Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

THIẾT KẾ MÁY ÉP LÀM NHANG BẮN TĂM TỰ ĐỘNG

mã tài liệu 300600300014
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D thiết kế 2D (3D) , file DOC (DOCX), thuyết minh, quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong máy, Thiết kế kết cấu máy, Thiết kế động học máy ...............và quy trinh công nghệ gia công các chi tiết trong máy: bản vẽ lồng phôi, sơ đồ đúc, quy trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá.
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

THIẾT KẾ MÁY ÉP NHANG BẮN TĂM TỰ ĐỘNG, thuyết minh, động học máy, kết cấu máy, nguyên lý máy, cấu tạo máy, quy trình sản xuất

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay khoa học kỹ thuật đang phát triển rất nhanh trong tất cả các ngành, các lĩnh vực, nhất là ngành cơ khí chế tạo máy. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuớc, nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập với thế giới những máy móc, thiết bị làm ra đòi hỏi cao về công nghệ, năng suất, chất lượng v..v,thì các công nhân kỹ thuật cần phải tìm tòi , suy nghĩ và chế tạo ra những sản phẫm đáp ứng nhu cầu cho con người.

THIẾT KẾ MÁY ÉP LÀM NHANG BẮN TĂM TỰ ĐỘNG

Máy nhang bắn tăm tự động là một sản phẩm tiếp thu từ cuộc sống. Ban đầu để sản xuất nhang người ta dùng tay lăn bột vào tăm mất nhiếu thời gian, nhưng năng suất rất thấp,sản phẩm làm ra không chất lượng, giá thành cao từ đó qua nhiều năm nghiên cứu và chế tạo ra máy nhang thủ công nhưng năng suất còn thấp , mất thời gian.

Trải qua nhiều năm nữa máy nhang bán tự động ra đời giải quyết được các yêu cầu trên nhưng vẫn dùng công nhân đưa tăm vào máy, để giải quyết yêu cầu này và chúng em đã tìm tòi, suy nghĩ và khắc phục những sai sót của các máy đi trước để  chế tạo ra máy làm nhang bắn tăm tự động như bây giờ. 

Do thời gian và kiến thức hiểu biết của chúng em còn nhiều hạn chế nên có thể xảy ra sai xót trong quá trình thiết kế rất mong quý thầy, cô trong khoa cơ khí hướng dẫn chúng em chỉ rõ khuyết điểm của máy để khắc phục và sữa chữa trong quá trình thiết kế và tính toán để sản phẩm dược hoàn thiện hơn.

Chúng em chân thành cảm ơn quý thầy , quý cô rất nhiều đã cho chúng em những kiến thức quý báu khi còn trong ghế nhà trường, chúng em mong rằng Trường ....... sẽ đào phát triển nhiều hơn nữa có những sản phẩm công nghệ tiên tiến hơn cùng với kiến thức của quý thầy, quý cô….Chúc quý thầy ,cô được nhiều sức khỏe !!!

GIỚI THIỆU CHUNG

PHẦN 1:  YÊU CẦU XÃ HỘI

1.1 Lịch sử phát triển về nhang và phong tục dâng hương của người Châu Á

Theo các nguồn tài liệu, cây nhang có nguồn gốc từ bán đảo Ả-Rập, được các lái buôn người Hy Lạp chuyên chở sang bán tại các nước châu Á, khoảng từ thế kỷ thứ XI . Cây nhang này có mùi thơm dịu, được chiết xuất từ một giống cây mọc ở miền Nam bán đảo Ả-Rập.

Còn theo Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục, cây nhang có nguồn gốc từ Tây vực, đốt hương nghĩa là cầu cho quỷ thần giáng cách.

Khi xưa, tục Tàu tế tôn miếu chỉ dùng cỏ tiêu (cỏ thơm) trộn với mỡ mà đốt cho thơm, chưa có đốt hương. Đến đời Vũ đế nhà Hán, vua sai tướng sang đánh nước Hồn Gia (xứ Tây vực, thuộc Ấn Độ).

Vua nước ấy đầu hàng, dâng một tượng thần bằng vàng cho vua Vũ đế đem về đặt trong cung Cam Toàn.

Người nước Hồn Gia cũng tế thần ấy, không phải dùng đến trâu, bò mà chỉ đốt

hương lễ bái mà thôi. Từ đó, Tàu mới có tục đốt hương.

