Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

THIẾT KẾ MÁY CẮT MAY BAO TỰ ĐỘNG CẢI TIẾN

mã tài liệu 300600300129
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 350 MB (tập hợp tất cả các file) Bao gồm tất cả file CAD, file 2D , file DOC.......thuyết minh, quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, thiết kế, các chi tiết trong máy, kết cấu, động học máy. Bản vẽ chi tiết sản phẩm, lồng phôi, sơ đồ đúc, qui trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá. Bản thuyết minh Cung cấp thêm thư viện dao và đồ gá tiêu chuẩn.... Ngoài ra còn nhiều tài liệu như tra cứu chế độ cắt, tra lượng dư, hướng dẫn làm qui trình công nghệ và làm đồ gá.................
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

THIẾT KẾ MÁY CẮT MAY BAO TỰ ĐỘNG CẢI TIẾN,  thuyết minh MÁY CẮT MAY BAO TỰ ĐỘNG, động học MÁY CẮT MAY BAO TỰ ĐỘNG, kết cấu MÁY CẮT MAY BAO TỰ ĐỘNG, nguyên lý MÁY CẮT MAY BAO TỰ ĐỘNG, cấu tạo MÁY CẮT MAY BAO TỰ ĐỘNG, quy trình sản xuất MÁY CẮT MAY BAO TỰ ĐỘNG

NỘI DUNG

Thiết kế máy: Máy Cắt May Bao Tự Động

Với các yêu cầu sau:

  • PHẦN BẢN VẼ
  1. Bản vẽ  sản phẩm, dây chuyền sản xuất
  2. Bản vẽ  sơ đồ nguyên lý
  3. Bản vẽ lắp / cụm của máy
  4. Bản vẽ các chi tiết gia công của máy
  5. Bản vẽ sơ đồ nguyên công của quytrình công nghệ gia công (nếu khối lượng công việc ít)
  • PHẦN THUYẾT MINH

1- Tổng quan

+ Yêu cầu xã hội

+ Phân tích sản phẩm (Cơ lý tính)

+ Yêu cầu của máy

2 - Thiết kế máy

+  Lựa chọn nguyên lý làm việc

+ Tính toán động học máy

+ Tính toán động lực học máy

3. kết luận

+ Nhận xét đánh giá máy

+ Hướng dẫn sử dụng bảo quản

4 - Sản xuất thử mô hình, điều chỉnh, sửa chữa lại thiết kế (nếu có)

Lời Nói Đầu:

Trong sự phát triển lớn mạnh không ngừng của xã hội cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, ngành cơ khí có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp. các sản phẩm cơ khí ngành càng nhiều có ứng dụng quan trọng và đặc biệt là các loại bao bì. Đáp ứng trong ngành công nghiệp đã làm cho ngành công nghệ chế tạo máy bao bì càng phát triển.

Ngành công nghiệp sản xuất bao bì không chỉ giữ một vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển thông qua đáp ứng nhu cầu đóng gói, góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại mà còn là một ngành kinh tế mang lại lợi nhuận rất cao nhờ sản xuất ra những sản phẩm có giá trị vượt trội. Sớm nhận thức được tầm quan trọng của ngành công nghiệp này, các nước phát triển, đã rất chú trọng phát triển ngành công nghiệp này của riêng mình trong quá trình công nghiệp hoá để phục vụ không chỉ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khác.

Với mong muốn có được những kiến thức về ngành công nghiệp này, chúng em đã tìm hiểu và thực hiện đề tài tốt nghiệp là: máy cắt may bao tự động. các công việc của chúng em trong quá trình thiết kế đồ án là:

-        Nghiên cứu về vật liệu chất dẻo và sản phẩm các loại bao bì.

-        Nghiên cứu về máy cắt bao bì.

-        Nghiên cứu về vật liệu dụng cụ cắt.

-        Thiết kế máy cắt bao bì.

