THIẾT KẾ MÁY CẮT TẤM VÀ UỐN
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
THIẾT KẾ MÁY CẮT TẤM VÀ UỐN, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY CẮT TẤM VÀ UỐN, thuyết minh THIẾT KẾ MÁY , động học máy CẮT TẤM VÀ UỐN, kết cấu máy CẮT TẤM VÀ UỐN , nguyên lý máy CẮT TẤM VÀ UỐN, cấu tạo máy, quy trình sản xuất
MỤC LỤC THIẾT KẾ MÁY CẮT TẤM VÀ UỐN
Mục Lục..................................…………………………......……................1
Lời Nói Đầu..................................………………………………................3
Nhận Xét Giáo Viên Hướng Dẫn......................…………………...............5
Nhận Xét Hội Đồng..........................................…………………...............6
Chương 1: Tổng quan về máy cắt và uốn tấm hiện nay.
- 1.1. Yêu cầu xã hội……………………………………………….…...7
- 1.2. Phân tích sản phẩm(cơ lí tính)………………………………...12
- 1.3. Yêu cầu đối với máy cần thiết kế……………………….….….12
Chương 2: Thiết kế máy .
- 2.1. Lựa chọn nguyên lí làm việc…………………………………..14
- 2.2. Tính toán động học máy……………………………………....17
- 2.3. Tính toán động lực học máy……………………………….….18
Chương 3: Kết luận THIẾT KẾ MÁY CẮT TẤM VÀ UỐN.
- 3.1. Đánh giá sơ bộ máy……………………………..………….…36
- 3.2. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản……………………....…...36
Chương 4: Sản xuất thử mô hình, điều chỉnh.
Tài liệu tham khảo…………………………………………………….….....40
LỜi NÓI ĐẦU THIẾT KẾ MÁY CẮT TẤM VÀ UỐN
Việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo ra cho Việt Nam không ít những cơ hội để phát triển, nhưng bên cạnh đó nó cũng tạo ra không ít thách thức cho nền kinh tế Việt Nam. Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, đảng và nhà nước ta đã và đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. nhằm xây dựng nền tảng , cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội đáp ứng nhu cầu của thời đại mới.
Để đạt đươc điều đó, nước ta đang ra sức đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như : hóa chất, cơ khí, luyện kim, dệt may, hàng tiêu dùng….và một trong số những ngành phát triển, chiếm tỉ trọng cao là ngành cơ khí nói chung và ngành chế tạo máy nói riêng.
Việt nam là một quốc gia đang phát triển. hầu hết các thiết bị kĩ thuật, máy móc còn thô sơ, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của sản xuất. bên cạnh đó việc nhập các máy móc thiết bị hiện đại từ nước ngoài về còn khó khăn, giá thành quá cao, các doanh nghiệp còn e dè trong việc đầu tư hoặc đầu tư không nổi.
Đứng trước thực trạng đó đảng và nhà nước ta rất coi trọng ngành cơ khí chế tạo máy, vì đây là ngành giúp tạo ra nhiều máy móc, thiết bị phục vụ cho sự phát triển của đất nước. đưa nước ta thành một nước phát triển trong tương lai không xa.
Với những nhu cầu trên và nhu cầu đạo tạo tri thức, con người. giúp giới trẻ như chúng em, những chủ nhân tương lai của đất nước sau này có được những kiến thức, kinh nghiệm nên nhà trường, khoa và bộ môn đã cho chúng em thực hiện đề tài “thiết kế máy cắt và uốn tấm tròn”. hiện nay các máy này ít thấy ngoài thị trường hoặc chủ yếu dùng cơ cấu thủy lực tốn kém. nên chúng em đã nghiên cứu đề tài này với mong muốn là có thể thiết kế máy có chất lượng, đơn giản, giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu của quá trình sản xuất thực tế.
Trong đề tài này chúng em xin đề cập đến những nội dung chính sau :
Chương 1:Tổng quan về máy cắt và uốn tấm tròn hiện nay.
Chương 2: Thiết kế máy.
Chương 3: kết luận về máy.
