THIẾT KẾ MÁY GỌT VỎ DỨA THƠM KHÓM
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
THIẾT KẾ MÁY GỌT VỎ DỨA THƠM KHÓM,500 MB Bao gồm tất cả file CAD, thiết kế 2D thiết kế 2D CAD, 3D Autodesk Inventor MÁY GỌT VỎ DỨA THƠM KHÓM.....
LỜI NÓI ĐẦU ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY GỌT VỎ DỨA THƠM KHÓM
Với mỗi quốc gia trên thế giới, cơ khí là một trong những ngành công nghiệp không thể thiếu. Với vai trò vô cùng quan trọng của mình, nó góp phần sản xuất ra các trang thiết bị, công cụ cho mọi ngành kinh tế trong xã hội. Đối với một ngành công nghiệp vẫn còn non trẻ như nước ta, với xu hướng “Công Nghiệp Hóa-Hiện Đại Hóa” đất nước, thì ngành cơ khí nói chung và cơ khí chế tạo máy nói riêng lại càng thể hiện rõ tầm quan trọng của nó. Sự ra đời ngày càng nhiều của các loại máy móc đã phần nào thúc đẩy nền kinh tế của đất nước ta ngày càng đi lên. Cùng với sự phát triển của các loại máy móc phục vụ cho các ngành công nghiệp thì các loại máy phục vụ cho nông nghiệp, các loại máy chế biến lương thực, thực phẩm cũng ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường với các kiểu dáng, mẫu mã ngày một tốt hơn, đáp ứng được với những mong muốn của người tiêu dùng.
Với đồ án tốt nghiệp : “Thiết Kế Máy Gọt Vỏ Dứa” cùng với những yêu cầu của đồ án, chúng em được đi sát vào thực tế cũng như vận dụng các kiến thức đã học một cách tổng hợp và linh hoạt, qua những trao đổi với giảng viên hướng dẫn và trao đổi nhóm với nhau để tìm ra nhưng phương án hợp lí và thuận lợi nhất cho việc thực hiên đồ án này. Nhờ vậy, khi kết thúc đồ án này, mỗi người chúng em có thể tổng hợp và trang bị thêm cho mình những kiến thức về chế tao máy nói chung và cách riêng là đối với việc chế tạo máy sản xuất lương thực thực phẩm.
Được sự hướng dẫn tận tình của thầy ……….. đến nay chúng em đã hoàn thành đồ án của mình. Mặc dù được trang bị các kiến thức cơ bản, nhưng do khả năng cùng với hiểu biết thực tế còn hạn chế, nên đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót về kỹ thuật cũng như nội dung. Vì vậy chúng em rất mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô để đồ án có thể được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cám ơn .
……, ngày….tháng….năm 2012
Nhóm Sinh Viên Thực Hiện
MỤC LỤC ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY GỌT VỎ DỨA THƠM KHÓM
Trang
Nhiệm vụ đồ án TN……………………………………………………………….1
Lời nói đầu…………………………………………………………………....…. .2
Nhận xét của giáo viên HD…………………………………………………..… 3
Mục lục………………………………………………………………………......... 4
Chương I
TỔNG QUAN VỀ MÁY GỌT VỎ DỨA………………………………...6
- Giới thiệu về trái dứa…………………………………………………................................…6
-Đặc tính của cây dứa…………………………........………7
-Một số loại dứa được trồng ở Việt Nam………………...…..7
-Giá trị dinh dưỡng của trái dứa………………….......………9
-Công dụng của trái dứa…………………………..............…10
- Yêu cầu của trái dứa làm nguyên liệu chế biến……………………....................................10
Chương II
GIỚI THIỆU VỀ MÁY GỌT VỎ DỨA
- Yêu cầu của máy…………………………………………................…...11
- Cơ cấu làm việc của máy………………………………………………..11
- Thông số kĩ thuật của máy………………………………………….……11
- Chọn cơ cấu thích hợp cho máy……………………………………......12
-Cơ cấu cấp nguyên liệu cho máy……………………………………..….12
-Cơ cấu dao cắt bỏ 2 đầu cuống dứa…………………………………….13
-Cơ cấu lấy lõi……………………………………………………….....…..14
-Cơ cấu lấy thịt……………………………………………………….....….14
-Cơ cấu lấy phần thịt còn sót lại trên vỏ……………………………….....16
Chương III
TÍNH TOÁN HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG
- Chọn động cơ điện……………………………………………………...17
- Tính bộ truyền đai thang………………………………………………...18
- Tính toán bộ truyền xích………………………………………………...24
- Tính toán bộ truyền bánh răng trụ……………………………………...26
- Tính toán bộ truyền bánh răng nón………………………………….....33
- Tính toán trục……………………………………………………………41
-Trục 1…………………………………………………………………..41
-Trục 2…………………………………………………………………..48
-Trục 3…………………………………………………………………..61
-Trục 4…………………………………………………………………..66
VII.Tính toán ổ trục…………………………………………………………71
Chương IV
LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CHI TIẾT……………...77
- Quy trình công nghệ gia công “Ống cữ đẩy”……………………………77
- Quy trình công nghệ gia công “Trục 2”……………………………….....84
- Quy trình công nghệ gia công Bánh răng trụ răng thẳn”…………….....93
Chương V
KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ.