Sách xưa còn chép rằng:

Thứ sử Giao Châu - Trương Tân thường đốt hương ở Cát Lập tịnh xá để đọc đạo thư. Tục đốt nhang ở ta có lẽ bắt đầu từ đó. Rồi cùng với quá trình phát triển của đạo Phật, tập tục đốt nhang du nhập vào nước ta ngày càng phổ biến.

Tục đốt nhang (hay còn gọi là thắp hương, dâng hương) đã có ở nước ta từ lâu đời. Nó đã trở thành một trong những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Dù là ngày Tết, ngày giỗ chạp hay ngày thường, người ta đều đốt nhang.

Đặc biệt trong những ngày Tết, nhang càng được đốt nhiều hơn. Vì ngày Tết

có nhiều việc cúng kiếng: nào cúng đất trời, cúng tổ tiên ông bà, cúng ông Táo… Và cây nhang trở thành vật không thể thiếu trong những ngày này.

Những sợi khói nhang cuộn tròn, rồi phảng phất bay đi để lại mùi hương thoang thoảng, dịu dàng như một sợi dây thiêng liêng gắn kết cuộc sống con người với đất trời, là cầu nối giữa con người ở trần gian với thần thánh, ông bà, tổ tiên đang ở cõi vĩnh hằng.

Nhang có nhiều loại, nhiều kiểu: nhang thường, nhang ướp hương, nhang tròn, nhang khoanh… tất cả đều có chung một công dụng: đốt lên cho ấm cửa ấm nhà, đốt lên bàn thờ tổ tiên ông bà, bàn thờ Phật vào hai buổi sáng - chiều như gửi một lời chào đến các vị bề trên, nhằm báo cho các vị biết lúc nào chúng tôi cũng nhớ đến các vị.

Mỗi lần, trước khi hành lễ ở các chùa, vị chủ lễ thường chắp tay cầm ba nén nhang dâng lên trên trán và đọc thầm bài kệ niệm hương: Nguyện đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam Bảo, Thệ trọn đời giữ đạo, theo tự tánh làm lành, cùng pháp giới chúng sanh, cầu Phật từ gia hộ, tâm bồ đề kiên cố, xa bể khổ nguồn mê, chóng quay về bờ giác

Và chúng ta cũng thường nghe những vần thơ như : lặng lẽ chiên đàn tỏa khói hương, đỉnh trầm xông ngát ý thiền môn, lung linh nến ngọc ngời sao điểm, xóa sạch trần gian hết tủi hờn...những vần thơ này đã giới thiệu về những nét đẹp văn hóa của sinh hoạt tín ngưỡng, sinh hoạt tâm linh và cho chúng ta thấy nghi thức dâng hương là nét văn hóa rất đẹp trong nghi lễ thiền môn.

Tại các tư gia quý Phật tử, việc thắp hương cúng Phật, dâng hương lên bàn thờ ông bà, tổ tiên trong các ngày lễ, ngày giỗ chạp cũng không thể thiếu được.

Cho dù dòng đời có những thay đổi, cuộc sống có những biến thiên nhưng tập tục dâng hương không bao giờ mất đi, trái lại nó càng mở rộng ở Đình làng Miếu vũ cho đến việc thực thi lễ dâng hương tại các nghĩa trang liệt sĩ để tỏ lòng biết ơn, ghi nhớ công lao của những anh hùng, chiến sinh, anh linh đã hy sinh vì nước vì dân.

Tập tục dâng hương là một trong những nét văn hóa đẹp trong nếp sống sinh hoạt tâm linh cho nên  chúng ta cần phải đặc biệt  quan tâm đến.

1.2 Khói nhang ngày tết trong tâm thức người Việt

Khói nhang ngày Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ của Phật giáo, hoặc các dịp chạp giỗ, lễ Tết. Nén nhang như chiếc cầu nối thiêng liêng hiện hữu của con người với cõi tâm linh của trời đất.

Có thể khẳng định, nhang đã len lỏi vào tận hang cùng ngõ ngách của đời sống và có một vị trí quan trọng trong cuộc sống của người Việt Nam, thậm chí còn lan rộng đến một số nước ở châu Á.

Ngày cuối năm, khi đi mua sắm các thứ để chuẩn bị cho ngày Tết, không ai không mua vài ba hộp nhang về cúng Phật, cúng ông bà Tổ tiên của mình.

Ở chúng ta, khó ai diễn tả nỗi xúc động khi vào khoảnh khắc giao hòa giữa năm cũ và năm mới, cả gia đình quây quần bên nhau, thắp trên bàn thờ vài nén nhang thơm để cùng tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ, những người kính yêu đã khuất.

