết minh, động học máy BẾ THÙNG CARTON, kết cấu máy BẾ THÙNG CARTON, nguyên lý máy BẾ THÙNG CARTON, cấu tạo máy BẾ THÙNG CARTON, quy trình sản xuất BẾ THÙNG CARTON

MỤC LỤC

                                                Trang

Nhận xét của Giảng Viên hướng dẫn....................................................................................... i

Nhận xét của Khoa Cơ Khí....................................................................................................... ii

Lời cảm ơn................................................................................................................................. iii

Mục lục....................................................................................................................................... iv

Lời nói đầu................................................................................................................................. vi

Chương 1- Tổng quan về công nghệ sản xuất bao bì giấy- thùng carton.. 1

  1.    Sơ lược về công nghệ bao bì giấy............................................................................ 1

1.1.1  Khái niệm chung về bao bì giấy............................................................................. 1

1.1.2  Chức năng của bao bì giấy..................................................................................... 1

1.1.3  Phân loại bao bì giấy............................................................................................... 1

  1.    Sơ lược về công nghệ sản xuất thùng carton................................................................ 3

Chương 2- Kết cấu, nguyên lý hoạt động của máy................................................................. 7

  1.  Thiết bị, máy móc sản xuất thùng carton loại không in ở công đoạn  CÁN LẰN – CẮT RÃNH............................................................................................................................ 7
    1. Khuôn bế............................................................................................................. 7
    2. Dao cắt.............................................................................................................. 13
    3. Cán lằn.............................................................................................................. 15
  2.    Phân loại máy............................................................................................................ 17
  3.  Nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống cán lằn- cắt rãnh:................................ 26
    1. Các phương án cho hoạt động của máy thiết kế........................................ 26
    2. Kết luận về lựa chọn phương án thiết kế..................................................... 30

Chương 3- Tính toán, thiết kế các thiết bị, chi tiết máy trong công đoạn CÁN LẰN- CẮT RÃNH................... 32

3.1  Tính toán, chọn động cơ điện cho hệ thống........................................................ 32

           3.1.1  Động cơ điện cho trục cán- đỡ- kéo (động cơ chính).............................. 32

           3.1.2  Động cơ điện cho trục cấp giấy............................................................. 41

           3.1.3  Động cơ điện cho hệ thống bơm chân không.......................................... 41

3.2   Tính toán, thiết kế các trục trong hệ thống........................................................... 42

3.2.1   Tính toán trục cán........................................................................................... 42

3.2.2   Tính toán trục đỡ............................................................................................. 48

3.2.3   Tính toán trục kéo trên...................................................................................... 59

3.2.4   Tính toán trục kéo dưới...................................................................................... 60

3.2.5   Tính toán trục cấp giấy........................................................................................ 81

3.2.6   Định thời gian cho bộ phận cấp phôi..................................................................... 86

3.2.7  Tính góc đặt cữ hành trình.................................................................................... 87

3.3   Tính toán, thiết kế các hệ thống truyền động cơ khí................................................... 87

3.3.1   Tính toán các bộ truyền bánh răng trụ thẳng............................................. 87

3.3.1.1   Tính toán cặp bánh răng 1......................................................... 87

3.3.1.2   Tính toán cặp bánh răng 2......................................................... 92

3.3.2   Tính toán các  bộ truyền đai .................................................................. 96

                            3.3.2.1   Tính toán bộ truyền đai thang................................................. 96

                            3.3.2.2    Tính toán bộ truyền đai (cấp giấy)........................................... 99

3.4   Lựa chọn các ổ lăn (ổ bi)........................................................................................ 103

3.5   Tính toán, thiết kế các chi tiết máy liên quan khác..................................................... 104

3.6   Thiết kế hệ thống mạch điện cho máy thiết kế............................................................ 106

3.7   Thiết kế hệ thống hút chân không.............................................................................. 111

Chương 4- Kết luận chung............................................................................................. 112

  1. Kết luận về tính kinh tế.......................................................................................... 112
  2. Kết luận về tính kỹ thuật........................................................................................ 112
  3. Công tác bảo trì, sữa chữa máy............................................................................. 113
  4. Hướng dẫn vận hành, tháo lắp máy......................................................................... 115

      Kết luận chung........................................................................................................... 119

      Danh mục tài liệu tham khảo........................................................................................ 120

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

 BAO BÌ GIẤY- THÙNG CARTON

    1.1. Sơ lược về công nghệ bao bì giấy:

  1.1.1.Khaùi nim chung v bao bì :

                    Bao bì ngày nay đã trở nên cần thiết và ngày càng quen thuộc với chúng ta, đặc biệt là bao bì giấy. Bao bì giấy hiện diện trong công việc, trong cuộc sống và mức độ thiết yếu của nó tăng dần theo thời gian. Vậy bao bì giấy là gì? Với hình dáng hấp dẫn và kích cỡ phù hợp bao bì chứa đựng và bảo vệ sản phẩm từ lúc ra, được vận chuyển và đến tay người tiêu dùng. Bao bì phải là một tổng thể thống nhất với sản phẩm bên trong và bao bì phải góp phần để tăng giá trị thuơng hiệu của sản phẩm.

 1.1.2  Chức năng của bao bì giấy:

  • Bao bì dùng để chứa đựng sản phẩm, sản phẩm có thể được vận chuyển thuận tiện từ nơi này đến nơi khác khi đuợc bao bì.
  • Bao bì dùng để bảo vệ sản phẩm, làm cho sản phẩm không bị hư hỏng, trong những điều kiện thay đổi bất lợi như: nhiệt độ, không khí, độ ẩm...
  • Bao bì còn để trình bày, mô tả, quảng cáo cho sản phẩm. trên bao bì có ghi hướng dẫn sử dụng, quy định thời hạn  dùng, mô tả thành phần cấu tạo, nêu lên những lưu ý đặc trưng của sản phẩm chưá bên trong bao bì. Tất cả những yếu tố trên đuợc trình bày một cách hấp dẫn, trang nhã,...

 1.1.3  Phân loại bao bì giấy: đ

          đđĐể đáp ứng chức năng chứa đựng sản phẩm về kích cỡ, khối lượng, hình dạng bao quát của sản phẩm cần được chứa, bao bì giấy được chia thành 3 loại:

  • Bao bì giấy cấp 1: là những bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm: lon, chai thủy tinh, hộp giấy có kích thước nhỏ, bao bì nhựa....
  •  Bao bì giấy cấp 2: là bao bì đóng gói các sản phẩm của bao bì cấp 1 riêng lẽ lại với nhau, thùng carton là một điển hình.
  • Bao bì giấy cấp 3: là những container, những kiện lớn chứa bao bì cấp 2.