Chương 4: sản xuất mô hình, điều chỉnh.
THIẾT KẾ MÁY CẮT TẤM VÀ UỐN
1.1.2. Tình hình máy cắt và uốn tấm tròn hiện nay.
Hiện nay trên thế giới cũng như trong nước, sắt tấm được dùng khá phổ biến. các loại sắt tấm được sử dụng với đầy đủ các hình dạng khác nhau như: vuông, tròn, chữ nhật, ô van…phục vụ cho từng nhu cầu, mục đích riêng của người sử dụng.
Tùy theo nhu cầu cuả người sử dụng về kích thướt hình dạng chi tiết mà có nhiều loại máy gia công khác nhau.
Qua thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài chúng em thấy rằng.máy cắt tấm kim loại trên thị trường hiện nay phần lớn sử dụng cơ cấu khí nén, thủy lực. dao sử dụng là dao định hình nhờ tác dụng của cơ cấu khí nén ,thủy lực tạo lực dập cắt chi tiết.
Qua thực tế chúng ta thấy rằng nhu cầu về các sản phẩm cắt uốn định hình kim loại dạng tấm thì ngày càng đa dạng về chủng loại và mẫu mã.trong khi đó máy móc ở nước ta thì chủ yếu là nhập khẩu hoặc sử dụng các cơ cấu thủy lực tốn kém.các công ty xí nghiệp vừa và nhỏ còn e ngại trong việc đầu tư máy móc đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Sau gần 3 năm học tập tại trường với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô. chúng em đã học hỏi được rất nhiều điều, và để giúp chúng em củng cố lại kiến thức trước khi ra trường cũng như giúp chúng em có điều kiện tìm hiểu thêm về các loại máy cắt và uốn tấm. nhà trường , khoa và bộ môn đã chấp nhận cho chúng em thực hiện đề tài “máy cắt và uốn tấm tròn” mà sản phẩm cuối cùng mà chúng em hướng đến là mặt bàn hoặc mặt ghế inox.
1.2. Phân tích sản phẩm ( ơ l ).
Mặt bàn hay mặt ghế thường được làm từ vật liệu là inox.
inox là một dạng hợp kim của sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm, nó ít bị biến màu hay bị ăn mòn như thép thông thường khác.hiện nay trên thế giới đã có hơn 100 mác thép không gỉ khác nhau.các mác thép không gỉ được tạo ra khác nhau là nhờ sự thêm vào một số nguyên tố như: niken, titan,mô-lip-đen,nitơ…và sự thay đỗi hàm lượng của các nguyên tố bổ sung.
Các đặc tính của nhóm thép không gỉ có thể được nhìn dưới góc độ so sánh với họ thép carbon thấp. Về mặt chung nhất, thép không gỉ có:
Tốc độ hóa bền rèn cao
Độ dẻo cao hơn
Độ cứng và độ bền cao hơn
Độ bền nóng cao hơn
Chống chịu ăn mòn cao hơn
Độ dẻo dai ở nhiệt độ thấp tốt hơn
1.3. Yêu cầu đối với máy cần thiết kế.
1.3.1. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng
- Máy thiết kế phải có năng suất và hiệu suất tương đối cao, ít tốn năng lượng, kích thước máy cố gắng thật nhỏ, gọn, chi phí đầu tư thấp, vận hành tương đối dễ dàng …
- Để làm được điều này người thiết kế cần hoàn thiện về sơ đồ kết cấu của máy đồng thời chọn các thông số thiết kế và các quan hệ về kết cấu hợp lý.
1.3.2. Khả năng làm việc
- Máy có thể hoàn thành các chức năng đã định mà vẫn giữ được đồ bền, không thay đổi kích thước cũng như hình dạng của máy, ngoài ra vẫn giữ được sự ổn định, có tính bền mòn, chịu được nhiệt và chấn động.
