Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

THIẾT KẾ MÁY TẬP THỂ DỤC ĐA CHỨC NĂNG TẬP BỤNG HÍT XÀ ĐƠN CẦU VAI ĐẨY NGỰC

mã tài liệu 300600300264
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 950 MB Bao gồm tất cả file CAD 2D,....... , file DOC (DOCX), thuyết minh, hình ảnh, bản vẽ các chi tiết, bản vẽ lắp cụm và lắp tổng thể MÁY TẬP THỂ DỤC ĐA CHỨC NĂNG TẬP BỤNG HÍT XÀ ĐƠN CẦU VAI ĐẨY NGỰC, .....Ngoài ra còn cung cấp thêm nhiều tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước tham khảo THIẾT KẾ MÁY TẬP THỂ DỤC ĐA CHỨC NĂNG TẬP BỤNG HÍT XÀ ĐƠN CẦU VAI ĐẨY NGỰC
giá 1,990,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MÁY TẬP THỂ DỤC ĐA CHỨC NĂNG TẬP BỤNG HÍT XÀ ĐƠN CẦU VAI ĐẨY NGỰC

 

                                          CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

 

1.1  Tính cấp thiết của đề tài

Cái quý nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ. Có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại.Thể dục thể thao giúp HSSV có được sức khỏe tốt, từ đó, có thể học tập tốt và tham gia các hoạt động ở nhà trường đạt hiệu quả cao hơn. Thể dục thể thao góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giúp các em trở thành con người có ích cho xã hội.

 Khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao đòi hỏi học sinh phải có tính kỷ luật cao, tinh thần và trách nhiệm trước tập thể, tác phong nhanh nhẹn, sự cố gắng, tính thật thà, trung thực.... Chính vì vậy, thể dục thể thao góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách học sinh.

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có kế hoạch giúp các em có một nếp sống lành mạnh vui tươi, học tập và làm việc khoa học.

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đúng phương pháp khoa học sẽ làm cho cơ thể phát triển, thể hiện ở sức nhanh, sức bền độ đàn hồi và linh hoạt của cơ tăng lên.

 Làm tăng hệ thống miễn dịch: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người lớn tuổi tập thể dục điều độ 6giờ/tuần thì khả năng miễn dịch giống như lúc họ 20 tuổi.

Tốt cho tim: Tiến sĩ William Kraus – giáo sư của Đại học Y Duke nói: “Thậm chí bạn chỉ tập ít nhưng điều độ mỗi ngày cũng sẽ tốt cho tim. Tập ít còn hơn là không bao giờ tập   và tập nhiều hơn một chút thì tốt hơn là tập ít.”

Tập thể dục làm giảm cholesterol LDL – thường gây nghẽn động mạch. Thể dục thể thao làm giảm stress cho tim, nâng cao độ nhạy insulin, nâng cao chức năng cơ tim, giúp máu lưu thông đến tim dễ dàng và giúp hạn chế sự hình thành máu cục.

Có thể chống lại bệnh giảm trí nhớ: Một nghiên cứu ở Honolulu nhận thấy rằng những người đi bộ ít hơn 400 mét/ngày hầu như có nguy cơ giảm trí nhớ gấp 2 lần về sau này.

Việc tập thể dục cũng có hiệu quả với tim mạch: Một nghiên cứu ở Mỹ trên 936 phụ nữ có bệnh đau ngực hay hẹp động mạch thấy rằng những người có cân nặng quá cỡ thì có rất nhiều khả năng mắc bệnh tim mạch nhưng tỷ lệ này sẽ giảm đi nếu họ tập thể dục dù cân nặng không thay đổi.

Giúp bạn có một thân hình thon thả: Các nhà nghiên cứu cho biết nếu muốn giữ vững cân nặng của mình thì mỗi ngày nên tập thể dục ít nhất 30 phút.