Trong quá trình thiết kế nên không thể tránh khỏi sự sai xót, chúng em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong bộ môn công nghệ và đặc biệt

MỤC LỤC

Lời cảm ơn..................................…………………………......…….........1

Lời mở đầu………………………………………………………………3

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn…………………………....................4

Nhận xét của hội đồng......................…………………..............................5

Mục lục..........................................………………….................................6

NỘI DUNG:THIẾT KẾ TÍNH TOÁN MÁY CẮT MAY BAO

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN

  1. Yêu cầu xã hội……………………………….......................................7
  2. Phân tích sản phẩm  ........………………………………......................8
  3. Yêu cầu của máy..................................................................................10

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ BỘ MÁY CẮT MAY BAO

2.1 Lựa chọn nguyên lý làm việc………………………………………..11

2.2 Vẽ sơ bộ kết cấu………………………………...…………...............15

CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ MÁY

3.1 Sơ đồ động máy ..........…………………………….............................17

3.2 Tính toán các thông số động học máy…………………......................19

3.2.1 Biện luận và chọn động cơ…………………...............................19

3.2.2 Tính toán thiết kế bộ truyền xích………………….....................20

3.2 .3 Tính toán thiết kế bộ truyền bánh răng ………………………..23

3.2.4 Tính toán thiết kế trục - then…………………............................51

3.2 .5 Tính toán thiết kế gối đỡ trục…………………..........................52

CHƯƠNG 4: KẾ LUẬN VỀ MÁY CẮT MAY BAO

4.1 Năng suất đạt được.......................... ……………………....................57

4.2 Ưu nhược điểm.....................................……………………................57

CHƯƠNG 5 : HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN MÁY

5.1 Hướng dẫn sử dụng máy ………………………………….................59

5.2 Hướng bảo quản máy .....………………………………….................60

CHƯƠNG 6 : TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Chương 1: TỔNG QUAN

I/ TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU POLYPROPYLENE

Từ xa xưa đến nay người ta đã biết đến chất dẻo thiên nhiên như cao su,cellulaze… với tính dàn hồi tốt, bền dai… tuy nhiên vì đó là những chất dẻo tự nhiên nên ưu điểm chưa thật sự rõ rệt và nổi trội. mặc khác các sản phẩm tự nhiên không chủ động trong sản xuất bởi nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc vào mùa thu hoạch.

Ngày nay với sự phát triển của ngành công nghiệp người ta đã chế tạo ra các loại chất dẻo nhân tạo với đặc tính nổi trội và nó sử dụng rộng rãi trong  mọi lĩnh vực đời sống phục vụ con người.

Chất dẻo hay còn gọi là nhựa khi nung nóng đến nhiệt độ chảy mềm Tm thì nó chảy mềm ra và khi hạ nhiệt độ thì nó đóng rắn lại. Thường tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp. Các mạch đại phân tử của nhựa nhiệt dẻo liên kết bằng các liên kết yếu (liên kết hydro, vanderwall). Tính chất cơ học không cao khi so sánh với nhựa nhiệt rắn. Nhựa nhiệt dẻo có khả năng tái sinh được nhiều lần, ví dụ như : polyetylen (PE), polypropylen (PP), polystyren (PS), poly metyl metacrylat (PMMA), poly butadien (PB), poly etylen tere phtalat (PET), ...

Polypropylen là một loại polymer là sản phẩm của phản ứng trùng hợp Propylen.

Danh pháp IUPAC:      poly(1-methylethylene)

Tên khác :        + Polypropylene; Polypropene;

+ Polipropene 25 [USAN];Propene polymers;

+ Propylene polymers; 1-Propene homopolymer 

Thuộc tính:

Công thức phân tử:      (C3H6)x

Tỷ trọng:          PP vô định hình: 0.85 g/cm3

PP tinh thể:    0.95 g/cm3

Độ giãn dài:     250 - 700 %

Độ bền kéo:     30 - 40 N/mm2

Độ dai va đập:             3.28 - 5.9 kJ/m2

Điểm nóng chảy :        ~ 165 °C

* 1 Phân loại

         o 1.1 Phân loại theo tính chất

         o 1.2 Phân loại theo ứng dụng

         o 1.3 Phân loại theo cấu tạo hóa học

Phân loại theo tính chất

  1. Nhựa nhiệt dẻo : Là loại nhựa khi gia nhiệt thì sẽ hóa dẻo, ví dụ như : PP, PE, PVC, PS, PC, PET...

  2. Nhựa nhiệt rắn : Là loại nhựa khi gia nhiệt sẽ rắn cứng, ví dụ như : PF, MF,...

Phân loại theo ứng dụng

  1. Nhựa thông dụng : là loại nhựa được sử dụng số lượng lớn, giá rẻ, dùng nhiều trong những vật dụng thường ngày, như : PP, PE, PS, PVC, PET, ABS,...

