THIẾT KẾ MÁY RỬA CHÉN
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
Mục lục
- Chương I: Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của máy
- Chương II: Tính toán thiết kế nguyên lý máy
- Chương III: Quy trình công nghệ gia công chi tiết điển hình
- Chương IV: Kết luận
- Chương V: Tài liệu tham khảo.
Chương I: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY
MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN
- Củng cố lại kiến thức đã học
- Ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn
- Tiếp thu những kiến thức mới phục vụ cho đề tài
- Rèn luyện thói quen nghiên cứu khoa học để tự độc lập nghiên cứu
- Rèn luyện kỹ năng và tác phong lao động công nghiệp
Nhóm thực hiện mong rằng cuốn thuyết minh sẽ là tài liệu thao khảo hữu ích cho các khóa sau có nhu cầu tìm hiểu về máy rửa chén.
Máy bao gồm các bộ phận chính:
- Nắp thùng
- Thùng đựng chén
- Trục quay
- Hộp giảm tốc
- Động cơ điện
- Bộ phun nước
Nguyên lý hoạt động của máy tương đối đơn giản. Nguồn điện1 pha được cấp vào đồng cơ che kín 3 pha với công suất là N=1.5 kw, số vòng quay n=1400 vòng/phút truyền qua cặp bánh đai với tỷ số truyền làm cho số vòng quay giảm ở bánh đai bị động. Bánh đai bị động được gắn trực tiếp với hộp giảm tốc, thông qua hộp giảm tốc, số vòng quay trục ra của hộp giảm tốc sẽ phù hợp với việc tính toán trục quay lồng .
Chương II: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ NGUYÊN LÝ MÁY
- Phân phối tỷ số truyền
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN
Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp vừa qua nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn và các thầy cô trong khoa, trong trường, cùng với sự học hỏi của bạn bè, chúng em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Ngoài việc ôn lại kiến thức trong suốt những năm qua. Qua quá trình làm đồ án về máy RỬA CHÉN. Chúng em được biết và học tập rất nhiều kiến thức công nghệ, cũng như cách làm việc.
Chúng em được trực tiếp thiết kế và gia công các chi tiết, tạo ra một ci tiết hoàn chỉnh, cũng như lắp ráp các chi tiết lại với nhau tạo thành một bộ phận máy. Qua đó chúng em hiểu được sâu sắc rất nhiều vấn đề xoay quanh công việc gia công chi tiết từ việc chọn phôi, dao, máy, đường lối gia công cũng như chế độ cắt.
Quyết định rất lớn đến sự thành bại của chi tiết mình làm ra. Từ đó chúng em ý thức được tầm quan trọng của mỗi công đoạn. Và rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Gia công và lắp rắp các chi tiết đó là một thể thống nhất cần được quan tâm và hết sức chú trọng, cẩn thận trong từng công đoạn.
Cơ khí chính xác “ sai một li đi một dặm” quả thật câu nói đó không sai, chỉ một chút sai xót thôi sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề. Có khi còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của mình. Đó là hành trang quý báu để chúng em tiếp tục thực hiện những công trình khác khi bước vào đời.
Tuy nhiên với mức độ giới hạn của một đồ án tốt nghiệp, nên các số liệu chưa được chính xác. Hơn nữa với sự hiểu biết của chúng em còn hạn hẹp, nên trong quá trình làm đồ án không thể tránh sai sót. Chúng em rất mong thầy cô góp ý kiến và chỉ dẫn thêm.
CHƯƠNG V: TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sổ tay công nghệ chế tạo máy – tập I
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội 1970
- Sổ tay công nghệ chế tạo máy – tập II
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội 1970
- Hướng dẫn thiết kế đồ án môn học công nghệ chế tạo máy.
Lê Trung Thực – Đặng Văn Ngìn
Đại Học Bách Khoa Tp.HCM- 1942
- Atlas đồ gá
GS, TS Trần Văn Địch
Nhà Xuất Bản Khoa Học – Kỹ Thuật
- Chế độ cắt gia công cơ
Nguyễn Ngọc Đào – Trần Thế San – Hồ Viết Bình
ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM
- Sổ tay dụng cụ cắt và dụng cụ phụ
GS, TS Trần Văn Địch
Nhà Xuất Bản Khoa Học – Kỹ Thuật
- Sổ tay dung sai lắp ghép
Ninh Đức Tốn – NXB Giáo Dục
- Công nghệ chế tạo máy
Phí Trọng Hảo – Đặng Thanh Mai