 Kết luận:

                Đồ án tốt nghiệp của chúng em sẽ tìm hiểu Quy trình thiết kế và sản xuất loại bao bì giấy cấp 2, cụ thể là Thiết kế máy bế thùng carton, cùng những máy móc, thiết bị liên quan. Nhằm đưa ra những giải pháp công nghệ, hoàn thiện máy móc thiết bị để đáp ứng tốt hơn trong lĩnh vực sản xuất bao bì thùng carton giấy. Dưới đây là một số hình ảnh về thùng carton:

......................................................................

    1.2   Sơ lược về công nghệ sản xuất thùng carton

      1.2.1   Phân biệt thùng carton theo quy trình sản xuất :

            Thông thường, thùng carton được sản xuất theo 1 trong 3 quy trình chính:

  •       Thùng carton có in: thiết kế cấu trúc tấm, từ NVL (nguyên vật liệu) chính là giấy Kraft sản xuất ra tấm carton (3, 5, 7 lớp). Tấm carton này được chuyển đến máy  in Flexo có kết hợp cán lằn, cắt rãnh, sau đó đem đi ghép mí (dán keo hoặc đóng ghim
  •       Thùng carton không  in: Thiết kế cấu trúc tấm, từ NVL (nguyên- vật liệu ) chính là giấy Kraft sản xuất ra tấm carton (3, 5, 7 lớp) . Tấm carton này được chuyển đến máy cán lằn, cắt rãnh rồi sau đó đem đi ghép mí (dán keo hoặc đóng ghim).
  •       Thùng carton bồi: Thiết kế cấu trúc tấm, từ NVL (nguyên- vật liệu ) chính là giấy Kraft sản xuất ra tấm carton 2, 4 lớp. Tấm carton này được ghép với tờ in offset trên máy bồi, chúng được chuyển sang bộ phận bế để định hình thùng carton rồi đem ghép mí (dán keo hoặc đóng ghim).

Qua các quá trình sản xuất thùng carton trên ta thấy rằng để sản xuất ra một bao bì thùng carton giấy (thùng gấp) phải trải qua nhiều công đoạn để hoàn tất và việc đầu tư chi phí cho các thiết bị  máy móc công nghệ này rất cao.

                 Do thời gian tìm hiểu và nghiên cứu  quá ngắn, tài liệu liên quan về công nghệ sản xuất thùng carton không nhiều chủ yếu là tài liệu nước ngoài , vì vậy gây trở ngại, khó khăn cho chúng em trong việc nghiên cứu và tìm hiểu sâu về công nghệ này rất nhiều. Đồ án tốt nghiệp chúng em chỉ chú trọng tìm hiểu,  nghiên cứu sâu vào công đoạn cán lằn và cắt rãnh cho thùng carton loại không có in- đây là công đọan quan trọng trong công nghệ sản xuất thùng carton.

...................................................................................

Chương 2

     KẾT CẤU, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY

  

  2.1  Thiết bị máy móc sản xuất  thùng carton loại không in công đoạn CÁN LẰN- CẮT RÃNH:

 2.1.1 Khuôn bế:

             2.1.1.1 Khuôn bế là gì?

                - Khuôn bế là loại khuôn dùng để sản xuất ra sản phẩm cho ngành bao bì giấy như:  tem nhãn decal, túi giấy, thiệp cưới và tất cả các loại bao bì giấy (thùng gấp).

              Theo yêu cầu của khách hàng mà người thiết kế sẽ phải thiết kế hình dạng, kích thước của hộp (thùng gấp) trên phần mềm chuyên dùng (tất nhiên sẽ không thiếu khâu thiết kế và in ấn nhưng ở đây không đề cập đến). Lúc này người thiết kê có thể xuất bản vẽ cho công đọan làm khuôn bế. Khuôn bế đóng vai trò rất quan trọng, nó quyết định sản phẩm có sử dụng được hay không, có đúng yêu cầu kỹ thuật lẫn tính thẩm mỹ của khách hàng đặt ra hay không…

        Khuôn bế có thể chia làm 2 loại: khuôn bế vuông và khuôn bế tròn.

  1. Khuôn bế vuông  (hình 2.1):việc gia công khuôn đơn giản, nhưng việc gia công hộp (thùng) gấp bằng khuôn bế vuông năng xuất thấp.
  2. Khuôn bế tròn: (hình 2.2): việc sử dụng khuôn bế tròn trong sản xuất thùng carton thì cho năng suất cao, nhưng việc chế tạo khuôn rất khó, phức tạp, tốn kém, đòi hỏi kỹ thuật cao.

             à Tóm lại:   Khuôn bế phần lớn đảm nhiệm cả hai quá trình cắt rãnh và cán lằn đồng thời.

.......................................................................................

2.1.1.2   Sơ lược về khuôn bế tròn:

             a. Khái niệm: Khuôn bế tròn được kết hợp từ một loại ván gỗ,dày khoảng18mm và lưỡi dao cắt + lưỡi dao cấn tạo ra những rãnh cắt và đường gấp nếp.

             b. Cấu tạo khuôn bế tròn:


- Gỗ khuôn tròn

- Dao cắt khuôn tròn

- Dao cấn khuôn tròn

- Tấm cao su

- Mút xốp

- Xốp sóng

- Mút xốp mỏng

              c. Cách làm khuôn bế tròn:

  • Làm khuôn bằng phương pháp thủ công

   - Dụng cụ và thiết bị:

      + Máy cưa lộng có giá khoảng 3 đến 4 triệu VND /cái.
           + Máy uốn dao bế và kèm theo bộ van nhiều hình dạng khác nhau để sử dụng tạo những góc bo hoặc góc nhọn, góc vuông tuỳ theo từng chi tiết trên sản phẩm, máy này có giá khoảng 7 triệu VND
            + Các vật dụng khác như kềm nhọn + giũa dẹp nhỏ + motor mài + khoan tay + kéo cắt thép chuyên nghiệp + compac + bộ thước vẽ kỹ thuật, thước tròn, ovan, thước vẽ (1m , 30cm , 50cm) + băng keo 2 mặt dày 5cm + lưỡi cưa thì nên dùng lưỡi cưa số 17 vì dùng loại này khi cưa ván để lồng lưỡi dao và nó có độ dày đúng với độ dày của lưỡi dao bế, ván ép dày 18mm yêu cầu ván phải phẳng hoặc ván MDF loại được làm từ bột giấy.

