Thiết kế máy LY TÂM BẮP cải tiến
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
Thiết kế máy LY TÂM BẮP cải tiến, 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, thiết kế 2D(3D) máy LY TÂM BẮP cải tiến..... , file DOC (DOCX), thuyết minh máy LY TÂM BẮP cải tiến, quy trình sản xuất máy LY TÂM BẮP cải tiến, bản vẽ nguyên lý máy LY TÂM BẮP cải tiến, bản vẽ thiết kế
Hiện nay nước ta ngày một phát triển. Ngành thực phẩm ngày càng tân tiến nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người.Bên cạnh đó chúng ta không thể không nhắc đến sữa và sữa bắp lại là một thực phẩm không nhưng thơm ngon mà còn chứa nhiều chất bổ dưỡng,thích hợp cho mọi lứa tuổi,nên không biết từ bao giờ sữa bắp đã trở thành một mặt hàng thông dụng không thể thiếu và được phân phối rộng khắp cả nước.
Để đáp ứng được nhu cầu trên, việc sử dụng những công cụ thô sơ như lọc vắt bằng tay,vừa mất nhiều thời gian ,vừa không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.Vì vậy để thay thế những phương pháp lạc hậu ấy ,việc sử dụng máy ly tâm bắp là một việc rất cần thiết để phục vụ cho gia đình và các công ty sản xuất sữa bắp với trữ lượng lớn trong xã hội hiên nay .
Xuất phát từ tình hình chung đó, được sự đồng ý của khoa và được sự giúp đỡ tận tình của thầy , cán bộ giảng dạy Khoa Cơ Khí, chúng em tiến hành “tìm hiểu và thiết kế máy LY TÂM BẮP“.
NỘI DUNG
Thiết kế máy: MÁY LY TÂM BẮP
Với các yêu cầu sau:
- PHẦN BẢN VẼ
- Bản vẽ sản phẩm, dây chuyền sản xuất
- Bản vẽ sơ đồ nguyên lý
- Bản vẽ lắp / cụm của máy
- Bản vẽ các chi tiết gia công của máy
- Bản vẽ sơ đồ nguyên công của quytrình công nghệ gia công (nếu khối lượng công việc ít)
- PHẦN THUYẾT MINH
1 - Tổng quan
+ Yêu cầu xã hội
+ Phân tích sản phẩm (Cơ lý tính)
+ Yêu cầu của máy
2 - Thiết kế máy
+ Lựa chọn nguyên lý làm việc
+ Tính toán động học máy
+ Tính toán động lực học máy
3. kết luận
+ Nhận xét đánh giá máy
+ Hướng dẫn sử dụng bảo quản
4 - Sản xuất thử mô hình, điều chỉnh, sửa chữa lại thiết kế (nếu có)
MỤC LỤC
Lời cảm ơn trang 2
Lời nói đầu trang 3
Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp trang 4
Nhận xét của Giáo Viên Hướng Dẫn trang 5
Nhận xét của Hội Đồng Chấm Thi Tốt Nghiệp trang 6
Mục lục trang 7
Phần I : TỔNG QUAN trang 8
1. Yêu cầu xã hội trang 8
2. Phân tích sản phẩm(cơ lý tính) trang 11
3. Yêu cầu của máy trang 12
PHẦN II : THIẾT KẾ MÁY trang 15
1. Một số hình ảnh về máy ly tâm trang 15
1.1 hình ảnh lồng ngoài
1.2 hình ảnh lồng trong
1.3 hình ảnh trục
1.4 hình ảnh nắp máy
1.5 hình ảnh đế máy
1.6 lựa chọn nguyên lý làm việc
2. Tính toán động học máy trang 20
3. Thiết kế bộ truyền đai thang trang 26
4. Tính toán lồng ngoài của máy trang 30
5. Thiết kế trục và tính then trang 31
6. Thiết kế gối đỡ trục trang 33
7. Bản vẽ chi tiết trang 35
8.Biện luận quy trình công nghệ trang 37
9.Bản vẽ chi tiết
10.Quy trình công nghệ gia công chi tiết trục
PHẦN III : KẾT LUẬN trang 41
1. Đánh giá sơ bộ máy trang 41
2. hướng dẫn sử dụng và bảo quản trang 41
PHẦN V : TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 42
PHẦN I : TỔNG QUAN
1/ Yêu Cầu Xã Hội.
Những năm qua, ngành sữa việt nam phát triển khá nhanh, nếu như trước những năm 1990 chỉ có một đến hai nhà máy sản xuất, phân phối sữa thì hiện nay trên thị trường sữa việt nam của chúng ta đã tăng lên đến 72 danh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó là sự thâm nhập của các thương hiệu sữa từ nước ngoài vào việt nam
Abbbott, babysan, dumex… sự cạnh tranh của các danh nghiệp sản xuất và chế biến sữa trong nước, với các thương hiệu sữa nhập ngoại làm cho ngành sữa việt nam đứng trước những thách thức lớn và cũng là cơ hội phát triển và chiếm lĩnh thị trường.
