THIẾT KẾ MÁY BÓC VỎ DỪA KHÔ 2 TRỤC CẢI TIẾN
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
Trường …………………. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Khoa Cơ khí Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY BÓC VỎ DỪA KHÔ 2 TRỤC CẢI TIẾN
NGÀNH CĐCN KỸ THUẬT CƠ KHÍ KHÓA 20….
Họ và tên sinh viên:
Giáo viên hướng dẫn: …………………..
NỘI DUNG
Thiết kế máy và chế tạo máy: Bóc vỏ dừa khô 2 trục
Với các yêu cầu sau:
Máy bán tự động
Năng suất máy: 7 giây/quả
PHẦN BẢN VẼ:
Bản vẽ sơ đồ nguyên lý máy
Bản vẽ lắp kết cấu toàn máy
Bản vẽ tách chi tiết: A4 – A3 (đóng vào thuyết minh)
Bản vẽ sơ đồ nguyên công do GVHD phân công từng sinh viên: Cụ thể:
(tất cả các bãn vẽ được bố trí trên khổ giấy A0)
PHẦN THUYẾT MINH:
Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động máy
Tính toán thiết kế nguyên lý máy
Tính toán thiết kế kết cấu máy
………..
Kết luận
Tài liệu tham khảo
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY BÓC VỎ DỪA KHÔ 2 TRỤC
PHẦN MÔ HÌNH:
Hoàn thành toàn bộ máy hoặc mô hình
Ngày giao đề , ngày hoàn thành
Giám Hiệu Khoa Cơ Khí Giáo Viên Hướng Dẫn
Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp mới nói chung và ngành cơ sở của mọi ngành nói riêng . Là một ngành đã ra đời từ lâu với nhiệm vụ là thiết kế và chế tạo máy móc phục vụ cho các ngành công nghiệp khác. Do vậy đòi hỏi kỹ sư và cán bộ ngành Cơ khí phải tích luỹ đầy đủ và vững chắc những kiến thức cơ bản nhất của ngành, đồng thời không ngừng trao dồi và nâng cao vốn kiến thức đó, quan trọng nhất là phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những vấn đề cụ thể thường gặp trong quá trình sản xuất thực tiễn.
Trong chương trình đào tạo tại Trường ……………………, sinh viên được trang bị những kiến thức cơ sở của ngành Cơ khí chế tạo máy qua các giáo trình : Công nghệ Chế tạo máy, Chi tiết máy, Nguyên lý máy, Đồ gá, Dao và các giáo trình khác có liên quan đến ngành Cơ Khí Chế Tạo. Nhằm mục đích cụ thể hoá và thực tế hoá những kiến thức mà sinh viên đã được trang bị, thì Đồ án Công nghệ Chế tạo máy nhằm mục đích đó.
Trong quá trình thiết kế Đồ án sinh viên sẽ được làm quen với cách sử dụng sổ tay công nghệ, tiêu chuẩn và có khả năng kết hợp, so sánh những kiến thức lý thuyết với thực tế sản xuất. Mặt khác khi thiết kế đồ án, sinh viên có dịp phát huy tối đa tính độc lập sáng tạo, những ý tưởng mới lạ để giải quyết một vấn đề công nghệ cụ thể.
Qua một thời gian tìm hiểu với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy …………., chúng em đã hoàn thành Đồ án Tốt nghiệp. Với kiến thức được trang bị và quá trình tìm hiểu các tài liệu có liên quan và cả trong thực tế. Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những sai sót ngoài ý muốn do thiếu kinh nghiệm thực tế trong thiết kế. Do vậy, chúng em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong Khoa Cơ Khí và sự đóng góp ý kiến của bạn bè để hoàn thiện hơn đồ án của mình cũng như hoàn thiện hơn vốn kiến thức của mình.
Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy …………….. đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thiết kế và hoàn thiện Đồ án này.
