THIẾT KẾ MÁY MÁY TÁCH VỎ XAY XÁT CÀ PHÊ cafe
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
THIẾT KẾ MÁY MÁY TÁCH XAY XÁT VỎ CÀ PHÊ, đồ án tốt nghiệp THIẾT KẾ MÁY MÁY TÁCH VỎ XAY XÁT CÀ PHÊ
THIẾT KẾ MÁY MÁY TÁCH XAY XÁT VỎ CÀ PHÊ, đồ án tốt nghiệp THIẾT KẾ MÁY MÁY TÁCH VỎ XAY XÁT CÀ PHÊ, thiết kế máy nông nghiệp, thiết kế máy công nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
------------
Trong những năm gần đây chúng ta chúng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp mới nói chung và ngành cơ sở của mọi ngành nói riêng đó là ngành cơ khí chế tạo máy. Là một ngành đã ra đời từ lâu với nhiệm vụ thiết kế và chế tạo máy móc cho các ngành khác. Do vậy đòi hỏi kỷ sư và cán bộ kỷ thuật ngành cơ khí phải tích lũy đầy đủ và vững chắc những kiến thức cơ bãn nhất của ngành, đồng thời không ngừng trau dồi và nâng cao kiến thức , quan trọng nhất là phải biết vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề cụ thể thường gặp trong quá trình sản xuất thực tiễn.
Phát triển ngành cơ khí chế tạo máy dựa vào phát triển nguồn nhân lực và đầu tư trang thiết bị hiện đại. Trong đó việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cao là một nhiệm vụ trọng tâm và cần thiết. Ở khoa cơ khí trường .........., sinh viên được trang bị, truyền đạt nhiều kiến thức về chuyên ngành làm hành trang bước vào đời và có đủ khả năng để tiếp thu thêm khoa học kỷ thuật hiện đại.
Ở nước ta, cây trồng là một trong những ngành chính của kinh tế, ở vùng trung du và miền núi cà phê được trồng rât rộng rãi. Do đó, nhu cầu trang bị các loại máy chế biến cà phê từ nguyên liệu thô là rất cần thiết.
Để phục vụ cho việc cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê , tính hiệu quả là vấn đề quang trọng .Ngoài ra để đảm bảo được yêu cầu thiết kế ,đạt tính công nghệ cao .Sản phẩm làm ra được sử dụng rộng rãi thì việc đề ra phương pháp sản xuất cà phê là công việc cần phải ưu tiên hàng đầu , việc thiết kế máy sản xuất cà phê nhằm để giảm thời gian lao động ,tăng năng suất … Làm cho giá thành hạ , đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy tách vỏ cà phê khác nhau nhưng phải đảm bảo được chất lượng và giá thành giảm, vì vậy việc thiết kế máy tách vỏ cà phê phải đảm bảo được các yêu cầu trên.
MỤC LỤC
LỜI NÓI I ĐẦU......................................................................1
NHẬN XÉT CỦA GVHD:.........................................................2
MỤC LỤC:.............................................................................3
CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH SẢN PHẨM .......................................4
- TÍNH CHẤT HẠT CÀ PHÊ: .................. .............................5
- ĐIỀU KIỄN TÁCH VỎ CÀ PHÊ: .........................................5
- MỘT SỐ MÁY SẢN XUẤT CÀ PHÊ HIỆN NAY:
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT CÀ PHÊ: ..................................................................................................9
I. BÓC VỎ NHỚT: ................................................................9
II. BÓC VỎ THÓC: ................................................................9
III. BÓC VỎ LỤA: ................................................................10
- CHẾ BIẾN ƯỚT: .............................................................10
- CHẾ BIẾN KHÔ: ..............................................................11
CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY: ..............................15
I. CHỌN ĐỘNG CƠ: .............................................................15
II. THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN ĐAI HÌNH THANG: ..........................16
1. CHỌN LOẠI ĐAI: .............................................................16
2. ĐƯỜNG KÍNH BÁNH ĐAI CỦA MOTOR: ...........................16
3. ĐƯỜNG KÍNH CỦA TRỤC MÁY: ......................................17
4. CHỌN SƠ BỘ KHOẢNG CÁCH TRỤC A: ..........................17
5. CHIỀU DÀI ĐAI L:............................................................17
6. XÁC ĐỊNH CHÍNH XÁC KHOẢNG CÁCH A: .......................18
7. TÍNH GÓC ÔM: ................................................................18
8. XÁC ĐỊNH SỐ ĐAI Z: .......................................................18
9. CÁC KÍCH THƯỚC CHỦ YẾU CỦA BÁNH ĐAI: .................
10. LỰC CĂN BAN ĐẦU: .....................................................
III. THIẾT KẾ TRỤC: .................................................................
IV. THIẾT KẾ GỐI ĐỠ TRỤC: ...................................................
V. TÍNH LƯU LƯỢNG GIÓ: ......................................................
VI. KẾT LUẬN: ........................................................................
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO: .....................................................