Sự lẩn khuất của làn khói trắng, mùi thơm nhẹ lan tỏa, làm cho ta thấy ấm cúng và gắn bó với nhau nhiều hơn.

Chưa rõ nguồn gốc tục lệ thắp nhang có từ đâu và do ai sáng lập, chỉ biết qua lịch sử, vua Trần Nhân Tông là vị vua trong lịch sử Việt xuất gia, cũng đã thừa hưởng và dùng nhang rất nhiều trong mỗi lần đến chùa lễ Phật

Nhiều người có thói quen khi đi xa về, thường thắp nhang trên bàn thờ Phật, bàn thờ ông bà Tổ tiên trước, rồi mới ngỏ lời thăm hỏi, mới bắt đầu làm một công việc gì đó.

Với người sắp đi xe, đi tàu cũng thường thắp nhang để cầu nguyện mong khi lên đường được bình an.

Rất nhiều vùng dân cư ở Nam Bộ, người ta còn thắp nhang cho từng gốc cây, ụ mối, góc nhà với quan niệm mọi vật đều có đời sống tâm linh.

      Triết lý nhân sinh thật đơn giản, nhưng lại mang nội hàm đa dạng, phong phú thường thấy ở các dân tộc Á đông.

Ngày nay, nhang không chỉ thắp trong các gia đình theo Phật giáo, mà những tôn giáo khác cũng đều có chung nét văn hóa đặc sắc này.

Ngày Tết đi lễ Phật, hái lộc đầu năm, chúng ta luôn bắt gặp những hình ảnh rất quen thuộc, những ông già, bà lão, các nam nữ thanh niên… khi thắp nhang lên bàn thờ Phật, miệng thường lâm râm khấn vái, cầu nguyện một năm mới được an khang thịnh vượng, phúc lộc khương ninh… Có thể nói đây là nét văn hóa đẹp đã tồn tại lâu đời, đã đem lại cho mọi người sự thanh thản, bình an trong tâm hồn.

Đối với người Việt Nam chúng ta, dù ở thành thị hay nông thôn, mỗi lần Xuân về, Tết đến mọi người đều thắp trên bàn thờ trong nhà mình một nén nhang để tỏ lòng thành kính đối với ông bà Tổ tiên, để cầu nguyện an vui, hạnh phúc cho mọi người,

đồng thời cũng tạo không khí ấm áp, vui tươi cho cả gia đình trong những ngày đầu Xuân.

PHẦN 2 : PHÂN TÍCH SẢN PHẨM

2.1  Dụng cụ và quá trình làm nhang thủ công ngày xưa khi máy làm nhang chưa ra đời

Dụng cụ: Dụng cụ làm nhang rất giản dị. Làm nhang thường hay nhang ma, nhang đất chỉ cần cái bàn dài, mấy chậu sành và một cái bàn tròn bằng cây hay bằng tôn làm nhang thơm hay nhang thẻ thì dùng thêm một miếng ván cây nhỏ có núm để cầm và dùng để lăn nhang.

Nếu làm nhang vòng thì có một cái khuôn bằng cây gỗ phẳng, trên có đục một rãnh hình cái nhang vòng xoáy trôn ốc, lớn nhỏ tùy theo cỡ nhang dự định làm. 

Cách thức làm nhang: Có ba loại nhang là nhang đất, nhang thẻ và nhang vòng cho nên cách thức làm hơi khác nhau, nhưng trừ lối làm hương vòng còn đối với hai loại nhang nén thì có công việc chính là:

- Chẻ chân nhang 

 

Chân nhang cũng có nhiều loại: 1 li 2 (1,2mm), 1 li 8 (1,8mm), 3 li (3mm), 5mm và nhiều loại lớn hơn.

Loại được tiêu thụ nhiều nhất là 1 li 2 nên nhiều cơ sở làm loại này.

Nhang dài trên 5 tấc gọi là nhang sào và gọi là sào 5, sào 6, sào 7... dài dưới 5 tấc gọi là nhang nhuyễn, nhang thường.

Đây cũng là chiều dài được nhiều người dùng do phù hợp với gia đình.

Quy trình làm tăm/chân nhang:

+ nguyên liệu :

Nguyên liệu để chẻ tăm nhang là tre lồ ô hoặc nứa nhưng nứa ít được dùng do khi đốt tàn sẽ bị rơi xuống, còn lồ ô thì không.

.............................................................................................