Mục Lục
Nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp 1
Lời nói đầu 3
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn 5
Nhận xét của hội đồng chấm thi đồ án tốt nghiệp 6
PHẦN I:
TÌM HIỂU NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY BÓC VỎ DỪA
Chương 1: Tìm hiểu về cây dừa 7
Chương 2 :Nguyên lý hoạt động của máy bóc vỏ dừa khô 2 trục 8
PHẦN II:
TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
NGUYÊN LÝ- KẾT CẤU VÀ SỨC BỀN CỦA MÁY
Chương 1 : Tính toán động cơ
Chương 2 : Thiết kế bộ truyền xích
Chương 3 : Thiết kế bộ truyền bánh răng
Chương 4 : Tính trục và then
Chương 5 : Tính ổ bi
PHẦN III:
BẢN VẼ CHI TIẾT CỦA MÁY BÓC VỎ DỪA KHÔ 2 TRỤC
Bản vẽ chi tiết bánh răng trục động cơ 9
Bản vẽ chi tiết bánh răng trục I (bánh răng lớn) 10
Bản vẽ chi tiết bánh xích trục I (bánh xích nhỏ) 11
PHẦN IV:
THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT
Chương I: Quy trình công nghệ gia công chi tiết bánh răng 13
Chương II: Quy trình công nghệ gia công chi tiết đĩa xích 14
Chương III: Quy trình công nghệ gia công chi tiết trục rulô 15
KẾT LUẬN 16
Tài liệu tham khảo 17
Phần I
TÌM HIỂU NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY BÓC VỎ DỪA KHÔ
CHƯƠNG I:
TÌM HIỂU VỀ CÂY DỪA
Nguồn gốc của loài thực vật này là chủ đề gây tranh cãi, trong đó một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực đông nam Châu Á trong khi những người khác cho rằng nó có nguồn gốc ở miền tây bắc Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand chỉ ra rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Thậm chí những hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được phát hiện tại Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ. Không phụ thuộc vào nguồn gốc của nó, dừa đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ có sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp. Quả của nó nhẹ và nổi trên mặt nước và có lẽ đã được phát tán rộng khắp nhờ các dòng hải lưu: quả thậm chí được thu nhặt trên biển tới tận Na Uy cũng còn khả năng nảy mầm được (trong các điều kiện thích hợp). Tại khu vực quần đảo Hawaii, người ta cho rằng dừa được đưa vào từ Polynesia, lần đầu tiên do những người đi biển gốc Polynesia đem từ quê hương của họ ở khu vực miền nam Thái Bình Dương tới đây.
Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm), điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao. Nó rất khó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn.
Hoa của dừa là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Dừa ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt. Người ta cho rằng dừa là loại cây thụ phấn chéo là chủ yếu, mặc dù một vài giống lùn lại là tự thụ phấn.
Về mặt thực vật học, dừa là loại quả khô đơn độc được biết đến như là quả hạch có xơ. Vỏ quả ngoài thường cứng, nhẵn, nổi rõ 3 gờ, lớp vỏ quả giữa là các sợi xơ gọi là xơ dừa và bên trong nó là lớp vỏ quả trong hay gáo dừa hoặc sọ dừa, lớp vỏ quả trong hóa gỗ, khá cứng, có ba lỗ mầm có thể nhìn thấy rất rõ từ phía mặt ngoài khi bóc hết lớp vỏ ngoài và vỏ giữa (gọi là các mắt dừa). Thông qua một trong các lỗ này thì rễ mầm sẽ thò ra khi
phôi nảy mầm. Bám vào thành phía trong của lớp vỏ quả trong là vỏ ngoài của hạt với nội nhũ dạng anbumin dày, là lớp cùi thịt, gọi là cùi dừa, nó có màu trắng và là phần ăn được của hạt.
Khi nhìn từ một đầu, vỏ quả trong và các lỗ mầm trông giống như mặt của khỉ, từ trong tiếng Bồ Đào Nha để gọi nó là macaco, đôi khi được viết tắt thành coco, từ đây mà có tên gọi khoa học của dừa. Nucifera là từ trong tiếng Latinh để chỉ mang theo hột.