    Hiện tại trên thị trường có nhiều loại ván ép và MDF, nhưng MDF sử dụng làm khuôn phải là ván xuất xứ từ Indonesia sẽ cứng hơn.Ván ép bạn phải sử dụng là ván TÂN MAI vừa chắc, cứng, bền hơn để lâu ngày không bị cong (vênh).

        Lưu ý trên thị trường hiện nay, nhiều nơi làm khuôn sử dụng ván rẻ tiền cho nên chất lượng khuôn rất kém.

-  Cách làm :

      + Trước hết tập cưa những đường thẳng , và tiết tục dùng compac vẽ những đường tròn dùng khoan tay khoan lỗ để lồng lưỡi cưa vào và cưa đúng theo biên dạng vẽ.
           + Tập uốn dao bế: vẽ hình tròn và dùng máy uốn dao uốn theo hình tròn vẽ, làm đi làm lại nhiều lần cho điều tay , và tiếp tục đến hình ovan hoặc là hình trái tim .v...v.
           + Tập vẽ : nếu vẽ bằng tay thì phải dùng compac tạo ra một góc vuông tuyệt đối chính xác nên lấy một mẫu bao của thiệp kích thước 12 x 22 và vẽ theo biên dạng bao. Nếu bạn có máy vi tính thì nó hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong công đoạn này thường thì họ dùng phần mềm Autocad hỗ trợ công việc này.
              +  Khi thực hiện một khuôn bế thì yêu cầu quan trọng nhất là vẽ khuôn : khi vẽ sai thì tất cả các công đoạn còn lại từ khâu cưa lộng đến uốn dao đều sai cả .

          + Khi vẽ khuôn hộp trước hết phải biết định lượng giấy để bù trừ những đường gấp nắp đậy mép dán, tạo tính thẩm mỹ cho thùng gấp và mí ghép không bị chồng lên nhau. Khi vẽ xong lưu lại với đường points là 0,2mm và nhờ máy in phun hoặc là đem file dữ liệu đến những nơi xuất thành file phim .
         Không sử dụng máy in laze vì sẽ làm mất đi độ chính xác. Tiếp theo, dùng băng keo 2 mặt dán vào tấm ván miếng giấy in đường cấn, bế lên đó. Dùng một thiết bị có bộ phận làm việc giống như đầu máy may kết hợp với cưa lộng.

          + Họ cho lưỡi cưa chạy theo đường vẽ trên giấy (giống như may trên vải - tất nhiên là phải có những lỗ khoan mồi từ nơi bắt đầu), xong công đoạn này là ta có một miếng ván có rãnh là các đường cấn, bế.

          + Sau đó, bắt đầu luồng lưỡi dao bế vào; chỗ nào cắt thì dùng lưỡi sắc bén, chỗ nào cấn thì dùng lưỡi tà (không sắc bén). Gài thêm mấy miếng mút xốp bên cạnh để đẩy giấy ra khi bế. Vậy là ta có một khuôn bế tròn.
.................................................................

Ưu nhược điểm của phương pháp làm bằng thủ công

         + Ưu điểm : Chi phí đầu tư trang thiết bị ít , phù hợp với dạng sản xuất hộ gia đình.

         + Nhược điểm : Mức độ chính xác của khuôn không cao , đòi hỏi tay nghề của người thợ phải giỏi.

  • Làm khuôn bằng máy
             - Làm khuôn máy móc hiện đại: vốn đầu tư rất cao (trên 1 tỷ VNĐ). Thiết bị dùng gồm: một máy cắt tia laze , một máy uốn dao tự động (lập trình), máy scan, bộ máy vi tính… Nhưng, cũng cần có dụng cụ thủ công kèm theo khi cần thiết.

           Khi khách hàng đưa file hoặc gửi mail kích thước liên quan đến khuôn,  ta xử lý file bằng cách  vẽ lại bằng chương trình riêng, lưu lại và đưa vào máy cắt laze để máy xử lý thông tin file và cắt theo biên dạng vẽ khuôn.

           - Xong, đến giai đoạn uốn dao, máy uốn dao nhận file và tự động uốn đến điểm cần cắt, máy sẽ cắt và đem nguyên bộ dao đã uốn xong lắp vào tấm ván.

            - Những đường dao bén còn gọi là dao cắt , còn những gấp còn gọi là dao cấn, và có máy ép vào .

.....................................................................

. Dòng máy bế tròn tốc độ cao:

Máy bế tròn là loại máy thích hợp cho sản xuất những đơn hàng có quy cách nhỏ,số lượng lớn như thuốc lá,ghạch men,hộp công tơ điện....

MÁY BẾ TRÒN ZM 1800, 2000, 2200, 2400x1200

           Đây là thiết bị định hình của thùng giấy hộp giấy, sử dụng kiểu trục bế ép và cán lằn , thực hiện xẻ rãnh, cán lằn, đục lỗ xỏ tay, hoàn thành công đoạn gia công thùng giấy hộp giấy, thích ứng với sóng E và giấy tấm 3,5 lớp .

Đặc điểm kết cấu

1. Sử dụng hút chân không hệ thống tự động đồng bộ dẫn giấy, dẫn giấy chính xác ngay ngắn .

2. Có thể điều chỉnh mức độ hút chân không , thích ứng với các loại giấy tấm có độ cứng và độ cong khác nhau .

3. Điều khiển điện động dẫn giấy , có chức năng bảo hộ cao .

4. Điều chỉnh linh hoạt vị trí trước sau dẫn giấy.Thích nghi nhiều khổ giấy khác nhau .

5. Điều khiển điện động tương vị,thước tiêu chuẩn có thể xác định vị trí bế chính xác .

6. Thước đo tiêu chuẩn điều chỉnh khoảng hở trục dẫn giấy và tấm chắn trước , thích nghi nhiều loại giấy có độ dày khác nhau .

7. Vi chỉnh khe hở lô bế trên , dưới, đảm bảo hiệu quả bế cao nhất, đồng thời vẫn có thể hoạt động khi trục đệm bế bị mài mòn .