  =>Sức khỏe là một phần quan trọng của con người, chính vì vậy nên nhu cầu tập  luyện sẽ tăng theo, đòi hỏi các thiết bị cao hơn trong luyện tập. Các bài tâp tự do không có sự hỗ trợ kỹ thuật không đáp ứng đủ nhu cầu tập luyện.Chính vì điều đó một số máy tập đã ra đời như máy tập thể dục đa chức năng để đáp ứng nhu cầu luyện tập, kèm theo sự hướng dẫn của huấn luyện viên,người tập sẽ luyện tập có mục đích và biết tập luyện đúng vùng cơ mình cần tập thông qua hỗ trợ kỹ thuật từ máy.

1.2  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

-        Như đã nói ở trên thì công trình nghiên cứu này thật sự mang tính cấp thiết cao, nếu thành công như mong đợi thì nó có thể mang lại rất nhiều lợi ích đối với người sử dụng.

-        Tạo điều kiện, tiền đề cho người nghiên cứu có thể phát triển các kỹ năng, kiến thức của mình và ứng dụng chúng vào thực tiễn.

1.3  Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

-        Củng cố kiến thức đã học, thu thập các kiến thức thực tiễn trong quá trình làm.

-        Tìm ra được nguyên lý kéo tạ và nguyên lý hoạt động của máy chạy bộ cơ.

-        Tính toán được sức bền những phần chịu lực nặng của máy.

-        Có được định hướng phát triển đưa sản phẩm ra thực tiễn sản xuất.

1.4  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1     Đối tượng

-        Con người.

1.4.2     Phạm vi

-        Do thời gian nghiên cứu ít, kiến thức của chúng em có hạn, nên đề tài xin phép được giới hạn trong Tìm hiểu thiết kế máy tập thể dục đa chức năng.

1.5Phương pháp nghiên cứu

1.5.1     Cơ sở phương pháp luận

Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt đến chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học. Theo định nghĩa này cần phải có những nguyên tắc cụ thể và dựa theo đó các vấn đề được giải quyết.

Nghiên cứu nguyên lý kéo tạ và nguyên lý hoạt động của máy chậy bộ cơ để giải quyết được các vấn đề.

1.5.2     Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

-        Phương pháp khảo sát thực tế: tìm hiểu thực tế về các bài tập và những tư thế tập của người tập khi không có máy và nhu cầu về một loại máy tập thể dục đa chức năng. Tìm hiểu thị trường loại máy này đã có mặt trên thị trường hay không. Và người tập có tập được chính xác những vùng cơ mình muốn tập hay không?

-        Phương pháp thu thập dữ liệu:Tìm hiểu kết quả của việc tập tự do không có máy, có khó khăn nhiều không, tập có chính xác phần cơ muốn tập hay không?.

-        Phương pháp phân tích đánh giá: dựa vào dữ liệu đã thu thập được, tham khảo ý kiến của những người tập, và các chuyên gia để phân tích và đánh giá nhu cầu trong việc chế tạo một loại máy có khả năng giúp cho người tập dễ dàng và đúng ngay vùng cơ cần tập..

-         Phương pháp tổng hợp: sau khi đã có đầy đủ thông tin, số liệu cần thiết và những gì được chứng kiến trong thực tế kết hợp với kiến thức chuyên ngành của chúng em, chúng em đã đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan để từ đó có được nguyên lý hoạt động của máy hợp lý nhất.

-         Phương pháp mô hình hóa: là mục tiêu chính của đề tài, tạo cho chúng em có cơ hội để ôn lại kiến thức đã học và học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn. việc chế tạo mô hình giúp kiểm nghiệm được lý thiết, và sữa chữa những chỗ sai mà phương pháp lý thuyết không thể thấy được.

 

1.6      Kết cấu của ĐATN

ĐATN bao gồm 6 chương:

-        Chương 1 Giới thiệu về đề tài và một số phương pháp, cách thức thực hiện đề tài.

-        Chương 2 Trình bày tổng quan nghiên cứu của đề tài, bao gồm giới thiệu về máy kết cấu của máy.