Khi quả dừa còn non, nội nhũ bên trong còn mỏng và mềm và có thể nạo dễ dàng. Nhưng lý do chính để hái dừa vào giai đoạn này là để lấy nước dừa làm thức uống; những quả to có thể chứa tới 1 lít nước uống bổ dưỡng. Khi quả đã già và lớp vỏ ngoài chuyển thành màu nâu (khoảng vài tháng sau) thì nó sẽ rụng từ trên cây xuống. Vào thời điểm đó nội nhũ đã dày và cứng hơn, trong khi nước dừa sẽ có vị nồng hơn.
Vị trí gân chính
Dừa được bổ đôi đúng cách
Để lấy nước của quả dừa cần loại bỏ lớp vỏ ngoài và lớp xơ dừa sau đó dùng đũa/que chọc vào mắt lớn nhất của quả rồi đặt ống hút vào. Người ta có thể lấy nước bằng cách chặt bỏ một phần vỏ ở phần đối diện với cuống dừa để phần vỏ cứng bên trong phơi ra, sau đó vạt đi phần của lớp vỏ cứng đó và rót nước dừa vào vật chứa (cốc, chén, bát, v.v.). Ngày nay, người ta còn dùng dao/máy bào bớt đi lớp vỏ bên ngoài làm gần lộ ra phần vỏ cứng phía đối diện cuống dừa, rồi cũng vạt bỏ đi phần này khi muốn lấy nước. Do quả dừa có điểm rạn tự nhiên nên có thể bổ quả dừa bằng các loại dao to, chẳng hạn dao mác, dao phay hay các loại tuốc vít bản bẹt và búa. Trên quả dừa đã lột bỏ vỏ có 3 lằn gân ứng với 3 mắt, kinh nghiệm cho thấy khi dùng sống dao hoặc lưỡi dao hơi cùn đập vuông góc vào gân chính (ứng với mắt lớn nhất - như chỉ bởi mũi tên đỏ trong hình) thì quả dừa sẽ bể đôi dễ dàng, đường bể thường thẳng và đều. Các nông dân ở Bến Tre thường dùng một loại dao đặc biệt lưỡi không bén (sắc)lắm gọi là cái rựa để bổ dừa.
Qủa dừa có rất nhiều công dụng như cơm dừa làm kẹo ,làm bánh ....gáo dừa và xơ dừa làm đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị cao .Hiện nay các cơ sở chế biến dừa chủ yếu lột vỏ dừa theo cách thủ công nên năng suất thấp dụng cụ lột vỏ dừa thô sơ không đảm bảo an toàn cho người lao động. Hiểu được những khó khăn trên của người nông dân chúng em đã có ý tưởng chế tạo ra máy bóc vỏ dừa khô.
CHƯƠNG 2
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY BÓC VỎ DỪA KHÔ
Máy bóc vỏ dừa khô hoạt động dựa trên nguyên lý hai trục rulô quay ngược chiều nhau. Cơ cấu hai trục rulô được truyền động bằng bộ truyền bánh xích và bộ truyền bánh răng với động cơ 0,4kw và 40 vòng/phút.
Máy gồm các bộ phận chính:
- Phễu chứa dừa.
- Hai trục rulô.
- Tay kẹp.
- Máng chứa dừa khi bóc vỏ xong.
Dừa từ phễu chứa qua khe rơi xuống hai trục rulô, được kẹp chặt bằng tay kẹp. Hai trục rulô quay ngược chiều nhau và tác dụng lên quả dừa với lực vừa phải làm cho vỏ của quả dừa đươc bóc ra. Quả dừa khi bóc ra xong được đẩy tới máng chứa dừa và công việc bóc một quả dừa khô hoàn tất.
Phần II:
TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
NGUYÊN LÝ- KẾT CẤU VÀ SỨC BỀN CỦA MÁY
CHƯƠNG 1
TÍNH TOÁN ĐỘNG CƠ
Năng suất của máy phụ thuộc rất nhiều vào động cơ, do đó việc chọn động cơ trong thiết kế may là rất quan trọng.
Qua thực nghiệm chúng ta có thể chọn được lực P cần thiết có thể bóc được quả dừa và số vòng quay n của 2 trục rulô.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY BÓC VỎ DỪA KHÔ 2 TRỤC