- Để máy có đủ khả năng làm việc cần xác định hợp lý hình dạng, kích thước chi tiết máy, chọn vật liệu thích hợp chế tạo chúng và sử dụng các biện pháp tăng bền như nhiệt luyện, …
1.3.3. Độ tin cậy
- Độ tin cậy là tính chất của máy vừa thực hiện chức năng đã định đồng thời vẫn giữ được các chỉ tiêu về sử dụng (như năng suất, công suất, mức độ tiêu thụ năng lượng, độ chính xác, …) trong suốt quá trình làm việc hoặc trong quá trình thực hiện công việc đã quy định.
- Độ tin cậy được đặc trưng bởi xác suất làm việc không hỏng hóc trong một thời gian quy định hoặc quá trình thực hiện công việc.
1.3.4. An toàn trong sử dụng
Một kết cấu làm việc an toàn có nghĩa là trong điều kiện sử dụng bình thường thì kết cấu đó không gây ra tai nạn nguy hiểm cho người sử dụng, cũng như không gây hư hại cho thiết bị, nhà cửa và các đối tượng xung quanh.
1.3.5. Tính công nghệ và tính kinh tế
- Đây là một trong những yêu cầu cơ bản đối với máy để thỏa mãn yêu cầu về tính công nghệ và tính kinh tế thì máy được thiết kế có hình dạng, kết cấu, vật liệu chế tạo phù hợp với điều kiện sản suất cụ thể, đảm bảo khối lượng và kích thước nhỏ nhất, ít tốn vật liệu nhất, chi phí về chế tạo thấp nhất kết quả cuối cùng là giá thành thấp.
- Máy nên thiết kế với số lượng ít nhất các chi tiết, kết cấu đơn giản, dễ chế tạo và lắp ráp, chọn cấp chính xác chế tạo cho phù hợp nhưng vẫn đảm bảo được điều kiện và quy mô sản xuất cụ thể.
1.3.6. yêu cầu thực tế của máy
Năng suất máy: 100-150 sản phẩm/ ngày.
Năng suất máy thu được trên 90%.
Máy hoạt động liên tục 8h/ngày, tổng thời gian làm việc 12000h.
THIẾT KẾ MÁY CẮT TẤM VÀ UỐN
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN.
3.1. Đánh giá sơ bộ máy
- Máy cắt và uốn tấm tròn sau khi hoàn thành đáp ứng được các yêu cầu thực tế sau:
+Ưu Điểm:
cắt tấm tròn theo kích thước yêu cầu.kích thước lớn nhất = 400 mm.
uốn cong biên dạng ngoài tạo thành mặt bàn hoặc ghế.
Máy đảm bảo được năng suất đề ra.
Máy phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ hoặc gia đình, máy cắt được nhôm, tôn có độ dày 0.5mm hay inox dày 0.2,0.3mm.
Tính ổn định tương đối, làm việc êm.
Kết cấu máy đơn giản, thuận tiện.
- Nhược điểm:
Gây tiếng ồn.
Cần cơ khí hóa quá trình uốn.
3.2. hướng dẫn sử dụng và bảo quản
- hướng dẫn sử dụng:
+ cấp điện một pha 220V cho máy.
+ gá phôi (là nhôm,tôn hoặc inox) lên máy nhờ tấm kẹp của máy.
+ mở máy cho phôi quay tròn.
+ di chuyển dao vào cắt nhờ tay quay gắn với hệ thống trượt là rãnh mang cá.
+ uốn biên dạng ngoài nhờ các con lăn. uốn từ từ cho đến khi hoàn thành sản phẩm.
- Bảo quản máy.
Trong quá trình hoạt động tránh xa nguồn nước và trời mưa vì máy hoạt động bằng động cơ điện.
Cần bôi trơn dầu vào gối đỡ , ổ bi và các cơ cấu định kỳ.
Không nên hoạt động máy liên tục 24/24, cho máy hoạt động 8h/ngày.
.............................................................................................
THIẾT KẾ MÁY CẮT TẤM VÀ UỐN, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY CẮT TẤM VÀ UỐN, thuyết minh THIẾT KẾ MÁY , động học máy CẮT TẤM VÀ UỐN, kết cấu máy CẮT TẤM VÀ UỐN , nguyên lý máy CẮT TẤM VÀ UỐN, cấu tạo máy, quy trình sản xuất