Hiện nay cà phê được trồng nhiều ở trung du và miền núi với sản lượng lớn.
-
Tích chất của hạt cà phê:
- Cấu tạo hạt cà phê:
..........................
2. Thành phần cùa cà phê:
Quả cà phê đưa vào chế biến gồm có các phần sau: lớp vỏ quả, lớp nhớt (vỏ nhớt), lớp vỏ trấu (lớp vỏ thóc), lớp vỏ lụa và nhân.
Thành phần chủ yếu của lớp vỏ quả là nước, gluxit và protein, các chất này không tham gia vào quá trình hình thành chất lượng sản phẩm mà còn gây khó khăn như thối rữa, làm kéo dài thời gian phơi sấy. Do đó vỏ quả cần phải loại bỏ. Ngoài ra, lớp vỏ thịt, thành phần chủ yếu là pectin, cũng không có lợi cho các quá trình chế biến tiếp theo nên cũng cần phải loại bỏ.
3. Kích thước hạt cà phê:
Hạt cà phê khô có kích thước từ 3- 5 mm
Khối lượng hạt khô là 3gam
4. Độ ẩm của cà phê từ 11- 12%
Độ ẩm khi chế biến khô là 12- 13%
Độ ẩm khi chế biến ướt la 10- 12%
II. Điều kiện tách vỏ cà phê:
-Cà phê phải được phơi khô đạt độ ẩm từ 12- 13%
-Cà phê phải được làm sạch hết lá và cành nhỏ.
III. Một số máy sản xuất cà phê hiện nay:
1. Máy xát đĩa kiểu Hamburg bóc vỏ quả, vỏ thịt (xát tươi):
a. Mục đích: Thành phần chủ yếu của lớp vỏ quả là nước, gluxit và protein, các chất này không tham gia vào quá trình hình thành chất lượng sản phẩm mà còn gây khó khăn như thối rữa, làm kéo dài thời gian phơi sấy. Do đó vỏ quả cần phải loại bỏ. Ngoài ra, lớp vỏ thịt, thành phần chủ yếu là pectin, cũng không có lợi cho các quá trình chế biến tiếp theo nên cũng cần phải loại bỏ.
b. Phương pháp bóc vỏ quả, vỏ thịt:
- Để bóc vỏ quả, người ta thường dùng phương pháp cơ học, các máy xát kiểu Gosdon, Hamburg, Raoeng thường hay được sử dụng. Đối với máy xát đĩa kiểu Hamburg, các đĩa được bố trí gờ trên mặt để tăng hiệu quả bóc vỏ. Giữa đĩa và má điều chỉnh có khe hở, kích thước của các khe hở phụ thuộc vào từng loại cà phê, 0,8 mm. Khe hở càng nhỏ thì hiệu suất bóc cao nhưng thường thì 0,5 tỉ lệ dập nát cũng cao. Sau đây là sơ đồ của máy bóc vỏ kiểu đĩa:
c. Nguyên lý hoạt động của máy: cà phê được đưa vào phễu, sau đó cà phê rơi vào khe hở giữa đĩa và má điều chỉnh, ở đó cà phê được bóc lớp vỏ ngoài nhờ điều chỉnh khe hở giữa đĩa và má điều chỉnh.
- Ưu điểm: cà phê được bóc vỏ sạch và nhanh, sản lượng nhiều.
- Nhược điểm: chế tọa phức tạp, đắc tiền.
.............................