-        Chương 3 Trình bày về cơ sở lý thuyết để thực hiện đề tài

-        Chương 4 Đưa ra phương hướng và các giải pháp để giải quyết vấn đề.

-        Chương 5 Tính toán chi tiết công suất động cơ, các bộ phận của máy, điều kiện bền …

-        Chương 6 trình bày về việc chế tạo mô hình và kiểm nghiệm tính toán, điều chỉnh thông số cho phù hợp.

 

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.1Giới thiệu về máy tập thể dục đa chức năng.

  • Khái niệm: máy tập thể dục đa chức năng là máy tổng hợp nhiều chức năng trên cùng một máy, tạo điều kiện tốt nhất cho người tập khi không có thời gian tập ở bên ngoài.
  • Máy được tổng hợp gồm những chức năng như sau:

-        Chạy bộ.

-        Kéo xô.

-        Tập ngực.

-        Hít xà đơn.

-        Hít đất.

-        Tập bụng.

-        Tập cầu vai.

2.2  Đặc điểm máy tập thể dục đa chức năng.

  • Ưu điểm.

-        Là loại máy được tổng hợp nhiều chức năng trên cùng 1 máy.

-        Thuận tiện cho nhiều người có thời gian hạn hẹp không thể đến phòng tập để tập.

-        Có khả năng tháo rời dễ dàng để di chuyển xa.

-        Có thể gấp gọn phần ghế tập ngực và phần máy chạy bộ để tiết kiệm diện tích.

  • Nhược điểm.

-        Kết cấu máy khá nặng.

 

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

 

3.1      Lý thuyết chuyên ngành

-        Vận dụng kiến thức chuyên ngành Cơ Khí Chế Tạo Máy để tính toán thiết kế máy. Bao gồm các loại sách như: Cơ lý thuyết, Sức bền vật liệu, Dung sai kỹ thuật đo, Công Nghệ chế tạo máy… (đã được trình bày ở phần tài liệu tham khảo).

-        Chủ yếu sử dụng các công thức thuộc dung sai để tính dung sai cho bản vẽ, các công thức sức bền để tính bền cho các chi tiết máy, và một số công thức tính mức độ tập luyện của mỗi người khi tập thể dục.

  • Công thức tính lực NAB =
  • Công thức tính lực NBC =
  • Công thức tính tiết diện F = F1 – F2
  • Công thức tính bền sAB =
  • Công thức tính khối lượng tạ lớn nhất mà mỗi người có thể tập được với 1 lần tập ( One rep max = 1 RM ) 1RM= 60x(1+0.033 x số lần lặp lại).

 

Lý thuyết bên ngoài thực tiễn

-        Vận dụng cơ sở lý thuyết về kinh tế, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước về máy tập thể dục đa chức năng.

-        Tính toán giá thành sản xuất và hoạch định được chi phí chế tạo.

-        Tìm hiểu những máy đã có bên ngoài để học hỏi và cải tiến.


CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP

4.1 Cơ cấu căng đai của máy chạy bộ cơ.

-        Cơ cấu tang đai là bộ phần quan trọng của máy chạy bộ, nó đảm bảo được việc đai luôn hoạt động tốt nhất. Thiết kế cơ cấu tang đai không đúng sẽ dẫn tới nhiều vấn đề như:

+      Lệch đường tâm bang chạy.

+      Quá lực căng sẽ dẫn đến nhanh mòn, hỏng bang tải cao su.

+      Không đủ lực sẽ dẫn đến trượt băng.

+      Khó tiếp cận và điều chỉnh.

4.1.1 Đưa ra những ý tưởng để lựa chọn.

  • Có thể phân loại thành 4 nhóm để lựa chọn cơ cấu tang đai.
  1. Căng băng kiểu thanh ren – đai ốc.
  2. Căng đai kiểu thanh răng bánh răng.
  3. Căng băng kiểu xoay tang.
  4. Căng băng dung thủy lực hay lò xo.

-        Căng băng kiểu thanh ren – đai ốc.