- Nhận xét và đánh giá…………………………………………………......106
- Hướng dẫn sử dụng và bảo quản……………………………………….107
-Tài liệu tham khảo…………...……108
Chương VI
SẢN XUẤT THỬ MÔ HÌNH…..........…………110
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY GỌT VỎ DỨA THƠM KHÓM
- Yêu cầu của máy:
+ Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh khi cắt gọt.
+ Khi cắt không làm hư quả dứa hay dập, nát khi đã gọt xong.
+ Dao có thể thay đổi theo kích thước của quả dứa (tùy vào kích cỡ của trái dứa khi mua về).
+ Cơ cấu gọn gàng, an toàn khi làm việc, tiết kiệm cong sức lao động cũng như nguyên liệu mua về.
+An toàn với người sử dụng.
- Cơ cấu làm việc của máy:
+Cấp nguyên liệu (dứa).
+Dao cắt bỏ 2 đầu cuống của dứa.
+Cơ cấu lấy lõi và phần thịt dứa để đóng hộp (2 công việc thực hiện cùng lúc với 2 vụ trí và 2 trái dứa khác nhau).
+Cơ cấu băng tải để loại bỏ phần vỏ và gọt them phần thịt dứa còn sót lại trên vỏ khi thực hiện công đoạn trước dó.
- Thồng số kĩ thuật của máy:
+Máy sử dụng động cơ 0.8Kw, số vòng quay 930 v/ph.
+Kích thước của máy: dài x rộng x cao =1650mm x 700mm x 860mm.
+Thời gian hoàn thành gọt xong 1 trái dứa là 2 giây, trung bình một ngày có thể chế biến khoảng 1 tấn dứa.
+Đường kính tách vỏ 61mm, đường kính lấy lõi 25mm.
- Chọn cơ cấu thích hợp cho máy:
- Cơ cấu cấp nguyên liệu cho máy:
Dứa được đặt trên máng dẫn để đưa vào tay gắp. Tay gắp này được điểu khiển bằng cơ cấu Man-tit và bánh lệch tâm (Cam) để tạo ra chuyển động quay gián đoạn với vận tốc không đổi.
- Phương án 1: Dùng băng tải.
-Ưu điểm:
+ Người công nhân được an toàn hơn.
+ Thời gian làm việc nhiều hơn.
+ Hoạt động liên tục, năng suất tăng.
+ Vệ sinh được đảm bảo.
-Nhược điểm:
+ Thực hiện liên tục dãn đến quá tải.
+ Dễ bị đùng dứa ở tay gắp.
+Làm việc liên tục dẩn đến hiện tượng va đập làm dập quả.
+ Tốn nhiều chi phí cho việc bảo trì và sửa chữa.
- Phương án 2: Thao tác thủ công, người công nhân dùng tay để đẩy ngyên liệu vào.
-Ưu điểm:
+Dứa không bị đùn lại chỗ tay gắp.
+ Dứa không bị dập, hư do va đập.
+ Loại bỏ được những quả hư thối.
-Nhược điểm:
+ Phụ thuộc vào trạng thái và khả năng làm việc của người công nhân.
+ Tính an toàn không cao, người công nhân dễ bị cuốn tay vào tay gắp khi không cẩn thận trong thao tác.
- Phương án 3: Dùng cánh tay robot.
-Ưu điểm:
+Độ an toàn cao do được điều khiển bằng máy tính.
+Tiết kiệm được nhiều thời gian.
+Năng suất tăng tiết kiệm được nhiều công sức lao động.
-Nhược điểm:
+Tốn nhiều tiền cho việc đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại.
+Khó sửa chữa, tốn nhiều chi phí cho việc bảo trì, vệ sinh và sửa chữa máy móc.
+Giá thành sản phẩm tăng sau khi chế biến.
- Như vậy, với những phương án trên ta chọn phương án 2 là hợp lí nhất. Vì không tốn quá nhiều tiền cho việc chế tạo, bảo dưỡng định kì và sửa chữa khi bị hư hỏng. Bên cạnh đó, việc lựa chọn phương án 2 cũng phù hợp với yêu cầu kĩ thuật cũng như kinh phí cho một số doanh nghiệp cũng như nhà máy nhỏ và vừa ở nước ta, đồng thời cũng tạo ra việc làm cho người lao đông.
- Cơ cấu dao cắt bỏ 2 đầu cuống dứa:
Dứa được vạt 2 đầu cuống khi cơ cấu cấp nguyên liệu chuyển động, tay kẹp mang theo trái dứa đi ngang qua 2 lưỡi dao (được đặt cố định trên thân máy), tạo ra lực cắt 2 đầu cuống dứa.
- Phương án 1: Dao chuyển động, quả dứa cố định.