Ngoài các loại sữa bò, có thương hiệu trên thị trường thì hiện nay việt nam đã xuất hiện các loại sữa như: sữa đậu nành, sữa bắp…
Cùng với sự phát triển của xã hội , sữa và chế biến sữa với quy mô nhỏ và quy mô hộ gia đình ngày càng phát triển, do đó nhu cầu trang bị các loại máy chế biến sữa phù hợp với quy mô từng hộ gia đình là rất cần thiêt.
Hình ảnh máy ly tâm bắp
Ngoài các phương pháp chế biến sữa làm bằng thủ công, gồm các công đoạn lọc vắt bằng tay, do tác động của bàn tay con người vào sản phẩm nhiều thì sẽ làm cho sữa bị nhiểm vi sinh. Do đó sự bảo quản sữa sẽ không được lâu như ý muôn vì vậy hiện nay trên thị trường cần phải có những máy móc để làm những công việc thay thế cho bàn tay của con người thì sẽ làm giảm vi sinh xâm nhậm vào sữa.
Vì thế thiết kế máy ly tâm bắp là sản phẩm mới để thay thế cho các công cụ làm bằng bay phù hợp với yêu cầu của xã hội. Nó không chỉ làm giảm sức lao động của con người mà còn đạt được hiệu quả cao so vơi các công việc thô sơ.
2/ Phân Tích Sản Phẩm (Cơ lý tính ).
Yêu cầu của sản phẩm sau khi ly tâm.
Vật liệu gia công là hỗn hợp bắp và nước sau khi xay nhuyễn, (sau khi đã qua công đoạn bào nhỏ).
Ngoài các yêu cầu về độ sạch, hàm lượng dinh dưỡng,… Một chỉ tiêu rất quan trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng cao về sức khỏe.
Như vậy, sản phẩm sau khi ly tâm của máy thiết kế phải đạt độ khô đến 90%.
Tính chất cơ lý của nguyên liệu làm sữa bắp gồm: nước, bắp,sữa,đường
2.1/ Đặc điểm hình học :
Các nguyên liệu làm sữa bắp hỗn hợp hầu hết đều là sản phẩm của quá trình bào nhỏ và xay nhuyễn thành hỗn hợp bắp và nước. Để đảm bảo độ ly tâm bắp và nước đạt được hiểu quả cao nhất với tốc độ quay 1100(v/p).
2.2/ Khối lượng thể tích γ :
Khối lượng thể tích γ của nguyên liệu làm sữa bắp (dạng lỏng) là khối lượng của một đơn vị thể tích nguyên liệu đó. Đại lượng này có thứ nguyên là Kg/lít.
Khối lượng thể tích của các nguyên liệu dạng lỏng làm sữa bắp nằm trong khoảng 4KG/5lít .
Bảng 1 : Khối lượng thể tích của một số nguyên liệu
Nguyên liệu |
Khối lượng thể tích (Kg/lít) |
Bắp Sữa Nước Đường |
1 - 4 0.5-1.5 1.5 - 6 0.3 -1 |
2.3/ Hệ số ma sát :
Hệ số ma sát phụ thuộc không chỉ vào tính chất của bản thân tải trọng mà còn vào tính chất vật liệu, như độ ẩm của nó. Người ta phân hệ số ma sát thành hệ số ma sát tĩnh ft và hệ số ma sát động fđ . trong tính toán kỹ thuật có thể lấy
fđ = ( 0,7 ÷ 0,9 )ft
3/ Yêu Cầu Của Máy
Yêu cầu của máy thiết kế
Khi tiến hành nghiên cứu tính toán thiết kế, chúng tôi đặt ra các tiêu chí mà máy phải đạt được như sau:
- Phù hợp với nhu cầu sản xuất, năng suất máy 3kg/lần.
- Chi phí năng lượng riêng thấp.
- Không gây ô nhiễm môi trường.
- Nguồn động lực: sử dụng được cả động cơ điện ba pha hoặc một pha.
- Sử dụng thuận tiện, dễ di chuyển và an toàn lao động.
- Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo.
- Giá thành rẻ.
Kết quả tính toán thiết kế
* Năng suất máy: 4kg/lần.
* Thời gian ly tâm 1 lần: 3phút.
* lồng quay:
- Thể tích vật liệu chứa trong lồng quay: 3lít.
- Đường kính lồng quay: 144 mm.
- Chiều cao thùng trộn: 183 mm.
- Thể tích lồng quay :
- Số vòng quay khi lồng quay :1100 (v/ph).
- Công suất truyền động :0.6 (KW).
* lồng ngoài:
- Thể tích chứa : 3lít.
- Đường kính lồng : 172 mm.
- Chiều cao: 276 mm.
* Động cơ truyền động:
- Công suất: 0.6 KW.
- Số vòng quay: 1450 vòng/phút.
* Truyền động: truyền động đai thang.
- Đường kính bánh đai chủ động: 120 mm.
- Đường kính bánh đai bị động: 150 mm.