  Đây là một cơ cấu tang đai rất phổ biến ngoài thực tế.Khi siết đai ốc cuối khung băng tải, thanh ren đẩy gối đỡ tịnh tiến, tạo thêm lực căng băng. Cả 2 phía phải được căn chỉnh tịnh tiến đều. Ở thiết kế này căng băng và lái băng (chỉnh đường tâm băng chạy) được thực hiện đồng thời.

Hình 4.1 Cơ cấu tang đai bằng thanh ren – đai ốc

Ưu điểm:

Cơ cấu đơn giản dễ chế tạo.

Giá thành hạ: Các chi tiết có số lượng ít, đơn giản, dễ kiếm.

Quen thuộc, dễ sử dụngĐây là phương pháp căng băng thông dụng nhất.

Nhược điểm: 


  Căn chỉnh thủ công, không đồng thời cả 2 bên.

  Căng băng ảnh hưởng tới lái băngkhi căng băng sẽ làm thay đổi tâm băng, mất thêm thời gian chỉnh đúng tâm băng .

  Rủi ro khi siết băng quá căng: Bước ren ngắn của thanh ren đơn giản có rất ít phản hồi khi căn chỉnh, dễ đẩy quá lực. Tuổi thọ băng tải và các gối đỡ vì vậy bị ảnh hưởng.

  Khó tiếp cận bảo trì: Thanh ren thường nằm ở cuối băng. Cuối băng lại nối tiếp đầu băng tải hay thiết bị khác. Bởi vậy, để căn chỉnh, phải tháo khung băng khỏi vị trí, căn chỉnh rồi lắp lại. Việc này tăng đáng kể thời gian bảo trì.

 Tăng chiều dài tuyến băng: Thiết kế này tăng đáng kể chiều dài tổng của tuyến băng, khiến việc lắp đặt băng tải trong những không gian hẹp khó khăn hơn.

  Đòi hỏi tái căn chỉnh thường xuyên: Cơ cấu không tự động bù lượng giãn của băng tải cao su do mòn và tải nặng sau 1 thời gian. Nếu băng tải bị trượt, thanh ren cần phải siết lại.

-        Căng băng kiểu thanh răng bán răng.

   Bánh răng dài bằng khung băng, ăn khớp đồng thời cả 2 thanh răng. Chỉ cần quay bánh răng từ một phía sẽ đẩy tịnh tiến cả 2 gối đỡ đều và song song, tạo thêm lực căng băng. Bởi các gối đỡ tịnh tiến đồng thời, cần phải có thêm cơ cấu lái băng độc lập – kiểu thanh ren hoặc cam.

Hình 4.2 Cơ cấu tăng đai bánh răng thanh răng.

 

Ưu điểm:

 

Căng băng không ảnh hưởng lái băngHai cơ cấu này hoạt động độc lập với nhau. Việc này rút ngắn được khá nhiều thời gian bảo trì.

Dễ tiếp cận căn chỉnh bảo trì: thao tác được từ 1 phía, nếu bị vướng thì chuyển sang phía đối diện. Thường thì vị trí điều chỉnh đứng thoáng hơn vị trí cuối băng.

Ít rủi ro siết quá căng: Bánh răng được gia công với cỡ thích hợp sao cho khi đủ lực căng sẽ khó có thể quay tiếp.

 

Nhược điểm:

Căn chỉnh thủ công.
Khung đòi hỏi chính xác hơn.

Đòi hỏi tái căn chỉnh định kỳ: Cơ cấu không tự động bù lượng giãn băng tải do mòn và tải nặng sau 1 thời gian. Nếu băng tải bị trượt, phải điều chỉnh lại lực căng.

 

  • Cơ cấu căng đai bằng xoay tang.

Một đầu băng có thể xoay được. Khi ở vị trí khóa trên, băng chùng. Khi ở vị trí khóa dưới, băng căng. Qua thời gian, băng giãn và cần căng lại bằng cơ cấu thanh ren. Thanh ren còn được dùng để điều chỉnh tâm băng.