Dao sẽ di chuyển ngang hoặc từ trên xuống khi quả dứa được đặt trên tay biên ở thời điểm cơ cấu cấp phôi dừng lại.
-Ưu điểm:
+Điều chỉnh được khoảng cách hai dao chuyển động.
+2 đầu cuống dứa bị cắt ra tập trung ở một nơi, thuận lợi cho việc vệ sinh máy.
-Nhược điểm:
+ Cơ cấu phức tạp, tốn nhiều diện tích dẫn đến giá thành cao.
+ Dứa dễ bị hư, dập khi dao di chuyển không đúng vị trí cần cắt.
- Phương án 2: Qủa dứa chuyển động, dao cố định.
Dứa nằm trên tay biên chuyển động theo cơ cấu cấp phôi, đi ngang qua 2 lưỡi dao được đặt cố định tạo ra lực cắt.
-Ưu điểm:
+ Tiết kiệm diện tích , cơ cấu đơn giản, dễ chế tạo => giá thành giảm.
+Năng suất tăng do cơ cấu làm việc ổn định.
+Hai dao làm việc cùng một thời điểm, dứa không bị dập nát do dao được điều chỉnh đúng vị trí ngay từ đầu.
-Nhược điểm:
+Khó vệ sinh máy do 2 cuống dứa bị văng nhiều nơi.
- Như vậy, với những phương án trên ta chọn phương án 2 là hợp lí nhất. Vì không tốn quá nhiều tiền cho việc chế tạo, bảo dưỡng định kì và sửa chữa khi bị hư hỏng. Với nhược điểm của nó ta có thể giải quyết bằng cách chế tạo thêm hệ thống che chắn và máng chứa đựng.
- Cơ cấu lấy lõi:
- Phương án 1: Dùng tay biên mang dao chuyển động tịnh tiến ngang.
Sử dụng cơ cấu tay biên mang theo dao, cơ cấu này chuyển động tịnh tiến theo chiều ngang tạo ra lực cắt lấy đi phần lõi của trái dứa.
- Ưu điểm:
+ Nhanh, gọn, tiết kiệm thời gian.
+ Lấy lõi đúng tâm, để lại lượng dư ít.
+Không ảnh hưởng, cũng như không gây dập nát những phần còn lại của trái dứa.
- Nhược điểm:
+Lõi dứa được lấy có thẻ bị lệch tâm nếu không điều chỉnh chính xác lúc đầu.
- Phương án 2: Dùng piston khí nén để đẩy.
- Ưu điểm:
+ Nhanh gọn, chính xác.
+Đảm bảo độ đồng tâm của sản phẩm sau khi chế biến xong.
- Nhược điểm:
+Giá thành cao, khó chế tạo => giá thành cao
+Khó sữa chữa khi bị hư hỏng.
- Như vậy, phương án 1 là phù hợp nhất vì đáp ứng được với những yêu cầu sản xuất cũng như kinh phí sản xuất của các nhà máy và các cơ sở sản xuất trong nước. Với phương án này, việc chế tạo cũng đơn gian và tiết kiệm kinh phí hơn phương án 2. Đáp ứng được tính kinh tế trong sản xuất.
- Cơ cấu lấy thịt:
- Phương án 1: Dùng tay biên mang cữ đẩy chuyển động tịnh tiến ngang (dao hình trụ đứng yên).
Sử dụng cơ cấu tay biên mang theo cữ đẩy, cơ cấu này chuyển động tịnh tiến theo chiều ngang tạo ra lực đẩy phần trái dứa đã được lâý lõi ở công đọan trước. Cơ cấu này được thiết kế để có thể định tâm được phần lõi dứa đã lấy đi. Phần dứa này sẽ được đẩy tới lưỡi dao hình trụ cố định và xoay tròn tại chỗ. Phần thịt dứa sẽ theo thành trong của ống dao để ra ngoài.
- Ưu điểm:
+ Nhanh, gọn, dễ sử dụng.
+ Đảm bảo độ đồng tâm của sản phẩm sau khi chế biến xong.
+ Sản phẩm tạo ra khộng bị dập nát, phù hợp trong công nghiệp chế tạo thực phẩm.
- Nhược điểm:
+ Phần thịt còn sót lại trên vỏ tương đối nhiều.
- Phương án 2: Dùng dao dạng xoắn .
Lưỡi dao có hình xoắn ốc, kết hợp với động cơ bước chuyển động đảo chiều để lấy đi phần thịt dứa cần thiết.
- Ưu điểm:
+Sản phẩm tạo ra có tính đẹp mắt, độ thẩm mĩ cao (phần thịt dứa lấy được có hình xoắn ốc).
+Phần thịt lấy được nhiều hơn so với phương án trên.
- Nhược điểm:
+Chi phí tốn kém, giá thành sản phẩm tăng cao (do sử dụng thêm một động cơ bước, giá thành cao do sử dụng hệ thống điện tử để điều khiển.
+Thời gian chế biến sản phẩm tăng => năng suất giảm.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY GỌT VỎ DỨA THƠM KHÓM