8. Sử dụng đệm bế trục đệm bế chất lượng cao, tuổi thọ sử dụng cao .

    9. Chức năng máy toàn diện, được sử dụng rông rãi ,là thiết bị thành hình lí tưởng cho các dạng thùng giấy, hộp giấy nhỏ hoặc trung.

Tham số kỹ thuật

1. Tốc độ thiết kế tối đa :120 tấm/phút

2. Qui cách giấy tối đa :2400 x 1500mm

3. Qui cách giấy tối thiểu :450 x 330m

4. Độ dày tối đa giấy tấm : 7mm

5. Qui cách dao :R-01,02,03,04

6. Độ dày lưỡi dao : 1.42mm

7. Độ cao lưỡi dao :  23.8mm

8. Độ cứng lưới dao : ≥HRC 55°

9. Độ dày bản bế :15mm

10. Cự li dịch chuyển trục bế : 30mm

11. Dung lượng máy :12.75kw
Nguyên liệu chính và thiết bị mua ngoài

     1. Bạc đạn chính sử dụng sản phẩm nổi tiếng trong nước , hoặc nhập khẩu .

2. Bộ đệm bế UNI :Đài Loan

          Tấm đệm cao su của máy bế tròn có độ bền dai, là đơn hợp thành từ nhựa cao su kết dính đặc biệt có tính bền, tấm đệm có thể chịu được sức ép mạnh, đột rập, bế cắt,khiến sản phẩm có độ bền tốt. Có thiết kế theo phương thức nút bấm và khóa kim loại có đặc tính tốt siêu nhanh và siêu tiết kiệm, khi lắp đặt càng nhanh hơn, giảm bớt sự trì trệ của máy.Kỹ thuật đúc bế nghiêm ngặt ổn định hơn, chính xác hơn làm cho miếng đệm cao su khi vận hành bế quanh trục tròn sẽ cho ra chất lượng sản phẩm bế cắt có bề mặt ổn định, bền.Thiết kế khổ rộng tấm đệm tăng gấp 4 lần làm giảm tỷ lệ khe hở, nâng cao chất lượng sản xuất, giảm bớt thời gian tháo dỡ. Có thể sản xuất dựa theo nhu cầu khách hàng và đặc tính của máy với số lượng lớn, chúng ta có thể điều chỉnh kích cỡ và độ cứng tấm đệm, để có được sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

  1.  Nguyên lý hoạt động cơ bản của các máy bế thùng carton:

  2.3.1 Các phương án cho hoạt động của máy thiết kế:

      2.3.1.1  Phương án 1:

       Dựa trên nền tảng của công nghệ gia công thùng carton truyền thống:

                  Nguyên lý làm việc của hệ thống

              Nguyên liệu đầu vào là giấy carton ở dạng tấm, tấm carton được cấp tự động nhờ vào hệ thống khí nén. Tấm carton được cấp trực tiếp đến hệ thống cắt rãnh, hệ thống cắt rãnh gồm hai trục lệch tâm và các dao ( tám dao) cắt rãnh thực hiện cắt tám rãnh làm nắp thùng và mép dán. Hệ thống như hình bên dưới:                                                                            
           Sau khi được cắt rãnh tấm carton được đưa đến khâu cán lằn . Để thực hiện cán lằn cho hệ thống thùng carton ta thực hiện cán 2 lằn ngang và 4 lằn dọc sau khi cán lằn ta có được sản phẩm theo yêu cầu                                               

                                                               Dao cán lằn                           

                         Ưu điểm:

  • Hệ thống có khả năng cắt rãnh và cán lằn cho nhiều kích cở thùng carton
  • Hoạt động đơn giản dể điều chỉnh, sữa chửa, thay thế
  • Giá thành chế tạo thấp
  • Phù hợp với những xưởng sản xuất nhỏ, đơn chiết.

                         Nhược điểm:

  • Hệ thống hoạt động gây tiếng ồn
  • Sản lượng thấp         
  • Không gia công được những thùng có biên dạng phức tạp
  1.   Phương án 2:

        Hoạt động trên nguyên lý cán lằn kết hợp với cắt rãnh đồng thời

                 Nguyên lý hoạt động của hệ thống

               Tấm carton được cấp tự động đến 2 trục cán lằn, trục đở. Trên trục cán có gắn các bánh cán lằn, bánh cán lằn thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ cán lằn dọc và cắt (xẻ) rãnh. Trên trục đỡ được gắn phủ lên một lớp cao su dày đặc biệt, có nhiệm vụ đở tấm carton  trong quá trình cán lằn và cắt rảnh.

    Biên dạng của khối cán lằn như hình bên dưới:

               Sau khi cán lằn dọc và cắt rảnh, tấm carton được đưa đến trục cán lằn ngang. Trục cán lằn ngang gồm một trục cán lằn và một trục đở 2 trục này chỉ thực hiện cán lằn chứ không cắt rảnh. Kết thúc quá trình cắn lằn ngang, ta được sản phẩm theo yêu cầu.

                       Ưu điểm

  • Dễ điều khiển, hoạt động êm
  • Chi phí sản xuất thấp
  • Dể sửa chữa, bảo trì
  • Năng suất cao
  • Có thể gia công được những dạng thùng carton tương đối phức tạp.
  • Phù hợp với dạng sản suất hàng loạt vừa.

                        Nhược điểm

  • Gia công bánh cán lằn phức tạp
  • Kích thước thùng bị giới hạn về chiều cao
  • Chế tạo dao cắt phức tạp.
  • Hệ thống máy cồng kềnh, lớn.

     2.3.1.3  Phương án 3:

       Dựa trên nguyên lý dập khuôn vuông và cán khuôn tròn

            a.  Dập khuôn vuông

                Nguyên lý làm việc đơn giản:

               Tấm carton được cấp tự động vào hệ thống khuôn dập vuông, sau quá trình dập ta được sản phẩm theo yêu cầu.

                Ưu điểm

  • Sản lượng lớn
  • Dễ điều khiển
  • Có khả năng gia công được những thùng có biên dạng phức tạp
  • Phù hợp dạng sản suất hàng loạt vừa và lớn

                Nhược điểm

  • Hoạt động gây tiếng ồn
  • Lực cắt lớn, đòi hỏi máy có công suất lớn.
  • Kích thước, hình dáng của thùng phụ thuộc vào khuôn.
  • Kích thước máy cồng kềnh.

b.  Cán khuôn tròn:

                Nguyên lý làm việc:

                Tấm carton được cấp tự động đến 2 trục cán lằn, trục đở. Trên trục cán có bố trí khuôn bế tròn, dao cắt rãnh được gắn trên khuôn tuỳ vào biên dạng của thùng carton cần gấp mà  bố trí dao. Trên trục đỡ được gắn phủ lên một lớp cao su dày đặc biệt, có nhiệm vụ đở tấm carton  trong quá trình cán lằn và cắt rảnh.