Hình 4.3 Cơ cấu tăng đai bằng xoay tang.

 

 

 

Ưu điểm:

 

Tiếp cận nhanh để làm sạch: cơ cấu này dùng nhiều trong ngành thực phẩm – cần làm sạch bên trong lòng băng nhanh mà không cần dụng cụ.

Căng băng không ảnh hưởng tới lái băng: 2 thao tác này độc lập với nhau. Cơ cấu xoay tang từ 1 điểm tới vị trí cần thiết – đảm bảo đường tâm băng được căn chỉnh đúng trước đó không bị ảnh hưởng.

 

Nhược điểm:

 

Căn chỉnh thủ công.

Khung đòi hỏi chính xác.

Không bù giãn tự động: Cơ cấu không tự động bù lượng giãn băng tải do mòn và tải nặng sau 1 thời gian. Nếu băng tải bị trượt, phải điều chỉnh lại lực căng.

 

-        Cơ cấu tăng đai bằng thủy lực hay lò xo.

Thiết kế này được sử dụng ở các băng tải dài và tải nặng. Người ta gắn thêm 1 cụm tối thiểu 3 con lăn phía đường băng hồi. Chỉnh lực căng bằng xy lanh thủy lực hay lò xo gắn vào con lăn dưới cùng. Xy lanh kéo con lăn dưới xuống thì tăng lực căng. Chỉnh tâm băng thường bằng cơ cấu trục ren tại 1 trong 2 vị trí con lăn trên của cụm.

Hình 4.4 Cơ cấu tăng đai bằng lò xo.

 

 

Ưu điểm:

 

Căng băng, bù giãn tự động: Xy lanh thủy lực hay thiết bị căng lò xo giữ lực căng ổn định trên băng tải. Điều này đặc biệt cần thiết ở các băng dài hay tải nặng. Không cần căn chỉnh căng băng cho tới khi cơ cấu hết hành trình.

 

Nhược điểm:

 

Đắt tiền: Việc thêm cụm 3 con lăn khiến giá thành của băng tải tăng đáng kể.

Thời gian thay băng tải dài hơn: Khi băng tải cao su (được lồng qua cụm 3 con lăn) cần thay, phải tháo 2 con lăn phía trên. Độ phức tạp của thiết kế cơ cấu tỷ lệ thuận với thời gian thay thế băng tải mòn hỏng. Để bảo trì nhanh hơn, cần dùng cơ cấu tháo lắp nhanh cho 2 con lăn trên.

Bề mặt băng dễ bám bẩnVới cụm 3 con lăn, 2 con lăn trên tiếp xúc với mặt băng dưới và bám dính liệu. Trong 1 số ứng dụng đây không phải là vấn đề nhưng cần tránh gặp phải trong ngành công nghiệp thực phẩm.

 

Kết luận: Chọn phương pháp tăng đai bằng thanh ren đai ốc và để bù giãn tự động sẽ sử dụng thêm cơ cấu tăng đai bằng lò xo.

 Sau khi chọn được phương án căng đai, tiến hành vẽ trên phần mềm 3D để thể hiện.

Hình 4.5 Mô hình máy chạy bộ

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN SỨC BỀN CỦA MÁY

 

  • Sơ đồ bố trí máy

Hình 5.1 Sơ đồ bố trí máy tập thể dục đa chức năng

 

 

5.1. Kiểm tra bền tại vị trí tập bụng của máy.

Hình 5.2 Kết cấu chịu lực tại vị trí tập bụng

 

Ta có kết cấu chịu lực như hình vẽ trên, thanh AB và BC được làm bằng thép hộp (3x6)cm2 dày 2mm, nâng tải trọng 1.5KN và có [s]= 14KN/cm2.

Hình 5.3 Sơ đồ lực tại vị trí tập bụng.

Vì không kể trọng lượng của thanh nên mỗi thanh AB và BC đều cân bằng dưới tác dụng lực ở hai đầu, nghĩa là các thanh chịu kéo, nén đúng tâm.