- Máy xát liên hoàn Raoeng bóc vỏ quả, bóc vỏ nhớt và rữa cà phê thóc:
. Nguyên lý hoạt động của máy:
Máy gồm một trục rỗng hình trụ, trên bề mặt có những đường gân nổi chia
làm ba đoạn rõ rệt, đoạn đầu tiên làm nhiệm vụ đưa quả cà phê vào vị trí bóc vỏ, đoạn giữa làm nhiệm vụ xé rách lớp vỏ ngoài đồng thời chà xát lớp vỏ thịt, đoạn cuối làm nhiệm vụ tiếp tục chà xát lớp vỏ thịt và gạt cà phê thóc ra ngoài.
b. Ưu điểm: rút ngắn được thời gian sản xuất. cà phê sau khi xát rất sạch.
c. Nhược điểm: chế tạo phức tạp và giá thành cao.
3.Máy bóc vỏ lụa kiểu 1 trục Smout (đánh bóng):
Trên trục của máy đánh bóng gồm 6 cánh xoắn khế , phần đỉnh được mài nhẳn, các cánh khế này có phần cuối cong lại để hạt chuyển động ngược lại, thân máy có bố trí các gờ có chiều nghiêng ngược chiều với chiều xoắn của trục.
a. Ưu điểm: Đánh bóng cà phê nhanh và không làm nát cà phê.
b. Nhược điểm: chế tạo phức tạp.
4. Máy xát vỏ cà phê Engelber:
a. Nguyên lý hoạt động của máy:
Cà phê được đưa vào phễu, hạt cà phê rơi vào trục có bước xoắn đẩy vào trục then hoa, ở đó cà phê được tách vỏ nhờ sự va đập giữa trục và tấm căn chỉnh khe hở, sau đó vỏ và nhân cà phê được đẩy ra ngoài. Ta dùng quạt để tách vỏ ra khỏi nhân cà phê. Còn vỏ nát cà phê rơi xuống dưới chỗ va đập.
b. Ưu điểm: dễ chế tạo đơn giản và giá thành thấp
c. Nhược điểm: cà phê có bi phế phẩm.
* Ở đây chúng em chọn thiết kế máy xát vỏ cà phê Engelber vì máy có cấu tạo đơn giản và giá thành thấp.
CHƯƠNG II :GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT CÀ PHÊ
I. Bóc vỏ nhớt: Sau khi bóc vỏ quả, lớp vỏ nhớt vẫn còn bám chung quanh hạt cà phê, do đó cần phải bóc lớp vỏ nhớt. Việc bóc vỏ nhớt phải đảm bảo sao cho chất lượng hạt không bị biến đổi, màu sắc của hạt sau khi bóc vỏ nhớt phải tự nhiên và tỉ lệ hạt bị dập vỡ hoặc tách cả vỏ trấu không quá 6 %. Để tách vỏ nhớt, người ta thường dùng các phương pháp sau:
Ngoài hai phương pháp trên, còn có phương pháp vi sinh vật, phương pháp cơ học..., đặc biệt đố́i với phương pháp cơ học, người ta sử dụng máy xát tươi liên hoàn Raoeng, nó thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ: bóc vỏ quả, bóc vỏ nhớt và rữa cà phê thóc, do đó sử dụng máy xát tươi liên hoàn Raoeng sẽ cho phép rút ngắn được thời gian sản xuất. Sơ đồ của máy xát tươi Raoeng như sau:
II. Bóc vỏ thóc (xát khô):
Hạt cà phê được bao bọc bởi một lớp vỏ trấu tương đối dày và chắc chắn, thành phần chủ yếu là xenlulo, không có ích cho quá trình tiêu hóa của cơ thể và cũng không có ích cho sự hình thành chất lượng sản phẩm, do đó cần phải loại chúng ra.
Yêu cầu hạt cà phê sau khi xát khô phải giữ được nguyên hạt, lượng hạt nứt, vỡ càng ít càng tốt, do đó cần phải điều chỉnh hiệu suất xát < 100 %.
Các thiết bị xát khô được thiết kế dựa trên các tác động cơ học lên nguyên liệu như đập, xé và ma sát, hai loại máy xát khô thông dụng nhất là máy xát khô Engelber và Hanxa.
III. Bóc vỏ lụa (đánh bóng):
Cũng như lớp vỏ thóc, lớp vỏ lụa không có giá trị cho người tiêu dùng nên cần phải bóc vỏ lụa cho hạt cà phê được bóng, tăng giá trị cảm quan và tránh VSV xâm nhập.