  2. Nhựa kỹ thuật : Là loại nhựa có tính chất cơ lý trội hơn so với các loại nhựa thông dụng, thường dùng trong các mặt hàng công nghiệp, như : PC, PA, ....

  3. Nhựa chuyên dụng : Là các loại nhựa tổng hợp chỉ sử dụng riêng biệt cho từng trường hợp.

Phân loại theo cấu tạo hóa học

  1. Polyme mạch cacbon: polyme có mạch chính là các phân tử cacbon liên kết với nhau.

  2. Polyme dị mạch: polyme trong mạch chính ngoài nguyên tố cacbon còn có cac nguyên tố khác như O,N,S... Ví dụ như polyoxymetylen, polyeste, polyuretan, polysiloxan.

-Đặc tính

+       Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo như PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Đặc biệt khả năng bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ.

+       Trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ.

+       PP không màu không mùi,không vị, không độc. PP cháy sáng với ngọn lửa màu xanh nhạt, có dòng chảy dẻo, có mùi cháy gần giống mùi cao su.

+       Chịu được nhiệt độ cao hơn 100oC. Tuy nhiên nhiệt độ hàn dán mí (thân) bao bì PP (140oC), cao so với PE - có thể gây chảy hư hỏng màng ghép cấu trúc bên ngoài, nên thường ít dùng PP làm lớp trong cùng.

+       Có tính chất chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.

-        Công dụng

+       Dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm , không yêu cầu chống oxy hóa một cách nghiêm nhặt.

+       Tạo thành sợi, dệt thành bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có số lượng lớn.

+       PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để tăng tính chống thấm khí, hơi nước, tạo khả năng in ấn cao, và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì.

-        Kí hiệu

  Ký hiệu PPTrên sản phẩm sử dụng nguyên liệu chính từ PP sẽ được ký hiệu bằng số 5 được đặt trong một hình tam giác cân

-  Tính chất:

+Lực hấp dẫn nội phân tử và độ kết tinh:

(1) Isotatic, syndiotatic: kết tinh, tỷ trọng cao và cứng

(2) Atatic, syndiotatic: đàn hồi như cao su, tỷ trọng thấp, lực kéo cơ học kém không thích hợp cho gia công ép phun.

+Tính chất cơ học:

(1) Bề ngoài: không màu, bán trong suốt

(2) Tỷ trọng: chất dẻo có trong lượng nhẹ (0.90 – 0.92)

(3) Độ bền kéo, độ cứng: cao hơn PE

+ Tính chất nhiệt:

(1) Kháng nhiệt tốt hơn PE, đặc biệt tính chất cơ học tốt ở nhiệt độ cao

(2) Dòn ở nhiệt độ thấp

(3) Dễ dàng bị phá huỷ bởi UV

(4) Dễ cháy

+ Tính chất điện: cách điện tần số cao tốt

+ Tính ứng suất nứt tốt

+ Tính chất bám dính kém

+ Tính chất gia công ép phun tốt

+ Các tính chất khác: không mùi, không vị, không độc, rẻ

-Ứng dụng:

+Dùng độ cứng: nắp chai nước ngọt, thân, và nắp bút mực, hộp nữ trang, két bia, hộp đựng thịt

+      Dùng kháng hoá chất: chai lọ thuốc y tế, màng mỏng bao bì, ống dẫn, nắp thùng chứa dung môi

+      Dùng cách điện tần số cao: làm vật liệu cách điện tần số cao, tấm, vật kẹp cách điện

+      Dùng trong ngành dệt,…..Sợi dệt PP, dép giả da đi trong nhà.