Muốn xác định lực NAB và NBC ta tưởng tượng cắt hai thanh này tại vị trí (1 – 1) và (2– 2) thì lực tác dụng lên thanh như hình vẽ. Để tính các lực này ta xét sự cân bằng của tam giác lực như hình 1.5.2.

-        NAB là lực dọc kéo và dựa vào tam giác lực ta có:

NAB =

-        NBC  là lực dọc nén và dựa vào tam giác lực ta có:

NBC =

  • Kiểm tra bền thanh AB

F = F1 – F2 = (6 x 3) – (5.6 – 2.6) = 3.44 cm2.

Ứng suất trong thanh AB là ứng suất kéo.

sAB = KN/cm2.

Ta thấy [sAB] = 0.44 KN/cm2 <  [s]= 14KN/cm2

Kết luận: Ứng suất kéo trong thanh AB nhỏ hơn ứng suất cho phép nên thanh AB đủ bền.

  • Kiểm tra bền thanh BC

F = 3.44 cm2.

Ứng suất trong thanh AB là ứng suất nén.

sBC = KN/cm2.

Ta thấy [sAB] = 0.61 KN/cm2 <  [s]= 14KN/cm2

Kết luận: Ứng suất kéo trong thanh BC nhỏ hơn ứng suất cho phép nên thanh BC đủ bền.

            


CHƯƠNG 6: CHẾ TẠO MÁY TẬP THỂ DỤC ĐA CHỨC NĂNG

6.1  Chế tạo

Hình 6.1 Máy ở vị trí không sử dụng.

 

Hình 6.2 Máy ở vị trí đang sử dụng

 

 

6.2  Đánh giá

            - Nhìn chung máy hoạt động khá tốt, tập được những bài tập đúng với ý đồ khi thiết kế.

            - Kinh phí chế tạo cũng không quá cao.

Tuy nhiên do kinh phí có hạn nên vẫn còn một số tồn động của máy: là máy vẫn còn hơi yếu, máy vẫn chưa đạt được độ thẩm mỹ cao.

     6.3 Tính toán giá thành của máy

Giá thành của máy được tính theo bảng sau:

STT

Tên chi tiết

Số lượng

Gía

(ngàn /chiếc)

Tổng

(ngàn)

1

Sắt hộp 30x60 (6m)

2

142

284

2

Sắt hộp vuông 60 (6m)

2

280

560

3

Sắt hộp 40x80 (6m)

2

186

372

4

Inox Ø 25 (4m)

2

140

280

5

Bạc đạn 6201

6

50

300

6

Phôi nhựa( g/c gối đỡ)

6

20

120

7

Giấy nhám

10

3

30

8

Bạc lót

20

40

800

9

Cây đẩy ngực

1

140

140

10

Cây kéo xô

1

400

400

11

Cây hít xà dơn

1

150

150

12

Trục Ø8x30

1

10

10

13

Bát 140x60

 

100

100

14

Gối đỡ trục dẫn hướng

4

90

360

15

Nắp hộp 30x60

12

2

24

16

Nắp hộp vuông 60

4

 

 

17

Nắp hộp 40x80

6

2.5

15

18

Đế máy

4

50

200

19

Bát 40x100

 

100

100

20

Bu lông M10 dài 80

50

2.5

125

21

Bu long M10 dài 60

20

2

40

22

Bu lông M10 dài 100

20

3

60

23

Bu lông M8 dài 30

10

1

10

24

Bu lông M6 dài 30

10

1

10

25

Dây cáp 1m

1

50

50

26

Bu lông siết cáp

4

6

24

27

Que hàn

2 hộp

110

220

28

Đá cắt

10

12

120

29

Đá mài

10

12

120

30

Lò xo Ø10

2

10

20

31

Ván ép 90x50

1

65

65

32

Ván ép 35x10

2

20

40

33

Ván ép 1200x35

1

70

70

34

Ván ép 35x45

1

30

30

35

Sắt tấm 35x10

2

 