2.2 Qúa trình làm nhang bằng máy

2.2.1 Nguyên liệu làm nhang

Bột vỏ cây Ô-đước mọc theo mé sông, bờ suối trong rừng vùng Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hoà, Bà Rịa. Ô-đước tên khoa học là cinnamomun argenteun thuộc về loại Lauracées, không lớn lắm, đường kính thân cây độ 25-30 phần, lá lớn như lá xoài voi, tượng và mặt trên láng bóng. Trong vỏ cây ô-đước có chất nhớt, dính như keo.

Cây tre đủ loại, cây để chẻ làm chân nhang.

Gỗ trầm, bạch đàn, cây quế có nhiều ở tỉnh miền Trung như Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam.

Phẩm vàng, phẩm đỏ xanh, đen để nhuộm chân nhang, giấy bao nhang

2.2.2  Quá trình trộn bột

Công đoạn đầu tiên là trộn bột cây lá ren làm hương liệu, bột cây bời lời làm chất kết dính, cùng với nước.

Phải trộn sao cho vừa vặn, không ướt quá cũng không quá khô. Ướt quá, thuốc khó dính vào chu nhang, khô quá thì hao nguyên liệu.

Bột hương trước khi đưa vào máy làm nhang không quá khô hay quá nhão mà phải pha trộn với tỉ lệ phù hợp để quá trình đẩy nhang của máy được suôn sẻ và sản phẩm làm ra đều và đẹp mắt.

Bột thường được trộn theo tỉ lệ như sau :

- 10kg bột bay

- 1,4 kg keo ( bột bời lời )

- 2 gram màu vàng

- 3 lít nước

Sau khi chọn được tỉ lệ trộn bột như trên , nguyên liệu đã chọn sẽ được đưa vào máy trộn bột ,  đến khi nào cảm thấy bột đều và mịn không quá khô hay quá nhão  thì được đưa ra để cho vào thùng bột của máy làm nhang.

2.2.3 Quá trình tạo sản phẩm:

- Bột sau khi được trộn, sẽ được cho vào thùng chứa bột.

- Sau đó ta lấy 1 bó tăm nhang để cho vào máy , các bó tăm được để trên giá để tăm của cơ cấu tự động bắt tăm.

Hệ thống bắt tăm sẽ đưa tăm vào bộ phận dẫn tăm, qua các cơ cấu của hệ thống này tăm được đẩy tới bộ nén tăm và do lực đẩy bột của piston nén bột sẽ đẩy bột vào bộ phận nén tăm giúp nhang được đẩy ra ngoài thành sản phẩm .

2.2.4 Quá trình làm khô nhang và phun hương

- Với người làm nhang, quan trọng là để nhang được khô ráo.

- Nhang làm xong phải được hong phơi kỹ.

- Nguyên liệu làm bột nhang gồm bột bay và bột keo được chọn theo tỉ lệ phù hợp, đổ riêng ra mỗi thùng.

- Sau đó cho từng thùng đã chọn ở trên vào buồng trộn bột của máy trộn ,lượng nước cho vào buồng làm việc phải phù hợp không nên cho quá nhiều nước cũng như quá ít, sẽ làm cho bột nhão hoặc khô không thể sử dụng được.

- Bột đã được trộn xong cho vào thùng chứa bột của máy làm nhang.

- Tăm được chẻ ra từ nứa hoặc tre lồ ô , với các tỉ lệ phù hợp, và được lựa chọn thật kỹ trước khi đưa vào sản xuất để không sinh ra nhiều phế phẩm làm giảm năng suất .

- Máy chỉ làm việc ở các loại tăm có đường kính từ 1,2 – 1,3 mm.

- Những tăm được lựa chọn phù hợp sẽ được đem đi nhuộm đỏ nửa tăm để làm phần chân nhang.

- Sau đó được đem để lên giá của bộ phận bắt tăm tự động thay vì người công nhân phải tự dùng tay để cho tăm vào bộ phận dẫn tăm.

- Qua bộ phận bắt tăm tự động tăm được đưa vào bộ phận dẫn tăm và được đưa vào buồng xylanh nén bột.

- Quá trình piston nén bột được diễn ra qua cơ cấu tay quay con trượt , do lực nén của bột tăm sẽ đươc bắn ra ngoài từ buồng xylanh.

- Cơ cấu tay quay con trượt hoạt động thông qua bộ đếm cảm biến hồng ngoại ( mắt thần ) chỉ khi nào mắt thần nhận được tín hiệu của tăm thì cơ cấu tay quay con trượt mới hoạt động .

- Sau khi nhang được tạo ra sẽ được đem đi phơi khô hoặc sấy khô, ở đây phương thức phơi khô được sử dụng rộng rãi nhất.

- Công đoạn tiếp theo là phun hương thơm cho nhang và cuối cùng là đóng gói thành phẩm.