  1. Yêu cầu của máy:
  • Truyền động giữa các bộ truyền êm, ít gây tiếng ồn.
  • Tuổi thọ của máy cao..
  • Thời gian làm việc 8h/ngày.
  • Các bộ phận của máy có vi trí tương quan vơi nhau (song song và vuông góc).
  • Máy phải hoạt động đồng bộ giữa các động cơ và máy may.
  • Kích thước bao 300x500mm
  • Chiều dài gấp mép 80-100mm
  • Bình điện phải đủ nhiệt cắt.
  • Dao cắt chịu nhiệt và dẫn nhiệt tốt.
  • Băng tải cần độ bền cao.
  •  

Chương 2: LỰA CHỌN NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC

2.1 Một số ảnh về máy cắt may bao:

....................

Thông tin sản phẩm

- Máy được thiết kế dành riêng cho việc chia cắt và may những ống vải nhựa. Với loại máy này con người không phải bỏ ra sức lao động nặng nhọc để cắt, gấp và khâu những cuộn nguyên liệu. Các công đoạn in, cắt, gấp… được máy thực hiện cùng lúc nên tiết kiệm được sức lao động cũng như tăng hiệu suất và năng suất sản xuất.
- Các thao tác của mày được điều khiển bởi dao diện người máy và PLC như: khí nén tự động cuộn và điều chỉnh thiết bị, mắt điện quang sẽ theo dõi độ dài và thiết bị cắt( cắt nguội hay lạnh đều có thể điều chỉnh)..
- Bộ phận máy khâu được sản xuất bởi Japan Newlong, tự động khâu, cắt, đếm và truyền chồng túi.

Máy cắt khâu bao dứa tự động loại MX-QF800

 

Các thông số

Mã số QF800

Độ rộng tối đa của nguyên liệu

800mm

Tốc độ cắt

20-60pcs/ph

Độ dài cắt

300-1300mm

Độ dung sai khi cắt

±1.5mm

Hình thức máy khâu

DKN-38P

Tốc độ khâu

20-50pcs/ph

Khoảng cách kim

5-9.5mm

Độ rộng gấp

15-25mm

Công suất máy

9.5kw

Đường kính cuộn thu tối đa

1300mm

Trọng lượng

2.5t

Kích thước

4900x4600x14500mm

Máy cắt và may bao thủ công:

Máy cắt và may bao

THÔNG SỐ KỸ THUẬT:

MODEL

SJ-QF800

SJ-ZRQ800

Đường kính cuộn đầu vào (mm)

≤ 1200

≤ 1200

Chiều dài túi cắt  (mm)

600--1250

600--1250

Chiều rộng nếp gấp (mm)

20--30

20--30

Chiều rộng cắt (mm)

400--800

400--800

Độ chính xác đường cắt (mm)

± 5

± 5

Sản lượng (chiếc/phút)

10--30

10--40

Công suất máy (kw)

14

5.8

Kích thước máy (L × W × H) (mm)

5100×1800×1200

3200×1200×1200

Khối lượng máy (kg)

1800

1000

 

2.2 Sơ bộ kết cấu:

Dựa theo yêu cầu đề ra của máy cắt may bao. Sau đây là nguyên lý hoạt động của máy:

Bao được truyền vào qua con lăn 5, con lăn ép bao 6 sẽ truyền bao vào theo hành trình. Khi vào đạt kích thước yêu cầu thi dừng lại, sau đó động cơ 7 làm dao di chuyển xuống cắt nhờ con dao bằng nhiệt.. khi bao được cắt bao sẽ được chuyển tiếp theo  nhờ cần gạt 12.Bao được truyền qua băng tải nhờ con lăn 2 và qua bộ gấp mép 11 sau đó qua máy may 10.  Hành trình này hoạt động liên tục.