150

 

150

36

Sắt tấm1200x35

1

37

Sắt tấm 35x45

1

38

Đai ốc M10

50

 

 

39

Đai ốc M8

 

 

 

 

40

Đai ốc M6

 

 

 

41

Đai chạy bộ

1

500

500

42

Đai ốc tai hồng M6

2

5

10

43

Sơn lót sắt mạ kẽm

2

75

150

44

Sơn xịt xanh

14

28

392

45

Sơn xịnh đen bóng

4

28

112

46

Sơn bóng

10

28

280

47

Trục Ø12x50

1

18

18

48

Trục Ø12x54

1

18

18

49

Trục Ø12x60

1

18

18

50

Nắp bịt đầu sắt30x60

16

2

32

51

Nắp bịt đầu sắt40x80

6

1.5

9

52

Nắp bịt đầu sắt vuông 60

4

1.5

6

53

Nắp bịt đầu sắt tròn Ø30

2

3

6

54

Nắp bịt đầu sắt tròn Ø25

8

3

24

55

Nắp bịt đầu sắt tròn Ø40

2

3

6

56

Săt Ø25 dày 2mm x 2m

1

 

 

200

 

 

200

57

Sắt Ø30dày 2mm x 50cm

1

58

Sắt Ø40dày 2mm x 50cm

1

59

Sắt Ø40dày 2mm x 56cm

1

60

Sắt Ø60dày 2mm x 48cm

1

61

Giấy nilon

1

100

100

62

Mũi khoan Ø10

8

45

360

63

Mũi khoan Ø12

4

50

200

64

Mũi khoan Ø8

4

12

48

65

Mũi khoan Ø2

2

4

8

66

Sắt tấm dày 3mm 30x6m

1

75

75

67

Tạ tròn 2kg

2

18

36

68

Tạ tròn 3kg

2

27

54

69

Tạ tròn 5kg

2

45

90

70

Tạ vuông 5kg

10

125

1250

71

Chi phí phát sinh

 

 

3000

                                              Tổng thánh tiền:                                          12401

 ..........................

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

         

Giảng viên hướng dẫn: 

  1. Tên đề tài: “Thiết kế máy tập thể dục đa chức năng”
  2. Nội dung thuyết minh, tính toán:

Bản thuyết minh các nội dung tính toán:

  • Khảo sát thị trường
  • Tìm hiểu thiết bị đã có(nếu có)
  • Tính toán sức bền những phần chịu tải trọng nặng
  • Tính toán thiết kế kết cấu toàn máy
  1. Các bản vẽ:
    • Bản vẽ các sơ đồ nguyên lý (1A).
    • Bản vẽ phân rã máy (2A).
    • Bản vẽ lắp máy (1A).
    • Bản vẽ chi tiết (5A).
    • Bản vẽ cụm máy

-        Cụm khung máy (1A).

-        Cụm chạy bộ (1A).

-        Cụm tạ (1A).

  1. Ngày giao đồ án:
  2. Ngày nộp đồ án:

TÓM TẮT ĐỒ ÁN

TÊN ĐỀ TÀI:                

“ Thiết kế máy tập thể dục đa chức năng 

  1. Nội dung:

Dựa trên các kiến thức đã học ở trường, cùng với sự phân công của bộ môn chúng em có cơ hội tìm hiểu về đề tài” Thiết kế máy tập thể dục đa chức năng”. Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực thi, đề tài được chúng em tóm tắt như sau:

 

-        Nghiên cứu nhu cầu thị trường về thiết bị máy tập thể dục .

-        Tìm hiểu trong và ngoài nước đã có loại máy tập này chưa?

-        Tìm ra nguyên lý để kéo tạ và nguyên lý để máy chạy bộ cơ hoạt động.

-        Tìm hiểu cơ sở lý thuyết, các định nghĩa, kiến thức chuyên ngành có liên quan.

-        Tính toán và thiết kế các bộ phận của máy.