PHẦN 3 : YÊU CẦU ĐẶC TÍNH CỦA MÁY

3.1 Đặc tính kỹ thuật và thông số của máy :

  • Kích thước khung máy :   380 x 460 x 640 mm
  • Khối lượng máy  : 60 kg
  • Máy có 1 motor chính và 3 motor phụ:
  • Motor chính :  

+ Công suất làm việc : 0,75 KW = 1HP ( mã lực )

+ Vận tốc quay  : 50 HZ = 1420 vg/ph

                                                60 HZ = 1704 vg/ph

                   + Khối lượng : 20 KG
               Có 3 motor phụ gồm:

  • Bộ tự động bắn tăm:
  • 1 motor dùng cho bánh xe đẩy tăm
  • - Cơ cấu bắt tăm tự động hoạt động nhờ mắt thần của máy nhang do dây mass nối với động cơ .

    - Khi mở công tắc điều khiển chỉ motor 2 hoạt động => bánh xe khía nhám quay.

    - Các bộ phận khác hoạt động thông qua mắt thần ,sau khi mắt thần nhận tín hiệu sẽ kích hoạt motor 1 của bộ phận bắn tăm làm trục quay  => cơ cấu tay quay con trượt trên bộ phận hoạt động bắt tăm xuống chạm vào công tắc tơ đếm tăm  => bộ phận cảm ứng từ được kích hoạt sẽ đẩy cơ cấu của bánh xe ổ bi qua bánh xe khía nhám đang quay ,khi bánh xe ổ bi áp sát vào bánh xe khía nhám đang quay sẽ tạo 1 lực đẩy tăm ra ngoài .

    Ưu điểm :

    - Giúp quá trình đưa tăm vào máy nhang nhanh hơn so với trước đây phải tự tay bỏ tăm vào bộ dẫn tăm.

    - Rút ngắn được thời gian sản xuất, đạt năng suất cao.

    - Máy nhỏ gọn , dễ sử dụng và điều chỉnh .

    Khuyết điểm

    - Quá trình bắt tăm của máy đôi khi không được suôn sẻ, tăm hay bị gãy , làm quá trình sản xuất bị gián đoạn .

    - Cơ cấu làm việc được lắp cố định qua các mối hàn không điều chỉnh được nữa.

    Nguyên nhân:

    - Do tăm được đưa vào sản xuất có kích thước không đều , tăm yếu và mỏng nên sinh ra gãy tăm trong quá trình bắt tăm của cơ cấu tự động.

    - Do lực gạt tăm quá mạnh của cơ cấu tay quay con trượt.

    Biện pháp khắc phục:

    - Tăm cần phải được lựa chọn cẩn thẩn khi để lên bộ phận tự động.

    - Nên chọn tăm tròn và có đường kính phù hợp  sẽ làm giảm tình trạng gãy tăm trong quá trình làm việc của cơ cấu

LỜI NÓI ĐẦU.. 1

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.. 2

MỤC LỤC.. 4

GIỚI THIỆU CHUNG.. 5

PHẦN 1:  YÊU CẦU XÃ HỘI 5

1.1 Lịch sử phát triển về nhang và phong tục dâng hương của người Châu Á.. 5

1.2 Khói nhang ngày tết trong tâm thức người Việt 9

1.3 Nghề nhang lên hương. 12

PHẦN 2 : PHÂN TÍCH SẢN PHẨM... 14

2.1  Dụng cụ và quá trình làm nhang thủ công ngày xưa khi máy làm nhang chưa ra đời 14

2.2 Qúa trình làm nhang bằng máy. 22

2.2.1 Nguyên liệu làm nhang. 22

2.2.2  Quá trình trộn bột 23

2.2.3 Quá trình tạo sản phẩm: 24

2.2.4 Quá trình làm khô nhang và phun hương. 24

2.3 Dây chuyền sản xuất 25

PHẦN 3 : YÊU CẦU ĐẶC TÍNH CỦA MÁY.. 27

3.1 Đặc tính kỹ thuật và thông số của máy : 27

3.2 Tổng quan về máy. 30

PHẦN 4 : THIẾT KẾ MÁY.. 44

4.1 Nguyên lý làm việc của máy : 44

4.2 Chọn động cơ. 48

4.3  Thiết kế bộ truyền xích. 49

PHẦN 5 : KẾT LUẬN.. 53

5.1 Đánh giá sơ bộ về máy : 53

Ưu điểm của máy : 53

5.2 Hướng dẫn sử dụng và bảo quản : 54

Close