Chương 3: THIẾT KẾ MÁY

  1. Sơ đồ động máy

Các bộ phận của máy:

  1. Thân máy
  2. Đai ốc
  3. Bulong
  4. Gối đỡ
  5. Cánh tay đòn
  6. Con lăn
  7. Bulong
  8. Gối đỡ dẫn hướng
  9. ổ bi trượt
  10. trục
  11. vít chìm
  12. bánh cam
  13. bánh răng
  14. động cơ
  15. bulong
  16. lò xo kéo
  17. bulong
  18. tấm bắt dao
  19. đai ốc
  20. dao
  21. con lăn
  22. đĩa xích
  23. truc băng tải
  24. con lăn ép bao
  25. trục
  26. con lăn
  27. bulong
  28. con lăn
  29. trục vít
  30. bánh đai
  31. đai ốc
  32. then dẫn hướng
  33. then bắt chặt
  34. con lăn
  35. vòng đệm
  36. bulong
  37. đai ốc
  38. ổ bi  đỡ chặn
  1. Tính toán các thông số động học máy

3.2.1 Biện luận và chọn động cơ

    Chọn động cơ:

  • Chọn động cơ điện 3 pha, công suất 0,75KW, số vòng quay 1450 v/ph.
  • Theo thống kê thực nghiệm trục công tác quay khoảng 3000 v/phút.
  • Thời gian làm việc 12000h.

Phân phối tỷ số truyền:

  Tỉ số truyền :

              Bảng thống kê:

 

             Trục

Thông số

Đ C

I

II

i

i1=2                            i2=1/2

n(v/ph)

1450

3000

6000

N(KW)

0.75

0.705

0.66

            n1=0.75 x 0.94=0.705 (KW)

            n2=0.705 x 0.94=0.66 (KW)

  1. Thiết kế bộ truyền động xích:

Bộ truyền xích dẫn từ động cơ điện đến xích tải làm việc với công suất N=5kW, số vòng quay trong 1 phút của động cơ điện  , số vòng quay trong 1 phút của trục bị dẫn , đường nối hai tâm đĩa xích nghiêng với dường nằm ngang một góc . Bộ truyền làm việc một ca, tải trọng ngoài không có va đập.

  1. Chọn loại xích ống con lăn vì rẻ hơn ích răng, và lại không yêu cầu bộ truyền phải làm việc êm, không ồn.
  2. Theo bảng 6_3 với tỷ số truyền :

Chọn số răng đĩa dẫn .

 Số răng đĩa bị dẫn [ công thức (6_5)]:

  1. Tìm bước xích t:

Tính hệ số điều kiện sử dụng [ công thức (6_6)]:

Trong đó:    = 1,2 _ tải trọng va đập 9xich1 tải);

    = 1 _ chọn khoảng cách trục A =( )t;

                   = 1 _ góc nghiêng nhỏ hơn ;

                  =1,25 _ trục không điều chỉnh được;

                    =1,5 _ bôi trơn định kỳ;

                    =1 _ bộ truyền làm việc một ca;

                 Vậy               =1,2.1.1.1,25.1,5.1= 2,25

Hệ số số răng đĩa dẫn:

Hệ số số vòng quay đĩa dẫn:

( lấy  )

Công thức tính toán [ công thức (6_7)];

Tra bảng 6_4 với  chọn được xích ống con lăn một dây có bước t = 19,05mm (TOCT 10947_64), diện tích bản lề                F = 105,8  , có công suất cho phép . Với loại xích này theo bảng 6_1 tìm dược kích thước chủ yếu của xích, tải trọng phá hỏng Q = 25000N, khối lượng 1 mét xích q = 1,52kg.

Kiểm nghiệm số vòng quay theo điều kiện (6_9). Theo bảng 6_5 với       t = 19,05mm và số răng đĩa dẫn , số vòng quay giớ hạn  của đĩa dẫn có thể đến 1500vg/ph, như vậy điều kiện (6_9) được thỏa mãn ( ).

  1. Định khoảng cách trục A và số mắt xích:

Tính số mắt xích [công thức (6_4)]:

Lấy số mắt xích:  X = 122

Kiểm nghiệm số lần va đập trong 1 giây [công thức (6_16)]:

Theo bảng 6_7, số lần va đập cho phép trong 1 giây [u] = 35, cho nên điều kiện u [u] được thỏa mãn.

Tính chính xác khoảng cách trục A theo số mắt xích đã chọn            [công thức (6_3)]

Để đảm bảo độ võng bình thường, tránh cho xích khỏi bị căng quá, giảm khoảng cách trục A một khoảng . Cuối cùng lấy A = 574mm.