-        Chế tạo mô hình và kiểm nghiệm kết quả.

II .      Kết quả đạt được:

-        Tiếp thu, tổng hợp được một khối lượng lớn các kiến thức thực tiễn cũng như lý thuyết.

 

-        Tính toán thiết kế được máy tập thể dục đa chức năng.

-        Chế tạo thành công mô hình máy.

-        Nghiên cứu phát triển sản phẩm ra thị trường.

MỤC LỤC

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP. i

LỜI CAM KẾTiii

LỜI CẢM ƠN. iv

TÓM TẮT ĐỒ ÁN. v

MỤC LỤC. vi

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU. 1

1.1     Tính cấp thiết của đề tài1

1.2     Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài2

1.3     Mục tiêu nghiên cứu của đề tài2

1.4     Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2

1.4.1     Đối tượng. 2

1.4.2     Phạm vi2

1.5     Phương pháp nghiên cứu. 2

1.5.1     Cơ sở phương pháp luận. 2

1.5.2     Các phương pháp nghiên cứu cụ thể. 2

1.6     Kết cấu của ĐATN. 3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI4

2.1     Giới thiệu về máy tập thể dục đa chức năng.4

2.2     Đặc điểm máy tập thể dục đa chức năng.4

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT. 5

3.1     Lý thuyết chuyên ngành. 5

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP. 6

4.1 Cơ cấu căng đai của máy chạy bộ cơ.6

4.1.1 Đưa ra những ý tưởng để lựa chọn.6

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN SỨC BỀN CỦA MÁY. 11

5.1. Kiểm tra bền tại vị trí tập bụng của máy.12

CHƯƠNG 6: CHẾ TẠO MÁY TẬP THỂ DỤC ĐA CHỨC NĂNG. 14

6.1     Chế tạo. 14

6.2     Đánh giá. 15

6.3 Tính toán giá thành của máy15

CHƯƠNG 7: NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT KHI SỬ DỤNG MÁY. 18

7.1- Yêu cầu máy đối với người sử dụng.18

7.2 Yêu cầu khi lắp ráp và bảo trì máy :18

CHƯƠNG 8: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC CHỨC NĂNG MÁY TẬP. 21

8.1: Chức năng hít xà đơn. 21

8.2: Chức năng tập bụng.22

8.3: Chức năng tập cầu vai.23

8.4: Chức năng hít đất25

8.5 Chức năng đẩy tạ ngực.26

8.6 Chức năng kéo tạ xô.28

8.7: Chức năng chạy bộ.30

KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ31

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 32

  

DANH MỤC HÌNH VẼ

 

Hình 4.2 Cơ cấu tăng đai bánh răng thanh răng.7

Hình 4.3 Cơ cấu tăng đai bằng xoay tang.8

Hình 4.4 Cơ cấu tăng đai bằng lò xo.9

Hình 4.5 Mô hình máy chạy bộ. 10

Hình 5.1 Sơ đồ bố trí máy tập thể dục đa chức năng. 11

Hình 5.2 Kết cấu chịu lực tại vị trí tập bụng. 12

Hình 5.3 Sơ đồ lực tại vị trí tập bụng.12

Hình 6.1 Máy ở vị trí không sử dụng.14

Hình 6.2 Máy ở vị trí đang sử dụng. 14

 Hình 8.1 Tư thế tập hít xà đơn. 21

Hình 8.2 Tư thế tập bụng vị trí bắt đầu. 22

Hình 8.3 Tư thế tập bụng vị trí kết thúc23

Hình 8.4 Tư thế tập cầu vai tại vị trí bắt đầu. 24

Hình 8.5 Tư thế tập cầu vai tại vị trí kết thúc24

Hình 8.6 Tư thế hít đất ở vị trí bắt đầu. 25

Hình 8.7 Tư thế tập hít đất ở vị trí kết thúc26

Hình 8.9 Tư thế kéo xô tại vị trí bắt đầu. 28

Hình 8.10 Tư thế kéo xô tại vị trí kết thúc29

Close