                Ưu điểm

  • Năng suất cao hơn so với hệ thống dập khuôn vuông
  • Họat đông  gây ít tiếng ồn
  • Có khả năng gia công những thùng có biên dạng phức tạp
  • Lực cắt nhỏ,  nên giảm được đáng kể công suất cho động cơ
  • Phù hợp dạng sản suất hàng loạt lớn và hàng khối

               Nhược điểm

  • Kích thước, hình dáng của thùng phụ thuộc vào khuôn bế
  • Chế tạo khuôn phức tạp

  2.3.2  Kết luận về lựa chọn phương án tối ưu cho máy thiết kế:

                  Trong 3 phương án ban đầu ở trên ta nhận thấy, phương án 3 với hoạt động của máy dựa trên “nguyên lý cán tròn” là hợp lý , có nhiều ưu điểm.

                   Tuy nhiên, để thiết kế một máy bế hoàn chỉnh phải tốn chi phí đầu tư đầu vào khá cao, quy mô sản xuất lớn, mặt bằng rộng, có đối tác tiêu thụ,... Với thới gian nhất định đưa ra khi làm đồ án tốt nghiệp, cùng với khả năng kiến thức thực tế khi thiết kế máy của chúng em còn thiếu kinh nghiệm thì việc hoàn thành máy bế dạng này là điều khó thực hiện.

                   Vì vậy, qua tìm hiểu và nghiên cứu một số máy từ thủ công, bán tự động đến tự động hoàn toàn; chúng em quyết định, thống nhất “Thiết kế máy bế thùng carton” theo quy mô, kích cỡ máy dạng tư nhân (gia đình). Với kích thước thiết kế tổng quan của máy là: dài 740 x  rộng 570 x cao 385. Máy bế thiết kế sẽ sử dụng khuôn bế tròn, cắt rãnh và cán lằn đồng thời trên trục cán và trục đỡ. Trên trục đỡ có lắp một lớp cao su đặc biệt (bộ bế đệm UNI) có chức năng đỡ tấm carton khi quá trình cắt rãnh và cán lằn đồng thời xảy ra. Hệ thống cấp giấy cho trục cán hoàn toàn tự động nhờ vào cặp trục kéo, hệ thống bơm chân không hút tấm carton áp sát các con lăn cao su dẫn tấm carton vào đúng thời điểm cắt, đúng vị trí, biên dạng cần cắt và cán lằn cho tấm carton.

            Ngoài ra, việc thay đổi kích cỡ thùng carton theo yêu cầu sản xuất có thể thực hiện linh hoạt nhờ vào các cơ cấu bố trí trên máy.

             Quy cách thùng carton gấp có thể thực hiện được trên máy thiết kế:

Thông số

Chiều rộng (mm)

Chiều dài (mm)

Min (nhỏ nhất)

400

110

Max (lớn nhất)

400

380

 

          Ưu- nhược  điểm của máy thiết kế :

                  Ưu điểm

  • Năng suất cao hơn so với hệ thống dập khuôn vuông
  • Họat động  gây ít tiếng ồn
  • Có khả năng gia công những thùng có biên dạng phức tạp
  • Lực cắt nhỏ,  nên giảm được đáng kể công suất cho động cơ
  • Phù hợp dạng sản suất hàng loạt vừa và hàng loạt lớn.

               Nhược điểm

  • Kích thước, hình dáng của thùng phụ thuộc vào khuôn bế.
  • Chế tạo khuôn phức tạp.
  • Kích cỡ thùng bị giới hạn trong khoảng min (rộng 400 x dài 110); max (rộng 400 x dài 380).

                 Khi phân tích lựa chọn phương án tối ưu chủ yếu là phân tích phương án lắp dao cắt, cách bố trí dao lên trục cán. Việc bố trí và lắp đặt phải đảm bảo việc cắt rãnh và cán lằn phải đúng vị trí, biên dạng của thùng carton mà yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu của khách hàng đề ra.       

                                                     (Sơ đồ nguyên lý_ hình bên )

                  Nguyên lý hoạt động cho phương án thiết kế :

          Giấy được đặt vào khung chứa và được định vị đúng vị trí sẵn sàng cấp cho hệ thống nhờ các tấm chặn được bố trí chặn đúng với kích thước tấm carton cần sản xuất. Hệ thống  bơm chân không cũng đã được khởi động, đảm bảo tấm carton phía dưới cùng được hút áp sát mặt của các con lăn cao su dẫn tấm carton. Các con lăn này được đúc trực tiếp lên trục đã được lăn nhám. Khi trục cán quay tròn, cử hành trình (hoạt động bằng hệ thống mạch điện) bị tác động, tín hiệu được truyền đến động cơ cấp giấy làm cho trục cấp giấy quay, bộ timer hoạt động và  khi đủ  thời gian mặc định, động cơ cấp giấy bị ngắt dòng điện cung cấp nhờ tiếp điểm thường đóng. Trục cấp giấy quay, đưa giấy tấm carton vào khe giữa hai trục kéo nhờ các con lăn cao su; trục kéo đẩy giấy đến trục cán- đỡ. Tại đây, việc cắt rãnh và cán lằn được thực hiện đồng thời nhờ vào khuôn bế tròn, khuôn bế tròn có lắp dao cắt, để cắt rãnh và vòng cấn cán lằn cho tấm carton. Chu trình làm việc được lặp đi lặp lại khi khung chứa tấm carton có tấm carton và cử hành trình bị tác động lúc  trục cán quay tròn.

......................................................................................

Chương 4

KẾT LUẬN CHUNG

4.1  Kết luận về tính kinh tế:

          Nhu cầu tiêu thụ của thị trường thùng carton giấy (thùng gấp) là rất lớn, với nhiều hàng hoá đủ chủng loại, nhiều kích cỡ,..thì việc đáp ứng bao bì, đóng gói cho sản phẩm là cần thiết và có xu hướng không đủ cung cho thị trường tiêu thụ. Việc sản xuất ra máy móc, thiết bị nhằm phục vụ, cung cấp cho việc sản xuất thùng giấy carton ở Việt Nam chúng ta đang có những bước phát triển và máy bế thùng carton dạng tư nhân, gia đình  thì luôn thích hợp cho những sản phẩm nhỏ, gọn, dễ vận chuyển bằng mọi phương tiện.