  1. Tính đường kính vòng chia của đĩa xích [công thức (6_1)]:

Đĩa dẫn:

Đĩa bị dẫn:

  1. Tính lực tác dụng lên trục [công thức (6_17)]:

Trong đó hệ số

  1. Tính toán thiết kế bộ truyền bánh răng:

3.2.3.1 Bộ truyền bánh răng – bánh răng thứ nhất

  1. Chọn vật liệu chế tạo bánh răng nhỏ: thép 45, bánh răng lớn: thép 35, đều thường hóa (theo bảng 3_6, trang 40). Cơ tính của hai loại thép này (theo bảng 3_8, trang 41):

Bánh răng: Thép 45 thường hóa, có:

  • Giới hạn bền kéo: 
  • Giới hạn bền chảy:
  • Độ rắn: HB = 190
  • Phôi rèn (giả thiết đường kính phôi dưới 100mm)

Bánh răng: Thép 35 thường hóa, có:

  • Giới hạn bền kéo: 
  • Giới hạn bền chảy:
  • Độ rắn: HB = 170
  • Phôi rèn (giả thuyết đường kính phôi từ 100 300mm)
  1. Định ứng xuất cho phép:

Vì số chu kỳ làm việc của bánh răng và bánh răng đều lớn hơn số chu kỳ cơ sở của đường cong mõi tiếp xúc của bánh răng – bánh răng ta đều lấy.

Ứng suất tiếp xúc cho phép của bánh răng:

Ứng suất tiếp xúc cho phép của bánh răng:

Để xác định ứng suất uốn cho phép, lấy hệ số an toàn n = 1,5 và hệ số tập trung ứng suất ở chân răng  (vì là phôi rèn, thép thường hóa), giới hạn mõi:

Của thép 45 (bánh răng):

Của thép 40 (bánh răng):

Vì bánh răng làm việc hai mặt nên chịu ứng suất thay đổi chiều:

...............................

Tính cho gối đỡ tại A vì tại đó có lực  lớn

Tính C theo công thức (8-1) và Q theo công thức (8-2) ở đây: A = 0 nên Q =  =  

Tra bảng 14P, ứng với d = 30mm chọn ổ bi đỡ kí hiệu 106 (loại đặc biệt nhẹ, rông vừa) có , đường kính ngoài D = 55mm, chiều rộng B = 13mm.

Cố định trục theo phương dọc trục

Để cố định trục theo phương dọc trục có thể dùng nắp ổ và điều chỉnh khe hở của ổ bằng các tấm đệm kim loại giữa nắp ổ và thân hợp tăng tốc.

Bôi trơn ổ lăn

Bộ phận ổ được bôi trơn bằng mỡ, vì vận tốc bộ truyền bánh răng – bánh răng thấp, không thể dùng phương pháp bắng té để hắt dầu

trong hợp vào bôi trơn bộ phận ổ. Có thể dùng mỡ loại T ứng với nhiệt độ làm việc từ 60  và vân tốc từ 1500 3000 vg/ph (bảng 8 – 28)

Che kính ổ lăn

Để che kính các đầu trục ra, tránh sự xâm nhập của bụi bậm và tạp chất vào ổ, cũng như ngăn mỡ chảy ra ngoài, ở đây dùng loại vòng phớt là đơn giản nhất ; bảng 8 – 29 cho các kích thước  vòng phớt.