Yêu cầu sau khi đánh bóng hạt cà phê, nhiệt độ của khối cà phê không quá 550 C, tỉ lệ hạt nứt vỡ không quá 1 %. Tỉ lệ vỏ lụa trong cà phê nhân phải đạt 90 % (đối với arabica), 80 % (đối với canephora) và 70 % (đối với excelsa), qui định rằng hạt có 1/2 diện tích bóc vỏ lụa trở lên được xem là hạt sạch.
Thiết bị đánh bóng thường có hai loại, kiểu 1 trục Smout và 2 trục kiểu Okrassa.
. Với cà phê chè hầu hết là dùng phương pháp chế biến ướt và cả một phần cà phê vối cũng chế biến theo phương pháp ướt (hoặc nửa ướt) nếu có yêu cầu của khách hàng.
Cà phê vối Tây Nguyên, do mùa thu hoạch thường là mùa khô nên người ta áp dụng chế biến khô để tận dụng năng lượng mặt trời.
1. Chế biến ướt: Cà phê sau khi hái về phải chọn lọc loại riêng quả xanh, quả khô, loại bỏ cành lá rụng và đất đá… Quả cà phê chín được đưa vào máy xát tươi để tách vỏ qủa ra. Nhân cà phê đã tách vỏ quả, còn vỏ trấu gọi là cà phê thóc.
Cà phê thóc phải loại bỏ lớp nhớt bên ngoài vỏ trấu. Đó là giai đoạn ngâm và rửa. Vì thế người ta gọi phương pháp này là chế biến ướt. Và cà phê chế biến theo phương pháp này “cà phê rửa”.
Cà phê thóc loại bỏ lớp nhớt bên ngoài và được rửa sạch là cà phê thóc ướt. Cà phê này qua phơi sấy cho khô, có độ ẩm dưới 10 – 12% gọi là cà phê thóc sấy khô.
Nếu cà phê quả tươi là nguyên liệu (đầu vào) của quá trình chế biến ướt thì sản phẩm cà phê thóc khô là đầu ra của quá trình này.
Cà phê thóc khô qua quá trình xát khô, loại bỏ vỏ trấu, đánh bóng ( loại bỏ vỏ lụa dính bên ngoài nhân cà phê) sẽ thu được cà phê nhân. Cà phê nhân còn qua phân loại mới trở thành cà phê thương phẩm cho việc buôn bán.
2. Chế biến khô: Quả cà phê đưa về không xát tươi mà đưa ra phơi khô cho đến khi độ ẩm xuống còn 12 – 13 %. Thường 1 mẻ cà phê phơi khô mất 25 -30 ngày. Đưa cà phê phơi khô vào xát bằng máy xát khô cà phê, loại bỏ vỏ qủa, vỏ trấu khô ta được cà phê nhân thành phẩm.
Ngoài hai phương pháp trên, ở nước ta thường áp dụng phương pháp chế biến nửa ướt. Ở phương pháp này, người ta xát tươi quả cà phê bằng loại máy xát tươi kèm theo đánh sạch một phần nhớt rồi mang phơi, không ủ len men và rửa sạch hoàn toàn.
Xử lý nước thải và vỏ quả cà phê trong quá trình chế biến: Ở nhiều nơi đã xảy ra tình trạng nước thải từ các xưởng chế biến đọng lại phát sinh hôi thối làm ô nhiễm môi trường.
Theo kết quả nghiên cứu phương pháp phát triển cà phê bền vững của dự án PPP người ta có thể gom nước thải và xử lý. Bã thải trong chế biến nên dùng ủ phân hữu cơ sinh học hoặc đưa vào hầm ủ khí.
Ngăn ngừa hình thành nấm mốc và nhiễm khuẩn độc tố OTA (Ochratoxyn A), thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nội dung chủ yếu của vấn đề này là hạn chế việc để cà phê nhiễm khuẩn thông qua khâu thu hái chế biến. Không để quả cà phê, cà phê thóc tiếp xúc trực tiếp với đất cát hoặc ở những nơi gần các loại chất thải như phân gia súc, cống rãnh…
Cà phê thành phẩm đưa vào bảo quản phải đảm bảo đã được phơi sấy đạt đến độ ẩm 11 -12 % và không để cà phê khô bị ướt trở lại. Giảm tỷ lệ tạp chất trong cà phê thành phẩm xuống mức thấp nhất, tối đa không quá 0,5 %.
Hạt cà phê