          Chúng ta đang hướng đến công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, máy móc thiết bị công nghiệp ngày một cải tiến, hiện đại, tự động hoá sản xuất và vấn đề vệ sinh môi trường là bài tóan nan giải, luôn phải có biện pháp cấp bách giải quyết ô nhiễm nguồn nước, không khí ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hiện nay. Máy bế thùng carton tạo ra sản phẩm không có chứa chất độc hại, ít gây ồn ào, không gây ô nhiễm môi trường về nguồn nước và không khí. Sản phẩm thùng giấy gấp carton có những ưu điểm nổi bật như giấy carton có thể tái chế lại nhiều lần, sản phẩm không độc hại khi bao bì, chứa hàng hoá,…Hộp giấy gấp sản xuất hoàn chỉnh, sau khi được cấn bế định hình thùng, có thể chứa được các sản phẩm dạng như: hộp đựng thuốc, hộp gói quà, hộp đựng đồ trang sức, các mặt hàng điện tử có kích thước nhỏ gọn,…Tóm lại, tất cả các sản phẩm có kích thước phù hợp với thể tích hộp có thể chứa thì hộp giấy gấp do máy bế này sản xuất ra đều đáp ứng về bao bì, đóng gói cho sản phẩm.

4.2  Kết luận về tính kỹ thuật:

   Máy thiết kế ra cần phải thoã mãn các yêu cầu về kết cấu, phù hợp về hình dáng và tính năng công nghệ.

  • Phù hợp về kết cấu: máy bế thùng carton có 2 bộ truyền chính: bộ truyền bánh răng trụ thẳng cấp chậm và bộ truyền đai. Các thông số kỹ thuật của cả hai bộ truyền đều được lấy theo tiêu chuẩn hoá, quy cách hoá và đã được kiểm nghiệm sức bền đạt theo lý thuyết trong  điều kiện hoạt động của máy.
  • Phù hợp về hình dáng: máy thiết kế có kích thước tổng quan là: dài 740 x  rộng 570 x cao 385; vỏ khung đỡ máy sẽ được sơn phủ để chóng gỉ, màu sắc trang nhã  thích ứng với thị hiếu khách hàng.
  • Phù hợp về công nghệ: gia công các chi tiết máy thiết kế hoàn toàn bằng các phương pháp gia công thông dụng như: tiện, phay, bào, mài…nhưng đảm bảo về tính công nghệ, tính kỹ thuật đề ra về dung sai, độ nhám bề mặt, việc này góp phần làm giảm giá thành máy bán ra, chi phí hao tổn ít do: áp dụng phương pháp chọn vật liệu cho phôi, quy trình công nghệ gia công các chi tiết phù hợp nhất.

4.3  Bảo trì, sữa chữa máy và vài lưu ý khi vận hành- vận chuyển- tháo lắp máy:

    4.3.1 Bảo trì:

  • Công tác bảo quản máy móc, thiết bị trên thực tế có thể phân thành 2 lĩnh vực chính:
  • Bảo dưỡng thường ngày: bao gồm việc giữ sạch, vệ sinh sạch sẽ khu vực xung quanh máy và bên ngoài máy cuối mỗi ca sản xuất, cho dầu bôi trơn vào các ổ trục, mang trượt, bánh răng, các cơ cấu khi hoạt động sinh ra ma sát, nhiệt,.... Công việc này do công nhân đứng máy đảm nhận.
  • Công việc sữa chữa: bao gồm các công việc kiểm tra, điều chỉnh, sữa chữa và thay thế các chi tiết theo định kỳ.
    • Máy thiết kế có kích thước nhỏ và thuộc dạng sản xuất ở gia đình nên việc bảo trì cho máy có thể bao gồm những nội dung cơ bản sau:

+ Bảo trì hàng ngày:

             Kiểm tra máy hàng ngày nhằm phát hiện, khắc phục những thiếu sót nhỏ, bất thường xảy ra trong quá trình sản xuất, nhằm ngăn ngừa sụ gãy vỡ các chi tiết và giảm chi phí về sữa chữa.

               Việc kiểm tra máy hàng ngày là rất cần thiết, vì việc theo dõi máy hoạt động bình thường hay không hay có những sự cố bất thường nào xảy ra trong quá trình vận hành sản xuất giúp phát hiện ra những hư hỏng cần sữa gấp hoặc biết những hư hỏng nằm ở vị trí nào và theo dõi để sữa chữa kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất liên tục của máy. Công việc kiểm tra hàng ngày do công nhân vận hành máy đảm nhận.

          Khi tham gia sản xuất, việc nắm vững kiến thức về an toàn lao động là nhiệm vụ và là trách nhiệm của mỗi công nhân vận hành máy và người quản lý ca sản xuất: SẢN XUẤT PHẢI AN TOÀN- AN TOÀN ĐỂ SẢN XUẤT.

          Cuối ca sản xuất, phải vệ sinh sạch sẽ bên ngoài máy, khu vực xung quanh máy.

+ Kiểm tra kết cấu định kỳ:

            Là việc kiểm tra kết cấu nhằm xác định trạng thái và khả năng làm việc của những chi tiết và bộ phận máy dễ dàng sờ đến mà không phải tháo máy hoặc chỉ tháo từng bộ phận chính. Việc kiểm tra này cần sự hỗ trợ từ công nhân vận hành máy để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của máy.

4.3.2 Sữa chữa định kỳ theo kế hoạch:

           Điều kiện cơ bản để bảo quản tốt máy móc, thiết bị là việc sữa chữa định kỳ

  1.  Sửa chữa nhỏ:

            Nhằm khắc phục những hư hỏng nhỏ, thay thế nhanh những thiết bị hao mòn nhanh của máy. Sữa chữa nhỏ chỉ tháo từng phần của máy và chỉ làm ngừng công việc của máy trong một thời gian ngắn. Việc sữa chữa nhỏ bao gồm một số nội dung sau:

    + Kiểm tra và làm sạch hệ thống bôi trơn.

    + Kiểm tra và làm sạch vit me tăng giảm khe hở giữa  2 trục kéo.