Chương 4: KẾT LUẬN VỀ MÁY CẮT MAY BAO

  1. Năng suất đạt được
  • Máy hoạt động liên tục 8h/ngày, tổng thời gian làm việc được 12000h.
  • Tùy theo số lượng bao mà năng suất có thể tăng lên.
  • Năng xuất máy thu được trên 90%.
  • Máy có thể cắt được nhiều kích thước theo yêu cầu.
  • Máy làm việc ổn định, sản phẩm sau khi cắt bao có độ chính xác cao.
  • Hiệu suất của máy cao.
  • Năng suất máy 9000cái đến 10000 trên 1 ngày.
  1. Ưu, nhược điểm
  1. Ưu điểm:
  • Máy gọn nhẹ, đạt năng suất cao.
  • Không mất nhiều thời gian lao động.
  • Giá thành rẽ, chi phí sản xuất thấp.
  • Không tốn kém chi phí cho quá trinh cắt.
  • Lượng điện tiêu thụ trong 1 ngày khoảng 6 Kwh
  • Các bộ phận của máy có thể thay thế được nếu trong quá trình vận hành máy bị hao mòn.
  • Các cơ cấu của máy được lắp trên máy có thể điều chỉnh.
  • Các cụm của máy có thể di chuyển độc lập với nhau
  1. Nhược điểm:
  • Do sử dụng động cơ chính là động cơ 3 pha nên công suất của động cơ giảm đi từ 35% - 50%.
  • Do thiết kế các bộ phận của máy có thể tháo lắp kiểm tra nên các chi tiết gồm nhiều bộ phận.
  • Dao cắt bằng nhiệt nên độ bền không cao
  • Chỉ sử dụng máy được ở vùng có mạng điện, để khắc phục vấn đề đó ta có thể thay thế động cơ điện bằng động cơ xăng hoặc đầu nhưng kích thước của máy se lớn hơn.

Chương 5: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN MÁY

5.1  Hướng dẫn sử dụng máy

  1. Yêu cầu khi sử dụng máy:
  • Bôi trơn các gối đỡ trên trục răng, trục chính, các ổ bi trên vá các răng trên trục răng .
  • Kiểm tra máy may
  • Kiểm tra các cụm của máy di chuyển một cách thuận tiện và an toàn.
  • Kiểm tra đông cơ và bộ truyền xích.
  • Kiểm tra các bộ truyền bánh răng.
  • Kiểm tra truc chính, ổ bi trên trục chính.
  • Cho nguồn điện vào máy, sau đó mở CP cho máy chạy không.
  • Sau đó cho tải vào, trong quá trình chạy cần kiểm tra định kỳ các cơ cấu và bôi trơn cho các ổ đỡ, ổ bi trên trục chính.
  • Sau khi ngừng hoạt động tắt nguồn điện vào máy, vệ sinh máy sạch sẽ.

5.2  Hướng dẫn bảo quản máy

  • Trong quá trình hoạt động tránh xa nguồn nước và trơi mưa vì máy hoạt động bằng động cơ điện.
  • Thường xuyên bôi trơn dấu, mở vào các gối đỡ, ổ bi và các cơ cấu định kỳ.
  • Không nên cho máy hoạt động 24/24 nên cho máy ngĩ ngơi chỉ hoạt động 8h/ngày.
  • Cần phải tắt máy liền khi đã ngưng sử dụng máy, tránh để máy chạy không.
  • Cần có người quan sát khi máy hoạt động.
  • Phải vệ sinh máy thường xuyên.

 

Chương 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1.  Thiết Kế Chi Tiết Máy

                                                Nguyễn Trọng Hiệp

                                                Nguyễn Văn Lẫm

                                                Nhà Xuất Bản Giáo Dục

  1.  Hướng dẫn thiết kế Đồ Án Công Nghệ Chế Tạo Máy

                                                Nguyền Đắc Lộc

                                                Lưu Văn Nhang

  1.  Sổ tay Gia Công Cơ

                                                 PGS.TS Trần Văn Địch

                                                 ThS. Lưu Văn Nhang 

                                                 ThS. Nguyễn Thanh Mai

  1.  Sổ tay Công Nghệ Chế Tạo Máy  1,2,3,4

 

                                                 Nguyễn Ngọc Anh

  1.  Sổ tay tra Dung Sai                                                     

                                                 PGS.TS.Ninh Đức Tốn.

                                                 GVC.Nguyễn Thị Xuân Bảy.

                                                         

  1.  Tập bảng tra Chế Độ Cắt

                                                 Nguyễn Ngọc Đào

                                                 Trần Thế San

                                                 Hồ Việt Bình

  1.  Tập bài giảng Hướng dẫn ĐACNCT

 

  1.  Đồ Gá Gia Công Cơ Khí

                                                 Hồ Viết Bình

                                                 Lê Đăng Hoàng

                                                 Nguyễn Ngọc Đào

  1. Tài Liệu Kỹ thuật hàn.
  2. Tài liệu kỹ thuật điện.

Close