Một số yêu cầu đối với máy ly tâm sản phẩm dùng trong dây chuyền sản xuất thực phẩm:
1- Xay nhuyễn để đảm bảo chất lượng của sản phẩm .
2- Sản phẩm sau khi ly tâm đạt được hiêu quả cao nhất.
3- Máy và thiết bị phải bao gồm những khối riêng biệt ghép với nhau một cách không phức tạp. Thực hiện được yêu cầu này sẽ làm cho việc tháo dỡ, di chuyển và lắp ráp máy khi lắp đặt sửa chữa chúng dễ dàng hơn.
4- Trong thời gian làm việc, tiếng ồn phát sinh ở máy không được vượt quá quy chuẩn cho phép.
5- Đảm bảo quy tắc kỹ thuật an toàn và vệ sinh thực phẩm trong sản xuất.
6- Áp dụng được các biện pháp tiết kiệm kim loại định hình trong thiết kế và chế tạo để giảm bớt khối lượng của máy.
7- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao. Đó chính là năng suất lao động . Nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật là nguyên nhân chủ yếu của những thông số thuộc năng suất máy như kích thước, diện tích chiếm chỗ, tiêu thụ năng lượng, giá thành chế tạo, lắp ráp, sửa chữa.
PHẦN II : THIẾT KẾ MÁY
1/ Một số hình ảnh về máy ly tâm.
- Hình ảnh lòng ngoài:
- Hình ảnh lồng trong
- .......................
...................................
*nguyên công VI: Phay rãnh then
Bước 1: Phay thô rãnh then b=4, l=30mm, h=5mm trên ø16,CCX11, độ nhám Ra=2,5 với chế độ cắt t=0,2mm, S=472mm/ph, V=22,3m/ph.
Bước 2: Phay tinh rãnh then b=5, l=30mm, h=5mm trên ø16,CCX9, độ nhám Ra=2,5 với chế độ cắt t=0,1mm, S=472mm/ph, V=22,3m/ph.
Trên nguyên công này ta chọn chuẩn gia công mặt trụ ngoài ø16, 4 bậc tự do, mặt đầu 1 bậc , gia công trên máy phay 6H12, dùng dao phay rãnh then ø4 va ø5, đồ gá chuyên dùng, dụng cụ đo then mẫu, chế độ cắt được tra trong bảng 80.5/T160, sách chế độ cắt gia công cơ khí.
*nguyên công VII: Mài
Lần gá A:
Bước 1: Mài thô ø17, l=14 mm, với chế độ cắt t=0.2mm, S=0.075mm/p, Vđá=35mm/p,Vct=50mm/p.
Bước 2: Mài tinh ø17, l=14 mm,Ra=1,25 với chế độ cắt t=0.1mm, S=0.005mm/p, Vđá=30mm/p,Vct=40mm/p.
Lần gá B:
Bước 1: Mài thô ø17, l=14 mm, với chế độ cắt t=0.2mm, S=0.075mm/p, Vđá=35mm/p,Vct=50mm/p.
Bước 2: Mài tinh ø17, l=14 mm,Ra=1,25 với chế độ cắt t=0.1mm, S=0.005mm/p, Vđá=30mm/p,Vct=40mm/p.
Trong nguyên công này ta chọn chuẩn gia công là hai lỗ tâm 5 bậc, gia công trên máy mài 315, sử dụng đá mài trụ ngoài, đồ gá vạn năng,dụng cụ đo pame, chế độ cắt được tra trong bảng 3.9, sách chế độ cắt gia công cơ khí .
*nguyên công VIII: Tổng kiểm tra
-Độ không đồng tâm giữa các trục ø16, ø17, ø21 ≤ 0,01.
- Độ không song song giữa các đường tâm rãnh then và đường tâm trục
≤ 0,01/100mm.
PHẦN III : KẾT LUẬN
1. Đánh giá sơ bộ máy.
- Máy ly tâm do đề tài thực hiện đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất sữa đặt ra hiện nay là :
- Tốc độ của lồng quay cao để đảm bảo độ khô khi ly tâm .
- Máy phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ hay hộ gia đình. Máy có thể dùng ly tâm thức ăn hỗn hợp từ các nguyên liệu đã được xay nhuyễn có nguồn gốc tự nhiên với các nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương theo quy định của nhà sản xuất.
- Máy ly tâm hết công xuất vẫn chay êm.
- Máy có kết cấu đơn giản, gọn gàng, thuận tiện, dễ di chuyển .
2. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản :
2.1 hướng dẫn sử dụng:
- Lắp ráp máy chắc chắn trước khi vận hành máy
- Kiểm tra lắp ghép giữa puly và trục, động cơ
- Chay thử trước khi cho chi tiết vào ly tâm
- Đặt máy ở những nơi bằng phẳng khi vận hành
2.2 bảo quản:
- Không làm ướt động cơ và công tắc điện
- Không để máy ở những nơi ẩm ướt
- Khi ly tâm xong phải rửa máy sạch sẽ