    + Thay thế, sữa chữa lại các chi tiết bị mòn như: các nắp đậy, khử các khe hở, sửa lại các vấu tỳ, các cơ cấu hạn chế cữ hành trình, các bulon-đai ốc, bụi bẩn bám lên khuôn, dao cắt, thay dây đai khi đã quá mòn hoặc khắc phục đai chùng, sửa lại các khung dẫn hướng giấy bị lệch,..v…v.

    + Kiểm tra làm sạch các cơ cấu đóng, mở điện; các cơ cấu cử hành trình, bộ timer.

    + Kiểm tra tiếng ồn của máy.

    + Thường xuyên kiểm tra bơm chân không xem có còn hoạt động tốt không.

  1. Sửa chữa vừa (trung tu):

           Ngoài việc thay thế các chi tiết bị mòn, điều chỉnh lại kết cấu và tiến hành kiểm nghiệm độ chính xác, còn phải tháo tất cả các bộ phận máy để sửa chữa. Các chi tiết thay thế phải được chuẩn bị trước để làm ngắn lại thời gian ngừng máy nhất. Các công việc này bao gồm:

+ Tháo và kiểm tra các bộ phận máy để xác định độ mòn của chi tiết, bộ phận máy.

+ Rửa, làm sạch các chi tiết của bộ phận đã tháo ra và kiểm tra độ mòn của chúng.

+ Kiểm tra trạng thái của ren và ecu trên trục chính, của các bánh ră, các mối ghép có ren.

+ Lấy kích thước các chi tiết cần thay thế.

+ Thay thế và lắp lại các ổ trục, bạc, bánh răng, trục đã bị mòn.

+ Điều chỉnh lại khe hở và vị trí của những cặp ma sát: trục cán- đỡ, kéo trên- kéo dưới,…

+ Kiểm tra, sửa chữa động cơ điện, các thiết bị điện, thiết bị timer.

+ Kiểm nghiệm lại toàn bộ về độ chính xác của máy, tốc độ sản xuất của máy.

+ Sơn lại máy.

4.3.3    Hướng dẫn vận hành máy.

       a.  Kiểm tra động cơ điện trước khi vận hành

  • Việc phải kiểm tra :

-        Kiểm tra nguồn điện từ tủ điện đến động cơ.

-        Kiểm tra thiết bị đóng cắt, bảo vệ động cơ làm việc đảm bảo độ tin cậy.

-        Kiểm tra hệ thống cơ (khớp nối, puly), bulông, bệ máy) được bắt chắc chắn.

-        Động cơ lắp đặt đảm bảo đồng tâm với thiết bị kéo tải, rôto quay dễ dàng không bị kẹt.

  • Đối với động cơ sau một thời gian nghỉ không làm việc khi đưa vào sử dụng phải kiểm tra lại điện trở cách điện của cuộn dây với vỏ, giữa các cuộn dây với nhau. Bằng megôm kế 500V đối với động cơ hạ áp, megôm kế 1000V, 2500V đối với động cơ cao áp. Trị số đo được không nhỏ hơn 0,5 Megôm (MW). Nếu trị số nhỏ hơn 0,5MW  thì động cơ cần phải sấy khô và kiểm tra lại sau khi sấy.
  • Khi động cơ làm việc trị số dòng điện không được vượt quá dòng điện ghi trên nhãn.
  • Điện áp lưới điện cấp cho động cơ khi kéo tải cho phép sai số ±5% so với điện áp ghi trên nhãn. Khi điện áp lưới thấp hơn phạm vi cho phép, yêu cầu phải giảm tải để dòng điện không vượt dòng định mức.  
  • Động cơ chạy bị rung, có tiếng kêu phải kiểm tra lại độ đồng tâm lắp đặt giữa động cơ và máy công tác.
  • Động cơ chạy bị phát nóng nhanh, quá nhiệt độ cho phép cần phải kiểm tra lại tải có lớn không, điện áp cấp cho động cơ quá thấp hay quá cao hoặc bị mất 1 pha nào đó cấp cho động cơ.
  • Trong quá trình vận hành phải luôn luôn theo dõi các thông số dòng điện, điện áp. Đồng thời phải theo dõi dao động của máy. Theo dõi nhiệt độ của ổ bi không lớn hơn 900C.

       b.  Kiểm tra xung quanh  máy trước khi vận hành

  • Kiểm tra xung quanh máy đảm bảo không có vật cản làm vướng, kẹt cơ cấu, giữa các trục khi máy hoạt động.
  • Đảm bảo an toàn tuyệt đối về  người thì mới bắt đầu vào ca sản xuất.
  • Đảm bảo hệ thống hút chân không vẫn hoạt động tốt.
  • Cần vệ sinh sạch khung chứa giấy vụn, giấy còn vướng, kẹt lại trên trục cán, trục đỡ trước khi cho máy chạy thử và đưa vào hoạt động sản xuất liên tục.
  • Chuẩn bị và đảm bảo giấy tấm carton cung cấp cho quá trình sản xuất của máy được liên tục.
  1. Cho máy chạy thử:

        Việc này rất quan trọng nhưng ít khi công nhân vận hành máy sản xuất chú ý đến. Việc chạy thử giúp công nhân sớm phát hiện lỗi, sự cố bên ngoài, và bên trong máy để kịp thời xử lý. Chạy thử máy trước khi cho hoạt động sản xuất liên tục sẽ tránh tổn thất về chi tiết, bộ phận máy; tránh sự cố đáng tiếc có thể xảy ra về người trong quá trình sản xuất. Việc chạy thử bao gồm một số công việc sau:

  • Mở điện cho động cơ hoạt động.
  • Quan sát máy, xem có điều gì bất thường xảy ra như: tốc độ quay của các trục cán- đỡ- kéo, hệ thống cấp phôi; có vướng kẹt giữa các cơ cấu, bộ phận làm việc của máy không…
  • Lắng nghe tiếng ồn của máy có làm việc êm không.
  • Khoảng thời gian tốt nhất chạy thử máy từ: 15 – 20 phút cho ca sản xuất liên tục 24 giờ.
  1. Cho máy hoạt động liên tục:

          Sau khi chạy thử máy, tắt máy.

          Đặt giấy tấm carton vào khung chứa giấy, cho máy hoạt động trở lại. Quan sát và lấy mẫu sản phẩm ra đầu tiên để kiểm tra biên dạng cắt và cán có đúng với yêu cầu đặt ra cho sản phẩm hay không. Nếu đạt, ta cấp giấy cho máy hoạt động liên tục. Trong quá trình sản xuất công nhân vận hành phải luôn quan sát, theo dõi máy có xảy ra sự  cố bất thường về tiếng ồn, về tốc độ sản xuất,… hay không để có biện pháp xử lý kịp thời.

           Khi xảy ra sự cố bất ngờ trong ca sản xuất cần nhanh chóng tắt cầu dao điện chính cung cấp điện cho máy.

         LƯU Ý:

         Tuyệt đối không sửa chữa, thay thế chi tiết, bộ phận máy khi máy đang hoạt động và nguồn điện chưa được đóng ngắt an toàn.

  1. Vận chuyển

        Hạn chế tối đa việc di chuyển máy, nếu không cần thì không nên di chuyển máy vì sẽ gây ảnh hưởng đến độ cứng vững của máy khi đặt ở vị trí mới, ảnh hưởng đến độ rung máy khi máy hoạt động; hoàn toàn không tốt cho độ bền, độ cứng vững của máy.

  1. Tháo lắp:

          - Việc tháo lắp máy phải tuân thủ, dựa theo bản vẽ lắp ghép, kết hợp bản vẽ chi tiết của từng cơ cấu, bộ phận của máy. Tìm ra phương án tối ưu, hợp lý nhất để tiến hành tháo, lắp; hạn chế tối đa hư hỏng chi tiết máy. Nhất là, khi tháo lắp các ổ trục tránh gây trầy xướt bề mặt trục lắp ghép cũng như bề mặt trong của ổ bi.

           - Khi tháo lắp khuôn bế, cần theo đúng hướng dẫn của nhà cung cấp. Phải kiểm tra độ song song làm việc của 2 trục cán và trục đỡ khi đã lắp khuôn bế lên trục cán và lắp tấm cao su đỡ giấy lên trục đỡ. Tức là, đảm bảo khi làm việc, 2 trục cán và trục đỡ không bị kẹt, vướng…, ma sát sinh ra giữa 2 trục là nhỏ và phân bố đồng đều nhất.

            - Khi lắp trục vào khung đỡ, trục đỡ được lắp trước, trục cán lắp sau. Tấm cao su gắn trên trục đỡ được lắp trước khi tiếp tục lắp trục cán vào khung, khi tháo ta thực hiện ngược lại. Kiểm tra độ êm, sức ì của 2 trục khi quay thử trục cán, nếu sức ì quá lớn cần kiểm tra, điều chỉnh ma sát giữa 2 trục cho phù hợp.

           - Cũng như vậy, khi lắp trục kéo. Trục kéo dưới lắp trước, trục kéo trên lắp sau. Khi tháo, trục kéo trên tháo trước, sau đó tháo trục kéo dưới. Khoảng hỡ giữa 2 trục kéo tuỳ vào loại tấm carton sản xuất, mỗi tấm carton loại 3 lớp, 5 lớp, 7 lớp thì có  khoảng hỡ tương ứng. Việc điều chỉnh khe hở trên nhờ vào vít me tăng, giảm được gắn ở đầu phía trên trục kéo trên, khoảng hở có thể điều chỉnh được (min, max) là: 3,5 đến 7,5.

           - Vì khoảng cách giữa trục cán và trục kéo phải hợp lý và được tính toán chính xác nên khi lắp, cần chú ý khoảng cách trục cán và trục kéo phải đúng như bản vẽ lắp để việc cắt rãnh và cán lằn đúng với biên dạng thùng carton sản xuất.

           - Các khung dẫn hướng và chặn tấm carton có thể sẽ bị lệch trong thời gian sử dụng lâu, tháo lắp sửa chũa nhiều. phải đảm bảo khi giấy tấm carton đặt vào khung chứa giấy, tấm carton phải có vị trí đúng với chiều tiến vào trục cán khi qua trục kéo.

          - Chú ý các bulong- đai ốc, vít cấy, vít CHC thường sử dụng trong máy có đường kính: từ 5 đến 12.

          - Khi tháo, lắp phải luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tránh hư hỏng, trầy xướt,… về chi tiết máy ở mức thấp nhất.

              Hướng dẫn lắp đặt động cơ vào máy.

  • Khi lắp puly vào đầu trục, phải kê lót đỡ  . 
  • Động cơ được lắp đặt với máy công tác trên một nền hoặc bệ máy, không bị lún, xê dịch.
  • Hệ thống sau khi lắp đặt bảo đảm đồng tâm, khi quay tay không bị kẹt, vướng mắc.
  • Nối tiếp đất vỏ động cơ với hệ thống tiếp đất hoặc làm cực nối đất nhân tạo. 

    KẾT LUẬN CHUNG

  Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp, nhóm thiết kế chúng em đã tích lũy được những kiến thức bổ ích; không những là mảng kiến thức chuyên môn thuần tuý mà còn là những kinh nghiệm thực tế sản xuất.

 Có thể nói, những phần trình bày của chúng em ở 4 chương trên là phần trình bày những kiến thức cơ bản nhất những vấn đề mà chúng em đã thu thập và tích lũy được về công nghệ sản xuất thùng carton nói chung và về máy bế sản xuất thùng carton nói riêng.

 Có thể tóm tắt những vấn đề mà chúng em đã thực hiện được trong quá trình hoàn thành đề tài như sau :

- Thu thập tài liệu có liên quan về những máy móc, thiết bị sản xuất thùng carton được dùng trong sản xuất truyền thống và trong sản xuất hiện đại.

- Khảo sát thực tế một số máy móc, thiết bị sản xuất thùng carton tại xưởng sản xuất và đưa ra các phương án thiết kế cho đề tài.

- So sánh, chọn và thiết kế máy bế thùng carton theo phương án hợp lý.

- Xây dựng bản vẽ sơ đồ nguyên lý, bản vẽ lắp ghép và bản vẽ chi tiết các kết cấu quan trọng của hệ thống máy.

- Thiết kế mạch điện điều khiển cho hệ thống.

- Viết thuyết minh cho máy; tính toán một số thiết bị, bộ phận máy dùng trong máy bế công đoạn cán lằn- cắt rãnh.

    Do hạn chế về mặt kinh nghiệm thiết kế thực tế cũng như thời gian để hoàn thành đề tài quá ngắn. Cho nên việc hoàn thành đồ án tốt nghiệp của chúng em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em kính mong các Thầy, Cô của trường đóng góp ý kiến để đề tài của chúng em được ngày một hoàn thiện hơn, và có thể được đưa vào thiết kế chế tạo thử trong tương lai.

Close